Gần đây rất nhiều trang mạng xã hội, bài báo đang xôn xao về việc sáp nhập VinaPhone và MobiFone của VNPT, nhưng thực tế việc sáp nhập này có được tiến hành thuận lợi không thì VNPT vẫn đang xem xét. Theo thông tin, bộ TT&TT đang đề xuất sáp nhập VinaPhone và MobiFone của VNPT trong đề án tái cơ cấu của Tập đoàn này. Sau đó, Bộ TT&TT sẽ trình Chính phủ về mô hình của VNPT trên cơ sở đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường viễn thông, quyền lợi khách hàng và lợi ích của DN.
Hiện nay, VNPT đang là chủ sở hữu của hai “đại gia viễn thông”. Và mới đây chính phủ vừa ban hành nghị định số 25/2011/NĐ-CP ban hành ngày 6.4.2011. Theo đó, tập đoàn
Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) không được cùng lúc sở hữu hai nhà mạng Mobifone và Vinaphone. Đứng trước lựa chọn đó: hoặc là cổ phần hoặc là sáp nhập, VNPT đã chọn phương án sáp nhập. Kế hoạch này đã được trình Chính phủ.
Mới đây VNPT đã trình phương án tái cơ cấu toàn bộ VNPT trong đó có phương án sáp nhập hai mạng di động của mình là VinaPhone và MobiFone. Vậy, liệu việc sáp nhập MobiFone và VinaPhone có được diễn ra dễ dàng hay không?
Thực tế thì việc sáp nhập này còn đang gặp một số khó khăn đáng kể, đặc biệt là “việc vướng luật cạnh tranh”.
Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2011, thị phần của VinaPhone và MobiFone là 28,71% và 29,11%, nên thị phần sau sáp nhập là 57,82%. Điều 18 của Luật Cạnh tranh có quy định cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50%.
Với quy định này, việc sáp nhập giữa VinaPhone và MobiFone sẽ vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh. Vì theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2011, thị phần của VinaPhone và MobiFone tương ứng là 28,71% và 29,11%, nên thị phần sau sáp nhập là 57,82%. Tuy nhiên theo Điều 19 Luật canh tranh 2004 thì có hai trường hợp miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm.
Thứ nhất, sẽ được áp dụng đối với trường hợp một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản. Và thứ hai là việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ.
Nếu nói việc sáp nhập giữa VinaPhone và MobiFone rơi vào điều khoản miễn trừ thứ nhất thì rõ ràng ta thấy có nhiều điểm bất hợp lý ở đây. Vì thị phần của VinaPhone và MobiFone hiện đang chiếm một con số tương đối lớn trên thị trường Việt Nam, cụ thể là 28,71% và 29,11%. Mặt khác, hoạt động kinh doanh của hai hệ thống mạng này đang diễn ra rất tốt, và chúng còn được xem là hai nhà mạng tương đối hùng mạnh trên thị trường hiện nay. Do đó, chẳng có lý do gì để VinaPhone và MobiFone sáp nhập dựa trên
điều khoản miễn trừ này. Tuy nhiên, vẫn có cách để VNPT áp dụng điều khoản miễn trừ này để sáp nhập VinaPhone và MobiFone.
Thứ nhất, một trong hai nhà mạng có thể tự ngụy trang cho mình vào hoàn cảnh đang có nguy cơ phá sản. Theo Điều 3 Luật phá sản 2004 “Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản”. Vì điều khoản này không nói rõ về thuật ngữ “không có khả năng thanh toán”, nên việc áp dụng điều luật này thường được áp dụng theo nhiều chiều hướng khác nhau, tùy theo cách nghĩ của người áp dụng luật. Nói cách khác, người áp dụng có thể lợi dụng việc quy định không rõ ràng này để tìm “cớ không có khả năng thanh toán”. Bằng cách cố tình không thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ yêu cầu. Cụ thể là khi VinaPhone hay MobiFone có một khoản nợ nào đó đến hạn thanh toán và chủ nợ yêu cầu trả nợ thì VinaPhone hay MobiFone có thể tìm cách để lẫn tránh nợ và tỏ ra mất khả năng thanh toán để các chủ nợ nộp đơn yêu cầu phá sản doanh nghiệp lên tòa án thì đã có thể xem như một trong hai nhà mạng này lâm vào tình trạng phá sản.
Thứ hai, VNPT có thể tìm một nhà mạng nào đó đang trên vực phá sản để sáp nhập cả ba doanh nghiệp lại với nhau thì vẫn phù hợp với quy định của điều luật này. Theo khoản 1 Điều 19 Luật cạnh tranh năm 2004 quy định về trường hợp miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm thì chỉ cần một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản.
Trở lại Điều 19 Luật cạnh tranh 2004, nếu nói việc sáp nhập VinaPhone và MobiFone rơi vào khoản 2 của điều này thì có một số vấn đề cần bàn sau đây. Đầu tiên chúng ta sẽ phân tích khoản 2 về việc miễn trừ như sau “ Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ”. Thực sự mà nói thì quy định của điều khoản này còn quá khái quát, chưa có định nghĩa cụ thể về những thuật ngữ như “tác dụng mở rộng xuất khẩu”, “góp phần phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ” là như thế nào. Luật cũng không đưa ra chuẩn mực để áp dụng các thuật ngữ này. Như vậy, làm sao để hiểu các thuật ngữ này theo đúng nghĩa của nhà làm luật? Và nếu VNPT áp dụng theo điều này thì vụ sáp nhập MobiPhone và
ta cũng có thể dễ dàng nhận ra rằng dù là “tác dụng mở rộng xuất khẩu” hay “góp phần phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ” thì cũng rất khó đễ diễn ra vụ sáp nhập này. Bởi rất khó để chứng minh việc sáp nhập này của VNPT sẽ thỏa mãn những mục đích như khoản 2 đã đề cập.
Thực tế vẫn chưa biết VNPT sẽ rơi khoản nào trong việc sáp nhập này và có được sáp nhập hay không. Tuy nhiên, dù áp dụng theo khoản nào thì VNPT cũng phải đối đầu với rất nhiều khó khăn trong thủ tục sáp nhập.
Trên thế giới, tiêu chuẩn hay tiêu chí để đánh giá về vụ việc sáp nhập có những khác biệt khác nhau. Như, có thể thông qua đánh giá sức mạnh thị trường của công ty được sáp nhập xem thị phần có đủ sức mạnh để nâng giá của sản phẩm hay không, hay công ty sáp nhập có lớn tới mức tạo ra vị thế thống lĩnh hay độc quyền trên thị trường không, hay cũng có thể đánh giá theo số vốn.
Trường hợp sáp nhập VinaPhone và MobiFone là việc sáp nhập giữa hai công ty con, sáp nhập trong nội bộ, và theo quy định của Nhật Bản thì không có mối lo ngại về cạnh tranh vì đó là hai công ty con của công ty mẹ. Tuy nhiên, công ty mẹ phải có báo đánh giá tác động từ việc sáp nhập này và gửi báo cáo lên cơ quan quản lý cạnh tranh. Nhưng việc sáp nhập hai công ty tạo ra thị phần lớn hơn 50% thì công ty đó cũng phải nộp đơn miễn trừ. Tuy nhiên Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2011, thị phần của VinaPhone và MobiFone là 28,71% và 29,11%, nên thị phần sau sáp nhập là 57,82%. Hiện tại, quan điểm của một số chuyên gia và nhiều người tiêu dùng cho rằng, việc sáp nhập giữa hai mạng trên sẽ tạo điều kiện cho thị trường viễn thông quay trở lại thời kỳ độc quyền, hai doanh nghiệp chiếm thị phần lớn (trên 90%) sẽ dễ dàng bắt tay điều chỉnh chính sách giá và không có lợi người tiêu dùng.
Vì vậy, cũng cần chia sẻ với VNPT với phương án sáp nhập này trong bối cảnh Viettel đang ở thế thượng phong như hiện nay. Trong khi đó, nếu thoái vốn khỏi MobiFone thì VNPT sẽ gặp khó khăn. Nhưng ngược lại nếu sáp nhập thì liệu VNPT có gắng sức tìm cách đẩy VinaPhone khỏe mạnh như MobiFone hiện nay hay không.
Thực tế, việc sáp nhập này mang lại nhiều ảnh hưởng cho chính VNPT và người tiêu dùng cũng như đối thủ cạnh tranh. Cụ thể:
Đối với VNPT:
Khi sáp nhận MobiFone và VinaPhone lại với nhau thì hai doanh nghiệp sẽ trở thành một, quyền lợi của VNPT hầu như không bị ảnh hưởng. Trong khi đó, hai phương án cổ phần hóa đều được cho là khó thực hiện, bởi thực tế MobiFone đã lên kế hoạch cổ phần hóa từ năm 2005 và đã từng dự kiến thực hiện IPO vào năm 2008, nhưng mọi việc vẫn giậm chân tại chỗ cho đến thời điểm này. Hơn nữa, nguyên nhân sâu xa là sau cổ phần hóa, VNPT chỉ được giữ tối đa 20% cổ phần của MobiFone và phải thoái vốn bán lại 80% vốn cho nhà đầu tư khác, trong khi nguồn lợi nhuận chính của VNPT là từ đóng góp của MobiFone. Theo thống kê, ước tính MobiFone đóng góp khoảng 52% lợi nhuận của VNPT, còn Vinaphone thì chiếm gần 30% doanh thu và khoảng 30% lợi nhuận. Điều này đồng nghĩa, nếu cổ phần hóa MobiFone, VNPT bị giảm ngay 50% lợi nhuận và lập tức sẽ mất luôn danh hiệu tập đoàn chủ đạo trong lĩnh vực viễn thông, không còn là doanh nghiệp có mức đóng thuế lớn nhất của Việt Nam, mất luôn những ưu đãi từ Chính phủ. Chưa có Nghị định 25, VNPT đã phải đau đầu với bài toán cổ phần hóa MobiFone sao cho quyền lợi ít bị ảnh hưởng nhất, thì nay tập đoàn này buộc phải… tính cách khác.
Về phía người tiêu dùng: Lợi ích:
Ngoài cái lợi của VNPT như phân tích ở trên, người tiêu dùng cũng có lợi ích nhất định: vùng phủ sóng rộng hơn; chất lượng cuộc gọi tốt hơn do có thể kết nối tới bất kỳ trạm BTS nào gần nhất của cả hai mạng; được hưởng mức cước nội mạng trong phần lớn các cuộc gọi bởi số thuê bao được coi là "nội mạng" sẽ tăng lên gấp đôi (hiện tại hai mạng VinaPhone và MobiFone chỉ áp dụng cước nội mạng VNPT đối với một số gói cước nhất định); hiện tượng nghẽn mạng sẽ hầu như không xảy ra do số trạm BTS của hai mạng cộng lại lên đến gần 60.000 trạm…
Tuy nhiên, cái hại của giải pháp này trước hết sẽ tác động tới người tiêu dùng. Trong bối cảnh thị trường viễn thông đã gần như bão hòa về số thuê bao di động, việc thị trường chỉ còn tồn tại hai mạng lớn ngang sức sẽ giảm tính cạnh tranh, tạo sức ép lớn lên các mạng nhỏ còn lại và có thể "bóp chết" các mạng này, khi đó sự độc quyền sẽ xuất hiện và khách hàng sẽ là người chịu thiệt thòi.
Đối với đối thủ cạnh tranh:
Với hai mạng VinaPhone và MobiFone cũng như với chính VNPT, giải pháp sáp nhập cũng chưa hẳn có lợi về lâu dài. Cùng một "cha" VNPT nhưng lâu nay hai mạng này có cách thức quản lý và đường lối kinh doanh khác nhau. Trong khi MobiFone được hạch toán độc lập và tự do xây dựng chiến lược phát triển thuê bao, thì VinaPhone hạch toán phụ thuộc, việc phát triển thuê bao của VinaPhone lại do các chi nhánh bưu điện viễn thông tỉnh/thành thực hiện nên trong quản lý đã có sự chồng chéo. Sau sáp nhập, những bất ổn sẽ xảy ra, kéo theo những xung đột lợi ích khiến cả hai cùng yếu đi. Chưa kể, việc quản lý một số lượng thuê bao khổng lồ trong tình trạng "cha chung không ai khóc" sẽ dẫn tới sự trì trệ trong vận hành doanh nghiệp chung, ảnh hưởng chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng và có thể dẫn tới mất khách hàng vào tay đối thủ lắm chiêu Viettel.
Một vấn đề lớn khác của giải pháp sáp nhập, đó là lựa chọn thương hiệu. Sẽ khó có chuyện thương hiệu này được chuyển hẳn sang thương hiệu kia, còn xây dựng một
thương hiệu mới thì đồng nghĩa với việc phải đổ rất nhiều tiền vào việc phát triển thương hiệu. Điều này cũng tạo một sức ép đối với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mới so với đối thủ Viettel.
Ngoài ra, khi đã sáp nhập thì hai doanh nghiệp được coi là một, việc xin cấp phép các dịch vụ viễn thông như 4G, cấp phép sử dụng tần số, đầu số… đều chỉ được tính là một doanh nghiệp, có thể thiệt thòi cho chính doanh nghiệp. Hoặc đơn cử như quy định mỗi người dùng chỉ được đăng ký tối đa 3 SIM mỗi mạng, nếu Vina-Mobi được coi là một mạng, đương nhiên số SIM mà bạn được phép sở hữu sẽ giảm xuống một nửa - bất lợi cho cả người dùng và nhà mạng.
Hiện tại, cả hai mạng đang chiếm khoảng 60% thị phần với khoảng 75 triệu thuê bao, doanh nghiệp sau sáp nhập phải có chiến lược kinh doanh thực sự linh hoạt và hiệu quả thì mới giữ vững được thị phần.
Một hướng đi mà VNPT nhiều khả năng sẽ áp dụng, đó là hai nhà mạng được sáp nhập theo kiểu "ở chung nhà nhưng ăn riêng". Nghĩa là, hạ tầng của nhà mạng nào thì nhà mạng đó khai thác, chiến lược kinh doanh riêng..., hoạt động theo mô hình một tổng công ty với hai công ty con là hai nhà mạng. Nguồn nhân lực của từng nhà mạng sẽ được tính toán lại theo hướng ít hơn để tiết kiệm chi phí.
Dù thế nào, quyết định của Chính phủ đối với vấn đề này sẽ tác động không nhỏ tới cục diện thị trường viễn thông thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Các văn bản luật:
Bộ luật Dân sự 2005 Luật Doanh nghiệp 2005 Luật phá sản 2004
Luật cạnh tranh 2004 Luật Đầu tư 2005 Luật Chứng khoán 2006
Luật các Tổ chức tín dụng 2010 Các văn bản dưới luật:
Nghị định số 116/2005/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành một số điều của luật cạnh tranh.
Nghị định số 56/ 2009 NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư
Thông tư số 04/2010/TT-NHNN quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng
Các tài liệu khác:
Chủ trì biên soạn Bạch Văn Mừng – Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh,Báo cáo tập trung kinh tế tại việt nam hiện trạng và dự báo, Cục Quản lý Cạnh tranh 2009
http://my.opera.com/Pham%20Hung/blog/2011/07/17/khai-niem-sap-nhap-mua-lai- va-su-can-thiet-dieu-chinh-sap-nhap-mua-lai
http://www.vca.gov.vn/Web/Content.aspx?distid=5038&lang=vi-VN