1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Pháp luật về sáp nhập và mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam

36 644 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 245,66 KB

Nội dung

MỤC LỤC: 1. Khái niệm sáp nhập, mua lại doanh nghiệp .......................................................... 3 1.1 Khái niệm sáp nhập doanh nghiệp .................................................................. 3 1.2 Khái niệm mua lại doanh nghiệp..................................................................... 3 2. Cơ sở lý luận của sáp nhập, mua lại doanh nghiệp................................................ 3 2.1 Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp . ....................................................................................................................... 3 2.2 Phân biệt giữa sáp nhập và mua lại doanh nghiệp ......................................... 10 3. Thực trạng sáp nhập, mua lại doanh nghiệp tại Việt Nam................................... 11 3.1 Lý do tăng mạnh hoạt động sáp nhập, mua lại doanh nghiệp......................... 11 3.2 Khó khăn của hoạt động sáp nhập, mua lại doanh nghiệp ............................. 17 4. Xu hướng và giải pháp trong thời gian tới........................................................ 20 5. Phân tích vụ VinaPhone và MobiFone ................................................................. 29 Tài liệu tham khảo................................................................................................... 36 1. Khái niệm sáp nhập, mua lại doanh nghiệp: 1.1 Khái niệm sáp nhập doanh nghiệp: Một hoặc một số công ty cùng loại có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. 1.2 Khái niệm mua lại doanh nghiệp: Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua lại toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại. 2. Cơ sở lý luận của sáp nhập, mua lại doanh nghiệp: 2.1 Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp: Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, các quy định về sáp nhập và mua lại doanh nghiệp không chỉ gói gọn trong một văn bản luật mà còn bao gồm nhiều quy phạm pháp luật nằm rải rác ở các văn bản luật và dưới luật khác nhau. Trong đó, các luật gồm có: Bộ luật Dân sự 2005, Luật doanh nghiệp 2005, Luật cạnh tranh 2004, Luật đầu tư 2005, Luật chứng khoán 2006, Luật các tổ chức tín dụng 2010 và đi kèm là một hệ thống các văn bản dưới luật khác. - Bộ luật Dân sự 2005: Với vai trò là luật chung thì bộ luật dân sự chỉ quy định vấn đề sáp nhập đối với pháp nhân chứ không quy định việc mua lại doanh nghiệp và được cụ thể hóa tại Điều 95. Theo đó, một pháp nhân có thể được sáp nhập vào một pháp nhân khác cùng loại theo quy định của điều lệ, theo thỏa thuận giữa các pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Sau khi sáp nhập, pháp nhân được sáp nhập chấm dứt; các quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được sáp nhập được chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập. - Luật Doanh nghiệp 2005: Luật doanh nghiệp quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp và nhóm công ty. Do vậy Luật Doanh nghiệp có nhiều nội dung liên quan trực tiếp đến sáp nhập, mua lại doanh nghiệp cụ thể như sau: + Điều 153 luật doanh nghiệp đã khái niệm hành vi sáp nhập doanh nghiệp và trình tự thủ tục sáp nhập: Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau:  Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập  Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký kinh doanh công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua. Ngoài ra, luật doanh nghiệp quy định chỉ các doanh nghiệp có cùng loại hình thì mới được tiến hành hoạt động sáp nhập. + Luật doanh nghiệp chỉ đề cập việc mua lại doanh nghiệp tư nhân thông qua quy định tại điều 145 Luật doanh nghiệp 2005. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác. Người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động và người mua doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh lại theo quy định của pháp luật. - Luật cạnh tranh 2004 và nghị định số 116/2005/NĐ-CP: Luật cạnh tranh điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp thông qua quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh. Các hành vi hạn chế cạnh tranh được điều chỉnh bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế. Sáp nhập, mua lại doanh nghiệp thuộc hành vi tập trung kinh tế. Đ i ề u 1 6 l u ậ t c ạn h t r a n h 2 0 0 4 q u y đ ị n h : Tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: Sáp nhập doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp; mua lại doanh nghiệp; liên doanh giữa các doanh nghiệp; các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Khái niệm sáp nhập và mua lại doanh nghiệp được luật cạnh tranh quy định cụ thể tại điều 17: “Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.” “Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.” Tuy nhiên không phải trường hợp mua lại doanh nghiệp nào cũng là hành vi tập trung kinh tế vì vậy Điều 35 NĐ 116/2005/NĐ-CP đã nêu ra trường hợp ngoại lệ: “Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng mua lại doanh nghiệp khác nhằm mục đích bán lại trong thời hạn dài nhất là một năm không bị coi là tập trung kinh tế nếu doanh nghiệp mua lại không thực hiện quyền kiểm soát hoặc chi phối doanh nghiệp bị mua lại, hoặc thực hiện quyền này chỉ trong khuôn khổ bắt buộc để đạt được mục đích bán lại đó.”

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN “NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2012” TÊN CÔNG TRÌNH: PHÁP LUẬT VỀ SÁP NHẬP MUA LẠI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ 2 MỤC LỤC: 1. Khái niệm sáp nhập, mua lại doanh nghiệp 3 1.1 Khái niệm sáp nhập doanh nghiệp 3 1.2 Khái niệm mua lại doanh nghiệp 3 2. Cơ sở lý luận của sáp nhập, mua lại doanh nghiệp 3 2.1 Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp . 3 2.2 Phân biệt giữa sáp nhập mua lại doanh nghiệp 10 3. Thực trạng sáp nhập, mua lại doanh nghiệp tại Việt Nam 11 3.1 Lý do tăng mạnh hoạt động sáp nhập, mua lại doanh nghiệp 11 3.2 Khó khăn của hoạt động sáp nhập, mua lại doanh nghiệp 17 4. Xu hướng giải pháp trong thời gian tới 20 5. Phân tích vụ VinaPhone MobiFone 29 Tài liệu tham khảo 36 3 1. Khái niệm sáp nhập, mua lại doanh nghiệp: 1.1 Khái niệm sáp nhập doanh nghiệp: Một hoặc một số công ty cùng loại có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. 1.2 Khái niệm mua lại doanh nghiệp: Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua lại toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại. 2. Cơ sở lý luận của sáp nhập, mua lại doanh nghiệp: 2.1 Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp: Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, các quy định về sáp nhập mua lại doanh nghiệp không chỉ gói gọn trong một văn bản luật mà còn bao gồm nhiều quy phạm pháp luật nằm rải rác các văn bản luật dưới luật khác nhau. Trong đó, các luật gồm có: Bộ luật Dân sự 2005, Luật doanh nghiệp 2005, Luật cạnh tranh 2004, Luật đầu tư 2005, Luật chứng khoán 2006, Luật các tổ chức tín dụng 2010 đi kèm là một hệ thống các văn bản dưới luật khác. - Bộ luật Dân sự 2005: Với vai trò là luật chung thì bộ luật dân sự chỉ quy định vấn đề sáp nhập đối với pháp nhân chứ không quy định việc mua lại doanh nghiệp được cụ thể hóa tại Điều 95. Theo đó, một pháp nhân có thể được sáp nhập vào một pháp nhân khác cùng loại theo quy định của điều lệ, theo thỏa thuận giữa các pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Sau khi sáp nhập, pháp nhân được sáp nhập chấm dứt; các quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được sáp nhập được chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập. - Luật Doanh nghiệp 2005: 4 Luật doanh nghiệp quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý hoạt động của doanh nghiệp nhóm công ty. Do vậy Luật Doanh nghiệp có nhiều nội dung liên quan trực tiếp đến sáp nhập, mua lại doanh nghiệp cụ thể như sau: + Điều 153 luật doanh nghiệp đã khái niệm hành vi sáp nhập doanh nghiệp trình tự thủ tục sáp nhập: Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau:  Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; thủ tục, thời hạn điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập  Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập tiến hành đăng ký kinh doanh công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua. Ngoài ra, luật doanh nghiệp quy định chỉ các doanh nghiệp có cùng loại hình thì mới được tiến hành hoạt động sáp nhập. + Luật doanh nghiệp chỉ đề cập việc mua lại doanh nghiệp tư nhân thông qua quy định tại điều 145 Luật doanh nghiệp 2005. 5 Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác. Người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động người mua doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh lại theo quy định của pháp luật. - Luật cạnh tranh 2004 nghị định số 116/2005/NĐ-CP: Luật cạnh tranh điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp thông qua quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh. Các hành vi hạn chế cạnh tranh được điều chỉnh bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền tập trung kinh tế. Sáp nhập, mua lại doanh nghiệp thuộc hành vi tập trung kinh tế. Điều 16 luật cạnh tranh 2004 quy định:Tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: Sáp nhập doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp; mua lại doanh nghiệp; liên doanh giữa các doanh nghiệp; các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Khái niệm sáp nhập mua lại doanh nghiệp được luật cạnh tranh quy định cụ thể tại điều 17: “Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.” “Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.” Tuy nhiên không phải trường hợp mua lại doanh nghiệp nào cũng là hành vi tập trung kinh tế vì vậy Điều 35 NĐ 116/2005/NĐ-CP đã nêu ra trường hợp ngoại lệ: “Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng mua lại doanh nghiệp khác nhằm mục đích bán lại trong thời hạn dài nhất là một năm không bị coi là tập trung kinh tế nếu doanh nghiệp mua lại không thực hiện quyền kiểm soát hoặc chi phối doanh nghiệp bị mua lại, hoặc thực hiện quyền này chỉ trong khuôn khổ bắt buộc để đạt được mục đích bán lại đó.” Hiện nay, các hoạt động sáp nhập, mua lại doanh nghiệp đang diễn ra ngày một nhiều trên thị trường kinh tế. Tuy nhiên, mặc dù số lượng doanh nghiệp đăng ký sáp nhập, mua lại đang có xu hướng tăng nhưng trên thưc tế để thực hiên các thương vụ này thì còn gặp rất nhiều khó khăn nên số lượng thành công không nhiều. Một trong những khó khăn đó bắt nguồn từ quy định của luật cạnh tranh. Do vậy, để gỡ vướng cho doanh nghiệp trước 6 các quy định ngăn cản tập trung kinh tế nói chung hay sáp nhập, mua lại nói riêng thì nhóm xin phân tích trường hợp tập trung kinh tế bị cấm các trường hợp miễn trừ. Điều 18 luật cạnh tranh 2004 quy định trường hợp tập trung kinh tế bị cấm như sau: “Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 19 của Luật này hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ vừa theo quy định của pháp luật.” Điều 19 luật cạnh tranh 2004 quy định trường hợp miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm: “Tập trung kinh tế bị cấm quy định tại Điều 18 của Luật này có thể được xem xét miễn trừ trong các trường hợp sau đây: 1. Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản; 2. Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ.” Theo quy định của điều 18 thì tất cả các tập trung kinh tế - trong đó bao gồm sáp nhập mua lại doanh nghiệp mà thị phần kết hợp của nó chiếm trên 50% trên thị trường liên quan thì bị cấm. Thị phần kết hợp là tổng thị phần trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp tham gia vào thoả thuận hạn chế cạnh tranh hoặc tập trung kinh tế( điều 3 khoản 6 luật cạnh tranh 2004). Tuy nhiên trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ vừa theo quy định của pháp luật thì không bị cấm. Vậy doanh nghiệp nhỏ vừa là như thế nào? Doanh nghiệp nhỏ vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau: 7 Quy mô Khu vực Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Số lao động T ổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động I. Nông, lâm nghiệp v à thủy sản 10 ngư ời trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đ ồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người II. Công nghiệp v à xây dựng 10 ngư ời trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đ ồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người III. Thương mại dịch vụ 10 ngư ời trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 50 người từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng từ trên 50 người đến 100 người ( Điều 3 khoản 1 nghị định số 56/ 2009 NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa nhỏ) Ngoài ra có những trường hợp thuộc hành vi tập trung kinh tế nhưng được miễn trừ bao gồm: “Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản” Điều kiện để xem xét cho phép doanh nghiệp được hưởng miễn trừ trong trường hợp này đó là một hoặc nhiều bên tham gia vào giao dịch mua bán, sáp nhập doanh nghiệp phải đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản. Vấn đề đặt ra là thế nào là nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản? Nguy cơ bị giải thể được giải thích tại điều 36 khoản 1 nghị định 116/2005/NĐ-CP: “Doanh nghiệp đang trong nguy cơ bị giải thể là doanh nghiệp thuộc trường hợp giải thể theo quy định của pháp luật hoặc theo 8 điều lệ của doanh nghiệp nhưng chưa tiến hành thủ tục giải thể hoặc đang tiến hành thủ tục giải thể nhưng chưa có quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.” Các trường hợp giải thể được quy định tại điều 157 luật doanh nghiệp 2005 bao gồm: - Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn -Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần - Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 trong thời hạn sáu tháng liên tục - Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Điều kiện để doanh nghiệp giải thể là chỉ khi doanh nghiệp bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ nghĩa vụ tài sản khác. Còn lâm vào tình trạng phá sản được khái niệm như sau: “Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản”(điều 3 luật phá sản 2004). Vậy chỉ cần chủ nợ yêu cầu trả nợ mà không thanh toán được coi như doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản. Xét dưới góc độ kinh tế điều này rất dễ xảy ra. Từ trường hợp miễn trừ thứ nhất đặt cho chúng ta một vấn đề rằng trên thực tế liệu có trường hợp các doanh nghiệp thuộc trường hợp sáp nhập hay mua lại mà có thị phần kết hợp trên 50% nhưng họ cố ý cho một bên trở nên “đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản” không? Về nguyên tắc các nhà làm luật chỉ dự liệu trường hợp này xảy ra đối với các doanh nghiệp do vô ý. Tức là có “một hoặc một số bên” “lỡ” rơi vào tình trạng đó thì bây giờ họ tiến hành sáp nhập hay mua lại mà thị phần kết hợp có hơn ngưỡng 50% thì chẳng lẽ lại chế tài họ. Nếu có trường hợp cố ý để được hưởng miễn trừ thì mục đích ổn định kinh tế của các nhà làm luật mất một phần tác dụng ảnh hưởng đến các đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan. 9 Thứ hai, việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ. Trong trường hợp này thì nhà làm luật lại miễn trừ cho các doanh nghiệp tập trung kinh tế có tác dụng tốt cho nền kinh tế nước nhà.Tuy nhiên với quy định như trên thì phải hiểu như thế nào cho đúng đây? Liệu có phải là doanh nghiệp xuất khẩu sau khi tập sáp nhập, mua lại có kim ngạch lớn hơn các doanh nghiệp trước khi sáp nhập, mua lại? Hay doanh nghiệp này xuất khẩu hàng sang một thị trường mới mà từ trước tới nay chưa doanh nghiệp nào trong lĩnh vực đó xuất khẩu đến được, Còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ thì quả thật là một khái niệm mơ hồ, mang tầm vĩ mô. Từ đó dẫn đến hai kết quả là dễ dãi trong việc cho hưởng miễn trừ hoặc không cho hưởng miễn trừ mặc dù có thể giao dịch mua bán sáp nhập có nhiều lợi ích đối với nền kinh tế hơn là những tác hại mà chúng mang lại. Nói cho cùng thì quyết định cuối cùng vẫn thuộc cơ quan quản lý cạnh tranh bởi vì cho dù doanh nghiệp cho rằng việc tập trung có tác dụng như trên nhưng cơ quan cạnh tranh không đồng ý thì doanh nghiệp vẫn phải tuân theo phán quyết. Luật Đầu tư 2005 nghị định số 108/2006/NĐ-CP: Luật đầu tư 2005 quy định đầu tư để thực hiện sáp nhập, mua lại doanh nghiệp là một trong số các hình thức đầu tư trực tiếp( Điều 21 khoản 6 luật đầu tư 2005) nhà đầu tư được quyền sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh( Điều 25 khoản 2 luật đầu tư).Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần cửa nhà đầu tư nước ngoài đối với một số lĩnh vực ngành nghề do Chính phủ quy định. Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn, mua cổ phần phải thực hiện đúng các quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về tỷ lệ góp vốn, hình thức đầu tư lộ trình mở cửa thị trường. Đối với những 'ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện đầu tư như nhà đầu tư trong nước trong trường hợp các nhà đầu tư Việt Nam sở hữu từ 51% vốn điều lệ của doanh nghiệp trở lên (Điều 29 Khoản 4 luật đầu tư 2005). Nghị định số 108/2006/NĐ-CP quy định về Thủ tục đầu tư trực tiếp theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp điều 56. Tuy nhiên, nhà 10 đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư thực hiện thủ tục đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư; Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho tổ chức kinh tế được thành lập để thực hiện dự án đầu tư. Luật Chứng khoán 2006 Luật Chứng khoán cũng có các điều khoản liên quan đến việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phải được sự chấp thuận của ủy ban Chứng khoán Nhà nước.(Điều 69 luật chứng khoán 2006) Luật các Tổ chức tín dụng 2010 thông tư số 04/2010/TT-NHNN: Luật các tổ chức tín dụng điều chỉnh việc sáp nhập, mua lại doanh một cách chung chung, chỉ đề cập rải rác trong các điều luật liên quan đến tổ chức lại các tổ chức lại các tổ chức tín dụng. Còn thông tư số 04/2010/TT-NHNN thì quy định chi tiết việc sáp nhập, mua lại các tổ chức lại các tổ chức tín dụng. 2.2 Phân biệt giữa sáp nhập mua lại doanh nghiệp: Để phân biệt giữa hai hành vi sáp nhập mua lại doanh nghiệp nhóm xin đưa ra hai khía cạnh sau: - Thứ nhất về khía cạnh pháp lý thì sáp nhập khác với mua lại doanh nghiệp chỗ mua lại doanh nghiệp là hình thức tập trung kinh tế bằng biện pháp thiết lập quan hệ sở hữu giữa doanh nghiệp mua lại doanh nghiệp bị mua lại. Việc mua lại không phải là quá trình thống nhất về tổ chức giữa hai doanh nghiệp nói trên. Sau khi mua lại, doanh nghiệp nắm quyền sở hữu có thể thực hiện việc sáp nhập hoặc không. Nếu thực hiện việc sáp nhập thì sự thống nhất về tổ chức là kết quả của hoạt động sáp nhập việc mua lại chỉ là tiền đề để có được quyết định sáp nhập. Khi các doanh nghiệp tham gia đang hoạt động trên cùng thị trường liên quan thì việc mua lại đã làm cho quan hệ cạnh tranh giữa họ không còn tồn tại. - Thứ hai về khía cạnh kinh tế thuật ngữ tài chính Investopedia, sáp nhập xảy ra khi hai công ty (thường là các công ty có cùng quy mô) đồng ý tiến tới thành lập một công ty mới mà không duy trì sở hữu hoạt động của các công ty thành phần. [...]... chức lại doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp Song song với các biện pháp bảo vệ thị trường doanh nghiệp trong nước, pháp luật về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp cũng cần hướng tới khuyến khích hoạt động sáp nhập, mua lại của nhà đầu tư nước ngoài dưới góc độ Luật Đầu Tư Đối với hoạt động sáp nhập, mua lại của các doanh nghiệp lớn, pháp luật về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp chủ yếu tiếp cận dưới góc... phía doanh nghiệp, phân tích động lực của bên mua, bên bán các bên thực hiện sáp nhập, mua lại trong giao dịch sáp nhập, mua lại cho thấy rõ nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với giao dịch này, nhu cầu về một hành lang pháp lý thông thoáng để doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch Hiện nay, giao dịch sáp nhập, mua lại được điều chỉnh bởi rất nhiều văn bản pháp luật, pháp luật về sáp nhập, ... giao dịch sáp nhập, mua lại, kiểm soát tập trung kinh tế là hết sức cần thiết Do đó, Rút kinh nghiệm từ thực tiễn nắm bắt xu hướng trong tương lai, nhóm xin đưa ra một số đề xuất để hoàn thiện hơn nữa pháp luật trong lĩnh vực này Pháp luật về sáp nhập, mua lại cần được định hướng rõ ràng bởi chính sách nhà nước về hoạt động sáp nhập, mua lại Trước hết, pháp luật về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp cần... động sáp nhập, mua lại không được kiểm soát sẽ dễ dẫn tới hình thành các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường gây hạn chế cạnh tranh Từ phía nhà nước, pháp luật về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp hướng tới khuyến khích hoạt động sáp nhập, mua lại đối với các doanh nghiệp vừa nhỏ, tạo khung khổ pháp lý cho hoạt động này được dễ dàng, thuận tiện như là hoạt động tổ chức lại doanh nghiệp theo Luật. .. ít phụ thuộc không nhỏ vào việc thiết lập, vận hành phát triển thị trường sáp nhập, mua lại, ngược lại, thị trường sáp nhập, mua lại là công cụ cho FDI xâm nhập nhanh nhất vào thị trường Tuy nhiên, ta có thể thấy rằng, thị trường sáp nhập, mua lại Việt Nam chỉ có thể sôi động chuyên nghiệp khi các quy định liên quan đến hoạt động sáp nhập, mua lại được xây dựng rõ ràng đầy đủ Sự phát triển... ra hiện nay là các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn khi tiến hành hoạt động sáp nhập, mua lại bởi hạn chế về kinh nghiệm cũng như thiếu cơ sở pháp lý Điều này, phần nào làm cản trở doanh nghiệp khi tiến hành sáp nhập, mua lại, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đầu tư kinh doanh Thất bại do đâu? Trong hầu hết những vụ sáp nhập, mua lại gặp thất bại, phía mua lại là một công ty... nghĩa hẹp, pháp luật về kinh tế là các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong tổ chức hoạt động của doanh nghiệp bao gồm: các chủ thể kinh doanh, các hành vi kinh doanh, giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thủ tục phá sản Theo nghĩa này pháp luật kinh tế còn được gọi là pháp luật thương mại, pháp luật về doanh nghiệp hay pháp luật về kinh doanh Nguồn của lĩnh vực pháp luật này... tin cậy được một hệ thống các thiết chế với những nhân viên có nghiệp vụ, tuân theo pháp luật, không tuỳ tiện khi thi hành công vụ Khi nói đến pháp luật về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp người ta thường dùng cụm từ khung pháp lý điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp với ý nghĩa như trên Hoạt động sáp nhập, mua lại cần được quy định cụ thể, chi tiết trong một văn bản luật (dưới dạng một luật. .. lĩnh vực, bởi vậy nên có quy định pháp luật nhiều cấp độ nghị định thông tư điều chỉnh từng phần của hoạt động này Theo đánh giá của một số nhà đầu tư nước ngoài, trở ngại đối với hoạt động sáp nhập, mua lại tại Việt Nam về mặt pháp lý là chưa có khung khổ pháp luật hoàn chỉnh về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp; đặc biệt thiếu quy định rõ ràng tỷ lệ sở hữu trong vốn 28 điều lệ của doanh nghiệp đối... bản pháp luật dân sự, doanh nghiệp, thương mại, đầu tư, cạnh tranh Dù theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì pháp luật về kinh tế cũng bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nước Các quan hệ trong pháp luật kinh tế gồm có: pháp luật về sở hữu, pháp luật về tổ chức các loại hình doanh nghiệp (chủ thể kinh doanh) , . niệm mua lại doanh nghiệp 3 2. Cơ sở lý luận của sáp nhập, mua lại doanh nghiệp 3 2.1 Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp . 3 2.2 Phân biệt giữa sáp nhập. bản quy phạm pháp luật về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp: Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, các quy định về sáp nhập và mua lại doanh nghiệp không chỉ gói gọn trong một văn bản luật mà còn. nhập và mua lại doanh nghiệp 10 3. Thực trạng sáp nhập, mua lại doanh nghiệp tại Việt Nam 11 3.1 Lý do tăng mạnh hoạt động sáp nhập, mua lại doanh nghiệp 11 3.2 Khó khăn của hoạt động sáp nhập,

Ngày đăng: 03/04/2014, 21:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w