Mặt khác, hai vấn đề khác biệt cơ bản nhất của E – Marketing với các hình thứcMarketing khác là tính tương tác và khả năng cá nhân hóa, do đó nếu doanh nghiệpbiết cách ứng dụng tốt E – M
Trang 1A Đặt vấn đề 1
B Nội dung 3
1 Giới thiệu chung: 3
1.1 Giới thiệu về công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Việt Xưa 3
1.2 Sứ mệnh 4
1.3 Triết lý kinh doanh 4
1.4 Giá trị 4
1.5 Lĩnh vực kinh doanh 4
1.6 Mô tả sản phẩm 4
Danh mục sản phẩm quà tặng hiện tại công ty đang triển khai: 5
2 Phân tích và phân đoạn thị trường 5
2.1 Khái quát về E – Marketing 6
2.2 Phân tích tình hình 6
2.2.1 Môi trường vĩ mô 6
2.2.2 Môi trường vi mô 10
2.3 Phân tích SWOT 14
2.4 Xác định đoạn thị trường 15
2.4.1 Đinh hướng chiến lược E – Marketing 15
2.4.2 Phân đoạn thị trường 15
3 Xây dựng chiến lược Marketing 16
3.1 Mục tiêu chiến lược 16
3.1.1 Mục tiêu tổng thể 16
3.1.2 Mục tiêu tài chính 17
3.1.3 Mục tiêu E – Marketing 17
3.2 Chiến lược định vị 17
3.2.1 Tạo sự khác biệt về hình ảnh 18
3.2.2 Tạo sự khác biệt từ Website 19
3.2.3 Tạo sự khác biệt từ CRM (Quan hệ khách hàng) 19
3.3 Thiết kế và phát triển Website 20
3.4 Email Marketing 22
3.5 Quảng cáo trực tuyến và khuyến mãi 24
3.5.1 Quảng cáo trực tuyến 24
Trang 23.5.2 Khuyến mãi hay xúc tiến bán 26
3.6 Mạng xã hội và diễn đàn/forum 26
3.7 Nghiên cứu E – Marketing 27
3.8 Quản trị quan hệ khách hàng - CRM 28
3.8.1 Quản lí thông tin khách hàng 28
3.8.2 Quyết định công cụ hỗ trợ CRM 30
4 Dự kiến ngân sách 30
4.1 Thiết kế và phát triển Website 30
4.2 Email Marketing 30
4.3 Quảng cáo và khuyến mãi 31
4.4 Mạng xã hội và diễn đàn/forum 31
4.5 Nghiên cứu E – Marketing 31
4.6 Quản trị quan hệ khách hàng 32
C Kết luận 32
Trang 3A Đặt vấn đề
Tri ân khách hàng bằng quà tặng cuối năm là một hình thức khá phổ biến ở tất cả cácdoanh nghiệp bởi quà tặng luôn được nhìn nhận như một cách dễ dàng để doanhnghiệp xây dựng sự công nhận và tín nhiệm trong lòng khách hàng Mỗi doanh nghiệphay công ty đều có những cách thức khác nhau để quảng bá về công ty của mìnhnhưng cách đơn giản và dễ dàng nhất là tặng quà cho khách hàng, vừa làm vừa lòngkhách hàng, vừa đánh vào tâm lý thích nhận quà của khách, vừa quảng bá đượcthương hiệu của mình một cách rộng rãi
Ngoài ra, nhu cầu cung cấp các sản phẩm biểu trưng, pha lê hay quà tặng nhân dịpkhai trương, hội nghị của các doanh nghiệp là rất lớn Do đó, hiện nay xuất hiện rấtnhiều công ty cung cấp các dịch vụ này Tuy nhiên, đại đa số các công ty thực hiệnhoạt động kinh doanh này trong môi trường hiện hữu – offline Mặt khác, internetngày càng phát triển thay đổi thói quen mua sắm của khách hàng Từ việc tìm hiểu,xem xét sản phẩm, xuất hiện nhu cầu và đặt hàng online đã và đang trở thành một xuthế tiêu dùng mới Nhận thức được điều này, nhóm 06 tiến hành nghiên cứu và triểnkhai xây dựng bài thảo luận với đề tài:
“Xây dựng kế hoạch E – Marketing cho Công ty CP Đầu Tư Thương Mại và Dịch Vụ Việt Xưa trong năm 2013”
B Nội dung
1 Giới thiệu chung:
1.1 Giới thiệu về công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Việt Xưa
Tên công ty: Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Việt Xưa
Trang 4Việt Xưa là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và Cung cấp quà tặng, May mặc – Đồng phục, Thiết Kế - Xây dựng phần mềm, Website, Thương Mại Điện Tử, Truyền Thông – Quảng Cáo
1.2 Sứ mệnh
Là một công ty mang đậm nét văn hóa truyền thống, tập trung vào các sản phẩm, côngnghệ mang tính chất cộng đồng cao Kinh doanh dựa trên nền văn hóa Việt Nam.Xây dựng một cộng đồng trẻ làm kinh doanh
1.3 Triết lý kinh doanh
1 Chúng tôi sẽ luôn làm tốt nhất những gì chúng tôi lựa chọn;
2 Chúng tôi sẽ khiến các bạn phải ngạc nhiên với dịch vụ tốt hơn các bạn mong đợi;
3 Chúng tôi luôn thực hiện những điều chúng tôi đã hứa;
4 Khách hàng chính là bạn bè;
5 Phục vụ khách hàng bằng sự kính trọng
1.4 Giá trị
Con người là giá trị cốt lõi của tổ chức
Hiệu quả công việc luôn được đặt lên hàng đầu
Thành công của doanh nghiệp là sự tin cậy của đội ngũ nhân viên, sự hài lòng của khách hàng, đối tác và là sự công nhận của cộng đồng
1.5 Lĩnh vực kinh doanh
Hiện nay công ty đang triển khai lĩnh vực quà tặng phục vụ các chương trình:
- Hội nghị, hội thảo;
- Lễ kỷ niệm, ngày truyền thống;
- Khuyến mại, khuyến mãi;
- Các chương trình chăm sóc khách hàng;
- Các chương trình quảng cáo, quảng bá
- Quà tặng động viên, quà tặng quảng bá
1.6 Mô tả sản phẩm
Sản phẩm – theo quan điểm của Marketing là bất cứ thứ gì có khả năng thoả mãn nhucầu, mong muốn của khách hàng, cống hiến những lợi ích cho họ và có thể đưa rachào bán trên thị trường với khả năng thu hút sự chú ý mua sắm và tiêu dùng Dựa
theo quan điểm này, có thể hiểu Sản phẩm quà tặng là bất cứ thứ gì được chào bán
trên thị trường có khả năng thảo mãn nhu cầu, ước muốn của khách hàng khiến cho họchú ý và mua sắm với mục đích làm quà tặng
Sản phẩm quà tặng do Việt Xưa sản xuất và cung cấp được sử dụng trong nhiều sựkiện của các tổ chức chính trị - xã hội và góp phần không nhỏ vào việc quảng bá,
Trang 5khuếch trương thương hiệu trong nhiều chương trình xúc tiến, truyền thông của cácdoanh nghiệp, công ty Hiện tại, ngoài việc tự sản xuất tại một nhà máy ở quận HoàngMai thì Việt Xưa cũng tiến hành nhập hàng từ các công ty trong nước là Công ty Cổphần nhựa Rạng Đông, Công ty TNHH Minh Long hay Công ty Cổ phần Tập đoànThiên Long, gốm sứ Bát Tràng…
Do Công ty tự sản xuất cũng như nhập hàng từ các công ty khác sản xuất trong nước
có mẫu mã, chủng loại ngày càng phong phú với chất lượng ngày càng cải thiện hơnnhưng lại có giá thành rẻ hơn nhiều so với hàng nhập do chi phí sản xuất trong nướcthấp hơn nhiều với chi phí nhập khẩu Chính điều này đã thỏa mãn nhu cầu của phầnđông khách hàng là muốn sản phẩm “chất lượng cao – giá rẻ” Thấy được lợi ích từviệc tự sản xuất này nên hiện tại, không chỉ có Viêt Xưa mà hầu hết các doanh nghiệpkhác kinh doanh trong lĩnh vực quà tặng đều xây dựng những nhà máy tự sản xuất sảnphẩm cung cấp cho thị trường trong nước, nguồn hàng nhập chủ yếu là từ các công tytrong nước có uy tín còn hàng nhập khẩu thì ngày càng có xu hướng giảm dần
Các sản phẩm quà tặng do Việt Xưa cung cấp bao gồm nhiều chủng loại với nhiềuhình thức phong phú và đa dạng
Danh mục sản phẩm quà tặng hiện tại công ty đang triển khai:
2 Phân tích và phân đoạn thị trường
Trang 62.1 Khái quát về E – Marketing
Theo Philip Kotler – Chủ tịch Hiệp hội Marketing Mỹ, E – Marketing hay Marketing điện tử là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân dựa trên các phương tiện điện tử và Internet Hay theo Joel Reedy, Marketing điện tử bao gồm tất
cả các hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua Internet và các phương tiện điện tử Vì đặc điểm này mà E – Marketing còn được gọi
bằng một cái tên khác là Marketing Online để phân biệt với Marketing trong môitrường thực tế còn được gọi là Marketing Offline
Như vậy có thể thấy, Internet Marketing (E – Marketing) thực chất không phải là mộtkhái niệm marketing mới mà là sự ứng dụng và phát triển của Marketing trên môitrường Internet Nó vẫn giữ nguyên bản chất của Marketing truyền thống, nhưng sovới Marketing truyền thống thì phương thức tiến hành của nó lại có sự khác biệt khálớn
Mặt khác, hai vấn đề khác biệt cơ bản nhất của E – Marketing với các hình thứcMarketing khác là tính tương tác và khả năng cá nhân hóa, do đó nếu doanh nghiệpbiết cách ứng dụng tốt E – Marketing vào hoạt động kinh doanh thì nó sẽ mang lạinhững lợi ích rất lớn không chỉ về mặt chức năng mà còn cả về mặt hiệu quả cho tổchức, đặc biệt là trong thời đại Công nghệ thông tin, Internet ngày càng phát triển vớitốc độ chóng mặt như hiện nay
2.2 Phân tích tình hình
Một bản kế hoạch Marketing chỉ được coi là đúng đắn và thực sự hoàn thiện khi nóđược xây dựng dựa trên những cơ sở vững chắc và gắn với những điều kiện thực tế cụthể, đáng tin cậy Do đó, việc phân tích tình hình hay phân tích môi trường hoạt động
E -Marketing là rất quan trọng và luôn được xem là cơ sở để triển khai các bước tiếptheo của bản kế hoạch
2.2.1 Môi tr ường vĩ mô ng vĩ mô
Môi trường vĩ mô được coi là một lực lượng xã hội rộng lớn mà một doanh nghiệp,thậm chí cả một ngành rất khó có thể kiểm soát được Nó tồn tại song song và có ảnhhưởng khá lớn tới hầu hết các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp Sự thay đổicủa các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô có thể mang lại cơ hội nhưng nhiều khi cũnggây ra những rủi ro không lường trước, do đó việc nghiên cứu và phân tích cụ thểchúng là điều rất cần thiết Những yếu tố của môi trường vĩ mô được tập trung phântích gồm môi trường kinh tế, môi trường chính trị, môi trường công nghệ, môi trường
tự nhiên, môi trường vãn hóa – xã hội và môi trường nhân khẩu học
a) Môi trường kinh tế
Theo số liệu về sự tăng trưởng của Dịch vụ Internet của Tổng cục Thống kê, từ năm
2010 đến nay, Việt Nam đã liên tục đứng trong top 20 quốc gia có số người dùng Internet lớn nhất thế giới với tỷ lệ hơn 30% dân số Theo các chuyên gia, với giá cước Internet ngày càng rẻ, số lượng người dùng Internet sẽ còn tăng mạnh hơn nữa
Trang 7Theo thống kê của Trung tâm số liệu Internet quốc tế, Việt Nam xếp hạng 18 trên 20 quốc gia có số người dùng Internet lớn nhất thế giới trong quý I/2012 Cụ thể, tính tới thời điểm ngày 31/3/2012, Việt Nam có 30.858.742 người dùng Internet, chiếm tỉ lệ 34,1% dân số Việt Nam và bằng 1,4% dân số thế giới So với các quốc gia khác, Việt Nam có số lượng người dùng Internet nhiều thứ 8 trong khu vực Châu Á và đứng vị tríthứ 3 ở khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines) Nếu so với lượng người dùng Internet ở Việt Nam vào trước năm 2000 chỉ ở mức 200.000 người, sau 12 năm,
số lượng người dùng Internet Việt Nam đã tăng khoảng hơn 15 lần
Ông Trần Minh Tân, Phó Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) cho biết, trong những năm gần đây, Việt Nam có tốc độ phát triển Internet nhanh với nhiều loạihình dịch vụ truy cập Internet đa dạng, vì thế số người sử dụng các dịch vụ này đan xen lẫn nhau, một người có thể sử dụng nhiều loại hình truy cập Internet và ở nhiều nơi, các hộ gia đình, các tổ chức cũng có sự thay đổi lựa chọn đa dạng dịch vụ kết nối với chất lượng, băng thông khác nhau thay vì chỉ kết nối ADSL truyền thống Vì thế, Việt Nam đã liên tục trong top 20 những quốc gia có người sử dụng Internet nhiều nhất từ năm 2010 (đứng vị trí 20)
Với tình hình người dùng internet ngày càng tăng như vậy sẽ tạo cho công ty cơ hộithu hút lượng lớn khách hàng từ việc thúc đẩy internet – Marketing Tuy nhiên nềnkinh tế nước ta vẫn còn tồn tại những nguy cơ biến động tiềm ẩn Chính điều này đãkhiến các doanh nghiệp trong nước trở nên thận trọng hơn trong các hoạt động kinhdoanh, luôn cố gắng giảm chi tiêu đến mức tối thiểu để hạn chế chi phí, đồng thờingăn chặn những rủi ro Đây là một trong những nguyên nhân khiến “sức mua” củacác tổ chức – doanh nghiệp đối với mặt hàng quà tặng giảm đi và sự lựa chọn khi muacũng diễn ra cẩn thận và kĩ càng hơn
b) Môi trường chính trị - luật pháp
Môi trường chính trị ổn định cùng với những chính sách phát triển kinh tế đúng đắn đãtạo một cơ hội rất lớn cho tất cả các doanh nghiệp tham gia kinh doanh tại Việt Nam,trong đó có các doanh nghiệp thuộc ngành kinh doanh sản phẩm quà tặng Tuy nhiên,việc gia nhập cũng như rút lui khỏi thị trường hiện khá là dễ dàng nên cạnh tranh trênthị trường cũng khá gay gắt Đây là một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm củacác doanh nghiệp tham gia mảng thị trường này nói chung và Việt Xưa nói riêng.Mặt khác, Nhà nước cũng chủ trương khuyến khích đồng thời tạo những điều kiệnthuận lợi nhất để các tổ chức, doanh nghiệp trong nước tối ưu hóa việc sử dụng côngnghệ thông tin, sử dụng Internet trong hoạt động kinh doanh và thương mại Điều nàythúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng Internet trong các doanh nghiệp, tổ chức và nó trởthành một động lực để E – Marketing ngày càng được chú ý và phát triển hơn Nhưngcũng cần chú ý rằng, điều đó sẽ gây ra hệ quả là các công ty trong cùng ngành đều cónhững điều kiện gần như nhau trong việc làm E – Marketing - đó sẽ là một trở ngạikhông nhỏ đối với Việt Xưa
Trang 8Hơn thế nữa, các điều luật cũng như văn bản pháp lý liên quan tới các hoạt độngthương mại điện tử và Internet như quyền sở hữu trí tuệ, thuế, quyền liên quan tới bảo
vệ bí mật cá nhân, giá trị pháp lí của dữ liệu, các tiêu chuẩn quảng cáo, vấn đề liênquan tới tên miền… cũng đang từng bước được thiết lập, điều chỉnh, bổ sung và hoànthiện Tuy nhiên, việc áp dụng các luật này để quản lí tại thời điểm hiện tại vẫn rấtlỏng lẻo Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải thật thận trọng khi thực hiện các hoạtđộng E – Marketing, không chỉ cần đúng với luật pháp qui định mà còn phải biết đềphòng với những đối tượng luôn tìm cách “lách luật” với mục đích phá hoại
c) Môi trường công nghệ
Kể từ năm 2000 đến 2011, tốc độ tăng trưởng của thị trường công nghệ thông tin ViệtNam luôn ở mức trên 25% Bước sang năm 2012, do ảnh hưởng của khủng hoảngkinh tế toàn cầu, tốc độ này có phần chậm lại nhưng vẫn đạt xấp xỉ 20% và hứa hẹn sẽtăng cao hơn nữa vào năm 2013 Giá trị xuất khẩu của ngành công nghiệp công nghệđạt 3,2 tỷ USD, tăng khoảng 19% so với năm 2011 Đồng thời, việc ứng dụng tin học
và sử dụng thiết bị công nghệ thông tin vào công việc thực tiễn cũng đang từng bướctrở nên phổ biến ở mọi ngành, mọi lĩnh vực từ trung ương đến các tỉnh, thành phố vànhiều địa phương trong cả nước Chính sự tăng trưởng nhanh chóng cả về số lượnglẫn chất lượng của ngành Công nghệ thông tin trong hơn mười năm qua đã cho thấytrong tương lai công nghệ thông tin sẽ không chỉ được ứng dụng rộng rãi trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh mà còn cả trong lĩnh vực quản lí kinh tế - xã hội trên cảnước
Nhắc tới sự phát triển của công nghệ không thể không nhắc tới sự xuất hiện liên tụccủa các công nghệ mới như hệ thống thanh toán điện tử trả trước, trả sau, thanh toántrực tuyến cùng với hình thức mua hàng trực tuyến hay thương mại điện tử Sự ra đờicủa các hệ thống thanh toán cũng như hình thức mua sắm mới ấy đã và đang dần thayđổi thói quen tiêu dùng của người Việt Nam như chuyển dần từ dùng tiền mặt sang sửdụng các thẻ thanh toán điện tử, chuyển dần từ đi mua sắm trực tiếp tại các địa điểmnhư cửa hàng, siêu thị hay chợ sang mua sắm trực tuyến trên mạng Internet hay cáckênh truyền hình tương tác
Công nghệ phát triển đồng nghĩa với việc dịch vụ Internet sẽ ngày càng được hoànthiện và nâng cao chất lượng hơn nữa Điển h́nh là việc ứng dụng công nghệ vào pháttriển dịch vụ Internet bãng thông rộng, dịch vụ Internet không dây với đường truyềntốc độ cao đã thực sự mang lại những kết quả không ngờ và giúp Internet Việt Namđạt được những bước tiến mạnh mẽ trong việc gia tãng nhanh chóng số lượng sử dụngcũng như cải thiện chất lượng tốc độ đường truyền Hơn thế nữa, với sự ra đời gần đâycủa công nghệ 3G (viết tắt của Third Generation Technology), còn được gọi là côngnghệ truyền thông thế hệ thứ ba, cho phép người dùng truy cập Internet tốc độ caongay trên điện thoại di động, điều đó hứa hẹn sẽ là một mảnh đất màu mỡ để dịch vụInternet khai thác, phát triển và ngày càng mở rộng
Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ không phải là sẽ không mang đến những mối
đe dọa tiềm tàng Công nghệ càng cao thì hiểm họa sẽ càng lớn, những mối đe dọanhư Hackers hay Viruts luôn luôn thường trực và đòi hỏi doanh nghiệp phải luôntrong trạng thái đề phòng cũng như chuẩn bị những biện pháp phòng chống thật sựhiệu quả
Trang 9d) Môi trường tự nhiên – sinh thái
Về cơ bản, vào từng thời điểm khác nhau, môi trường tự nhiên – sinh thái như khí hậu,thời tiết, địa hình,… lại có những ảnh hưởng ở mức độ khác nhau tới hoạt động E –Marketing Dù được tiến hành trên môi trường Internet nhưng những biến đổi của môitrường tự nhiên – sinh thái có thể gây tác động đến chất lượng, nhiều khi còn dẫn đến
sự thay đổi hoàn toàn của một hoạt động E – Marketing tại thời điểm nào đó Do đó,khi thực hiện bất kỳ một hoạt động E – Marketing nào cần chú ý tới môi trường tựnhiên tại thời điểm đó để đảm bảo rằng hoạt động E – Marketing sẽ hạn chế được tối
đa rủi ro do tự nhiên mang tới
e) Môi trường văn hóa – xã hội
Một điều dễ thấy là so với trước đây nền tảng kiến thức của dân cư đã vững chắc vàđược mở rộng hơn, những điều ấy đã làm gia tăng khả năng tiếp cận và sự thân thuộccủa người dân đối với công nghệ thông tin hơn Theo kết quả khảo sát của Công tynghiên cứu thị trường Taylor Nelson Sofres (TNS) Việt Nam thực hiện năm 2008 thì
số người biết cách lướt web ở VN nói chung chiếm tới 45% và TNS đưa ra kết luậnrằng "Máy tính và Internet đã thực sự trở nên phổ biến ở Việt Nam"
Ngoài ra, theo Bản báo cáo NetCitizens Việt Nam vừa được công bố về tình hình sửdụng và tốc độ phát triển của mạng Internet được Cimigo – một tập đoàn độc lậpchuyên về lĩnh vực Nghiên Cứu Thị Trường và Thương hiệu, tính đến hết năm 2010
có tới 90% người dùng Internet là để tìm kiếm tin tức và khoảng phân nửa số đó sửdụng hàng ngày đồng thời cũng có hơn nửa số người sử dụng để nghiên cứu học tậphay công việc ít nhất một lần trong tuần trên mạng Bản báo cáo cũng chỉ ra rằng, cótới hơn 3/4 dân số mạng nghe nhạc trực tuyến, khoảng 60% tải nhạc, hơn 40% xemphim online Dịch vụ chat và e-mail được khoảng 70% người sử dụng; các diễn đàn,blog và mạng xã hội thu hút khoảng 40% – 50% lượt truy cập Đặc biệt nhất là cáctrang web kinh doanh trực tuyến như đấu giá hay mua sắm thu hút tới hơn 40% lượttruy cập, mua sắm trực tuyến cũng tãng trưởng ở mức 12% và đạt 40% tại Thành phố
Hồ Chí Minh và Hà Nội nãm 2007 Ngoài ra, điểm đáng chú ý là có tới khoảng 90%
cư dân mạng sử dụng Internet hơn một lần trong tuần, và khoảng 70% sử dụng hàngngày Con số trung bình của thời gian online là 2 giờ mỗi ngày Nếu như khi trướcInternet chỉ dành cho giới trẻ thì gần đây số lượng người dùng lớn tuổi đang ngàycàng tăng, với khoảng 1/4 cư dân mạng ở độ tuổi trên 35
Qua những nhận định trên, có thể thấy rằng thói quen tiêu dùng chung đang dần đượcthay đổi, mua hàng trực tuyến đang dần trở nên quen thuộc và phổ biến hơn đối vớingười tiêu dùng, nhu cầu tìm kiếm các thông tin kinh tế, xã hội, giải trí hay mua sắmtrên Internet tăng ngày càng nhanh Đồng thời, “Văn hóa Internet” cũng được hìnhthành và dần trở thành một bộ phận của nền văn hóa và cũng như những yếu tố vănhóa khác, nó có ảnh hưởng khá lớn tới nhiều mặt của đời sống xã hội nước ta
Thừa nhận sự đóng góp lớn của Internet đối với kinh tế - xã hội không có nghĩa làquên đi những mặt trái mà Internet đã mang lại Sự phát triển của Internet đã gây ranhiều hệ lụy xã hội đáng lo ngại như tình trạng lừa đảo, tội phạm Internet ngày cànggia tăng, hiện tượng truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ngày càng khó kiểm soát và lantruyền với tốc độ nhanh chóng, chưa kể đến việc thực hiện E – Marketing không cóđạo đức của các cá nhân/tổ chức cũng đang trở nên rất phổ biến, điển hình là hình
Trang 10thức đưa tin không chính xác, bịa đặt nhằm bôi nhọ hay phỉ bang uy tín của công ty,của cá nhân hay sản phẩm nào đó trên mạng với mục đích trục lợi.
f) Môi trường nhân khẩu học
Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số của Tổng cục Thống kê đầu năm 2011 thì tỷtrọng dân số dưới 15 tuổi giảm từ 33% xuống còn 25% năm Trong khi đó, tỷ trọngdân số nhóm 15 – 59 tăng từ 58% lên 66% , nhóm dân số từ 60 trở lên tăng từ 8% lên9% Cơ cấu dân số Việt Nam là cơ cấu dân số trẻ, điểm này là một lợi thế cho sự tiếpcận với Internet của dân cư
Cũng theo cuộc điều tra, cả nước có 43,8 triệu người trong độ tuổi lao động đang làmviệc, chiếm 51,1% dân số (thành thị có 11,9 triệu người, nông thôn có 31,9 triệungười), cơ cấu lao động đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ với sự gia tăng nhanh củalao động công nghiệp và dịch vụ và sự giảm dần của lao động nông nghiệp Trong đó,8,6 triệu lao động đã được đào tạo, chiếm 13,4% dân số từ 15 tuổi trở lên Trong đó2,6% đã tốt nghiệp sơ cấp, 4,7% tốt nghiệp sơ cấp, 1,6% tốt nghiệp cao đẳng, 4,2% tốtnghiệp đại học, và 0,2% trên đại học Điều đó cho thấy, trình độ học vấn của dân cưnước ta đang ngày càng phát triển, tỉ lệ dân số đạt trình độ cao đẳng, đại học và sauđại học đang tăng dần Cùng với tốc độ đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ (dân số sống ởthành thị đạt gần 30% so với năm 1999 chỉ có 23,5%) thì đây cũng là nhân tố thúc đẩy
sự tiếp cận nhanh chóng của dân cư với Internet
2.2.2 Môi tr ường vĩ mô ng vi mô
Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường vi mô là một việc cần thiết màdoanh nghiệp phải làm nếu muốn xây dựng được một kế hoạch E – Marketing có tínhkhả quan cao Ngược lại với môi trường vĩ mô thì môi trường vi mô bao gồm nhữngnhân tố mà doanh nghiệp đa phần có thể kiểm soát được, nó có ảnh hưởng trực tiếp vàđôi khi mang tính quyết định tới bất kỳ một kế hoạch E – Marketing nào Các yếu tốthuộc môi trường vi mô cần phân tích gồm có Nội bộ doanh nghiệp, khách hàng, cáctrung gian và các hãng dịch vụ Marketing, đối thủ cạnh tranh và công chúng trực tiếp
a) Nội bộ doanh nghiệp
Điều đầu tiên có thể nhận thấy là phương châm hoạt động của công ty "Việt Xưa là một tập thể năng động, luôn thúc đẩy văn hóa hợp tác, thành công từ sự chuyên nghiệp, đem lại sự hài lòng cho Khách hàng Đem đến những lợi ích cho các cổ đông,
sự thoải mái về vật chất và tinh thần cho mỗi thành viên, đưa công ty phát triển trường tồn" đã thể hiện một cơ cấu tổ chức ổn định và khá hoàn thiện Nhân viên toàn
Công ty cũng có năng lực khá tốt, tinh thần làm việc, trách nhiệm và tinh thần đoànkết cao Ngoài ra, toàn Công ty cũng luôn thực hiện tiết kiệm chi phí, giảm trừ cáckhoản chi tiêu không cần thiết nhằm đưa Công ty thoát khỏi ảnh hưởng của khủnghoảng kinh tế
Với phương châm “Thiết kế độc đáo, chất lượng tối ưu, giá cả hợp lí và dịch vụ hoàn hảo”, Việt Xưa luôn hướng tới mục tiêu phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, làm
hài lòng và thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng Đội ngũ thiết kế có chuyên môncao, các nhân viên phòng kinh doanh luôn nhiệt tình với khách hàng, nhiệt huyết với
Trang 11công việc, cùng với sự hỗ trợ của các phòng ban khác sẽ là những điều kiện thuận lợi
để Việt Xưa tiếp tục khẳng định và phát triển Sự nỗ lực không ngừng của ban lãnhđạo và các nhân viên toàn Công ty đã đem lại những kết quả đáng kể, ngoài sự tăngtrưởng nhanh của doanh thu và lợi nhuận, tới nay Việt Xưa không những đã có đượcmột lượng khách hàng khá đông đảo với nhiều khách hàng có mức “trung thành” khá cao mà còn được coi là nhà cung cấp và sản xuất sản phẩm quà tặng cóthương hiệu và uy tín trên thị trường
Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng hiện tại hoạt động Marketing của Việt Xưa còn rất hạnchế, Công ty không có phòng/bộ phận hay đội ngũ Marketing có tính chuyên môn cao
để có thể xây dựng một chiến lược Marketing cụ thể, thống nhất và định hướngMarketing thực sự rõ ràng đồng thời cũng không có nguồn ngân sách riêng để sử dụngcho hoạt động Marketing Bên cạnh đó, E – Marketing vẫn còn là khái niệm khá mới
mẻ đối với các nhân viên, ban lãnh đạo của Công ty cũng chưa đề cao tầm quan trọngcủa Marketing hay E – Marketing trong kinh doanh nên việc ứng dụng E – Marketinggần như là rất ít
b) Khách hàng
Như đã biết, do khủng hoảng kinh tế, các tổ chức – doanh nghiệp hiện nay ngày càng
có xu hướng thận trọng hơn trong kinh doanh, đặc biệt là trong chi tiêu, đối với sảnphẩm quà tặng, họ luôn muốn đảm bảo rằng chi phí bỏ ra ít nhưng lại có được chấtlượng tốt và do đó, sự lựa chọn của họ cũng diễn ra cẩn trọng hơn Có rất nhiều yếu tố
để họ cân nhắc khi lựa chọn sản phẩm như mẫu mã, giá cả, dịch vụ cung cấp, chấtlượng sản phẩm…
Với sự thận trọng hơn của khách hàng khi lựa chọn sản phẩm và nhà cung cấp thì việcViệt Xưa cần làm là phải tìm hiểu kĩ về thị trường, về khách hàng, cần phân tích rõtừng đối tượng khách hàng và hành vi của họ để có những biện pháp ứng xử phù hợp.Muốn kinh doanh thành công thì trước tiên phải hiểu được khách hàng, đây là mộtnguyên tắc cơ bản trong kinh doanh và nó là thách thức không nhỏ đối với Việt Xưa.Điều này cũng cho thấy sự cần thiết của các hoạt động E – Marketing nói riêng cũngnhư Marketing nói chung trong các hoạt động kinh doanh của Công ty
c) Các trung gian và các hãng dịch vụ E - Marketing
Sự lớn mạnh của Internet và sự quan tâm ngày càng lớn của các doanh nghiệp đối với
E – Marketing đã kéo theo sự gia tăng nhanh chóng số lượng của các trung gian và cáchãng dịch vụ E – Marketing Các trung gian được đề cập tới ở đây là những trung gianphân phối điện tử như các cửa hàng điện tử, các trang đấu giá hay chợ điện tử… Cóthể kể đến một số các chợ điện tử như vatgia.com, chodientu.com, muere.vn,rongbay.com,…
Cũng như các trung gian thì các hãng dịch vụ E – Marketing cũng khá phong phú, nóbao gồm các nhà nghiên cứu thị trường trực tuyến; các nhà môi giới thông tin; cáccổng thông tin và các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing…; các hãng cungcấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến – media; các hãng cung cấp dịch vụ kết nối điện tửnhư VNPT, FPT, Viettel,…; các trung gian tài chính – điện tử như ngân hàng, cáchãng cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử như ngân hàng Đầu tư phát triển BIDV,ngân hàng Vietcombank,…
Trang 12Sự đa dạng của các trung gian cũng như các hãng cung cấp dịch vụ E – Marketing sẽtạo những điều kiện thuận lợi và giúp Việt Xưa có những phương án lựa chọn phù hợpnhất để triển khai các hoạt động E – Marketing.
d) Đối thủ cạnh tranh
Trên thị trường, việc đối mặt với những đối thủ cạnh tranh là việc các doanh nghiệpkhông thể tránh khỏi, do đó nhận diện và phân tích đối thủ cạnh tranh là một trongnhững việc quan trọng mà các doanh nghiệp phải thực hiện.Thị trường quà tặng trênđịa bàn Hà Nội đã diễn ra rất sôi động với sự tham gia của rất nhiều các công ty, cácnhà cung cấp khác nhau Hiện nay, các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Việt Xưa cầnđặc biệt chú ý, đó là Công Ty Cổ phần TMDVQC ATA, công ty TNHH Đầu Tư vàThương Mại Đại Dương Xanh, công ty cổ phần G1… Cũng như Việt Xưa, hoạt động
E – Marketing đều chưa được các công ty này chú trọng, hầu hết chỉ dừng lại ở việcxây dựng website để bán hàng là chủ yếu Do thị trường khách hàng là các doanhnghiệp, tổ chức nên việc nghiên cứu và tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh là khá khókhăn, vì vậy lượng thông tin thu thập được cũng rất hạn chế về số lượng và chấtlượng
Bảng phân tích các đối thủ cạnh tranh của Việt Xưa:
· Sản phẩm đặc biệt cónhiều loại và mang tínhthẩm mĩ cao
· Website cung cấp tínhnăng đặt hàng trực tuyến và
có tính chuyên nghiệp caohơn những công ty khác
· Lượng truy cậpwebsite thấp hơn nhiều
so với các công tykhác
· Sản phẩm cung cấp cókhá nhiều loại
· Bằng việc xây dựngDiễn đàn, Website có tínhtương tác cao hơn với kháchhàng
· Mẫu mã sảnphẩm còn ít và thiết kếquá đơn giản, chưa cótính thẩm mĩ cao
· Không có xưởngsản xuất riêng mà chỉnhập hàng từ các nhàcung cấp khác về bán
DươngXanh
· Có xưởng sản xuất vàchế tác tại Việt Nam
· Cung cấp sản phẩmpha lê với nhiều chủng loại,mẫu mã đẹp và đa dạng
· Khai thác cả mảng thị
Trang 13trường tiêu dùng và mảngthị trường doanh nghiệp, tổchức.
Key
· Sản phẩm cung cấp đadạng về chất lượng và phong phú về chủng loại
· Có xưởng sản xuất, chế tác và gia công quà tặngtại Việt Nam
· Hợp tác và được sự hỗtrợ từ các Tập đoàn quà tặngnổi tiếng là MasterWin (HongKong), Gifts and Gifts (Indonexia) và PewterArt (Malaysia)
· Lượng truy cập website lớn, website được xây dựng khá tốt
· Giá khá cao sovới mặt hàng của cáccông ty khác
e) Công chúng trực tiếp
Khi thực hiện bất kì một kế hoạch Marketing nào, doanh nghiệp cũng phải tính tới sựảnh hưởng của công chúng trực tiếp – một lực lượng tuy không phải là cốt yếu nhưnglại khá quan trọng có tác động đôi khi rất lớn tới sự thành công hay không của toàn bộ
kế hoạch E – Marketing
Công chúng trực tiếp trong E – Marketing gồm có:
- Các diễn đàn, các câu lạc bộ, nhóm cộng đồng ảo như blog, các mạng xã hội, cácforum…
- Các site đánh giá, so sánh về sản phẩm, dịch vụ trực tuyến…
- Hiện nay, sự phát triển của các trang mạng xã hội với lượng người dùng lớn là một
cơ hội lớn cho doanh nghiệp
Do không có giới hạn về thời gian hay không gian, với tính tương tác rất cao nên cáccộng đồng ảo và các site có tính chất như trên thường được nhiều người dùng Internetquan tâm, các chủ đề được bàn luận trong các trang này cũng rất đa dạng Vì mangtính chất ảo nên thông thường người sử dụng có thể thẳng thắn bày tỏ quan điểm củamình một cách chủ động mà không bị các yếu tố xung quanh chi phối và họ cũng có
xu hướng tìm các đánh giá, so sánh, bình phẩm hay sự tư vấn về các sản phẩm, dịch
vụ mà họ quan tâm qua Internet Cũng theo Bản báo cáo NetCitizens Việt Nam thìhiện tại, có khoảng 40-45% lượt truy cập các diễn đàn, blog và mạng xã hội cho thấycác mạng xã hội và các dịch vụ blog đang rất được ưa chuộng Những điều này đòihỏi Việt Xưa phải có sự tìm hiểu và nghiên cứu về các nhóm công chúng trực tiếp khitiến hành hoạt động E – Marketing để có những thái độ thích hợp với từng nhóm đốitượng khác nhau như thiết lập quan hệ tốt với nhóm công chúng tích cực, gây thiện
Trang 14chí và lôi kéo với nhóm công chúng tìm kiếm đồng thời theo dõi, cẩn trọng đối với cácnhóm công chúng không mong muốn.
2.3 Phân tích SWOT
Opportunity
- O1 : Công nghệ thông tin
và Internet ngày càng phát triển mạnh mẽ
- O2 : Hoạt động E – Marketing hiện không được các đối thủ cạnh tranhquan tâm
- O3 : Số lượng và nhu cầu
sử dụng Internet của các doanh nghiệp tăng
- O5: Sự gia tăng nhanh của các trung gian và các hãng dịch vụ E –
Marketing
Threast
- T1 : Có nhiều đối thủ cạnh tranh
- T2 : Khách hàng thận trọng và khắt khe hơn tronglựa chọn sản phẩm, nhà cung ứng
- T3: Quản lí luật pháp về Internet và thương mại điện
đội ngũ nhân viên đoàn kết và
có tinh thần trách nhiệm cao
- S4 : Có xưởng sản xuất riêng
Tăng cường các hoạt độngchào hàng trên internet
Thiết lập cơ chế bảo mậttrang web với độ an toàncao
Marketing chuyên nghiệp
- W3 : Không có nguồn ngân
sách riêng cho hoạt động
Sử dụng các công cụ tìmkiếm cơ bản trên internetnhư Google, yahoo, haylập các fanpage trên cáctrang mạng xã hội để tìmkiếm khách hàng
Thuê đội ngũ chuyên giachuyên nghiệp về internet
để xây dưng trang web.Đào tạo, nâng cao tay nghềcho nhân viên sử dụnginternet – Marketing
Trang 152.4 Xác định đoạn thị trường
2.4.1 Đinh h ướng chiến lược E – Marketing ng chi n l ến lược E – Marketing ược E – Marketing c E – Marketing
Với mục tiêu: Chuyên nghiệp hoá các hoạt động phục vụ nhằm thoả mãn tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng, mang lại lợi ích tích cực cho cộng đồng, xã hội và nền kinh
tế nước nhà, Việt Xưa chủ trương xây dựng trang web thân thiện với người dùng
Việc áp dụng E- Marketing giúp khách hàng có thể dễ dàng truy cập vào trang web, xem xét các mẫu sản phẩm và đặt hàng nhanh chóng, thuận lợi
Ngoài ra, công ty đặt các liên kết banner trên các trang muare.com, yume.vn,
quatangcuocsong.com… để dễ dàng tiếp cận hơn tới khách hàng
2.4.2 Phân đo n th tr ạn thị trường ị trường ường vĩ mô ng
a) Phân đoạn theo tiêu thức địa lý
Với định hướng khách hàng là các tổ chức, cá nhân trên toàn quốc, Việt Xưa chủ trương xác định thị trường là người dùng sử dụng internet và tham gia các cộng đồng mạng trên toàn quốc
Theo tiêu thức này thì thị trường khách hàng tổ chức – doanh nghiệp được phân chiathành ba đoạn chính như sau:
Doanh nghiệp – tổ chức hoạt động kinh doanh tại miền Bắc (từ Ninh Bình trở ra)
Doanh nghiệp – tổ chức hoạt động kinh doanh tại miền Trung (từ Thanh Hóa vàoBình Thuận và vùng Tây Nguyên)
Doanh nghiệp – tổ chức hoạt động kinh doanh tại miền Nam (từ Bình Phước trởvào)
b) Phân đoạn theo đặc tính mua hàng
Việt Xưa có đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp và hướng tới xây dựng hệ thống kênh phân phối rộng khắp nhằm phục vụ các đơn hàng lớn cho các tổ chức doanh nghiệp Các loại hình tổ chức doanh nghiệp mà công ty hướng đến là:
- Hệ thống các ngân hàng và chi nhánh tại các tỉnh, thành phố
- Các chi nhánh bưu chính – viễn thông như Viettel, Mobifone, VNPT, hệ thống bưu điện…
- Các công ty, siêu thị, trung tâm thương mại
- Các sở - ban – ngành, đài truyền hình, bảo hiểm,…
Trang 16- Ngoài ra còn phục vụ cho các nhu cầu quà tặng tổ chức sự kiện cho các hội Chữ Thập Đỏ, hội Cựu Chiến Binh,….
3 Xây dựng chiến lược Marketing
Dựa trên đánh giá khả năng nguồn lực cho phép cũng như đánh giá về các đoạn thị
trường, đoạn thị trường mục tiêu được lựa chọn để khai thác trong kế hoạch này là thị trường các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có qui mô vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội.
Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm các loại hình doanh nghiệp là công ty tưnhân, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn (ngoại trừ các công ty thuộcloại hình doanh nghiệp nước ngoài)
3.1 Mục tiêu chiến lược
Những mục tiêu chiến lược được đặt ra sẽ là những cơ sở để đánh giá hiệu quả mà cáchoạt động E – Marketing đã đạt được, từ đó xác định chiến lược E – Marketing làthành công hay thất bại Chính vì vậy, các mục tiêu của chiến lược phải được xác địnhthật hợp lí và đúng đắn để đảm bảo tính khả thi cho chiến lược chung Nó bao gồmmục tiêu tổng thể, mục tiêu tài chính và mục tiêu E – Marketing cụ thể như sau
Tăng mức độ nhận biết và hiểu thương hiệu lên ít nhất 20%
Tăng số lượng khách hàng trung thành nhờ CRM online lên ít nhất 10%
3.2 Chiến lược định vị
Theo nghĩa chung nhất, định vị là hình ảnh hay vị trí của một nhãn hiểu sảnphẩm/doanh nghiệp trong nhận thức của khách hàng ở thị trường mục tiêu so với cácsản phẩm, nhãn hiệu và doanh nghiệp cạnh tranh khác Như vậy, định vị không phải là
vị trí trên thị trường mà là vị trí ở trong tâm trí của khách hàng, nói cách khác định vịchính là hình ảnh mà doanh nghiệp cần phải xác lập trong nhận thức của khách hàng