1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá Luận Xử Lý Hành Vi Giả Mạo Nhãn Hiệu Hàng Hóa, Chỉ Dẫn Địa Lý Bằng Biện Pháp Dân Sự Theo Pháp Luật Việt Nam.doc

152 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xử Lý Hành Vi Giả Mạo Nhãn Hiệu Hàng Hóa, Chỉ Dẫn Địa Lý Bằng Biện Pháp Dân Sự Theo Pháp Luật Việt Nam
Tác giả Trần Thị Thu Thủy
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Phương Thảo
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Dân Sự
Thể loại khóa luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 152
Dung lượng 25,98 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (9)
  • 2. Tình hình nghiên cứu (11)
  • 3. Mục đích nghiên cứu (0)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (16)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (17)
  • 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của công trình (17)
  • 7. Bố cục khóa luận (0)
  • CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XỬ LÝ HÀNH VI GIẢ MẠO NHÃN HIỆU HÀNG HÓA, CHỈ DẪN ĐỊA LÝ BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ (19)
    • 1.1. Một số vấn đề lý luận về xử lý hành vi giả mạo nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý bằng biện pháp dân sự (19)
      • 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý (19)
      • 1.1.2. Khái niệm hành vi giả mạo nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý (25)
      • 1.1.3. Khái niệm xử lý hành vi giả mạo nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý bằng biện pháp dân (29)
    • 1.2. Quy định của pháp luật quốc tế về xử lý hành vi giả mạo nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý bằng biện pháp dân sự (30)
    • 1.3. Ý nghĩa của việc xử lý hành vi giả mạo nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý bằng biện pháp dân sự (36)
  • CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XỬ LÝ HÀNH (39)
    • 2.1. Biện pháp buộc chấm dứt hành vi xâm phạm (39)
    • 2.2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai (43)
    • 2.3. Biện pháp buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự (46)
    • 2.4. Biện pháp buộc bồi thường thiệt hại (47)
    • 2.5. Biện pháp buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại (58)
    • 2.6. Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời (0)

Nội dung

Tình hình nghiên cứu

Tại Việt Nam, sau khi Luật SHTT ra đời vào năm 2005, chuyển từ hệ thống văn bản pháp luật đơn hành thành một đạo luật chuyên ngành thống nhất đã đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử xây dựng, phát triển và hoàn thiện pháp luật SHTT Vấn đề về xử lý hành vi giả mạo NHHH, CDĐL đã nhận được sự quan tâm của nhiều học giả, nhà nghiên cứu Vấn đề này được khai thác ở nhiều khía cạnh, có những đề tài tiếp cận trực tiếp vấn đề, những đề tài khác tiếp cận gián tiếp với nội dung tương đối rộng, có thể liệt kê một số công trình tiêu biểu như:

Giáo trình Luật SHTT (tái bản, có sửa chữa, bổ sung), xuất bản năm 2019 của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (NXB Hồng Đức - Hội Luật giaViệt Nam) có các nội dung cơ bản về khái niệm, đặc điểm nhãn hiệu, CDĐL tại các

Chương 5 và 6 Trong Chương 8 về bảo vệ quyền SHTT, nội dung của giáo trình đã đi sâu phân tích các quy định của Luật SHTT về các hành vi xâm phạm nhãn hiệu, CDĐL kết hợp bình luận, đánh giá qua một số bản án, quyết định có liên quan Các biện pháp dân sự đã được đưa ra phân tích trên cơ sở các quy định của Luật SHTT và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó biện pháp bồi thường thiệt hại được phân tích cụ thể và có sự tham khảo kinh nghiệm pháp luật của các quốc gia khác. Tuy nhiên các nội dung có liên quan trong các cam kết quốc tế chưa được đề cập và khai thác Mặt khác, khóa luận đi sâu nghiên cứu các vấn đề về xử lý hành vi giả mạo NHHH, CDĐL bằng biện pháp dân sự nên các nội dung sẽ tập trung khoanh vùng đối với hành vi giả mạo NHHH, CDĐL và bình luận, đánh giá các bản án, quyết định có liên quan Nội dung này trong giáo trình chưa được trình bày cụ thể.

Trong năm 2019, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tái bản lần thứ nhất, có sửa đổi, bổ sung Sách tình huống (Bình luận bản án) Luật

SHTT Việt Nam (NXB Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam) Đây là một công trình công phu khi có sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn thông qua tiếp cận các tình huống thực tiễn là bản án, quyết định của Tòa án được bình luận trong từng chủ đề nhằm minh họa và làm rõ hơn các vấn đề lý luận được nêu trong Giáo trình Luật

SHTT 4 Trong đó các bản án về hành vi xâm phạm nhãn hiệu được đưa ra phân tích, bình luận cùng một số biện pháp dân sự Qua đó cung cấp một cách nhìn tổng quan về thực tiễn xét xử của Tòa án đối với các đối tượng quyền SHTT Việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến CDĐL bằng biện pháp dân sự trên thực tế tại Việt Nam vẫn còn hạn chế nên trong công trình này không có sự đề cập đến Sách tình huống

(Bình luận bản án) Luật SHTT Việt Nam có giá trị cao để nghiên cứu và góp phần chỉ ra những điểm bất cập để tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành.

Ngoài ra, tác giả Hà Thị Nguyệt Thu trong công trình Hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu ở Việt Nam, (Luận án

Tiến sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2017) đã đề cập một cách tổng quan và chi tiết vấn đề hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu ở Việt Nam Trong đó các nội dung liên quan đến xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu được đem ra mổ xẻ tương đối

4 Sách tình huống (Bình luận bản án) Luật SHTT Việt Nam (tái bản lần thứ nhất, có sửa đổi, bổ sung)

(NXB.Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam) được trình bày thành các chương, mục tương ứng với các chương,mục trong Giáo trình Luật SHTT (tái bản, có sửa chữa, bổ sung) xuất bản năm 2019 của Trường Đại họcLuật Thành phố Hồ Chí Minh. chi tiết với hệ thống lý luận và thực tiễn của pháp luật Việt Nam, một số nước trên thế giới và các cam kết quốc tế như TPP, EVFTA Từ đó đưa ra các quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Tuy nhiên đối tượng nghiên cứu chính của đề tài này là vấn đề hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu nên đối tượng CDĐL không nằm trong phạm vi nghiên cứu.

Công trình nghiên cứu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn thương mại theo pháp luật Việt Nam (Luận văn Thạc sĩ,

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017) của tác giả Nguyễn Phương Thảo là một công trình có giá trị tham khảo lớn đối với khóa luận khi đã đề cập đến biện pháp buộc bồi thường thiệt hại - một trong những biện pháp dân sự. Trong công trình bên cạnh những vấn đề đã được giải quyết, tác giả đã nêu ra các hạn chế còn tồn tại như chưa thể nghiên cứu thấu đáo và đưa ra cách xác định thiệt hại cụ thể (tổn thất về tài sản, thu nhập, lợi nhuận bị giảm sút ) mà chỉ dừng lại ở góc độ lý luận làm rõ quy định pháp luật và nêu ra phương pháp vận dụng Công trình trên cũng có đưa ra các đề xuất nghiên cứu tiếp theo như trong tương lai cần nghiên cứu xây dựng hệ thống Tòa chuyên trách trong lĩnh vực SHTT để các tranh chấp được giải quyết đúng đắn và thuyết phục hơn hay hành vi xâm phạm chỉ dẫn thương mại vẫn có thể gây ra thiệt hại về tinh thần như tổn thất về danh tiếng, uy tín của chủ thể quyền SHTT Những hạn chế còn tồn tại và các đề xuất nghiên cứu tiếp theo của công trình này có liên quan đến nội dung của khóa luận nên đây có thể được xem là những gợi ý hay để khóa luận khai thác, nghiên cứu.

Hai công trình có nội dung tương đối gần gũi với khóa luận này lần lượt là

Thực thi quyền SHTT bằng biện pháp dân sự tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

(Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2005) của tác giả Nguyễn Hoàng Ân và Thực thi quyền SHCN đối với nhãn hiệu hàng hóa bằng biện pháp dân sự - Thực trạng và giải pháp (Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2005) của tác giả Lê Thị Bích Chi Hai công trình đã đưa ra các khái niệm, phân tích các nội dung về xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp dân sự nhưng không có sự tiếp cận trực tiếp các vấn đề về xử lý hành vi giả mạo NHHH, CDĐL Ngoài ra, hai công trình này được thực hiện trước khi Việt Nam gia nhập WTO và tham gia, ký kết nhiều điều ước quốc tế, đặc biệt là các FTA thế hệ mới đồng thời Luật SHTT Việt Nam cũng đã trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung nên nhiều nội dung có tính mới chưa được đưa ra khai thác trong hai đề tài này.

Liên quan đến xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT bằng các biện pháp dân sự còn có các bài viết “Những vướng mắc khi giải quyết tranh chấp về quyền SHTT bằng biện pháp dân sự tại Tòa án” (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 5, năm 2020) của tác giả Vũ Thị Hồng Yến, “Bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự” (Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 1(286), năm 2016) của tác giả Nguyễn Xuân Quang, “Xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với CDĐL bằng biện pháp dân sự” (Tạp chí Khoa học Kiểm sát, số 04, năm 2014) của tác giả Nguyễn Thị Phương Hải Các bài viết này đã ít nhiều nêu ra các bất cập về các quy định liên quan đến xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp dân sự trong pháp luật Việt Nam.

Vì dung lượng của các bài viết trên còn hạn chế nên các nội dung được đưa ra phân tích chưa hoàn toàn bao quát hết các vấn đề.

Giả mạo NHHH, CDĐL là một vấn đề đã tồn tại từ lâu tại nhiều quốc gia trên thế giới nên vấn đề về xử lý các hành vi này đã được nhiều công trình nghiên cứu khai thác Một số công trình tiêu biểu của nước ngoài có liên quan đến khóa luận như: Cuốn sách A Casebook on the Enforcement of Intellectual Property Rights được biên soạn bởi L.T.C Harms theo yêu cầu của WIPO tái bản lần thứ 4 năm

Phương pháp nghiên cứu

Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu, khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với từng nhiệm vụ đã nêu ra, cụ thể:

+ Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Marx-Lenin cùng với chủ trương, đường lối hoạch định chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam định hướng việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật SHTT nói riêng.

+ Phương pháp phân tích: nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý luận về xử lý hành vi giả mạo NHHH, CDĐL kết hợp cùng việc phân tích các định pháp luật để từ đó làm rõ các nội dung liên quan đến đề tài và đưa ra những khái niệm, kết luận và các kiến nghị.

+ Phương pháp so sánh: thông qua việc nghiên cứu các văn kiện pháp lý quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia và pháp luật nước ngoài liên quan đến vấn đề nghiên cứu, tác giả đối chiếu, so sánh với quy định của pháp luật Việt Nam để đưa ra những đánh giá, kinh nghiệm có thể tham khảo.

+Phương pháp nghiên cứu vụ việc, bình luận án: bình luận kết hợp phân tích các bản án, quyết định của Tòa án và các vụ việc thực tiễn liên quan đến xử lý hành vi giả mạo NHHH, CDĐL Thông qua đó đưa ra những đánh giá khách quan về việc áp dụng pháp luật, những bất cập đang còn tồn tại trong thực tiễn.

+Phương pháp tổng hợp: sau khi đã phân tích, so sánh, đánh giá và hệ thống các lý thuyết, thực tiễn thì sẽ tiến hành tổng hợp Từ đó có cơ sở để nêu ra các kiến nghị, giải pháp có thể áp dụng trong thực tiễn.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của công trình

Trên cơ sở phân tích khoa học, kết hợp với lý luận và thực tiễn của Việt Nam, khoá luận mang những ý nghĩa lý luận và thực tiễn sau:

Về lý luận: Khóa luận có đóng góp nhất định về mặt lý luận trong lĩnh vực

SHTT, cụ thể về các nội dung có liên quan đến đối tượng quyền SHCN như NHHH, CDĐL.

Về thực tiễn: Bên cạnh lý luận thì không thể tách rời khỏi việc áp dụng trong thực tiễn Với những mục đích được đặt ra và giải quyết trong hai chương của khóa luận, tác giả mong rằng đề tài có thể góp phần làm sáng tỏ những vấn đề về xử lý hành vi giả mạo NHHH, CDĐL bằng biện pháp dân sự Khóa luận này được thực hiện trong giai đoạn Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT đã được đưa ra lấy ý kiến và đang trong quá trình ghi nhận, phản biện các ý kiến góp ý.

Do đó, những nội dung được đưa ra phân tích, kiến nghị gần với thực tiễn trong tình hình mới, có giá trị tham khảo Tuy vậy, những nội dung trên đây chỉ giới hạn trong khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật nên ắt hẳn còn nhiều khiếm khuyết, hạn chế và có nhiều mặt của vấn đề chưa được đưa ra mổ xẻ, đây có thể là tiền đề để những người nghiên cứu chung vấn đề có thể tiếp tục phát triển, nghiên cứu.

Ngoài các nội dung trong phần Mục lục, Lời nói đầu, Danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận này được chia thành 2 chương:

Chương I Những vấn đề chung về xử lý hành vi giả mạo nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý bằng biện pháp dân sự

Chương II Thực trạng pháp luật Việt Nam về xử lý hành vi giả mạo nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý bằng biện pháp dân sự

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XỬ LÝ HÀNH VI GIẢ MẠO NHÃN HIỆU HÀNG HÓA, CHỈ DẪN ĐỊA LÝ BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ

1.1 Một số vấn đề lý luận về xử lý hành vi giả mạo nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý bằng biện pháp dân sự

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý a Khái niệm, đặc điểm nhãn hiệu hàng hóa

Người tiêu dùng nhận biết các sản phẩm hàng hóa không những thông qua hình dáng sản phẩm, màu sắc, nhãn mà còn dựa vào các dấu hiệu trên nhãn hiệu. Với nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển đặc biệt trong thời đại kỷ nguyên số, các doanh nghiệp không ngừng tìm ra cách thức làm cho sản phẩm của mình trở nên khác biệt nhằm thu hút khách hàng Nhãn hiệu là một trong những công cụ được hệ thống pháp luật về quyền SHTT tạo ra nhằm giúp chủ sở hữu quyền có những độc quyền Điều này cho phép các doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt giữa sản phẩm của họ so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh Hơn thế nữa, sự đầu tư của doanh nghiệp để tạo dựng một nhãn hiệu riêng còn tạo ra một tài sản kinh doanh có giá trị.

Nhãn hiệu được bảo hộ cho cả đối tượng hàng hóa và dịch vụ Tiếp cận dưới góc độ những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin: “Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán Hàng hóa có thể ở dạng vật thể (hữu hình) hoặc ở dạng phi vật thể (dịch vụ vô hình)” 5 Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này sẽ tập trung đối tượng hàng hóa tồn tại dưới dạng vật thể và các vấn đề liên quan đến NHHH. NHHH là nhãn hiệu gắn vào sản phẩm, bao bì sản phẩm để phân biệt sản phẩm cùng loại của các cơ sở sản xuất khác nhau NHHH là một dạng phân loại của nhãn hiệu căn cứ vào sản phẩm mang nhãn hiệu nên có đầy đủ các đặc điểm của một nhãn hiệu.

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau 6 Không có một định nghĩa nào theo luật định nhằm giải thích nghĩa của thuật ngữ “dấu hiệu” 7 Nếu tiếp cận khái niệm nhãn hiệu theo hướng đơn thuần thì bất cứ dấu hiệu nào nếu có chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân thì đều được xem là nhãn hiệu Tuy nhiên, dấu hiệu đó có được

5Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mac-Lênin, NXB. Chính trị Quốc gia, tr 189.

7Lionel Bently and Brad Sherman (2009), Intellectual Property Law (third edition), Oxford University Press, p 806. bảo hộ dưới dạng là nhãn hiệu hay không thì phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 72 Luật SHTT với hai điều kiện: thứ nhất là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc và thứ hai là có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp không có khả năng phân biệt theo quy định của Luật SHTT 8 Tuy đều thuộc đối tượng quyền SHCN, nhưng các điều kiện về tính mới, tính sáng tạo hay trình độ sáng tạo cũng như khả năng áp dụng công nghiệp không được quy định đối với nhãn hiệu như trường hợp của sáng chế và kiểu dáng công nghiệp Bởi lẽ chức năng chính của nhãn hiệu là dùng để phân biệt dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau nên không đòi hỏi phải có các điều kiện trên.

Quyền SHTT phát triển là động lực tạo ra công nghệ mới, sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao 9 Ở góc độ toàn cầu và cả ở góc độ quốc gia, việc bảo hộ quyền

SHTT ngày càng trở nên quan trọng 10 Quyền SHCN đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Chương VIII Luật SHTT hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên Đây chính là cơ sở pháp lý để từ đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể thực hiện các biện pháp bảo vệ khi có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu xảy ra trên thực tế 11 Quyền SHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký 12 Văn bằng bảo hộ có hiệu lực

9Keith E Maskus (2000), Intellectual Property Rights in the global economy, Institute for International Economics, Washington DC, p 28

10 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, NXB Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam.

11 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Sách tình huống (bình luận bản án) Luật

Nam (tác bản lần thứ nhất, có sửa đổi, bổ sung), NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr 10.

12 Để trở thành nhãn hiệu nổi tiếng thì phải đáp ứng các tiêu chí được xem xét tại Điều 75 Luật SHTT Nhãn hiệu nổi tiếng thường mang lại nhiều lợi thế cho chủ sở hữu nhãn hiệu và điều này khiến cho đối thủ cạnh tranh dễ lợi dụng nhãn hiệu để thu lợi bất hợp pháp.

Nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ đối với hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự, không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đối với chủ sở hữu nhãn hiệu Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, phạm vi bảo hộ bao gồm tất cả các loại sản phẩm, dịch vụ trên thị trường (Xem thêm Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và trên toàn lãnh thổ Việt Nam Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

Việc bảo hộ nhãn hiệu của pháp luật Việt Nam theo quan điểm của Hiệp hội nhãn hiệu quốc tế (INTA) là bảo hộ nhãn hiệu truyền thống (conventional trademark) và tuân thủ nghĩa vụ tối thiểu được ghi nhận tại Điều 15 của Hiệp định TRIPS Tuy nhiên, ngoài những dấu hiệu truyền thống có thể nhìn thấy được thì tại nhiều nước trên thế giới hiện nay còn bảo hộ các nhãn hiệu phi truyền thống (non- conventional trademark) với các dấu hiệu nghe thấy được (âm thanh, ví dụ, tiếng chuông điện thoại mặc định của hãng NOKIA) hoặc dấu hiệu khứu giác (mùi, ví dụ, nước hoa, mùi Play-Doh cho các hợp chất mô hình đồ chơi) Việt Nam đã tham gia ký kết Hiệp định CPTPP 13 và đã có sự đề cập vấn đề này tại Điều 18.18 về loại dấu hiệu có thể đăng ký làm nhãn hiệu, cụ thể: “không Bên nào được từ chối đăng ký một nhãn hiệu chỉ với lý do rằng dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu đó là âm thanh. Thêm vào đó, mỗi Bên phải nỗ lực hết sức để đăng ký nhãn hiệu mùi.” Việt Nam hiện đang nỗ lực để thực hiện các cam kết nêu trên, trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT năm 2020 đã liệt kê thêm “dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa” vào các dấu hiệu đã có Nội dung bổ sung mới này sẽ đặt ra nhiều thử thách trong quá trình bảo hộ và thực thi quyền SHTT tại Việt Nam đặc biệt là trong việc xác định và xử lý các hành vi xâm phạm.

Quyền SHCN đối với NHHH mang lại giá trị cho chính tổ chức, cá nhân sở hữu chúng nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung Nếu xem thị trường như một chiếc bánh thì các doanh nghiệp đều mong muốn sở hữu riêng cho mình một miếng bánh thị phần và đưa ra những chiến lược hữu hiệu tăng miếng bánh đó Để được vậy, mỗi doanh nghiệp đã không ngừng xây dựng hình ảnh, uy tín về các sản phẩm của công ty trong mắt người tiêu dùng, khi đó nhãn hiệu được biết đến là một công cụ quảng cáo, tiếp thị hiệu quả Thông qua đó tạo động lực cho các doanh nghiệp đầu tư vào việc duy trì hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm bảo đảm rằng sản phẩm mang nhãn hiệu có uy tín tốt Như vậy, nhãn hiệu đã giúp cho doanh nghiệp

Nguyễn Hồ Bích Hằng (2007), Luật Dân sự Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 185.)

13 Ngày 12/11/2018, Quốc hội đã phê chuẩn Hiệp định CPTPP theo Nghị quyết số 72/2018/QH14 Theo Mục

2 Phụ lục 3 Nghị quyết số 72/2018/QH14, Luật SHTT phải được sửa đổi để thực hiện một số nghĩa vụ về SHTT trong Hiệp định CPTPP Trong số này, một số nghĩa vụ phải thực hiện ngay từ khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực và một số nghĩa vụ có thời gian chuyển tiếp là 3 hoặc 5 năm. phân biệt sản phẩm của họ với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh Ngoài ra, một nhãn hiệu còn có thể sử dụng để thế chấp vay vốn từ các tổ chức tín dụng Bên cạnh đó không thể phủ nhận chức năng tạo ra nguồn thu cho doanh nghiệp từ phí chuyển giao và là cơ sở của thỏa thuận chuyển giao đặc quyền kinh doanh Hơn thế nữa, nhãn hiệu là một tài sản kinh doanh có giá trị của hầu hết các công ty Vì vậy, các doanh nghiệp hiện nay đã chú trọng hơn trong việc bảo vệ và khai thác những giá trị do nhãn hiệu mang lại Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, “bên cạnh những giá trị vật lý mà một sản phẩm cụ thể cung cấp cho khách hàng mục tiêu, nhãn hiệu được đính lên để đưa sản phẩm vào quá trình lưu thông sẽ góp thêm vào sản phẩm một giá trị tâm lý gồm ba thành tố: mức độ nhận biết về nhãn hiệu (brand awareness), chất lượng cảm thụ của nhãn hiệu (brand perceived quality) và các ấn tượng liên kết với nhãn hiệu (brand associations) 14 Như vậy, nếu khách hàng hài lòng với một sản phẩm cụ thể rất có khả năng lại mua hoặc sử dụng sản phẩm đó trong tương lai và sự phân biệt được một cách dễ dàng giữa các sản phẩm trùng hoặc tương tự rất quan trọng Do đó, có thể thấy chức năng chính của nhãn hiệu là giúp khách hàng nhận ra sản phẩm của một doanh nghiệp cụ thể nhằm phân biệt chúng với các sản phẩm trùng hoặc tương tự do các đối thủ cạnh tranh cung cấp. b Khái niệm, đặc điểm chỉ dẫn địa lý

Vải thiều Lục Ngạn, cà phê nhân Buôn Ma Thuột, cua biển Bến Tre, cùng hơn một trăm CDĐL khác đang được bảo hộ tại Việt Nam Bên cạnh những sản phẩm của Việt Nam thì nhiều sản phẩm nổi tiếng của một số quốc gia trên thế giới cũng được bảo hộ CDĐL tại Việt Nam.

Dưới góc độ pháp luật quốc tế, thuật ngữ “CDĐL” lần đầu tiên được ghi nhận chính thức trong Hiệp định TRIPS, theo đó “CDĐL là những chỉ dẫn về hàng hóa được bắt nguồn từ lãnh thổ của một quốc gia thành viên hoặc từ khu vực hay địa lý của lãnh thổ đó có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định” 15 Trước đó, các dấu hiệu địa lý này được biết đến dưới tên gọi Chỉ dẫn nguồn gốc (Indication of Source) trong Công ước Paris và Tên gọi xuất xứ (Appellations of Origin) trong Hiệp định Lisbon về bảo hộ tên gọi xuất xứ và đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ 16 CDĐL và tên gọi xuất xứ hàng hóa là hai đối tượng được hệ thống pháp luật châu Âu quy định riêng biệt Theo quan điểm của

14 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), tlđd (10), tr 267.

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XỬ LÝ HÀNH VI GIẢ MẠO NHÃN HIỆU HÀNG HÓA, CHỈ DẪN ĐỊA LÝ BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ

Một số vấn đề lý luận về xử lý hành vi giả mạo nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý bằng biện pháp dân sự

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý a Khái niệm, đặc điểm nhãn hiệu hàng hóa

Người tiêu dùng nhận biết các sản phẩm hàng hóa không những thông qua hình dáng sản phẩm, màu sắc, nhãn mà còn dựa vào các dấu hiệu trên nhãn hiệu. Với nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển đặc biệt trong thời đại kỷ nguyên số, các doanh nghiệp không ngừng tìm ra cách thức làm cho sản phẩm của mình trở nên khác biệt nhằm thu hút khách hàng Nhãn hiệu là một trong những công cụ được hệ thống pháp luật về quyền SHTT tạo ra nhằm giúp chủ sở hữu quyền có những độc quyền Điều này cho phép các doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt giữa sản phẩm của họ so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh Hơn thế nữa, sự đầu tư của doanh nghiệp để tạo dựng một nhãn hiệu riêng còn tạo ra một tài sản kinh doanh có giá trị.

Nhãn hiệu được bảo hộ cho cả đối tượng hàng hóa và dịch vụ Tiếp cận dưới góc độ những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin: “Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán Hàng hóa có thể ở dạng vật thể (hữu hình) hoặc ở dạng phi vật thể (dịch vụ vô hình)” 5 Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này sẽ tập trung đối tượng hàng hóa tồn tại dưới dạng vật thể và các vấn đề liên quan đến NHHH. NHHH là nhãn hiệu gắn vào sản phẩm, bao bì sản phẩm để phân biệt sản phẩm cùng loại của các cơ sở sản xuất khác nhau NHHH là một dạng phân loại của nhãn hiệu căn cứ vào sản phẩm mang nhãn hiệu nên có đầy đủ các đặc điểm của một nhãn hiệu.

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau 6 Không có một định nghĩa nào theo luật định nhằm giải thích nghĩa của thuật ngữ “dấu hiệu” 7 Nếu tiếp cận khái niệm nhãn hiệu theo hướng đơn thuần thì bất cứ dấu hiệu nào nếu có chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân thì đều được xem là nhãn hiệu Tuy nhiên, dấu hiệu đó có được

5Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mac-Lênin, NXB. Chính trị Quốc gia, tr 189.

7Lionel Bently and Brad Sherman (2009), Intellectual Property Law (third edition), Oxford University Press, p 806. bảo hộ dưới dạng là nhãn hiệu hay không thì phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 72 Luật SHTT với hai điều kiện: thứ nhất là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc và thứ hai là có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp không có khả năng phân biệt theo quy định của Luật SHTT 8 Tuy đều thuộc đối tượng quyền SHCN, nhưng các điều kiện về tính mới, tính sáng tạo hay trình độ sáng tạo cũng như khả năng áp dụng công nghiệp không được quy định đối với nhãn hiệu như trường hợp của sáng chế và kiểu dáng công nghiệp Bởi lẽ chức năng chính của nhãn hiệu là dùng để phân biệt dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau nên không đòi hỏi phải có các điều kiện trên.

Quyền SHTT phát triển là động lực tạo ra công nghệ mới, sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao 9 Ở góc độ toàn cầu và cả ở góc độ quốc gia, việc bảo hộ quyền

SHTT ngày càng trở nên quan trọng 10 Quyền SHCN đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Chương VIII Luật SHTT hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên Đây chính là cơ sở pháp lý để từ đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể thực hiện các biện pháp bảo vệ khi có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu xảy ra trên thực tế 11 Quyền SHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký 12 Văn bằng bảo hộ có hiệu lực

9Keith E Maskus (2000), Intellectual Property Rights in the global economy, Institute for International Economics, Washington DC, p 28

10 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, NXB Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam.

11 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Sách tình huống (bình luận bản án) Luật

Nam (tác bản lần thứ nhất, có sửa đổi, bổ sung), NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr 10.

12 Để trở thành nhãn hiệu nổi tiếng thì phải đáp ứng các tiêu chí được xem xét tại Điều 75 Luật SHTT Nhãn hiệu nổi tiếng thường mang lại nhiều lợi thế cho chủ sở hữu nhãn hiệu và điều này khiến cho đối thủ cạnh tranh dễ lợi dụng nhãn hiệu để thu lợi bất hợp pháp.

Nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ đối với hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự, không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đối với chủ sở hữu nhãn hiệu Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, phạm vi bảo hộ bao gồm tất cả các loại sản phẩm, dịch vụ trên thị trường (Xem thêm Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và trên toàn lãnh thổ Việt Nam Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

Việc bảo hộ nhãn hiệu của pháp luật Việt Nam theo quan điểm của Hiệp hội nhãn hiệu quốc tế (INTA) là bảo hộ nhãn hiệu truyền thống (conventional trademark) và tuân thủ nghĩa vụ tối thiểu được ghi nhận tại Điều 15 của Hiệp định TRIPS Tuy nhiên, ngoài những dấu hiệu truyền thống có thể nhìn thấy được thì tại nhiều nước trên thế giới hiện nay còn bảo hộ các nhãn hiệu phi truyền thống (non- conventional trademark) với các dấu hiệu nghe thấy được (âm thanh, ví dụ, tiếng chuông điện thoại mặc định của hãng NOKIA) hoặc dấu hiệu khứu giác (mùi, ví dụ, nước hoa, mùi Play-Doh cho các hợp chất mô hình đồ chơi) Việt Nam đã tham gia ký kết Hiệp định CPTPP 13 và đã có sự đề cập vấn đề này tại Điều 18.18 về loại dấu hiệu có thể đăng ký làm nhãn hiệu, cụ thể: “không Bên nào được từ chối đăng ký một nhãn hiệu chỉ với lý do rằng dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu đó là âm thanh. Thêm vào đó, mỗi Bên phải nỗ lực hết sức để đăng ký nhãn hiệu mùi.” Việt Nam hiện đang nỗ lực để thực hiện các cam kết nêu trên, trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT năm 2020 đã liệt kê thêm “dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa” vào các dấu hiệu đã có Nội dung bổ sung mới này sẽ đặt ra nhiều thử thách trong quá trình bảo hộ và thực thi quyền SHTT tại Việt Nam đặc biệt là trong việc xác định và xử lý các hành vi xâm phạm.

Quyền SHCN đối với NHHH mang lại giá trị cho chính tổ chức, cá nhân sở hữu chúng nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung Nếu xem thị trường như một chiếc bánh thì các doanh nghiệp đều mong muốn sở hữu riêng cho mình một miếng bánh thị phần và đưa ra những chiến lược hữu hiệu tăng miếng bánh đó Để được vậy, mỗi doanh nghiệp đã không ngừng xây dựng hình ảnh, uy tín về các sản phẩm của công ty trong mắt người tiêu dùng, khi đó nhãn hiệu được biết đến là một công cụ quảng cáo, tiếp thị hiệu quả Thông qua đó tạo động lực cho các doanh nghiệp đầu tư vào việc duy trì hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm bảo đảm rằng sản phẩm mang nhãn hiệu có uy tín tốt Như vậy, nhãn hiệu đã giúp cho doanh nghiệp

Nguyễn Hồ Bích Hằng (2007), Luật Dân sự Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 185.)

13 Ngày 12/11/2018, Quốc hội đã phê chuẩn Hiệp định CPTPP theo Nghị quyết số 72/2018/QH14 Theo Mục

2 Phụ lục 3 Nghị quyết số 72/2018/QH14, Luật SHTT phải được sửa đổi để thực hiện một số nghĩa vụ về SHTT trong Hiệp định CPTPP Trong số này, một số nghĩa vụ phải thực hiện ngay từ khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực và một số nghĩa vụ có thời gian chuyển tiếp là 3 hoặc 5 năm. phân biệt sản phẩm của họ với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh Ngoài ra, một nhãn hiệu còn có thể sử dụng để thế chấp vay vốn từ các tổ chức tín dụng Bên cạnh đó không thể phủ nhận chức năng tạo ra nguồn thu cho doanh nghiệp từ phí chuyển giao và là cơ sở của thỏa thuận chuyển giao đặc quyền kinh doanh Hơn thế nữa, nhãn hiệu là một tài sản kinh doanh có giá trị của hầu hết các công ty Vì vậy, các doanh nghiệp hiện nay đã chú trọng hơn trong việc bảo vệ và khai thác những giá trị do nhãn hiệu mang lại Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, “bên cạnh những giá trị vật lý mà một sản phẩm cụ thể cung cấp cho khách hàng mục tiêu, nhãn hiệu được đính lên để đưa sản phẩm vào quá trình lưu thông sẽ góp thêm vào sản phẩm một giá trị tâm lý gồm ba thành tố: mức độ nhận biết về nhãn hiệu (brand awareness), chất lượng cảm thụ của nhãn hiệu (brand perceived quality) và các ấn tượng liên kết với nhãn hiệu (brand associations) 14 Như vậy, nếu khách hàng hài lòng với một sản phẩm cụ thể rất có khả năng lại mua hoặc sử dụng sản phẩm đó trong tương lai và sự phân biệt được một cách dễ dàng giữa các sản phẩm trùng hoặc tương tự rất quan trọng Do đó, có thể thấy chức năng chính của nhãn hiệu là giúp khách hàng nhận ra sản phẩm của một doanh nghiệp cụ thể nhằm phân biệt chúng với các sản phẩm trùng hoặc tương tự do các đối thủ cạnh tranh cung cấp. b Khái niệm, đặc điểm chỉ dẫn địa lý

Vải thiều Lục Ngạn, cà phê nhân Buôn Ma Thuột, cua biển Bến Tre, cùng hơn một trăm CDĐL khác đang được bảo hộ tại Việt Nam Bên cạnh những sản phẩm của Việt Nam thì nhiều sản phẩm nổi tiếng của một số quốc gia trên thế giới cũng được bảo hộ CDĐL tại Việt Nam.

Dưới góc độ pháp luật quốc tế, thuật ngữ “CDĐL” lần đầu tiên được ghi nhận chính thức trong Hiệp định TRIPS, theo đó “CDĐL là những chỉ dẫn về hàng hóa được bắt nguồn từ lãnh thổ của một quốc gia thành viên hoặc từ khu vực hay địa lý của lãnh thổ đó có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định” 15 Trước đó, các dấu hiệu địa lý này được biết đến dưới tên gọi Chỉ dẫn nguồn gốc (Indication of Source) trong Công ước Paris và Tên gọi xuất xứ (Appellations of Origin) trong Hiệp định Lisbon về bảo hộ tên gọi xuất xứ và đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ 16 CDĐL và tên gọi xuất xứ hàng hóa là hai đối tượng được hệ thống pháp luật châu Âu quy định riêng biệt Theo quan điểm của

14 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), tlđd (10), tr 267.

16 Điều 2 Hiệp định Lisbon về bảo hộ tên gọi xuất xứ và đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ. châu Âu, các sản phẩm bảo hộ dưới hình thức tên gọi xuất xứ là những sản phẩm có yêu cầu cao hơn về đặc thù, chúng được sản xuất, chế biến và chuẩn bị trong một vùng địa lý xác định đã được quy định và có sử dụng những bí quyết công nghệ truyền thống đã được công nhận bởi cơ quan chức năng; sản phẩm bảo hộ dưới hình thức CDĐL có chất lượng hoặc danh tiếng có thể là do môi trường địa lý với những đặc tính vốn có hoặc sự kết hợp yếu tố con người tạo nên Mối quan hệ địa lý có thể chỉ xuất hiện một lần trong các giai đoạn của quá trình sản xuất, chế biến và chuẩn bị 17 Hiện nay thuật ngữ CDĐL cũng được sử dụng phổ biến trên thế giới vì không những đảm bảo được chức năng chỉ dẫn nguồn gốc sản phẩm mà còn cung cấp thông tin về chất lượng sản phẩm xuất phát từ khu vực địa lý đó.

Dưới góc độ pháp luật quốc gia, năm 2000, khái niệm CDĐL lần đầu tiên được ghi nhận trong Nghị định số 54/2000/NĐ-CP Tại thời điểm trước khi Luật SHTT năm 2005 ra đời, thuật ngữ “CDĐL” và “tên gọi xuất xứ hàng hóa” 18 cùng tồn tại 19 Điều này có thể dễ dàng được lý giải bởi sự chuẩn bị cho công tác hợp tác quốc tế mà có thể kể đến là quá trình gia nhập WTO Để chuẩn bị sự gia nhập đó, tại Việt Nam, các văn bản pháp luật quốc gia nói chung và văn bản pháp luật SHTT nói riêng cần được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung và khái niệm CDĐL cũng được pháp điển hóa để đảm bảo tính tương thích, phù hợp với các cam kết quốc tế Khoản

Quy định của pháp luật quốc tế về xử lý hành vi giả mạo nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý bằng biện pháp dân sự

Việt Nam nổi bật trong số các quốc gia về tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh chóng 40 Là quốc gia đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam được xác định là thành viên tích cực của kinh tế thế giới với GDP không ngừng tăng trưởng qua những năm gần đây mặc dù chịu tác động từ đại dịch chung toàn cầu Covid - 19 Một trong những đối tượng thường được quan tâm khi các quốc gia xây dựng chiến lược phát triển hay tham gia thị trường toàn cầu chính là tài sản trí tuệ và Việt Nam không là ngoại lệ Sự sáng tạo không ngừng để tạo ra tài sản trí tuệ sẽ tạo động lực cho sự phát triển kinh tế Đó cũng chính là kết quả của quá trình ký kết, tham gia các văn kiện quốc tế như Hiệp định TRIPS, Công ước Paris, Hiệp định TPP, Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA, Những điều ước quốc tế này đã có ảnh hưởng lớn và góp phần làm phong phú và bổ sung cho khung pháp luật Việt Nam về SHTT Các quy định về xử lý hành vi xâm phạm bằng biện pháp dân sự cũng lần lượt được ghi nhận trong các văn kiện quốc tế này.

40 J Janewa Osei-Tutu (2018), IP Enforcement Under the TPP: Civil and Administrative Procedures and Remedies, Provisional Measures in TPP, Science and Technology Law Review, Vol XX, p 221. a Hiệp định TRIPS

Hiệp định TRIPS là một điều ước quốc tế đa phương quan trọng về SHTT. Hiệp định TRIPS thiết lập các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu cho các đối tượng SHTT mà hiệp định này điều chỉnh, điều này có nghĩa là các quốc gia thành viên có quyền đặt ra mức bảo hộ cao hơn, nếu muốn và tiêu chuẩn bảo hộ của các quốc gia thành viên cũng không được thấp hơn tiêu chuẩn của Hiệp định này 41

Các biện pháp chế tài dân sự được quy định tại phần III Hiệp định TRIPS được áp dụng trong trường hợp có hành vi xâm phạm xảy ra và hành vi giả mạo NHHH, CDĐL cũng không là ngoại lệ Những quy định chung trong Hiệp định TRIPS nhấn mạnh quyền SHTT phải được đảm bảo thực thi trong luật quốc gia và chế tài đối với các hành vi xâm phạm phải đủ mạnh để ngăn chặn chúng Các thủ tục phải công bằng và hợp lý cũng như không quá phức tạp và tốn kém Các thủ tục đó không được kéo dài bất hợp lý hoặc chậm trễ vô thời hạn (Điều 41) Hiệp định quy định chi tiết hơn về cách thức thực thi quyền SHTT, kể cả các nguyên tắc để có được bằng chứng, các biện pháp tạm thời, lệnh của Tòa án, đền bù thiệt hại và các biện pháp tạm thời, cụ thể: Đối với chứng cứ, trong trường hợp một bên đã đưa ra chứng cứ hợp pháp, đủ để biện minh cho những yêu cầu của mình và đã chỉ ra chứng cứ thích hợp để biện minh cho các yêu cầu đó của mình nhưng nằm dưới sự kiểm soát của bên kia, các cơ quan có thẩm quyền xét xử có quyền ra lệnh cho bên kia đưa ra chứng cứ đó, nhưng phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm việc bảo hộ thông tin mật trong những trường hợp cần thiết Trong những trường hợp một bên tham gia tố tụng tự ý và không có lý do xác đáng từ chối không cho tiếp cận, hoặc bằng cách khác không cung cấp thông tin cần thiết trong một thời hạn hợp lý, hoặc gây trở ngại đáng kể cho thủ tục tố tụng liên quan đến việc thực thi quyền, có thể các cơ quan xét xử được quyền ra quyết định tạm thời và quyết định cuối cùng, khẳng định hoặc phủ định, dựa trên cơ sở những thông tin được đệ trình, kể cả đơn tố cáo hoặc đơn kiện của bên chịu bất lợi vì bị từ chối không được tiếp cận thông tin, nhưng phải tạo cho các bên cơ hội được trình bày ý kiến về lý lẽ hoặc chứng cứ đã được đưa ra (Điều 43). Đối với đền bù thiệt hại, các cơ quan xét xử có quyền ra lệnh buộc người xâm phạm phải trả cho chủ thể quyền khoản đền bù thỏa đáng để bồi thường thiệt

41 Antony Taubman, Hannu Wager and Jayashree Watal (2012), A Handbook on the WTO TRIPS Agreement,Cambridge Publisher, p 13. hại mà chủ thể quyền SHTT đã phải gánh chịu do hành vi xâm phạm của người thực hiện hành vi xâm phạm quyền khi đã biết hoặc có cơ sở để biết điều đó Các cơ quan xét xử có quyền ra lệnh buộc người xâm phạm phải trả cho chủ thể quyền các phí tổn, trong đó có thể bao gồm cả phí đại diện thích hợp Trong những trường thích hợp, có thể cho các cơ quan xét xử được quyền ra lệnh thu hồi các khoản lợi nhuận, trả các khoản đền bù thiệt hại đã ấn định trước, kể cả trường hợp người xâm phạm đã thực hiện hành vi xâm phạm khi không biết hoặc không có căn cứ để biết điều đó (Điều 45).

Ngoài các biện pháp chủ yếu, để ngăn chặn một cách hữu hiệu các hành vi xâm phạm, các cơ quan xét xử có quyền ra lệnh, mà không có bồi thường dưới bất kỳ hình thức nào, buộc những hàng hóa xâm phạm do các cơ quan đó phát hiện phải bị xử lý bên ngoài các kênh thương mại theo cách thức tránh gây bất cứ thiệt hại nào cho chủ thể quyền, hoặc phải bị tiêu hủy trừ khi việc tiêu hủy trái với quy định của Hiến pháp hiện hành Các cơ quan xét xử cũng phải có quyền ra lệnh, mà không có bồi thường dưới bất kỳ hình thức nào, buộc các vật liệu và phương tiện đã được sử dụng chủ yếu để sản xuất hàng hóa xâm phạm phải bị xử lý bên ngoài các kênh thương mại theo cách thức nhằm giảm đến mức tối thiểu nguy cơ tiếp diễn hành vi xâm phạm Khi xem xét các yêu cầu đó, phải chú ý đến sự cần thiết phải có tính tương xứng giữa các biện pháp chế tài và mức độ nghiêm trọng của hành vi xâm phạm, cũng như phải chú đến lợi ích của các bên thứ ba Đối với hàng hóa mang NHHH giả mạo, trừ những trường hợp ngoại lệ, việc đơn thuần gỡ bỏ nhãn hiệu gắn trên hàng hóa một cách bất hợp pháp không đủ để cho phép hàng hóa đó được vào lưu thông trong các kênh thương mại (Điều 46)

Một điểm đáng chú ý trong Hiệp định TRIPS là chế tài bồi thường cho bên bị trong trường hợp lạm dụng các thủ tục thực thi Khi đó, bên đã đưa ra yêu cầu thực hiện các biện pháp chế tài phải trả cho bên đã bị áp dụng các biện pháp đó hoặc bị hạn chế một cách sai trái khoản bồi thường tương xứng với thiệt hại do sự lạm dụng đó gây ra Các chi phí, trong đó có thể bao gồm cả phí đại diện thích hợp cũng có thể được yêu cầu bồi thường cho bên bị (Điều 48).

Ngoài ra, các biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được các cơ quan có thẩm quyền áp dụng nhằm ngăn chặn hành vi xâm phạm và nhằm bảo tồn các chứng cứ liên quan đến hành vi bị khiếu kiện là xâm phạm quyền Trong trường hợp cần thiết,đặc biệt các biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được áp dụng trước khi nghe bị đơn trình bày ý kiến Để bảo vệ bị đơn và tránh sự lạm dụng, nguyên đơn buộc phải nộp khoản bảo đảm hoặc bảo chứng tương đương Trong trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng hoặc không có hành vi xâm phạm xảy ra thì bên bị áp dụng các biện pháp đó được bồi thường thỏa đáng bởi bên yêu cầu áp dụng (Điều 50). Ởmột mức độ nhất định có thể nói Hiệp định TRIPS có tác động lớn trong việc tạo ra những chuyển biến nhất định đối với các quy định liên quan đến SHTT toàn cầu 42 , Việt Nam cũng không là ngoại lệ b Hiệp định CPTPP

CPTPP là một FTA thế hệ mới có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày

14/01/2019 Trong CPTPP, nội dung về việc áp dụng các biện pháp dân sự trong việc xử lý các hành vi xâm phạm nói chung được quy định tại Chương 18, từ Điều 18.71 đến Điều 18.75 Theo đó, nghĩa vụ chung của các quốc gia thành viên là phải bảo đảm các thủ tục thực thi được định trong Hiệp định phải sẵn có trong pháp luật của mình nhằm cho phép hành động có hiệu quả chống lại bất kỳ hành vi xâm phạm quyền SHTT Bên cạnh đó, các các thủ tục liên quan đến việc thực thi quyền SHTT phải công bằng và hợp lý Các thủ tục này không được tốn kém hoặc phức tạp không cần thiết, hoặc quy định những thời hạn bất hợp lý hoặc chậm trễ không xác đáng Ngoài ra, khi thi hành các quy định trong hệ thống SHTT của mình, phải lưu ýtới yêu cầu về tính cân xứng giữa mức độ nghiêm trọng của hành vi xâm phạm quyền SHTT với các chế tài và hình phạt có thể áp dụng, cũng như lợi ích của bên thứ ba (Điều 18.71) Trong hoạt động thực thi, công khai, minh bạch cũng là nguyên tắc đòi hỏi các quốc gia thành viên phải tuân thủ Nội dung Hiệp định khuyến khích việc các phán quyết, quyết định thực thi về SHTT có giá trị áp dụng chung phải được lập bằng văn bản, nêu rõ các căn cứ thực tế và lập luận pháp lý và phải được công khai cho công chúng (Điều 18.73)

Về các biện pháp dân sự có thể được áp dụng, Hiệp định có nêu ra nhiều nội dung như cơ quan tư pháp có quyền ban hành lệnh cấm phù hợp với quy định tại Điều 44 Hiệp định TRIPS, bao gồm lệnh ngăn chặn hàng hoá xâm phạm quyền SHTT vào các kênh thương mại Bên cạnh đó cơ chế bồi thường thiệt hại cũng rất được chú trọng Trong các thủ tục tố tụng dân sự, cơ quan tư pháp có thẩm quyền ít nhất là buộc cho người xâm phạm trả cho chủ thể quyền khoản bồi thường thiệt hại thỏa đáng để đền bù cho tổn thất mà chủ thể quyền phải gánh chịu do hành vi xâm

42 Paul Torremans (2014), Research Handbook on Cross-border Enforcement of Intellectual

Property, Edward Elgar Publisher, p 772. phạm quyền SHTT của người đó đối với người xâm phạm nào đã thực hiện hành vi xâm phạm khi biết hoặc có cơ sở hợp lý để biết điều đó Thiệt hại được tính toán bao gồm: lợi nhuận chủ thể quyền bị mất do bị xâm phạm quyền; giá trị hàng hóa, dịch vụ bị xâm phạm theo giá thị trường hoặc theo giá bán lẻ được đề xuất; lợi nhuận người xâm phạm thu được; phí tòa án; phí luật sư; phí thuê chuyên gia Ngoài ra, các khoản bồi thường thiệt hại quy định trước để chủ thể quyền có thể lựa chọn hoặc các khoản bồi thường thiệt hại bổ sung có thể được áp dụng trong trường hợp liên quan đến hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Các khoản bồi thường thiệt hại này phải được quy định với mức có thể đủ để bù đắp cho chủ thể quyền do những thiệt hại gây ra bởi hành vi xâm phạm và với mục tiêu răn đe những hành vi xâm phạm trong tương lai Nhằm hạn chế lạm dụng quyền SHTT, Hiệp định cũng quy định nghĩa vụ bồi thường thiệt hại trong trường hợp lạm dụng thủ tục thực thi quyền SHTT Buộc tiêu hủy hàng hóa hoặc buộc phân phối ngoài kênh thương mại cũng được áp dụng trong chế tài xử lý tuy nhiên với những quy định khắt khe đối với các hàng hóa giả mạo nhãn hiệu (Điều 18.74).

Các biện pháp tạm thời, cơ quan có thẩm quyền phải hành động theo đề nghị áp dụng biện pháp liên quan đến bất kỳ quyền SHTT trước khi nghe ý kiến của bên kia Cơ quan tư pháp có thẩm quyền yêu cầu người đề nghị áp dụng biện pháp tạm thời liên quan đến quyền SHTT cung cấp bất kỳ bằng chứng hợp lý sẵn có nào, với độ chắc chắn đủ để thuyết phục cơ quan tư pháp, rằng quyền của người nộp đơn đang bị xâm phạm hoặc hoặc việc xâm phạm là sắp xảy ra, và yêu cầu người nộp đơn phải nộp khoản bảo đảm hoặc bảo chứng tương đương, được ấn định ở mức đủ để bảo vệ bị đơn và ngăn chặn sự lạm dụng Khoản bảo đảm hoặc bảo chứng tương đương này không được cản trở bất hợp lý việc áp dụng các thủ tục này Đối với hàng hoá bị nghi ngờ là xâm phạm, vật liệu và phương tiện liên quan đến hành vi xâm phạm, đặc biệt đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, các chứng cứ ở dạng tài liệu liên quan đến hành vi xâm phạm thì cơ quan xét xử có thẩm quyền ra lệnh thu giữ hoặc giữ dưới các hình thức khác (Điều 18.75) c Hiệp định EVFTA

Hiệp định EVFTA được coi là một FTA thế hệ mới, với những cam kết sâu hơn và bao trùm nhiều lĩnh vực, trong đó nâng cao việc thực thi quyền SHTT là một nội dung quan trọng mà quốc gia thành viên phải nghiêm túc thực thi 43 Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 01/8/2020 với các nội dung về SHTT được điều chỉnh tại Chương XII Những nội dung pháp luật liên quan đến xử lý hành vi giả mạo NHHH, CDĐL bằng biện pháp dân sự được quy định trong Hiệp định EVFTA như sau:

Tương tự như CPTPP, EVFTA quy định những nghĩa vụ chung về thực thi quyền SHTT mà các quốc gia phải tuân thủ, cụ thể: các biện pháp, thủ tục và chế tài bổ sung cần thiết để bảo đảm thực thi quyền SHTT phải được quy định đầy đủ; các biện pháp, thủ tục và chế tài đó phải hợp lý và công bằng và không được tốn kém hoặc phức tạp một cách không cần thiết, hoặc đòi hỏi thời hạn bất hợp lý hoặc có những trì hoãn không có cơ sở Các biện pháp, thủ tục và chế tài phải hữu hiệu, cân xứng và phải được áp dụng theo cách thức nhằm tránh tạo ra các rào cản đối với thương mại hợp pháp và nhằm tạo ra các biện pháp an toàn chống lại việc lạm dụng (Điều 12.43) Ngoài ra, Hiệp định đã nêu ra chi tiết khái niệm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa giả mạo CDĐL (Điều 12.57).

Về biện pháp dân sự, các quy định về quyền nộp đơn, biện pháp khẩn cấp tạm thời, chứng cứ, bồi thường thiệt hại được quy định khá chi tiết trong CPTPP. Theo đó, người có quyền nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự xử lý xâm phạm quyền SHTT được quy định tại Điều 12.44, theo đó bao gồm: (i) Chủ thể quyền SHTT phù hợp với các quy định của pháp luật được áp dụng; (ii) Tất cả những người được phép sử dụng những quyền SHTT đó; (iii) Tổ chức quản lý tập thể quyền SHTT; và (iv) Tổ chức nghề nghiệp Bên cạnh những quy định về bồi thường thiệt hại tương tự như TRIPS, CPTPP thì EVFTA có quy định khoản bồi thường trong trường hợp người xâm phạm không biết hoặc có cơ sở hợp lý để không biết việc dính líu đến hành vi xâm phạm (Điều 12.51.2) 44

Theo kết quả rà soát pháp luật Việt Nam với các nội dung của EVFTA của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, về cơ bản, vấn đề xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu trong EVFTA được quy định tương tự với các

43 Trần Hữu Linh (2019), “Thực thi quyền SHTT trong bối cảnh hiệp định EVFTA có hiệu lực”, [http://evfta.moit.gov.vn/data/7d80034a-9a2a-4c93-8046-9df701661850/userfiles/files/

3_2019_08_26%20Tham%20lu%E1%BA%ADn%20EVFTA%208_2019.pdf], truy cập 24/6/2021.

44 Trần Hữu Linh (2019), “Thực thi quyền SHTT trong bối cảnh hiệp định EVFTA có hiệu lực”, [http://evfta.moit.gov.vn/data/7d80034a-9a2a-4c93-8046-9df701661850/userfiles/files/

3_2019_08_26%20Tham%20lu%E1%BA%ADn%20EVFTA%208_2019.pdf], truy cập 24/6/2021.

Ý nghĩa của việc xử lý hành vi giả mạo nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý bằng biện pháp dân sự

Mỗi biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT nói chung và hành vi giả mạo NHHH, CDĐL nói riêng đều có những ý nghĩa nhất định Bản chất của quyền SHCN đối với nhãn hiệu, CDĐL là quyền dân sự như đã phân tích ở trên nên việc áp dụng biện pháp dân sự để xử lý là hợp lý nhất, phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như pháp luật của một số quốc gia trên thế giới Hơn thế nữa, khả năng áp dụng bằng biện pháp dân sự rộng hơn so với các biện pháp còn lại, được áp dụng ngay cả khi đang và đã áp dụng biện pháp hành chính và hình sự Mặc khác, Luật SHTT được xây dựng theo hướng khuyến khích và ưu tiên áp dụng biện pháp dân sự, tiếp sau đó mới áp dụng biện pháp hành chính và khi có yếu tố cấu thành tội phạm mới áp dụng biện pháp trừng phạt theo pháp luật hình sự, đó cũng là xu hướng chung của thế giới trong việc xử lý xâm phạm quyền SHTT 46

Không giống với các hành vi xâm phạm quyền SHTT khác, hành vi giả mạo NHHH, CDĐL thường xảy ra phổ biến bởi tính chất dễ thực hiện, nhanh chóng và đem lại lợi nhuận trực tiếp Hàng hóa giả mạo NHHH, CDĐL được bày bán công khai trên thị trường với giá rẻ chỉ bằng một nửa, thậm chí chỉ bằng một phần ba so với hàng thật Quyền SHTT là quyền tài sản 47 , do đó quyền SHCN đối với NHHH, CDĐL cũng là quyền tài sản Những hành vi giả mạo NHHH, CDĐL không những xâm phạm tới quyền tài sản của các chủ thể mà còn ảnh hưởng, gây hậu quả nghiêm trọng khi xâm phạm tới quyền, lợi ích chính đáng của người tiêu dùng cũng như gây thiệt hại không nhỏ tới uy tín, thương hiệu và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do đó, để có thể đảm bảo nguyên tắc thực thi quyền SHTT theo hướng kết hợp hài hòa lợi ích công cộng với lợi ích của chủ thể quyền trong việc bảo hộ và thực thi quyền SHTT thì việc áp dụng các biện pháp dân sự được xem là hiệu quả nhất Bản chất chủ yếu của biện pháp dân sự là ngăn chặn và giành lại quyền về mặt vật chất cho tổ chức, cá nhân đã bị mất do hành vi xâm phạm quyền dân sự Có nghĩa là, các biện pháp dân sự được áp dụng là nhằm mục đích ngăn

45 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2016), Báo cáo rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết của FTA Việt Nam – EU về SHTT, NXB Công Thương, Hà Nội, tr 21.

46 Cục SHTT Và Dự án EU - MUTRAP (2014), Tài liệu hướng dẫn thực thi quyền SHTT, tr 25.

47 Fank H Easterbrook (1990), Intellectual property is still property, 13 Harv J.L & Pub Pol’y 108,20. chặn những thiệt hại liên quan đến vật chất và đòi lại cho chủ thể quyền những thiệt hại về vật chất đã bị chiếm đoạt do hành vi xâm phạm gây ra 48

Khi giải quyết tranh chấp bằng biện pháp dân sự, các thủ tục tố tụng sẽ được áp dụng Trong đó, nguyên đơn và bị đơn có địa vị ngang bằng nhau Người bị yêu cầu xử lý có quyền phản tố hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp chủ thể quyền SHTT lạm dụng thủ tục tố tụng, đưa ra các yêu cầu không phù hợp Như vậy, quyền lợi của các bên được đảm bảo Hơn thế nữa, phán quyết của Tòa án mang tính toàn diện và được đảm bảo thực thi Ngoài ra, khi biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm quyền thì chủ thể quyền hoặc bên xâm phạm quyền SHTT có nghĩa vụ chi trả các khoản phí để thực thi, giảm bớt gánh nặng chi phí nhà nước so với việc thực thi bằng biện pháp hành chính.

Nếu hành vi giả mạo NHHH, CDĐL không được xử lý kịp thời, triệt để thì sẽ khiến các nhà đầu tư trong và ngoài nước e ngại không dám đầu tư vào Việt Nam hoặc đã đầu tư nhưng không dám mở rộng sản xuất kinh doanh Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Do đó, việc xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện về xử lý hành vi giả mạo NHHH, CDĐL bằng biện pháp dân sự không chỉ trực tiếp tạo ra một hành lang pháp lý hữu hiệu bảo vệ các đối tượng quyền SHCN, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền mà còn gián tiếp tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư nước ngoài.

Cuối cùng, xử lý hành vi giả mạo NHHH, CDĐL bằng biện pháp dân sự còn có ý nghĩa đối với người tiêu dùng Hầu như các hàng hóa giả mạo NHHH, CDĐL đều không đạt chất lượng như những sản phẩm chính hãng thậm chí còn gây hại cho sức khỏe người sử dụng, mang lại nhiều tác hại và các vấn đề tiêu cực khác Hơn thế nữa để sở hữu được hàng hóa đó có thể người tiêu dùng đã chi trả một khoản tài chính không nhỏ Hành vi giả mạo NHHH, CDĐL được xử lý một cách triệt để thì hàng hóa giả mạo sẽ không có cơ hội tiếp cận người tiêu dùng và họ sẽ không chịu các tác hại, ảnh hưởng tiêu cực và không bị mất mát về lợi ích kinh tế.

Như vậy, xử lý hành vi giả mạo NHHH, CDĐL bằng biện pháp dân sự có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với chủ thể quyền bị xâm phạm mà còn với lợi ích của người tiêu dùng, lợi ích của xã hội và nền kinh tế đất nước trong quá trình hội nhập.

48 Cục SHTT và Dự án EU - MUTRAP (2014), Tài liệu hướng dẫn thực thi quyền SHTT, tr 25.

NHHH và CDĐL là những đối tượng quyền SHCN có giá trị, ý nghĩa không chỉ đối với đối với chủ sở hữu quyền mà còn đối với người tiêu dùng, nền kinh tế nói chung Một sản phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường và thu hút khách hàng thành công chính là mục tiêu của không ít đối thủ cạnh tranh Hành vi giả mạo NHHH, CDĐL là một trong những hành vi xâm phạm quyền SHTT phổ biến hiện nay và là một dạng hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu, CDĐL ở mức độ cao Trong chương I của khóa luận, tác giả đã khái quát các vấn đề chung về xử xử lý hành vi giả mạo NHHH, CDĐL bằng biện pháp dân sự, cụ thể:

Thứ nhất, phân tích khái niệm NHHH, CDĐL và làm rõ các đặc điểm chức năng, vai trò của các đối tượng này Việc này tạo cơ sở để xây dựng các khái niệm

“hàng hóa giả mạo nhãn hiệu”, “hàng hóa giả mạo CDĐL”, “hành vi giả mạo NHHH”, “hành vi giả mạo CDĐL”, “xử lý hành vi giả mạo NHHH, CDĐL bằng biện pháp dân sự” Những khái niệm cụ thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể quyền bảo hộ và thực thi quyền SHTT hiệu quả.

Thứ hai, phân tích quy định của pháp luật quốc tế về những nội dung liên quan đến xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT nói chung và hành vi giả mạo NHHH, CDĐL nói riêng bằng biện pháp dân sự Chế định về SHTT là một trong những khía cạnh cam kết quốc tế được cho là có tác động trực tiếp tới thể chế pháp luật và thực thi của Việt Nam Những cam kết quốc tế được phân tích tại mục 1.2 của Chương I sẽ tiếp tục được khai thác tại Chương 2 thông qua việc đối chiếu với quy định của pháp luật Việt Nam nhằm đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật.

Thứ ba, nêu ra ý nghĩa của việc xử lý hành vi giả mạo NHHH, CDĐL bằng biện pháp dân sự Xuất phát từ bản chất quyền SHTT đối với NHHH, CDĐL là quyền dân sự và là quyền tài sản nên biện pháp dân sự sẽ phù hợp và hiệu quả để xử lý hành vi giả mạo NHHH, CDĐL.

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XỬ LÝ HÀNH

Biện pháp buộc chấm dứt hành vi xâm phạm

Quyền SHCN đối với NHHH, CDĐL trao cho chủ thể quyền độc quyền sử dụng và khai thác (trừ một số trường hợp ngoại lệ do luật định) Do đó, nếu một bên thứ ba vi phạm quyền thì chủ thể quyền có thể khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Tuy nhiên, trên thực tế vì một số lý do mà một vụ kiện có thể kéo dài trong một khoảng thời gian nằm ngoài sự kiểm soát của các chủ thể hữu quan, nếu bên xâm phạm quyền không nhanh chóng chấm dứt hành vi thì hậu quả, thiệt hại có thể gây ảnh hưởng đến không những doanh nghiệp mà còn cho cả người tiêu dùng, xã hội Biện pháp buộc chấm dứt hành vi xâm phạm là một trong những biện pháp dân sự hữu hiệu có thể ngăn chặn việc tiếp tục thực hiện hành vi giả mạo NHHH, CDĐL và bảo vệ giá trị của tài sản SHTT.

Biện pháp buộc chấm dứt hành vi xâm phạm được quy định tại khoản 1 Điều

202 Luật SHTT và được hướng dẫn cụ thể tại mục 1 Phần IV Phần B Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP Theo đó, Tòa án có thể quyết định buộc người có hành vi xâm phạm quyền SHTT chấm dứt hành vi xâm phạm trong bản án hoặc trong quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời 49 Trong bản án, quyết định, Tòa án phải nêu cụ thể các quyền SHTT bị xâm phạm và các hành vi xâm phạm quyền SHTT Trong trường hợp này, quyền SHCN đối với NHHH, CDĐL bị xâm phạm và hành vi xâm phạm là giả mạo NHHH, CDĐL Đồng thời, Tòa án cũng phải quy định rõ những việc người có hành vi xâm phạm quyền SHTT phải thực hiện và không được thực hiện để thi hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án.

Hành vi giả mạo NHHH, CDĐL để lại hậu quả cũng như gây thiệt hại không nhỏ cho chủ sở hữu quyền SHCN đối với nhãn hiệu, CDĐL Do đó, trong trường hợp buộc chấm dứt hành vi xâm phạm được áp dụng dựa trên quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì quyết định này có hiệu lực thi hành ngay mặc dù quyết định có thể bị khiếu nại 50 Bởi lẽ nếu để hết thời hạn khiếu nại mới thi hành thì chủ thể xâm phạm quyền có thể tiếp tục thực hiện hành vi và gây ra nhiều hậu quả khác dẫn đến vấn đề sẽ không được giải quyết triệt để Tương tự đối với trường hợp Tòa án quyết định trong bản án việc buộc chấm dứt hành vi xâm phạm quyền SHTT mà bản án đó bị kháng cáo, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 282 của BLTTDS năm 2015: “Bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần của bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp pháp luật quy định cho thi hành ngay” Do đó, cần căn cứ vào quy định cụ thể của văn bản quy phạm pháp luật cho thi hành ngay phần bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị và quy định nêu trên của BLTTDS để tuyên trong bản án, quyết định là: “Quyết định buộc chấm dứt hành vi xâm phạm quyền SHTT được thi hành ngay mặc dù bị kháng cáo, kháng nghị”.

Trong vụ việc tranh chấp giữa Nguyên đơn Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Đ (Công ty Đ) và bị đơn Công ty Cổ phần Điện tử A Việt Nam (Công ty A) vì hành vi xâm phạm NHHH, đã sử dụng nhãn hiệu “ASANZO, hình” có sự tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “ASANO, hình” 51 Tại Bản án kinh doanh

49 Điều 206, khoản 2 Điều 207 của Luật SHTT và quy định tại khoản 12 Điều 114 và Điều 127 của BLTTDS năm 2015

50 Khoản 1 Điều 123 của BLTTDS năm 2015.

51 Bản án số 658/2018/KDTM-ST ngày 24 tháng 5 năm 2018 về việc “Tranh chấp quyền SHTT” củaTòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. thương mại sơ thẩm số 658/2018/KDTM-ST ngày 24 tháng 5 năm 2018, sau khi kết luận có hành vi xâm phạm quyền SHTT, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định: “Chấm dứt hành vi xâm phạm, cụ thể là chấm dứt việc sử dụng nhãn hiệu “Asanzo, hình” dán trên giao diện trang web có địa chỉ: http://asanzo.com.vn, biển hiệu, xe tải và các sản phẩm thuộc nhóm 7, 9, 11 đang lưu hành trên thị trường.” Tuy nhiên trong bản án sơ thẩm đã không đề cập một cách riêng biệt đến hiệu lực thi hành của nội dung này hay nói cách khác nội dung chấm dứt hành vi xâm phạm sẽ không được thi hành ngay Có thể thấy, hành vi xâm phạm quyền SHTT sẽ không chấm dứt ngay mà phải đến khi bản án dân sự có hiệu lực pháp luật thì nội dung này mới được thi hành đồng nghĩa với việc phụ thuộc vào trong thời hạn luật định nội dung đó có bị kháng cáo hay không và thông thường sẽ là 15 ngày Nếu sau đó, nội dung này bị kháng cáo, thì sẽ mất thêm một khoảng thời gian để giải quyết thông qua thủ tục tại Tòa phúc thẩm Sau đó, bản án này đã bị bị đơn Công ty A Việt Nam có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm vào ngày 30/5/2018 Tòa phúc thẩm nhận định “Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc bị đơn chấm dứt sử dụng nhãn hiệu “Asanzo, hình” và bồi thường cho nguyên đơn số tiền 100.000.000 đồng là có căn cứ, đúng quy định pháp luật” và đã giữ nguyên Bản án sơ thẩm số 658/2018/KDTM-ST ngày

24/5/2018 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Như vậy, biện pháp buộc chấm dứt hành vi xâm phạm đã không được áp dụng một cách hiệu quả Tuy nhiên, điều này cũng dễ hiểu bởi tâm lý e dè của hội đồng thẩm phán khi quy định thi hành ngay trong bản án bởi lẽ có thể sau khi có kháng cáo thì nội dung vụ việc có thể thay đổi và một quyết định về hành vi xâm phạm không tồn tại có thể được đưa ra. Thật vậy, trong vụ việc giữa nguyên đơn Ông Ngô Văn Diệu và bị đơn ông Trần

Văn Tám trong tranh chấp quyền SHCN và bồi thường thiệt hại 52 Ông Diệu yêu cầu Tòa án buộc ông Tám đình chỉ sản xuất ngói có nhãn hiệu giống nhãn hiệu ngói mà ông đã đăng ký Tòa sơ thẩm quyết định: “Buộc cơ sở sản xuất gạch ngói Tám

Tha do ông Trần Văn Tám làm chủ cơ sở phải đình chỉ việc sản xuất ngói lợp có nhãn hiệu trùng hoặc tương ứng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu trên ngói lợp của cơ sở sản xuất gạch ngói Sơn Vũ do ông Ngô Văn Diệu làm chủ cơ sở đã được Cục SHTT cấp giấy chứng nhận đăng ký NHHH theo quyết định số: A2530/QĐ-ĐK ngày 21-5-2004.” Ngày 09-5-2006, ông Ngô Văn Diệu có đơn kháng cáo yêu cầu

52 Quyết định giám đốc thẩm 22/2008/DS-GĐT ngày 28/08/2008 của Tòa tối cao Thành phố Hồ Chí Minh về vụ án tranh chấp quyền SHCN và bồi thường thiệt hại.

Tòa cấp phúc thẩm xem xét lại về phần bồi thường thiệt hại Vụ việc sau đó được xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, xét thấy: “Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chỉ căn cứ vào việc cơ sở Sơn Vũ đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa để quyết định buộc cơ sở sản xuất gạch ngói Tám Tha (do ông Trần Văn Tám làm chủ) phải đình chỉ sản xuất ngói lợp có nhãn hiệu hàng hóa có hoa văn “Cổng chùa” vì đã gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa trên ngói lợp của cơ sở sản xuất gạch ngói Sơn

Vũ do ông Ngô Văn Diệu làm chủ cơ sở là không đúng pháp luật” Quyết định giám đốc thẩm 22/2008/DS-GĐT ngày 28/08/2008 về vụ án tranh chấp quyền SHCN và bồi thường thiệt hại quyết định: “Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 52/2006/DSPT ngày 17-8-2006 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 09/2006/DSST ngày 28-4-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định về vụ tranh chấp quyền SHCN và bồi thường thiệt hại giữa nguyên đơn là ông Ngô Văn Diệu với bị đơn là ông Trần Văn Tám.” Có thể thấy, sau khi được xem xét thì hành vi xâm phạm quyền thực tế đã không tồn tại và việc đình chỉ sản xuất trên đã có ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích kinh tế, danh tiếng của bị đơn. Tại Ấn Độ, pháp luật cũng có những quy định về việc chấm dứt, ngăn chặn hành vi xâm phạm thông qua các lệnh từ Tòa án 53 Trong khi thiệt hại liên quan đến bồi thường, các lệnh thường xử lý bằng các hành động Còn đối với hành vi xâm phạm quyền SHTT thì thường ngăn chặn các hành động hoặc dừng các hành động gây tổn hại hoặc xâm phạm quyền Tùy từng trường hợp cụ thể mà lệnh cấm tạm thời hay lệnh cấm vĩnh viễn sẽ được ban hành để bảo vệ quyền SHTT và tránh thêm thiệt hại cho chủ thể bị xâm phạm Hầu hết các chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ nộp đơn xin các lệnh tạm thời vì việc giải quyết một vụ việc có thể mất nhiều thời gian và một lệnh tạm thời có thể được ban hành trong khi vụ việc đang chờ xử lý Lệnh tạm thời có thể được đưa ra trước khi nộp đơn khởi kiện Lệnh vĩnh viễn có hiệu lực khi Tòa án yêu cầu bị đơn thực hiện hành động tích cực để hạn chế hành vi xâm phạm Vụ kiện giữa Under Armour Inc và Avengers 54 , Tòa án Quận Delhi đã ban hành các lệnh bắt buộc để ngăn chặn vi phạm nhãn hiệu và bản quyền Nguyên đơn cho rằng

53 Section 46, Trade Marks Ordinance 2001: [ ] (2) In an action for infringement all such relief by way of damages, injunctions, accounts or otherwise shall be available to the proprietor of the trademark as is available in respect of the infringement of any other property right.[ ]

54 Under Armour vs Avengers on 14 December, 2020, Commercial Court-01, Shahdara,

Karkardooma Courts, Delhi. bị đơn đã sử dụng các nhãn hiệu vi phạm giống hệt để thu lợi và yêu cầu Tòa án ban hành lệnh cấm vĩnh viễn Một Tòa án trước đó đã ban hành lệnh tạm thời hạn chế các bị đơn sử dụng nhãn hiệu của nguyên đơn đối với các mặt hàng như quần áo và vật liệu đóng gói Tòa án nhấn mạnh rằng, danh tiếng và công việc kinh doanh của nguyên đơn có thể bị tổn hại nếu bị đơn tiếp tục bán các sản phẩm vi phạm.

Buộc xin lỗi, cải chính công khai

Việc xây dựng một hình ảnh của doanh nghiệp trong lòng người tiêu dùng đòi hỏi một thời gian dài và đánh dấu bằng chất lượng của sản phẩm, dịch vụ cung cấp bởi doanh nghiệp đó 55 Khách hàng, người tiêu dùng tiếp nhận các thông tin không đúng sự thật về các hàng hóa bị giả mạo nhãn hiệu, CDĐL như hiểu sai về chủ thể sản xuất, chất lượng sản phẩm, Điều này tác động trực tiếp đến lòng tin, thói quen tiêu dùng của họ, mặt khác ảnh hưởng đến cả hình ảnh, danh tiếng của chủ thể quyền bị xâm phạm Biện pháp buộc xin lỗi, cải chính công khai chính là liều thuốc chữa lành những vết thương do hành vi giả mạo NHHH, CDĐL gây ra Thông qua đó, đính chính lại những thông tin không đúng sự thật đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu cũng như bảo vệ sự uy tín, vẹn toàn của các sản phẩm trí tuệ Xin lỗi, cải chính công khai được thực hiện trực tiếp hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình, mạng xã hội, Những kênh này tạo điều kiện thuận lợi để rộng rãi mọi người tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng, chính thức về việc đính chính thông tin và uy tín kinh doanh của các chủ thể quyền bị xâm phạm nhờ đó mà có thể được khôi phục.

Biện pháp buộc xin lỗi, cải chính công khai được quy định tại khoản 2 Điều

202 Luật SHTT và được hướng dẫn chi tiết tại mục 2 Phần IV Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP Tòa án quyết định trong bản án, quyết định về việc buộc người có hành vi xâm phạm quyền SHTT phải xin lỗi, cải chính công khai nhằm khôi phục uy tín, danh tiếng cho chủ thể quyền SHTT bị xâm phạm Trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về nội dung, cách thức xin lỗi, cải chính công khai và chi phí thực hiện việc xin lỗi, cải chính đó mà thỏa thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội thì Tòa án công nhận sự thỏa thuận của họ Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được với nhau về nội dung, cách thức thực hiện việc xin lỗi, cải chính công khai và chi phí thực hiện thì Tòa án căn cứ vào tính chất hành vi xâm phạm và mức độ, hậu

55 Paul Torremans and Holyoak (2013), Intellectual Property Law (Seventh Edition), Oxford University Press, p 550. quả do hành vi đó gây ra quyết định về nội dung, thời lượng xin lỗi, cải chính công khai và chi phí thực hiện Việc xin lỗi, cải chính công khai có thể được thực hiện trực tiếp tại nơi có địa chỉ chính của người bị thiệt hại hoặc đăng công khai trên báo hàng ngày của cơ quan trung ương, báo địa phương nơi có địa chỉ chính của người bị thiệt hại trong ba số liên tiếp Nhìn từ một vụ việc thực tế, tranh chấp quyền SHTT giữa công ty P và Công ty cổ phần E Việt Nam 56 Nguyên đơn là Công ty P là chủ sở hữu có độc quyền sử dụng đối với kiểu dáng công nghiệp XE MÁY và các nhãn hiệu “P và hình”, “P2” Xét thấy Công ty cổ phần E Việt Nam đã có hành vi xâm phạm quyền SHTT, Tòa án đã quyết định: “Nguyên đơn yêu cầu Bị đơn phải đăng lời xin lỗi trên báo điện tử www.vnexpress.net, báo điện tử www.dantri.com.vn và trên 03 kỳ liên tiếp của báo thanh niên về hành vi xâm phạm quyền Hội đồng xét xử xét thấy, do Bị đơn có hành vi xâm phạm quyền SHTT như nhận định trên nên yêu cầu của Nguyên đơn là có căn cứ theo quy định khoản 2 Điều 202 Luật SHTT, được Hội đồng xét xử chấp nhận.” Trong vụ việc này, biện pháp buộc xin lỗi, cải chính công khai đã được Tòa án áp dụng theo yêu cầu của bị đơn một cách hợp lý. Nội dung của việc xin lỗi, cải chính công khai được các bên tự định đoạt và không trái pháp luật, đạo đức xã hội hay có thể hiểu Tòa án sẽ không can thiệp vào nội dung này Do đó, nếu như các bên không thỏa thuận được nội dung xin lỗi, cải chính công khai thì có thể dẫn đến việc xin lỗi, cải chính công khai sẽ bị kéo dài trong khi danh tiếng, uy tín của các chủ sở hữu quyền bị xâm phạm cần được nhanh chóng khôi phục Xin lỗi là một trong những biện pháp khắc phục tại Trung Quốc. Luật pháp về nhãn hiệu của Trung Quốc coi những tổn hại đối với danh tiếng nhãn hiệu là có hại cho cả nguyên đơn và xã hội Theo đó, luật pháp Trung Quốc cho phép Tòa án quyết định ra lệnh cho bị đơn xin lỗi công khai trên một tờ báo hoặc tạp chí thương mại trong trường hợp bị đơn cố ý hoặc có ác ý làm tổn hại danh tiếng của nguyên đơn bằng cách gây hiểu lầm cho công chúng thông qua việc sử dụng trái phép nhãn hiệu của nguyên đơn Trong một lời xin lỗi công khai, bị đơn thừa nhận hành vi vi phạm, thừa nhận nhãn hiệu tên thuộc sở hữu của nguyên đơn, xin lỗi về hành vi sai trái và cam đoan sẽ không sử dụng trái phép nhãn hiệu đó trong tương lai Thông thường, nội dung xin lỗi công khai phải được sự đồng ý của Tòa án Nếu bị đơn không thực hiện lời xin lỗi công khai kịp thời, Tòa án có thể ủy quyền cho nguyên đơn đăng lời xin lỗi công khai nhân danh bị đơn và tính các chi phí cho bị

56 Bản án số 01/2018/KDTM-ST ngày 29/10/ 2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên về việc

"Tranh chấp về quyền SHTT " đơn 57 Trong vụ việc giữa Tianjin Goubuli Baozi Catering với Harbin Tianlongge

Hotel và Gao Yuan, 58 nguyên đơn đã đăng ký nhãn hiệu tên “Goubuli” cho các sản phẩm của mình vào tháng 7 năm 1980 Baozi là một loại bánh bao hấp của Trung Quốc với nhân thịt Nguyên đơn đã khởi kiện vi phạm nhãn hiệu đối với các bị đơn khách sạn Harbin Tianlongge và Gao Yuan, vì đã sử dụng nhãn hiệu “Goubuli” mà không được phép vào năm 1991 Tòa án nhân dân Cấp cao đã ra quyết định các bị đơn “đăng một tuyên bố xin lỗi” trên một tờ báo có cùng cấp độ “ở hoặc trên cấp thành phố ở Cáp Nhĩ Tân.” Tòa án tuyên bố rằng nội dung của lời xin lỗi “sẽ được xem xét và sự chấp thuận của Tòa án này” và các bị đơn phải chịu các chi phí liên quan Việc xâm phạm nhãn hiệu không chỉ gây tổn hại đến danh tiếng nhãn hiệu mà còn đối với người tiêu dùng, biện pháp xin lỗi được áp dụng bên cạnh các biện pháp khác đã khôi phục được danh tiếng cho nhãn hiệu Ngoài Trung Quốc, Tòa án Nhật Bản cũng yêu cầu xin lỗi trong các vụ vi phạm nhãn hiệu Biện pháp khôi phục uy tín được áp dụng thay cho hoặc ngoài các khoản bồi thường thiệt hại 59 Các biện pháp khôi phục uy tín là các biện pháp khôi phục uy tín kinh doanh của chủ sở hữu nhãn hiệu đã bị tổn hại do hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Ví dụ, cho rằng chất lượng của sản phẩm vi phạm là kém hơn, làm tổn hại đến giá trị thương hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu và làm tổn hại đến lòng tin kinh doanh của chủ sở hữu nhãn hiệu Trong những trường hợp như vậy, bên bị xâm phạm có thể yêu cầu áp dụng biện pháp khôi phục uy tín Trong đó yêu cầu đăng một quảng cáo xin lỗi thường là phổ biến Cụ thể, đối với các tờ báo tổng hợp (báo quốc gia, báo địa phương), có thể là báo ngành hoặc có thể là quảng cáo xin lỗi trên website của người vi phạm.

Từ những bất cập trong quy định và thực tiễn pháp luật Việt Nam cùng kinh nghiệm các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản thì việc cần có một hướng dẫn cụ thể

57 Xuan-Thao Nguyen, Trademark apologetic justice: China’s trademark jurisprudence on reputational harm,

University of Pennsylvania Journal of Business Law, Vo 15:1, tr 134.

58 Tianjin Goubuli Baozi Catering (Group) Co v Harbin Tianlongge Hotel and Gao Yuan, (Higher People’s

Ct of Heilongjian Province Dec 28, 1994) (China).

59 Article 39 Trademark Act (Act No 127 of April 13, 1959, latest revision: Act No.3 of May

“Article 39:[ ]106 (Measures to restore credibility) of the Patent Act shall apply mutatis mutandis to the infringement of a trademark right and an exclusive right to use.”

Article 106 Patent Act (Act No 121 of 1959):

“Article 106: The court may, upon the request of a patentee or exclusive licensee, order the person(s) who harmed the business credibility of the patentee or exclusive licensee by intentionally or negligently infringing upon the patent right or exclusive license to take measures necessary to restore the business credibility of the patentee or exclusive licensee in lieu of or in addition to compensation for damages.” hơn đối với biện pháp buộc xin lỗi là cần thiết Việc tạo điều kiện để nguyên đơn nhân danh bị đơn thực hiện việc xin lỗi, cải chính công khai khi bị đơn không thực hiện hoặc chậm trễ việc thực hiện biện pháp buộc xin lỗi là một trong những kinh nghiệm có thể học hỏi đối với pháp luật Việt Nam Ngoài ra quy định cho người có hành vi xâm phạm gánh chịu chi phí cho việc xin lỗi, cải chính công khai trong trường hợp này có thể xem như một loại chế tài mà họ phải gánh chịu.

Biện pháp buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự

Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự được Tòa án quyết định áp dụng đối với người có hành vi vi phạm nghĩa vụ đối với chủ thể quyền SHTT theo yêu cầu của bên bị xâm phạm quyền Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự trong trường hợp giả mạo NHHH có thể được áp dụng khi chủ thể có hành vi xâm phạm quyền phải chịu trách nhiệm dân sự đối với chủ thể quyền SHTT do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận theo hợp đồng Theo hướng dẫn tại mục 3 phần IV Phần B Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL- BKH&CN-BTP thì: “Khi áp dụng biện pháp này cần căn cứ vào các quy định tương ứng tại các mục 2 và 3 Chương XVII, Phần thứ ba của BLDS năm 2005.”

Tuy nhiên, BLDS năm 2005 đã hết hiệu lực và được thay thế bởi BLDS năm 2015. Nội dung về thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định tại mục 2 Chương XV BLDS năm 2015 Khi chủ thể có nghĩa vụ có hành vi vi phạm nghĩa vụ đối với chủ thể quyền SHCN thì sẽ bị Tòa án áp dụng biện pháp buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự theo yêu cầu của chủ thể quyền Nghĩa vụ được định nghĩa tại Điều 274 BLDS năm 2015: “là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền)” Đối với quyền

SHCN, là quyền sở hữu đối với tài sản vô hình, nghĩa vụ dân sự được đặt ra cho chủ thể có nghĩa vụ có thể là: nghĩa vụ xin phép chủ thể quyền khi sử dụng các đối tượng quyền SHCN được bảo hộ, Việc buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự được đặt ra khi chủ thể có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ, do đó, họ phải chịu trách nhiệm đối với chủ thể quyền về sự vi phạm trên 60

60 Xem thêm Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Luật SHTT, NXB Hồng Đức

– Hội Luật gia Việt Nam, tr 337.

Biện pháp buộc bồi thường thiệt hại

Việc phát hiện và có những chế tài xử lý thông qua các biện pháp như buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; xin lỗi, cải chính công khai; thực hiện nghĩa vụ dân sự sẽ góp phần làm giảm cũng như ngăn chặn các hành vi tương tự tiếp diễn Tuy nhiên việc ngăn chặn và răn đe là chưa đủ để bù đắp những hậu quả mà hành vi giả mạo NHHH, CDĐL gây ra Do đó, Luật SHTT đã có quy định về biện pháp bồi thường thiệt hại để lấp đầy khoảng trống này Buộc bồi thường thiệt hại có thể được xem là một biện pháp răn đe hữu hiệu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng nhái và các hình thức xâm phạm quyền SHTT khác 61 Ngoài ra, trong các biện pháp dân sự thì biện pháp đảm bảo quyền và lợi ích của chủ thể quyền bị xâm phạm hiệu quả nhất và thường được đương sự yêu cầu chính là biện pháp bồi thường thiệt hại Đặt ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại hướng đến hai mục tiêu, trước hết là buộc người gây thiệt hại chịu trách nhiệm đối với hậu quả do hành vi vi phạm mà mình gây ra, đồng thời làm cho người bị thiệt hại được bồi thường, bù đắp những tổn thất mà họ phải gánh chịu 62

Cả BLDS năm 2015 và Luật SHTT đều có quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại, xác định thiệt hại và cách thức bồi thường thiệt hại, tuy nhiên giữa chúng không hoàn toàn giống nhau Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật SHTT thì khi có sự khác nhau giữa quy định về SHTT của Luật SHTT với quy định các luật khác thì áp dụng quy định của Luật SHTT Do đó, quy định giải quyết yêu cầu về bồi thường thiệt hại phải áp dụng các quy định tại các điều 204 và 205 của Luật SHTT, các quy định tại mục 2 Chương II của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP và hướng dẫn tại mục I Phần B của Thông tư liên tịch Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP.

Căn cứ vào lợi ích bị xâm phạm và những thiệt hại xảy ra mà trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bù đắp tổn thất về tinh thần 63 Khóa luận này tập trung đến hai đối tượng bị xâm phạm là NHHH và CDĐL nên các thiệt hại về tinh thần không được đưa ra phân tích bởi lẽ theo nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền SHTT thì thiệt hại về tinh thần không bao gồm các tổn thất do hành vi xâm phạm

61 Phòng thương mại châu Âu tại Việt Nam (2010), Các vấn đề thương mại/đầu tư và kiến nghị, tr

6273 Trần Ngọc Thành (2013), “Một số vấn đề về thực hiện nguyên tắc bồi thường trong chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 22, tr 13.

63 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), tlđd (10), tr 543.

NHHH và CDĐL gây ra 64 Suy cho cùng các dấu hiệu cấu thành NHHH, CDĐL sẽ không thể hiện hết vai trò, giá trị của nó nếu nó không được gắn trên các sản phẩm. Hơn thế nữa, NHHH không yêu cầu về tính mới, sự sáng tạo, giá trị thẩm mỹ đẹp – xấu, để được bảo hộ Ngoài ra, như đã trình bày tại chương I, quyền SHCN đối với NHHH, CDĐL là quyền tài sản Do đó việc yêu cầu bồi thường tổn thất tinh thần do chủ thể quyền SHCN đối với NHHH, CDĐL đưa ra sẽ không hợp lý Mặc khác, chủ thể thực hiện hành vi giả mạo NHHH, CDĐL thường lợi dụng danh tiếng, uy tín của NHHH, CDĐL nhằm hưởng các lợi ích bất hợp pháp bao gồm những giá trị vật chất, doanh thu, lợi nhuận, cơ hội kinh doanh Sự giảm sút về uy tín, danh tiếng là vấn đề có thể sẽ được đặt ra, tuy nhiên sự giảm sút này đã tác động trực tiếp đến doanh thu, cơ hội kinh doanh và chúng có thể được tính toán bằng thiệt hại vật chất để bồi thường.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Căn cứ phát sinh thiệt hại được xác định dựa trên các yếu tố về thiệt hại, hành vi xâm phạm, mối quan hệ nhân quả và yếu tố lỗi Thiệt hại được hiểu là tổn thất về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác được pháp luật bảo vệ 65 Người có hành vi xâm phạm quyền SHTT mà gây thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần cho chủ thể quyền SHTT, thì phải bồi thường Như đã phân tích ở trên thì thiệt hại do hành vi giả mạo NHHH, CDĐL là các thiệt hại về vật chất Theo quy định tại khoản 1 Điều 205 Luật SHTT:

“Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền SHTT đã gây thiệt hại về vật chất cho mình thì có quyền yêu cầu Tòa án quyết định mức bồi thường [ ].” Bồi thường thiệt hại hướng đến việc bù đắp những tổn thất do đó nếu không có tổn thất xảy ra thì việc yêu cầu bồi thường sẽ không có ý nghĩa Do đó, tồn tại thiệt hại là một trong những “điều kiện cần” để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại 66 Tuy nhiên, không phải thiệt hại nào cũng là cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi thường, mà thiệt hại đó phải là thiệt hại thực tế - tức là có thể tính toán được 67 Quy định của pháp luật SHTT nhấn mạnh tính thực tế 68 của tổn thất và có

65 Bộ Tư pháp – Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách khoa và NXB Tư pháp, tr 713.

66 Nguyễn Phương Thảo (2017), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn thương mại theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

67 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, NXB Hồng Đức, tr 445.

68 Khoản 2 Điều 204 Luật SHTT. sự hướng dẫn để xác định tại tiểu mục 1.3 mục 1 phần I phần B Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường tiếp theo là hành vi trái pháp luật. Trách nhiệm bồi thường hại trong trường hợp giả mạo NHHH, CDĐL mang bản chất bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng xuất phát từ hành vi trái pháp luật gây thiệt hại Chủ thể có hành vi giả mạo NHHH, CDĐL dẫn đến các thiệt hại vật chất cho chủ thể quyền và phát sinh trách nhiệm bồi thường Chế tài bồi thường thiệt hại được Tòa án áp dụng khi tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền và bên nguyên đơn phải chứng minh được hành vi xâm phạm quyền 69 Nội dung xác định hành vi xâm phạm quyền SHTT trong trường hợp giả mạo NHHH, CDĐL đã được phân tích tại mục 1.1.2 khóa luận này Trong một vụ việc, Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam khởi kiện cho rằng Công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu đã sử dụng mẫu nhãn hiệu “Mì Hảo Hạng, TÔM CHUA CAY và hình” xâm phạm quyền SHTT về nhãn hiệu đối với nhãn hiệu sản phẩm “Hảo Hảo, MÌ TÔM CHUA CAY, hình” Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam yêu cầu Công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi công khai và bồi thường thiệt hại Công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu cho rằng mẫu nhãn hiệu bị khởi kiện không xâm phạm về quyền SHTT đối với nhãn hiệu của Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam, nên không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam Đồng thời có yêu cầu phản tố yêu cầu Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam bồi thường thiệt hại cho Công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu và xin lỗi công khai. Tòa sơ thẩm đã quyết định: “Công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu có hành vi sử dụng mẫu bao bì mì ăn liền mang dấu hiệu “Mì Hảo Hạng, TÔM CHUA CAY và hình” là xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu “Hảo Hảo, MÌ TÔM CHUA CAY, hình” được bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số

62360 ngày 29/4/2005 Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam và buộc Công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu chấm dứt hành vi xâm phạm nói trên [ ]” Tuy nhiên, sau đó tại phiên Tòa phúc thẩm, Tòa án đã đưa ra quyết định: “Không đủ căn cứ xác định Công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu có hành vi sử dụng mẫu nhân bao bì mì ăn liền mang dấu hiệu “Mì Hảo Hạng, TÔM CHUA CAY và hình” xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu “Hảo Hảo, MÌ TÔM CHUA CAY, hình” được bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 62360 ngày 29/4/2005 của Công

69 Điều 202 và khoản 1 Điều 205 Luật SHTT. ty Cổ phần Acecook Việt Nam.” Có thể thấy, việc xác định hành vi xâm phạm quyền SHTT là không đơn giản, đặc biệt đối với hành vi giả mạo NHHH, CDĐL. Để Tòa án có thể đưa ra kết luận về một hành vi có xâm phạm quyền hay không trên thực tế phải nhờ đến sự can thiệp của nhiều cơ quan chuyên môn, kết quả thẩm định Điều này không tránh khỏi việc phụ thuộc, mất đi tính độc lập của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp Tuy nhiên, hiện nay chúng ta chưa có Tòa chuyên trách về SHTT cũng như còn hạn chế số lượng Thẩm phán chuyên trách về lĩnh vực này, việc đào tạo, tập huấn chuyên môn về SHTT chưa đầy đủ và hiệu quả thấp; vẫn còn có tình trạng người được tập huấn không phải là người xét xử trực tiếp, hoặc ngược lại… Vì vậy, Việt Nam cần phải thành lập Tòa chuyên trách về SHTT, tập trung các Thẩm phán đào tạo về chuyên môn này để xét xử những vụ án đó, từ đó đưa ra những phán quyết chính xác, giải quyết được tận gốc rễ các xâm phạm về

SHTT 70 Tầm quan trọng của việc bảo hộ, thực thi quyền SHTT được thể hiện qua nhiều nội dung được đề cập trong các FTA thế hệ mới Tại Thái Lan, năm 1997, Thái Lan đã thành lập Tòa án Thương mại quốc tế và SHTT (Tòa IP và IT) có thẩm quyền xét xử các vụ việc án dân sự và hình sự liên quan đến SHTT Kinh nghiệm của các thẩm phán đã được cải thiện thông qua việc đào tạo cho các nhân viên Tòa án, Thẩm phán, cơ quan hải quan và các cơ quan thực thi quyền SHTT khác Năm

2016, Thái Lan thành lập một tiểu bang về “Ngăn chặn vi phạm SHTT” để giải quyết và ngăn chặn các vấn đề về xâm phạm quyền SHTT, tăng cường bảo hộ quyền SHTT theo các tiêu chuẩn quốc tế và xây dựng hình ảnh của Thái Lan như một quốc gia thân thiện với SHTT 71 Các Tòa án sơ thẩm được chia ra hai mô hình: Các Tòa sơ thẩm thông thường và các Tòa chuyên biệt Bản án, quyết định của Tòa chuyên biệt nếu có kháng cáo sẽ được Tòa án tối cao xem xét trực tiếp mà không phải do Tòa Phúc thẩm xét xử như bản án của các Tòa Sơ thẩm thông thường khác.

Có thể thấy điểm ưu việt nổi bật của Tòa chuyên biệt SHTT tại Thái Lan là các khiếu nại bản án của Tòa IP và IT được giải quyết một cách kịp thời Hệ thống Tòa án về SHTT tại Nhật Bản cũng là một mô hình mà Việt Nam có thể tham khảo (Phụ lục 02) Bộ phận SHTT lần đầu tiên được thành lập tại Tòa án cấp cao Tokyo vào năm 1950 Hiện tại, trong Tòa án quận Tokyo có bốn bộ phận và Tòa án quận Osaka có hai bộ phận chuyên trách về các vụ án SHTT Tòa án cấp cao Osaka cũng

70 Nguyễn Văn Luật (2020), “Nhu cầu thành lập Tòa SHTT ở Việt Nam”,

[http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid!0379], truy cập 24/6/2021.

71 South-east Asia IPR SME Helpdesk (2016b) IP Country Factsheet: Thailand,

Biện pháp buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại

Nhìn chung, các chủ thể thực hiện hành vi giả mạo NHHH, CDĐL thường nhằm mục đích lợi nhuận dựa trên danh tiếng, uy tín mà nhãn hiệu cũng như CDĐL đã được tạo dựng Số lượng hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, CDĐL được phát hiện hầu như rất lớn và gồm rất nhiều loại hàng hóa khác nhau như mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm, đồ dùng gia dụng, sản phẩm may mặc, Trong số những hàng hóa được gắn nhãn hiệu, CDĐL khi không được phép của chủ thể quyền thì không phải tất cả đều gây hại cho khách hàng, người tiêu dùng mà còn có những sản phẩm có thể được tiếp tục sử dụng, có ích cho cuộc sống Do đó, biện pháp buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền SHTT với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền SHTT là biện pháp hữu hiệu để xử lý chủ thể có hành vi giả mạo NHHH, CDĐL Việc áp dụng biện pháp này phải căn cứ vào quy định tại khoản 5 Điều 202 của Luật SHTT, các điều 30 và 31 của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP.

Chủ thể có hành vi xâm phạm quyền SHTT thông qua việc giả mạo NHHH, CDĐL đã xâm phạm đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, do đó việc chịu chế tài xử lý như trên là phù hợp Hơn thế nữa, chế tài này còn giảm thiểu nguy cơ tái xâm phạm Tòa án xem xét quyết định buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền SHTT mà không phụ thuộc vào việc chủ thể quyền có yêu cầu hay không có yêu cầu.

Tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án sẽ quyết định buộc tiêu hủy hay buộc buộc phân phối hay buộc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với các hàng hóa nêu trên Những hàng hóa như đồ gia dụng, đồ may mặc, là những hàng hóa có thể có giá trị sử dụng mặc dù chúng giả mạo NHHH, CDĐL Do đó việc tiêu hủy được áp dụng trong trường hợp này sẽ gây lãng phí một nguồn tài nguyên lớn trong khi chúng có thể được sử dụng nhằm mục đích phi lợi nhuận như nhân đạo, từ thiện hoặc phục vụ lợi ích xã hội Như vậy, việc buộc phân phối hoặc buộc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo về nhãn hiệu, CDĐL phải đáp ứng các điều kiện sau đây: hàng hóa có giá trị sử dụng; yếu tố xâm phạm đã được loại bỏ khỏi hàng hóa; việc phân phối, sử dụng không nhằm thu lợi nhuận và không ảnh hưởng một cách bất hợp lý tới việc khai thác bình thường quyền của chủ thể quyền SHTT, trong đó ưu tiên mục đích nhân đạo, từ thiện hoặc phục vụ lợi ích xã hội; người được phân phối, tiếp nhận để sử dụng không phải là khách hàng tiềm năng của chủ thể quyền SHTT 88 Trong trường hợp không hội đủ các điều kiện để áp dụng biện pháp buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại như trên thì biện pháp buộc tiêu hủy hàng hóa giả mạo về SHTT, hàng hóa xâm phạm, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó được áp dụng Khi quyết định buộc tiêu hủy hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền SHTT, Tòa án phải quyết định trách nhiệm của người có hành vi xâm phạm quyền SHTT phải chịu chi phí cho việc tiêu hủy đó Nhìn chung, những quy định của pháp luật Việt Nam đã có nhiều sự tương thích với Hiệp định CPTPP và EVFTA 89 Đơn cử, vụ tranh chấp giữa Ông Phạm Tấn T và Công ty cổ phần Bột Thực phẩm ASEA Đ do Công ty cổ phần Bột Thực phẩm ASEA Đ đã xâm phạm quyền độc quyền sử dụng KDCN và nhãn hiệu Hiệu Đồng T Tòa án đã quyết định: “Buộc

Công ty cổ phần Bột Thực phẩm ASEA Đ thu hồi và tiêu hủy toàn bộ bao gói sản phẩm các sản phẩm như “bột chiên giòn”, “bột béo”, “bột năng”, “bột chiên xù”… chứa dấu hiệu chữ “Đồng T ” và tiêu hủy toàn bộ bao gói, giấy tờ tài liệu, tờ rơi, biển hiệu, phương tiện in ấn bao bì chứa dấu hiệu chữ “Đồng T ”, tháo dỡ mọi quảng cáo, chào hàng trên môi trường internet chứa dấu hiệu “Đồng T ”” 90 Trong

88 Xem thêm khoản 1 Điều 30 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP Những quy định này còn được áp dụng với nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo này cũng được

89 Xem thêm khoản 12 Điều 18.74 Hiệp định CPTPP và Điều 12.48 Hiệp định EVFTA.

90 Bản án số 17/2019/KDTM-ST ngày 31-5-2019 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về tranh chấp quyền sở hữu trí. vụ tranh chấp khác giữa công ty P và Công ty cổ phần E Việt Nam 91 Đối với yêu cầu Bị đơn loại bỏ, tiêu hủy các yếu tố xâm phạm quyền đối với với kiểu dáng XE MÁY và các nhãn hiệu “P2”, “V”, “ P và hình” được bảo hộ của Nguyên đơn, Hội đồng xét xử xét thấy: “Xét thấy yêu cầu của Nguyên đơn phù hợp với quy định tại khoản 5 Điều 202 Luật SHTT Vì vậy có căn cứ chấp nhận đối với yêu cầu này của Nguyên đơn.” Trong hai vụ tranh chấp này tòa án đã quyết định tiêu hủy đối với các đối tượng có chứa yếu tố xâm phạm quyền như bao gói sản phẩm, các nhãn hiệu.

2.6 Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Biện pháp khẩn cấp tạm thời không được liệt kê tại Điều 202 Luật SHTT về các biện pháp dân sự mà được quy định tại các điều từ 207 đến 210 Luật SHTT. Những biện pháp tại Điều 202 Luật SHTT được áp dụng sau khi Tòa án xét xử và đưa ra quyết định, bản án hay nói cách khác được áp dụng nhằm khắc phục hậu quả. Còn đối với các biện pháp tạm thời được áp dụng nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo toàn tình trạng tài sản, bảo vệ bằng chứng hoặc bảo đảm thi hành án Điều này giúp việc giải quyết vụ án sau đó được dễ dàng và tránh gặp những khó khăn, trở ngại Ngoài những biện pháp khẩn cấp tạm thời được liệt kê tại Điều

207 thì Luật SHTT còn quy định có thể áp dụng các biện pháp khác trong BLTTDS và các luật khác 92 Tại Việt Nam, việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời thật sự chưa hiệu quả vì chỉ áp dụng khi khởi kiện hoặc sau khi khởi kiện theo yêu cầu của chủ thể quyền SHTT Hơn thế nữa, việc Tòa án phải cấp hoặc gửi gửi quyết định áp dụng, thay đổi khẩn cấp tạm thời ngay sau khi ra quyết định sẽ khiến bên bị áp dụng biết trước về việc tài sản sẽ bị thu giữ, kê biên, thì họ sẽ tẩu tán tài sản, tiêu hủy nhằm xóa đi chứng cứ chứng minh việc xâm phạm Pháp luật quốc tế và pháp luật tại nhiều nước trên thế giới không đi theo hướng này, ở Anh và Đức có các tòa chuyên trách, chuyên ra các quyết định khẩn cấp tạm thời và việc đưa ra các biện pháp này mà không cần phải báo với người xâm phạm và có thể trước cả khi nguyên đơn khởi kiện Sau khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu nguyên đơn không tiến hành khởi kiện thì Tòa án sẽ thu hồi quyết định khẩn cấp tạm thời đó Hiệp định EVFTA quy định chủ thể có thể yêu cầu Tòa án vào bất kỳ thời điểm nào (không phụ thuộc vào việc đã khởi kiện hay chưa) miễn là có bằng chứng hợp

91 Bản án số 01/2018/KDTM-ST ngày 29-10-2018 về việc "Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ của Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên.

92 BLTTDS năm 2015 liệt kê 16 biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định cụ thể từ Điều 114 đến Điều 132 và các biện pháp được quy định tại các luật khác, tuy nhiên không phải tất cả các biện pháp này đều có thể áp dụng trong tranh chấp quyền SHTT mà tùy trường hợp cụ thể xem xét để áp dụng hợp lý. lý làm căn cứ cho yêu cầu của mình; những trường hợp có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mở rộng hơn rất nhiều so với quy định của pháp luật Việt Nam 93 Điều này được xem là hợp lý bởi lẽ bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại gây ra cho người bị áp dụng biện pháp đó trong trường hợp người đó không xâm phạm quyền SHTT Để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ này, người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nộp khoản bảo đảm.

Như vậy, Luật SHTT Việt Nam đã đáp ứng yêu cầu của EVFTA về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ở một số điểm, cụ thể: quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp; các trường hợp Tòa án được áp dụng biện pháp khẩn cấp mà không phải nghe bên liên quan trình bày ý kiến (Điều 206 Luật SHTT) Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề chưa tương thích, cần được sửa đổi, cụ thể: về thời điểm có thể yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Luật SHTT chỉ cho phép chủ thể yêu cầu biện phạm tạm thời khi hoặc sau khi khởi kiện tại Tòa án; trong khi đó EVFTA quy định chủ thể có thể yêu cầu Tòa án vào bất kỳ thời điểm nào (không phụ thuộc vào việc đã khởi kiện hay chưa) miễn là có bằng chứng hợp lý làm căn cứ cho yêu cầu của mình Về tình huống áp dụng hay điều kiện yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì chủ thể quyền chỉ có thể yêu cầu trong 02 trường hợp (nguy cơ thiệt hại không thể khắc phục, nguy cơ tẩu tán hoặc bị thiêu hủy), trong khi EVFTA quy định nhiều trường hợp, mỗi trường hợp có các biện pháp khẩn cấp tạm thời tương ứng Do đó, Luật SHTT Việt Nam cần có những sửa đổi bổ sung theo hướng cho phép chủ thể bị xâm phạm quyền có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện Ngoài ra cần bổ sung các trường hợp có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tương thích với quy định của Hiệp định EVFTA.

93 Xem thêm điểm 2 khoản 45 Điều 12 Hiệp định EVFTA.

Trong bối cảnh mới với quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam thông qua việc tham gia các FTA thế hệ mới, làn sóng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng Chính vì vậy, công tác rà soát, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về SHTT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm Chương II của khóa luận đã tập trung giải quyết những vấn đề sau:

Thứ nhất, phân tích quy định pháp luật SHTT về các biện pháp dân sự để xử lý hành vi giả mạo NHHH, CDĐL đã nêu ra các vướng mắc, bất cập còn tồn tại.

Thứ hai, tìm hiểu quy định về pháp luật SHTT của một số quốc gia trên thế giới nhằm rút ra các kinh nghiệm, giá trị mà Việt Nam có thể tham khảo.

Thứ ba, trên cơ sở nội dung phân tích các quy định của các điều ước quốc tế tại chương I của khóa luận, chương II đã có sự so sánh, đối chiếu giữa quy định pháp luật Việt Nam với các quy định trong các văn kiện quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, ký kết nhằm đưa ra những nội dung mà pháp luật SHTT Việt Nam cần sửa đổi, bổ sung để đảm bảo tính tương thích.

Thứ tư, khai thác một số bản án và các tình huống thực tiễn đã được giải quyết về các tranh chấp liên quan đến giả mạo NHHH, CDĐL nhằm chỉ ra những điểm bất cập trong quy định pháp luật hiện hành.

Ngày đăng: 08/03/2023, 11:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w