Lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kiểm toán Chuẩn bị kiểm toán (Trang 27 - 29)

II. Các công việc chủ yếu

4. Lập kế hoạch kiểm toán

K/n: Kế hoạch kiểm toán là quá trình cân đối tích cực giữa nhu cầu và nguồn lực đã có nhằm cụ thể hoá mục tiêu và phạm vi kiểm toán đã được dự kiến trên cơ

sở các nguồn lực đã có.

Mục đích của việc lập kế hoạch kiểm toán

 Kế hoạch kiểm toán đầy đủ, chi tiết làm cơ sởđể lập chương trình kiểm toán hiệu quả

 Trưởng đoàn kiểm toán có kế hoạch cụ thể thực hiện cuộc kiểm toán, việc phân công tổ nhóm kiểm toán một cách rõ ràng, thuận tiện cho việc kiểm toán, cũng như chỉđạo kiểm toán của trưởng đoàn

 Tạo sự phối hợp có hiệu quả giữa các kiểm toán viên với nhau, giữa các kiểm toán viên với bộ phận liên quan. Đồng thời qua sự phối hợp có hiệu quả trong quá trình kiểm toán, việc thực hiện kiểm toán sẽ được tiến hành

đúng dự kiến theo một trật tự và phạm vi xác định, tiết kiệm thời gian với chi phí cho cuộc kiểm toán ở mức hợp lý và có hiệu quả

 Đây là phương tiện để chủ nhiệm kiểm toán quản lý và theo dõi cuộc kiểm

toán thông qua việc xác định các bước công việc đă thực hiện.

Giới hạn lập kế hoạch đề cập ở đây là kế hoạch tổng quát cho một cuộc kiểm

27 tiêu và phạm vi kiểm toán đã dự kiến ở trên. Việc cụ thể hóa này trước hết ở nên

xác định những công việc phải làm và trên cơ sởđó lượng hóa quy mô từng việc và

xác định thời gian kiểm toán tương ứng.

- Các công việc tiến hành trước ngày kết thúc niên độ

- Các công việc tiến hành trong ngày kết thúc niên độ

- Thời gian tiến hành từng công việc.

Và cũng cần thiết để cụ thể và chính xác hóa mục tiêu, phạm vi hay nguồn thông tin có thể có.

Trên có sởđó, nhiệm vụ của xây dựng kế hoạch kiểm toán bao gồm

 Lựa chọn, bố trí, sắp xếp đội ngũ kiểm toán viên: Số người tham gia kiểm toán cần được xem xét về cả tổng số và cơ cấu.

- Sốngười phải phù hợp với quy mô kiểm toán

- Cơ cấu nhân sự phải phù hợp với tính chất phức tạp của công việc và phân

công từng người phụ trách từng công việc cụ thể một cách khoa học và phù hợp với trình độ, năng lực chuyên môn của kiểm toán viên.

 Ngoài ra xây dựng kế hoạch kiểm toán cũng cần xác định rõ thời hạn chung cũng như thời hạn cần thiết và thời điểm thực hiện từng công việc cụ thể.  Kiểm tra lại các các phương tiện cần thiết để tính toán, kiểm kê và cân đối cả

về số lượng và chủng loại cho phù hợp với khối lượng nhiệm vụ kiểm toán.

 Trên cơ sở xác định những yếu tố trên, chủ thể kiểm toán sẽ tính toán được

kinh phí cần thiết cho từng cuộc kiểm toán. Công việc này cần đặc biệt chú ý trong kiểm toán độc lập với quan hệ với khách hàng.

Kế hoạch từng cuộc kiểm toán cũng phải được xây dựng phù hợp với từng loại hình kiểm toán.Trong kiểm toán độc lập, kế hoạch kiểm toán cần được cụ thể hóa qua hợp đồng kiểm toán, trong đó quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm từng bên cả trong việc chuẩn bị và thực hiện kế hoạch kiểm toán.

28 Trong quá trình kiểm toán nếu có những vấn đề mới phát sinh có sựthay đổi về

điều kiện, đặc điểm thì kiểm toán viên có thể điều chỉnh kế hoạch kiểm toán và cần

trình bày có lý do về sự thay đổi đó.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kiểm toán Chuẩn bị kiểm toán (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)