1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mối quan hệ giữa tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

44 1,2K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 523,5 KB

Nội dung

Luận văn ; Mối quan hệ giữa tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Trang 1

Mối quan hệ giữa tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Mục Lục

Danh sách các bảng, biểu

Tóm tắt

Phần I: Lý luận chung về tăng trưởng và XĐGN

1 Các khái niệm và các chỉ tiêu để đo

1.1 Tăng trưởng kinh tế

1.2 Phát triển kinh tế

1.3 Nghèo

1.4 Công bằng và bất bình đẳng

2 Các mối quan hệ

2.1 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo

2.2 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinhtế và công bằng

2.3 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và các chính sách giảm nghèo

3 Kinh nghiệm của một số nước NICs Châu Á trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và XĐGN

Phần II: Thực trạng tăng trưởng kinh tế và XĐGN ở ĐBSCL

1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội ở ĐBSCL

2 Chính sách XĐGN ở ĐBSCL

3.Thành tựu tăng trưởng kinh tế và XĐGN ở ĐBSCL

3.1.Thành tựu tăng trưởng kinh tế ở ĐBSCL

3.2.Thành tựu về XĐGN ở ĐBSCL

4 Nguyên nhân nghèo ở ĐBSCL

Phần III: Kiến nghị và giải pháp

1.Giải pháp XĐGN ở ĐBSCL

2 Kiến nghị giải pháp giải quyết việc làm và tăng thu nhập ở ĐBSCL

Kết luận

Danh sách các tài liệu tham khảo

Trang 2

Danh sách các bảng, biểu và các từ viết tắt.

Biểu 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua

Biểu 2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế ĐBSCL

Biểu 3: Thu nhập bình quân 1 người/tháng của ĐBSCL

Biểu 8: Dân số trung bình ở ĐBSCL

Bảng 1: Thu nhập bình quân 1 người/tháng theo giá thực tế của ĐBSCL

1 ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long

2 XĐGN: Xoá đói giảm nghèo

3 GD_ĐT: Giáo dục _đào tạo

Trang 3

TÓM TẮT

Bài viết nay sẽ gồm 3 phần lớn là:

phần I :Lý luận chung tăng trưởng và XĐGN

Trong phần này sẽ đưa ra các khái niệm cơ bản như tăng trưởng kinh tế,nghèo, bình đẳng và bất bình đẳng Cùng với các chỉ tiêu để đo, các mối quan hệgiữa tăng trưởng và bình đẳng, tăng trưởng và giảm nghèo, các chính sách tácđộng đến tăng trưởng Trong đó em sẽ tập trung vào khái niệm “nghèo”, tácđộng của các chính sách tới tăng trưởng kinh tế, mối quan hệ tăng trưởng kinh tếvới vấn đề công bằng

Phần II: Thực trạng tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo ở ĐBSCL.

Phần này bao gồm các nội dung là: Trước hết là nói về điều kiện tự nhiên, kinhtế-xã hội của ĐBSCL Các chính sách mà ĐBSCL đã thực hiện trong 5 năm qua,tiếp đến là thực trạng tăng trưởng và XĐGN ở ĐBCL, từ đó thấy được nguyênnhân đói nghèo ở đây

Phần này em sẽ khai thác sâu tác động của tăng trưởng kinh tế tới XĐGN ởĐBSCL, nguyên nhân dẫn đến ghèo ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Phần III Kiến Nghị và giải pháp Trong phần này gồm những giải pháp

XĐGN dựa trên những nguyên nhân đói nghèo ở phần II.Trong đó sẽ nhấnmạnh vào những khuyến nghị giải pháp tạo việc làm, tăng thu nhập cho những

người dân không có đất, thiếu đất ở ĐBSCL.

Trang 4

I Lý luận chung về tăng trưởng kinh tế và XĐGN.

1.Các khái niệm và các chỉ tiêu để đo

1.1 Tăng trưởng kinh tế

Khái niệm: tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về thu nhập của nền kinh tếtrong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm)

Thu nhập của nền kinh tế được biểu hiện dưới dạng hiện vật và giá trị.Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu GDP, GNI và được tính chotoàn nền kinh tế hoặc tính bình quân đầu người

1.2 Phát triển kinh tế.

Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh

tế Phát triển được xem như quá trình biến đổi cả về lượng và về chất của nềnkinh tế, nó là một cách kết hợp chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đềkinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia

Nội dung của phát triển được khái quát theo ba tiêu thức Một là sự gia tăngtổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân trên đầungười Đây là tiêu thức phản ánh sự biến đổi về lượng của nền kinh tế Hai là, sựbiến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế Đây phản ánh sự biến đổi về chấtcủa nền kinh tế của một quốc gia Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong cácvấn đề xã hội Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế không phải là tăngtrưởng kinh tế hay chuyển dịch kinh tế, mà là việc xoá bỏ nghèo đói, suy dinhdưỡng, sự tăng lên của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y

tế, nước sạch, trình độ dân chí giáo dục của quảng đại quần chúng nhân dân.Như vậy mục tiêu cuối cùng của sự phát triển chính là phát triển vì con người

1.3 Nghèo

Theo Hội nghị chống đói nghèo Châu Á –Thái Bình Dương do ESCAP tổchức tại Băng Kốc, Thái Lan (9/1993) đã đưa ra định nghĩa chung như sau:Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhucầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được thừa nhận tuỳ theo

Trang 5

trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương.Định nghĩa này đang được nhiều quốc gia sử dụng trong đó có Việt Nam

Phải công nhận rằng không có một định nghĩa duy nhất nào về nghèo đói, theobáo cáo phát triển Việt Nam thì các khía cạnh của nghèo đó là tình trạng thiếuthốn ở nhiều phương diện như: thu nhập hạn chế hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập,thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong những lúc khó khăn, dễ bị tổn thươngtrước những đột biến bất lợi, ít có khả năng truyền đạt nhu cầu và khó khăn tớinhững người có khả năng giải quyết, ít được tham gia vào quá trình ra quyếtđịnh, cảm giác bị xỉ nhục, không được tham người khác tôn trọng v v

Nghèo khổ tuyệt đối biểu thị một mức thu nhập (chi tiêu) tối thiểu cần thiết

để đảm bảo những “nhu cầu vật chất cơ bản” như lương thực, quần áo, nhà ở dểcho mỗi người có thể “ tiếp tục tồn tại”

Để có một cái nhìn tổng quan về các vấn đề của các nước đang phát triển,Robert McNamara, khi làm giám đốc của ngân hàng thế giới, đã đưa ra kháiniệm nghèo tuyệt đối như sau: “Nghèo ở mức độ tuyệt đối là sống ở ranh giớingoài cùng của sự tồn tại Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấutranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mấtphẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn củagiới trí thức chúng ta.”

Ngân hàng thế giới xem thu nhập 1 đô la Mỹ/ngày theo sức mua tươngđương của địa phương so với (đô la thế giới) để thoả mãn nhu cầu sống như làchuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối Trong những bước sau đó các trị ranhgiới tuyệt đối (chuẩn) cho từng địa phương hay từng vùng được xác định, từ 2

đô la cho châu Mỹ La Tinh và Carribean đến 4 đô la cho các nước Đông Âu chođến 14,40 đô la cho các nước công nghiệp (Chương trình phát triển Liên HiệpQuốc 1997)

Đối với Việt Nam, Chính Phủ Việt Nam đã 4 lần nâng mức chuẩn nghèotrong giai đoạn từ 1993 đến cuối năm 2005 Theo Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 27 tháng 9 năm 2001, trong đó phê duyệt

Trang 6

“chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói và giảm nghèo giai đoạn 2001-2005”,thì những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thônmiền núi và hải đảo từ 80.000 đồng /người/ tháng (960.000 đồng /người/ năm)trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực nông thôn đồng bằng những hộ gia đình có thunhập bình quân đầu người từ 100.000 đồng/người/tháng (1.200.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bìnhquân đầu người từ 150.000 đồng/người/tháng (1.800.000 đồng/người/năm trởxuống là hộ nghèo Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của thủ tướng chínhphủ ngày 8 tháng 7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giaiđoạn 2006-2010 thì ở khu vực nông thôn những hộ có thu nhập bình quân từ200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo,

ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 260.000đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) là hộ nghèo

Trong những xã hội thịnh vượng, nghèo được định nghĩa dựa vào hoàncảnh xã hội của cá nhân Nghèo tương đối có thể được xem như việc cung cấpkhông đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc vềmột số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó

Nghèo tương đối có thể khách quan, tức là sự hiện hữu không phụ thuộcvào cảm nhận của những người trong cuộc Người ta gọi nghèo tương đối chủquan khi những người trong cuộc cảm thấy nghèo không phụ thuộc vào sự xácđịnh khách quan Bên cạnh việc thiếu sự cung cấp vật chất (tương đối), việcthiếu thốn tài nguyên phi vật chất ngày càng có tầm quan trọng hơn Việc nghèo

đi về văn hoá, thiếu sự tham gia vào cuộc sống xã hội do thiếu hụt tài chính mộtphần được các nhà xã hội xem như là một thách thức xã hội nghiêm trọng Nghèo diễn ra ở khắp mọi nơi, cả những nước giàu nhất thế giới

 Ở Mỹ cũng không tránh khỏi nghèo! Theo số liệu từ báo cáo của Cục điều tradân số tháng 8 năm 2005 thì ở Mỹ con số những người có thu nhập dưới ranhgiới nghèo đã liên tiếp tăng đến lần thứ tư Có 12,7% dân số hay 37 triệu ngườinghèo và đã tăng 0,2% so với năm trước đó Một gia đình 4 người được coi là

Trang 7

nghèo khi chỉ có thể chi tiêu ít hơn 19.310 đô la Mỹ trong một năm Đối vớinhững người độc thân thì con số này ở vào khoảng 9650 đô la.

 Ở Đức, theo số liệu từ “Báo cáo giàu và nghèo lần thứ hai” do chính phủ liênbang đưa ra trong tháng 3 năm 2005 thì trong năm 2003 có 13,5% dân số nghèo.Năm 2002 cũng theo số liệu này thì con số đó là 12,7%, năm 1998 là 12,1%.Hơn 1/3 những người nghèo này là những người nuôi con một mình và con của

họ Vợ chồng có nhiều hơn 3 con chiếm 19% Trẻ em và thanh niên ở Đức cónguy cơ nghèo cao 15% trẻ em dưới 15 tuổi và 19,1% thanh niên từ 16 đến 24tuổi thuộc vào diện này Số trẻ em sống nhờ vào trợ cấp xã hội ở Đức tăng thêm64.000, lên đến 1,08 triệu trong năm 2003 và đạt đến 1,45 triệu trong thời gian2004-2005 Theo UNICEF, trẻ em ở Đức tăng nhanh hơn so với phần lớn cácnước công nghiệp Thêm vào đó nghèo có ảnh hưởng tới cơ hội giáo dục theonghiên cứu của Tệp hội Từ thiện Công nhân (Arbeiterwohlfahrt) Ngược lại thìngười già ở Đức lại giảm từ 13,3% năm 1998 xuống còn 11,4% năm 2003 Thếnhưng nạn nghèo ở đây lại được dự đoán là sẽ tăng vì những người thất nghiệp,làm việc nửa ngày và những người về hưu trong tương lai (tức là tất cả nhữngngười làm việc hiện nay) sẽ bị giảm đi theo các cải tổ Theo một nghiên cứu củaDeutsches Institut Altersvsorge thì 1/3 công dân liên bang có nguy cơ bị nghèo

đi trong tuổi già Nguyên nhân bên cạnh việc tăng tuổi thọ là các cải tổ về chế

độ hưu của năm 2001 và năm 2004 giảm mức độ tiền hưu theo luật pháp xuốngkhoảng 18% và việc nhiều công dân liên bang không sẵn sàng tự lo trước chotuổi già vì không muốn hay không có khả năng (khoảng 16%)

 Ở Áo, theo số liệu thống kê của Bộ Xã Hội thì trong năm 2003 có hơn 1 triệungười Áo (13,2% dân cư) có nguy cơ nghèo Trong năm 2002 thì 900.000 hay12%, năm 1999 là 11% Ranh giới nguy cơ nghèo là 60% của thu nhập trungbình theo đó thì cứ mỗi 8 người thì có một người là có thu nhập ít hơn 785Euro/tháng Phụ nữ có tỷ lệ nguy cơ nghèo cao hơn (14%) Bên cạnh nghèo vềthu nhập như là chỉ số cho tình trạng tài chính của một gia đình, ở Áo còn có

“nghèo nguy kịch” khi ngoài thiệt thòi về tài chính còn có thiếu thốn nhất định

Trang 8

trong những lãnh vực sống cơ bản Trong năm 2003 có 467.000 người (5,9%dân số) nghèo nguy kịch trong năm trước còn là 300.000 người hay 4% theomột bản báo cáo của hội nghị về nạn nghèo, lần đầu tiên có số liệu về cái gọi là

“Working poor”: Tại Áo có 57.000 người nghèo mặc dù là có việc làm Ngoài ramức độ nguy cơ nghèo phụ thuộc vào công việc làm: Những người làm việc chođến 20 tiếng hằng tuần có nguy cơ nghèo gấp 3 lần, những người làm việc từ 21đến 30 tiếng có nguy cơ nghèo gấp đôi những người làm việc 31 đến 40 tiếng Các thước do nghèo khổ về thu nhập: Tỷ lệ nghèo và khoảng cách nghèo.Các thước đo về nghèo khổ đa chiều:

 Về giáo dục: tỷ lệ biết chữ, tỷ lệ nhập học ở các cấp học, chi chính phủ chogiáo dục

 Về y tế: Tuổi thọ bình quân, tỷ lệ tử vong ở trẻ, tỷ lệ suy dịnh dưỡng ở trẻ,tình trạng nức sạch, tỷ lệ người không được tiếp cận với các dịch vụ y tế

 Thu nhập: Ngưỡng nghèo lương thực, thu nhập, việc làm

1.4 công bằng và bất bình đẳng.

Như bất cứ một khái niệm chuẩn nào, từ “công bằng”đối với nhiều ngườikhác nhau mang ý nghĩa không giống nhau Đây là một khái niệm khó, từ trướcđến nay đã có nhiều cách giải thích khác nhau tuỳ theo từng quốc gia và từngchuyên ngành học thuật Theo báo cáo của NHTG thi Công bằng được đinhnghĩa theo 2 cách cơ bản là: Cơ hội công bằng và tránh sự cùng khổ tuyệt đối

Cơ hội công bằng: Kết cục trong một đời người, xét theo nhiều khía cạnhkhác nhau, phải phản ánh phần lớn các nỗ lực và tài năng của họ chứ không phải

là hoàn cảnh cá nhân Những hoàn cảnh đã định trước như giới, màu da, nơisinh, nguồn gốc gia đình và nhóm người xã hội mà cá nhân đó sinh ra không nêngóp phần quyết định xem liệu con người đó có thành công về kinh tế, xã hội haychính trị hay không

Tránh sự cùng khổ tuyệt đối: Một quan điểm không chấp nhận một sự cùngkhổ hay chính xác là một dạng ác cảm với sự bất bình đẳng về các kết cục theokiểu Raoxow cho rằng, các xã hội có thể quyết định nên hay không nên có sự

Trang 9

can thiệp để bảo vệ sinh kế cho những người có nhu cầu bức thiết nhất (sốngdưới ngưỡng tuyệt đối nào đó về nhu cầu), ngay cả khi nguyên tắc về cơ hộibình đẳng đã được đảm bảo Con đường từ cơ hội đến kết cục có lắm trông gai,kết cục có thể thấp kém do không may, hoặc thậm chí do sự thất bại của bảnthân từng người Vì mục đích bảo hiểm hoặc vì lòng chắc ẩn mà xã hội có thểkhổng để các thành viên của mình không phải chịu cảnh đói, ngay cả khi họ đãđược hưởng đúng phần của mình trong “chiếc bánh” cơ hội, nhưng vì lý do nào

đó mà mọi việc trở nên quá tồi tệ với họ

Các thước đo bất bình đẳng thu nhập:

 Đường cong Lorenz (do nhà kinh tế học Mỹ Coral Lorenz 1950)

Đường cong Lorenz được biểu thị trong một hình vuông mà cạnh bên là tỷ lệ %thu nhập cộng dồn, còn cạnh đáy là tỷ lệ % cộng dồn của các nhóm dân cư đượcsắp xếp theo thứ tự mức thu nhập tăng dần

Đường cong Lorenz phản ánh tỷ lệ % của tổng thu nhập quốc dân cộng dồnđược phân phối tương ứng cới tỷ lệ % cộng dồn của các nhóm dân số đã biết.Tất cả các đường cong Lorenz đều bắt đầu từ gốc của hình vuông và kết thúc ởđiểm A đối diện mình Điều đó cho biết, % dân số được nhận tương ứng baonhiêu % thu nhập và 100% dân số sẽ có 100% thu nhập

Trong trường hợp thu nhập được phân phối tuyệt đối bình đẳng thì baonhiêu % dân số sẽ được hưởng tương ứng với bấy nhiêu % thu nhập Khi đóđường cong Lorenz sẽ trùng vào đường chéo OA của hình vuông và đường nàyđược gọi là đường bình đẳng tuyệt đối

Nếu một người nhận được toàn bộ thu nhập và những người khác thì không

có chút thu nhập nào, đường cong Lorenz sẽ chạy theo cạnh đáy và cạnh bên củahình vuông, đó là trường hợp phân phối hoàn toàn bất bình đẳng

Nhìn chung đường cong Lorenz thường nằm ở khoảng giữa đường chéo vàđường bất bình đẳng tuyệt đối Đường cong Lorenz càng gần đường chéo thìmức độ công bằng càng cao (bất bình đẳng càng thấp) và càng xa đường chéothì mức độ công bằng càng thấp (bất bình đẳng càng cao)

Trang 10

 Hệ số GINI.(mang tên nhà thống kê học người Italia C.GiNi.): là thước đo bấtbình đẳng được sử dụng phổ biến nhất.

G=A AB=2A Trên thực tế hệ số G được tính theo công thức:

n j

yj yi y

 Tỷ lệ giữa bách phân vị thứ 90 với 10 Được xây dựng bằn cách chia thu nhập(hoặc tiêu dùng) của bách phân vị thứ 90 cho thu nhập (tiêu dùng) của báchphân vị thứ 10 Tỷ lệ giữa bách phân vị thứ 90 và thứ 10 bằng 5 có nghĩa là hộgia đình trong bách phân vị thứ 90 chiếm được thu nhập (hoặc chi tiêu) gấp 5lần so với hộ gia đình đứng ở bách phân vị thứ 10

 Tiêu chuẩn 40% của NHTG Tính xem 40% dân số có thu nhập (chi tiêu) thấpnhất chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng thu nhập (chi tiêu) Nếu <12% thì bấtbình đẳng cao Nếu từ 12% đến 17% thì bất bình đẳng vừa còn nếu >17% thì làtương đối bình đẳng

2.Các mối quan hệ.

2.1 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và XĐGN.

Xoá đói giảm nghèo (XĐGN) là yếu tố cơ bản đảm bảo công bằng xã hội

và tăng trưởng bền vững Xoá đói giảm nghèo không chỉ là công việc trước mắt

mà còn là nhiệm vụ lâu dài Trước mắt là xoá hộ đói, giảm hộ nghèo: lâu dài làxoá sự nghèo, giảm khoảng cách nghèo, phấn đấu xây dựng một xã hội giàumạnh , công bằng, dân chủ văn minh

XĐGN không đơn giản là việc phân phối lại thu nhập một cách thụ động

mà phải tạo ra một lực tăng trưởng tại chỗ, chủ động tự vươn lên thoát nghèo.Xoá đói giảm nghèo không đơn thuần là sự trợ giúp một chiều của tăng trưởng

Trang 11

kinh tế đối với các đối tượng có nhiều khó khăn mà còn là nhân tố quan trọngtạo ra một mặt bằng tương đối đồng đều cho phát triển triển, tạo thêm một lựclượng sản xuất dồi dào và đảm bảo cho giai đoạn “cất cánh”.

Do đó XĐGN là một trong những mục tiêu của tăng trưởng (cả trên góc dộtăng trưởng và kinh tế), đồng thời cũng là một diều kiện tiền đề cho tăng trưởngnhanh và bền vững Trên phương diện nào đó, xét về ngắn hạn, khi phân phốimột phần đáng kể trong thu nhập xã hội cho chương trình xoá đói giảm nghèothì nguồn lực dành cho tăng trưởng kinh tế có thể bị ảnh hưởng, song xét mộtcách toàn diện về dài hạn thì kết quả XĐGN sẽ tạo tiền đề cho tăng trưởngnhanh và bền vững

2.2 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng.

Một là có quan điểm cho rằng tăng trưởng và công bằng có mâu thuẫn Hai

là cũng co quan điểm cho rằng tăng trưởng và công bằng không có mâu thuẫn.Trong dài hạn công bằng và tăng trưởng có thể hỗ trợ cho nhau chứ không phảithay thế nhau Xuất phát điểm của các nghiên cứu nhằm liên hệ phát triển kinh

tế với bất bình đẳng thu nhập gắn với các công trình nghiên cứu nổi tiếng củahai tác giả được nhận giải thưởng Nobel, đó là W Arthur Lewis (1954) vàSimon Kuznets (1955) Trong bài báo cáo kinh điển của mình năm 1954 nhan đề

“phát triển kinh tế với cung lao động vô hạn”, Lewis đã xây dựng một mô hình

lý thuyết trong đó tăng trưởng và tích luỹ trong một nền kinh tế hai khu vực sẽbắt đầu từ khu vực công nghiệp hiện đại, nơi các nhà tư bản sẽ thuê công nhân ởmức lương cho trước và tái đầu tư phần lời nhuận của họ Số công nhân nôngnghiệp truyền thống sẵn sàng chuyển sang làm việc trong khu vực lương cao vànăng suất cao này là vô hạn Trong quá trình phát triển, chừng nào giả định nàycòn có giá trị thì chừng đó sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập còn làmtăng mức thu nhập trung bình Nhưng có một bước ngoặt mà sau điểm đó, sựbất bình đẳng sẽ giảm khi kết thúc giai đoạn dư thừa lao động và nền kinh tếcông nghiệp hoá hoàn toàn

Trang 12

Tuy Kuznets không công khai xây dựng mô hình cho sự chuyển dịch dân

số từ ngành này sang ngành khác trong quá trình phát triển, nhưng ông đã lựadựa vào đó để trình bày ý tưởng cơ bản của ông về mối quan hệ giữa tăngtrưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập (“Đường kuznets”) Trong bài phátbiểu ở cương vị chủ tịch tại cuộc họp thường niên Hiệp hội Kinh tế Hoa Kỳnăm 1954, ông đã giả thuyết rằng trong quá trình tăng trưởng và công nghiệphoá, bất bình đẳng lúc nào đầu sẽ tăng lên do sự chuyển dịch từ nông nghiệp vànông thôn sang công nghiệp và thành phố, rồi sau đó sẽ giảm xuống khi lợinhuận giữa tất cả được bình quân hoá Số liệu mà Kuznets sử dụng để đưa ranhận đinh đó lấy ra từ chuỗi chỉ số bất bình đẳng dài hạn của Anh, Đức và Mỹ,

và từ một quan sát thời điểm của ba nước đang phát triển-Ấn Độ, XâyLan(Srilanca ngày nay) và Puéctô Rico Đó là những số liệu sẵn có vào thờiđiểm đó, và Kuznets hoàn toàn nhận thức được sự hạn chế của những hậu thuẫnthực nghiệm đối với lập luận của ông, mà theo ngôn ngữ của ông, “có 5% làthông tin thực nghiệm và 95% là sự suy đoán, trong đó có thể có một số thôngtin đã bị sai lệch do sự mơ tưởng

Suy đoán của Kuznets được dựa chủ yếu trên các số liệu đơn tuyến và cần cónhững tình huống nghiên cứu sâu về tăng trưởng kinh tế của các quốc gia.Nhưng nhiều nghiên cứu sau đó lại đơn thuần sử dụng các số liệu tổng hợp giữacác nước (thường không có chất lượng cao lắm) và các mô hình giản tiện hoá đểtìm hiểu và ủng hộ cho giả thuyết về một sự đánh đổi khó tránh giữa phát triểnkinh tế và bẩt bình đẳng Đường cong Kuznets trở thành một trong những sựkiện điển hình hoá và được nhiều người trích dẫn nhất trong nghiên cứu về phânphối thu nhập trong suốt gần bốn thập kỷ

Với việc xây dựng các số liệu lớn hơn nhiều, chẳng hạn như cơ sở dữ liệu

về bất bình đẳng quốc tế của Deininger and Squire (1996) (kế tiếp công trìnhcủa Fields (1989)), các cuộc “kiểm định” thực nghiệm về đường cong Kuznets

đã được đông đảo các học giả thực hiện Nhưng người ta dần hiểu ra rằng, sửdụng số liệu quốc gia để phân tích cái về bản chất là những quá trình độngcó thể

Trang 13

dẫn đến sự sai đường khủng khiếp Hơn nữa, rất nhiều nghiên cứu đã chứng tỏcác bằng chứng hậu thuẫn cho đường Kuznets không phải lúc nào cũng vữngchắc theo các tiêu chuẩn kinh tế lượng, cơ cấu mẫu hay thời gian quan sát Tạisao đường Kuznets không đúng trong thực tế có lẽ còn phải viện đến một điều làcác nước đang phát triển nói chung không thoả mãn giả định về quá trình di cư

và phát triển ngành như trong giả thuyết của Kuznets Để giải thích sự khác khácbiệt quốc tế trong bất bình đẳng về thu nhập, điều quan trọng là mối liên hệ giữabất bình đẳng kinh tế và các yếu tố khác, chẳng hạn như tính chất hai khu vựckinh tếm đất đai,giáo dục, sự khác biệt vùng…cần được phân tích kỹ lưỡng hơn.Kết luận lại, ngày nay đã có sự đồng thuận nhất định rằng không thể xáclập được một mối quan hệ đơn giản giữa thu nhập và bất bình đẳng Như Kanbur(2000) đã lập luận trong công trình đánh giá thấu đáo các nghiên cứu về đườngcong Kuznets được viết trong cuốn sổ tay về phân phối thu nhập: “có lẽ tốt hơnhết là chúng ta nên tập trung trực tiếp vào các chính sách hoặc sự kết hợp cácchính sách điều đó sẽ tạo ra tăng trưởng mà không gây những hiệu ứng phânphối bất lợi, chứ không nên dựa vào sự tồn tại hay không một mối quan hệ tổnghợp, giản đơn hoá giữa thu nhập bình quân đầu người và bất bình đẳng.”

2.3 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và các chính sách giảm nghèo.

Một nền kinh tế nếu chỉ co sự thị trường hoạt động riêng lẻ thì sẽ chỉnhư “vỗ tay trên một bàn tay” do vậy tính hiệu quả của nó sẽ giảm đi, nhiều khi

có thể dẫn dến phi hiệu quả và khủng hoảng kinh tế bởi vì chính thị trường cũng

có những khuyết tật của nó Vì vậy mà cần phải có sự điều tiết của chính phủ.Các chính sách vĩ mô điều tiết của chính phủ là một công cụ quan trọng và cơbản để nhà nước có thể thực hiện vai trò điều tiết của mình Nhưng bản thân nhànước cũng có những hạn chế của mình vì vậy cần phải có sự kết hợp một cáchlinh hoạt giữa nhà nước và thị trường Các chính sách phải làm những việc màthị trường thất bại như chính sách công cộng, chính sách pháp luật điều tiết vĩ

mô Và những chính sách XĐGN cũng không nằm ngoài mục đích nhằm làmtăng tính hiệu quả và khắc phục những thất bại của thị trường

Trang 14

Như trên đã nêu thì tăng trưởng và giảm nghèo có thể hỗ trợ tích cực chonhau nên khi hoạch định các chính sách thì cần có sự cân nhắc chính sách để cóthể kết hợp tăng trưởng và giảm nghèo một cách hiệu quả và bền vững

 Một chính sách hoặc một tập hợp các chính sách nhằm sửa chữa những sailệch trong giá cả Có được mức giá hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sảnxuất , tạo công ăn việc làm và xoá đói giảm nghèo

 Một chính sách hoặc một tập hợp các chính sách nhằm đem lại những thayđổi về cơ cấu trong phân phối tài sản nguồn lực và khả năng được giáo dục cùngcác cơ hội có liên quan và tạo ra thu nhập Những chính sách như vậy vượt rangoài phạm vi hạn hẹp của kinh tế học và động chạm tới toàn bộ cơ cấu xã hội,thể chế, văn hoá, chính trị của các nước đang phát triển khác nhau Nhưng nếukhông có những thay đổi triệt để về cơ cấu và phân phối lại tài sản như vậy dù làđặt hiệu quả ngay tức thời ( chẳng hạn như thông qua các trình diễn chính trị) thìnhững thay đổi nhằm cải thiện đáng kể điều kiện sống của người nghèo ở nôngthôn và thành thị , thậm chí không thể thực hiên được

 Chính sách hoặc tập hợp các chính sách nhằm điều chỉnh phân phối thu nhậptheo quy mô ở các tầng lớp trên bằng cách áp dụng chế độ thuế luỹ tiến theo luậtđịnh đánh vào thu nhập tài sản, còn đối với các tầng lớp dưới thì mở rộng cungcấp hàng tiêu dùng và dịch vụ công cộng

 Một chính sách hoặc một tập hợp các chính sách nhằm thúc đẩy nghiên cứu

và triển khai công nghệ trong nước phù hợp với các vấn đề thế giới thứ 3, trong

đó chú trọng vào việc tìm kiếm các phương pháp hiệu quả (mà hầu hết là sửdụng nhiều lao động) để cung cấp các dịch vụ y tế, nhà ở và đào tạo với chi phíthấp , cải thiện nông nghiệp ở quy mô nhỏ và mở rộng các cơ hội tìm kiếm công

ăn việc làm ở nông thôn và thành thị

3 Kinh nghiệm của một số nước Nics châu Á trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và XĐGN.

Sự cất cánh của nền kinh tế Xinggapo, Hồng Công, Hàn Quốc và Đài Loan

ở châu Á đã làm chấn động thế giới Mọi người cố tìm ra bí quyết cất cánh của

Trang 15

nền kinh tế bốn nước và khu vực đó Các nhà kinh tế đã suy tôn họ là “các quốcgia và khu vực công nghiệp hoá mới” (NICs) Người ta dùng hình tượng “bốncon rồng nhỏ” như một còng nguyệt quế tặng cho họ để biểu thị lòng thán phục

sự phát triển thần kỳ chỉ trong một thời gian ngắn như vậy của những nước vàkhu vực đó Sự cất cánh của bốn con rồng châu Á là bài học lớn cho các nướcđang phát triển đi sau học tập để có thể “cất cánh” được

Tại các nước đang phát triển luôn phải đối mặt với vòng luẩn quẩn của sựnghèo đói là:

Khung 1: Bẫy đói nghèo

Đứng trước tình hình này đòi hỏi các nước đang phát triển phải có biện pháp

để phá vỡ vòng luẩn quẩn đó Kinh nghiệm của các nước NICs châu Á, họ đã cónhững biện pháp hiệu quả để giải quyết tốt sự căng thẳng về thu nhập, để từ đótăng thu nhập của người dân và dần phá vỡ vòng luẩn quẩn trong thu nhập Đây

có thể là một bài học tốt cho các nước đang phát triển học theo Trong 4 nướcnày chúng ta có thể lấy Đài Loan là một ví dụ điển hình Thu nhập của cư dânĐài Loan rất thấp, tính bình quân đầu người chỉ 205,5 USD, nhiều người sốngdưới mức nghèo khổ Nhưng qua mấy chục năm phát triển , thu nhập của cư dânĐài Loan tính theo đầu người năm 1987 đạt 4989 USD, trong 30 năm tăng 23

Trình độ kỹ thuật thấp

Thu nhập thấp

Tỷ lệ tích luỹ thấp Năng suất thấp

Trang 16

lần Tình hình tiêu dùng ở Đài Loan cũng phản ánh thu nhập thực tế của ngườiĐài Loan tăng rất nhanh Từ 1952-1962 mức tiêu dùng ở Đài Loan tính thưo đầungười bình quân hằng năm tăng 3,25%, từ 1963-1972 tăng 3,3%, từ 1973-1982tăng 8,2% Từ 1982-1986 mức tiêu dùng tính theo đầu người là 66.824 đồng tiềnmới Đài Loan Từ 1952-1980 mức tiêu thụ calo hàng ngày của mỗi người ĐàiLoan từ 2078 ngàn tăng lên 2812 ngàn; lượng tiêu thụ protein hằng ngày củamỗi người Đài Loan từ 49 gam tăng lên 78 gam Từ 1949-1980 diện tích nhà ởbình quân đầu người của Đài Loan từ 4,6m2 tăng lên 17,9m2 Đồ dùng cao cấpcủa người Đài Loan tăng rất nhanh Hiện nay, đồ dùng gia đình như tủ lạnh, máythu hình, máy giặt, máy ảnh đã tương đối phổ biến, thậm chí ôtô con cũng đã bắtđầu phổ biến ở mỗi gia đình Khoảng cách về số ngưòi theo học, ví dụ giáo dụctiểu học, về tuổi thọ trung bình của người Đài Loan so với các nước phat triển đãrút ngắn, phản ánh mức sống của người Đài Loan đã nâng cao rất nhiều Sở dĩchỉ trong một thời gian ngắn, Đài Loan đã làm cho thu nhập bằng tiền và thunhập thực tế của cư dân tăng nhanh là do họ đã áp dụng những biện pháp chủyếu sau đây:

 Thông qua tăng năng suất lao động và đẩy nhanh tiến bộ kỹ thuật, tăng tổnggiá trị sản phẩm quốc dân với tốc độ nhanh, để tăng thu nhập Từ 1951-1955 giátrị tổng sản phẩm quốc dân Đài Loan tăng bình quân hàng năm 9,7%, từ 1958-

1960 tăng 7,0%, từ 1961-1965 tăng 10,1% Từ 1952-1987 giá trị tổng sản phẩmquốc dân Đài Loan tăng bình quân hàng năm tăng 8,7%, trong thời gian đó có

14 năm tăng trên 10%, 19 năm tăng trên 5% Tốc độ tăng trưởng đó đã hơn tất

cả các nước phát triển khác, chỉ kém Nhật Bản Ví dụ: trong thời gian từ

1965-1987 cao hơn Mỹ, Anh, Pháp từ 2 đến 3 lần Mức tăng trưởng cao của giá trịtổng sản phẩm quốc dân làm cho mức tăng trưởng thu nhập của dân cư luôn cao

và ổn định

 Thông qua công nghiệp hoá nhanh chóng, tăng nhanh thu nhập cho các giađình nông dân, làm cho họ vừa tăng thu nhập nông nghiệp, vừa tăng thu nhậpphi nông nghiệp Theo tài liệu thống kê, từ 1966-1979 thu nhập nông nghiệp của

Trang 17

mỗi gia đình Đài Loan tăng 111%, thu nhập phi nông nghiệp tăng 988%, thunhập phi nông nghiệp năm 1966 chiếm 34,1% thu nhập nông nghiệp, năm1979

tỷ lệ đó tăng lên 72,7% Tính chung, thu nhập phi nông nghiệp chiếm 40% toàn

bộ thu nhập của mỗi gia đình nông dân, trở thành một nguồn thu nhập quantrọng của họ Việc tăng thu nhập phi nông nghiệp đã giải quyết được vấn đề màcác nước đang phát triển thường gặp phải- thu nhập của các gia đình nông dânquá thấp-làm cho thu nhập của gia đình nông dân Đài Loan được nâng lên tươngđối cao Thu nhập phi nông nghiệp chiếm 40% toàn bộ thu nhập có nghĩa là mứcthu nhập của mỗi hộ gia đình nông dân trước đây được tăng lên 40% Việc tăngthu nhập của những gia đình nông nghiệp có tác động thúc đẩy việc tăng thunhập của toàn bộ dân cư

 Thông qua việc phát triển các ngành nghề cần nhiều lao động, thu hút một lựclượng lớn những người lao động không có tay nghề cao, để tăng thu nhập chonhững gia đình vốn có thu nhập thấp Việc làm này ở Đài Loan đã dẫn tới kếtquả hai mặt: Một mặt, việc tiếp nhận một số lượng lớn những người lao độngkhông lành nghề đã làm cho thu nhập của các hộ gia đình vốn có thu nhập thấpđược tăng về số lượng tuyệt đối theo mức tăng của số người tìm được việc làm.Mặt khác, việc tiếp nhận một số lượng lớn những người lao động không lànhnghề làm cho người lao động trở nên hiếm Trong tình hình sức lao động cungkhông đủ cầu, có thể làm cho mức lương của những gia đình vốn có thu nhậpthấp được tăng nhanh, làm cho thu nhập của họ được nâng cao Chính là nhờphát triển các ngành sản xuất cần nhiều lao động mà đời sống của những giađình vốn có thu nhập thấp được cải thiện rất nhiều, vì vậy mà thu nhập của cưdân Đài Loan có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định

 Thông qua cải cách chế độ phân phối thu nhập thúc đẩy việc thực hiện côngbằng về thu nhập, nâng cao mức tăng trưởng về thu nhập của dân cư Chínhquyền Đài Loan rất coi trọng hiệu quả kinh tế xã hội của chế độ phân phối, coiviệc cải cách chế độ phân phối thu nhập của cư dân, và trong thực tế đã khôngngừng điều chỉnh quan hệ tỷ lệ giữa thu nhập lao động và thu nhập tài sản Theo

Trang 18

số liệu thống kê, từ năm 1951 đến năm 1979, tỷ trọng thu nhập tiền lương trong

tỷ trọng chung tăng 1,4% Do vậy, sự không công bằng trong phân phối thunhập tài sản ở Đài Loan đã được giảm bớt Điều đó dẫn tới hai hậu quả: Tỷtrọng thu nhập lao động được nâng cao đã làm tăng thu nhập tiền lương của dân

cư, từ đó thúc đẩy tốc độ tăng trưởng thu nhập của dân cư, sau nữa là, tỷ trọngthu nhập lao động được nâng cao, có thể khuyến khích tinh thần tích cực laođộng của dân cư, từ đó làm tăng thêm của cải vật chất cho xã hội phong phú sẽquay trở lại làm tăng thu nhập của dân cư Vì vậy, cải cách và hoàn thiện chế độphân phối thu nhập cũng là một nhân tố quan trọng dẫn tới mức tăng trưởng caocủa thu nhập

 Phát huy vai trò quan trọng của mậu dịch đối ngoại trong việc tăng thu nhập,tích cực mở rộng xuất khẩu, làm cho kinh tế hướng ngoại trở thành nhân tố thúcđẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng của thu nhập quốc dân Mở rộng xuất khẩu mậudịch có thể tác động hai mặt tới sự tăng trưởng thu nhập quốc dân Một mặt cóthể mở rộng thị trường, tạo ra việc làm, làm tăng lượng tuyệt đối của thu nhậpquốc dân Vì vậy, xuất khẩu mậu dịch là nhân tố quan trọng có thể kích thíchmạnh mẽ sự tăng trưởng của thu nhập quốc dân Theo tài liệu thống kê, năm

1961, nhờ sự kích thích của xuất khẩu Đài Loan đã tạo ra được một giá trị bằng12,2% tổng thu nhập quốc dân Đến năm 1976 con số đó lên tới 34,8% Tươngứng với sự tăng trưởng đó, trong thời kỳ này, phần thu nhập của người lao động

có được nhờ xuất khẩu đã tăng từ 9,7% năm 1961 lên 26,1% năm 1976 Từ đó

có thể thấy rằng, mở rộng xuất khẩu mậu dịch là một nguyên nhân quan trọngnâng cao mức thu nhập quốc dân của Đài Loan

Như vậy cùng với các chính sách tăng thu nhập của Đài Loan thì thu nhậpcủa người dân Đài Loan đã không ngừng tăng lên không những ở những ngườigiàu mà cả những người nông dân có trình độ thấp và thu nhập thấp cũng đượctăng lên rõ rệt Đây chính là bài học lớn cho các nước đang phát triển trong đó

có Việt Nam xây dựng kết hợp các chính sách tăng thu nhập cho người dân vàhướng sự tăng trưởng đó tới việc giảm nghèo!

Trang 19

I.Thực trạng tăng trưởng kinh tế, XĐGN ở ĐBSCL.

1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ở ĐBSCL.

Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) với diện tích tự nhiên là 39.738 km2 vớidân số năm 2005 là 17.267.600 người ĐBSCL gồm 13 tỉnh, thành phố: Long

An, Tiền Giang, Bến tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc trăng, Hậu Giang, Cà Mau,Kiên Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, An Giang và thành phố Cần Thơ

Vị Trí địa lý : ĐBSCL ở phần cuối của bán đảo Đông Dương, liền kề với vùngkinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, nên có mốiquan hệ hai chiều chặt chẽ Nằm giáp với Campuchia và cùng chung sông MêKông là điều kiện giao lưu hợp tác với các nước trên bán đảo, trung khu vực đểphát triển kinh tế xã hội Đây là vùng sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản lớn nhấtnước ta, với diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng gần 3 triệu ha (chiếm 32%đất nông nghiệp), hàng năm sản xuất khoảng 50% sản lượng lúa, 52% sản lượngthuỷ sản, đóng góp khoảng 90% số lượng gạo xuất khẩu và gần 60% kim ngạchxuất khẩu thuỷ sản của cả nước

ĐBSCL là một vùng có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quantrọng giữa Nam Á và Đông Á; giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, gần vớicác nước Thái Lan, Malaixia, Singapo, Indonêxia, Brulây, một khu vực kinh tếnăng động của thế giới Đó là những thị trường và những đối tác quan trọng đốivới sự phát triển của Vùng Trong vùng có thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh

tế, văn hoá, khoa học công nghệ, có trường đại học, có sân bay, có cảng sông,cảng biển, và các cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội khác Nhận thức rõ được vị tríquan trọng, tiềm năng to lớn và những khó khăn trong việc phát triển kinh tế xãhội của vùng, Đảng và nhà nước đã đặc biệt quan tâm chỉ đạo đầu tư và trongthời gian qua tăng trưởng ĐBSCL đã đạt được nhiều thành tựu to lớn

Phải đánh giá đúng các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của ĐBSCL để cóthể có những giải pháp phù hợp trong phát triển kinh tế và XĐGN Lâu nay nóitới ĐBSCL chúng ta thường nghĩ đó là vùng đất phì nhiêu, ruộng đồng thẳngcánh cò bay, thời tiết khí hậu vô cùng thuận lợi, không hạn hán, không bão lũ,…

Trang 20

với sự ưu đãi của thiên nhiên người dân ở đây sống ngày hôm nay không phải longày mai Chính vì thế, từ bao đời nay trong đầu người dân Việt Nam thườngđều coi đây là vùng “làm chơi, ăn thật”, không cần đầu tư nhiều sản xuất cũngphát triển, đời sống của người dân cũng được đảm bảo.

Tuy nhiên, từ thực tiễn phát triển của ĐBSCL những năm vừa qua cho thấy

tư duy về ĐBSCL là không sát thực, đó là những suy nghĩ cũ trong điều kiện cũ.Phải thấy rằng, ĐBSCL cũng gặp khá nhiều khó khăn trong sự phát triển đó là:

Do sự phát triển nhanh của dân số, nên không ít nơi ở ĐBSCL đã trở thànhnơi đất chật, người đông gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế_xã hội, cải thiệnđời sống nhân dân Đây cũng là một trong những nguyên nhân phải kể đến gópphần làm tăng số người nghèo đói ở ĐBSCL Nó góp phần giải thích rõ rànghơn một trong những nguyên nhân của đói nghèo là người làm thì ít mà người

ăn theo thì nhiều

Do địa hình bằng phẳng và cốt đất thấp, nên một bộ phận không nhỏ đấtđai ở ĐBSCL bị nhiễm phèn, nhiễm mặn; nhất là về mùa khô và trong điều kiện

có lũ như năm 1998 Tình trạng trên đã và sẽ tác động bất lợi đến sản xuất, nhất

là sản xuất nông nghiệp Những năm gần đây, thiên tai liên tiếp xảy ra ở ĐBSCLgây thiệt hại không nhỏ về người và tài sản cho nhà nước và nhân dân Điều này

nó làm tình trạng dễ bị tổn thương của người dân ĐBSCL tăng lên và cũng làmtình trạng nghèo ở ĐBSCL khó giải quyết hơn Vấn đề đất đai là một vấn đềgây nhiều bức súc ở ĐBSCL Tình trạng không có đất và thiếu đất trở thành cảntrở lớn cho công tác xoá đói giảm nghèo ở ĐBSCL So sánh giữa các vùng chothấy ĐBSCL đứng thứ 2 về tỷ lệ nông dân không có đất, chỉ sau cùng Đông Bắc.Nông dân không có đất ở ĐBSCL ngày càng phụ thuộc vào thu nhập từ việc bánsức lao động trong ngành nông nghiệp trong khi thu nhập này cũng thấp vàkhông ổn định vì tính mùa vụ cao.Vì vậy vấn đề không có đất trở thành vấn dềcấp bách ở vùng nông thôn

Về cơ sở hạ tầng của vùng ĐBSCL rất thấp kém Đặc biệt là giao thông, hệthống điện, hệ thống cấp nước, hệ thống trường học và trạm y tế Sự thấp kém

Trang 21

này, một mặt nào đó làm cho vùng khó chống chọi được với những biến cố dothiên tai gây ra, mặt khác nó hạn chế nhịp độ phát triển kinh tế xã hội của vùng,nhất là khi triển khai công nghiêp hoá, hiện đại hoá.

Trình độ dân chí ở ĐBSCL khá thấp Đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùngđồng bào dân tộc khơmer Dân chí thấp đã ảnh hưởng rất lớn đến cách suy nghĩ,cách tổ chức đời sống và cách làm ăn của người dân và ảnh hưởng đến nhịp độphát triển kinh tế- xã hội của vùng cả hiện tại đến tương lai Hiện nay, ởĐBSCL,tỷ lệ lao động không có chuyên môn kỹ thuật chỉ khoảng 17% Các nhàmáy, khu công nghiệp, khu chế xuất bình quân chỉ có 20% người lao độngcótrình độ chuyên môn hoá và tay nghề kỹ thuật hiện đại Trước thềm hội nhậpWTO, yêu cầu ngày càng cao về trình độ công nhân, quản lý có tay nghề, kiếnthức thì đối với ĐBSCL đây là bài toán nan giải trong việc thực hiện hội nhậpcủa mình

Như vậy ĐBSCL có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế-xã hội, song nócũng không ít những khó khăn cản trở Chính vì thế mà chúng ta cầnphải đánhgiá đúng những tiềm năng và thách thức để có thể có thể có lời giải đúng chocon đường phát triển ĐBSCL ở hiện tại và tương lai

2 Các chính sách xoá đói giảm nghèo ở ĐBSCL.

Cùng với những chính sách chung của cả nước về tăng trưởng và xoá đói giảmnghèo của cả nước trong chiến lược toàn diện và xoá đói giảm nghèo như: Tạomôi trường tăng trưởng nhanh, bền vững và xoá đói, giảm nghèo; phát triển kếtcấu hạ tầng có quy mô lớn phục vụ tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo; Cácchính sách, giải pháp chủ yếu phát triển các ngành lĩnh vực bảo đảm sự tăngtrưởng bền vững và xoá đói giảm nghèo; huy động và phân bổ nguồn lực chotăng trưởng và xoá đói giảm nghèo

Chúng ta có thể kể đến những chính sách, dự án đầu tư trọng điểm trong 5năm gần đây 2001-2005 của vùng ĐBSCL như sau:

 Một là, chương trình giao thông vận tải toàn vùng ĐBSCL với tổng số vốnđầu tư lên đến 13000-14000 tỷ đồng Chương trình này có mục tiêu là hoàn

Trang 22

thiện các trục giao thông chính về đường bộ, đường thuỷ; hoàn thành hệ thốngcác đường đến các trung tâm xa, xoá bỏ cầu khỉ Nâng cấp QL1-GĐ3 (Cần Thơ-Năm Căn và các đoạn ngập) QL1 thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương, đườngcao tốc thành phố Hồ Chí Minh- Cần Thơ, Tuyến N2 (Thanh Hoá -Đức Hoà),Quốc lộ 50, 53, 54, 57, 61; Cầu Cần Thơ; Cầu Rạch Miễu; Cầu Vàm Cống; 38cầu giao thông nông thôn; Nâng cấp các nhà , nâng cấp các hệ thống cảng biểntổng số vốn khoảng 1500 tỷ đồng; Cải tạo hệ thống đường thuỷ nội vùng, sựkiến khoảng 1000-1100 tỷ đồng

 Hai là, Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh ĐBSCL đặc biệt làcác tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, với tổng số vốn lên tới2100-2200 tỷ đồng Mục tiêu của chương trình này là sản xuất lúa 2 vụ ăn trắctrên diện tích lúa; Mở rộng diện tích trồng Ngô, đẩy mạnh chăn nuôi theo hướngnạc hoá, năm 2005 đạt sản lượng nuôi trồng đánh bắt haỉa sản 1,7 triệu tấn.Chương trình này có nội dung là ổn định diện tích trồng lúa 1,7-1,8 triệu ha, cóđiều kiện thuỷ lợi tốt sản xuất ăn chắc 2 vụ; Chuyể 200-3000 nghìn ha sang nuôitrồng thuỷ sản, ngô và các loại cây công nghiệp khác, hình thành các vùngchuyên canh (chuyên canh lúa) XK Bạc Liêu

 Ba là, Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp với tổng số vốn là 1500 tỷđồng thực hiện trên phạm vi toàn bộ ĐBSCL Mục tiêu của chương trình này làxây dựng hệ thống các trạm nghiên cứu và sản xuất các loại giống mới, nâng caochất lượng và năng suất các loại giống cây trồng và vật nuôi Nội dung củaChương trình này là sản xuất giống chất lượng cao một số loại cây ăn quả MiềnNam; Trại thực nghiệm nhan giống CAQ Kiên Giang; Các trang trại; Dự án sảnxuất giống lúa mới Cần Thơ

 Bốn là, chương trình nhà ở nông thôn diễn ra trên phạm vi toàn vùng, đặc biệt

là các huyện ven biển các tỉnh dọc hệ thống sông Cửu Long, kênh thoát lũ Vớimục tiêu là tránh thiệt hại do lũ lụt gây ra, nâng cao mức sống dân cư nông thôn,vùng sâu vùng xa nói chung Nội dung cua chương trình là Thay thế các nhàtạm, kiên cố hoá nhà ở, tôn nền nhà những vùng thường xuyên ngập lũ Xây

Ngày đăng: 19/12/2012, 17:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1) Giáo trình kinh tế phát triển Khác
2) Báo cáo phát triển Việt Nam. Nghèo 2004 Khác
3) Báo cáo phát triển thế giới 2006: Công bằng và phát triển Khác
4) Sách Kinh nghiệm cất cánh của bốn con rồng nhỏ Châu Á Khác
5) Giáo trình kinh tế công cộng Khác
6) Thời báo kinh tế Việt Nam Khác
7) Trang Web của Đảng cộng sản Việt Nam Khác
8) Các niên giám thống kê Khác
9) Đánh giá giảm nghèo theo vùng ĐBSCL Khác
10) Sách Địa lý kinh tế xã hội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Đứng trước tình hình này đòi hỏi các nước đang phát triển phải có biện pháp để phá vỡ vòng luẩn quẩn đó - Mối quan hệ giữa tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
ng trước tình hình này đòi hỏi các nước đang phát triển phải có biện pháp để phá vỡ vòng luẩn quẩn đó (Trang 15)
Bảng 1: Thu nhập bình quân 1 người/tháng theo giá thực tế của ĐBSCL. - Mối quan hệ giữa tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Bảng 1 Thu nhập bình quân 1 người/tháng theo giá thực tế của ĐBSCL (Trang 27)
Bảng 1: Thu nhập bình quân 1 người/tháng theo giá thực tế của ĐBSCL. - Mối quan hệ giữa tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Bảng 1 Thu nhập bình quân 1 người/tháng theo giá thực tế của ĐBSCL (Trang 27)
Bảng 2: Tỷ lệ hộ nghèo của ĐBSCL. (Đơn vị:%) - Mối quan hệ giữa tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Bảng 2 Tỷ lệ hộ nghèo của ĐBSCL. (Đơn vị:%) (Trang 28)
Bảng 2: Tỷ lệ hộ nghèo của ĐBSCL. (Đơn vị: %) - Mối quan hệ giữa tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Bảng 2 Tỷ lệ hộ nghèo của ĐBSCL. (Đơn vị: %) (Trang 28)
Bảng 3: Mức thu nhập và chênh lệch thu nhập của nhóm thu nhập cao nhất và - Mối quan hệ giữa tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Bảng 3 Mức thu nhập và chênh lệch thu nhập của nhóm thu nhập cao nhất và (Trang 29)
Bảng 3: Mức thu nhập và chênh lệch thu nhập của nhóm thu nhập cao nhất và - Mối quan hệ giữa tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Bảng 3 Mức thu nhập và chênh lệch thu nhập của nhóm thu nhập cao nhất và (Trang 29)
Bảng 4: Số giường bệnh và số y bác sĩ, y sĩ, y tá ở ĐBSCL. - Mối quan hệ giữa tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Bảng 4 Số giường bệnh và số y bác sĩ, y sĩ, y tá ở ĐBSCL (Trang 31)
Bảng 4: Số giường bệnh và số y bác sĩ, y sĩ, y tá ở ĐBSCL. - Mối quan hệ giữa tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Bảng 4 Số giường bệnh và số y bác sĩ, y sĩ, y tá ở ĐBSCL (Trang 31)
Từ bảng số liệu cho thấy, y tế ở ĐBSCL đã tăng lên về số lượng các y, bác sĩ, số giường bệnh trong các phòng khám. - Mối quan hệ giữa tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
b ảng số liệu cho thấy, y tế ở ĐBSCL đã tăng lên về số lượng các y, bác sĩ, số giường bệnh trong các phòng khám (Trang 32)
Bảng 5: Tỷ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ lao động có việc làm ở - Mối quan hệ giữa tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Bảng 5 Tỷ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ lao động có việc làm ở (Trang 32)
Bảng 6:Các chiến lược và chính sách thúcđẩy tăng trưởng và giảm nghèo. Biện pháp Mục tiêuXây dựng hạ tầng  quy mô  lớnXây dựng đường giao thông nông  thôn Phát triển GD_ĐTPhát triển mạng lưới y tế rộng khắp Tạo việc làm và  nâng cao thu nhập Chính sách và - Mối quan hệ giữa tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Bảng 6 Các chiến lược và chính sách thúcđẩy tăng trưởng và giảm nghèo. Biện pháp Mục tiêuXây dựng hạ tầng quy mô lớnXây dựng đường giao thông nông thôn Phát triển GD_ĐTPhát triển mạng lưới y tế rộng khắp Tạo việc làm và nâng cao thu nhập Chính sách và (Trang 37)
Bảng 6:Các chiến lược và chính sách thúc đẩy tăng trưởng và - Mối quan hệ giữa tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Bảng 6 Các chiến lược và chính sách thúc đẩy tăng trưởng và (Trang 37)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w