Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 28 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
28
Dung lượng
734,36 KB
Nội dung
Chân dungchợViệtxưa
Chân dungchợViệtxưa - khảo cứu của Trịnh Quang
Dũng
Chợ vốn dĩ là nhu cầu tối thiết yếu của con người, với người
Việt nam chợ lại cũng là một cái gì gần gũi hơn nữa, máu thịt
hơn nữa…chả thế mà cả đến cái tên nôm na của chốn quốc
đô cũng gọi là “Kẻ Chợ”.
Tên Kẻ Chợ được nhiều người gọi trong dân gian, đặc biệt là
các giáo sĩ, thương nhân phương Tây và trở nên rất phổ biến
từ thế kỷ 17 khi mà Tonquin (Đông Kinh) thời bấy giờ trong
những ngày “Phiên” trở thành một cái “chợ khổng lồ”
[1:].Người phương Tây đầu tiên dùng từ Kecho phải dành
cho giáo sĩ Bồ Đào Nha, ông Barros. Ông đã phiên âm tiếng
Kecho (cacho) trong cuốn sách “Nói về Châu A-Da Asia” của
mình và cho ấn hành vào năm 1550. Rất nhiều các từ phiên
âm khác xuất hiện muộn hơn trong các văn bản, bản đồ của
người phương Tây sau này như: kechu, cachu, cacho v.v…tất
cả đều là phiên âm của từ Kecho. Kẻ có nghĩa là “vùng” vậy
nên trong dân gian, địa danh kẻ Mơ, kẻ Cót, kẻ Noi v.v…
vẫn còn tồn tại khá phổ biến cho tới tận nửa đầu thế kỷ 20.
Bởi vậy cái tên Kẻ Chợ bao hàm ý nghĩa “vùng đất họp chợ”,
“vùng rất nhiều chợ”. Chỉ riêng điều đó cũng cho ta thấy sự
phát triển của mạng lưới chợ như “trăm hoa đua nở” ở mảnh
đất đế đô Đông Kinh vào thế kỷ 17,18.
Sự hình thành của thị trường thương mại ở Đông Kinh-
Kẻ Chợ
Từ thế kỷ 15, sau khi chiến thắng quân Minh, nước Đại Việt
trở lại hồi sinh và nền kinh tế dần dần phát triển đạt tới mức
độ sầm uất, tấp nập cực điểm vào thế kỷ 17,18. Trong hai thế
kỷ này chế độ phong kiến trung ương tập quyền hình thành từ
thời Lê Thánh Tôn (1460-1497) và được phát triển một cách
sáng tạo đột biến dưới triều Lê-Trịnh (1592-1786) như một
yếu tố cốt lõi cho sự hòa nhập của Đại Việt vào cuộc “bùng
nổ đại mậu dịch” thời đó. Sau sự kiện Chúa Trịnh Sâm tiến
vào Phú Xuân, kết thúc sứ mệnh bình Nam (1774), non nước
Đại Việt đã thâu về một mối. Việc thống nhất tiền tệ, thông
thương Nam Bắc lần đầu tiên được nhà nước chính thức xác
lập sau khoảng 150 năm chia cắt. Một mạng lưới chợ đã được
liện kết mở rộng cả vào khu vực phía trong tạo nên thương
trường rộng lớn.
Trong bối cảnh như vậy Đông Kinh - Kẻ Chợ đóng vai trò
như một trung tâm đầu mối quan trọng hàng đầu của nền
thương mại Đàng ngoài. Với việc khu trung tâm quyền lực
chính trị, hành chính- Vương phủ Chúa Trịnh không đóng
trong thành, Đông Kinh lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng
trở thành một đô thị -Kinh đô mở, không tường thành bao
quanh, không biên giới hạn chế, thông thương kiểu các đô thị
Châu Âu trung đại. Giáo sĩ A. De Rhode đã gây bất ngờ lớn
khi ước định về dân số Đông Kinh: “Người ta thấy rất đông
dân chúng đi đi lại lại rảo khắp phố phường đụng chạm
nhau… thành thử mất rất nhiều thì giờ mà chỉ tiến đựơc chút
ít. Rồi thêm vào nhiều phỏng đoán khác, theo dư luận chung
thì dân cư ở kinh thành lên tới “một triệu người ”[1:16]. Con
số đó hoàn toàn có thể tin được khi một người phương Tây
khác, ông W. Dampier cũng ước đoán rằng “Kẻ Chợ có vào
khoảng 20.000 nóc nhà…”. Đã có rất nhiều tư liệu lịch sử và
ghi chép của các nhân chứng đương thời khẳng định Đông
Kinh-Kẻ Chợ là một đô thị to lớn hàng đầu khu vực và có thể
sánh với các đô thị lớn ở Châu Âu như Venise.Việc tăng dân
số đột biến ở Đông Kinh-Kẻ Chợ không phải ngẫu nhiên.
Một mặt do Chúa Trịnh luôn duy trì ở kinh sư một bộ máy
quân sự khổng lồ thuộc loại hùng mạnh nhất đương thời”.
Chúa thường có 100 ngàn quân”[2:132] nên gia đình quan
lại, binh lính, tầng lớp nô bộc, phục vụ họ đã nhanh chóng bổ
sung dân số Đông Kinh mà ngày nay ta quen gọi với danh từ
“dân số tăng cơ học”. Mặt khác tình hình làm ăn phát đạt ở
Kinh đô biến khu 36 phố phường phát triển và mở rộng như
một nam châm khổng lồ khiến làn sóng “di dân” lập nghiệp
cuồn cuộn đổ về Thăng Long. Phố Hàng Bạc vốn chỉ có dân
Châu Khê Hải Dương lên lập nghiệp đúc bạc, tiền, từ thế kỷ
16 thì nay lại có thêm thợ kim hoàn làng Thanh Trì kéo về
vào đầu thế kỷ 18. Họ Nguyễn-Sơn Nam Hạ tới Làng Nam
Đồng. Họ Nguyễn Thanh Hoá tới làng Phương Liệt. Hậu duệ
Chúa Trịnh kéo tới Thái Kiều - thôn Trung Phụng định cư.
Dân Hải Dương kéo về làm nghề da và đóng dày ở phường
Hài Tượng. Dòng Nguyễn Đắc Cổ Định –Thanh Hóa tới
Thăng Long, dòng Nguyễn Hữu Liêu từ Châu Ái ra Làng Tây
Tựu Từ Liêm v.v… Một nguyên nhân khác góp phần thúc
đẩy dân số Kẻ Chợ tăng vọt chính là số lượng đông đảo các
cậu học trò kéo về đất kinh kỳ học tập “dùi mài kinh sử “làm
khởi sắc,no nhiệt cả một khu Sĩ Hoạn ở phường Bích Câu
suốt hai thế kỷ. Điển hình là câu chuyện hình thành ngõ Phát
Lộc gần cửa ô Trừng Thanh. Chính từ cậu học trò người làng
Phát Lộc lên học thi ban đầu rồi kéo cả làng theo tạo lập nên
con ngõ này còn tồn tại tên cho tới ngày nay. Có thể nói suốt
hai thế kỷ 17,18 Đông Kinh đã có một cuộc “bùng nổ dân số”
chưa từng có trong lịch sử phong kiến Việt Nam.Ta có thể
tưởng tượng với dân số cỡ một triệu, tương đương với dân số
Hà Nội nửa sau thế kỷ 20 sẽ đòi hỏi một mạng lưới chợ to
lớn biết nhường nào ở Đông Kinh.
Mạng lưới chợ ở Đông Kinh
Mạng lưới chợ Thăng Long Đông Kinh- Kẻ Chợ được hình
thành dần dần theo thời gian. Đặc thù nền kinh tế nông
nghiệp Đại Việt thế kỷ 17-18 đưa đẩy hình thành một cách tự
nhin ba dạng chợ: Chợ kinh thành, chợ nông thôn và chợ
chuyên doanh. Chưa có tư liệu lịch sử nào xác thực về sự tồn
tại các chợ chuyên doanh ở thời Lý, Trần. Nhiều khả năng
loại hình chợ chuyên doanh chưa xuất hiện vì trình độ sản
xuất và sức sản xuất thời kỳ này khá thấp.Thêm nữa nhu cầu
tiêu dùng xã hội chưa cao bởi số lượng cư dân Kẻ Chợ còn
thưa thớt, vẻn vẹn vài vạn người trong một quan thành giới
hạn chỉ 4Km2 [9]bao bọc bởi sông Hồng, sông Kim Ngưu và
sông Tô Lịch (dân số cả nước năm 1054: chỉ khoảng 2,2
triệu, 1407: 3,1 triệu).
Mạng lưới chợ thành thị ở Đông Kinh được tổ chức trên cơ
sở các phường thị kiểu “buôn có bạn, bán có phường” theo
từng ngành hàng riêng. Ta hãy nghe Cha Marini, nhà truyền
giáo người Ý (1666) mô tả: ”Ở lối cổng vào mỗi phường có
một tấm bảng đề, hoặc một tấm biển ghi rõ loại hàng và chất
lượng hàng được bán ở đó”[2:194]. S.Baron (1680 ) còn cho
ta biết rõ Phường buôn bán ở Kẻ Chợ chính là đầu ra của các
chợ và các làng vùng thôn quê ”…Tất cả những phẩm vật
khác nhau bán trong thành phố này đều được dành riêng cho
từng phường và mỗi phường đó lại phụ thuộc vào một hay
nhiều làng và dân chúng các làng xã này được đặc quyền mở
các cửa hiệu ở đấy”[10:12].
Lúc bấy giờ đi chợ thật dễ dàng: Tơ, lụa đi vào trong phố
Hàng Đào…đồ kim khí vào trong phố Hàng Đồng… Mũ nón
vào phố Hàng Nón, rồi Hàng Khoá, Hàng Thuốc Nam, Thuốc
Bắc, phố Hài Tượng vv … thật không thiếu thứ gì. Ngoài
mạng lưới chợ theo ngành nghề ở khu 36 phố phường ta phải
kể đến mạng lưới chợ nông sản, nhu yếu phẩm nằm ở các cửa
thành ngoài, cửa hoàng thành, bến đò, cửa sông. Ít nhất có
thể điểm danh trên 10 chợ lớn còn thu thuế vào năm Bảo
Thái thứ hai 1727, chợ Cửa Đông lệ thuế đóng 318 quan 8
tiền, 100 tấm da trâu. Chợ Cửa Nam, chợ Huyện, chợ Đình
Ngang, chợ Bà Đá lệ thuế là 310 quan 8 tiền 100 tấm da trâu.
Chợ Vân Cử lệ thuế là 19 quan tiền 2 tiền quý, chợ Ông
Nước lệ thuế là 46 quan 8 tiền vv…[6:36].
Còn rất nhiều chợ khác ở các cửa ô: chợ Yêu Thơ (ô Cầu
[...]...Dền), chợ Dừa (ô Chợ Dừa), chợ Cót (ô Cầu Giấy), chợ Bạch Mã (ô Đông Hà), chợ Bác Cử, v.v… Chợ Dừa vốn là một bến trên sông Lừ, đầu mối giao thương quan trọng ở phía Nam kinh thành khiến cho cửa ô chợ Dừa luôn sầm uất náo nhiệt[4:95] Chợ Cửa Đông tọa lạc ở khu trung tâm Kẻ Chợ là một chợ lớn và nhộn nhịp bậc nhất kinh sư Nằm ở phía cửa Đông Hoàng thành nên nó còn một tên khác -chợ Đông Thành Là chợ lớn... hôm Sang đầu thế kỷ 20, chợ này lớn dần chỉ thua chợ Đồng Xuân và họp suốt ngày từ sáng sớm, bởi vậy mới có câu ca dao: Chợ Đuổi họp lúc chiều tà Chợ Hôm họp sáng chợ Hàng Da họp ngày! Sau 6 giờ chiều, các ông “khán chợ (bảo vệ) ở chợ này đóng cổng đuổi hết mọi người khỏi chợ Vì kế sinh nhai, dân chúng bèn kéo nhau về bãi cỏ làng Thể Giao họp chợ tiếp… Và dần dần hình thành nên chợ Đuổi còn lưu tên phố... chợ chốn kinh thành dài hơn chợ nông thôn, thường từ sáng sớm 5 giờ sáng cho tới 16 -17 giờ Song ở Kẻ Chợ còn có các loại chợ họp theo những giờ đặc biệt, đó là chợ Hôm chuyên họp lúc chiều tối ở Nam Phố (phố Hàng Bè), lại có những chợ chỉ họp lúc tinh mơ như chợ Mơ vùng Hoàng Mai Có một chợ Hôm khác ở làng Giáo Phường, tổng Tả Nghiêm huyện Thọ Xương (phố Huế) vốn là một chợ nhỏ cũng chỉ họp lúc chiều... chiếm Thăng Long, lấp sông Tô Lịch quy hoạch lại khu phố chợ này được chuyển ra chợ mới tức chợ Đồng Xuân hiện nay[11:341] Các chợ xứ Tonkin đều họp theo phiên, theo chu kỳ để dân tứ xứ biết mà hội về họp chợ Chu kỳ phiên chợ này được ghi nhận trong nhiều từ chính sử, tư liệu cá nhân, cho tới các ký sự của giáo sĩ phương Tây và du khách tới Đại Việt Cha Marini (người Ý), giáo sĩ A Rhodes (Pháp) có mặt... nói đến cả châu chấu nữa” [8:27] Khác với chợ ở thành thị, chợ vùng nông thôn, vùng ven kinh đô họp theo phiên nhiều ít tuỳ tình hình kinh tế từng vùng Đặc điểm của chợ nông thôn là loại chợ tự sản tự tiêu kiểu “cây nhà lá vườn” chợ nông thôn không có hàng quán cố định, không có người thường trực Chợ thường họp ở bãi đất rộng, đường cái, bến đò ngang Thực sự chợ nông thôn chủ yếu là nơi đổi chác sản... mại của dân chúng Kẻ Chợxưa góp phần dần tái hiện lại chân dung về một đô thị Thăng Long – Đông Kinh trung đại đầy ký ức vàng son, một phần gương mặt của văn hóa Việt Nam Trịnh Quang Dũng 11/2008 Tài liệu tham khảo: [1] Lịch sử Vương quốc Đàng Ngoài Alexandre De Rhodes UBĐK Cơng gio 1994 [2] Thăng Long H Nội TK 17, 18, 19 Nguyễn Thừa Hỷ Hội Sử học Việt Nam 1993 [3] Thương mại Việt Nam TK 17, 18, 19... thương mại toàn Đại Việt nên các chợ đầu mối chuyên doanh đã sớm tụ họp vào thế kỷ 17 ở những nơi thuận tiện nhất Cửa sông Tô Lịch, nơi giao tiếp với sông Hồng xuất hiện chợ chuyên doanh gạo thuộc làng Giang Nguyên (làng Nguồn Sông) Toạ lạc nơi cửa sông chợ Gạo rất thuận tiện cho các tàu thuyền lớn thu mua gạo từ các trấn khác chở về Đông Kinh xuống hàng rồi từ đây phân phối đi khắp các chợ trong vương... thế kỷ 17 cho biết “… Chợ ở Kẻ Chợ mỗi tháng có hai phiên vào hai ngày rằm và mồng một” Tuy nhiên sau hơn 100 năm vào cuối thế kỷ 18, danh sĩ Phạm Đình Hổ tả rõ 8 phiên trong tháng “… phiên chợ là các phiên ngày 1, 6, 11, 14, 15, 21, 26, 30 “[5:83] Thế kỷ 19, khi không còn giữ vị trí đế đô của quốc gia Kẻ Chợ bước vào thời kỳ suy thoái và ngay lập tức tần suất các ngày phiên chợ đã “giảm nhiệt” đáng... người cưỡi ngựa hoặc xe bò”, “…việc thành lập một cái chợ không tốn kém gì cả mà chỉ cần đến thời tiết tốt Người nông dân ngồi ngay xuống đất, trên đường phố, hàng hoá để trong một vuông vải hay trong một cái làn…” [2:86] Vãn chợ Đông Kinh Kẻ Chợxưacho ta thấy lại cái không khí sầm uất náo nhiệt một thời của trung tâm thương mại Đông Kinh - Kẻ Chợ thủa cực thịnh Sẽ thật có ích, nếu chúng ta có thể... chúng Đại Việt đương thời Nó có mặt khắp hang cùng ngõ hẻm của Kẻ Chợ Ta hãy nghe A.de Rhodes kể: “Họ có tục đem theo một túi con hay một bị con đầy, đeo ở thắt lưng…Khi gặp họ bắt đầu chào hỏi nhau rồi mỗi người lấy ở trong túi của bạn một miếng trầu để ăn…theo đúng phép xã giao…Người ta nói có tới 50 000 người bán lẻ và bán ở nhiều địa điểm trong thành phố” Từ chợ nông thôn, chợ thành thị …đến chợ chuyên . Chân dung chợ Việt xưa Chân dung chợ Việt xưa - khảo cứu của Trịnh Quang Dũng Chợ vốn dĩ là nhu cầu tối thiết yếu của con người, với người Việt nam chợ lại cũng là một. quý, chợ Ông Nước lệ thuế là 46 quan 8 tiền vv…[6:36]. Còn rất nhiều chợ khác ở các cửa ô: chợ Yêu Thơ (ô Cầu Dền), chợ Dừa (ô Chợ Dừa), chợ Cót (ô Cầu Giấy), chợ Bạch Mã (ô Đông Hà), chợ. Thái thứ hai 1727, chợ Cửa Đông lệ thuế đóng 318 quan 8 tiền, 100 tấm da trâu. Chợ Cửa Nam, chợ Huyện, chợ Đình Ngang, chợ Bà Đá lệ thuế là 310 quan 8 tiền 100 tấm da trâu. Chợ Vân Cử lệ thuế