Các hoạt động giao tiếp trên Internet hiện nay không còn đơn thuần là chat và e-mail mà còn có cả blog, mạng xã hội, kéo theo những nguyên tắc ứng xử mới.. Tạp chí PC World Mỹ liệt kê mộ
Trang 1Giao tiếp trên mạng xã hội
Trang 2Các hoạt động giao tiếp trên Internet hiện nay không còn đơn thuần là chat và e-mail mà còn có cả blog, mạng xã hội, kéo theo những nguyên tắc ứng xử mới
Tạp chí PC World (Mỹ) liệt kê một số “điều cấm kỵ” cho người sử dụng để có thể cư xử lịch sự trên Internet:
1 Trừ khi bạn muốn trêu đùa, hạn chế dùng tiếng lóng
2 Đừng dùng ảnh của con cái làm hình đại diện (avatar)
3 Không đăng lời bình (comment) ngắn hơn cả chữ ký của bạn
4 Không cần quảng cáo hoặc khoe
Trang 35 Nếu không cập nhật blog vài tháng nay, bạn không cần phải đăng nhập để viết vài dòng xin lỗi Không ai để ý đâu
6 Chớ spam mọi người bằng e-mail chứa 20 MB ảnh về một sự kiện vừa diễn
ra Đã có các trang chia sẻ Facebook, Flickr, Picasa… làm nhiệm vụ đó rồi
7 Khi đăng ảnh trên mạng xã hội, dành vài phút lọc các tấm hình mờ và xấu Bạn không cần khoe vài chục ảnh gần như giống hệt nhau về đồng hồ Big Ben hay tháp Eiffel
8 Không mở video quá ồn ào trong văn phòng, trên xe bus… Hãy mua tai nghe
9 Nếu muốn nhắn cho ai đó, hãy gửi thông điệp riêng Đừng viết trực tiếp lên trang của họ
Trang 4Không nên viết thông điệp nhạy cảm trên trang của người khác
10 Nếu tag bạn bè trong ảnh trên Facebook, hãy đảm bảo bức ảnh đó không
có gì xấu xí
Một số nguyên tắc cũ khi giao tiếp trên mạng
1 Sử dụng mục BCC khi gửi e-mail cho nhiều người
2 Không viết thông điệp hoàn toàn bằng chữ in hoa
3 Không để thông tin cá nhân như số điện thoại trong hồ sơ
4 Đừng đăng những gì mà bạn không muốn cho người khác biết (kể cả đã chọn chế độ Private – Riêng tư)
5 Đừng đồng ý gặp ai đó bạn chỉ mới biết qua Internet
6 Đừng mở file đính kèm hay đường link được gửi từ người bạn không biết
7 Báo cho người kia biết nếu bạn không tiếp tục chat nữa
8 Không dùng font chữ hoa mắt, rối rắm
9 Tránh gửi e-mail hàng loạt
Trang 510 Nếu lập một topic trên một diễn đàn, cố gắng theo đuổi nó chứ đừng “đem con bỏ chợ”