II. Các công việc chủ yếu
5. Xây dựng chương trình kiểm toán
Như phần trên đã trình bày, sau khi kế hoạch kiểm toán đã được xem xét, trình
bày với chủ doanh nghiệp và phụ trách cuộc kiểm toán xét duyệt và thông qua, sẽ được các kiểm toán viên chi tiết hóa thành chương trình kiểm toán.
Khái niệm: Xây dựng chương trình kiểm toán chính là cụ thể hoá các kế hoạch trên về nhân sự, thời gian, xác định số lượng và các bước thủ tục cần phải thực hiện cho từng phần hành kiểm toán cụ thể (kế hoạch chi tiết).
Chương trình kiểm toán được lập đúng đắn và phù hợp sẽđưa lại nhiều lợi ích:
- Giúp cho kiểm toán viên trong quá trình thực hiện công việc của mình đảm bảo sắp xếp khoa học, không bỏ sót một khoản mục nào hoặc thủ tục kiểm toán nào.
- Đồng thời giúp cho các kiểm toán viên phối hợp công tác một cách thông suốt và hiệu quả, cũng như sự giám sát dễ dàng của kiểm toán viên trưởng
đối với nhân viên của mình.
Có thể phân chia đối tượng kiểm toán thành các phần hành kiểm toán dựa vào các khoản mục trên các bảng khai tài chính như:
Bảng cân đối kế toán (Balance Sheet)
- Tiền và các khoản tương đương (Cash and cash equivalent)
- Các khoản phải thu (Account Receivables) - Hàng tồn kho (Inventory)
- Tài sản lưu động khác (Other Current assets)
- Tài sản cốđịnh hữu hình (Tangible fixed assets or Property)
- Tài sản cốđịnh vô hình và tài sản khác (Intangible and other assets) - Các khoản phải trả (Account payables)
29 - Nợ dài hạn (Long-term Liabilities)
- Vốn chủ sở hữu (Owners Equity)
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Profit of Loss Account) - Doanh thu (Revenue)
- Giá vốn hàng bán (Cost of good sold – COS) - Chi phí hoạt động (Operating expenses)
- Thu nhập và chi phí khác (Other income and expenses)
Do mỗi phần hành kiểm toán có vị trí, đặc điểm khác nhau nên phạm vi, loại hình kiểm toán khác nhau cũng dẫn đến số lượng và thứ tự các bước kiểm toán khác nhau.
+ Về phạm vi, các đối tượng cụ trình tự kiểm toán khác nhau (đã nói đến ở
phần I). Chẳng hạn như nghiệp vụ bán hàng và thu tiền có đặc điểm riêng so với nghiệp vụ về nguồn vốn và càng khác biệt với các nghiệp vụ sản xuất, dịch vụ,… Do vậy cần xây dựng quy trình kiểm toán riêng cho từng loại nghiệp vụ.
+ Về loại hình kiểm toán, kiểm toán tài chính, tuân thủ, hay kiểm toán hoạt
động cũng dẫn đến trình tựkhác nhau ngay đối với mỗi loại nghiệp vụ
Như vậy, quá trình kiểm toán cần được xây dựng trên những cơ sở cụ thể trước
30
Quá trình chu n b ki m toán báo cáo tài chính c a AASC
Phần hành Tiền và các khoản tương đương tiền
1. Xác định mục tiêu và phạm vi kiểm toán
Mục tiêu tổng quát: Trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 - mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính, khoản 11 xác định:
“Mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở
chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, có tuân thủ pháp luật liên quan, có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính trên các khía cạnh trọng yếu không?”
Đây là mục tiêu cơ bản của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính.
Công ty xác định mục tiêu và phạm vi cụ thể: “Theo thỏa thuận, chúng tôi sẽ
tiến hành kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2010 nhằm đưa ra ý kiến liệu báo cáo tài chính có phản ánh một cách trung thực tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của Công ty, phù hợp với Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán doanh nghiệp và các quy định pháp lý có liên quan” (được ghi rõ trong Thư gửi khách hàng về kế hoạch kiểm toán- mẫu A230)
Mục tiêu tổng quát này được cụ thể hoá thành các mục tiêu kiểm toán chung
như: tính hợp lý chung, tính hiện hữu, tính đầy đủ, tính chính xác số học, phân loại
và trình bày, quyền và nghĩa vụ, đánh giá và phân bổ. Mục tiêu cụ thể:
Sự đảm bảo về mức độ trung thực, hợp lý của các khoản mục vốn bằng tiền trên báo cáo tài chính, thể hiện trên các khía cạnh sau:
31
Mục tiêu hiện hữu:Số dư vốn bằng tiền phản ánh tất cả các khoản tiền có trong
quỹ, tại ngân hàng, đang chuyển vào ngày lập báo cáo là có thực
Mục tiêu về sự đầy đủ: Xác nhận tất cả các nghiệp vụ liên quan đến tiền và tất
cả loại tiền đều được ghi nhận. Đây là mục tiêu quan trọng nhất vì thế Kiểm toán
viên cần chú trọng đến mục tiêu này để đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán.
Mục tiêu tính giá: Số dư của tiền phải được ghi theo đúng giá trị có thể thực
hiện được.Tiền phải được tính giá đúng đắn theo các nguyên tắc được quy định
trong hạch toán tiền.
Mục tiêu chính xác:Số dư tài khoản tiền phải được tính toán, ghi sổ và chuyển sổ chính xác.Mục tiêu này đ̣i hỏi kỹ thuật tính toán và hạch toán các khoản mục tiền phải có sự thống nhất giữa các sổ kế toán và các BCTC
Mục tiêu trình bày và công bố: số tiền được phân loại và trình bày thích hợp trên báo cáo tài chính.
Mục tiêu quyền và nghĩa vụ: Xác nhận doanh nghiệp có quyền sở hữu về mặt
pháp lý đối với các khoản tiền.
2. Chỉđịnh người phụ trách công việc kiểm toán và chuẩn bị các điều kiện vật
chất cơ bản
Ông: Trần Văn A
Chức vụ: Giám đốc
Nhiệm vụ: Phụ trách chung& kiểm soát chất lượng
Bên cạnh đó, sẽ chuẩn bịcác điều kiện vật chất cơ bản cho tổ kiểm toán: Một bộ tài liệu gồm: quyết định thành lập đoàn kiểm toán, quy chế
làm việc của đoàn
Sổ nhật ký kiểm toán
Các đồ dùng văn phòng phẩm Giấy giới thiệu hoặc chứng nhận
32
Chi phí ăn ở, đi lại
Phương tiện tính toán và kiểm tra phù hợp, máy vi tính, chương trình
phần mềm kiểm toán bằng máy vi tính, máy tính cá nhân, máy ghi âm, chụp ảnh (nếu cần)
3. Thu thập thông tin
Công ty tiến hành thu thập thông tin bằng cách xem xét hồ sơ kiểm toán năm trước; tham khảo các phương tiện thông tin đại chúng, ấn phẩm liên quan đến lĩnh
vực hoạt động của đơn vị được kiểm toán, trao đổi với Giám đốc, kế toán trưởng,
kiểm toán viên, chuyên gia,.. đi khảo sát thực tế văn phòng, nhà xưởng của đơn vị được kiểm toán; Gửi danh mục tài liệu cần khách hàng cung cấp. Từ đó thu được các thông tin cần thiết để lập kế hoạch kiểm toán:
Các thông tin thu thap.doc
Ngoài các việc thu thập những thông tin cơ sở về ngành nghề kinh doanh, hoạt
động của khách hàng, kiểm toán viên tiến hành thu thập các thông tin cụ thể phục vụ việc kiểm toán khoản mục Tiền và tương đương tiền:
1/ Biên bản kiểm kê cuối kỳ
2/ Cơ sở giải quyết chênh lệch (nếu có chênh lệch khi kiểm kê)
3/ Bản xác nhận số dư của các tài khoản tại Ngân hàng (Bank Confirmation)
4/ Sổ phụ Ngân hàng 5/ Sổ Cái
6/ Sổ Quỹ
7/ Sổ chi tiết Tiền mặt và sổ chi tiết Tiền gửi Ngân hàng 8/ Các loại giấy tờ có liên quan
33 Lựa chọn, bố trí, sắp xếp đội ngũ kiểm toán viên:
Họ và tên Vị trí Nhiệm vụ
Lê Thị B Chủ nhiệm kiểm toán Soát xét báo cáo
Nguyễn Bạch Mã Kiểm toán viên chính Chỉ đạo trực tiếp & trưởng nhóm
Vũ Kim Anh Kiểm toán viên Trực tiếp thực hiện
Trần Thu Vân kiểm toán viên Trực tiếp thực hiện
Nguyễn Hải Hà Trợ lý Kiểm toán viên Trực tiếp thực hiện
Nguyễn Nam Trợ lý Kiểm toán viên Trực tiếp thực hiện
Xác định rõ thời hạn chung cũng như thời hạn cần thiết và thời điểm thực hiện kiểm toán từng khoản mục riêng
Chúng tôi dự kiến sẽ tham gia chứng kiến kiểm kê tiền mặt, hàng tồn kho và tài sản của Công ty từ ngày 25/12/2010 đến 27/12/2010.
Cuộc kiểm toán kết thúc năm sẽ được thực hiện bắt đầu từ ngày 01/02/2011
tại văn phòng Công ty và dự kiến kết thúc trong vòng mười (10) ngày làm
việc.
Thời gian dự kiến phát hành báo cáo kiểm toán dự thảo là: 15/02/2011.
Nội dung công việc Thành
viên Ngày tiến hành Ngày hoàn thành KIỂM TRA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
Kiểm tra hệ thống KSNB đối với chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền
Kiểm tra hệ thống KSNB đối với chu trình mua hàng, phải trả và trả tiền Kiểm tra hệ thống KSNB đối với chu trình tồn kho, tính giá thành và giá
34 vốn
Kiểm tra hệ thống KSNB đối với chu trình lương và phải trả người lao động
Kiểm tra hệ thống KSNB đối với chu trình tài sản cố định và xây dựng cơ bản
KIỂM TRA CƠ BẢN TÀI SẢN
Tiền và các khoản tương đương tiền Đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn Phải thu khách hàng ngắn hạn và dài hạn
Phải thu nội bộ và phải thu khác ngắn hạn và dài hạn Hàng tồn kho
Chi phí trả trước & tài sản khác ngắn hạn, dài hạn
TSCĐ hữu hình, vô hình, XDCB dở dang và bất động sản đầu tư TSCĐ thuê tài chính
KIỂM TRA CƠ BẢN NỢ PHẢI TRẢ
Vay và nợ ngắn hạn và dài hạn
Phải trả nhà cung cấp ngắn hạn và dài hạn Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Phải trả người lao động, các khoản trích theo lương và dự phòng trợ cấp mất việc làm
Chi phí phải trả ngắn hạn và dài hạn
Phải trả nội bộ và phải trả khác ngắn hạn và dài hạn
KIỂM TRA CƠ BẢN NVCSH VÀ TK NGOẠI BẢNG
Vốn chủ sở hữu Cổ phiếu quỹ
Nguồn kinh phí và quỹ khác
Tài khoản ngoại bảng cân đối kế toán
KIỂM TRA CƠ BẢN BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Doanh thu
Giá vốn hàng bán Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Doanh thu và chi phí hoạt động tài chính Thu nhập và chi phí khác
35
KIỂM TRA CÁC NỘI DUNG KHÁC
Kiểm tra tính tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan Soát xét các bút toán tổng hợp
Kiểm toán năm đầu tiên – Số dư đầu năm Soát xét giao dịch với các bên có liên quan
Soát xét sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính Đánh giá khả năng hoạt động liên tục
Kiểm tra các thông tin khác trong tài liệu có báo cáo tài chính đã được kiểm toán
Soát xét tài sản, nợ tiềm tàng và các khoản cam kết
Soát xét thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và sai sót Trao đổi các vấn đề với chuyên gia
Sử dụng công việc của kiểm toán nội bộ
Thủ tục kiểm toán khi khách hạng có sử dụng dịch vụ bên ngoài
NHIỆM VỤ KHÁC
KẾT THÚC KIỂM TOÁN
Xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến
Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ Xem xét giả thiết về tính hoạt động liên tục của đơn vị
Thu thập Thư giải trình của Ban Giám đốc, Ban quản trị khách hàng Tổng hợp kết quả kiểm toán
Lập báo cáo kiểm toán
Phê duyệt phát hành báo cáo kiểm toán và Thư quản lý
Sau khi đã hoàn thành dự thảo báo cáo kiểm toán chờ phát hành. Mẫu B110 cần phải được hoàn thành trước khi phát hành báo cáo kiểm toán chính thức.
Thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán và Chủ nhiệm kiểm toán chịu trách nhiệm hoàn thành mẫu này bằng cách đánh dấu (x) vào những công việc đã thực hiện. Bất kể một công việc nào chưa được thực hiện, hoặc thực hiện chưa được thỏa mãn thì người soát xét phải yêu cầu nhóm kiểm toán cần phải giải trình hoặc xem xét, đánh giá lại ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán.
Kiểm soát chất lượng kiểm toán
Kiểm tra lại các các phương tiện cần thiết để tính toán, kiểm kê và cân đối cả
36 “Dựa vào kinh nghiệm kiểm toán đối với các khách hàng tương tự và sự hiểu biết của chúng tôi về tính chất và phạm vi công việc, phí dịch vụ của chúng
tôi được ước tính dựa trên thời gian cần thiết thực hiện dịch vụ và nhân sự
thực hiện dịch vụ cũng như cấp bậc năng lực, kinh nghiệm và kỹ năng để
hoàn thành công việc.
Chúng tôi ước tính phí dịch vụ tính cho dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính
năm 2010 là 100.000.000 VND. Phí này đã bao gồm chi phí đi lại, ăn ở, liên
lạc và chưa bao gồm 10% thuế VAT.
Trong trường hợp chúng tôi phải thực hiện thêm một số công việc do Công
ty thay đổi yêu cầu dịch vụ hoặc Công ty sửa đổi chính sách kế toán hoặc phát sinh các sai sót trong ghi chép của Công ty hoặc lỗi từ phía nhân viên Công ty không chuẩn bị được thông tin đúng thời hạn hoặc xảy ra những sự
kiện không lường trước được thì chúng tôi sẽ thảo luận với Ban Giám đốc Công ty về mức phí bổ sung cho các công việc phát sinh.
Phí dịch vụ sẽ được thanh toán theo lịch trình sau:
Lần 1: Thanh toán 50% sau khi chấp nhận Thư hẹn kiểm toán này;
Lần 2: Thanh toán 50% còn lại sau khi chúng tôi giao Báo cáo kiểm toán
cho Công ty.
Phí kiểm toán sẽ được thanh toán bằng chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Bên B bằng nguyên tệ hoặc Đồng Việt Nam theo tỷ giá của Ngân hàng bên A tại thời điểm thanh toán.”
(Thư hẹn kiểm toán)
Sau khi tiến hành đánh giá rủi ro, mức trọng yếu và tim hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, cũng như đánh giá rủi ro kiểm soát, kiểm toán viên tiến hành lập mẫu tổng hợp kế hoạch kiểm toán như sau:
A910 Tong hop ke hoach kiem toan.doc
37
AASC
Chương trình kiểm toán
TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG
Tên khách hàng: ... Năm Tài chính:...
Trưởng nhóm kiểm toán:...... Ngày: ...
Những người trong nhóm kiểm toán: ......
Người soát xét 1: ... Ngày:...
Người soát xét 2: ... Ngày: ...
Thủ tục kiểm toán Tham chiếu Người thực hiện Ngày thực hiện 1. Thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp
1.1. Thu thập các thông tin về chính sách kế toán áp dụng. Đánh giá mức độ hợp lý và phù hợp của chính sách này.
1.2. Lập trang tổng hợp tài khoản tiền. Tiến hành kiểm tra tổng thể về các tài khoản tiền để đảm bảo không có số dư âm hay số dư lớn bất thường trong quỹ hay trên tài khoản tiền gửi. Trường hợp có số dư âm hay số dư lớn bất thường, trao
đổi với khách hàng để tìm ra nguyên nhân và thu
thập các bằng chứng để chứng minh cho các giải
38 1.3. Thu thập số dư đầu kỳ, số phát sinh, số dư cuối
kỳ các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (theo cả nguyên tệ và đồng tiền hạch toán) đầu kỳ và cuối kỳ trên sổ kế toán chi tiết. Đối chiếu số dư
chi tiết đầu kỳ với số dư chi tiết cuối kỳ năm trước, thực hiện đối chiếu với số liệu trên sổ kế
toán tổng hợp và Báo cáo tài chính. Đối chiếu số dư các khoản tiền là ngoại tệ với số liệu trên Các
chỉtiêu ngoài BCĐKT
Kiểm tra các trình bày các tài khoản tiền trên
bảng cân đối kế toán.
1.4. So sánh tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt/ tổng số tiền đã chi giữa năm kiểm toán và năm trước, so với kế hoạch ngân quĩ (nếu có) và lý giải
những thay đổi bất thường (ví dụ đang thanh
toán chủ yếu bằng TGNH nay chuyển sang thanh tóan bằng tiền mặt...).
2. Tiền mặt
2.1. Chứng kiến kiểm kê tiền mặt tại quỹ tại thời
điểm khoá sổ kế toán/ hoặc thời điểm kiểm toán cùng với khách hàng.
2.2. Thu thập Biên bản kiểm quỹ tại ngày khoá sổ