Con người là chủ thể cho vay trong quan hệ tín dụng, thực hiện các công việc từ hoạch định chính sách đầu tư, thẩm định dự án, xét duyệt đầu tư kiểm tra sử dụng vốn vay, thu nợ …như vậy CLTD phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người . Vì vậy muốn nâng cao CLTD không thể không nâng cao chất lượng nhân sự. Với Sacombank Bắc Ninh, cán bộ hoạch định chính sách tín dụng và cán bộ quản lý điều hành tín dụng hoạt động tương đối tốt. Trong thời gian tới Ngân hàng cần tập chung vào việc nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ trực tiếp giao tiếp với khách hàng; thẩm định dự án đề suất lãnh đạo ra quyết định, đồng thời gíam sát dự án này.
Có thể nói khâu thẩm định dự án ảnh hưởng rất lớn đến CLTD. Quyết định đúng sai của những người lãnh đạo phụ thuộc quá nhiều vào người cán bộ thẩm định, chỉ có họ mới biết được thực tế khách hàng vay vốn như thế nào, từ tư cách pháp nhân đến năng lực sản xuất và tính khả thi của dự án. Nếu người cán bộ có trình độ yếu kém thì không thể đưa ra quyết định đúng vì họ không phân tích được vấn đề, thẩm định chỉ mang tính hợp lý hoá thủ tục. Chính vì vậy mà trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ thẩm định phải sâu sát thực tế tình hình SXKD của khách hàng, có trình độ nhìn nhận phân tích hợp lý đúng đắn các thông tin khách hàng cung cấp, hiểu biết nhất định về kinh tế thị trường, pháp luật …Trong điều kiện cạnh tranh của nền
kinh tế thị trường, tồn tại tiêu cực xã hội là tất yếu, có nhiều khách hàng vì mục đích SXKD họ sẽ tìm mọi cách để vay được vốn của Ngân hàng. Khách hàng dùng mọi thủ đoạn tinh vi để lừa đảo, lập hồ sơ giả, cung cấp thông tin sai sự thật,vì vậy nếu không có trình độ chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp thì trong kiểm tra thẩm định không thể phát hiện và xử lý được các hành vi này.
Theo em, Sacombank Bắc Ninh cần tổ chức các đợt thi đua cho cán bộ tín dụng về các lĩnh vực sau :
- Trình độ nghiệp vụ chuyên môn. - Khả năng hiểu biết về kinh tế xã hội. - Khả năng nhìn nhận đánh giá các vấn đề. - Trình độ tin học ngoại ngữ.
Sau đó có thể phân loại trình độ cán bộ và tuỳ khả năng mỗi người để giao cho những công việc phù hợp.
KẾT LUẬN
Thị trường tài chính phát triển chỉ khi thị trường tín dụng được phát triển tương ứng. Đối với các NHTM thì chất lượng tín dụng là vấn đề sống còn, quyết định tình hình lợi nhuận của NH, do đó nâng cao chất lượng tín dụng vừa là mục tiêu của các NHTM, vừa là mục tiêu để phát triển thị trường tài chính nói chung.
Tín dụng Ngân hàng luôn đi kèm với rủi ro, việc thẩm định và xây dựng một hệ thống đánh giá chất lượng tín dụng là điều rất quan trọng đối với các NHTM. Tuy nhiên để xây dựng được hệ thống đó cần khá nhiều công sức và cần những cải cách mới trong hệ thống chính sách, bộ luật cũng như sự thống nhất của các cơ quan doanh nghiệp. Do đó hiện tại đa số NHTM cho vay tín dụng vẫn theo những chuẩn mực đánh giá cũ, cần có sự thay đổi để bắt kịp với các ngân hàng nước ngoài đã bắt đầu tham gia sâu vào thị trường tài chính, chứng khoán nước ta.
Thực hiện cho vay hộ gia đình, cá thể để phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh và tiêu dùng thực sự phải là thị trường mục tiêu của chi nhánh, nhưng đa dạng hoá sản phẩm để hạn chế rủi ro, cơ cấu lại nguồn vốn sẽ tận dụng nhiều lợi thế của Ngân hàng chi nhánh. Tuy nhiên đây là lĩnh vực mới so với ngân hàng, việc triển khai sản phẩm dịch vụ này cần có sự đầu tư quan tâm nhất định của chi nhánh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.Giáo trình: Lý thuyết tài chính tiền tệ.(2002) - TS. Nguyễn Hữu Tài 2.Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính - Frederic S.Mishkin 3. Phân tích tài chính doanh nghiệp - Trường ĐHKTQD 4. Giáo trình: Tài chính doanh nghiệp - Trường ĐHKTQD 5. Giáo trình Ngân hàng Thương mại. - Trường ĐHKTQD 6. Quản trị ngân hàng thương mại - TS. Nguyễn Văn Tiến 7. Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học ngành Ngân hàng.
- NXB Thống kê. 8. Báo cáo thường niên Sacombank 2007 - 2007.
9. Biện pháp xử lý nợ xấu tại các Ngân hàng.
10. Các văn bản của Sacombank ban hành đối với các chi nhánh trong hệ thống về nghiệp vụ tín dụng.
11. Thời báo Ngân hàng năm 2006, 2007.
12. Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ năm 2006, 2007. 13. Trang web của các ngân hàng.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU... 1
Chương I: Cho vay hộ gia đình và chất lượng cho vay hộ gia đình của NHTM...2
1.1. Cho vay hộ gia đình của NHTM...2
1.1.1. Khái niệm và vai trò của kinh tế hộ gia đình...2
1.1.2. Cho vay hộ gia đình của NHTM...3
1.2. Đối tượng cho vay:...5
1.3. Các điều kiện cho vay...5
1.4. Các phương thức vay vốn...6
1.5. Lãi suất và thời hạn cho vay:...6
1.6. Tài sản đảm bảo cho khoản vay:...7
1.7. Hồ sơ vay vốn:...7
1.7.1. Hồ sơ pháp lý:...7
1.7.2. Hồ sơ khoản vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng:...7
1.8 Chất lượng cho vay hộ gia đình của NHTM...10
1.8.1. Khái niệm cho vay hộ gia đình của NHTM...10
1.8.2. Các tiêu thức đánh giá cho vay hộ gia đình...10
1.8.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay hộ gia đình...12
Chương II : Thực trạng cho vay hộ gia đình tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Bắc Ninh...14
2.1. Tổng quan về Ngân hàng Sài Gòn thương tín...14
2.1.1. Khái quát chung...14
2.1.2. Sự thành lập ...15
2.1.3. Tổ chức bộ máy hoạt động của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín 17 2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch/Chi nhánh cấp 1...18
2.2. Thực trạng cho vay hộ gia đình tại Sacombank chi nhánh Bắc
Ninh...21
2.2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh...21
2.2.2. Thực trạng cho vay hộ gia đình của chi nhánh Sacombank Bắc Ninh...29
2.2.3. Đánh giá về chất lượng cho vay hộ gia đình của chi nhánh Sacombank Bắc Ninh...31
Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay hộ gia đình của chi nhánh Sacombank...33
3.1. Định hướng phát triển của chi nhánh và quyết định cho vay hộ gia đình của Sacombank Bắc Ninh...33
3.2.Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay hộ gia đình ...34
3.2.1. Nâng cao chất lượng nghiệp vụ đánh giá khách hàng. ...35
3.2.2. Thiết lập mối quan hệ tốt và lâu dài với khách hàng. ...37
3.2.3. Nâng cao chất lượng phân tích hoạt động tín dụng ...38
3.2.4. Tăng cường và nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng...40
KẾT LUẬN... 42