Tài liệu tham khảo: Tài liệu ôn thi kế toán kiểm toán viên
Trang 1Chuyên đề 10
Sát hạch ngời có chứng chỉ chuyên gia
kế toán hoặc chứng chỉ ktv nớc ngoài
PHẦN I - PHÁP LUẬT VỀ KINH TẾ, LUẬT ĐẦU TƯ
VÀ LUẬT DOANH NGHIỆP
I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, doanh nghiệp được định nghĩa là Tổ chức kinh tế cú tờn riờng, cú tài sản, cú trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của phỏp luật nhằm mục đớch thực hiện cỏc hoạt động kinh doanh1
Doanh nghiệp cú những đặc điểm phỏp lý cơ bản sau:
- Là tổ chức kinh tế, cú tư cỏch chủ thể phỏp lý độc lập;
- Được xỏc lập tư cỏch phỏp lý (thành lập và đăng ký kinh doanh) theo trỡnh tự,thủ tục do phỏp luật quy định;
- Hoạt động kinh doanh nhằm mục tiờu chủ yếu là lợi nhuận
Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp bao gồm:
1 Thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh
Với yờu cầu của nguyờn tắc tự do kinh doanh, thành lập doanh nghiệp được coi làquyền cơ bản của nhà đầu tư Việc thành lập doanh nghiệp phải được thực hiện trongkhuụn khổ phỏp luật Cỏc quy định về thành lập doanh nghiệp một mặt nhằm bảo đảmquyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư, mặt khỏc phải đỏp ứng yờu cầu của quản lý nhànước đối với doanh nghiệp Cỏc quy định về thành lập doanh nghiệp bao gồm những nộidung cơ bản sau:
1.1 Đối tượng cú quyền thành lập doanh nghiệp
Tất cả cỏc tổ chức là phỏp nhõn, gồm cả doanh nghiệp cú vốn đầu tư nước ngoàitại Việt Nam, khụng phõn biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chớnh và mọi cỏ nhõn, khụngphõn biệt nơi cư trỳ và quốc tịch đều cú quyền thành lập, tham gia thành lập doanhnghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp
1.2 Đăng ký kinh doanh
Việc đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện tại cơ quan đăng kýkinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chớnh (gọi chung là cơ quanđăng ký kinh doanh cấp tỉnh)
Người thành lập doanh nghiệp phải lập và nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh2,đồng thời phải chịu trỏch nhiệm về tớnh trung thực, chớnh xỏc của nội dung hồ sơ đăng
ký kinh doanh Cơ quan đăng ký kinh doanh cú trỏch nhiệm xem xột hồ sơ đăng ký kinhdoanh và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc,
kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thỡ thụngbỏo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết Thụng bỏo phải nờu rừ lý do vàcỏc yờu cầu sửa đổi, bổ sung Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xột và chịu trỏch nhiệm
1 Khoản 1 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005
2 Xem cỏc điều từ Điều 16 đến Điều 23 Luật Doanh nghiệp 2005
Trang 2về tính hợp lệ của hồ sơ khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không được yêucầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ khác không quy định.
2 Tổ chức lại doanh nghiệp
2.1 Chia doanh nghiệp
Chia doanh nghiệp là biện pháp tổ chức lại được áp dụng cho công ty trách nhiệmhữu hạn và công ty cổ phần, theo đó công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần đượcchia thành một số công ty cùng loại Sau khi đăng ký kinh doanh các công ty mới, công
ty bị chia chấm dứt tồn tại Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về cáckhoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bịchia hoặc có thể thoả thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong sốcác công ty đó thực hiện nghĩa vụ này
2.2 Tách doanh nghiệp
Tách doanh nghiệp là biện pháp tổ chức lại được áp dụng cho công ty trách nhiệmhữu hạn và công ty cổ phần, theo đó công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần đượctách bằng cách chuyển một phần tài sản của công ty hiện có (gọi là công ty bị tách) đểthành lập một hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty được tách), chuyển một phầnquyền và nghĩa vụ của công ty bị tách sang công ty được tách mà không chấm dứt tồn tạicủa công ty bị tách Thủ tục tách công ty được thực hiện theo Điều 151 Luật Doanhnghiệp Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liênđới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa
vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thànhlập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thoả thuận khác
2.3 Hợp nhất doanh nghiệp
Hợp nhất doanh nghiệp là biện pháp tổ chức lại được áp dụng cho tất cả các loạihình công ty, theo đó hai hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị hợp nhất) hợpnhất thành một công ty mới (gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản,quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tạicủa các công ty bị hợp nhất Thủ tục hợp nhất công ty được thực hiện theo Điều 152,Luật Doanh nghiệp Sau khi đăng ký kinh doanh, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồntại Công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm vềcác khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của cáccông ty bị hợp nhất
2.4 Sáp nhập doanh nghiệp
Sáp nhập doanh nghiệp là biện pháp tổ chức lại được áp dụng cho tất cả các loạihình công ty, theo đó một hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị sáp nhập) sápnhập vào một công ty khác (gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tàisản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấmdứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty nhận sápnhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưathanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập
2.5 Chuyển đổi doanh nghiệp
Có nhiều trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp và thủ tục cụ thể được quy địnhcho từng trường hợp chuyển đổi
3 Giải thể doanh nghiệp
Trang 3Các quy định pháp luật về giải thể doanh nghiệp bao gồm các nội dung cơ bảnsau:
Các trường hợp giải thể và điều kiện giải thể doanh nghiệp được quy định như sau:
Quyết định việc giải thể doanh nghiệp thuộc quyền của chủ sở hữu doanh nghiệp.Tuy nhiên, khi doanh nghiệp không còn thoả mãn các điều kiện tồn tại theo quy định củapháp luật hoặc kinh doanh vi phạm pháp luật, thì bắt buộc doanh nghiệp phải giải thể.Doanh nghiệp giải thể trong các trường hợp sau:
- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyếtđịnh gia hạn;
- Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cảthành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữucông ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty
cổ phần;
- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của LuậtDoanh nghiệp trong thời hạn sáu tháng liên tục;
- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Các quy định về giải thể doanh nghiệp không chỉ tạo cơ sở pháp lý để chấm dứttồn tại của doanh nghiệp, mà quan trọng hơn là còn bảo vệ quyền lợi của những chủ thể
có liên quan, đặc biệt là quyền lợi của chủ nợ và người lao động khi doanh nghiệp chấmdứt tồn tại Về pháp lý, vấn đề quan trọng nhất trong giải thể doanh nghiệp là giải quyếtnhững khoản nợ và những hợp đồng mà doanh nghiệp đã giao kết trước khi chấm dứt tồntại
4 Phá sản doanh nghiệp
Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định việc phá sản doanh nghiệp được thực hiệntheo quy định của pháp luật về phá sản (Luật Phá sản ngày 15/6/2004)
II CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
1 Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu tráchnhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp3
Những đặc điểm pháp lý cơ bản của doanh nghiệp tư nhân là:
- Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ sở hữu Mỗi cá nhân chỉ đượcquyền đăng ký thành lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc một hộ kinh doanh cá thể hoặc
làm thành viên hợp danh của một công ty hợp danh, trừ trường hợp các thành viên hợp
danh còn lại có thỏa thuận khác Cá nhân chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinhdoanh cá thể hoặc cá nhân thành viên hợp danh có quyền thành lập, tham gia thành lậpcông ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viêntrở lên, công ty cổ phần
- Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình vềmọi hoạt động của doanh nghiệp (trách nhiệm vô hạn).Ở doanh nghiệp tư nhân, không
có sự phân biệt tư cách pháp lý của chủ doanh nghiệp với chủ thể kinh doanh là doanh
3 Điều 141 Luật Doanh nghiệp 2005
Trang 4nghiệp Vì chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn nên tài sản được sử dụng vào hoạtđộng kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sởhữu cho doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào
- Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân
- Thành viên góp vốn là tổ chức hoặc cá nhân, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản
nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty
- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh;
- Trong quá trình hoạt động, công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loạichứng khoán nào
Như vậy, nếu căn cứ vào tính chất thành viên và chế độ chịu trách nhiệm tài sản,thì công ty hợp danh theo Luật Doanh nghiệp có thể được chia thành hai loại: Loại thứnhất là những công ty giống với công ty hợp danh theo pháp luật các nước, tức là chỉ baogồm những thành viên hợp danh (chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và nghĩa vụtài sản của công ty); Loại thứ hai là những công ty có cả thành viên hợp danh và thànhviên góp vốn (chịu trách nhiệm hữu hạn)
Công ty hợp danh bắt buộc phải có thành viên hợp danh (ít nhất là 2 thành viên).Thành viên hợp danh phải là cá nhân Trách nhiệm tài sản của các thành viên hợp danhđối với các nghĩa vụ của công ty là trách nhiệm vô hạn và liên đới Chủ nợ có quyền yêucầu bất kỳ thành viên hợp danh nào thanh toán các khoản nợ của công ty đối với chủ nợ.Mặt khác, các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công tybằng toàn bộ tài sản của mình (tài sản đầu tư vào kinh doanh và tài sản không trực tiếpdùng vào hoạt động kinh doanh)
Tài sản của công ty hợp danh bao gồm: tài sản góp vốn của các thành viên đãchuyển quyền sở hữu cho công ty; tài sản tạo lập được mang tên công ty; tài sản thuđược từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty
và từ hoạt động kinh doanh các ngành nghề kinh doanh đã đăng ký của công ty do cácthành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện; các tài sản khác theo quy định củapháp luật
Do tính an toàn pháp lý đối với công chúng cao nên việc quản lý công ty hợpdanh chịu rất ít sự ràng buộc của pháp luật Về cơ bản, các thành viên có quyền tự thỏathuận về việc quản lý, điều hành công ty Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, cơ cấu
tổ chức quản lý công ty hợp danh do các thành viên hợp danh thỏa thuận trong điều lệcông ty
Trang 53 Công ty cổ phần
Công ty Cổ phần ở Việt Nam có những đặc trưng sau:
- Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần
Cổ phần được phát hành dưới dạng chứng khoán gọi là cổ phiếu Một cổ phiếu có thểphản ánh mệnh giá của một hoặc nhiều cổ phần Việc góp vốn vào công ty được thựchiện bằng cách mua cổ phần, mỗi cổ đông có thể mua nhiều cổ phần Các thành viên cóthể thỏa thuận trong điều lệ giới hạn tối đa số cổ phần mà một thành viên có thể mua, đểchống lại việc một thành viên nào đó có thể nắm quyền kiểm soát công ty;
Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạnchế số lượng tối đa Công ty cổ phần phải lập và lưu giữ Sổ đăng ký cổ đông từ khi đượccấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản
nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanhnghiệp;
- Tính tự do chuyển nhượng phần vốn góp: Phần vốn góp của các thành viên đượcthể hiện dưới hình thức cổ phiếu Các cổ phiếu do công ty phát hành là một loại hànghóa Người có cổ phiếu có thể tự do chuyển nhượng theo quy định của pháp luật, trừnhững trường hợp bị pháp luật hạn chế;
- Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoáncác loại để huy động vốn Điều này thể hiện khả năng huy động vốn lớn của công ty cổphần;
- Công ty cổ phần là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấychứng nhận đăng ký kinh doanh, chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tàisản của công ty (trách nhiệm hữu hạn)
Quy định pháp lý về tài sản của công ty cổ phần là những quy định về cổ phần, cổphiếu và một số hoạt động của thành viên cũng như của công ty liên quan đến vốn; cụthể là:
- Cổ phần là phần chia nhỏ nhất vốn điều lệ của công ty và được thể hiện dướihình thức cổ phiếu Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần được ghi trên cổphiếu
Cổ phần của công ty cổ phần có thể tồn tại dưới hai loại là: Cổ phần phổ thông và
cổ phần ưu đãi Công ty cổ phần bắt buộc phải có cổ phần phổ thông Người sở hữu cổphần phổ thông gọi là cổ đông phổ thông Công ty có thể có cổ phần ưu đãi Người sởhữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi
Cổ phần phổ thông của công ty cổ phần không thể chuyển đổi thành cổ phần ưuđãi Ngược lại cổ phần ưu đãi có thể chuyển thành cổ phần phổ thông (theo quyết địnhcủa đại hội đồng cổ đông)
- Cổ phiếu là giấy tờ có giá trị chứng minh tư cách chủ sở hữu cổ phần, đồng thờichứng minh tư cách thành viên công ty của người có cổ phần Theo Luật Doanh nghiệpnăm 2005 thì cổ phiếu có thể là chứng chỉ (tờ cổ phiếu) hoặc bút toán ghi sổ Trongtrường hợp là bút toán ghi sổ thì những thông tin về cổ phiếu được ghi trong sổ đăng ký
cổ đông của công ty Công ty cổ phần phải lập và lưu giữ Sổ đăng ký cổ đông từ khiđược cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Sổ đăng ký cổ đông có thể là văn bảnhoặc tập dữ liệu điện tử hoặc cả hai
Trang 6Cổ phiếu có thể được mua bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng,giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, cáctài sản khác, quy định tại Điều lệ công ty và phải được thanh toán đủ một lần.
- Khi thành lập, công ty phải có vốn điều lệ Vốn điều lệ của công ty kinh doanhtrong một số ngành nghề nhất định không được thấp hơn vốn pháp định (nếu công ty cổphần kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật quy định phải có vốn pháp định).Vốn điều lệ của công ty phải thể hiện một phần dưới dạng cổ phần phổ thông Các cổđông sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần phổ thông được quyềnchào bán của công ty Vốn điều lệ của công ty có thể có một phần là cổ phần ưu đãi.Người được mua cổ phần ưu đãi do pháp luật quy định (đối với cổ phần ưu đãi biểuquyết) và do điều lệ công ty quy định hoặc do đại hội đồng cổ đông quyết định (đối vớicác loại cổ phần ưu đãi khác)
- Hội đồng quản trị quyết định thời điểm, phương thức và giá chào bán cổ phầntrong số cổ phần được quyền chào bán Giá chào bán cổ phần không được thấp hơn giáthị trường tại thời điểm chào bán, trừ các trường hợp: cổ phần chào bán lần đầu tiên saukhi đăng ký kinh doanh, cổ phần chào bán cho tất cả các cổ đông theo tỷ lệ cổ phần hiện
có của họ ở công ty và cổ phần chào bán cho người môi giới hoặc người bảo lãnh Cổphần được bán và người mua cổ phần trở thành cổ đông của công ty khi ghi đúng và đủnhững thông tin về: Tên cổ đông, địa chỉ, số lượng cổ phần từng loại của cổ đông, ngàyđăng ký cổ phần vào sổ đăng ký cổ đông của công ty
- Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có quyền phát hành trái phiếu theoquy định của pháp luật để đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh doanh Công ty có thể pháthành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác theo quy định của phápluật và Điều lệ công ty Hội đồng quản trị công ty quyết định loại trái phiếu, tổng giá trịtrái phiếu và thời điểm phát hành
- Việc thanh toán cổ tức cho các cổ đông của công ty cổ phần chỉ được tiến hànhkhi công ty kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chínhkhác theo quy định của pháp luật và ngay khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn thanhtoán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả
- Công ty cổ phần là loại doanh nghiệp có chế độ tài chính phức tạp, nó đòi hỏimột chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê chặt chẽ và thích hợp để bảo vệ quyền lợi củacác cổ đông và các chủ thể có liên quan Luật Doanh nghiệp đã đưa ra nhiều quy định vềchế độ tài chính, như: Công ty phải lập sổ kế toán, ghi chép sổ kế toán, hóa đơn, chứng
từ và lập báo cáo tài chính trung thực, chính xác Công ty phải kê khai định kỳ và báocáo đầy đủ, chính xác các thông tin về công ty và tình hình tài chính của công ty với cơquan đăng ký kinh doanh Báo cáo tài chính hàng năm của công ty do Đại hội đồng cổđông xem xét và thông qua Đối với công ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải đượckiểm toán, thì báo cáo tài chính hàng năm phải được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhậntrước khi trình Đại hội đồng cổ đông Báo cáo tài chính hàng năm phải được gửi đến cơquan thống kê, doanh nghiệp cấp trên, cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh.Tóm tắt báo cáo tài chính hàng năm phải được thông báo đến tất cả các cổ đông Mọi tổchức, cá nhân đều có quyền xem hoặc sao chép báo cáo tài chính hàng năm của công tytại cơ quan đăng ký kinh doanh
4 Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)
4.1 Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Trang 7Theo Điều 38 Luật Doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trởlên có những đặc điểm cơ bản sau:
- Thành viên công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượtquá năm mươi Công ty phải lập Sổ đăng ký thành viên ngay sau khi đăng ký kinhdoanh Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanhnghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp (trách nhiệm hữu hạn)
- Việc chuyển nhượng vốn góp bị hạn chế hơn so với công ty cổ phần Phần vốngóp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật (Các Điều 43,
44 và 45 Luật Doanh nghiệp)
- Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh Công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác bằngtài sản của công ty (trách nhiệm hữu hạn)
- Công ty không được quyền phát hành cổ phần Như vậy, công ty TNHH haithành viên trở lên được huy động vốn trên thị trường chứng khoán, kể cả việc chào bánchứng khoán ra công chúng bằng các hình thức chứng khoán không phải là cổ phần
Những quy định pháp lý về tổ chức, hoạt động của loại hình doanh nghiệp này là:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình công ty đối vốn không được phát hành
cổ phiếu ra thị trường Khi thành lập công ty, các thành viên phải cam kết góp vốn vàocông ty với giá trị vốn góp và thời hạn góp vốn cụ thể Thành viên phải góp vốn đầy đủ
và đúng hạn như đã cam kết Khi góp đủ giá trị phần vốn góp, thành viên được công tycấp giấy chứng nhận phần vốn góp Giấy chứng nhận phần vốn góp có các nội dungđược quy định tại Khoản 4 Điều 39 Luật Doanh nghiệp Trường hợp có thành viênkhông góp đầy đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết, thì số vốn chưa góp được coi là nợcủa thành viên đó đối với công ty và thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thườngthiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết Người đại diện theopháp luật của công ty, nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ thông báo cho cơ quan đăng
ký kinh doanh (xem Khoản 1 Điều 39 Luật Doanh nghiệp), thì phải cùng với thành viênchưa góp đủ vốn liên đới chịu trách nhiệm đối với công ty về phần vốn chưa góp và cácthiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết
- Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền yêu cầu công ty mua lại phầnvốn góp của mình trong những trường hợp nhất định (quy định tại Điều 43 Luật Doanhnghiệp)
- Trong quá trình hoạt động của công ty, thành viên có quyền chuyển nhượng mộtphần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác (Xem Điều 44 Luật Doanhnghiệp) Luật Doanh nghiệp còn quy định việc xử lý phần vốn góp trong trường hợpkhác (Xem Điều 45 Luật Doanh nghiệp)
- Theo quyết định của Hội đồng thành viên công ty có thể tăng vốn điều lệ bằngcác hình thức như: Tăng vốn góp của thành viên; điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tươngứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty; tiếp nhận vốn góp của thành viên mới Công
ty có thể giảm vốn điều lệ theo quyết định của Hội đồng thành viên bằng các hình thức
và thủ tục được quy định tại Điều 60 Luật Doanh nghiệp
- Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên khi kinh doanh có lãi, đãhoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đồng thời vẫn phải bảo đảmthanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn phải trả khác sau khi đã chia lợinhuận
Trang 84.2 Công ty TNHH một thành viên
Công ty TNHH một thành viên có những đặc điểm sau đây:
- Do một thành viên là tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu, chịu trách nhiệm vềcác khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công
ty (trách nhiệm hữu hạn)
- Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phầnhoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phầnhoặc toàn bộ vốn đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì phải liên đới chịu tráchnhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngàyđược cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và cũng như người chủ sở hữu, công tychịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong kinh doanh trongphạm vi số vốn điều lệ của công ty (trách nhiệm hữu hạn)
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổphần Tuy nhiên, giống như công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công tynày được huy động vốn trên thị trường chứng khoán, kể cả việc chào bán chứng khoán racông chúng bằng các hình thức chứng khoán không phải là cổ phần
Các quy định về tài sản và chế độ tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn 1thành viên là:
- Phải tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty với tài sản của công ty Đối với chủ
sở hữu công ty là cá nhân còn phải tách biệt các chi tiêu tài sản của cá nhân và gia đìnhvới các chi tiêu tài sản trên cương vị là Chủ tịch công ty và Giám đốc (Tổng giám đốc)công ty;
- Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phầnhoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác;
- Không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và cácnghĩa vụ tài sản khác
5 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
5.1 Doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh có các đặc điểm sau:
- Trong doanh nghiệp liên doanh luôn có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài
và bên hoặc các bên Việt Nam;
- Để thành lập doanh nghiệp liên doanh, các bên Việt Nam sẽ góp một phần vốnpháp định, phần còn lại do các nhà đầu tư nước ngoài góp Theo Luật đầu tư nước ngoàitại Việt Nam, khi quy định về vốn của doanh nghiệp liên doanh, các nhà đầu tư nướcngoài luôn phải đảm bảo tỷ lệ vốn góp ít nhất bằng 30% vốn pháp định của công ty liêndoanh, một số trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định 24/2000/NĐ-CPngày 31/7/2000 tỷ lệ này có thể thấp hơn nhưng không dưới 20% vốn pháp định củadoanh nghiệp liên doanh;
- Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty TNHH
Những quy định pháp lý chủ yếu liên quan đến tổ chức , hoạt động là:
- Vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh là mức vốn phải có để thành lậpdoanh nghiệp và được ghi trong điều lệ doanh nghiệp Như vậy có thể hiểu khái niệm
Trang 9vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh tương ứng với khái niệm vốn điều lệ củadoanh nghiệp trong nước.
- Vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư.Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn khuyếnkhích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn, nhưngkhông dưới 20% vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp thuận
- Tỷ lệ góp vốn của Bên hoặc các bên liên doanh nước ngoài do các bên liêndoanh thoả thuận, nhưng không được thấp hơn 30% vốn pháp định của doanh nghiệpliên doanh Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh, công nghệ, thị trường, hiệu quả kinh doanh
và các lợi ích kinh tế - xã hội khác của dự án, cơ quan cấp giấy phép đầu tư có thể xemxét cho phép bên liên doanh nước ngoài có tỷ lệ góp vốn thấp hơn, nhưng không dưới20% vốn pháp định
- Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp liên doanh có thể cơ cấu lại vốn đầu
tư, vốn pháp định khi có những thay đổi về mục tiêu, quy mô dự án, đối tác, phươngthức góp vốn và các trường hợp khác nhưng không được làm giảm tỷ lệ vốn pháp địnhxuống dưới mức quy định trên và phải được cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chuẩn y
- Các bên có thể góp vốn theo nhiều hình thức khác nhau và thoả thuận xác địnhgiá trị vốn góp (Điều 7, Điều 9 Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam)
- Các bên trong doanh nghiệp liên doanh có quyền chuyển nhượng giá trị phầnvốn góp của mình nhưng phải ưu tiên chuyển nhượng cho các bên trong doanh nghiệpliên doanh Trong trường hợp chuyển nhượng cho doanh nghiệp ngoài liên doanh thìđiều kiện chuyển nhượng không được thuận lợi hơn so với điều kiện đã đặt ra cho cácbên trong doanh nghiệp liên doanh
5.2 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhàđầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam tự quản lý và tựchịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có các đặc điểm cơ bản sau:
- Chủ thể thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài chỉ bao gồm mộthoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài mà không có sự tham gia của bên Việt Nam Đây làđiểm khác biệt cơ bản so với doanh nghiệp liên doanh;
- Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ vốn, tài sản để thành lập doanhnghiệp100% vốn đầu tư nước ngoài;
- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình thức công
ty trách nhiệm hữu hạn Theo đó các nhà đầu tư nước ngoài chỉ chịu trách nhiệm về hoạtđộng của doanh nghiệp trong phạm vi phần vốn góp vào vốn pháp định của doanhnghiệp kể cả khi doanh nghiệp đó do một cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, thành lập vàlàm chủ;
- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có tư cách pháp nhân theo pháp luậtViệt Nam, chịu trách nhiệm trong kinh doanh trong phạm vi vốn điều lệ của doanhnghiệp (vốn pháp định)
Theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996 (sửa đổi năm2000), vốn pháp định của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ít nhất phải bằng 30% vốn
Trang 10đầu tư Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bànkhuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơnnhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấpthuận Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không đượcgiảm vốn pháp định.
6 Doanh nghiệp nhà nước
The quy định của pháp luật Việt Nam thì “Doanh nghiệp nhà nước là doanhnghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ” (Khoản 22 Điều 4 Luật Doanhnghiệp 2005), theo đó doanh nghiệp nhà nước bao gồm ba hình thức là: Công ty nhànước, công ty cổ phần nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước 1 thành viênhoặc 2 thành viên trở lên
- Công ty Nhà nước: Là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ,thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp nhànước Công ty nhà nước được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước độc lập, tổng
công ty nhà nước Có 3 loại tổng công ty nhà nước là: Tổng công ty do Nhà nước quyết
định thành lập và đầu tư; Tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập; Tổng công
ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước
- Công ty cổ phần: Doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức công ty cổ phần có 2loại: Công ty cổ phần nhà nước là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công tynhà nước hoặc tổ chức được Nhà nước uỷ quyền góp vốn và công ty cổ phần mà Nhànước có cổ phần chi phối, được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp
- Công ty trách nhiệm hữu hạn: Doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức công tyTNHH có 3 loại: Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên là công ty tráchnhiệm hữu hạn do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ; Công ty trách nhiệm hữu hạnnhà nước hai thành viên trở lên cũng do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ; Công tytrách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mà Nhà nước có vốn góp chi phối, được tổchức quản lý và đăng ký hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp
Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 quy định quyền và nghĩa vụ của công ty nhànước theo hướng gắn doanh nghiệp với thị trường, xoá bao cấp của Nhà nước đối vớidoanh nghiệp Doanh nghiệp được cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, tự chịu tráchnhiệm trong kinh doanh Quyền và nghĩa vụ của công ty nhà nước được Luật Doanhnghiệp nhà nước quy định theo 3 lĩnh vực chủ yếu là: Quản lý vốn và tài sản; Tổ chứckinh doanh; Tài chính
III PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ
1 Các hình thức đầu tư ở Việt Nam
Luật đầu tư quy định có hai hình thức đầu tư: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp
1.1 Các hình thức đầu tư trực tiếp
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản
lý các hoạt động đầu tư
Theo pháp luật đầu tư hiện hành, các hình thức đầu tư trực tiếp ở Việt Nam baogồm:
a) Đầu tư vào tổ chức kinh tế (thành lập hoặc góp vốn)
Trang 11Đầu tư vào các tổ chức kinh tế là việc nhà đầu tư bỏ vốn thành lập mới các cơ sởkinh doanh hoặc góp vốn vào vốn điều lệ để nắm quyền quản trị của đơn vị kinh doanhđang hoạt động Đầu tư vào tổ chức kinh tế bao gồm các nhóm hình thức đầu tư chủ yếusau:
- Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốncủa nhà đầu tư nước ngoài
- Thành lập, góp vốn vào tổ chức kinh tế có sự hợp tác giữa nhiều nhà đầu tư Trong nhóm hình thức đầu tư vào tổ chức kinh tế, hoạt động kinh doanh của cácnhà đầu tư được tiến hành thông qua tư cách pháp lí của các tổ chức kinh tế Ngoài việctuân thủ các quy định của Luật Đầu tư, việc thành lập, tổ chức hoạt động của các tổ chứckinh tế còn chịu sự điều chỉnh của các quy định trong các văn bản pháp luật về hình thức
tổ chức kinh doanh (Luật Doanh nghiệp năm 2005)
b) Đầu tư theo hợp đồng:
Đầu tư theo hợp đồng bao gồm các hình thức sau:
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh (gọi tắt là hợp đồng BCC) là hình thức đầu tưđược ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chiasản phẩm mà không thành lập pháp nhân Đặc điểm quan trọng nhất của hợp đồng hợptác kinh doanh là trong hợp đồng, các bên có thỏa thuận phân chia lợi nhuận, phân chiasản phẩm
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao(BOT), Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO) và Hợp đồng xây dựng -chuyển giao (BT): BOT, BTO và BT là những hình thức đầu tư thông qua hợp đồngđược kí giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư
c) Đầu tư phát triển kinh doanh:
Đầu tư phát triển kinh doanh là hình thức đầu tư theo đó, nhà đầu tư bỏ vốn để
mở rộng quy mô, nâng cao năng lực hoạt động của cơ sở kinh doanh Đầu tư phát triểnkinh doanh có vai trò quan trọng trong việc phát huy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư hiện
có, đồng thời bổ sung vốn đầu tư mới, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng và phát triển bềnvững của cơ sở kinh doanh Đầu tư phát triển kinh doanh bao gồm các hình thức cụ thểlà: mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh (thành lập chi nhánh, vănphòng đại diện, các đơn vị trực thuộc ); đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sảnphẩm, giảm ô nhiễm môi trường
d) Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp:
- Sáp nhập doanh nghiệp là hình thức đầu tư được thực hiện thông qua việcchuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của một hoặc một số công tycùng loại (công ty bị sáp nhập) vào một công ty khác (công ty nhận sáp nhập), đồng thờichấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập
- Mua lại doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp là hình thức đầu tư theo đó nhàđầu tư nhận chuyển giao quyền sở hữu doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp có thanhtoán Từ phương diện luật cạnh tranh, sáp nhập và mua lại doanh nghiệp là hành vi củadoanh nghiệp thuộc nhóm hành vi tập trung kinh tế
1.2 Các hình thức đầu tư gián tiếp
Trang 12Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, tráiphiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tàichính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý các hoạt động đầutư.
Sự khác nhau cơ bản giữa các hình thức đầu tư trực tiếp và các hình thức đầu tưgián tiếp là mức độ, phạm vi quản lí và kiểm soát của chủ đầu tư đối với hoạt động kinhdoanh Trong các hình thức đầu tư gián tiếp, nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lí,điều hành quá trình thực hiện và sử dụng các nguồn lực đầu tư Nhà đầu tư gián tiếp về
cơ bản chỉ được hưởng các lợi ích kinh tế từ hoạt động đầu tư Đầu tư gián tiếp bao gồmnhững hình thức phổ biến như: đầu tư thông qua mua chứng khoán (cổ phần, cổ phiếu,trái phiếu và các giấy tờ có giá khác); đầu tư thông qua quỹ đầu tư chứng khoán; đầu tưthông qua ngân hàng, doanh nghiệp bảo hiểm
2 Nhà đầu tư và quyền, nghĩa vụ của nhà đầu tư
Theo Luật Đầu tư, chủ thể trong quan hệ pháp luật đầu tư được mở rộng và đượcquy định thống nhất giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài Nhà đầu tư được hiểu
là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam,bao gồm:
- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo Luật Doanh nghiệp;
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật Hợp tác xã;
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước khi Luật này cóhiệu lực;
- Hộ kinh doanh, cá nhân;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; ngườinước ngoài thường trú ở Việt Nam;
- Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam
Quy định về nhà đầu tư theo Luật Đầu tư so với Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam đã được mở rộng thể hiện quan điểm không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tưthuộc các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế khác nhau, không phân biệt quốc tịchcủa nhà đầu tư Đây là cơ sở quan trọng đảm bảo quyền tự do và sự bình đẳng giữa cácnhà đầu tư, đáp ứng yêu cầu bảo đảm và khuyến khích đầu tư trong bối cảnh hội nhậpkinh tế quốc tế
Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư là nội dung cơ bản của quan hệ pháp luật đầu
tư Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư được ghi nhận bởi pháp luật Trong quá trình thực
hiện hoạt động đầu tư, trên cơ sở pháp luật, nhà đầu tư còn có thể ấn định các quyền và
nghĩa vụ cho mình, gắn với những quan hệ đầu tư cụ thể
3 Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư
Luật Đầu tư quy định một số vấn đề có tính nguyên tắc sau:
3.1 Ưu đãi đầu tư
a) Đối tượng và điều kiện ưu đãi đầu tư
Nhà đầu tư có dự án đầu tư thuộc lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư được hưởngcác ưu đãi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan
Trang 13Việc ưu đãi đầu tư cũng được áp dụng đối với dự án đầu tư mới và dự án đầu tư
mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng caochất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường
- Ưu đãi về thời hạn và miễn, giảm tiền thuê, sử dụng đất:
- Ưu đãi đối với nhà đầu tư đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu côngnghệ cao và khu kinh tế
3.2 Hỗ trợ đầu tư
Các hình thức hỗ trợ đầu tư bao gồm:
- Hỗ trợ chuyển giao công nghệ;
- Hỗ trợ đào tạo;
- Hỗ trợ và khuyến khích phát triển dịch vụ đầu tư;
- Đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệcao; khu kinh tế
4 Hoạt động đầu tư trực tiếp
Luật đầu tư quy định thống nhất các vấn đề có tính nguyên tắc trong triển khaithực hiện dự án đầu tư, bao gồm: Thuê, giao nhận đất thực hiện dự án; Chuẩn bị mặtbằng xây dựng; Thực hiện dự án đầu tư có khai thác, sử dụng tài nguyên, khoáng sản;Thực hiện dự án đầu tư có xây dựng; Giám định máy móc, thiết bị; Tiêu thụ sản phẩm tạithị trường Việt Nam; Tài khoản ngoại tệ, tài khoản tiền đồng Việt Nam; Bảo hiểm; Thuê
tổ chức quản lý; Tạm ngừng dự án, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư; Chấm dứt hoạt độngcủa dự án đầu tư; Bảo lãnh của Nhà nước cho một số công trình và dự án quan trọng
5 Đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước
Những quy định cơ bản trong Luật Đầu tư năm 2005 về đầu tư, kinh doanh vốnnhà nước bao gồm:
- Đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước vào tổ chức kinh tế: Vốn đầu tư từ ngân sáchnhà nước vào tổ chức kinh tế chủ yếu được thực hiện thông qua Tổng công ty đầu tư vàkinh doanh vốn nhà nước Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước hoạt độngtheo quy định của pháp luật về doanh nghiệp nhà nước và các quy định khác của phápluật có liên quan; thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công
ty cổ phần được chuyển đổi từ công ty nhà nước độc lập hoặc thành lập mới
- Đầu tư của Nhà nước vào hoạt động công ích: Nhà nước đầu tư vào sản xuất,cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thông qua hình thức giao kế hoạch, đặt hàng hoặcđấu thầu Cần lưu ý, các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế được bình đẳngtham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, trừ trường hợp đặc biệt doChính phủ quy định
Trang 14- Đầu tư bằng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: Đối tượng sử dụngvốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là dự án đầu tư thuộc một số ngành, lĩnhvực quan trọng, chương trình kinh tế lớn có hiệu quả kinh tế - xã hội, có khả năng hoàntrả vốn vay Dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước phải được tổ chứccho vay thẩm định và chấp thuận phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay trướckhi quyết định đầu tư Chính sách hỗ trợ đầu tư từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triểncủa Nhà nước, danh mục các đối tượng được vay vốn và các điều kiện tín dụng trongtừng thời kỳ do Chính phủ quy định.
6 Đầu tư ra nước ngoài
Theo Luật Đầu tư, các nhà đầu tư được đầu tư ra nước ngoài không chỉ dưới hìnhthức trực tiếp mà còn có hình thức đầu tư gián tiếp nhằm mục đích thu lợi nhuận theopháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư Nhà đầu tư có thể đầu tưtheo hình thức đầu tư trực tiếp chủ yếu là:
- Đầu tư thành lập một tổ chức kinh tế mới dưới dạng thành lập một doanh nghiệpmột chủ (độc doanh) hoặc thành lập công ty (liên doanh);
- Đầu tư thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh với các đối tác của nước tiếpnhận đầu tư (hợp doanh);
- Mua cổ phần, góp vốn để trực tiếp tham gia quản lý và điều hành các doanhnghiệp tại nước tiếp nhận đầu tư;
- Thực hiện các hoạt động sáp nhập, mua lại các doanh nghiệp của nước sở tạiNhà đầu tư cũng có thể đầu tư theo hình thức đầu tư gián tiếp Các hình thức đầu
tư gián tiếp chủ yếu là: đầu tư thông qua các thị trường tài chính hoặc chứng khoán đểmua cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp của nước tiếp nhận đầu tư để hưởng cổtức hoặc lãi suất mà không tham gia quản lý điều hành doanh nghiệp
IV PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
1 Các loại hợp đồng trong kinh doanh, thương mại
Hợp đồng trong kinh doanh, thương mại có thể chia thành những nhóm chủ yếunhư sau:
a) Hợp đồng mua bán hàng hóa: Hợp đồng mua bán hàng hóa không có yếu tốquốc tế; hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất,tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu) và hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hànghóa (hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn)
b) Hợp đồng dịch vụ: Hợp đồng cung ứng dịch vụ liên quan trực tiếp đến mua bánhàng hóa (hợp đồng trong các hoạt động xúc tiến thương mại, trung gian thương mại, cáchoạt động thương mại cụ thể khác); các hợp đồng cung ứng dịch vụ chuyên ngành (hợpđồng dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, đào tạo, du lịch )
c) Những hợp đồng trong các hoạt động đầu tư thương mại đặc thù khác (hợpđồng giao nhận thầu xây lắp, hợp đồng chuyển nhượng dự án khu đô thị mới, khu nhà ở,
dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp )
2 Giao kết hợp đồng trong kinh doanh, thương mại
Trang 15Hợp đồng trong kinh doanh, thương mại được giao kết theo các nguyên tắc quyđịnh cho hợp đồng nói chung.
Trong quá trình xác lập hợp đồng trong kinh doanh, thương mại, các vấn đề pháp
lý cơ bản cần được làm rõ là: (i) Đề nghị giao kết hợp đồng; (ii) Chấp nhận đề nghị hợpđồng; (iii) Thời điểm giao kết và hiệu lực của hợp đồng Những vấn đề này không đượcLuật Thương mại quy định cụ thể, vì vậy các quy định của Bộ luật Dân sự sẽ được ápdụng đối với việc giao kết hợp đồng trong kinh doanh, thương mại
a) Đề nghị giao kết hợp đồng trong kinh doanh, thương mại
Đề nghị giao kết hợp đồng kinh doanh, thương mại là việc thể hiện rõ ý định giaokết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã đượcxác định cụ thể
Bộ luật Dân sự cũng như Luật Thương mại không quy định về hình thức của đềnghị giao kết hợp đồng trong kinh doanh, thương mại, song có thể dựa vào quy định vềhình thức của hợp đồng (Điều 24 Luật Thương mại) để xác định hình thức của đề nghịgiao kết hợp đồng, theo đó đề nghị giao kết hợp đồng có thể được thể hiện bằng văn bản,lời nói hoặc hành vi cụ thể hoặc kết hợp giữa các hình thức này
Đề nghị giao kết hợp đồng được gửi đến cho một hay nhiều chủ thể đã xác định.Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng thông thường được bên đề nghị ấn định Trườnghợp bên đề nghị không ấn định thời điểm có hiệu lực của đề nghị hợp đồng thì đề nghịgiao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó Căn cứxác định bên được đề nghị đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng là: (i) Đề nghị đượcchuyển đến nơi cư trú (bên được đề nghị là cá nhân) hoặc trụ sở của bên được đề nghị(trường hợp bên được đề nghị là pháp nhân); (ii) Đề nghị được đưa vào hệ thống thôngtin chính thức của bên được đề nghị; (iii) Bên được đề nghị biết được đề nghị giao kếthợp đồng thông qua các phương thức khác
Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị giao kết hợpđồng trong các trường hợp: (i) Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổihoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị; (ii) Điều kiện thayđổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc đượcthay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh
Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp: (i) Bên nhậnđược đề nghị trả lời không chấp nhận; (ii) Hết thời hạn trả lời chấp nhận; (iii) Thông báo
về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực; (iv) Thông báo về việc huỷ bỏ đề nghị
có hiệu lực; (v) Theo thoả thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thờihạn chờ bên được đề nghị trả lời
b) Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối vớibên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị Thời hạn trả lời chấp nhậngiao kết hợp đồng được xác định khác nhau trong các trường hợp sau:
- Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệulực khi được thực hiện trong thời hạn đó; Nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận đượctrả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậmtrả lời Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý dokhách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo
Trang 16chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngaykhông đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị.
- Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoạihoặc qua các phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặckhông chấp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận về thời hạn trả lời
c) Thời điểm giao kết hợp đồng trong kinh doanh, thương mại
Theo Điều 404 Bộ luật Dân sự, có thể xác định thời điểm giao kết hợp đồng kinhdoanh, thương mại theo các trường hợp sau:
- Hợp đồng được giao kết trực tiếp bằng văn bản: thời điểm giao kết hợp đồng làthời điểm bên sau cùng ký vào văn bản;
- Hợp đồng được giao kết gián tiếp bằng văn bản (thông qua các tài liệu giaodịch): thời điểm đạt được sự thỏa thuận được xác định theo thuyết "tiếp nhận", theo đó,hợp đồng được giao kết khi bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng;
- Hợp đồng được giao kết hợp đồng bằng lời nói: thời điểm giao kết hợp đồng làthời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng Các bên có thể sử dụngnhững biện pháp, chứng cứ hợp pháp để chứng minh việc "các bên đã thỏa thuận" về nộidung của hợp đồng trong kinh doanh, thương mại bằng lời nói
3 Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trong kinh doanh, thương mại
Những biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trong kinh doanh, thương mại ápdụng theo quy định của Bộ luật Dân sự
3.1 Cầm cố tài sản là việc một bên (gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền
sở hữu của mình cho bên kia (gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụtheo hợp đồng Việc cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành vănbản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính
3.2 Thế chấp tài sản là việc một bên (gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở
hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đối với bên kia (gọi là bênnhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp Việc thế chấp tàisản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồngchính Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản thay thế phải được côngchứng, chứng thực hoặc đăng ký
3.3 Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá
quý hoặc vật có giá trị khác (gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giaokết hoặc thực hiện hợp đồng Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản
3.4 Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản
tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc vật có giá trị khác (gọi là tài sản ký cược) trong mộtthời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê
3.5 Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí
hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong toả tại một ngân hàng để bảo đảm việcthực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng
3.6 Bảo lãnh là việc người thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền
(gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là bênđược bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thựchiện không đúng nghĩa vụ Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải
Trang 17thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ củamình Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặcghi trong hợp đồng chính Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản bảo lãnhphải được công chứng, chứng thực.
3.7 Tín chấp là việc Tổ chức chính trị - xã hội được pháp luật cho phép bảo đảm
(bằng tín chấp) cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại ngân hàng hoặc tổchức tín dụng khác để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ Việc cho vay có bảo đảm bằngtín chấp phải được lập thành văn bản có ghi rõ số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay,lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, ngân hàng, tổ chức tín dụng chovay và tổ chức bảo đảm
4 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và hợp đồng vô hiệu
4.1 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong kinh doanh, thương mại
Căn cứ vào quy định của Bộ luật Dân sự (Điều 122) và các quy định có liên quan,
có thể xác định một hợp đồng trong kinh doanh, thương mại có hiệu lực khi có đủ cácđiều kiện sau đây:
(1) Người tham gia giao kết hợp đồng kinh doanh thương mại phải có năng lựcgiao kết ( năng lực hành vi dân sự)
(2) Mục đích và nội dung của hợp đồng kinh doanh, thương mại không vi phạmđiều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội
(3) Hợp đồng kinh doanh, thương mại được giao kết đảm bảo các nguyên tắc củahợp đồng theo quy định của pháp luật
(4) Nếu pháp luật có quy định về hình thức của hợp đồng thì phải tuân theo quyđịnh này
4.2 Hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu
a) Hợp đồng vô hiệu là hợp đồng không thỏa mãn một trong các điều kiện có hiệu
lực theo quy định của pháp luật, bao gồm:
- Nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xãhội;
- Hợp đồng vô hiệu do giả tạo;
- Vô hiệu do nhầm lẫn;
- Vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa;
- Vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình;
- Vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức
Hợp đồng vô hiệu có thể là:
- Hợp đồng vô hiệu toàn bộ ( Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối);
- Hợp đồng vô hiệu từng phần (Hợp đồng vô hiệu tương đối );
b) Xử lý hợp đồng vô hiệu
Hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên từ thờiđiểm giao kết Các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu.Việc khôi phục lại tìnhtrạng ban đầu được thực hiện theo quy định sau:
Trang 18- Các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận Nếu không hoàn trả được bằnghiện vật thì hoàn trả bằng tiền (trừ trường hợp tài sản bị tịch thu theo quy định của phápluật);
- Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường cho bên kia
5 Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh, thương mại
Các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh, thương mại,gồm:
1 Pháp luật về cạnh tranh của Việt Nam
Pháp luật cạnh tranh có nhiệm vụ ngăn ngừa và xử lý những hành vi cạnh tranhtrái pháp luật, trái đạo đức và tập quán kinh doanh của các doanh nghiệp
Luật Cạnh tranh năm 2004 là đạo luật đầu tiên về cạnh tranh của Việt Nam, đượcban hành trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang dần dần được hình thành và hoànthiện Để thi hành Luật Cạnh tranh, Chính phủ cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc hướngdẫn thi hành luật Cùng với Bộ luật Dân sự, Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
và các văn bản pháp luật có liên quan, Luật Cạnh tranh góp phần quan trọng vào việcđiều tiết cạnh tranh ở Việt Nam
2 Kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh
Hạn chế cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnhtranh trên thị trường Đối với những hành vi hạn chế cạnh tranh, pháp luật quy định vềcác hành vi như thế nào là hạn chế cạnh tranh, những hành vi nào bị cấm tuyệt đối vànhững hành vi bị cấm nhưng có những trường hợp được miễn trừ (có thời hạn và không
có thời hạn) khi đạt những điều kiện nhất định
Các hành vi hạn chế cạnh tranh, bao gồm:
(1) Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Theo Luật Cạnh tranh, các thoả thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm:
- Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;
- Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứngdịch vụ;
- Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bánhàng hoá, dịch vụ;
- Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;
- Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bánhàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quantrực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;
Trang 19- Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thịtrường hoặc phát triển kinh doanh;
- Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bêncủa thoả thuận;
- Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấphàng hoá, cung ứng dịch vụ
(2) Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
Theo Luật Cạnh tranh, doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trườngnếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chếcạnh tranh một cách đáng kể
Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hànhđộng nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan;
- Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan;
- Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quanKhi được coi là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp sẽ bịcấm lạm dụng vị trí này để hạn chế cạnh tranh Theo Điều 13 Luật Cạnh tranh, nhữnghành vi bị cấm đối với doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường (bao gồm doanhnghiệp độc lập và nhóm doanh nghiệp) là:
- Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủcạnh tranh;
- Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tốithiểu gây thiệt hại cho khách hàng;
- Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sựphát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng;
- Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bấtbình đẳng trong cạnh tranh;
- Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá,dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếpđến đối tượng của hợp đồng;
- Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới
(3) Lạm dụng vị trí độc quyền
Theo Luật Cạnh tranh, doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không códoanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trênthị trường liên quan Khi doanh nghiệp có vị trí độc quyền thì ngoài các hành vi bị cấmnhư đối với trường hợp doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, doanh nghiệp (có vị trí độcquyền) còn bị cấm thực hiện các hành vi sau:
- Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng;
- Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giaokết mà không có lý do chính đáng
(4) Tập trung kinh tế
Trang 20Theo Luật Cạnh tranh (Điều 16), tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp,bao gồm:
- Sáp nhập doanh nghiệp;
- Hợp nhất doanh nghiệp;
- Mua lại doanh nghiệp;
- Liên doanh giữa các doanh nghiệp;
- Các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật
Theo quy định của Luật Cạnh tranh, không phải mọi trường hợp tập trung kinh tếđều bị pháp luật ngăn cản Tùy thuộc vào mức độ tập trung kinh tế và khả năng phá vỡ
sự cân bằng của cơ cấu thị trường mà sự giám sát này có thể được thực hiện ở nhiều mức
độ khác nhau Tập trung kinh tế được chia thành nhiều nhóm với cách thức và mức độkiểm soát có sự khác nhau, cụ thể là:
- Các trường hợp tập trung kinh tế được tự do thực hiện;
- Các trường hợp tập trung kinh tế được thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh có các dấu hiệu cơ bản sau:
- Là hành vi của doanh nghiệp nhằm mục đích cạnh tranh;
- Nhằm vào đối thủ cạnh tranh cụ thể, xác định được;
- Trái với các chuẩn mực đạo đức kinh doanh hoặc trái với pháp luật (cũng là tráiđạo đức);
- Gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh hoặc cho ngườitiêu dùng
Pháp luật quy định nội dung của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cụ thể.Mọi hành vi cạnh tranh không lành mạnh đều bị cấm tuyệt đối, không có sự miễn trừ.Chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh là một quyền pháp lý của người kinh doanh
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, gồm:
(1) Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;
(2) Xâm phạm bí mật kinh doanh;
(3) Ép buộc trong kinh doanh;
(4) Gièm pha doanh nghiệp khác;
(5) Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;
(6) Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
Trang 21(7) Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
(8) Phân biệt đối xử của hiệp hội;
VI NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT PHÁ SẢN
Luật phá sản năm 2004 áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợptác xã (gọi chung là Hợp tác xã) được thành lập và hoạt động theo quy định của phápluật
Luật Phá sản quy định điều kiện và việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; xácđịnh nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản trong thủ tục phá sản; điềukiện, thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh; thủ tục thanh lý tài sản và tuyên bố phá sản;quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, củadoanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu tuyên bố phá sản và của người tham gia giải quyếtyêu cầu tuyên bố phá sản
1 Dấu hiệu xác định doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
Theo Điều 3 Luật Phá sản năm 2004 đã quy định: “ Doanh nghiệp, hợp tác xãkhông có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi
là lâm vào tình trạng phá sản” Như vậy, bản chất của tình trạng phá sản là tại một thờiđiểm nhất định, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán Khi đó, các chủ nợcũng như chính bản thân con nợ dựa vào căn cứ pháp lý này để làm đơn đề nghị Toà ángiải quyết vụ việc phá sản
2 Thủ tục phá sản
Thủ tục phá sản áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phásản bao gồm 4 bước cơ bản sau:
2.1 Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản
a) Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần khi nhận thấy doanhnghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phásản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
- Người lao động có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thông qua đạidiện công đoàn hoặc cử người đại diện (nếu chưa có tổ chức công đoàn)
- Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phásản đối với doanh nghiệp nhà nước
- Các cổ đông trong công ty cổ phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phásản đối với công ty cổ phần theo quy định của điều lệ công ty
- Thành viên hợp danh có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công
ty hợp danh
Trang 22b) Nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã cónghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã của mình códấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản
Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịp thờicác tài liệu theo quy định và theo yêu cầu của Toà án trong quá trình tiến hành thủ tụcphá sản
c) Nghĩa vụ thông báo doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
Khi thực hiện chức năng nhiệm vụ, nếu nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâmvào tình trạng phá sản thì Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thanh tra, cơ quan quản lý vốn,
tổ chức kiểm toán hoặc cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp (không phải là chủ sởhữu nhà nước của doanh nghiệp) có nhiệm vụ thông báo bằng văn bản cho những người
có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản biết để họ xem xét việc nộp đơn yêu cầu mởthủ tục phá sản Cơ quan thông báo phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thôngbáo
d) Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Sau khi nhận đơn, Toà án sẽ xem xét nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung tài liệu thìToà án yêu cầu người nộp đơn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 10 ngày kể
từ ngày nhận đơn Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản kể từ ngày người nộpđơn đã nộp tiền tạm ứng phí phá sản hoặc là ngày Toà án nhận được đơn trong trườnghợp người nộp đơn không phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản
d) Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn, Toà án phải ra quyết định mở hoặckhông mở thủ tục phá sản
Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản khi có căn cứ chứng minh doanh nghiệp,hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
Toà án có thể ra quyết định không mở thủ tục phá sản nếu thấy doanh nghiệp, hợptác xã chưa lâm vào tình trạng phá sản
2.2 Phục hồi hoạt động kinh doanh
a) Hội nghị chủ nợ
- Thành phần tham gia hội nghị chủ nợ, gồm: Các chủ nợ có tên trong danh sáchchủ nợ; đại diện người lao động, đại diện công đoàn được người lao động uỷ quyền;người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạngphá sản
- Nội dung hội nghị chủ nợ:
Tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản thông báo cho Hội nghị chủ nợ về tình hìnhkinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phásản, kết quả kiểm kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ và các nội dungkhác nếu xét thấy cần thiết
+ Chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp trình bày ýkiến của mình về các nội dung mà tổ quản lý, thanh lý tài sản đã thông báo, đề xuấtphương án, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, khả năng và thời hạn thanh toánnợ
Trang 23+ Hội nghị chủ nợ thảo luận về các nội dung do tổ quản lý, thanh lý tài sản đãthông báo và các ý kiến của chủ doanh nghiệp, đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợptác xã.
+ Thông qua nghị quyết của hội nghị chủ nợ
Trường hợp cần phải tổ chức hội nghị chủ nợ tiếp theo thì chương trình, nội dunghội nghị do thẩm phán quyết định
- Hội nghị chủ nợ chỉ được coi là hợp lệ khi có đủ các điều kiện theo quy định củapháp luật:
b) Điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
- Thẩm phán ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sau khihội nghị chủ nợ lần 1 thông qua nghị quyết đồng ý với các giải pháp tổ chức lại hoạtđộng kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu doanh nghiệp, hợptác xã phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hội nghị chủ nợ lần 1 thông qua nghị quyết,doanh nghiệp, hợp tác xã phải xây dựng phương án phục hồi kinh doanh của mình vànộp cho thẩm phán
c) Nội dung, phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
- Phải nêu rõ các biện pháp cần thiết để phục hồi kinh doanh, các điều kiện, thờihạn, kế hoạch thanh toán nợ; các biện pháp huy động vốn; thay đổi mặt hàng kinhdoanh; tổ chức lại bộ máy
d) Xem xét, thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh (Theo quy định
tại Điều 70, Điều 71 Luật Phá sản)
d) Công nhận nghị quyết về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và giám sát việc thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh (Điều 72 Luật Phá sản).
Thời hạn tối đa để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh là 3 năm
kể từ ngày cuối cùng công bố quyết định của Toà án công nhận nghị quyết của hội nghịchủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
e) Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh và hậu quả pháp lý (Điều 76,
Điều 77 Luật Phá sản)
2.3 Thanh lý tài sản, các khoản nợ
2.4 Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản và thứ tự phân chia tài sản được quy định như sau:
Tài sản phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản baogồm: tài sản và quyền tài sản có tại thời điểm toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phásản; các khoản lợi nhuận, các tài sản và quyền tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ có
do việc thực hiện các giao dịch được xác lập trước khi Toà án thụ lý; tài sản là vật bảođảm thực hiện nghĩa vụ; giá trị quyền sử dụng đất ( Điều 49 Luật Phá sản)
Tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi thanh toán các khoản nợ cóbảo đảm được phân chia theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Phí phá sản
- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi kháctheo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký
Trang 24- Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợtheo nguyên tắc nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều đượcthanh toán đủ số nợ của mình; nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thìmỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng.
Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủcác khoản quy định trên mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
- Xã viên hợp tác xã;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân;
- Các thành viên của công ty; các cổ đông của công ty cổ phần;
- Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước
- Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và nhận các tài liệu, giấy tờ docác bên có liên quan gửi đến, Toà án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bịphá sản, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản không còn tài sản hoặccòn nhưng không đủ để thanh toán phí phá sản
Thứ hai, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản
đồng thời với việc ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản
3 Các biện pháp bảo toàn tài sản trong giải quyết phá sản
Để bảo toàn tài sản phục vụ cho việc giải quyết phá sản, Luật Phá sản có nhữngquy định nhằm bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản
3.1 Các giao dịch bị coi là vô hiệu
Trong thời gian 3 tháng trước ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản,các giao dịch sau đây của doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là vô hiệu:
- Tặng, cho động sản và bất động sản cho người khác;
- Thanh toán hợp đồng song vụ trong đó phần nghĩa vụ của doanh nghiệp, hợp tác
xã rõ ràng là lớn hơn phần nghĩa vụ của bên kia;
- Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn;
- Thực hiện việc thế chấp, cầm cố tài sản đối với các khoản nợ;
- Các giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản
Khi các giao dịch trên bị tuyên bố vô hiệu thì những tài sản đó phải được thu hồi
và nhập vào khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản
Tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản, chủ nợ không có bảo đảm có quyền yêu cầuToà án tuyên bố các giao dịch trên của doanh nghiệp, hợp tác xã là vô hiệu
Trang 253.2 Đình chỉ hợp đồng đang có hiệu lực
Trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản, nếu xét thấy việc đình chỉ thực hiệnhợp đồng đang có hiệu lực và đang được thực hiện hoặc chưa được thực hiện sẽ có lợihơn cho doanh nghiệp, hợp tác xã thì hợp đồng đó bị đình chỉ thực hiện Chủ nợ, con nợ,
tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản có quyền yêu cầu Toà án ra quyết định đình chỉthực hiện hợp đồng
3.3 Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản,thẩm phán có quyền ra quyết định áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời đểbảo toàn tài sản Các biện pháp đó gồm:
- Cho, bán hàng hoá dễ hư hỏng hoặc sắp hết thời gian sử dụng;
- Kê biên, niêm phong tài sản;
- Phong toả tài khoản của doanh nghiệp, hợp tác xã tại ngân hàng;
- Niêm phong kho quỹ, thu giữ, quản lý sổ sách kế toán, tài liệu liên quan củadoanh nghiệp, hợp tác xã;
- Cấm hoặc buộc doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân, tổ chức khác có liên quanthực hiện một số hành vi nhất định
Ngoài những biện pháp chủ yếu nêu trên, trong những trường hợp cụ thể, có thể
áp dụng một số biên pháp khác như đăng ký giao dịch bảo đảm, đình chỉ thi hành án dân
sự hoặc giải quyết vụ án
VII PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
1 Đặc điểm của tranh chấp kinh doanh, thương mại
Tranh chấp kinh doanh, thương mại là những xung đột, bất đồng về quyền, lợi íchkinh tế giữa các chủ thể trong quá trình xác lập và giải quyết các quan hệ kinh doanh,thương mại
So với những tranh chấp trong các lĩnh vực xã hội khác như lao động, hành chính,hôn nhân và gia đình, tranh chấp kinh doanh, thương mại có những đặc điểm khác biệt
Thứ nhất, nội dung của tranh chấp kinh doanh thương mại chủ yếu là mâu thuẫn
về lợi ích kinh tế Bởi lẽ, mục đích cơ bản mà các chủ thể mong muốn đạt tới khi thamgia hoạt động kinh doanh thương mại là lợi nhuận hoặc đối tượng đầu tư Do vậy, trongquá trình thực hiện xung đột về lợi ích kinh tế là nội dung cơ bản của mọi tranh chấpkinh doanh thương mại
Thứ hai, chủ thể của các quan hệ tranh chấp phát sinh giữa các thương nhân.
Những chủ thể này có tâm lý mong muốn xác định quan hệ ổn định, lâu dài trên cơ sởhợp tác, tin cậy lẫn nhau khi tham gia hoạt động kinh doanh, thương mại Trong quan hệkinh doanh thương mại quyền và nghĩa vụ của các chủ thể luôn tương xứng với nhautrên cơ sở thỏa thuận, bình đẳng với mục đích tối đa là lợi ích kinh tế Vì vậy, các tranhchấp phát sinh sẽ có nguy cơ đe dọa và ảnh hưởng xấu đến quyền, lợi ích của các bêntrong điều kiện lợi ích kinh tế của các bên phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau
Thứ ba, tranh chấp kinh doanh, thương mại phát sinh, phát triển gắn liền với các
hoạt động kinh doanh, thương mại Hoạt động kinh doanh thương mại vốn rất đa dạng,
Trang 26chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật và yếu tố riêng của thị trường, chẳng hạn nhưquy luật cung cầu, sự biến đổi không ngừng của giá cả Những tranh chấp phát sinhtrong các hoạt động kinh doanh, thương mại cũng vì thế mà có những biến đổi linh hoạt
về hình thức biểu hiện, về tính chất mức độ và đòi hỏi, cách thức giải quyết của các bên
2 Phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các phương thức giải quyết tranh chấptrong kinh doanh, thương mại bao gồm:
- Thương lượng;
- Hòa giải;
- Trọng tài thương mại;
- Tòa án nhân dân
(1) Thương lượng là phương thức được các bên tranh chấp tự nguyện lựa chọntrước tiên và trong thực tiễn, phần lớn tranh chấp trong kinh doanh được giải quyết bằngphương thức này Nhà nước khuyến khích áp dụng phương thức tự thương lượng để giảiquyết tranh chấp trên tinh thần hoàn toàn tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên Chính
vì vậy, pháp luật không đưa ra bất cứ quy định nào cho phương thức tự thương lượng
(2) Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba
là cá nhân hoặc tổ chức đóng vai trò là trung gian hòa giải để hỗ trợ các bên giải quyếttranh chấp Kết quả hòa giải phụ thuộc vào thiện chí của các bên tranh chấp và uy tín,kinh nghiệm, kỹ năng của trung gian hòa giải Quyết định cuối cùng của việc giải quyếttranh chấp không phải của trung gian hòa giải mà hoàn toàn phụ thuộc các bên tranhchấp Trung gian hòa giải có những lợi thế nhất định đối với việc giải quyết các tranhchấp kinh doanh thương mại có nội dung phức tạp, các bên ít hiểu biết đối với nhau
(3) Trọng tài thương mại có một số ưu điểm như tính chung thẩm và hiệu lực củaquyết định trọng tài đối với việc giải quyết tranh chấp; tính bí mật; tính liên tục; tính linhhoạt; tiết kiệm thời gian; không bị ràng buộc bởi nguyên tắc lãnh thổ, các bên có quyềnlựa chọn mô hình trọng tài, lựa chọn trọng tài viên để giải quyết vụ tranh chấp, duy trìđược quan hệ đối tác; trọng tài cho phép các bên sử dụng được kinh nghiệm của cácchuyên gia
(4) Việc giải quyết tranh chấp qua Toà án cũng có nhiều lợi thế, như (i) Toà án là
cơ quan đại diện cho quyền lực tư pháp của Nhà nước nên các quyết định, bản án củaToà án mang tính cưỡng chế thi hành đối với các bên; (ii) với nguyên tắc hai cấp xét xử,những sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp có khả năng được phát hiện và khắcphục kịp thời; (iii) với điều kiện thực tế ở Việt Nam, thì án phí Toà án thấp hơn lệ phíTrọng tài
Trang 27DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN I
1 Bộ luật Dân sự 2005 (Phần Thứ ba)
2 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (Chương 2, Chương 3 Phần thứ nhất)
3 Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003
4 Luật Doanh nghiệp 2005 (có hiệu lực từ 01/7/2006)
5 Luật Đầu tư 2005 (có hiệu lực từ 01/7/2006)
6 Luật Thương mại 2005 (có hiệu lực từ 01/01/2006)
7 Luật Phá sản 2004
8 Luật Cạnh tranh 2004
9 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chitiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư
10 Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định về đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài
11 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 của Chính phủ quy định chi tiếtthi hành Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại
12 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinhdoanh
13 Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ hướng dẫn chitiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp
14 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 của Chính phủ hướng dẫn thihành một số điều của Luật Cạnh tranh
15 Nghị định số 25/2003/NĐ-CP ngày 15/01/2004 của Chính phủ quy định chitiết một số điều của Pháp lệnh Trọng tài thương mại
16 Nghị định số 101/2006/NĐ- CP ngày 21/9/2006 của Chính phủ Đăng ký lại,chuyển đổi và đăng ký đổi giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư
17 Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ Chuyển doanhnghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần
18 Nghị định số 111/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về Tổ chức,quản lý TCT Nhà nước và chuyển đổi TCT Nhà nước, công ty Nhà nước độc lập, công
ty Mẹ là công ty Nhà nước hoạt động theo hình thức Công ty Mẹ - Công ty Con hoạt độngtheo Luật Doanh nghiệp
Trang 28PHẦN II - TÀI CHÍNH VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
I GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ
1 Giá trị tương lai của tiền tệ: Giá trị tương lai của tiền tệ là giá trị tổng số tiền
sẽ thu được do đầu tư với một tỷ lệ lãi nào đó trong một khoảng thời gian nhất định
1.1 Giá trị tương lai của một khoản tiền
Gọi PV : Giá trị hiện tại của một khoản vốn đầu tư
FVn : Giá trị tương lai sau n kỳ hạn
r : Tỷ lệ lãi (lãi suất)(1+r)n : Thừa số lãi
Ta có: FVn = PV (1+r)n (1)
1.2 Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ
a) Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ bất kỳ
FVn =
n
t 1 PVt(1+r)t
Trong đó: PVt là khoản tiền phát sinh tại thời điểm t
b) Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ đồng nhất (niên kim cố định) Chuỗi tiền
tệ đồng nhất là những khoản tiền bằng nhau phát sinh ở từng thời kỳ
Gọi FVAn: Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ đồng nhất
a: Số tiền phát sinh mỗi kỳ
- Khi số tiền (a) phát sinh cuối mỗi kỳ:
FVAn = a r
r n
1
) 1
(
là thừa số lãi
2 Giá trị hiện tại của tiền tệ
Giá trị hiện tại của tiền tệ là giá trị của tiền tệ được tính đổi về thời điểm hiện tại(gọi là thời điểm gốc) theo một tỷ lệ chiết khấu nhất định
2.1 Giá trị hiện tại của một khoản tiền
Từ công thức (1) ta có:
PV = FVn(1+r)-n
Trong đó: r : Tỷ lệ chiết khấu
(1+r)-n: Thừa số chiết khấu
Trang 29PV: Giá trị hiện tại
2.2 Giá trị hiện tại của một chuỗi tiền tệ
a) Giá trị hiện tại của một chuỗi tiền tệ bất kỳ:
PVn =
n
t 1 CFt(1+r)-t
Trong đó: PVn : Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ bất kỳ
CFt : Khoản tiền phát sinh ở thời điểm t
b) Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ đồng nhất (niên kim cố định):
Gọi PVAn : Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ đồng nhất
a : Khoản tiền phát sinh cố định mỗi kỳ
- Khi số tiền (a) phát sinh cuối mỗi kỳ:
PVAn = a r
) 1
(
1
Là thừa số chiết khấu
II ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU VÀ CỔ PHIẾU
1 Các cặp khái niệm về giá trị
1.1 Giá trị thanh lý và giá trị hoạt động
Cặp khái niệm này dùng để chỉ giá trị của doanh nghiệp dưới hai giác độ khácnhau:
- Giá trị thanh lý (liquidation value) là giá trị hay số tiền thu được khi bán doanh
nghiệp hay tài sản không còn tiếp tục hoạt động nữa
- Giá trị hoạt động (goingconcern value) là giá trị hay số tiền thu được khi bán
doanh nghiệp vẫn còn tiếp tục hoạt động
1.2 Giá trị sổ sách và giá trị thị trường
Khi nói giá trị sổ sách (book value), người ta có thể hiểu là giá trị sổ sách của một
tài sản hoặc giá trị sổ sách của một doanh nghiệp Giá trị sổ sách của tài sản tức là giá trị
kế toán của tài sản đó, nó được tính bằng chi phí mua sắm tài sản trừ đi phần khấu haotích lũy của tài sản đó Giá trị sổ sách của doanh nghiệp tức là giá trị toàn bộ tài sản củadoanh nghiệp trừ đi giá trị các khoản nợ phải trả và giá trị cổ phiếu ưu đãi được liệt kêtrên Bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp
Trang 30- Giá trị thị trường (market value) là giá trị của tài sản hoặc giá trị của doanh
nghiệp được giao dịch trên thị trường Nhìn chung, giá trị thị trường của doanh nghiệp
thường cao hơn giá trị thanh lý và giá trị hoạt động của nó.
1.3 Giá trị thị trường và giá trị lý thuyết
Cặp giá trị này thường dùng để chỉ giá trị của chứng khoán, giá trị của các loại tàisản tài chính
- Giá trị thị trường (market value) của một chứng khoán tức là giá trị của chứng
khoán đó khi nó được giao dịch mua, bán trên thị trường
- Giá trị lý thuyết (intrinsic value) của một chứng khoán là giá trị của chứng
khoán đó dựa trên những yếu tố có liên quan khi định giá chứng khoán đó
2 Định giá trái phiếu
- Trái phiếu (bond) là công cụ nợ dài hạn do Chính phủ ( trái phiếu Chính phủ)
hoặc công ty ( trái phiếu công ty) phát hành nhằm huy động vốn dài hạn
- Định giá trái phiếu tức là xác định giá trị lý thuyết của trái phiếu một cách chính
xác và công bằng Giá trị của trái phiếu được định giá bằng cách xác định giá trị hiện tạicủa toàn bộ thu nhập nhận được trong thời hạn hiệu lực của trái phiếu
2.1 Định giá trái phiếu vĩnh cửu
Trái phiếu vĩnh cửu (perpetual bond or consol) là trái phiếu không bao giờ đáo
hạn Giá trị của loại trái phiếu này được xác định bằng giá trị hiện tại của dòng niên kimvĩnh cửu mà trái phiếu này mang lại Giả sử chúng ta gọi:
• I là lãi cố định được hưởng mãi mãi
• Pd là giá của trái phiếu
• rd là tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của nhà đầu tư
thì giá của trái phiếu vĩnh cửu chính là tổng giá trị hiện tại của toàn bộ lãi thuđược từ trái phiếu
Công thức xác định giá trị hiện tại của dòng niên kim vĩnh cửu như sau:
I r
I r
I r
I r
) 1 (
2.2 Định giá trái phiếu có kỳ hạn được hưởng lãi
Trái phiếu có kỳ hạn được hưởng lãi (nonzero coupon bond) là loại trái phiếu cóxác định thời hạn đáo hạn và lãi suất được hưởng qua từng thời hạn nhất định
Nếu sử dụng các ký hiệu:
• MV là mệnh giá trái phiếu
• n là số năm cho đến khi đáo hạn,
chúng ta có giá của trái phiếu bằng giá trị hiện tại của toàn bộ dòng tiền thu nhập
từ trái phiếu trong tương lai, được xác định như sau:
n d d
MV r
I r
I r
I
) 1 ( ) 1 (
) 1 ( ) 1
Trang 31Trái phiếu kỳ hạn không hưởng lãi (zero-coupon bond) là loại trái phiếu không trả
lãi định kỳ mà được bán với giá thấp hơn nhiều so với mệnh giá
Phương pháp định giá loại trái phiếu này cũng tương tự như cách định giá loại tráiphiếu kỳ hạn được hưởng lãi, chỉ khác ở chỗ lãi suất ở đây bằng không nên toàn bộ phầnlãi định kỳ bằng không Do vậy, giá cả của trái phiếu không hưởng lãi được định giá như
là mệnh giá khi trái phiếu đáo hạn
2.4 Định giá trái phiếu trả lãi nửa năm
Thông thường trái phiếu được trả lãi hàng năm một lần nhưng đôi khi cũng có
loại trái phiếu trả lãi bán niên, tức là trả lãi mỗi năm hai lần Kết quả là mô hình định giá
trái phiếu thông thường phải có một số thay đổi thích hợp để định giá trong trường hợpnày
n d
I
1(1 /2)1 (1 /2)
2/
2.5 Lợi suất đầu tư trái phiếu
+ Lợi suất đầu tư trái phiếu đáo hạn (Yield to maturity)
Giả sử bạn mua một trái phiếu có mệnh giá 1000$, thời hạn 14 năm và đượchưởng lãi suất hàng năm là 15% với giá là 1368,31$ Bạn giữ trái phiếu này cho đến khiđáo hạn, lợi suất đầu tư trái phiếu này là bao nhiêu? Để xác định lợi suất đầu tư khi tráiphiếu đáo hạn, chúng ta giải phương trình sau:
31 ,
1000 )
1 (
150
) 1 (
150 )
1 (
150
d d
+ Lợi suất đầu tư trái phiếu được thu hồi (Yield to call)
Đôi khi công ty phát hành trái phiếu có kèm theo điều khoản thu hồi (mua lại)trái phiếu trước hạn Điều này thường xảy ra nếu như công ty dự báo lãi suất sẽ giảm saukhi phát hành trái phiếu Khi ấy công ty sẽ thu hồi lại trái phiếu đã phát hành với lãi suấtcao và phát hành trái phiếu mới có lãi suất thấp hơn để thay thế và nhà đầu tư sẽ nhậnđược lợi suất cho đến khi trái phiếu được thu hồi (YTC) thay vì nhận lợi suất cho đến khitrái phiếu đáo hạn (YTM) Công thức tính lợi suất trái phiếu lúc thu hồi như sau:
c n
d d
P r
I r
I r
I
)1()1(
)1()1
để tìm lãi suất khi trái phiếu được thu hồi (rd = YTC)
3 Định giá cổ phiếu ưu đãi
Cổ phiếu ưu đãi là loại cổ phiếu mà công ty phát hành cam kết trả tỷ lệ cổ tức cốđịnh hàng năm và không có tuyên bố ngày đáo hạn Rõ ràng loại cổ phiếu này có nhữngtính chất giống như trái phiếu vĩnh cửu Do đó, mô hình định giá trái phiếu vĩnh cửu cóthể áp dụng để định giá cổ phiếu ưu đãi Giá cổ phiếu ưu đãi được xác định theo côngthức sau:
Trang 32Cổ phiếu thường là chứng chỉ chứng nhận đầu tư vào công ty cổ phần Người mua
cổ phiếu thường được chia lợi nhuận hàng năm từ kết quả hoạt động của công ty và được
sở hữu một phần giá trị công ty tương ứng với giá trị cổ phiếu họ đang nắm giữ
Khi định giá trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi chúng ta thấy giá trái phiếu và cổ phiếu
ưu đãi chính là giá trị hiện tại của dòng tiền thu nhập tạo ra cho nhà đầu tư
Tương tự, giá cổ phiếu thường cũng được xem như là giá trị hiện tại của dòng tiềnthu nhập tạo ra cho nhà đầu tư từ cổ phiếu thường Do đó, mô hình định giá cổ phiếuthường nói chung có dạng như sau:
1
)1()
1(
)1()1
e
t e
e
d r
d r
d r
d
Trong đó dt là cổ tức một cổ phiếu được chia ở thời kỳ t và re là tỷ suất lợi nhuậnđòi hỏi của nhà đầu tư Tuy nhiên mô hình này chỉ phù hợp với tình huống nhà đầu tưmua cổ phiếu và giữ mãi mãi để hưởng cổ tức Nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu và chỉ giữ
nó 2 năm sau đó bán lại với giá là P2, thì giá cổ phiếu sẽ là:
2 2
2 1
1
)1()1()1
P r
d r
4.2 Mô hình chiết khấu cổ tức
Mô hình chiết khấu cổ tức được thiết kế để tính giá trị lý thuyết (intrinsic value)
của cổ phiếu thường Mô hình này được sử dụng với giả định: (1) biết được động tháităng trưởng của cổ tức, và (2) biết trước tỷ suất chiết khấu
Liên quan đến động thái tăng trưởng cổ tức, chúng ta xem xét các trường hợp sau:
a) Trường hợp tốc độ tăng trưởng cổ tức không đổi:
Trong trường hợp này mô hình định giá cổ phiếu như sau:
)1(
)1(
)1()
1(
)1
2
2 0
1 0
e e
g d r
g d r
g d
Trong đó, d0 là cổ tức hiện tại của cổ phiếu và g là tốc độ tăng trưởng cổ tức
Do g < re và n -> ∞ nên suy ra: Pe = d1/(re – g)
b) Trường hợp tốc độ tăng trưởng cổ tức bằng không:
Đây chỉ là một trường hợp đặc biệt của mô hình tốc độ tăng trưởng cổ tức khôngđổi khi g = 0 Khi đó công thức trên có thể viết thành Pe = d1/re Mặc dù ít khi có cổphiếu nào có tốc độ tăng trưởng bằng 0 mãi nhưng với những cổ phiếu nào có cổ tức ổnđịnh và duy trì trong một thời gian dài thì có thể áp dụng để xác định gần đúng giá cổphiếu Cổ phiếu ưu đãi có thể xem như là loại cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng cổ tức bằngkhông
c) Trường hợp tốc độ tăng trưởng cổ tức thay đổi:
Trang 33Khi tốc độ tăng trưởng cổ tức g thay đổi qua từng giai đoạn thì công thức như sau:
(giả sử 5 năm đầu tăng trưởng với tỷ lệ g và các năm sau đó tăng trưởng với tỷ lệ g’):
5
1
0
)1(
)'1()
1(
)1(
g d
d) Hạn chế của mô hình chiết khấu cổ tức
Mô hình chiết khấu cổ tức có thể áp dụng để định giá cổ phiếu trong các trườnghợp tốc độ tăng trưởng cổ tức bằng 0, hoặc bằng g không đổi và ngay cả trong trườnghợp tốc độ tăng trưởng cổ tức thay đổi qua từng thời kỳ (tuy có phức tạp nhưng vẫn cóthể tính được) nhưng mô hình này không áp dụng được trong trường hợp công ty giữ lạitoàn bộ lợi nhuận cho tái đầu tư và không trả cổ tức cho cổ đông
4.3 Phương pháp định giá cổ phiếu theo tỷ số PE (Price-Earnings ratio)
Phương pháp này đưa ra cách tính giá cổ phiếu rất đơn giản bằng cách lấy lợinhuận kỳ vọng trên mỗi cổ phiếu nhân với tỷ số PE bình quân của ngành Ví dụ mộtcông ty kỳ vọng sẽ kiếm được lợi nhuận sau thuế trên mỗi cổ phiếu là 3$ trong năm tới
và tỷ số PE bình quân của ngành là 15 thì giá cổ phiếu sẽ là:
V = (Ln sau thuế kỳ vọng trên cổ phiếu) x (Tỷ số PE bình quân ngành)
V = 3$ x 15 = 45$
5 Tỷ suất sinh lời của cổ phiếu
5.1 Cổ phiếu ưu đãi
Nếu thay giá thị trường hiện tại (P0) cho giá trị lý thuyết (Pps) trong công thức tínhgiá trị lý thuyết của cổ phiếu ưu đãi chúng ta có được:
P0 = Dps/ rps
Trong đó Dp là cổ tức của cổ phiếu ưu đãi và rp là lợi suất đòi hỏi khi đầu tư cổphiếu ưu đãi Từ công thức cho phép chúng ta tìm được tỷ suất sinh lời của cổ phiếu ưuđãi là:
III NGUỒN TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP
1 Nguồn tài trợ dài hạn của doanh nghiệp
1.1 Cổ phiếu thường
a) Khái niệm và đặc điểm
* Khái niệm: Cổ phiếu thường là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp phápcủa người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần thường của tổ chức phát hành
Cổ phiếu thường có các đặc điểm như sau:
Trang 34+ Đây là loại chứng khoán vốn, tức là công ty huy động vốn chủ sở hữu.
+ Cổ phiếu thường không có thời gian đáo hạn hoàn trả vốn gốc
+ Cổ tức chi trả cho cổ đông phụ thuộc vào kết quả kinh doanh và chính sách cổtức của công ty
b) Các hình thức tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu thường
Việc phát hành thêm cổ phiếu mới nhằm huy động tăng vốn có thể thực hiện theocác hình thức sau:
+ Phát hành cổ phiếu mới với việc dành quyền ưu tiên mua cho các cổ đông hiệnhành
+ Phát hành cổ phiếu mới bằng việc chào bán cổ phiếu cho người thứ 3, là nhữngngười có quan hệ mật thiết với công ty như nhà cung cấp, khách hàng, nhà quản lý côngty…
+ Phát hành rộng rãi cổ phiếu mới ra công chúng
c) Những lợi thế khi huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu thường mới ra công chúng.
- Làm tăng vốn đầu tư dài hạn nhưng công ty không có nghĩa vụ bắt buộc phải trảlợi tức cố định như sử dụng vốn vay, dẫn đến giảm bớt nguy cơ phải tổ chức lại hoặc phásản công ty
- Cổ phiếu thường không quy định mức cổ tức cố định, mà nó phụ thuộc vào kếtquả kinh doanh, dẫn đến công ty không có nghĩa vụ pháp lý phải trả lợi tức cố định,đúng hạn
- Cổ phiếu thường không có thời gian đáo hạn vốn, nên công ty không phải hoàntrả vốn gốc theo kỳ hạn cố định, điều này giúp công ty chủ động sử dụng vốn linh hoạttrong kinh doanh không phải lo “gánh nặng” nợ nần
- Làm tăng hệ số vốn chủ sở hữu, tăng tỷ lệ đảm bảo nợ của công ty, tăng thêmkhả năng vay nợ và tăng mức độ tín nhiệm, giảm rủi ro tài chính
- Trong một số trường hợp, chẳng hạn khi công ty làm ăn phát đạt, lợi nhuận cao,
cổ phiếu thường dễ bán hơn so với cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu nên nhanh chóng hoànthành đợt phát hành huy động vốn
d) Những bất lợi khi phát hành cổ phiếu thường
- Chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát công ty cho các cổ đông mới, gây khó khăncho việc quản lý và điều hành kinh doanh của công ty
- Chia sẻ quyền phân chia thu nhập cao cho các cổ đông mới, gây bất lợi cho các
cổ đông cũ khi công ty có triển vọng kinh doanh tốt trong tương lai
- Chi phí phát hành cổ phiếu thường, nhìn chung cao hơn chi phí phát hành của cổphiếu ưu đãi và trái phiếu, do đầu tư vào có mức độ rủi ro cao hơn nhiều so với đầu tưvào các loại chứng khoán khác
- Lợi tức cổ phần thưòng không được trừ ra khi xác định thu nhập chịu thuế, dẫnđến chi phí sử dụng vốn cổ phiếu thường cao hơn nhiều so với chi phí sử dụng nợ vay
Ngoài ra, cần phải cân nhắc các yếu tố mang tính chất điều kiện như sau:
- Sự ổn định của doanh thu và lợi nhuận trong tương lai
- Tình hình tài chính hiện tại của công ty, đặc biệt là kết cấu nguồn vốn
Trang 35- Yêu cầu giữ nguyên quyền quản lý và kiểm soát công ty của cổ đông thường
- Chi phí phát hành cổ phiếu thường mới
1.2 Cổ phiếu ưu đãi
a) Khái niệm và đặc trưng của CFUĐ
- Khái niệm: CFUĐ là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người
sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành và đồng thời nó cho phépngười nắm giữ loại cổ phiếu này được hưởng một số quyền lợi ưu đãi hơn so với cổđông thường
- Đặc trưng chủ yếu:
+ Được quyền ưu tiên về cổ tức và thanh toán khi thanh lý công ty Chủ sở hữu
CFUĐ được hưởng một khoản lợi tức cố định, được xác định trước không phụ thuộc vàokết quả hoạt động của công ty Mặt khác, cổ đông ưu đãi được nhận cổ tức trước cổ đôngthường Ngoài ra, khi công ty bị giải thể hay thanh lý thì cổ đông ưu đãi được ưu tiênthanh toán giá trị cổ phiếu của họ trước các cổ đông thường
+ Sự tích luỹ cổ tức: Khi công ty gặp khó khăn trong kinh doanh, thì có thể hoãntrả cổ tức cho cổ đông ưu đãi Số cổ tức đó được tích luỹ lại và chuyển sang kỳ tiếp theo
+ Không được hưởng quyền bỏ phiếu: Cổ đông ưu đãi thường không có quyền bỏphiếu bầu hội đồng quản trị và quyết định các vấn đề quan trọng trong quản lý công ty
+ Cổ phiếu ưu đãi là chứng khoán vốn, xác nhận quyền sở hữu một phần công ty
cổ phần của nhà đầu tư
b) Những lợi thế khi phát hành cổ phiếu ưu đãi:
- Không bắt buộc phải trả lợi tức cố định đúng hạn Mặc dù phải trả lợi tức cốđịnh, nhưng công ty không có nghĩa vụ phải trả lợi tức đúng kì hạn, mà có thể hoãn trảsang kì sau Điều này cho phép công ty tránh khỏi nguy cơ phá sản khi hoạt động kinhdoanh đang gặp khó khăn, không có khả năng trả cổ tức đúng hạn
- Không bị chia sẻ quyền phân chia lợi nhuận cao cho cổ đông ưu đãi Vì công tychỉ phải trả cho CĐUĐ một khoản cổ tức cố định
- Tránh được việc chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát hoạt động kinh doanh chocác cổ đông ưu đãi
- Không phải cầm cố, thế chấp tài sản, cũng như lập quỹ thanh toán vốn gốc (nhưvới trái phiếu) , dẫn đến việc sử dụng CFUĐ có tính chất linh hoạt, mềm dẻo hơn so với
sử dụng trái phiếu dài hạn
c) Những mặt bất lợi:
- Lợi tức cổ phiếu ưu đãi cao hơn lợi tức trái phiếu do mức độ rủi ro của việc đầu
tư vào CFUĐ cao hơn so với đầu tư vào trái phiếu
- Lợi tức CFUĐ không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của Công ty dẫnđến chi phí sử dụng CFUĐ lớn hơn so với chi phí sử dụng trái phiếu
=> Do tính chất lưỡng tính của CFUĐ, tức là vừa giống cổ phiếu thường vừagiống trái phiếu, nên việc sử dụng CFUĐ sẽ là hợp lí trong bối cảnh nếu như việc sửdụng trái phiếu và cổ phiếu thường đều là bất lợi với công ty
1.3 Trái phiếu doanh nghiệp
Trang 36a) Khái niệm và đặc trưng chủ yếu của trái phiếu doanh nghiệp
* Khái niệm: Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp phápcủa người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành
* Đặc trưng chủ yếu:
- Người sở hữu trái phiếu là chủ nợ của DN: DN phát hành trái phiếu là người đivay, người mua trái phiếu DN chính là người cho DN vay vốn., là chủ nợ của DN (haycòn gọi là trái chủ)
- Chủ sở hữu trái phiếu không có quyền tham gia quản lý và điều hành hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp phát hành trái phiếu Trái chủ không có quyền ứng cử, bầu
cử vào Hội đồng quản trị, cũng như không được quyền bỏ phiếu, biểu quyết
- Trái phiếu có kỳ hạn nhất định: Trái phiếu có thời gian đáo hạn, khi đến hạn,doanh nghiệp phát hành trái phiếu có trách nhiệm hoàn trả cho trái chủ toàn bộ số vốngốc ban đầu
- Trái phiếu có lợi tức cố định: Nhìn chung lợi tức trái phiếu được xác định trước,không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp hàng năm
- Lợi tức trái phiếu được trừ ra khi xác định thu nhập chịu thuế của DN Nghĩa làtheo luật thuế thu nhập, tiền lãi là một yếu tố chi phí tài chính
* Các loại trái phiếu DN:
+ Dựa vào hình thức trái phiếu, chia ra: trái phiếu ghi danh và trái phiếu vô danh + Dựa vào lợi tức trái phiếu, chia ra trái phiếu có lãi suất cố định và trái phiếu có
lãi suất biến đổi
+ Dựa vào yêu cầu bảo đảm giá trị tiền vay khi phát hành, trái phiếu có thể chia ratrái phiếu bảo đảm và trái phiếu không bảo đảm
+ Dựa vào tính chất của trái phiếu có thể chia ra trái phiếu thông thường, tráiphiếu có thể chuyển đổi, và trái phiếu có phiếu mua cổ phiếu
+ Dựa vào mức độ rủi ro tín dụng của trái phiếu DN người ta có thể chia tráiphiếu DN thành các loại khác nhau thông qua việc đánh giá hệ số tín nhiệm
b) Những lợi thế khi huy động vốn bằng phát hành trái phiếu dài hạn
- Lợi tức trái phiếu được giới hạn (cố định) ở mức độ nhất định: Lợi tức trái phiếuđược xác định trước và cố định Trong điều kiện DN làm ăn có lãi, thì việc sử dụng tráiphiếu để huy động thêm vốn vay sẽ nâng cao tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu mà khôngphải chia sẻ quyền phân chia thu nhập cao cho trái chủ
- Chi phí phát hành trái phiếu thấp hơn so với cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi
Do trái phiếu hấp dẫn công chúng ở mức rủi ro thấp hơn cổ phiếu thường và cổ phiếu ưuđãi
- Chủ sở hữu DN không bị chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát DN cho các tráichủ
- Lợi tức trái phiếu được trừ vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNDN, đem lại
khoản lợi thuế và giảm chi phí sử dụng vốn vay
- Giúp DN chủ động điều chỉnh cơ cấu VKD một cách linh hoạt, đảm bảo việc sửdụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả
Trang 37c) Những mặt bất lợi
- Buộc phải trả lợi tức cố định đúng hạn: Điều này có thể gây căng thẳng về mặttài chính và dễ dẫn tới nguy cơ rủi ro tài chính trong trường hợp doanh thu và lợi nhuậncủa DN không ổn định
- Làm tăng hệ số nợ của DN: Điều này có thể nâng cao doanh lợi vốn chủ sở hữu
khi doanh nghiệp làm ăn có lãi; mặt khác, lại làm tăng nguy cơ rủi ro do gánh nặng nợnần lớn
- Phát hành trái phiếu là sử dụng nợ vay có kì hạn Điều này buộc doanh nghiệpphải lo việc hoàn trả tiền vay nợ gốc đúng hạn Nếu doanh nghiệp có doanh thu và lợinhuận dao động thất thường, việc sử dụng trái phiếu để tài trợ tăng vốn dài hạn dễ đưadoanh nghiệp tới nguy cơ mất khả năng thanh toán, dẫn đến bị phá sản
- Sử dụng trái phiếu dài hạn là việc sử dụng nợ trong thời gian dài, tác động của
nó tới DN mang tính 2 mặt Một mặt, nó đóng vai trò đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển củadoanh nghiệp; mặt khác, nó lại trở thành nguy cơ đe doạ sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp
Ngoài ra, để đi đến quyết định phát hành trái phiếu đáp ứng nhu cầu tăng vốn cầncân nhắc thêm các nhân tố chủ yếu sau:
- Mức độ ổn định của doanh thu và lợi nhuận trong tương lai: Nếu ổn định thìphát hành trái phiếu để huy động vốn là có cơ sở và hợp lý
- Hệ số nợ hiện tại của doanh nghiệp: Nếu hệ số nợ của DN còn ở mức thấp, thìviệc sử dụng trái phiếu là phù hợp và ngược lại
- Sự biến động của lãi suất thị trường trong tương lai: Nếu lãi suất thị trường có
xu hướng gia tăng trong tương lai thì việc sử dụng nợ trái phiếu để tăng vốn sẽ có lợi chodoanh nghiệp
- Yêu cầu giữ nguyên quyền kiểm soát doanh nghiệp của các chủ sở hữu hiện tại:
Nếu các cổ đông yêu cầu giữ nguyên quyền kiểm soát DN thì việc sử dụng trái phiếu làcần thiết
1.4 Vay dài hạn các tổ chức tín dụng
- Vay dài hạn ngân hàng là một nguồn vốn tín dụng quan trong trong sự phát triểncủa doanh nghiệp Trong quá trình hoạt động kinh doanh, do việc sử dụng vay nợ ngânhàng có thể mang lại lợi ích cho chủ sở hữu doanh nghiệp nên nhiều doanh nghiệp đã sửdụng vay nợ ngân hàng như một nguồn vốn thường xuyên của mình
- Vay vốn dài hạn ngân hàng thông thường được hiểu là vay vốn có thời gian trênmột năm Hoặc trong thực tế, người ta chia thành vay vốn trung hạn (từ 1 đến 3 năm),vay vốn dài hạn (thường tính trên 3 năm)
- Tùy theo tính chất và mục đích sử dụng, ngân hàng cũng có thể phân loại chovay thành: Cho vay đầu tư TSCĐ, cho vay đầu tư TSLĐ, cho vay để thực hiện dự án
- Nguồn vốn vay dài hạn ngân hàng có nhiều điểm lợi giống như trái phiếu kểtrên Tuy nhiên ngoài những điểm bất lợi giống như trái phiếu, thì vay dài hạn ngân hàngcòn có những hạn chế sau đây:
+ Điều kiện tín dụng: Các doanh nghiệp muốn vay tại các ngân hàng thương mại,cần đáp ứng được các yêu cầu đảm bảo an toàn tín dụng của ngân hàng Doanh nghiệpphải xuất trình hồ sơ vay vốn và các thông tin cần thiết mà ngân hàng yêu cầu Trên cơ
Trang 38sở dó ngân hàng phân tích hồ sơ xin vay vốn và đánh giá thông tin rồi ra quyết định cócho vay hay không.
+ Các điều kiện đảm bảo tiền vay: Khi doanh nghiệp xin vay vốn, nhìn chung cácngân hàng thường yêu cầu doanh nghiệp đi vay phải có tài sản đảm bảo tiền vay để thếchấp
+ Sự kiểm soất của ngân hàng: Khi một doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thì phảichịu sự kiểm soát của ngân hàng về mục đích vay vốn và tình hình sử dụng vốn
1.5 Thuê tài chính
* Khái niệm: Thuê tài chính là một phương thức tín dụng trung và dài hạn, theo
đó người cho thuê cam kết mua tài sản theo yêu cầu của người thuê và nắm giữ quyền sở
hữu đối với tài sản thuê Người thuê sử dụng tài sản và thành toán tiền thuê trong suốt
thời hạn đã được thoả thuận và không thể huỷ ngang hợp đồng trước thời hạn
* Đặc trưng chủ yếu của thuê tài chính:
- Thời hạn thuê thường kéo dài chiếm phần lớn thời gian sử dụng của tài sản
- Người thuê chịu trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa, bảo hành tài sản thuê
- Người thuê không được hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn
- Tổng số tiền thuê mà người đi thuê phải trả cho người cho thuê thường đủ bùđắp giá trị gốc của tài sản
- Kết thúc thời hạn thuê, Bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếptục thuê tài sản đó theo các thoả thuận trong hợp đồng thuê
2 Nguồn tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp
2.1 Tín dụng nhà cung cấp
Đây là một hình thức tài trợ quan trọng nhu cầu vốn lưu động ngắn hạn của doanhnghiệp; nó được hình thành khi doanh nghiệp mua hàng hoá dịch vụ từ nhà cung cấpsong chưa phải trả tiền ngay Vì vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng các tài sản mua được
từ nhà cung cấp như một nguồn vốn bổ sung để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động ngắnhạn của doanh nghiệp
* Đặc điểm của nguồn vốn tín dụng nhà cung cấp:
- Quy mô nguồn vốn tín dụng thương mại chỉ có giới hạn nhất định vì nó phụthuộc vào số lượng hàng hoá dịch vụ được mua chịu của nhà cung cấp
- Doanh nghiệp phải hoàn trả sau một thời hạn nhất định và thường là rất ngắn
- Nguồn tài trợ này không thể hiện rõ nét mức chi phí cho việc sử dụng vốn
* Ưu điểm: Việc sử dụng tín dụng thương mại có ưu điểm là đơn giản, tiện lợi
trong kinh doanh Tài trợ một phần nhu cầu vốn của doanh nghiệp
* Nhược điểm: Việc sử dụng tín dụng thương mại làm tăng hệ số nợ, tăng nguy
cơ rủi ro về thanh toán đối với doanh nghiệp, tăng nguy cơ phá sản doanh nghiệp
* Yêu cầu trong quản lý: Thường xuyên theo dõi chi tiết các khoản nợ nhà cung
cấp để chuẩn bị nguồn tiền đáp ứng nhu cầu thanh toán Tránh để mất uy tín do khôngtrả nợ đúng hạn
2.2 Vay ngắn hạn ngân hàng
Trang 39- Đây là nguồn tài trợ hết sức quan trọng đối với các DN hiện nay Đặc điểm củaviệc sử dụng vốn vay ngân hàng (tín dụng ngân hàng) là phải sử dụng đúng mục đích, cóhiệu quả, có vật tư bảo đảm, có thời hạn và phải trả lãi
- Các ngân hàng thương mại cho DN vay vốn ngắn hạn dưới các hình thức chủyếu là:
+ Cho vay từng lần
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng
+ Cho vay theo kế hoạch
- Đặc điểm:
+ Nguồn vốn vay này có giới hạn nhất định
+ Đây là nguồn vốn có thời gian đáo hạn
+ Doanh nghiệp phải trả lãi cho việc sử dụng nguồn vốn này
* Ưu điểm: Việc sử dụng nguồn vốn tín dụng ngân hàng để tài trợ nhu cầu vốn
lưu động của doanh nghiệp, nó có tác dụng giúp doanh nghiệp khắc phục khó khăn vềvốn
* Nhược điểm: Sử dụng nguồn vốn này làm tăng hệ số nợ của doanh nghiệp, làm
tăng rủi ro tài chính do bắt buộc phải trả lãi và hoàn trả nợ đúng hạn
2.3 Hối phiếu
- Khái niệm: Hối phiếu là giấy tờ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặccam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào mộtthời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng
- Hối phiếu gồm 2 loại:
+ Hối phiếu đòi nợ: Là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị kýphát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thờiđiểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng
+ Hối phiếu nhận nợ: Là giấy tờ có giá do người phát hành lập, cam kết thanhtoán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhấtđịnh trong tương lai cho người thụ hưởng
Hối phiếu là hình thức tài trợ rất quan trọng đối với doanh nghiệp Thể hiện khidoanh nghiệp có nhu cầu vốn trước thời gian đáo hạn hối phiếu, thì doanh nghiệp có thểthực hiện chuyển nhượng hoặc chiết khấu hối phiếu để nhận trước số tiền bán hàng đápứng nhu cầu vốn tạm thời của doanh nghiệp
2.4 Các nguồn khác
Ngoài các nguồn vốn trên, DN còn có thể sử dụng các khoản nợ khác để đáp ứngnhu cầu tạm thời về VLĐ của DN: các khoản nợ thuế, lệ phí chưa đến hạn nộp NSNN,các khoản nợ tiền lương, bảo hiểm xã hội đối với người lao động chưa tới kỳ trả; cáckhoản lợi tức cổ phần chưa phải trả cho cổ đông, khoản tiền đặt cọc của khách hàng v.v.Đây cũng là những nguồn tài trợ ngắn hạn mà DN có thể sử dụng được
IV CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN VÀ HỆ THỐNG ĐÒN BẨY
1 Chi phí sử dụng vốn
1.1 Khái niệm chi phí sử dụng vốn
Trang 40Chi phí sử dụng vốn là mức sinh lời đòi hỏi của thị trường đối với số vốn màdoanh nghiệp huy động để thực hiện dự án đầu tư nhất định.
Đứng ở góc độ doanh nghiệp, thì chi phí sử dụng vốn là mức doanh lợi tối thiểucần phải đạt được về khoản đầu để giữ được mức thu nhập hiện hành của chủ sở hữukhông đổi
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn
Có nhiều nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn của doanhnghiệp
* Nhóm nhân tố khách quan:
- Lãi suất thị trường:
- Chính sách thuế thu nhập: Do lãi vay được tính vào chi phí làm giảm trừ khoảnthu nhập chịu thuế, dẫn đến giảm số thuế thu nhập Vì vậy, lãi vay đưa lại khoản lợithuế, nếu thuế suất cao khoản lợi thuế lớn làm giảm chi phí sử dụng vốn vay và ngượclại
* Nhóm nhân tố chủ quan:
- Chính sách đầu tư: Nếu công ty thực hiện chính sách đầu tư vào những tài sản cómức độ rủi ro cao thì tỷ suất sinh lời đòi hỏi của các nhà đầu tư cũng cao và ngược lại
Do đó, cũng làm cho chi phí sử dụng vốn thay đổi
- Chính sách tài trợ: Khi doanh nghiệp huy động vốn vay nhiều sẽ làm tăng rủi rotài chính đối với khoản vốn của các nhà đầu tư, điều đó kéo theo sự gia tăng chi phí sửdụng vốn của doanh nghiệp
- Chính sách cổ tức: Chính sách cổ tức của công ty quyết định quy mô lợi nhuậntái đầu tư nhiều hay ít Nếu tái đầu tư nhiều, doanh nghiệp hạn chế phải huy động vốn từbên ngoài có chi phí sử dụng vốn cao hơn
1.3 Chi phí sử dụng vốn của từng nguồn tài trợ
(1) Chi phí sử dụng vốn vay
Một trong những đặc trưng của vốn vay là tiền lãi phải trả được trừ ra trước khitính thuế thu nhập Do đó khi xác định chi phí sử dụng vốn vay phải chia ra 2 trường hợp
là chi phí sử dụng vốn vay trước và sau khi tính thuế thu nhập
a) Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế
Chi phí sử dụng vốn vay được định nghĩa như là tỷ suất lợi nhuận tối thiểu phảithu được do đầu tư bằng nợ vay để giữ không thay đổi số lợi nhuận cho chủ doanhnghiệp
(a)Chú ý: Từ (a) ta có: