1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Từ Mã đề, trạch tả đến Mã đề nước potx

10 172 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 147,51 KB

Nội dung

Từ đề, trạch tả đến đề nước 3 loài cây này có những nét giống nhau nhất là về hình dạng cây, dạng lá, một loài sống ở cạn, hai loài sống ở nước. Qua tên gọi theo âm Hán – Việt: đề (Xa tiền), Trạch tả (Thuỷ đề) và đề nước (Thuỷ xa tiền) cũng như tên khoa học, ta thấy Trạch tả có hình dạng như đề, đề nước lại có dạng như Trạch tả. 1. đề: Hiện nay, các sách Trung Quốc đều ghi tên phổ biến của đề là Xa tiền (Ché qián) và do sự khác nhau về hình dạng, về kích thước có những tính ngữ kèm theo (đại, tiểu, trường diệp…). Còn tên ta dùng mượn từ tên được nêu trong cuốn “Hồ Nam dược vật chí”. Tác giả Đỗ Tất Lợi giải thích “Theo thuyết Lục cơ” (cổ) thì loài cây này hay mọc ở vết chân ngựa kéo xe nên gọi tên là đề (mã = ngựa, đề = móng chân)”. đề gọi đúng là vó ngựa; lá có hình móng ngựa, hình chữ U. Tên khoa học của chi đề là Plantago L. do Carl Linnaeus đặt ra do ghép 2 từ: planta (gan bàn chân) và agere (dẫn dắt, chỉ đường). Liên hệ đến lá của một số loài của chi này có hình dạng gan bàn chân. Chi Plantago L gồm đến 250 loài phân bố toàn cầu. Ở nước ta có 2 loài, loài phổ biến nhất là cây đề có tên khoa học Plantago major L. trong đó Plantago là tên chi và tính ngữ chỉ loài major = lớn nhất. Từ đó người Trung Quốc gọi loài này là: Đại xa tiền. Người Pháp gọi cây đề này là plantain, người Anh gọi nó là Common plantain cũng có xuất xứ từ tên khoa học nêu trên. đề là loài cây thảo sống lâu năm, có thân ngắn. Lá mọc thành cụm ở gốc, có cuống dài, phiến hình thìa hay hình trứng dài 5 – 12cm, rộng 3,5 – 5cm, đầu hơi có mũi nhọn; gân lá hình cung; cuống lá dài 5 – 10cm, be ở gốc. Hoa nhỏ, mọc thành bông dài. Quả hộp chứa nhiều hạt nhỏ màu đen bóng. Ở nước ta, đề mọc hoang và cũng được trồng khắp nơi lấy lá làm rau ăn, lấy cây và hạt làm thuốc. Về công dụng của nó, nhiều sách báo đã nói đến công năng thanh nhiệt lợi niệu, minh mục, khư đàm chỉ khái dùng trị bệnh lậu, đái ra máu, viêm kết mạc, ho có nhiều đờm, viêm phổi, bạch đới, cao huyết áp và thuỷ thũng trướng mãn. 2. Trạch tả Tên cây thuốc thường dùng ở Trung Quốc và vị thuốc cũng gọi là Trạch tả (Zé xiè). Còn có những tên khác như Thuỷ trạch, Nhĩ trạch, Thuỷ đề, Trạch chi. Tác giả Đỗ Tất Lợi giải thích: Trạch = đầm, tả = tát cạn, vì vị này thông tiểu tiện rất mạnh như tát cạn nước đầm ao. Chúng ta cũng có thể hiểu trạch là ao đầm và tả là chảy nhanh, chảy xiết với ý là vị thuốc lợi thuỷ. Tên của chi Trạch tả là Alisma L do Carl Linnaeus đặt ra dẫn xuất từ chữ Xentơ Alis = đầm lầy, liên hệ đến môi trường sống của cây; trong tiếng Hy Lạp, alisma là tên do Dioscorides đã dùng để gọi cây Trạch tả. Chi này gồm đến 9 loài phân bố ở các vùng ôn đới Bắc bán cầu. Loài thường nói đếnnước ta là Alisma plantago – aquatica L. tính ngữ chỉ loài plantago – aquatica cho biết là cây này có hình dạng như cây plantago – đề (so sánh 2 loại lá với nhau) nhưng sống trong môi trường nước – aquaticus (a, um), vì vậy trong Bản kinh của Trung Quốc có khi nêu tên Thuỷ đề. Và vì hiểu không đúng nghĩa nên có nhiều người gọi nhầm nó là đề nước. Người Pháp gọi nó là plantain deau, người Anh gọi nó là water plantain. Ở Trung Quốc, cây Trạch tả thường dùng là một phân loài của loài này: Alisma plantago – aquatica ssp. Orientale (Sam.) Sam. Có tác giả lại nâng lên thành một loài riêng Alisma orientale (Sam.) Juz. Trạch tả là cây thảo cao 40 – 50cm, có thân rễ hình cầu hay hình con quay nạc. Lá dai, phiến hình trái xoan hay hình trứng, lõm ở gốc, mọc đứng hay trải ra, dài 5 – 20cm, rộng 3 – 7cm, gân từ gốc 5 – 7; cuống lá dài bằng phiến. Cụm hoa chuỳ to, cao tới trên 1m, hoa lưỡng tính, cánh hoa màu vàng nhạt, rụng sớm. Quả kép gồm đến 20 – 30 quả bế hẹp dạng màng. Trạch tả là loài cây thuỷ sinh sống trong nước ngọt, trong ao hồ, mương rạch, ruộng. Phân bố ở các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn. Còn phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Lào, Ôxtrâylia và ở châu Âu. Về giá trị sử dụng của Trạch tả, các sách báo của chúng ta đã nêu rất nhiều về công năng thanh thấp nhiệt, lợi tiểu tiện, được dùng làm thuốc trị tiểu tiện bất lợi, thuỷ thũng trướng mãn, tiết tả, đàm trở, sán khí, chóng mặt và mỡ trong máu cao… 3. đề nước: Các sách của Trung Quốc nêu tên cây là Thuỷ xa tiền với tên vị thuốc là Long thiệt thảo (Lóng shé cao). Trong sách Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân đã có nêu. Dựa vào tên Thuỷ xa tiền các nhà thực vật học đặt tên nó là đề nước. Tên này đã xuất hiện trong Sổ tay rau rừng Tập I Nhà xuất bản Quân đội nhân dân năm 1971, trong Cây cỏ thường thấy Tập VI năm 1975… và gần đây, trong các cuốn Cá cảnh (1993), Từ điển cây thuốc Việt Nam năm 1997, 1000 cây và động vật làm thuốc năm 2004. đề nước còn có tên là Hẹ nước, Chè nước hay Cây vợi. Về tên khoa học, chi Ottelia Pers. thuộc họ Thuỷ thảo – Hydrocharitaceae. Hendrink Persoon đặt năm 1808 dựa trên tên gọi cây này ở Malabar là Ottelambel. Chi này gồm đến 40 loài phân bố ở các vùng nhiệt đới và nóng, chủ yếu ở Cựu lục địa; chỉ có 1 loài ở Tân lục địa. Ở nước ta hiện biết 4 loài loài phổ biến nhất là cây đề nước – Ottelia alismoides (L.) Pers. Do cây có tên chi là Ottelia nên tác giả Phạm Hoàng Hộ gọi nó là Át tiên trong các công trình của ông Cây cỏ miền Nam Việt Nam (1972), Cây cỏ Việt Nam (1993, 2000). Tính ngữ alismoides do ghép hai từ alisma: tên chi của cây Trạch tả và oides: có dạng của, giống như. Như vậy về hình dạng, dề nước gần giống như Trạch tả. đề nước là cây thảo thuỷ sinh có thân ngắn hay không thân. Lá có hình dạng thay đổi; lá chìm hình dải hoặc hình tròn ngắn; lá nổi hình trứng rộng hay hình tròn ngắn, dài 3 – 18cm, rộng 1,5 – 18cm, màu lục tía, mép lá lượn sóng; cuống lá dài 0,5 – 17cm, tuỳ theo độ sâu của nước. Cụm hoa có mo bao bọc gồm có hoa lưỡng tính và hoa đơn tính, có cuống dài 2 – 30cm, mang 5 – 6 đoá hoa có cánh lượn sóng màu lục hay màu trắng. Quả hình cầu, có 6 cánh dọc dạng làn sóng, chứa nhiều hạt. đề nước mọc chìm, sống trong nước ngọt: ao hồ, ruộng nước. Thường gặp ở ruộng vùng đồng bằng, ao hồ vùng rừng và suối vùng Trường Sơn. Còn gặp ở Côn Đảo. Cũng phân bố từ Trung Quốc, Nhật Bản tới Ôxtrâylia và Đông Bắc châu Phi. đề nước được sử dụng nhiều trong đời sống: 1. Làm rau ăn: Sách Sổ tay rau rừng Tập I ghi: Thân và lá, luộc qua, rửa sạch, xào hoặc nấu canh. Sách Cây cỏ Việt Nam Tập 3 ghi: Lá ăn như rau, trái non ăn được. Ở vùng Lai, cây được dùng làm rau ăn như loại rau gia vị vì lá có mùi thơm. 2. Trồng trong bể nuôi cá cảnh: Sách Cá cảnh ghi: Dễ trồng nhưng sinh trưởng chậm. Nó đòi hỏi không gian rộng, đủ ánh sáng và nhiệt độ thích hợp từ 22 – 25oC. Chỉ trồng được trong bể nuôi không có cá ăn thực vật. Nhân giống bằng hạt trên đất có cát. Phải thụ phấn nhân tạo mới có hoa kết quả và cho hạt. Sau khi hoa nở, cán hoa co lại hình xoắn ốc, phần mang hạt bị kéo xuống bề mặt nước. Quả chín trong vòng 10 – 14 ngày rồi tự mở. Ta nhặt hạt, bao lại bằng ni lông để ở dưới mặt nước; bằng cách này hạt sẽ không bị nổi lên trên mặt hồ. Giữ nhiệt độ không đổi như nhiệt độ trong bể nuôi cho tới khi chúng nảy mầm. Phải để như vậy 2 tuần tới một năm. Khi cây mầm đâm rễ, ta có thể đem trồng ra ngoài. Là một trong những loài cây đẹp được trồng trong bể nuôi. 3. Dùng làm thuốc: Từ điển Cây thuốc Việt Nam ghi: Dân gian dùng đề nước chữa phù thũng, hen suyễn, lao phổi. Sách 1000 cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam ghi: đề nước được dùng chữa phù thũng, bí tiểu tiện, lòi dom, hen suyễn, lao phổi. Lá đề nước tươi, giã nát, đắp vào gan bàn chân, bàn tay chữa sốt, vào dom để chữa lòi dom. Để chữa bỏng, viêm tấy, đau nhức, lở loét sưng vú, lấy đề nước giã nát, lấy nước bôi hoặc dùng bã đắp. Bài thuốc chữa bí tiểu tiện, phù thũng: lá đề nước 20g, thân hoặc rễ mộct hông 12g, thái nhỏ, phơi khô, sắc chia làm 2 lần uống trong ngày. Sách A dictionary of the Economic products of the Malay Peninsula ghi: Ở Philippin, lá dùng trị trĩ. Sách Trung dược đại từ điển ghi: Vị ngọt nhạt, tính hơi hàn có công dụng chủ trị là chỉ khái, hoá đàm, thanh nhiệt lợi niệu; dùng trị háo suyễn, ho, thuỷ thũng, bỏng nước sôi, ung thũng. Uống trong, sắc nước cây tươi 1 – 2 lạng; dùng ngoài giã đắp hoặc tán bột bôi. Một số nghiệm phương: - Ho ra máu: đề nước 1 lạng, sắc nước uống. - Ho sốt phù thũng: đề nước 5 chỉ, Bách bộ 4 chỉ, nấu nước uống. - Thuỷ thũng: đề nước, Thạch xương bồ, Thông thảo mỗi vị 5 chỉ sắc uống. - Viêm gan: đề nước 1 lạng 2 chỉ, trứng gà 1 quả, sắc nước uống. - Sưng lở vú: đề nước, Dây kim ngân, giã nát và đắp. Để kết luận, chúng ta nhận thấy giữa 3 loài cây này có những nét giống nhau nhất là về hình dạng cây, dạng lá, một loài sống ở cạn, hai loài sống ở nước. Qua tên gọi theo âm Hán – Việt: đề (Xa tiền), Trạch tả (Thuỷ đề) và đề nước (Thuỷ xa tiền) cũng như tên khoa học, ta thấy Trạch tả có hình dạng như đề, đề nước lại có dạng như Trạch tả. Vì vậy, cần phân biệt 3 loài cây thuốc này để tránh nhầm lẫn. . Việt: Mã đề (Xa tiền), Trạch tả (Thuỷ đề) và Mã đề nước (Thuỷ xa tiền) cũng như tên khoa học, ta thấy Trạch tả có hình dạng như Mã đề, Mã đề nước lại có dạng như Trạch tả. 1. Mã đề: . loài sống ở nước. Qua tên gọi theo âm Hán – Việt: Mã đề (Xa tiền), Trạch tả (Thuỷ đề) và Mã đề nước (Thuỷ xa tiền) cũng như tên khoa học, ta thấy Trạch tả có hình dạng như Mã đề, Mã đề nước lại. nghiệm phương: - Ho ra máu: Mã đề nước 1 lạng, sắc nước uống. - Ho sốt phù thũng: Mã đề nước 5 chỉ, Bách bộ 4 chỉ, nấu nước uống. - Thuỷ thũng: Mã đề nước, Thạch xương bồ, Thông thảo

Ngày đăng: 03/04/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w