1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực cạnh tranh của VMS-Mobifone trên thị trường thông tin di động potx

6 626 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 63,5 KB

Nội dung

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VMS- MOBIFONE TRÊN THỊ TRƯỜNG THÔNG TIN DI ĐỘNG ENHANCING COMPETITIVE ABILITY OF VMS-MOBIFONE IN MOBILE PHONE MARKET LÊ THẾ GIỚI Đại học Đà Nẵng NGUYỄN MINH DUẪN Trung tâm Thông tin Di động khu vực III TÓM TẮT Bài viết đề cập đến chiến lược phát triển của VMS- Mobifone thông qua việc nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thông tin di động Việt nam. Trên cơ sở phân tích năng lực hiện có của Công ty về cơ sở hạ tầng mạng lưới và vấn đề cung cấp dịch vụ, tác giả đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng, dung lượng mạng lưới và phát triển dịch vụ gia tăng giá trị nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của VMS- Mobifone. ABSTRACT This article deals with the development strategy of VMS Mobifone by means of enhancing competitive ability on Vietnam mobile communication market. On the basis of an analysis of existing VMS- Mobifone ability in terms of network infrastructure and service provision, the author proposes a solution to improve the network quality, capacity and the value added services increase to ensure the stable development of VMS Mobifone. 1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh thị trường thông tin di động các nước trên thế giới cạnh tranh mạnh mẽ và các chiến lược cạnh tranh cũng đa dạng như các chiến lược về giá cước, quảng cáo, khuyến mãi, giảm giá, chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ cơ bản cũng như dịch vụ giá trị gia tăng… Nhìn chung các mô hình đều nhằm mục đích đảm bảo sự thoả mãn khách hàng, tạo sự trung thành và phát triển khách hàng mới. Trên thị trường thông tin di động trong nước, cạnh tranh giữa các nhà cung cấp cũng không kém phần mạnh mẽ do sự ra đời của các mạng trong những năm gần đây, đặc biệt là sự hiện diện của các nhà đầu tư nước ngoài với công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý, tiềm lực tài chính và ảnh hưởng không nhỏ của các dịch vụ thay thế. Tuy nhiên, trên thị trường việc cạnh tranh giữa các mạng hiện nay chủ yếu dựa vào chiến lược giảm giá cước và khuyến mãi liên tục, thu hút một lượng khách hàng mới đáng kể tạo nên làn sóng các thuê bao chuyển đổi giữa các nhà cung cấp dịch vụ. Trong môi trường cạnh tranh như vậy, để phát triển bền vững VMS- Mobifone cần nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thông tin di động Việt Nam bằng việc cải thiện chất lượng, dung lượng mạng lưới và phát triển dịch vụ gia tăng giá trị. 2. Các yếu tố cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông nói chung và thông tin di động nói riêng Ngày nay với xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thế giới đã đặt ra vấn đề về năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nói chung và trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông, thông tin di động nói riêng. Về cơ bản, vấn đề cạnh tranh trong ngành dịch vụ viễn thông cũng như các lĩnh vực khác, tuy nhiên do đặc thù mang tính vô hình hay phi vật chất, tính không lưu giữ được nên hoạt động cạnh tranh cũng có những điểm riêng biệt. - Trước tiên, đó là việc đề cao các yếu tố về chất lượng dịch vụ và các công cụ hỗ trợ bán hàng hơn cả các yếu tố về chi phí đầu vào, thiết kế mẫu mã. Bên cạnh đó, việc định giá các dịch vụ cạnh tranh, nhất là dịch vụ điện thoại di động cũng rất khó khăn. - Khi xem xét về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông cần nhấn mạnh đến các yếu tố do doanh nghiệp quyết định là chủ yếu. Cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông mang những đặc điểm hết sức riêng biệt, có tính nhạy cảm cao. Mỗi công cụ, biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thường có ảnh hưởng nhanh và mạnh tới tâm lý người tiêu dùng. Ngoài ra, công nghệ viễn thông luôn mang đặc tính hiện đại và thu hút sự quan tâm phát triển của cả thế giới. Khác với các ngành khác, chất lượng dịch vụ viễn thông được thể hiện rất rõ, dễ cảm nhận, dễ gây tâm lý không tốt khi không đáp ứng đòi hỏi của người tiêu dùng. Từ những vấn đề nêu trên có thể thấy rằng, khi xem xét năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông cần chú ý đến các điểm mấu chốt sau: - Chất lượng, dung lượng mạng lưới viễn thông, khả năng làm cho dịch vụ có tính riêng biệt - Vấn đề nghiên cứu, phát triển, triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông; 3. Cải thiện chất lượng, dung lượng mạng lưới Trong những năm qua, mạng lưới của VMS - MobiFone phát triển khá nhanh chóng, đã phủ sóng 64/64 tỉnh, thành phố trên cả nước. Riêng năm 2006, công ty phát triển thêm 750 trạm BTS, đưa vào khai thác thêm 4 tổng đài MSC, nâng dung lượng toàn mạng lên 16 MSC, 55 BSC và 2.100 trạm BTS, có khả năng phục vụ cho 10.000.000 số thuê bao. Đồng thời, công ty đã tiến hành lắp đặt thử nghiệm hệ thống 3G công nghệ của Alcatel và Ericsson. Ngoài ra, thông qua dịch vụ chuyển vùng quốc tế, vùng phủ sóng của mạng VMS-MobiFone đã được mở rộng ra 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với trên 150 mạng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, do tốc độ phát triển nhanh chóng về công nghệ nên cũng chính là vấn đề khó khăn trong việc đầu tư đồng bộ kịp thời, hệ thống phần mềm không thống nhất. Các dịch vụ cao cấp đôi lúc chưa đáp ứng kịp nhu cầu của khách hàng. Đây chính là điểm mà VMS cần khắc phục trong thời gian tới để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Mặc dù VMS tích cực đầu tư nhưng vẫn còn chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng. Mật độ cuộc gọi tập trung vào một số thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Hải Phòng Trong khi tại các tỉnh xa, số cuộc gọi thường rất nhỏ so với mức có thể thì tại những thành phố này, các tổng đài thường phải làm việc hết công suất. Do vậy những sự cố, rủi ro rất có thể xảy ra gây ảnh hưởng không tốt tới tâm lý khách hàng và uy tín công ty. Do đó ngoài việc phát triển mạng, vấn đề tối ưu hoá mạng lưới được Công ty đặt lên hàng đầu. Hiện tại, tiêu chuẩn GSM đã được phát triển đạt tới mức không còn sự khác biệt giữa hai công nghệ GSM900 và GSM1800. Người sử dụng với loại máy đầu cuối hai băng tần (dual band handset) có thể truy nhập hai dãy tần số 900 và 1800 trên mạng và không cần biết họ đang sử dụng dải tần nào miễn là dịch vụ và chất lượng dịch vụ không thay đổi. Tuy nhiên do đặc tính suy hao khác nhau, nên dải tần số 900 sẽ được sử dụng trên diện rộng hơn so với dải tần 1800, ở các khu vực mà tần số 900 gặp phải giới hạn về mặt dung lượng, các ô vô tuyến ở tần số 1800 sẽ được triển khai nhằm bổ sung dung lượng cho mạng. Đặc biệt là các microcell ở tần số 1800 sẽ phát huy tác dụng. Đối với nhà khai thác, nếu kết hợp sử dụng hai dải tần trên cùng một mạng, sẽ phát huy hiệu quả tối đa về mặt dung lượng cũng như chất lượng dịch vụ. Như ta đã biết đầu tư phát triển trên các trạm BTS mới chiếm tỷ trọng không nhỏ trong vốn đầu tư phát triển mạng lưới, nên việc ứng dụng dải tần mới 1800 sẽ giúp nhà khai thác giảm được chi phí đầu tư lắp đặt các trạm thu phát mới ở tần số 900 mà vẫn tăng được dung lượng mạng. Một vấn đề nữa cần được quan tâm là VMS cần tiếp tục triển khai công nghệ MRP (Mẫu sử dụng lại tần số mật độ cao) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng băng tần được cấp phép. Đây là công nghệ mới sử dụng trong mạng thông tin di động GSM. Ở khu vực trung tâm thành phố, các nhà khai thác thông tin di động gặp phải các vấn đề như khoảng cách giữa các trạm nhỏ, số lượng tần số sử dụng là hữu hạn. Điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng mạng vô tuyến. Về cơ bản công nghệ MRP, có nghĩa là nó cho phép sử dụng lại tần số nhiều lần hơn trong một khu vực mà không sợ bị can nhiễu. Bên cạnh đó, VMS cần hoàn thiện và tối ưu hệ thống truyền dẫn với định hướng xây dựng mạch vòng truyền dẫn trung kế. Để tăng cường độ an toàn và tin cậy của mạng lưới, sau mỗi pha phát triển công ty thông tin di động sẽ triển khai cấu trúc truyền thống dẫn mạch vòng cho tất cả các trạm mới tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ. Mạch vòng này sẽ kết nối các vi ba trong nội thành, nối các BTS tạo thành mạch vòng có khả năng tự định tuyến lại trong trường hợp các tuyến truyền dẫn vi ba có sự cố làm gián đoạn liên lạc. Như vậy sẽ tăng độ tin cậy của mạng lưới tại khu vực có nhiều thuê bao và cấu hình phức tạp. 4. Phát triển dịch vụ gia tăng giá trị Đối với dịch vụ cơ bản như thoại, thời gian chuẩn bị cho việc cạnh tranh dài hơn so với dịch vụ gia tăng giá trị. Do vậy có thể nhận thấy là các nhà hoạch định chính sách của nước ta coi trọng các dịch vụ cơ bản trong lĩnh vực thoại hơn là phi thoại. Điều này hiện tại là đúng và hợp lý với một ngành dịch vụ viễn thông mà nhu cầu tiêu dùng và tiêu thụ các sản phẩm tập trung chủ yếu, chiếm phần lớn doanh thu trên cơ sở thoại. Tuy nhiên, trong tương lai điều này sẽ thay đổi khi kinh tế và công nghệ của Việt Nam phát triển. Hiện tại, các công ty kinh doanh viễn thông trên thế giới đang ngày càng tập trung vào việc đầu tư cho các dịch vụ phi thoại vì sự tăng trưởng theo nhu cầu của khách hàng là rất lớn, doanh thu và lợi nhuận sẽ ngày càng gia tăng. Ngày nay các nhà cung cấp thuộc lĩnh vực viễn thông thấy rõ: Khách hàng mua các giải pháp chứ không phải dịch vụ. Khi khách hàng có nhu cầu cao hơn, khi đó các nhà cung cấp sẽ không coi việc phát triển các dịch vụ truyền thống là dịch vụ của tương lai mà với sự hội tụ giữa viễn thông, tin học, họ muốn tạo ra các dịch vụ đặc trưng chỉ có riêng ở doanh nghiệp mình dựa trên các giải pháp phần mềm. Để tiến hành triển khai thành công các việc phát triển dịch vụ gia tăng giá trị đòi hỏi các nhà cung cấp phải có tầm nhìn và đầu tư một số vốn nhất định. Hệ thống thông tin và hệ thống tài chính cần phải được hợp nhất với mức khả dụng cao thông qua việc đảm bảo an toàn cho các ứng dụng trên mạng. Mặt khác, đối với các nhà cung cấp viễn thông lớn, việc tạo ra dịch vụ gia tăng giá trị hoặc dịch vụ cao cấp làm cho hình ảnh của công ty từ chỗ là một tiện ích không đặc biệt chuyển thành một thương hiệu mạnh và tập trung vào khách hàng. Do đó, đối với VMS có thể tập trung vào sự phát triển các dịch vụ mới như sau: - Phát triển và đa dạng hóa các dịch vụ GTGT trên nền tin nhắn ngắn. - Nghiên cứu phát triển nhiều ứng dụng mà công nghệ GPRS tốc độ cao có thể hỗ trợ được như truyền số liệu, truy cập mạng, truy nhập trực tiếp Internet qua GPRS, dịch vụ nhắn tin đa phương tiện MMS với bản tin tích hợp text, âm thanh, hình ảnh, chatting, e-mail, các dịch vụ giải trí, truy vấn thông tin, định vị thuê bao - Phát triển mạnh dịch vụ truy cập Internet di động (với sự phổ biến, hiện đại và mở rộng băng thông, triển khai các công nghệ WAP, Bluetooth ) cho các thuê bao di động. - Mở rộng mô hình tiếp thị qua di động tại Việt Nam phục vụ các doanh nghiệp có nhu cầu quảng bá và giới thiệu sản phẩm dịch vụ của khách hàng. - Mô hình chuyển đổi chiến lược - Phát triển thương mại điện tử: Tra cứu, chuyển khoản, thanh toán qua SMS, GPRS; gia tăng hợp tác với các ngân hàng để bán thẻ cào, mở rộng thanh toán cước phí điện thoại qua hệ thống ATM. Ứng dụng thương mại di động M - Commerce: Thuê bao di động có thể thanh toán chi trả mọi loại hàng hóa đã mua một cách trực tiếp hoặc qua mạng. - Cần chú ý đến việc phát triển mạng điện thoại di động theo định hướng mạng rộng khắp. VMS cần đưa vào sử dụng các ứng dụng băng rộng: Dịch vụ đào tạo trực tuyến, dịch vụ bảng thông báo điện tử giữa gia đình và nhà trường; dịch vụ quảng cáo, dịch vụ khách hàng; dịch vụ chăm sóc sức khỏe, mua sắm và du lịch, dịch vụ đa phương tiện; Mobile Video Conferencing (hội nghị truyền hình), Videophone (điện thoại thấy hình), video mail (thư thấy hình), Video on demand (video theo yêu cầu), Mobile TV/Video Player ; Dịch vụ Text data (dữ liệu văn bản); Dịch vụ Audio data (dữ liệu âm thanh): Karaoke, mobile audio Player, Mobile radio ; Dịch vụ hình ảnh qua Web - Đa dạng hóa các dịch vụ nội dung di động nhằm đem lại nguồn thu lớn như phát triển các dịch vụ cho phép người sử dụng nhanh chóng nhận được thông tin cần thiết như vị trí của các siêu thị lân cận, rạp chiếu phim, bưu cục và trạm ATM, ngân hàng, giúp khách hàng đăng ký taxi và tìm kiếm dịch vụ giao thông công cộng hiện có gần đó. Các dịch vụ này rất hữu ích cho tất cả các thuê bao di động và có tác dụng khuyến khích tăng trưởng nền kinh tế thông qua việc hỗ trợ cho các ngành nghề khác phát triển như ngành du lịch, ngành y tế, ngành dịch vụ - Nghiên cứu triển khai các dịch vụ IMS: + Các ứng dụng tương tác: Game tương tác interactive gaming (chơi game giữa các máy điện thoại di động), file dữ liệu chia sẻ (chia sẻ file giữa các máy điện thoại như các file hình ảnh, văn bản ). Điểm chuyển chiến lược - Phát triển vùng phủ sóng - Tập trung dịch vụ thoại - Phát triển các dịch vụ tiện ích cơ bản - Nâng cao chất lượng, dung lượng mạng lưới - Phát triển dịch vụ giá trị gia tăng + Các dịch vụ nhắn tin khẩn cấp, gửi và nhận tin nhắn ngay lập tức. Dịch vụ này cũng có thể nhận được đối với các thiết bị đầu cuối không có hệ thống IMS thông qua tin nhắn MMS. + Push to Talk: Dịch vụ thông tin thoại một người đến một người và một người đến nhiều người. Ứng dụng này sẽ đem lại cơ hội mới cho thông tin thoại thời gian thực. + Nhắn tin thoại: Nhắn tin khẩn cấp với nội dung bản tin ở dạng file âm thanh. - Hỗ trợ các dịch vụ thoại cơ bản cho tất cả các thuê bao: Chuyển vùng trong nước và quốc tế, chuyển cuộc gọi cho thuê bao trả trước… 5. Kết luận Nhìn xa hơn nữa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta, trong tương lai gần nhiều công ty nước ngoài sẽ tham gia thị trường viễn thông trong nước. Để có thể cạnh tranh thành công khi mở cửa thị trường với nước ngoài, các doanh nghiệp viễn thông trong nước cần tranh thủ cơ hội thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị trường. Muốn làm được điều đó thì việc không ngừng nâng cao chất lượng mạng lưới và phát triển dịch vụ giá trị gia tăng là một vũ khí hữu hiệu trong tay các doanh nghiệp. Quan điểm, định hướng chiến lược trên giúp VMS có được sự chuẩn bị tốt trước các cuộc tấn công của đối thủ, khống chế nguy cơ mất thị phần và giữ vị trí dẫn đầu thị trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Xuân Vinh, Chiến lược thành công trong thị trường Viễn thông cạnh tranh, Nhà xuất bản Bưu điện, Hà Nội, 2004. [2] Tạp chí Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin, Bộ Bưu chính Viễn thông, tháng 8/2005, 10/2005, 02/2006, 4/2006, 5/2006. [3] Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam, Định hướng phát triển Bưu chính viễn thông Việt Nam đến năm 2015, Hà Nội, 2005. [4] Garry D.Smith, Danny R.Arnol, Bobby G.Bizzell, Chiến lược và sách lược kinh doanh, Nhà Xuất bản Thống kê,1997. [5] John Roberts, Pamela Morrison and Charlie Nelson, Implementing a Pre-Launch Diffusion Model: Measurement and Management Challenges of the Telstra Switching Study, Marketing Science, 2004. [6] Porter, M.E., Competitive Strategy – Techniques for Analyzing Industries and Competitors, The Free Express, 1998. [7] Raymond Alain, Thietart, Chiến lược doanh nghiệp, Nhà Xuất bản Thanh niên, 1999. [8] w ww.mobifone.com.vn, tháng 4, 5 năm 2006. [9] w ww.vietnamnet.com.vn, tháng 5 năm 2006. [10] www.vnn.vn/cntt/vienthong/2004/08/227430, 2004. . tâm Thông tin Di động khu vực III TÓM TẮT Bài viết đề cập đến chiến lược phát triển của VMS- Mobifone thông qua việc nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thông tin di động Việt nam. Trên. nhà cung cấp dịch vụ. Trong môi trường cạnh tranh như vậy, để phát triển bền vững VMS- Mobifone cần nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thông tin di động Việt Nam bằng việc cải thiện. NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VMS- MOBIFONE TRÊN THỊ TRƯỜNG THÔNG TIN DI ĐỘNG ENHANCING COMPETITIVE ABILITY OF VMS-MOBIFONE IN MOBILE PHONE MARKET LÊ

Ngày đăng: 03/04/2014, 01:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w