1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

KỸ NĂNG CỦA SINH VIÊN. doc

10 724 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 256,98 KB

Nội dung

KỸ NĂNG CỦA SINH VIÊN Trong hàng trăm sinh viên chỉ có số ít người đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Vì thực tế cho thấy, những người thành đạt chỉ có 25% là do trình độ chuyên môn, bằng cấp, hay chứng chỉ, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm Có nhiều bạn sinh viên sau khi đã ra trường, mặc dù rất tự tin với những kiến thức họ đã được trang bị ở giảng đường đại học, tuy nhiên họ vẫn bối rối với môi trường làm việc tại doanh nghiệp. Có những sinh viên học rất tốt các môn trong trường đại học nhưng khi làm việc lại gặp rất nhiều khó khăn. Trong hàng trăm sinh viên chỉ có số ít người đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Vì thực tế cho thấy, những người thành đạt chỉ có 25% là do trình độ chuyên môn, bằng cấp, hay chứng chỉ, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm mà họ được trang bị. Mặc dù vậy, các trường Đại học ở nước ta vẫn chưa được đưa bộ môn đào tạo kỹ năng mềm trở thành môn học chính khóa, vì thế thuật ngữ này vẫn còn xa lạ đối với nhiều sinh viên Việt Nam. Kỹ năng mềm dành cho sinh viên Kinh tế Bài viết này nhằm giúp sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh nói riêng và sinh viên đại học nói chung có những hình dung cơ bản về khái niệm kỹ năng mềm và những kỹ năng mềm cần thiết mà sinh viên cần trang bị để phục vụ cho công việc của mình sau này. Kỹ năng mềm là gì? Kỹ năng mềm (soft skills) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỷ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian,sáng tạo và đổi mới….là những kỹ năng không gắn liền với kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Chúng quyết định bạn là ai, làm việc thế nào. Là thước đo hiệu quả cao trong công việc. Kỹ năng cứng (hard skills) ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch, khả năng học vấn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. Tại sao người sử dụng lao động lại quan tâm tới các kỹ năng này? Những người sử dụng lao động coi trọng các kỹ năng “mềm”, bởi vì các nghiên cứu cho thấy chúng là một nhân tố đánh giá rất hiệu quả bên cạnh những kỹ năng công việc truyền thống hay còn gọi là kỹ năng “cứng”. Một cuộc nghiên cứu mới đây cho thấy những tiêu chuẩn để đánh giá con người như sự tận tâm, tính dễ chịu cũng là những nhân tố dự báo quan trọng đối với sự thành công trong nghề nghiệp giống như khả năng về nhận thức và kinh nghiệm làm việc. Theo kết quả nghiên cứu, có tất cả là 13 kỹ năng cơ bản cần thiết để thành công trong công việc: 1. Kỹ năng học và tự học (learning to learn) 2. Kỹ năng lắng nghe (Listening skills) 3. Kỹ năng thuyết trình (Oral communication skills) 4. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills) 5. Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative thinking skills) 6. Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn (Self esteem) 7. Kỹ năng đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc (Goal setting/ motivation skills) 8. Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp (Personal and career development skills) 9. Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ (Interpersonal skills) 10. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork) 11. Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills) 12. Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả (Organizational effectiveness) 13. Kỹ năng lãnh đạo bản thân (Leadership skills) Trong khi việc đào tạo kỹ năng mềm tại các trường Đại học trên thế giới rất được chú trọng, thì quá trình giảng dạy môn học này ở nước ta vẫn chưa thực sự được tiến hành. Có chăng cũng chỉ là trong một buổi ngoại khóa, hoặc nhà trường mời diễn giả tới phổ biến sơ lược kiến thức cho sinh viên. Tuy nhiên, nếu thực sự kỹ sinh viên vẫn có thể tự mài dũa những kỹ năng này thông qua quá trình học và các môn học. Ví dụ: Hiện tại trường ĐH Duy Tân đang đào tạo theo học chế tín chỉ, trong quá trình giảng dạy giảng viên chủ yếu là định hướng và khái quát vấn đề, muốn nghiên cứu chi tiết sinh viên phải dành thời gian để tự nghiên cứu và đọc sách ngoài giờ. Nếu thực hiện nghiêm túc yêu cầu này, sinh viên có thể đạt được kỹ năng đầu tiên. Hàng ngày bạn đi học, bạn sẽ nghe thầy cô giảng bài. Nhưng bạn nghe được gì? Mức độ hiểu như thế nào? Thì để kiểm định điều này, bạn nên phản hồi với các giảng viên thông qua các câu hỏi, để xem thử vấn đề mình tiếp thu có chính xác không. Trong tình huống bạn nghe quá nhiều thông tin cùng một lúc thì nên lắng nghe có chọn lọc, hay nói cách khác là nên chú ý vào những từ khóa thì việc kết nối nội dung sẽ tốt hơn. Điều này sẽ giúp các bạn sinh viên rèn luyện kỹ năng lắng nghe. Hoặc với các kỹ năng như kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm sinh viên có thể rèn luyện thông qua các bài seminar tại lớp, các chủ đề nhóm mà giảng viên yêu cầu, cần biết cách tôn trọng ý kiến người khác thì mới làm việc nhóm được. Còn muốn rèn luyện kỹ năng thuyết trình, cần chủ động xung phong để được thuyết trình thay vì ỷ y vào các thành viên còn lại trong nhóm. Hoặc với các kỹ năng như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng đàm phán…sinh viên có thể sẽ được rèn luyện qua các tình huống trong các môn học như Quản trị chiến lược, Nghệ thuật thương lượng đàm phán, Quan hệ công chúng, Quảng cáo và chiêu thị…. Hầu như tất cả các kỹ năng này đều được lồng vào các môn học để sinh viên có thể rèn luyện, vấn đề là các bạn sinh viên có ý thức về tầm quan trọng của kỹ năng mềm hay không và có chủ động trong việc nắm bắt, học hỏi và rèn luyện hay không? Khóa học Kỹ Năng Mềm Dành Cho Nhà Quản Trị Tương Lai Chương trình đào tạo kỹ năng mềm được thiết kế bởi Trường Đào tạo Kinh doanh A.S.K và Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM. Với chương trình đào tạo “Bộ 6 Kỹ năng mềm dành cho nhà quản trị tương lai”, chúng tôi tin tưởng các bạn sinh viên và học viên sẽ trở nên tự tin, vững vàng hơn trong môi trường công việc tại các doanh nghiệp. Nội dung chương trình bao gồm 6 kỹ năng sau: (1) Nhận diện bản thân – Định hướng nghề nghiệp; (2) Chuẩn bị hồ sơ và phỏng vấn ứng tuyển; (3) Kỹ năng giao tiếp và lắng nghe; (4) Kỹ năng trình bày – thuyết trình; (5) Kỹ năng lãnh đạo nhóm ; (6) Kỹ năng suy nghĩ tích cực và vượt qua áp lực Nội dung cơ bản khóa đào tạo KỸ NĂNG MỀM CHO NHÀ QUẢN TRỊ M2001 Nhận diện bản thân – Định hướng nghề nghiệp M2002 Kỹ năng lập kế hoạch & tổ chức công việc M2003 Kỹ năng giao tiếp – lắng nghe M2004 Kỹ năng trình bày – thuyết trình M2005 Kỹ năng lãnh đạo nhóm M2006 Kỹ năng suy nghĩ tích cực, vượt qua áp lực và tự chiến thắng bản thân M2001: Kỹ năng giao tiếp và lắng nghe Các nội dung cơ bản: Nhận diện cá nhân và những sở thích, đam mê của cá nhân về công việc Nhận diện và phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân Những nhóm ngành nghề đặc trưng và phân tích đặc điểm của từng nhóm ngành nghề Xây dựng sứ mạng, hoài bão của cá nhân Xây dựng hệ thống mục tiêu cân bằng với 4 khía cạnh: yếu tố nội tại, yếu tố khách quan, yếu tố kiến thức và việc học tập Phương pháp xây dựng kế hoạch hành động Các phương pháp vượt qua chính bản thân khi liên tục không thực hiện đúng kế hoạch M2002: Nhận diện bản thân – Định hướng nghề nghiệp Các nội dung cơ bản: Nhận diện cá nhân và những sở thích, đam mê của cá nhân về công việc Nhận diện và phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân Những nhóm ngành nghề đặc trưng và phân tích đặc điểm của từng nhóm ngành nghề Xây dựng sứ mạng, hoài bão của cá nhân Xây dựng hệ thống mục tiêu cân bằng với 4 khía cạnh: yếu tố nội tại, yếu tố khách quan, yếu tố kiến thức và việc học tập Phương pháp xây dựng kế hoạch hành động Các phương pháp vượt qua chính bản thân khi liên tục không thực hiện đúng kế hoạch M2003: Kỹ năng trình bày – thuyết trình Các nội dung cơ bản: Kỹ năng đọc, kỹ năng nói Quy trình thực hiện một bài trình bày, thuyết trình hiệu quả Những phương pháp, kỹ thuật tạo ấn tượng tốt trong quá trình trình bày, thuyết trình Những bài tập rèn luyện để nói hay, thuyết trình tốt và hùng biện xuất sắc. M2004: Kỹ năng lãnh đạo nhóm Các nội dung cơ bản:  Nhóm và hoạt động nhóm. Các nguyên tắc cơ bản khi hoạt động nhóm  Các vai trò chủ đạo trong hoạt động nhóm  Quy trình tổ chức, vận hành hoạt động của nhóm nhằm đạt được muc tiêu chung đã xác định  Các kỹ năng thường được sử dụng trong hoạt động nhóm  Vượt qua khó khăn, trở ngại trong hoạt động nhóm  Đạt được mục tiêu chung trong hoạt động nhóm.  M2006: Kỹ năng suy nghĩ tích cực, vượt qua áp lực và tự chiến thắng bản thân Các nội dung cơ bản:  Xây dựng tư duy tích cực  Tự tạo động lực trong công việc  Xây dựng thói quen hiệu quả trong công việc  Phương pháp vượt qua căng thẳng trong công việc  Quản lý công việc và phát triển cá nhân. - Tổng thời gian học lý thuyết là 18 buổi - Học viên tham dự chương trình sẽ được cấp user name va password. Trong phân hệ “TRƯỜNG HỌC” của chương trình, sau mỗi buổi học, học viên sẽ phải làm bài kiểm tra trắc nghiệm để ôn tập lại kiến thức. Sau mỗi môn học sẽ có bài kiểm tra để đánh giá mức độ vận dụng kiến thức. Phân hệ A.S.K – TRƯỜNG HỌC cũng sẽ cung cấp cho học viên toàn bộ: bài giảng, đề cương, tài liệu đọc bắt buộc, tài liệu đọc tham khảo, quy trình, biểu mẫu, tình huống tham khảo . hình dung cơ bản về khái niệm kỹ năng mềm và những kỹ năng mềm cần thiết mà sinh viên cần trang bị để phục vụ cho công việc của mình sau này. Kỹ năng mềm là gì? Kỹ năng mềm (soft skills) là thuật. sinh viên rèn luyện kỹ năng lắng nghe. Hoặc với các kỹ năng như kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm sinh viên có thể rèn luyện thông qua các bài seminar tại lớp, các chủ đề nhóm mà giảng viên. xa lạ đối với nhiều sinh viên Việt Nam. Kỹ năng mềm dành cho sinh viên Kinh tế Bài viết này nhằm giúp sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh nói riêng và sinh viên đại học nói chung

Ngày đăng: 03/04/2014, 06:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w