1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thành phần loài, đặc điểm sinh học, sinh thái học và quản lý một số loài thú hoang dã bị săn bắt ở tỉnh Lạng Sơn

16 826 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Thành phần loài, đặc điểm sinh học, sinh thái học và quản lý một số loài thú hoang dã bị săn bắt ở tỉnh Lạng Sơn

Trang 1

và công nghệ việt nam

viện sinh thái vμ tμi nguyên sinh vật

đỗ anh dũng

thμnh phần loμi, đặc điểm sinh học, sinh thái học

vμ quản lý một số loμi thú hoang d∙

bị săn bắt ở tỉnh Lạng Sơn Chuyên ngành: Sinh thái học

Mã số: 62 42 60 01

Tóm tắt luận án tiến sĩ sinh học

hà nội - 2006

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

Thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia

Người hướng dẫn khoa học:

1 GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh

2 pgs.ts Lê Xuân Cảnh

Phản biện 1: GS TS Trần Hồng Việt - Đại học Sư phạm Hà Nội

Phản biện 2: GS TS Mai Đình Yên - Đại học Quốc gia Hà Nội

Phản biện 3: PGS TS Tạ Huy Thịnh - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước

họp tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia

vào hồi 9 ngày 19 tháng 8 năm 2006

Có thể tìm luận án tại:

- Thư viện: Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

- Thư viện:

Trang 3

Mở đầu

1 Tính cấp thiết của luận án

Tỉnh Lạng Sơn thuộc phía Đông Bắc Việt Nam với đặc điểm khí hậu, địa

hình tự nhiên đa dạng là nền tảng cho sự hình thành và phát triển đa dạng tài

nguyên sinh vật, trong đó có nguồn tài nguyên thú hoang dã

Nơi đây, đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về tài nguyên động, thực

vật Tuy nhiên, ít có nghiên cứu toàn diện về thành phần loài, độ phong phú và

đặc điểm của khu hệ thú trong phạm vi toàn Tỉnh Chỉ có vài nghiên cứu về

đặc điểm sinh học và sinh thái học một số loài thú quý hiếm Đặc biệt chưa có

nghiên cứu chuyên sâu nào về loài thỏ xám (Lepus sinensis) đang bị đe dọa

tuyệt chủng (cấp E) ở Việt Nam

Trong những năm gần đây tại tỉnh Lạng Sơn vẫn còn tình trạng khai thác,

săn bắt và kinh doanh trái phép các loài động, thực vật hoang dã Đây là một

trong những nguyên nhân làm suy giảm tính đa dạng sinh học ở địa phương này

Bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học là vấn đề quan trọng,

đang được các ngành quan tâm Để tạo cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp

quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và nguồn tài nguyên thú hoang dã

nói riêng, trước hết cần có hiểu biết về thành phần loài, vùng phân bố, trữ

lượng, đặc điểm sinh học và sinh thái học của các loài thú Vì vậy, chúng tôi

tiến hành đề tài "Thành phần loài, đặc điểm sinh học, sinh thái học và quản

lý một số loài thú hoang d∙ bị săn bắt ở tỉnh Lạng Sơn"

2 Mục tiêu nghiên cứu

1 Thống kê và bổ sung thành phần loài thú hoang dã ở tỉnh Lạng Sơn

2 Xác định vùng phân bố, độ phong phú, tỷ lệ đực cái, khối lượng trung

bình và sự suy giảm số lượng của một số loài thú bị săn bắt

3 Phân tích đặc điểm định loại, sinh học và sinh thái học của loài thỏ xám

4 Đánh giá tình trạng săn bắt, kinh doanh trái phép và đề xuất các giải

pháp quản lý, bảo tồn thú hoang dã trong toàn Tỉnh

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứulà: các loài thú hoang dã của Tỉnh; riêng loài thỏ xám

được nghiên cứu toàn diện về đặc điểm định loại, sinh học và sinh thái học;

các đối tượng săn bắt và kinh doanh trái phép thú hoang dã tại tỉnh Lạng Sơn

4 ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- ý nghĩa khoa học của luận án là bổ sung tư liệu mới về: thành phần loài, vùng phân bố, độ phong phú, tỉ lệ đực cái, khối lượng cơ thể trung bình và sự suy giảm số lượng cá thể của một số loài thú; đặc điểm định loại, sinh học và sinh thái học thỏ xám trong Tỉnh

- ý nghĩa thực tiễn của luận án: cung cấp bộ tư liệu đầy đủ nhất từ trước

đến nay về khu hệ thú; các tư liệu về tình trạng săn bắt, kinh doanh trái phép

động vật hoang dã có giá trị tham khảo đối với các cơ quan thi hành luật; các kết luận và kiến nghị là gợi ý thiết thực cho việc tăng cường quản lý, bảo tồn khu hệ thú trong tỉnh Lạng Sơn

5 Những đóng góp mới của luận án

- Luận án là nghiên cứu tổng hợp đầu tiên nhằm bổ sung tư liệu mới về: thành phần loài, vùng phân bố, độ phong phú, tỉ lệ đực cái, khối lượng cơ thể trung bình, sự suy giảm số lượng cá thể; tình trạng săn bắt, kinh doanh trái phép và các giải pháp quản lý, bảo tồn thú hoang dã trong phạm vi toàn tỉnh Lạng Sơn

- Luận án đóng góp tư liệu mới: đặc điểm định loại, sinh học và sinh thái học

của loài thỏ xám (Lepus sinensis) ở Việt Nam; thể hiện sự kết hợp hiệu quả giữa

phương pháp định loại hình thái và phương pháp định loại trên cơ sở chỉ thị phân tử ADN của ty thể để xác định tên loài; khoảng cách di truyền, cây phát sinh chủng loại và đa dạng di truyền của quần thể thỏ xám ở tỉnh Lạng Sơn

6 Cấu trúc của luận án

Luận án có 126 trang: phần Mở đầu (2 trang); Chương 1 - Tổng quan các vấn

đề nghiên cứu (7 trang); Chương 2 - Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội - Địa điểm, thời gian, tư liệu và phương pháp nghiên cứu (13 trang); Chương 3 - Kết quả

và Bàn luận (91 trang); phần Kết luận và Kiến nghị (3 trang); phần Danh mục tài liệu tham khảo có 71 tài liệu tiếng Việt và 12 tiếng Anh (9 trang) Trong luận

án có 23 bảng, 10 hình và 7 biểu đồ Phần Phụ lục gồm 93 ảnh (20 trang), 26 bảng Phụ lục và 2 Bản đồ (khổ A3)

Chương 1

Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

Lịch sử nghiên cứu thú hoang dã ở tỉnh Lạng Sơn gắn liền với lịch sử nghiên cứu thú ở Việt Nam và chia thành hai giai đoạn chủ yếu sau:

1.1 Giai đoạn nghiên cứu trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

- Các năm 1925 - 1930 khi nghiên cứu về chim, Delacour đã kết hợp thu mẫu thú ở tỉnh Lạng Sơn Cùng thời gian này, Thomas (1928) đã thống kê ở Bắc Bộ có

Trang 4

22 loài thú ăn thịt, trong đó thu mẫu loài lửng chó (Nyctereutes procyonoides) ở

tỉnh Lạng Sơn

- Năm 1932 Osgood đã thu mẫu cầy hương (Viverricula indica) và cầy móc

cua (Herpestes urva) tại tỉnh Lạng Sơn Sau đó, Bourret (1942) thu được mẫu chồn

bạc má răng nhỏ (Melogale moschata) và sóc bay trâu đuôi trắng (Petaurista

lylei miloni Borret, 1942) ở Điềm He, huyện Văn Quan

Như vậy, trong thời kỳ này đã có vài nghiên cứu về thú tại tỉnh Lạng Sơn

nhằm tập trung vào lập danh lục, mô tả loài và ghi địa điểm thu mẫu

1.2 Giai đoạn nghiên cứu thú sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

Các năm 1962 - 1966, Đoàn điều tra liên hợp Động vật - Kí sinh trùng tiến hành

khảo sát thú hoang dã ở 12 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam Tại tỉnh Lạng Sơn,

Đoàn đã khảo sát về thành phần, trữ lượng và tình hình khai thác động vật hoang

dã tại các huyện Bình Gia, Bắc Sơn (12/1962) và Lộc Bình (4/1965) Trong thời

gian này, Võ Quý và cộng sự (1963), Đặng Huy Huỳnh và Vũ Đình Tuân

(1964) lần lượt công bố danh lục thú ở huyện Hữu Lũng và Bình Gia

- Lê Hiền Hào (1973), Cao Văn Sung và cộng sự (1980), Phạm Trọng ảnh

(1982) lần lượt công bố các nghiên cứu thú hoang dã ở Việt Nam, trong đó ghi nhận

một số loài thú có giá trị kinh tế, gặm nhấm và thú trong bộ ăn thịt ở tỉnh Lạng Sơn

- Đào Văn Tiến (1983) dự đoán loài thỏ xám (Lepus sinensis) ở tỉnh Lạng Sơn

Năm 1985, ông đã nhận xét về mật độ và quan hệ động vật - địa lý học của 13

loài thú ở tỉnh Lạng Sơn với các vùng lân cận

- Đặng Huy Huỳnh (1986), khẳng định loài cheo cheo nam dương, hoẵng,

lợn rừng, sơn dương và hươu xạ ở tỉnh Lạng Sơn Tiếp đó, ông và cộng sự (1994)

công bố Danh lục thú Việt Nam, trong đó ghi nhận một số loài thú ở tỉnh Lạng Sơn

- Trần Hồng Việt (1994 - 1997) đã lần lượt công bố các nghiên cứu thú hoang dã

ở tỉnh Lạng Sơn: 56 loài ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên (KBTTN); Hiện trạng

hươu xạ (Moschus berezovskii) Việt Nam; 63 loài ở huyện Bắc Sơn và Bình Gia; độ

phong phú và cấp bảo vệ của 65 loài tại Hữu Lũng, Chi Lăng, Văn Lãng và Cao Lộc

- Lê Xuân Cảnh và cộng sự (1997), đưa ra bằng chứng có thể vẫn tồn tại loài

vượn đen (Hylobates concolor) ở Khu rừng đặc dụng Mỏ Rẹ và KBTTN Hữu Liên

Sau đó, ông và cộng sự (2002) đánh giá đa dạng sinh học và đề xuất công tác bảo

tồn khu vực này

- Năm 1999, các nhà khoa học Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

(VSTTNSV) cùng Sở Khoa học và Công nghệ Lạng Sơn công bố 39 loài thú ở

vùng Mẫu Sơn và 75 loài ở KBTTN Hữu Liên Cũng năm 1999, Nguyễn Xuân

Đặng và cộng sự báo cáo "Nghiên cứu bảo tồn hươu xạ và một số loài thú quý hiếm ở KBTTN Hữu Liên"

- Đặng Ngọc Cần, Nguyễn Trường Sơn, Nguyễn Xuân Đặng (2000) công

bố 75 loài thú, trong đó có 12 loài dơi ở KBTTN Hữu Liên

- Geissmann và cộng sự (2000) cho rằng có loài vượn đen ở tỉnh Lạng Sơn, nhưng chưa đủ cứ liệu để xác định là loài nào

- Lê Vũ Khôi và Bùi Hải Hà (2002) công bố có 80 loài thú, 57 giống, 29 họ,

9 bộ ở KBTTN Hữu Liên

- Trần Hồng Việt và Trần Hồng Hải (2003) tổng hợp các nghiên cứu trước

đây về thú, thống kê có 97 loài và phân loài thú, 29 họ, 9 bộ ở tỉnh Lạng Sơn

- Năm 2004, Đoàn nghiên cứu hỗn hợp VSTTNSV và Bảo tàng lịch sử tự nhiên New York (tác giả là thành viên) khảo sát 30 ngày tại KBTTN Hữu Liên, thu được 129 mẫu (1 loài thuộc bộ ăn sâu bọ, bộ Dơi có 10 loài và bộ Gặm nhấm có 14 loài)

Tóm lại, ở Lạng Sơn có lịch sử nghiên cứu thú phát triển mạnh sau năm

1956, đặc biệt hơn 10 năm gần đây Đến năm 2003, tổng hợp các nghiên cứu

đã ghi nhận 97 loài và phân loài thú, thuộc 29 họ của 9 bộ trong toàn Tỉnh, trong đó vùng được nghiên cứu nhiều nhất là KBTTN Hữu Liên (80 loài và phân loài thuộc 29 họ của 9 bộ)

Tuy nhiên, đối với thú quý hiếm chỉ có loài hươu xạ (Moschus berezovskii)

được nghiên cứu khá đầy đủ về đặc điểm sinh học và sinh thái học Chưa có nghiên cứu chuyên sâu về: đánh giá tổng hợp đầy đủ khu hệ thú trong toàn Tỉnh; đặc điểm

định loại, phân bố, sinh học, sinh thái học của loài thỏ xám; tình trạng săn bắt, kinh doanh trái phép, quản lý, bảo tồn thú hoang dã trong toàn tỉnh Lạng Sơn

Chương 2

đặc điểm tự nhiên, kinh tế, x∙ hội - địa điểm, thời gian,

Tư liệu vμ phương pháp nghiên cứu 2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội - Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1 Sơ lược đặc điểm tự nhiên, kinh tế - x∙ hội tỉnh Lạng Sơn

2.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên

- Lạng Sơn có diện tích 8.305,21 km2, tọa độ địa lý 21019' đến 22027' vĩ độ Bắc và 106006' đến 107022' kinh độ Đông Địa hình có kiểu karst và kiểu địa hình núi đất chiếm trên 80% (kiểu karst 22,7%) Xen kẽ karst là địa hình núi đất và hệ sinh thái nông nghiệp

Trang 5

- Diện tích rừng trồng và rừng tự nhiên là 13,9% (1992), 21,2% (1995),

24,6% (1997), 34,74% (2002), 38,87% (2003) và 40,48% (2004) Tuy nhiên, diện

tích rừng nguyên sinh trên núi đá vôi và núi đất đều giảm mạnh trong toàn Tỉnh

2.1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

- Năm 2004, dân số Lạng Sơn là 731.820 người, gồm dân tộc Nùng (43,86%),

Tày (35,92%), Kinh (15,26%), Dao (3,54%) và các dân tộc khác là 1,42%

- Lạng Sơn có tốc độ tăng trưởng khá cao (năm 2004 là 10,03%), nhưng do

điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, sản xuất nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng

cao trong GDP (48,83% năm 2004) nên thu nhập bình quân đầu người (năm 2004

là 5.111.100 đồng/ người) còn thấp so với mặt bằng chung cả nước Trình độ dân

trí chưa cao và số người thiếu việc làm thường xuyên còn khá lớn đã gây khó khăn

không nhỏ cho công tác quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn

2.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.2.1 Địa điểm nghiên cứu

- KBTTN Hữu Liên; Pò Chấu, xã Yên Trạch - Cao Lộc (diện tích 650 ha,

độ cao 260 - 410 m, tọa độ 21048'63'' vĩ độ Bắc và 106047'70'' kinh độ Đông);

Chi Lăng và một số địa điểm khác; tại một số gia đình săn bắt và kinh doanh

động vật hoang dã

- Bảo tàng động vật, phòng Kí sinh trùng học và phòng Động vật học có

xương sống của VSTTNSV, Viện Công nghệ Sinh học và Viện Sốt rét - Kí sinh

trùng và Côn trùng

2.1.2.2 Thời gian nghiên cứu

Các nghiên cứu thu thập số liệu từ 7/1999 đến 8/2005 với tổng số 199 ngày

làm việc trên thực địa (không tính thời gian nghiên cứu tại các phòng chuyên môn

ở Hà Nội)

2.2 Mẫu vật, tư liệu, tài liệu và các phòng thí nghiệm phân tích số liệu

2.2.1 Mẫu vật, tư liệu và tài liệu nghiên cứu

2.2.1.1 Mẫu vật nghiên cứu

- Phân tích 56 mẫu của 30 loài thuộc 8 bộ (riêng tác giả sưu tầm); 129 mẫu

của 1 loài thuộc bộ ăn sâu bọ, 10 loài trong bộ Dơi và 14 loài trong bộ Gặm

nhấm, do chúng tôi thu được ở KBTTN Hữu Liên; 36 mẫu thú của 18 loài đã sưu

tầm trước đây tại tỉnh Lạng Sơn, hiện đang lưu trữ tại Bảo tàng động vật VSTNSV

- Phân tích 979 mẫu của 21 loài thú bị săn bắt ở huyện Chi Lăng, để xác

định vùng phân bố, độ phong phú, tỉ lệ đực cái, tuổi sinh thái, đặc điểm sinh

sản và khối lượng cơ thể trung bình

- So sánh đặc điểm hình thái của 12 mẫu thỏ nâu ở Gia Lai - Kon Tum (lưu trữ tại Bảo tàng động vật VSTNSV) với các mẫu thỏ xám ở tỉnh Lạng Sơn

- Phân tích 43 mẫu thỏ xám để xác định về đặc điểm sinh sản, tỉ lệ đực/cái, khối lượng cơ thể trung bình, kiểu phân bố, Phân tích: 6 mẫu máu, 4 mẫu cơ của 2 cá thể cầy vòi mốc ở huyện Văn Quan; 14 mẫu máu, 8 mẫu cơ của 3 cá thể loài thỏ xám ở huyện Văn Quan và Cao Lộc Phân tích 86 mẫu phân, 8 mẫu

động vật ngoại kí sinh và 19 loài thực vật là thức ăn của thỏ xám

2.2.1.2 Tư liệu và tài liệu nghiên cứu

- Sổ ghi mẫu thú của Bảo tàng động vật - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội; sổ nhật ký phỏng vấn 72 người; phiếu điều tra động vật bị săn bắt và buôn bán

- Tham khảo 83 tài liệu liên quan của các tác giả trong và ngoài nước

2.2.2 Các phòng thí nghiệm phân tích số liệu phục vụ luận án

Mẫu vật thú được xử lý và bảo quản ở Bảo tàng động vật VSTTNSV; mẫu máu, cơ của cầy vòi mốc và thỏ xám được phân tích tại phòng thí nghiệm của Viện Công nghệ Sinh học và VSTTNSV Nghiên cứu nội, ngoại kí sinh của thỏ xám thực hiện tại phòng Kí sinh trùng học của VSTTNSV và Viện Sốt rét - Kí sinh trùng và Côn trùng, Hà Nội

2.3 Các phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Các phương pháp nghiên cứu thành phần loài

- Định loại hình thái theo tài liệu Đào Văn Tiến (1985), Đặng Huy Huỳnh (1986), Phạm Trọng ảnh và Nguyễn Xuân Đặng (2003), Corbet và Hill (1992), Driesch (1976), Cao Văn Sung và cộng sự (1980), Averianov và cộng sự (2001),

- Phương pháp định loại trên cơ sở chỉ thị phân tử ADN:

Chọn gen nghiên cứu là một phần gen cytochrome b (cytb) thuộc hệ gen

ty thể của 1 mẫu cầy vòi mốc trắng tuyết, 1 cầy vòi mốc thường và 3 thỏ xám ADN tổng số được tách chiết từ mẫu bằng phương pháp Phenol - Chloroform, theo qui trình của Hillis và cộng sự (1996) Cặp mồi (primer) được thiết kế để nhân bản một đoạn ADN của gen cytochrome b của mẫu cầy vòi mốc có mã hiệu và trình tự là: CayF- TCATCAGTTACCCACATTTGCCG và CayR- GGTATAGTTGTCTGGGTCTCCTA

Của mẫu thỏ xám có mã hiệu và trình tự là:

CybF - TCAAAC ATCTCAGCCTCATGAA và CybR GGTATAGTTGTCTGGGTCTCC

Khoảng cách di truyền giữa các trình tự được nghiên cứu, xây theo mô hình

2 tham số của Kimura (Nei và Kumar, 2000) Sử dụng chương trình phần mềm phân tích phát sinh chủng loại và tiến hóa phân tử MEGA version 2.1, để xây

Trang 6

dựng cây phát sinh chủng loại theo phương pháp Maximum Parsimony (MP)

Đối với thỏ xám, khi có kết quả trình tự nucleotid của mẫu nghiên cứu sẽ so

sánh với số liệu của Wu và Zhang (2000)

- Tên khoa học và sắp xếp danh lục thú theo tài liệu Corbet và Hill (1992)

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu vùng phân bố, độ phong phú và suy giảm số lượng

Vùng phân bố của thú được căn cứ vào địa điểm nơi thu mẫu, quan sát

trực tiếp và gián tiếp, điều tra phỏng vấn và tài liệu đã công bố Độ phong phú

của loài thú trong thiên nhiên được ước tính: mức nhiều (++++); mức trung bình

(+++); mức ít (++); mức hiếm (+); mức rất hiếm (0) Theo dõi sự suy giảm số

lượng cá thể từng loài dưới tác động của săn bắt và kinh doanh trái phép từ

năm 1998 đến 2004

2.3.3 Các phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của thỏ xám

Quan sát ngoài thiên nhiên, phỏng vấn, thu thập mẫu và đặc điểm các bãi

phân qua các mùa của 2 năm tại Pò Chấu

2.3.4 Các phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của thỏ xám

- Xác định nơi ở, vùng hoạt động, mối quan hệ cùng loài, mối quan hệ khác

loài, tập tính hoạt động tìm kiếm thức ăn và trốn tránh kẻ thù căn cứ vào: quan sát

trực tiếp tại Pò Chấu, điều tra nhân dân và tham khảo các tài liệu đã công bố

- Nghiên cứu tỉ lệ đực/cái, khối lượng cơ thể trung bình, kiểu phân bố được

căn cứ vào 43 mẫu thỏ xám bị săn bắt ngẫu nhiên Đánh giá đa dạng di truyền của

quần thể thỏ xám trên cơ sở xác định và so sánh chỉ số đa dạng nucleotid theo

Kumar và cộng sự (2001), Nei và cộng sự (2000), Wu và Zhang (2000)

- Mẫu ngoại kí sinh định loại theo tài liệu Nguyễn Thu Vân (1987),

Nguyễn Văn Châu (1994) và Phan Trọng Cung, Đoàn Văn Thụ (2001)

Chương 3

Kết quả vμ bμn luận 3.1 Thành phần loài, độ phong phú và một số đặc điểm của thú hoang dã

3.1.1 Thành phần loài và độ phong phú của thú hoang d∙

3.1.1.1 Thành phần loài và độ phong phú của thú hoang dã ở các huyện

Huyện Hữu Lũng, Chi Lăng, Bắc Sơn và Bình Gia có số loài nhiều hơn các

huyện khác trong Tỉnh (xem Bảng 3.1) vì 2 lý do: bốn huyện trên có diện tích

và kiểu rừng đa dạng hơn các huyện khác; các huyện này được điều tra kỹ hơn

các huyện còn lại, nhất là về các loài thú nhỏ trong bộ ăn sâu bọ, bộ Dơi và

bộ Gặm nhấm

Bảng 3.1 Số loài và độ phong phú thú hoang d∙ ở các huyện

Độ phong phú (số loài / tỉ lệ %)

Mức hiếm

Mức rất hiếm

Số loài

được luận

án bổ sung

1 Hữu Lũng 103 4 (3,88) 28 (27,18) 31 (30,09) 29 (28,15) 11 (10,70) 14

2 Chi Lăng 68 5 (7,35) 17 (24,50) 21 (30,88) 14 (20,59) 11 (16,68) 13

3 Bắc Sơn 65 4 (6,15) 15 (23,07) 22 (33,84) 14 (21,54) 10 (15,40) 2

4 Bình Gia 66 4 (5,97) 15 (22,39) 20 (29,85) 17 (25,37) 10 (16,42) 1

5 Văn Quan 49 1 (1,96) 12 (23.53) 16 (31,37) 13 (25,49) 9 (17,65) 47

6 Văn Lãng 53 4 (7,55) 11 (20,75) 18 (33,96) 8 (15,09) 12 (22,65) 15

7 Tràng Định 46 1 (2,17) 10 (21,74) 13 (28,27) 11 (23,91) 11 (23,91) 46

8 Cao Lộc 48 4 (8,33) 13 (27,08) 13 (27,08) 8 (15,68) 10 (21,83) 9

9 Lộc Bình 39 1 (2,56) 10 (25,64) 13 (33,33) 5 (12,82) 10 (25,65) 39

10 Đình Lập 39 1 (2,56) 10 (25,65) 11 (28,19) 7 (17,95) 10 (25,65) 38

Đặc biệt, lần đầu tiên ở Việt Nam chúng tôi kết hợp sử dụng phương pháp

định loại hình thái với phương pháp định loại trên cơ sở chỉ thị phân tử ADN:

1 mẫu cầy vòi mốc lông trắng tuyết, 1 cầy vòi mốc màu lông bình thường và

3 thỏ xám Kết quả: cầy vòi mốc lông trắng tuyết ở huyện Văn Quan là loài

Paguma larvata, màu lông trắng là một tính trạng hiếm có trong thiên nhiên;

3 mẫu thỏ xám đều là loài Lepus sinensis

3.1.1.2 Phân tích sự đa dạng thành phần loài thú hoang dã

- Từ kết quả thống kê thành phần loài thú của 10 huyện, chúng tôi đã xây dựng

được Danh lục thú mới nhất của tỉnh Lạng Sơn gồm 105 loài thuộc 69 giống, 29 họ của 9 bộ thú Trong đó, bổ sung 13 loài cho Danh lục thú tỉnh Lạng Sơn trước đây (xem Bảng 3.3)

- Từ năm 1999 đến 2004, mẫu thú sưu tầm được tại tỉnh Lạng Sơn như sau: + Tác giả trực tiếp sưu tầm 56 mẫu thuộc 30 loài của 8 bộ, trong đó cầy

vòi mốc trắng tuyết (Paguma larvata) và thỏ xám (Lepus sinensis) được sưu tầm đầu tiên ở Việt Nam; triết bụng vàng (Mustela kathiah), rái cá thường

(Lutra lutra) và mèo gấm (Pardofelis marmorata) là mẫu mới cho Lạng Sơn;

còn lại là mẫu mới cho mỗi huyện

+ Tác giả tham gia sưu tầm 129 mẫu của 25 loài tại KBTTN Hữu Liên Trong

đó, 11 loài là mẫu mới cho Tỉnh và 6 loài chưa xác định được tên khoa học

Trang 7

Bảng 3.3 Các loài được ghi nhận bổ sung cho Danh lục thú ở tỉnh Lạng Sơn

TT

Tên khoa học Tên Việt Nam HL ChL BS BG VQ VL TĐ CL LB ĐL

1 Rhinolophus paradoxolophus Dơi lá quạt M

2 Rhinolophus pearsoni Dơi lá pécxôn M

3 Rhinolophus pusillus Dơi lá muỗi M

4 Hipposideros larvatus Dơi mũi xám M

5 Hipposideros pomona Dơi mũi xinh M

6 Harpiocephalus harpia Dơi mũi ống cánh lông M

7 Miniopterus chreibersii Dơi cánh dài M

8 Scotomanes ornatus Dơi đốm hoa M

9 Pardofelis marmorata Mèo gấm ĐT M

10 Lepus sinensis Thỏ xám M M M M M M M M M

11 Niviventer niviventer Chuột bụng trắng M

12 Niviventer langbianis Chuột bụng kem M

13 Niviventer fulvescens Chuột M

Chú giải: Hữu Lũng (HL), Chi Lăng (ChL), Bắc Sơn (BS), Bình Gia (BG), Văn Quan

(VQ), Văn Lãng (VL), Tràng Định (TĐ), Cao Lộc (CL), Lộc Bình (LB), Đình Lập

(ĐL), Mẫu (M), Điều tra (ĐT)

3.1.2 Một số đặc điểm thú hoang d∙

3.1.2.1 Độ đa dạng về bậc phân loại

Bảng 3.4 Độ đa dạng về bậc phân loại thú ở tỉnh Lạng Sơn

Tên bộ thú

TT

Tên khoa học Tên Việt Nam

Số họ Số giống Số loài

Theo Lê Vũ Khôi (2000), Việt Nam có 12 bộ thú trên cạn, Bắc Bộ có 10 bộ

Theo chúng tôi đến nay Lạng Sơn có 9 bộ (không có bộ Cánh da, bộ Có vòi và bộ

Móng guốc lẻ), 29 họ thú, 70 giống với số loài là 105 chiếm 42,8 % tổng số

loài thú ở Việt Nam (xem Bảng 3.4), chiếm 73,3 % tổng số loài thú ở tỉnh Quảng Tây (146 loài)

3.1.2.2 Vùng phân bố, độ phong phú, tỉ lệ đực cái, khối lượng cơ thể trung bình và suy giảm số lượng của một số loài thú bị săn bắt

* Phân bố, độ phong phú một số loài thú theo vùng địa lý và sinh cảnh ở Chi Lăng

- Vùng phân bố theo địa lý của 36 loài thú bị săn bắt như sau:

Vùng phân bố rất hẹp, nguy cơ bị tuyệt diệt gồm 14 loài: khỉ cộc, khỉ vàng, khỉ mốc, voọc đen má trắng, gấu ngựa, rái cá thường, rái cá vuốt bé, cầy tai trắng, cầy vằn bắc, beo lửa, báo gấm, hươu xạ, sơn dương và tê tê vàng Vùng phân bố hẹp có 12 loài: cu li lớn, lửng lợn, chồn vàng, cầy vòi mốc, cầy vòi đốm, cầy gấm, lợn rừng, hoẵng, thỏ xám, sóc bay trâu, nhím và đon Vùng phân bố rộng toàn huyện có 10 loài: lửng chó, chồn bạc má răng nhỏ, cầy giông, cầy hương, cầy lỏn tranh, cầy móc cua, mèo rừng, sóc bụng đỏ, sóc mõm hung và dúi mốc lớn

- Vùng phân bố theo sinh cảnh của 979 cá thể thuộc 21 loài thú bị săn bắt ở 9 dạng sinh cảnh: rừng trên núi đá vôi có 166 cá thể (16,69 %) của 14 loài và ven

rừng núi đá vôi có 89 cá thể (9,10 %) của 11 loài; núi đá vôi có cây bụi có 63 cá thể (6,40%) của 9 loài và ở ven núi đá vôi có cây bụi có 116 cá thể (11,85 %) của 13 loài; rừng trên núi đất có 91 cá thể (9,29 %) của 12 loài và 69 cá thể (7,05 %) của 14 loài ở ven rừng núi đất; sinh cảnh rừng non tái sinh trên núi đất

có 46 cá thể (4,70 %) của 10 loài và ven rừng non tái sinh trên núi đất có 128 cá thể (13,07%) của 14 loài; sinh cảnh trảng cỏ cây bụi có 211 cá thể (21,58 %) của 9 loài Ví dụ: cầy lỏn tranh (83,5 %) và thỏ xám (88,1 %) có vùng phân bố chủ yếu ở sinh cảnh trảng cỏ cây bụi, có cây gỗ rải rác, gần nơi trồng trọt

- Độ phong phú của 68 loài thú ở huyện Chi Lăng thể hiện ở Bảng 3.1

* Tỉ lệ đực/ cái và khối lượng cơ thể trung bình một số loài thú huyện Chi Lăng

- Tỉ lệ đực/cái: 14 loài có tỉ lệ đực/cái gần bằng 1/1; cầy giông là 1/1,58; thỏ xám là 1/1,60 và hươu xạ là 1/1,91

- Khối lượng cơ thể trung bình thấp gồm cầy vòi mốc (3,70 kg), cầy vòi

đốm (2,88 kg), cầy giông (4,41 kg) và cầy hương (2,35 kg); hơi thấp là mèo rừng (3,08 kg) và lửng chó (3,11 kg), sóc bay trâu (2,56 kg) và đon (3,56 kg);

Trang 8

mức tương đương gồm chồn vàng (2,11 kg), chồn bạc má răng nhỏ (1,01 kg),

cầy gấm (0,94 kg), cầy lỏn tranh (0,74 kg) và cầy móc cua (2,12 kg); rất thấp

là tê tê vàng (4,7 kg) và hươu xạ (5,4 kg)

Bảng 3.10 Tổng số cá thể của một số các loài thú bị săn bắt được thu mua ở huyện

Chi Lăng, Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Lộc Bình và Cao Lộc (1998 - 2004)

Số lượng thu mua

1998 1999 2003 2004

Tổng cá thể Ghi chú

17 Chồn bạc má răng nhỏ 1265 1047 905 766 3983

35 Cheo cheo Nam Dương 0 0 0 0 0

46 Sóc mõm hung Phân bố rộng, nhưng không thống kê số lượng bị săn bắt

Tổng số cá thể

bị săn bắt 4 năm

là 19.057 cá thể

* Sự suy giảm số lượng của từng loài thú hoang dã

Tình trạng săn bắt quá mức là nguyên nhân suy giảm số lượng cá thể loài Số lượng loài không mua được tại Chi Lăng năm 1998 là 18 loài, đến 2004 đã tăng tới 22 loài Theo dõi sự suy giảm số lượng cá thể của 49 loài do bị săn bắt và buôn bán tại 6 huyện (1998 - 2004), cho thấy phần lớn số lượng cá thể từng loài của năm sau ít hơn năm trước Thậm chí, nhiều loài đã hiếm gặp hoặc có thể đã bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên Ví dụ đến năm 2004 có 11 loài (chiếm 22,44%) không thu mua được cá thể nào (Bảng 3.10)

3.1.2.3 Cấp bảo tồn của các loài thú quý hiếm ở tỉnh Lạng Sơn

Có tới 54 loài thú được ghi trong: Sách Đỏ Việt Nam (2000), Sách Đỏ Thế giới (2003), Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật đang nguy

cấp (CITES) và Nghị định số 48/2002/NĐ-CP, ngày 22 tháng 4 năm 2002

3.1.2.4 So sánh về thành phần thú hoang dã ở tỉnh Lạng Sơn và Quảng Tây

- Tỉnh Lạng Sơn có 105 loài thuộc 29 họ của 9 bộ; Quảng Tây có 146 loài thuộc 31 họ của 9 bộ Tỉnh Quảng Tây hơn Lạng Sơn 2 họ là Dơi thò đuôi (Molossidae) và Dơi bao đuôi (Emballonuridae) Cho đến nay, có 95 loài cùng

được ghi nhận phân bố ở tỉnh Lạng Sơn và Quảng Tây

- 10 loài được ghi nhận ở các huyện phía Tây của tỉnh Lạng Sơn, không có ở

Quảng Tây Đó là các loài Talpa micrura, Rhinolophus paradoxolophus, Hipposideros

pomona, Hipposideros lylei, Myotis siligorensis, Murina cyclotis, Macaca nemestrina, Pardofelis marmorata, Viverra tainguensis và Callosciurus inornatus

- 51 loài thú được ghi nhận phân bố ở tỉnh Quảng Tây, chưa thấy ở Lạng Sơn

3.2 Đặc điểm định loại, sinh học và sinh thái học của thỏ xám

Năm 1970, Đoàn điều tra động vật của Viện Sinh học sưu tầm được một mẫu thỏ rừng tại huyện Đình Lập Sau đó, mẫu thỏ rừng này không định loại

được vì bị hỏng và sọ bị thất lạc Hơn nữa, đặc điểm hình thái loài thỏ nâu ở miền Trung - Tây Nguyên và thỏ xám ở Lạng Sơn tương đối giống nhau, nên

có hai ý kiến khác nhau:

- Theo Cao Văn Sung và cộng sự (1980), loài thỏ nâu (Lepus peguensis) phân

Trang 9

bố ở Lạng Sơn và Quảng Ninh ý kiến này được củng cố thêm khi Sokolov và cộng

sự (1982), nhận định loài thỏ nâu ở huyện Sơn Động - Bắc Giang Theo Corbet và

Hill (1992), loài Lepus peguensis phân bố từ Tây Nguyên đến một số tỉnh phía

Đông Bắc Việt Nam Đồng thời, chưa ghi nhận loài Lepus sinensis phân bố ở Việt Nam

- Đào Văn Tiến (1983), đã dự đoán loài Lepus sinensis phân bố ở Cao Bằng,

Lạng Sơn và Quảng Ninh Năm 1992 - 1994, Đặng Huy Huỳnh và cộng sự khẳng

định loài thỏ rừng ở tỉnh Lạng Sơn là loài Lepus sinensis Trần Hồng Việt (1997),

qua điều tra và ghi nhận loài Lepus sinensis ở huyện Cao Lộc (chưa thu được mẫu)

- Zhang và cộng sự (1997), ghi nhận loài Lepus sinensis ở huyện Ninh Minh và

Long Châu (giáp phía Đông của Lạng Sơn), tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc Điều này,

đã củng cố thêm về nhận định vùng phân bố của loài Lepus sinensis ở Việt Nam

- Năm 1999, chúng tôi đã sưu tầm được 4 mẫu thỏ xám tại tỉnh Lạng Sơn

- Wu và Zhang (2000), đã xác định được trình tự nucleotid của một phần gen

cytochrome b (cyt b) thuộc hệ gen ty thể và trình tự axit amin (amino acid) của ba cá

thể Lepus sinensis ở Trung Quốc, để định loại và phân tích đa dạng di truyền Đây là

hướng nghiên cứu mà chúng tôi đã áp dụng đối với loài thỏ xám ở Lạng Sơn

Tóm lại, đến nay chưa có công trình nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện

(kể cả về phân loại học) đối với loài thỏ xám ở Việt Nam Trong khi đó, thỏ xám đang

giảm số lượng cá thể do còn tình trạng săn bắt và kinh doanh trái phép ở Lạng Sơn

3.2.1 Đặc điểm định loại của thỏ xám

3.2.1.1 Đặc điểm hình thái

- Khi phân tích màu lông của 9 cá thể thỏ xám ở Lạng Sơn, cho thấy màu lông

của các cá thể tương đối giống nhau Tuy nhiên, màu lông có khác nhau nhỏ giữa

đực và cái, giữa cá thể trưởng thành với cá thể non và giữa các mùa trong năm

- Thỏ xám có màu lông xám thẫm nhiều hơn thỏ nâu ở Gia Lai - Kon Tum

Thỏ xám chủ yếu màu xám đen thẫm phớt các chấm nâu, còn thỏ nâu màu nâu

hung Các số đo hình thái của hai loài khá giống nhau, riêng dài bàn chân sau của

thỏ xám dài hơn thỏ nâu Màu lông của thỏ xám ở Lạng Sơn và Nam Trung Quốc

khá giống nhau, nhưng khác nhau về màu lông gáy, lông trên đuôi, lông bên sườn

Các số đo hình thái đều giống nhau

3.2.1.2 So sánh sọ loài thỏ xám và thỏ nâu

- So sánh 34 số đo của 2 sọ thỏ xám Lạng Sơn với 2 sọ thỏ nâu ở Gia Lai -

Kon Tum, cho thấy: phía trước xương mũi của thỏ xám nhô cao hơn thỏ nâu, các

số đo khác của xương mũi giữa 2 loài ít sự khác biệt; phần sau của xương trán

loài thỏ xám lõm thắt sâu và rộng hơn thỏ nâu; chiều dài khoảng trống răng thỏ xám lớn hơn thỏ nâu; chiều dài xương khẩu cái của 2 loài không khác biệt lớn

- Hàm trên thỏ xám, có đôi răng cửa chính với hình dáng và mặt răng rất khác thỏ nâu (xem Hình 3.4) Đây là đặc điểm khác nhau cơ bản, để phân biệt giữa thỏ xám và thỏ nâu

- Hàm dưới thỏ xám, hai chiếc răng cửa về hình dáng khá giống thỏ nâu

Mặt răng hàm trên và răng hàm dưới của thỏ xám rất khác thỏ nâu Loài thỏ

xám có hai răng nhỏ trong cùng của hàm trên với mặt răng rất nhỏ và thấp hơn răng hàm phía trước Hai răng này ở thỏ nâu mặt răng to và cao hơn một chút

so với thỏ xám (xem Hình 3.5 và 3.6)

Hình 3.4 Mặt răng cửa chính trên, bên trái

Hình 3.5 Mặt răng của bộ răng hàm dưới, bên trái (nhìn từ ngoài vào)

Hình 3.6 Mặt răng của bộ răng hàm trên, bên trái (nhìn từ trong ra)

A A.Thỏ xám (mẫu CALHC - 001)

B Thỏ nâu (mẫu 1903)

A

B

B

A.Thỏ xám (mẫu CALHC - 001)

B Thỏ nâu (mẫu 1903)

A

B A.Thỏ xám (mẫu CALHC - 001)

B Thỏ nâu (mẫu 1903)

Trang 10

- Công thức răng của loài thỏ xám và thỏ nâu như sau:

Công thức răng của loài thỏ xám

26 2 3

3 2

2 0

0

1

2

=

x m Pm

c

I

Công thức răng của loài thỏ nâu

28 2 3

3 2

3 0

0 1

2c Pm m x =

I

Kết luận các mẫu thỏ xám được nghiên cứu là loài Lepus sinensis Gray,

1832 thuộc giống Lepus Để kết luận được chính xác hơn, chúng tôi đã phân tích

trình tự ADN của gen cytochrome b ty thể 3 mẫu thỏ xám ở Lạng Sơn

3.2.1.3 Đặc điểm định loại và phát sinh chủng loại qua phân tích trình tự nucleotide

gen cytochrome b ty thể của thỏ xám

- Đã xác định và phân tích một phần trình tự ADN của gen cytochrome b (cyt b)

gồm 643 nucleotide của 3 mẫu thỏ xám ở Lạng Sơn Sau đó, so sánh với 3 trình tự

của loài Lepus sinensis ở Trung Quốc; 3 trình tự của loài Lepus comus phân bố ở

Vân Nam; một trình tự loài Lepus hainanus phân bố ở Hải Nam, Trung Quốc (Wu

và Zhang, 2000)

Đối chiếu, so sánh 643 trình tự nucleotide và 214 trình tự amino acid của

các trình tự nghiên cứu, cho thấy không có sự khác nhau nào về trình tự

nucleotide và amino acid giữa 3 mẫu thỏ xám ở Lạng Sơn

Khi so sánh trình tự nucleotide và amino acid của 3 mẫu thỏ xám Lạng

Sơn với quần thể thỏ xám ở Trung Quốc (Wu và Zhang, 2000), cho thấy có tổng

số 53 vị trí có biến đổi trình tự, trong đó có 24 cặp trình tự giống nhau, 21 thay

đổi đồng hoán (Si) và 8 thay đổi dị hoán (Sv), tỉ lệ Si/ Sv là 2,7 Có quá nửa

trong tổng số các biến đổi thuộc trình tự của quần thể Lepus sinensis TQ.3

Trong các trình tự còn lại chỉ còn 20 vị trí có biến đổi trình tự với 7 cặp trình

tự giống nhau, 9 thay đổi đồng hoán và 4 thay đổi dị hoán, tỉ lệ Si/ Sv là 2,3

Đặc biệt, thỏ xám ở Lạng Sơn có 8 vị trí trình tự biến đổi độc đáo, không có ở

các quần thể thỏ xám khác ở Trung Quốc

Có tổng số 10 vị trí biến đổi thay thế amin acid, nhưng chỉ có 3 biến đổi giữa

3 mẫu thỏ xám Lạng Sơn với Lepus sinensis.TQ.1 và Lepus sinensis.TQ.2 Tại vị

trí 200, trong trình tự 214 amino acid của thỏ xám ở Lạng Sơn là thymine, mà các

quần thể Lepus sinensis của Trung Quốc không có Như vậy, đây là một biến đổi

amino acid độc đáo

Số vị trí biến đổi trình tự của các mẫu Lepus sinensis VN với Lepus hainanus

và Lepus comus.1 tương ứng là 54 và 70 Vị trí biến đổi trình tự giữa Lepus

hainanus và Lepus comus.1 là 69 Tỷ lệ biến đổi amino acid của hai loài này cũng

cao hơn nhiều so với các quần thể Lepus sinensis của Việt Nam và Trung Quốc

- Khoảng cách di truyền của 3 mẫu Lepus sinensis VN so với 3 mẫu Lepus

sinensis ở Trung Quốc biến đổi từ 1,2 - 8,8 % Nếu không so sánh với trình tự Lepus sinensis TQ.3, thì biến đổi khoảng cách di truyền giữa Lepus sinensis VN

đến Lepus sinensis.TQ.2, chỉ còn 3,1% (xem Bảng 3.15)

Bảng 3.15 Khoảng cách di truyền Kimura 2 - Parameter

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

[1] L.sinensis.VN.1 - [2] L.sinensis.VN.2 0.000 - [3] L.sinensis.VN.3 0.000 0.000 - [4] L.sinensis.TQ.1 0.012 0.012 0.012 - [5] L.sinensis.TQ.2 0.031 0.031 0.031 0.018 - [6] L.sinensis.TQ.3 0.088 0.088 0.088 0.074 0.053 - [7] L.hainanus 0.090 0.090 0.090 0.087 0.090 0.129 - [8] L.comus.1 0.101 0.101 0.101 0.110 0.116 0.129 0.101 - [9] L.comus.2 0.096 0.096 0.096 0.105 0.110 0.123 0.092 0.011 - [10] L.comus.3 0.119 0.119 0.119 0.129 0.134 0.146 0.117 0.035 0.033 -

- Khoảng cách di truyền giữa các quần thể Lepus sinensis so với Lepus

hainanus là 9 - 12,9% Giữa các quần thể Lepus sinensis so với so với Lepus comus.1 là 10,1 - 12,9%, với Lepus comus.2 là 9,6 - 12,3%, với Lepus comus.3

là 11,9 - 14,6%

Hình 3.8 Cây phát sinh chủng loại Maximum Parsimony (MP)

(Số ở gốc các nhánh của cây phát sinh chủng loài là giá trị Bootstrap)

- Xem Hình 3.8 cho thấy: quần thể thỏ xám ở Lạng Sơn tạo nhóm cùng với các quần thể thỏ xám khác ở Trung Quốc và có quan hệ di truyền gần nhất

với quần thể của Lepus sinensis.TQ.1 và Lepus sinensis.TQ.2 Loài thỏ xám

có quan hệ di truyền gần với Lepus hainanus hơn so với Lepus comus

Kết luận: căn cứ vào đặc điểm hình thái và kết quả phân tích trình tự nucleotid

cho thấy 3 mẫu thỏ xám có tên khoa học là loài Lepus sinensis Gray, 1832

L.sinensis.VN.2

L.hainanus

L.sinensis.VN.1 L.sinensis.VN.3 L.sinensis.TQ.1 L.sinensis.TQ.2 L.sinensis.TQ.3

L.comus.2 L.comus.1

L.comus.3

95 69

65 100

100 53

10

Ngày đăng: 03/04/2014, 12:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Số loài và độ phong phú thú hoang d∙ ở các huyện - Thành phần loài, đặc điểm sinh học, sinh thái học và quản lý một số loài thú hoang dã bị săn bắt ở tỉnh Lạng Sơn
Bảng 3.1. Số loài và độ phong phú thú hoang d∙ ở các huyện (Trang 6)
Bảng 3.3. Các loài đ−ợc ghi nhận bổ sung cho Danh lục thú ở tỉnh Lạng Sơn - Thành phần loài, đặc điểm sinh học, sinh thái học và quản lý một số loài thú hoang dã bị săn bắt ở tỉnh Lạng Sơn
Bảng 3.3. Các loài đ−ợc ghi nhận bổ sung cho Danh lục thú ở tỉnh Lạng Sơn (Trang 7)
Bảng 3.10. Tổng số cá thể của một số các loài thú bị săn bắt đ−ợc thu mua ở huyện - Thành phần loài, đặc điểm sinh học, sinh thái học và quản lý một số loài thú hoang dã bị săn bắt ở tỉnh Lạng Sơn
Bảng 3.10. Tổng số cá thể của một số các loài thú bị săn bắt đ−ợc thu mua ở huyện (Trang 8)
Hình 3.6. Mặt  răng của bộ răng hàm trên, bên trái (nhìn từ trong ra) - Thành phần loài, đặc điểm sinh học, sinh thái học và quản lý một số loài thú hoang dã bị săn bắt ở tỉnh Lạng Sơn
Hình 3.6. Mặt răng của bộ răng hàm trên, bên trái (nhìn từ trong ra) (Trang 9)
Bảng 3.15. Khoảng cách di truyền Kimura 2 - Parameter - Thành phần loài, đặc điểm sinh học, sinh thái học và quản lý một số loài thú hoang dã bị săn bắt ở tỉnh Lạng Sơn
Bảng 3.15. Khoảng cách di truyền Kimura 2 - Parameter (Trang 10)
Hình 3.8. Cây phát sinh chủng loại Maximum Parsimony (MP) - Thành phần loài, đặc điểm sinh học, sinh thái học và quản lý một số loài thú hoang dã bị săn bắt ở tỉnh Lạng Sơn
Hình 3.8. Cây phát sinh chủng loại Maximum Parsimony (MP) (Trang 10)
Hình 3.10. Sơ đồ mạng lưới kinh doanh trái phép động vật hoang d∙ ở Lạng Sơn - Thành phần loài, đặc điểm sinh học, sinh thái học và quản lý một số loài thú hoang dã bị săn bắt ở tỉnh Lạng Sơn
Hình 3.10. Sơ đồ mạng lưới kinh doanh trái phép động vật hoang d∙ ở Lạng Sơn (Trang 12)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w