Khikháchhànggâycăngthẳng trên mạngxãhội
Thời gian qua đã xuất hiện một lực lượng khá đông kháchhàng khó tính thích sử dụng
truyền thông xãhội để trút sự tức giận của họ về chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của
các doanh nghiệp.
Đôi lúc, họ tỏ ra quá đà nên lời bình luận hoặc nhận xét của họ mang tính đả kích hơn là lời
góp ý chân thành.
Việc kháchhàng nổi giận có thể gây nguy hiểm đến uy tín của doanh nghiệp, do đó tốt nhất là
phải có biện pháp đối phó hiệu quả. Có thể thấy hai nhóm kháchhàng không hài lòng thường
bày tỏ sự bực dọc của họ thông qua mạngxãhội là:
- Một số người kỳ vọng về trải nghiệm tốt với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, nhưng
trên thực tế, họ lại phải hứng chịu chất lượng tồi tệ và vì vậy chỉ muốn trút bỏ nỗi bực dọc và
tìm kiếm một giải pháp thay thế hoặc đơn giản hơn là muốn nhiều người thấu hiểu nỗi buồn
đó.
- Một số người chủ động sử dụng mạng truyền thông để thuyết phục những người khác không
hợp tác với doanh nghiệp nào đó. Họ rất muốn có thêm người hưởng ứng và từ đó lôi kéo
những ai cùng quan điểm nhảy vào cuộc chiến.
Nếu gặp phải hai loại kháchhàng khó tính trên, bạn sẽ ứng xử với họ ra sao để khiến họ từ đối
nghịch trở thành bạn bè, thậm chí là kháchhàng trung thành? Những động thái dưới đây sẽ
giúp bạn cách hóa giải được nhiều trường hợp gay cấn.
1) Trả lời ngay. Nếu cứ yên lặng để kháchhàng khó tính chờ đợi sự phản hồi của doanh
nghiệp thì họ sẽ càng trở nên bực tức và nhiều điều không hay càng có cơ hội nảy sinh. Hãy
sớm cho người ấy biết rằng bạn đã biết có trục trặc xảy ra và đang cố gắng xử lý nó.
2) Không bao giờ tỏ ra giận dỗi hoặc bận tâm trước những lời giễu cợt, chê bai. Đừng đáp trả
khách hàng khó tính bằng phản ứng tiêu cực. Hãy khéo léo xử trí vấn đề, tỏ ra đồng cảm với
những lời phê phán và thể hiện thái độ không chấp nhận chất lượng hàng hóa hoặc dịch vụ
yếu kém.
3)Tỏ ra kín đáo trong việc hồi đáp ý kiến của khách hàng. Cách tốt nhất là bạn yêu cầu nhân
viên chịu trách nhiệm quản lý miền cộng đồng của doanh nghiệp phải ký tên dưới mỗi dòng
đăng tải (post trên Facebook và tweet trên Twitter) và ghi rõ họ tên.
4)Chứng tỏ sự cố gắng trong việc tìm kiếm biện pháp khắc phục sự cố. Hãy làm cho khách
hàng khó tính biết rằng bạn đang làm mọi điều có thể để có biện pháp hợp lý giúp họ thoát
khỏi tình huống không mong muốn. Sau khi giúp kháchhàng lấy lại bình tĩnh, bạn phải quan
tâm giải quyết vấn đề mà người ấy gặp phải, không được phép hứa suông.
5)Nếu thấy cần thiết, hãy dành thời gian để trực tiếp trao đổi ý kiến với khách hàng. Nên viết
thư trực tiếp trên Twitter, Facebook hay LinkedIn hoặc gửi email nếu bạn muốn kháchhàng
hiểu rõ hơn những chi tiết của vấn đề. Tất nhiên, trước đó bạn đã đưa ra ý kiến phản hồi công
khai trên thế giới mạng để mọi người biết rằng bạn đang quan tâm đến điều mà kháchhàng
khó tính bày tỏ.
Một khi bạn tìm được giải pháp phù hợp để làm hài lòng kháchhàng khó tính, hãy đăng tải nó
trên các mạngxãhội vì nếu không sẻ chia kết quả thì không ai biết rằng bạn đã giải quyết
xong tình huống. Hơn nữa, đó cũng là cơ hội để chứng minh rằng doanh nghiệp của bạn luôn
cố gắng dùng mạngxãhội để kết nối với mọi khách hàng.
Nếu ý kiến phàn nàn của kháchhàng vẫn còn dai dẳng thì tốt nhất là kiên trì thuyết phục với
thái độ thật nhã nhặn. Có thể gửi tặng cho người ấy một món quà nhỏ để tỏ thái độ thông cảm
và trân trọng. Mọi người theo dõi đối thoại của bạn và kháchhàng khó tính sẽ thấy rằng bạn
đang làm mọi thứ có thể để giải quyết tình huống, chứ không phải tranh cãi với kháchhàng vì
khách hàng bao giờ cũng có lý.