Đểconchơingoanmàlâuchán
Có kế hoạch: Bạn hãy chuẩn bị nhiều trò chơi phù hợp với lứa tuổi
của con. Điều này giúp bạn tránh gặp phải những bối rối khi đang
bận việc, không biết cho bé chơi gì.
Mua những đồ chơi có thể kết hợp với nhau để bé không có cơ hội
vứt xó những món đã cũ.
Đơn giản: Những trò chơi dành cho trẻ càng đơn giản càng tốt. Ở
tuổi này, bé thích những món đồ chơi có nhạc hoặc truyện tranh ít chi
tiết. Vì thế, bạn không nên mua những món đồ chơi yêu cầu những
hoạt động quá phức tạp, cầu kỳ để tránh làm bé nản lòng.
Đa dạng: Các trò chơi phải thật phong phú, đa dạng và vui nhộn.
Bạn cần tổ chức nhiều trò khác nhau và diễn ra liên tiếp.
Tự lập: Hãy chuẩn bị trước những trò chơidễ thực hiện để trẻ không
phụ thuộc hoàn toàn vào sự trợ giúp của bạn. Nên mua cho bé
những món đồ chơi không nhất thiết phải có sự góp mặt của bạn
như: sửa xe, búp bê
Khi đi dã ngoại
Vị trí ngồi thích hợp: Trẻ con rất thích quan sát những sự vật đang
chuyển động. Vì vậy, bạn hãy chọn cho bé chỗ ngồi thích hợp để bé
có thể nhìn xung quanh. Sau đó bạn cùng conchơi những trò quan
sát như: yêu cầu trẻ thông báo với bạn khi có vật gì chuyển động
xung quanh.
Túi đồ chơi: Hãy chuẩn bị một túi gồm những món đồ chơi gọn, an
toàn và đem theo trong chuyến dã ngoại. Hãy cho bé giữ túi đồ bên
cạnh. Khi đã chán cảnh xung quanh và hết bạn chơi cùng, bé có thể
lấy ra chơi một mình.
Vệ sinh: Nếu trẻ cảm thấy khó chịu khi chiếc tã quá bẩn mà vẫn
chưa được thay hay bị đầy bụng, chúng sẽ không thể chơi vui và
ngoan ngoãn. Vì vậy, hãy thay tã và cho bé đi vệ sinh thường xuyên.
Thú tiêu khiển ở nhà
Thùng đồ chơi: Thùng đồ chơi phải sạch sẽ và nhiều loại khác
nhau. Đồ chơi cũ và bẩn cũng khiến bé mau chán. Bạn cần lau chùi
nơi cất giữ đồ chơi, mang những món đồ dễ bẩn ra cọ rửa thường
xuyên để chúng luôn mới.
Hát múa: Trẻ thích nghe mẹ hát. Bạn nên chọn những ca khúc thiếu
nhi vui nộn để hát hoặc mở đĩa cho con nghe. Hãy khuyến khích bé
nhảy múa, đung đưa theo điệu nhạc.
Ti-vi: Bạn có thể bật ti-vi cho trẻ xem những chương trình phù hợp
với lứa tuổi như hoạt hình, ca múa nhạc hay những đoạn phim quảng
cáo vui nhộn Mỗi ngày chỉ nên cho bé xem nửa tiếng vừa giúp
cuộc sống của bé thêm tươi vui, vừa kích thích não phát triển.
Việc nhà: Bé rất thích chơi đùa và quan sát mẹ làm công việc hàng
ngày như nấu cơm, giặt giũ quần áo Hãy tạo điều kiện đểcon có
thể giúp bạn những việc đơn giản và không nguy hiểm. Đôi khi, điều
bạn cho là lặt vặt lại rất thú vị với trẻ.
Chuyện trò: Hãy nói chuyện với con ngay cả khi bạn đang bận. Một
vài câu hỏi han, động viên khi bé đang chơi hay lúc cho bé ăn, vì trẻ
rất thích được mẹ chú ý và nói những lời âu yếm!
Kiếm những cuốn sách có tranh minh họa và đọc cho bé nghe hàng
ngày. Trước khi đọc đến đoạn kết, bạn nhớ dừng lại, hỏi bé xem
chuyện gì sắp xảy ra. Gợi ý để bé biết cách tóm tắt lại chuyện hay so
sánh những nhân vật trong câu chuyện này với câu chuyện khác.
Khuyến khích bé tự sáng tác những câu chuyện hoàn chỉnh cũng
giúp bé phát triển tư duy logic hiệu quả.
Lưu ý: Bạn nên tạo một không gian vui chơi an toàn và thoáng mát
dành riêng cho bé trong nhà. Nếu diện tích nhà bạn quá chật, có thể
dọn dẹp một khu vực cố định làm nơi vui chơi.
. Để con chơi ngoan mà lâu chán Có kế hoạch: Bạn hãy chuẩn bị nhiều trò chơi phù hợp với lứa tuổi của con. Điều này giúp bạn tránh gặp phải những bối. đồ chơi: Thùng đồ chơi phải sạch sẽ và nhiều loại khác nhau. Đồ chơi cũ và bẩn cũng khiến bé mau chán. Bạn cần lau chùi nơi cất giữ đồ chơi, mang những món đồ dễ bẩn ra cọ rửa thường xuyên để. món đồ chơi có nhạc hoặc truyện tranh ít chi tiết. Vì thế, bạn không nên mua những món đồ chơi yêu cầu những hoạt động quá phức tạp, cầu kỳ để tránh làm bé nản lòng. Đa dạng: Các trò chơi phải