1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá Luận Trách Nhiệm Bồi Thường Tồn Thất Vềtinh Thần Ngoài Hợp Đồng Theo Pháp Luật Dân Sự Việt Nam.doc

108 15 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 1,42 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG TỔN THẤT VỀ TINH THẦN (16)
    • 1.1. Sơ lược lịch sử, khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần (16)
      • 1.1.1. Sơ lược sự hình thành và phát triển của trách nhiệm bồi thường tổn thất về (16)
      • 1.1.3. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần (23)
    • 1.2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần (27)
      • 1.2.1. Có thiệt hại xảy ra trên thực tế (27)
      • 1.2.2. Hành vi gây thiệt hại được xác định là hành vi trái pháp luật 23 (29)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, THỰC TIỄN THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG TỔN THẤT TINH THẦN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN (37)
    • 2.1. Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm (37)
    • 2.2. Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần khi sức khỏe bị xâm phạm (42)
    • 2.3. Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần khi tính mạng bị xâm phạm (48)
    • 2.4. Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (56)
    • 2.5. Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần khi các quyền, lợi ích hợp pháp khác bị xâm phạm (60)
  • PHỤ LỤC (2)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LÊ QUỲNH NHƯ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG TỔN THẤT VỀ TINH THẦN NGOÀI HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM KHÓA LUẬN CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN[.]

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG TỔN THẤT VỀ TINH THẦN

Sơ lược lịch sử, khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần

BTTH ngoài hợp đồng là một trong những chế định trụ cột của Bộ luật Dân sự. Khi một chủ thể gây thiệt hại cho chủ thể khác thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chính hành vi trái pháp luật của mình gây ra Bên cạnh thiệt hại về vật chất, TTVTT ngày càng được xem trọng Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khi vấn đề bảo vệ quyền con người nói chung và bảo vệ quyền dân sự của công dân nói riêng đang là vấn đề được xã hội quan tâm vì đó là tiêu chí quan trọng để đánh giá sự văn minh, tiến bộ của một quốc gia Chính vì thế, trong chương này khóa luận sẽ đi phân tích quá trình hình thành và phát triển của trách nhiệm bồi thường TTVTT, khái niệm TTVTT, đặc điểm và ý nghĩa TTVTT Bên cạnh đó, tác giả còn chỉ ra các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường TTVTT để làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường TTVTT.

1.1 Sơ lược lịch sử, khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần

1.1.1 Sơ lược sự hình thành và phát triển của trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần

Các Mác đã nói: “Xã hội là tổng hòa của các mối quan hệ đa dạng và phức tạp giữa các cá nhân với nhau hoặc giữa cá nhân với tổ chức, với nhà nước Mỗi con người có các quyền và tự do của mình, nhưng con người không thể sống ngoài xã hội nên phải tôn trọng quyền và tự do của các nhân khác, không được ra khỏi quy định và cho phép của pháp luật 1 Việc thi hành các quyền tự nhiên của mỗi người chỉ bị giới hạn trong việc đảm bảo cho các thành viên của xã hội được hưởng các quyền đó Trên thực tế, khi một người thực hiện quyền của mình có khả năng sẽ xâm phạm quyền và gây thiệt hại cho người khác cả về thiệt hại vật chất và TTVTT.

Vì vậy, trách nhiệm BTTH tất yếu được đặt tra trong khoa học pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đối tượng bị xâm phạm.

Dưới triều đại phong kiến, các đạo, chiếu, lệnh và các chính sách ruộng đất của nhà nước phong kiến Lý, Trần, Hồ được sử sách ghi chép cho thấy, lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, các vấn đề sở hữu hợp đồng đã được pháp luật quy định 2 Tuy nhiên,

1Lê Mai Anh, (2004), Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra, Nxb. Lao động – xã hội, Hà Nội, tr 7.

2Trường Đại học Luật Hà Nội, (2002), Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, tr 144. pháp luật nước ta ở giai đoạn này chủ yếu điều chỉnh ở lĩnh vực hình sự Đối với lĩnh vực dân sự chỉ điều chỉnh ở một số vấn đề liên quan đến quyền sở hữu, hợp đồng, thừa kế, hôn nhân gia đình Vấn đề bồi thường TTVTT ở giai đoạn này chưa được chú trọng và không có bất cứ quy định nào để điều chỉnh thiệt hại TTVTT. Bước sang thời kì nhà Lê, bước đầu manh nha đã có các văn bản pháp luật quy định về trách nhiệm dân sự đối với hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của các nhân Tiêu biểu nhất phải được nhắc đến ở đây là sự ra đời của Bộ Quốc triều Hình Luật (hay Luật Hồng Đức) 3 Sau Bộ Quốc triều Hình

Luật phải nhắc đến Bộ Hoàng Việt Luật lệ 4 Bộ luật này cũng chưa có sự phân định rõ ràng giữa hình luật và dân luật Phần lớn bộ luật chỉ tập trung quy định các chế tài của hình luật cho nên trách nhiệm dân sự quy định lan man và không đầy đủ.

Cả hai bộ luật trên không trực tiếp đề cập đến trường hợp được bồi thường TTVTT khi có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho chủ thể khác, nhưng khi tìm hiểu và phân tích một số điều luật cụ thể, chúng ta thấy được sự gián tiếp thừa nhận trách nhiệm bồi thường TTVTT của hai bộ luật này Ví dụ, trong Quốc triều hình luật tại Điều 472 của Bộ luật này quy định trường hợp người nào đánh các quan chức bị thương thì ngoài tiền bồi thường thương tích, người gây thiệt hại phải đền một khoản tiền gọi là “tiền tạ” Hoặc theo Điều 473 quy định các trường hợp lăng mạ quan chức cũng phải nộp tiền tạ ngoài hình phạt Điều 474 quy định trường hợp đánh người trong hoàng tộc cũng điều đưa ra một khoản tiền tạ ngoài khoản tiền phạt 5 Vậy khoản tiền tạ ở đây được hiểu là gì? “Tạ” là tỏ lòng xin lỗi một cách trân trọng đối với người mà mình đã mang đến cho họ điều không may 6 Thực chất “tiền tạ” là khoản tiền bù đắp TTVTT cho các vị quan thời phong kiến, tùy theo địa vị xã hội của họ do tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín của họ bị xâm phạm 7 Pháp luật phong kiến đã phân biệt rõ ràng địa vị của con người trong xã hội Cùng với một hành vi xâm phạm, nhưng nếu chủ thể bị xâm phạm là một người dân thường thì sẽ được coi như là việc hết sức bình thường và không có trách nhiệm BTTH Trong Điều 94 Hoàng Việt Luật

3Điều 472 quy định trường hợp đánh các quan chức bị thương, thì ngoài tiền bồi thường thương tích, người gây thiệt hại phải đền tiền tạ. Điều 473 quy định trường hợp lăng mạ quan chức cũng phải đền tiền tạ ngoài việc chịu một khoản tiền phạt.

4Văn bản pháp luật được pháp điển hóa và có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật phong kiến Việt Nam, ra đời dưới thời vua Gia Long.

5Nguyễn Ngọc Nhuận, Nguyễn Tá Nhí, (1995), Quốc triều hình luật, Nxb Tp Hồ Chí Minh, tr 179 - 180.

6Võ Thị Như Thương, (2015), Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần theo pháp luật dân sự Việt

Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh, tr 4.

7Bộ Tư pháp – Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, (2008), Một số vấn đề pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỉ XV đến thời Pháp thuộc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 180 - 181. lệ và Điều 315 Bộ luật Hồng Đức thì sự bồi thường TTVTT còn được dự liệu trong trường hợp từ hôn Trường hợp cha mẹ người con gái đã nhận sính lễ trong việc gả con, sau đó lại không đồng ý gả con thì phải bồi thường một khoản tiền thiệt hại về danh dự cho gia đình nhà trai đã mang đồ sính lễ cưới hỏi 8 Ởđây, pháp luật phong kiến đã tạo nên sự bất bình đẳng trong xã hội Đối với trường hợp thiệt hại về vật chất thì pháp luật quy định rõ ràng và được áp dụng chung trong mọi trường hợp Tuy nhiên, đối với TTVTT thì chỉ có một số đối tượng như vua, quan lại, đại thần… mới được hưởng một khoản tiền tạ Mặc dù có sự bất bình đẳng trong một số trường hợp đối với những chủ thể có địa vị khác nhau nhưng pháp luật thời kì phong kiến đã bắt đầu manh nha thừa nhận trách nhiệm bồi thường TTVTT. Đến thời kì Pháp thuộc (từ năm 1858 đến năm 1945) do sự tiếp thu tiến bộ của khoa học pháp lý phương Tây Trách nhiệm dân sự đã được quy định cụ thể và tách biệt so với trách nhiệm hình sự Trách nhiệm bồi thường TTVTT được đề cập trong hai bộ luật: Dân luật Bắc Kỳ và Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật Ví dụ tại Điều 71 Dân luật Bắc

Kỳ và Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật quy định: “Bên nào bỏ lời hứa về việc giá thú mà không có duyên cớ chính đáng vì lỗi của bên ấy, thì phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn hại” 9

Trải qua nhiều năm đấu tranh giành độc lập dân tộc, Cách mạng tháng tám năm

1945 thành công rực rỡ đã đánh dấu nhiều bước tiến cho Việt Nam Tiêu biểu phải kể đến chính là bản Hiến pháp năm 1946 – đây là bản hiến pháp đầu tiên của nước Công hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Do tình hình đất nước còn nhiều rối ren, thù trong giặc ngoài, đời sống vật chất của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn Nên bản Hiến pháp năm 1946 chỉ ghi nhận một số quyền cơ bản của công dân Do đó, cũng chưa có quy định nào về trách nhiệm bồi thường TTVTT được ghi nhận.

Trải qua mười bốn năm đấu tranh xây dựng đất nước Bản Hiến pháp năm 1959 ra đời đã ghi nhận quyền được BTTH trong trường hợp bị thiệt hại vì hành vi vi phạm của cơ quan nhà nước tại Điều 29 10 Cho đến ngày 23 tháng 03 năm 1972, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành thông tư 173/UBTP về việc hướng dẫn xét xử BTTH

8Bộ Tư pháp – Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, tlđd (07), tr 180 - 181.

9Bộ Tư pháp – Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, tlđd (07), tr 193.

10 Điều 29 Hiến pháp năm 1959: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ quan nhà nước nào về những hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan nhà nước Những việc khiếu nại và tố cáo phải được xem xét và giải quyết nhanh chóng Người bị thiệt hại vì hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan nhà nước có quyền được bồi thường”. ngoài hợp đồng Tuy nhiên, thông tư này cũng chỉ đề cập đến việc bồi thường thiệt hại vật chất mà không đề cập đến việc bồi thường TTVTT Với quan niệm giá trị tinh thần là vô giá nên thiệt hại tinh thần chỉ là khái niệm xã hội, không thể dung tiền để chuộc hay mua được 11 Nên trong một khoảng thời gian dài từ thời kì phong kiến đến khi có sự xuất hiện của hai bản Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm

1959 pháp luật vẫn chưa hề thừa nhận hay đề cập đến vấn đề trách nhiệm bồi thường TTVTT Hiến pháp năm 1980 ra đời có quy định trách nhiệm BTTH tại Điều 73 12 Tuy nhiên, bản Hiến pháp năm 1980 cũng chưa xác định rõ là thiệt hại về vật chất hay là TTVTT Cho đến Điều 72 Hiến pháp năm 1992 13 , mặc dù Điều 72 có quy định người bị thiệt hại được phục hồi danh dự nhưng cũng chưa thực sự được quy định cụ thể và rõ ràng Có thể thấy rằng, mặc dù các bản Hiến pháp năm

1980 và Hiến pháp năm 1992 ra đời sau này có đề cập đến vấn đề trách nhiệm BTTH nhưng vẫn còn những thiếu sót trong quy định, đặc biệt là không quy định trách nhiệm bồi thường TTVTT Bởi lẽ, TTVTT là một dạng thiệt hại trừu tượng và rất khó xác định Ngoài ra, TTVTT là sự tồn tại về mặt tình cảm, cảm xúc, không thể nào quy đổi ra thành tiền nên rất khó có những quy định cụ thể để bồi thường TTVTT Vấn đề xây dựng các quy định pháp luật về bồi thường TTVTT là vô cùng cần thiết bởi nó giúp bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể bị xâm phạm.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần

1.2.1 Có thiệt hại xảy ra trên thực tế

Thiệt hại được hiểu là gì? Tại sao nó lại là yếu tố đầu tiên để phát sinh trách nhiệm bồi thường TTVTT? Theo điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP thì: “Thiệt hại do TTVTT của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mấy uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm… và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.

Thiệt hại do TTVTT của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin… vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu”.

Theo khoản 1 Điều 584 BLDS năm 2015 quy định: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.” Có thể thấy, Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP liệt kê những trường hợp TTVTT có thể xảy ra Tuy nhiên, lại thiếu trường hợp thi thể bị xâm phạm, mồ mả bị xâm phạm được BLDS năm 2015 quy định tại Điều 606 và Điều 607 thừa nhận trách nhiệm BTTH TTVTT.

Như vậy, căn cứ “có thiệt hại xảy ra” là điều kiện tiên quyết của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 28 Tương tự đối với trách nhiệm bồi thường TTVTT thì đòi hỏi hành vi trái pháp luật gây ra những TTVTT cho chính chủ thể bị xâm phạm hoặc người thân thích gần gũi của chủ thể đó Tuy nhiên, không phải trường hợp nào khi có thiệt hại xảy ra cũng đều là căn cứ để phát sinh trách nhiệm bồi thường TTVTT, mà thiệt hại đó phải thỏa mãn những điều kiện sau:

Thứ nhất, thiệt hại xảy ra phải phát sinh từ việc xâm phạm các quyền và lợi ích hợp pháp mà pháp luật công nhận được BTTH TTVTT

Chỉ hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, thi thể, mồ mả thì mới được bồi thường TTVTT theo quy định tại Điều 590, 591, 592, 606, 607 BLDS năm 2015. Ngoài những trường hợp trên, thì khi có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến các quyền khác cũng được pháp luật bảo vệ như quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền có họ và tên … thì sẽ không có trách nhiệm BTTH TTVTT.

Thứ hai, phải có thiệt hại xảy trên thực tế.

Căn cứ xác định những thiệt hại về tinh thần luôn phức tạp vì tinh thần không phải là vật chất mà nó tổn tại vô định không phụ thuộc vào không gian hay thời gian Khi có thiệt hại xảy ra không chỉ có người bị thiệt hại đau buồn mà những người thân thích của người bị thiệt hại cũng có thể bị TTVTT Đó là sự tổn thất về giá trị tinh thần, tình cảm hoặc sự suy sụp về tâm lý, tình cảm của cá nhân Hình thức biểu hiện của TTVTT rất đa dạng có thể là đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin do bị hiểu nhầm, sự suy giảm niềm vui, niềm lạc quan trong cuộc sống… Nỗi đau tinh thần này có thể kéo dài, nghiêm trọng hơn là có thể ảnh hưởng tới thần kinh, trở thành bệnh lý.

Việc đánh giá thiệt hại xảy ra vừa là căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH TTVTT cũng vừa là căn cứ tính mức bồi thường dựa vào mức độ thiệt hại xảy ra trên thực tế Vì tinh thần của con người luôn thay đổi nên rất khó xác định một cách chính xác, nên cần chú ý thêm những yếu tố liên quan như: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình

28 Hoàng Thế Liên (Chủ biên) (2013), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2005 (tập II), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 702. độ văn hóa, hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế… Khi xem xét những yếu tố này phải xem xét một cách khách quan nhất để xác định được thiệt hại đúng nhất.

1.2.2 Hành vi gây thiệt hại được xác định là hành vi trái pháp luật

Hành vi gây thiệt hại phải được xem là hành vi trái pháp luật, người gây thiệt hại phải bồi thường Tuy nhiên không phải hành vi gây thiệt hại nào cũng phát sinh trách nhiệm BTTH Vậy thế nào được xem là hành vi trái pháp luật? Hành vi trái pháp luật tiếng Anh là “illegal behavior” Trái pháp luật là việc thực hiện ngược lại với quy định của pháp luật được nhà nước đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Các quy phạm pháp luật được ghi nhận trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam cũng như điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Theo tiểu mục 1.2 mục 1 Phần I Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP thì “Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật” Một hành vi được xem là trái pháp luật thì phải thỏa mãn các điều kiện sau:

Thứ nhất, hành vi gây ra thiệt hại phải trái pháp luật.

Trước khi BLDS được ban hành thì Thông tư số 173-TANDTC 29 thừa nhận:

“Hành vi trái pháp luật có thể là một việc phạm pháp về hình sự, một vi phạm pháp luật về dân sự, một vi phạm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, hoặc một vi phạm quy tắc sinh hoạt của xã hội” Như vậy, trước đó hành vi trái pháp luật được hiểu theo nghĩa rộng, không phải là hành vi vi phạm pháp luật nói chung mà còn vi phạm đến đường lối, chính sách của Đảng hoặc quy tắc sinh hoạt xã hội Khi Bộ luật Dân sự được ban hành theo hướng dẫn tại tiểu mục 1.2 mục 1 Phần I Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP thì tính trái pháp luật được định nghĩa là “trái với quy định của pháp luật” Vì vậy nếu có hành vi gây thiệt hại nhưng không trái với quy định của pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường Bên cạnh đó BLDS năm 2015 còn dự trù một số trường hợp mặc dù có hành vi trái pháp luật theo quy định của pháp luật nhưng không phải chịu trách nhiệm bồi thường Theo khoản 2 Điều 584 BLDS năm

2015 quy định: “Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm BTTH trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”.

Hành vi gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, xâm phạm thi thể, mồ mả là hành vi trái pháp luật gây ra hậu quả xấu cả về vật chất và tổn thương

29 Thông tư của Tòa án nhân dân tối cao ngày 23/3/1972 hướng dẫn về xét xử BTTH ngoài hợp đồng. tinh thần cho cả người bị thiệt hại và người thân thích của người bị thiệt hại Ví dụ: hành vi xúc phạm nhân phẩm của một cô gái sẽ làm cho cô tự ti, mặc cảm với xã hội. Bên cạnh đó gia đình của cô cũng cảm thấy xấu hổ với hàng xóm xung quanh…

Thứ hai, chủ thể thực hiện hành vi phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

Tức là chủ thể phải nhận thức được hành vi mình gây ra là đúng hay trái pháp luật Không có hành vi gây thiệt hại nào xảy ra mà không được ý thức kiểm soát hay không được ý chí của chủ thể điều khiển 30 Hình thức biểu hiện ra bên ngoài của hành vi có thể ở dạng hành động hoặc không hành động Pháp luật chỉ điều chỉnh những hành vi đã được bộc lộ ra bên ngoài mà không điều chỉnh các hành vi còn trong ý tưởng của chủ thể Việc xác định thiệt hại ở dạng không hành động là vô cùng khó khăn bởi lẽ không hành động gây ra thiệt hại là một hình thức của hành vi gây thiệt hại, nó làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại cho khách thể bằng việc chủ thể không làm một việc pháp luật quy định bắc buộc phải làm mặc dù có điều kiện làm việc đó BTTH TTVTT là hành vi xâm phạm không tác động trực tiếp đến tinh thần con người mà thông qua hành vi trái pháp luật đó tác động mạnh mẽ làm cho người thiệt hại, người thân thích của người thiệt hại tổn thất về tinh thần, đau đớn, suy sụp…

Như vậy, hành vi trái pháp luật là một trong những căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH TTVTT Hành vi đó phải là hành vi trái pháp luật và được chủ thể thực hiện hành vi phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự Cần lưu ý khi áp dụng pháp luật phải xem xét một cách khách quan, toàn diện đặt hành vi trái pháp luật đó trong hoàn cảnh, không gian cụ thể.

1.2.3 Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của người gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra trên thực tế

THỰC TRẠNG, THỰC TIỄN THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG TỔN THẤT TINH THẦN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm

Một người sống trong xã hội đều phải tôn trọng quy tắc chung của xã hội, không thể vì lợi ích của mình mà xâm phạm đến quyền, lợi ích của người khác 34 Khi một người có hành vi trái pháp luật gây tổn hại cho người khác thì chính người có hành vi trái pháp luật phải chịu những hậu quả bất lợi do hành vi của mình gây ra BTTH ngoài hợp đồng là một chế định trụ cột trong BLDS năm 2015 Khi tài sản bị xâm phạm, BLDS năm 2015 chỉ quy định thiệt hại được bồi thường là thiệt hại vật chất còn thiệt hại về tinh thần hay TTVTT lại không được đề cập đến Đây là điều khác biệt so với thiệt hại được bồi thường khi sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm Vậy thiệt hại khi tài sản bị xâm phạm là gì? Theo Điều

589 BLDS năm 2015 quy định: “Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

1 Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;

34 Trương Hồng Quang (2018), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật Dân sự 2015 và những tình huống thực tế, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, tr 7.

2 Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút;

3 Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại;

4 Thiệt hại khác do luật quy định”.

So với Điều 608 BLDS năm 2005 thì Điều 589 BLDS năm 2015 có sự thay đổi về nội dung, BLDS năm 2015 đã bổ sung thêm khoản 4 “thiệt hại khác do luật quy định” Tuy nhiên Điều 589 BLDS năm 2015 cũng chưa có quy định rõ về bồi thường TTVTT Tài sản được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả tài sản vô hình và tài sản hữu hình Vì vậy, tất cả các hành vi xâm hại mà gây tổn thất đến vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản, kể cả quyền sỡ hữu trí tuệ thì người có hành vi xâm phạm phải bồi thường 35 Theo Luật sở hữu trí tuệ năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm

2009, 2019) đối với thiệt hại về tinh thần luật sở hữu trí tuệ có đề cập đến một số đối tượng được bồi thường thiệt hại về tinh thần khi bị xâm phạm Bởi quyền sở hữu trí tuệ là một loại tài sản của con người thông qua các hoạt động tư duy, sáng tạo trong các lĩnh vực đời sống của con người Điểm b khoản 1 Điều 204 Luật sở hữu trí tuệ năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019) quy định: “Thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, người biểu diễn, tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng” Và tại khoản 2 Điều 205 Luật sở hữu trí tuệ năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019) quy định: “Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về tinh thần cho mình thì có quyền yêu cầu Tòa án quyết định mức bồi thường trong giới hạn từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tùy thuộc vào mức độ thiệt hại” Có thể thấy rằng Luật sở hữu trí tuệ đã chấp nhận trường hợp khi tài sản bị xâm phạm nếu chứng minh được thiệt hại TTVTT thì nguyên đơn sẽ được bồi thường.

Khi tài sản bị xâm phạm thiệt hại vật chất sẽ được bồi thường, trong khi đó khi tài sản bị xâm phạm gây ra TTVTT thì loại tổn thất này lại không được bồi thường. Một câu hỏi đặt ra là tại sao TTVTT khi tài sản bị xâm phạm lại không được Bộ luật dân sự quy định? Phải chăng đây là một sự thiếu xót của các nhà làm luật khi mà thực trạng này nay trong các bản án xét xử có rất nhiều yêu cầu của đương sự trong việc đòi bồi thường TTVTT khi tài sản bị xâm phạm.

35 Học viện tư pháp (2007), Giáo trình Luật Dân sự, Nxb Công an nhân dân, tr 427.

Thực tiễn xét xử hiện nay, pháp luật không thừa nhận việc bồi thường TTVTT khi tài sản bị xâm phạm, tuy nhiên trong một số bản án đương sự lại có yêu cầu được bồi thường Bản án số 1460/2015/DS-PT ngày 25/11/2015 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có nội dung như sau: công ty xây dựng Cotec xây dựng một tòa nhà và làm hư hại đến căn nhà của bà Son; từ đó bà Son yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần là 30 tháng x 2.000.000đ = 60.000.000đ “Đối với nội dung kháng cáo đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu bồi thường TTVTT, tiền mất thu nhập trong 30 tháng, tiền hư hỏng đồ đạc, xét thấy ( ) bà Son không có hao tổn về tính mạng cũng như sức khỏe của bản thân và người thân Do vậy không thể chấp nhận yêu cầu này của bà

Son” 36 Tòa án xét xử không chấp nhận yêu cầu bồi thường của bà Son là đúng với quy định pháp luật Tuy nhiên, nếu như căn nhà của bà Son không bị hư hại thì chắc chắn bà sẽ không đau buồn Do đó, việc căn nhà hư hại đã tác động lớn đến cuộc sống của bà Có thể thấy, việc BLDS không quy định trách nhiệm bồi thường TTVTT là một sự thiếu xót gây ảnh hưởng đến quyền lợi của bà Son.

Quyết định giám đốc thẩm số 34, bà B khởi kiện anh T phải bồi thường cho bà vì anh T sửa nhà làm hư hỏng ngôi nhà bà đang sử dụng, ngoài ra bà còn yêu cầu bồi thường khoản tiền tổn thất tinh thần là 40.000.000 triệu đồng Bản án sơ thẩm quyết định bồi thường những thiệt hại về vật chất là 76.803.000 triệu đồng Sau đó bà B kháng cáo, tại bản án Phúc thẩm Tòa án buộc anh T phải bồi thường khoản tiền bù đắp tinh thần cho bà B là 10.000.000 triệu đồng Sau khi xét xử phúc thẩm anh T có đơn khiếu nại Tại Quyết định giám đốc thẩm Hội đồng thẩm phán quyết định hủy bản án phúc thẩm phần bồi thường TTVTT với lý do là Điều 612 trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại bồi thường không có khoản thiệt hại về tinh thần 37

Một ví dụ khác là bản án số Bản án số 564/2015/HS-PT ngày 03/11/2015 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Tp Hồ Chí Minh Tại phiên xét xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân Tp Hồ Chí Minh đã phạt Tiến ba năm tù treo Sau đó ông Steven kháng cáo (quá hạn) yêu cầu tòa tăng hình phạt với Tiến, đồng thời yêu cầu tòa buộc Tiến bồi thường 5.000 USD “cho sự đau đớn và chịu đựng” vì vụ trộm mà Tiến gây ra Tuy nhiên, liên quan đến yêu cầu bồi thường TTVTT, Tòa án đã xét rằng “về phần trách nhiệm dân sự, theo đơn kháng cáo của ông Steven yêu cầu bị cáo bồi thường 5.000 USD cho

36 Nguyễn Tấn Hoàng Hải (2017), tlđd (19), tr 43.

37 Nguyễn Văn Huy (2010), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tổn thất về tinh thần pháp luật hiện hành, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh, tr 50 theo sự đau đớn và chịu đựng về tinh thần, tại phiên tòa ông Steven vẫn giữ yêu cầu này, Hội đồng xét xử xét thấy yêu cầu này không phù hợp với pháp luật Việt Nam nên không có căn cứ chấp nhận” 38 Có thể thấy rằng, những đồng tiền vàng của ông Steven bị Tiến lấy trộm và sau đó bán đi có một vai trò quan trọng đối với cuộc sống của ông Steven, chính vì thế khi ông bị mất những đồng tiền này ông sẽ bị tác động tâm lý và trở nên đau buồn Việc tòa án không chấp nhận yêu cầu của ông là đúng pháp luật khi Bộ luật Dân sự chưa thừa nhận trách nhiệm bồi thường TTVTT. Tuy nhiên, xét dưới góc độ thực tế thì việc không chấp nhận yêu cầu bồi thường của ông Steven là chưa thực sự thuyết phục và không đảm bảo tối đa lợi ích mà chủ thể bị xâm phạm được hưởng.

Có thể thấy rằng TTVTT hoàn toàn có thể xảy ra khi tài sản bị xâm phạm nếu tài sản đó có giá trị lớn về mặt tinh thần đối với con người như là vật gia truyền mà bố mẹ để lại hay những tài sản có nhiều kỷ niệm gắn bó mật thiệt Tuy nhiên, Bộ luật dân sự lại không quy định trách nhiệm được bồi thường Theo pháp luật Hoa Kỳ tại một số bang vấn đề bồi thường TTVTT khi tài sản bị xâm phạm đã được thừa nhận Tại bang Hawaii: Một gia đình được bồi thường $ 1.000 cho nỗi đau tinh thần mà họ phải chịu đựng khi con chó chín tuổi của họ đã chết vì kiệt sức do nóng sau khi nhân viên cơ quan nhà nước ở xét xử đã phát hiện ra rằng cả gia đình đều bị tổn thất về tinh thần nghiêm trọng trong khoảng thời gian từ hai đến ba tuần sau khi hay tin về cái chết của con chó 39 Còn tại bang New York, một thẩm phán cũng đã chấp nhận đến $ 700 cho một người phụ nữ, trong tang lễ của con chó của cô, khi cô mở quan tài và tìm thấy một con mèo chết bên trong chứ không phải là con chó của cô Bệnh viện động vật nơi mà con chó đã chết dường như đã không cung cấp di hài của con chó đến tổ chức sắp xếp tang lễ Các thẩm phán thấy rằng chủ sở hữu đã bị sốc, đau đớn về tinh thần, và chán nản do sự mất mát di hài của con chó, và đã bị tước mất mong muốn của cô ấy về một tang lễ và quyền viếng thăm mộ con chó của cô ấy 40 Đối với trường hợp tài sản bị xâm phạm là các bức ảnh, kỷ vật hoặc vật gia truyền đã có một số tiểu bang, nơi mà giá trị tình cảm có thể được bồi thường cho các tài sản ấy 41 Theo hai nhà nghiên cứu Csikszentmihalyi và Rochberg Halton nhận thấy rằng quà lưu niệm, vật gia truyền, và kỷ vật nằm trong số những đối tượng được

38 Nguyễn Tấn Hoàng Hải (2017), “Bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm – Kinh nghiệm từ nước ngoài”, Tạp chí khoa học pháp lý, số 08, tr 33 - 34.

39 Campbell v Animal Quarantine Station, 632 P.2d 1066 (Hawaii 1981).

40 Corso v Crawford Dog and Cat Hospital, Inc., 415 N.Y.S 2d 182, 97 Misc 2d 530 (1979).

41 Nguyễn Tấn Hoàng Hải (2017), tlđd (19), tr 30. yêu mến nhất trong căn nhà của mỗi người vì những ký ức liên quan đến các vật này 42 Vụ Campins v Capels, 461 NE2d 712 (Ind.App 1984), tại phiên tòa, nguyên đơn cho rằng đồ trang sức đã bị làm tan chảy ra tại phòng trưng bày Zebone, cụ thể là ba chiếc nhẫn vô địch quốc gia được trao bởi United State Auto Club (USAC). Capels khai rằng không chỉ đối với giá trị thực tế của các chiếc nhẫn đơn thuần như miếng vàng được chạm nổi mà còn thể hiện sự gắn bó tình cảm của ông ấy đối với chúng Về mặt tình cảm, Capels diễn tả những chiếc nhẫn này như là hình mẫu cho sự kiên trì của thành công và sự công nhận của USAC Tòa án cho rằng giá trị cảm xúc và tình cảm của tài sản có thể được xem xét trong việc BTTH liên quan đến các yêu cầu bồi thường vì hành vi cố ý hoặc không cố ý gây ra TTVTT Sau khi xem xét các nội dung của vụ án liên quan đến ông ấy, Tòa án đã cho phép BTTH dựa trên giá trị tình cảm gắn liền với các chiếc nhẫn vô địch xe đua đã bị phá hủy bởi hành vi phạm tội của người khác 43

Thông qua việc phân tích cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn Có thể nói rằng tinh thần giữ một vai trò quan trọng, quyết định đến sự tồn tại, phát triển của các chủ thể trong đời sống xã hội Nếu là cá nhân thì nó ảnh hưởng, quyết định đến đời sống vật chất, bởi tinh thần có tốt thì chủ thể mới có ý chí phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống 44 Trên thực tế, không chỉ có những mối quan hệ mật thiết giữa người với người mà đôi khi mối quan hệ giữa tài sản và chủ sở hữu của nó còn thân thiết vô cùng Ví dụ: như thú cưng hay nhẫn đính hôn… là những tài sản mà ta thấy nó giống như những người bạn, những người thân thiết không thể chia xa trong cuộc sống Khi đó, nếu một hành vi xâm phạm đến tài sản chủ thể khác có thể sẽ gây nên sự đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm… Việc công nhận bồi thường TTVTT trong một số trường hợp khi tài sản bị xâm phạm là cần thiết, mang lại những giá trị thiết thực về lợi ích cho xã hội nói chung và cá nhân những người có tài sản bị xâm phạm nói riêng Pháp luật Việt Nam không quy định TTVTT khi tài sản bị xâm phạm là một trong những thiếu sót lớn, ảnh hưởng đến quyền lợi của bên bị thiệt hại “Pháp luật nước ta đã có sự thay đổi liên quan đến bồi thường TTVTT: từ việc không thừa nhận bồi thường TTVTT đến việc cho phép Tòa án tự quyết định và cuối cùng là trách nhiệm

42 Csikszentmihalyi, M and Rochberg-Halton, E (1981), The Meaning of Things: Domestic Symbols and the Self, Nxb Cambridge University Press.

44 Nguyễn Tấn Hoàng Hải (2017), tlđd (19), tr 44. của Tòa án phải giải quyết vấn đề bồi thường TTVTT” 45 Tuy nhiên, một vấn đề cần được lưu ý là không phải loại tài sản nào cũng được bồi thường TTVTT khi bị xâm pham Những tài sản sẽ được xem xét bồi thường là những tài sản có giá trị tinh thần to lớn đối với con người như: thú cưng, di vật, đồ thờ cúng, lư hương, kỉ vật (nhẫn cưới, hình ảnh…) Bên cạnh đó, chủ thể được bồi thường phải chứng minh được những TTVTT khi tài sản bị xâm phạm đối với họ là to lớn và nghiêm trọng.

Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần khi sức khỏe bị xâm phạm

Sức khỏe là vốn quý của con người, có sức khỏe thì có thể làm được mọi việc.

Vì vậy, người nào có hành vi xâm phạm trái pháp luật đến sức khỏe của người khác thì phải chịu trách nhiệm BTTH theo quy định của pháp luật Việc xâm phạm tới sức khỏe sẽ kéo theo hậu quả TTVTT làm đau thương, buồn phiền, lo lắng cho chính

45 Đỗ Văn Đại (2013), “Quyền được bồi thường thiệt hại trong Hiến pháp”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số chuyên đề tháng 2, tr 15 – 20. người bị hại Khoản 1 Điều 17 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm” Khi người bị xâm hại về sức khỏe, thì người đó được bồi thường ngoài các khoản chi phí cứu chữa, phục hồi sức khỏe còn được bồi thường khoản tiền bù đắp TTVTT Bồi thường là biện pháp dựa trên tiêu chí ngang giá như vật chất đổi vật chất, tài sản đổi tài sản hoặc quy đổi thành tiền ngang giá, nhưng tinh thần lại là vô giá, không thể tính toán được Vì vậy, suy cho cùng bồi thường khoản tiền bù đắp TTVTT cũng chỉ nhằm mục đích xoa dịu nỗi đau, an ủi người bị hại chứ không thể bồi thường theo nguyên tắc toàn bộ được.

Do đó, người có hành vi xâm phạm sức khỏe của người khác phải chịu bồi thường một khoản tiền bù đắp TTVTT theo quy định của pháp luật Theo Điều 590 BLDS năm

2015 quy đinh: “Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương có sở do Nhà nước quy định”.

Khoản 5 Điều 27 LTNBTCNN năm 2017 quy định: “Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp sức khoẻ bị xâm phạm được xác định căn cứ vào mức độ sức khoẻ bị tổn hại nhưng không quá 50 tháng lương cơ sở”.

So với BLDS năm 2005, khoản 2 Điều 590 BLDS năm 2015 đã nâng mức bồi thường khi sức khỏe bị xâm phạm: “Mức bồi thường bù đắp TTVTT do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương có sở do Nhà nước quy định” BLDS năm

2015 đã nâng mức bồi thường từ ba mươi tháng lương tối thiểu (BLDS năm 2005) lên năm mươi lần mức lương cơ sở (BLDS năm 2015) LTNBTCNN năm 2017 cũng đã nâng mức bồi thường từ ba mươi tháng lương tối thiểu (LTNBTCNN năm 2009) lên năm mươi tháng lương cơ sở (LTNBTCNN năm 2017) Sự thay đổi của LTNBTCNN năm 2017 tương thích với BLDS năm 2015 46 Sự thay đổi này của BLDS năm 2015 và LTNBTCNN năm 2017 là hợp lý Bởi lẽ, sức khỏe là vốn quý

46 Đỗ Văn Đại, Nguyễn Trương Tín (2018), Pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Nxb Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, tr 281. của con người, có sức khỏe tốt thì con người mới có thể hoạt động phát huy tốt khả năng của mình Nếu như việc quy định mức độ bồi thường quá thấp thì không thể nào bù đắp tổn thất cho người bị thiệt hại Số tiền được bồi thường là năm mươi lần mức lương cơ sở Theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP 47 thì mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng Theo đó, người bị thiệt hại sẽ nhận được khoản tiền bồi thường TTVTT khi sức khỏe bị xâm phạm là: 1.490.000 x 50 = 74.500.000 đồng Tuy nhiên, mức bồi thường hiện nay chỉ mới dừng lại ở việc tạm chấp nhận được chứ chưa thực sự bù đắp được những tổn thất mà người bị thiệt hại phải gánh chịu Khi đặt trong một số trường hợp cụ thể thì mức bồi thường hiện nay vẫn còn khá thấp.

Ví dụ, như trong trường hợp người bị thiệt hại sức khỏe tới 90% sức khỏe, người bị thiệt hại bị mất cả hai tay, hoặc trong trường hợp có một số ngành nghề cụ thể khi bị xâm phạm đến sức khỏe thì khả năng phục hồi hầu như là rất khó Chẳng hạn như ca sĩ bị xâm phạm đến cổ họng dẫn đến không thể đi hát được nữa, hay các vận động viên thi đấu thể thao bị thiệt hại về sức khỏe và không thể hồi phục sức khỏe như ban đầu, ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp thi đấu của mình.

Thực tế xét xử cho thấy một số bản án, mức độ bồi thường TTVTT còn khá thấp so với thiệt hại mà người bị thiệt hại phải gánh chịu Vụ việc tài xế xe Mercedes tông vào nữ tiếp viên hàng không vào ngày gây xôn xao dư luận gần đây Cụ thể vào rạng sáng 30-1-2020 (mùng 6 tết Canh Tý), chị Nguyễn Thị Bích Hường đặt xe máy qua ứng dụng để đi làm Tài xế vừa chở chị rời nhà thì một chiếc ô tô Mercedes 7 chỗ chạy ngược chiều tông trực diện Người lái xe ôm chết vì đa chấn thương nặng Chị Hường may mắn thoát chết nhưng bị gãy kín xương đùi, vỡ cổ cối, gãy xương cùng, kết quả cuối cùng chị Hường bị thương tật 79% Hai ngày sau, Phong ra đầu thú sau khi đã bỏ trốn, vứt SIM điện thoại, xóa lịch sử cuộc gọi, dặn bạn khai không biết gì khi Cơ quan điều tra làm việc Kết quả điều tra xác định lỗi xảy ra vụ tai nạn hoàn toàn là do Phong. Phong không có giấy phép lái xe, lưu thông vượt quá tốc độ quy định, không làm chủ tay lái, lấn trái đường Khi Phong lái xe gây tai nạn, cơ thể Phong có chất ma túy 48 Bản án sơ thẩm xét xử buộc Phong bồi thường cho chị Hường số tiền 1,4 tỷ đồng Sau đó chị Hường kháng cáo bản án sơ thẩm, TAND TPHCM đã tuyên hủy án sơ thẩm, chuyển hồ sơ vụ án cho cơ quan công an quận Phú Nhuận để

47 Nghị định quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

48 Vũ Phương, “Nữ tiếp viên hàng không bị Mercedes tông: “1 đồng chưa có, mà nhà sang tên khi bị tạm giam”, (xem tại: https://thanhnien.vn/doi-song/nu-tiep-vien-hang-khong-bi-mercedes-tong-1-dong-chua-co-ma- nha- sang-ten-khi-tam-giam-1365696.html) (truy cập lần cuối ngày 20/5/2021). điều tra lại theo thủ tục chung Có thể thấy rằng, nếu xét theo khoản 2 Điều 590 BLDS năm 2015 thì số tiền bồi thường TTVTT mà chị Hường nhận được tối đa là 74.500.000 đồng Với số tiền này, liệu chăng có bù đắp được những TTVTT mà chị Hường đã gánh chịu Thương tật 79% và sự nghiệp tiếp viên của chị đã không thể tiếp tục được nữa Chưa dừng lại ở đó, chị Hường còn là trụ cột kinh tế chính trong gia đình Nỗi đau tinh thần đó không thể nào bù đắp nổi cho một cô gái trẻ đang trong những tháng ngày tươi đẹp của cuộc đời.

Bản án số 16/2020/ DSST ngày 09/12/2020 Tòa án nhân dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An Con của bà Nguyễn Thị C, ông Nguyễn Duy T là cháu Nguyễn Duy

L nguyên là học sinh mầm non trường tiểu thọc mầm Non Đ Ngày ngày 25/10/2017 cháu L đi học tại trường và đến khoảng 17 giờ cùng ngày thì bố cháu là ông Nguyễn Duy T đón cháu từ trường học về nhà Sau khi về nhà một lúc cháu L chơi với ông thì cháu kêu đau ở ngón tay út nên ông T gặng hỏi lúc đầu cháu không nói mãi sau ông hỏi mãi thì cháu mới nói lúc chiều đi học bị cô giáo Nguyễn Thị Đ dùng thước gỗ đánh cháu Ngày 26/10/2017 thì gia đình đưa cháu Nguyễn Duy L đi khám và chụp phim thì phát hiện ngón tay út cháu L bị gãy Ông T làm đơn khởi kiện đề nghị Tòa án buộc Trường mầm non xã Đ, cô giáo Nguyễn Thị Đ phải bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm đối với cháu Nguyễn Duy L con của ông, là do cô giáo Nguyễn Thị Đ đánh cháu bị gãy ngón tay út (ngón 5) với số tiền bồi thường TTVTT là 30.000.000 đồng Bản án xét xử sơ thẩm xét sự việc cô Nguyễn Thị Đ trong giờ dạy đã có hành vi dùng roi tre đánh cháu L là vi phạm quy định trong lĩnh vực giáo dục và xâm phạm thân thể cháu L phần nào gây tổn thương đến tinh thần của trẻ nhỏ cần được pháp luật bảo vệ Do cô Nguyễn Thị Đ là giáo viên thuộc quản lý của Trường mầm non Đ Do đó, cần buộc Trường mầm non Đ phải bồi thường thiệt hại về tinh thần cho cháu L tương đương khoảng 10 tháng lương cơ bản = 1.490.000đ/ 1 tháng = 14.900.000đ.

Qua hai ví dụ trên có thể thấy rằng, mức bồi thường TTVTT khi sức khỏe bị xâm phạm hiện nay còn thấp, chưa bảo vệ tối đa quyền lợi cho người bị thiệt hại trong một số trường hợp nhất định Chị Hường thương tật 79% và vĩnh viễn từ bỏ ước mơ làm nữ tiếp viên của mình hay cháu L bị gãy ngón tay út khi còn rất nhỏ sẽ là một kí ức xấu và là nỗi ám ảnh suốt cuộc đời của chị Hường và cháu L Mặc dù biết không có khoản tiền nào có thể bù đắp được TTVTT, nhưng cần xem xét nâng mức bồi thường thiệt hại TTVTT để giúp một phần nào chia sẻ, an ủi, xoa dịu bớt nỗi đau mà người thiệt hại phải gánh chịu Do đó, tác giả kiến nghị nên tăng mức bồi thường

TTVTT khi sức khỏe bị xâm phạm từ “năm mươi lần mức lương cơ sở” lên “tám mươi lần mức lương cơ sở”, để một phần nào phù hợp với tình hình xã hội trong những trường hợp thiệt hại xảy ra là rất lớn và đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho người bị thiệt hại.

Khi một người có sức khỏe bị xâm phạm thì chính bản thân người bị thiệt hại sẽ đau buồn Bên cạnh đó, những người thân thích của người bị thiệt hại có đau buồn hay không? Nếu người thân thích của người bị thiệt hại đau buồn thì họ có quyền được yêu cầu bồi thường TTVTT hay không? Trên thực tế cũng có nhiều trường hơp người thân thích của người bị thiệt hại cũng sẽ cảm thấy đau buồn khi chứng kiến sức khỏe của người thân mình bị thiệt hại Theo tác giả chúng ta nên chấp nhận việc người thân thích của người bị thiệt hại có quyền được yêu cầu bồi thường nếu như họ chứng minh được mức độ TTVTT mà họ gánh chịu Ví dụ, như mẹ nhìn thấy con mình bị gãy tay hay người vợ chứng kiến người chồng bị tai nạn rồi dẫn đến bị thương tật đều sẽ cảm thấy đau buồn và dẫn đến TTVTT rất nhiều. Thực tế xét xử cho thấy pháp luật nước ngoài đã chấp nhận trường hợp người thân của người bị thiệt hại về sức khỏe được phép yêu cầu bồi thường TTVTT.

Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần khi tính mạng bị xâm phạm

ra, giải pháp hiện nay là cần ban hành án lệ theo hướng người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại về sức khỏe được quyền yêu cầu bồi thường TTVTT Quy định án lệ về trường hợp này sẽ giúp công việc xét xử trở nên thuận tiện hơn cho các Thẩm phán, tránh trường hợp mâu thuẫn về quan điểm trong quá trình xét xử trước khi Bộ luật Dân sự có sự thay đổi, bổ sung cũng như bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho người dân.

2.3 Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần khi tính mạng bị xâm phạm

Tính mạng là mạng sống, là quyền nhân thân quan trọng bậc nhất của con người. Quyền sống không chỉ là quyền chính trị mà còn là quyền dân sự cơ bản của công dân. Quyền sống của con người là quyền thiêng liêng nhất Không ai được phép tước đoạt quyền này của con người, trừ trường hợp thi hành bản án, quyết định của Tòa án nhưng cũng phải tuân theo một trình tự luật định chặt chẽ Hành vi xâm phạm tính mạng của người khác là hành vi nguy hiểm nhất trong các hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân Hiến pháp và pháp luật đều ghi nhận và bảo vệ quyền năng này của mỗi cá nhân. Hành vi xâm phạm đến tính mạng của con người là hành vi nguy hiểm ởmức độ cao nhất trong các hành vi xâm phạm quyền nhân thân do luật dân sự điều chỉnh Mọi hành vi xâm phạm tính mạng đều mang lại hậu quả xấu cho người bị thiệt hại, cho những người thân của người bị thiệt hại, cho cộng đồng và xã hội nên phải bị trừng trị nghiêm khắc Dưới góc độ luật dân sự, người có hành vi xâm phạm tính mạng của người khác phải chịu trách nhiệm bồi thường các khoản chi phí cứu chữa trước khi chết, mai táng và một khoản tiền bù đắp TTVTT cho những người thân thích của người bị thiệt hại Trách nhiệm bồi thường TTVTT do xâm phạm tính mạng được quy định tại khoản 2 Điều 591 BLDS năm 2015: “Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định”.

Trong mọi trường hợp, khi tính mạng bị xâm phạm thì người có hành vi xâm phạm bên cạnh việc bồi thường thiệt hại vật chất phải chịu trách nhiệm bồi thường TTVTT cho những người thân thích của người bị thiệt hại, không phân biệt đó là lỗi cố ý hay vô ý Bởi vì, hành vi xâm phạm tính mạng của người khác cũng là hành vi dẫn tới mức độ đau thương, buồn phiền nhất, gây TTVTT cho những người thân thích ởmức độ cao nhất Theo khoản 2 Điều 591 BLDS năm 2015 thì những người được hưởng khoản tiền bồi thường TTVTT khi người thân thích bị xâm phạm về tính mạng là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại nếu không có những người này thì mà bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này Vậy người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại bao gồm những ai? Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2015 thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: “Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi” của người bị thiệt hại về tính mạng Những người trong hàng thừa kế thứ nhất xét trong mối quan hệ với người bị gây thiệt hại về tính mạng đều là những người có một hoặc hại mối quan hệ pháp lý với người bị thiệt hại về tính mạng khi còn sống Quan hệ vợ chồng là quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng, giám hộ đương nhiên của nhau khi một bên mất trí, quan hệ giữa cha mẹ và các con là quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng Như vậy, khi người bị gây thiệt hại về tính mạng, những người thân thích tại hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền bù đắp TTVTT là hoàn toàn hợp lý 53 Một câu hỏi được đặt ra, nếu như trong trường hợp người bị thiệt hại không có những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất thì ai sẽ là người được hưởng khoản tiền bồi thường TTVTT? Trong trường hợp không có người thuôc hàng thừa kế thứ nhất thì người được nhận khoản tiền bù đắp TTVTT là người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại Việc quy định người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được nhận khoản tiền này là hoàn toàn hợp lý Bởi lẽ, hai người này là người người gắn bó, gần gũi, thân thiết với người bị thiệt hại Việc người bị thiệt hại bị xâm phạm đến tính mạng sẽ dẫn đến sự đau buồn cho chính bản thân họ, nên

53 Phùng Trung Tập (2017), Luật dân sự Việt Nam (Bình giải và áp dụng) - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb Công an nhân dân, tr 138 – 139. việc quy định họ được hưởng khoản tiền bù đắp TTVTT là phù hợp Tuy nhiên, khi xác định người được hưởng khoản tiền bù đắp TTVTT cần phải chú ý một số điểm sau Theo quy định tại khoản 2 Điều 591 BLDS năm 2015 người được bồi thường là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất Tuy nhiên, không phải người nào thuộc hàng thừa kế thứ nhất cũng được bồi thường Bởi lẽ, theo Bộ luật dân sự quy định người được bồi thường phải là “người thân thích” thuộc hàng thừa kế thứ nhất Có thể thấy, Bộ luật dân sự đã kết hợp hai tiêu chí là “hàng thừa kế thứ nhất” và “thân thích” 54 Bộ luật dân sự kết hợp hai tiêu chí này là hoàn toàn hợp lý Có nhiều trường hợp trên thực tế mặc dù là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất nhưng khi người bị thiệt hại bị xâm phạm tính mạng họ lại chẳng tỏ ra đau buồn hay tổn thương mà cuộc sống của họ vẫn diễn ra bình thường Tiêu chí hàng thừa kế được xác định theo điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2015, còn tiêu chí thân thích thì chúng ta nên xác định căn cứ vào mối quan hệ tình cảm giữa người bị thiệt hại và người liên quan 55 Theo Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014: “Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời” Người thân thích ở đây phải cần thỏa mãn yếu tố mối quan hệ tình cảm Khi chứng kiến người thân của mình bị xâm phạm đến tính mạng thì chính bản thân họ phải cảm thấy đau buồn, tổn thương ảnh hưởng đến cảm xúc và tinh thần Trên thực tế có rất nhiều trường hợp cha mẹ chết nhưng những người con không cảm thấy đau buồn mà ngược lại họ cảm thấy vui vì được hưởng thừa kế tài sản Như vậy, nếu như một người thuộc hàng thừa kế thứ nhất nhưng không có mối quan hệ thân thích với nạn nhân thì sẽ không được hưởng bồi thường TTVTT Trong trường hợp không có những người vừa nêu, người được nhận khoản tiền bù đắp TTVTT là người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại 56 Đối với mức bồi thường khi tính mạng bị xâm phạm, BLDS năm 2015 đã có những sự thay đổi đáng kể so với BLDS 2005 Thứ nhất, BLDS năm 2015 đã quy định cụ thể mức bồi thường TTVTT là cho “một” người bị thiệt hại Điều này đã mang lại tính thống nhất, rõ ràng cho việc xác định khoản tiền được bồi thường so với BLDS năm 2005 trong trường hợp có nhiều người thân cùng bị xâm phạm về tính

54 Đỗ Văn Đại (2016), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, Nxb Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, tr 547.

55 Đỗ Văn Đại, tlđd (53), tr 547.

56 Đỗ Văn Đại, tlđd (53), tr 547 - 548. mạng Thứ hai, BLDS năm 2015 vẫn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên về mức bồi thường thiệt hại, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định So với BLDS năm 2005 BLDS 2015 đã nâng mức bồi thương từ “sáu mươi tháng lương tối thiểu” (khoản 2 Điều 610 BLDS năm 2005) lên thành “một trăm lần mức lương cơ sở” (khoản 2 Điều 591 BLDS năm 2015) Sự điều chỉnh của BLDS

2015 về nâng mức bồi thường thiệt hại là phù hợp với điều kiện thực tế Bởi vì, tính mạng của con người là vốn quý nhất Không có khoản tiền nào có thể bù đắp được sự mất mát đó Việc nâng mức bồi thường một phần nào giúp những người thân của người bị thiệt hại sẽ cảm thấy được giảm bớt một phần đau buồn và khoản tiền đó cũng sẽ giúp họ giảm bớt gánh nặng, trang trải cho cuộc sống trong trường hợp người thân của họ là trụ cột kinh tế chính trong gia đình.

Bên cạnh BLDS năm 2015, LTNBTCNN năm 2017 cũng quy định mức bồi thường thiệt hại khi tính mạng bị xâm phạm Cụ thể tại khoản 4 Điều 27 LTNBTCNN năm 2017 quy định: “Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết được xác định là 360 tháng lương cơ sở Trường hợp người bị thiệt hại chết thì không áp dụng bồi thường thiệt hại về tinh thần quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này”.

So với LTNBTCNN năm 2009 thì LTNBTCNN năm 2017 đã thay đổi cụm từ “tháng lương cơ sở” thành “tháng lương tối thiểu” Sự thay đổi này tạo ra sự tương thích so với BLDS năm 2015 Ngoài ra, khoản 4 Điều 27 LTNBTCNN năm 2017 đã quy định cụ thể hơn đối với trường hợp người bị thiệt hại chết thì không áp dụng bồi thường thiệt hại về tinh thần khác Đây là quy định được Luật bổ sung một phần nội dung, theo đó, trong trường hợp người bị thiệt hại chết thì sẽ chỉ áp dụng quy định tại khoản 4 Điều 27 để bồi thường một khoản chung cho thiệt hại về tinh thần là 360 tháng lương cơ sở mà không áp dụng các quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 27 của LTNBTCNN để tính mức bồi thường Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, việc đánh giá mức độ TTVTT của những người thân thích là rất khó khăn, việc xác định này chủ yếu là suy đoán, vì trong thực tế không một trường hợp nào giống trường hợp nào Vì vậy, khi xác định trách nhiệm bồi thường TTVTT trong trường hợp tính mạng bị xâm phạm, những người làm công tác áp dụng pháp luật cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xác định chính xác.

Theo khoản 2 Điều 591 BLDS năm 2015, người được hưởng khoản tiền bồi thường khi tính mạng bị xâm phạm chính là những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này Tuy nhiên, thực tế cho thấy khi một người bị xâm phạm đến tính mạng không chỉ có người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất đau buồn, mà những người thân thích khác khi chứng kiến người thân của mình bị xâm phạm đến tính mạng cũng trở nên đau khổ và TTVTT Vậy nên chăng, các nhà làm luật nên quy định thêm trường hợp người thân thích của người bị xâm phạm đến tính mạng được yêu cầu bồi thường TTVTT hay không?

Một hệ thống pháp luật điển hình trên thế giới như Pháp thì từ rất lâu Tòa án đã cho phép anh, chị em của nạn nhân hay ông, bà của nạn nhân được bồi thường TTVTT Tòa án Pháp theo hướng cho phép anh, chị em của nạn nhân được bồi thường TTVTT: Eric bị chết sau tai nạn và các anh chị em gái của Eric đã yêu cầu được bồi thường TTVTT Tòa án sơ thẩm đã chấp nhận bồi thường nhưng Tòa phúc thẩm đã sửa án theo hướng không chấp nhận yêu cầu của anh, chị em Eric Cuối cùng, Tòa giám đốc thẩm đã hủy án phúc thẩm theo hướng quyền yêu cầu bồi thường TTVTT của anh, chị em Eric không bị loại bỏ 57

Pháp luật Mỹ cũng cho phép trường hợp người chứng kiến cái chết của người thân sau đó trở nên đau buồn, được quyền yêu cầu bồi thường TTVTT Theo Đạo luật tai nạn người chết năm 1976 thì các yêu cầu bồi thường có thể được đưa ra bởi những người thi hành hoặc quản lý di sản của người chết Tuy nhiên, nếu họ không yêu cầu bồi thường trong vòng sáu tháng kể từ ngày chết, hoặc nếu không có người thi hành hoặc quản lý, thì bất kỳ (hoặc tất cả) những người phụ thuộc tài chính của người đã chết có thể yêu cầu bồi thường Những người phụ thuộc đó có thể bao gồm vợ / chồng, người chung sống ít nhất hai năm, cha mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, chú hoặc dì của người đã chết 58

Có hai cách để đủ điều kiện yêu cầu bồi thường về tình trạng đau khổ về tinh thần Đầu tiên, bạn có thể là nạn nhân của một tai nạn thương tích cá nhân Khi bạn bị tổn thương về thể chất vì một tai nạn, gần như chắc chắn rằng bạn có một số TTVTT liên quan đến tai nạn và bạn có đủ điều kiện để yêu cầu bồi thường về tình trạng đau khổ khi là người chứng kiến một vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra Người

57 Đỗ Văn Đại, Nguyễn Trương Tín, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Lý luận, thực tiễn và hướng sửa đổi BLDS, Tọa đàm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, do Nhà pháp luật Việt – Pháp tổ chức ngày 6-7/12/2011 tại 87 Nguyễn Chí Thanh – Hà Nội, tr 18.

58 Đạo luật tai nạn người chết năm 1976 (xem tại: https://www.legislation.gov.uk/ukpga/1976/30) (truy cập lần cuối ngày 20/5/2021). làm chứng phải là người thân của nạn nhân bị thương 59 Tòa án Tối cao California đã mở rộng phân tích "vùng nguy hiểm" và bắt đầu cho phép phục hồi đối với tình trạng đau khổ về tinh thần khi có ba điều kiện: (1) “nguyên đơn ở gần hiện trường vụ tai nạn”; (2) “cú sốc tinh thần là kết quả của cảm giác và quan sát đồng thời về vụ tai nạn"; và (3) “nguyên đơn và nạn nhân có quan hệ mật thiết với nhau” 60 Trong vụ

Dillon v Legg, 68 Cal.2d 728 bị đơn đã lái ô tô của mình theo hướng về phía nam trên Đường Bluegrass gần giao lộ với Clover Lane ở Sacramento, và vào thời điểm đó đã va chạm vào Erin Lee Dillon khiến Erin tử vong Sau đó mẹ và chị gái của Erin đã yêu cầu được bồi thường TTVTT khi chứng kiến Erin tử vong làm xáo trộn cảm xúc khiến mẹ và chị gái đau đớn và đau đớn về thể xác lẫn tinh thần Tòa án đã chấp nhận yêu cầu cho việc bồi thường TTVTT cho mẹ và chị gái của Erin.

Trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

Danh dự, nhân phẩm và uy tín của cá nhân là các quyền nhân thân cơ bản của công dân được Hiến pháp bảo hộ Khoản 1 Điều 21 Hiến pháp năm 2013 quy định:

“Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình” Mọi hành vi xâm phạm đến các quyền nhân thân này của cá nhân đều bị pháp luật xử lý và tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà người vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm hình sự, hành chính hay dân sự Dưới góc độ luật dân sự, người xâm phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của người khác phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật Khoản 2 Điều 592 BLDS năm 2015 quy định: “Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp TTVTT mà người đó gánh chịu Mức bồi thường bù đắp TTVTT do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.

Danh dự, nhân phẩm, uy tín là quyền nhân thân, pháp luật Việt Nam chưa đưa ra bất kỳ khái niệm nào về vấn đề này Tuy nhiên, từ góc độ đời sống xã hội, chúng ta có thể hiểu như sau: Danh dự là sự coi trọng của dư luận xã hội, dựa trên giá trị tinh thần và đạo đức tốt đẹp; nhân phẩm là phẩm chất, giá trị con người; uy tín là sự tín nhiệm và mến phục được mọi người công nhận 63 Hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩn và uy tín có thể được biểu hiện ở nhiều cách thức khác nhau như tung tin đồn thất thiệt, viết đơn tố cáo vu khống hoặc chửi rủa trước mặt người khác, bịa đặt những câu chuyện không có thật với mục đích bôi nhọ danh dự, hạ thấp uy tín của con người hoặc pháp nhân Thông qua các hành vi này mà người bị vu khống, bị bôi nhọ, bị giảm uy tín, mất danh dự gây ra các phiền toái cho chính bản thân họ, ảnh hưởng đến cuộc sống và từ đó gây ra các thiệt hại về tinh thần.

Theo Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP thì “thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm gồm có thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm; thiệt hại do danh dự, uy tín của tổ chức bị xâm phạm” Từ quy định trên

63 Nguyễn Thị Hồng Vân (2021), “Một số vấn đề về bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín”, Tạp chí dân chủ và pháp luật ngày 11/6, (xem tại: https://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thi- hanh- phap-luat.aspx?ItemIDv6) (Truy cập lần cuối ngày 12/6/2021). có thể thấy chủ thể bị xâm phạm bao gồm cá nhân và tổ chức Thiệt hại do TTVTT của cá nhân là những hành vi bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm Còn thiệt hại do TTVTT của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin… vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu 64 Cũng giống như hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, trong mọi trường hợp người có hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của người khác phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật Khoản 2 Điều 592 BLDS 2015 “mức bồi thường thiệt hại TTVTT do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người không quá mười lần mức lương cơ sở” Theo Nghị định 38/2019/NĐ/CP 65 thì mức lương cơ sở được quy định là 1.490.000 đồng/tháng Như vậy, nếu như hai bên không có thỏa thuận về khoản tiền bù đắp TTVTT thì mức tối đa mà chủ thể bị thiệt hại nhận được là: 10 x 1.490.000 = 14.900.000 đồng Tuy nhiên, theo tác giả việc quy định mức bồi thường TTVTT như vậy là còn thấp và chưa thực sự phù hợp.

Thứ nhất, xét trường hợp TTVTT đối với pháp nhân Chúng ta không thể nào dùng chung mức độ bồi thường TTVTT cho cả cá nhân và pháp nhân được Bởi lẽ mức độ tổn thất của pháp nhân sẽ khác so với mức độ tổn thất của cá nhân, nên không thể nào quy định một khoản tiền bù đắp TTVTT chung cho cả hai chủ thể Có thể thấy rằng khi tổ chức bị TTVTT mà cụ thể là danh dự, uy tín bị xâm phạm thì rõ ràng hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại rất lớn trong khi đó khoản bồi thường thiệt hại thì rất ít ỏi 66 Vụ việc Thương hiệu trà - cà phê Phúc Long bị một nhóm người thuộc Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng Việt Toàn - đây là nhà thầu thi công của Phúc Long tại dự án cửa hàng Vườn Đào (Hà Nội) Thời gian thực hiện dự án theo hợp đồng từ ngày 24/4 đến ngày 3/6/2020 Tuy nhiên, theo Phúc Long, đến thời hạn kết thúc hợp đồng thi công, tức ngày 3/6 nhưng Công ty Việt Toàn Phát không hoàn thành công trình Trong thời gian hợp đồng đang còn hiệu lực, Công ty Việt Toàn Phát chưa hoàn thành công việc theo hợp đồng và bàn giao công trình cho Phúc Long, đồng thời cả hai bên đang trong quá trình thương lượng chưa đi đến thống nhất Việc Công ty Việt Toàn Phát thông tin Phúc Long nợ tiền, không thanh toán chi phí thi

64 Điểm b mục 1.1 Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP.

65 Nghị định quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

66 Nguyễn Văn Huy, tlđd (36), tr 19. công là cố tình vu khống, bôi nhọ danh dự của Phúc Long 67 Như vậy, hành vi của Công ty Việt Toàn không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh và hình ảnh của Phúc Long – Thương hiệu trà có mặt trên thị trường từ năm 1968, mà còn ảnh hưởng tâm lí của khách hàng, đối tác và cộng sự của Phúc Long Nếu xét theo khoản 2 Điều 592 BLDS năm 2015 thì số tiền mà Phúc Long có thể được hưởng bồi thường tối đa là 14.900.000 đồng Liệu số tiền 14.900.000 đồng có thực sự phù hợp và bù đắp được những thiệt hại mà Phúc Long đã gánh chịu? Đây là một vấn đề rất đáng được cân nhắc và xem xét khi thiệt hại mà pháp nhân gánh chịu còn lớn hơn số tiền đã được pháp luật quy định Có ý kiến cho rằng, với quy định như vậy thì chúng ta có thể có nhiều cách hiểu: hoặc là các nhà lập pháp đã đánh đồng TTVTT giữa cá nhân và tổ chức hoặc là các nhà lập pháp đã quên điều chỉnh đối với tổ chức 68 Chính vì điều đó, tác giả kiến nghị nên tách biệt mức bồi thường TTVTT giữa cá nhân và pháp nhân Mức độ bồi thường TTVTT của pháp nhân phải cao hơn so với cá nhân.

Thứ hai, xét trường hợp TTVTT đối với cá nhân Mức bồi thường TTVTT hiện nay là “mười lần mức lương cơ sở” (khoản 2 Điều 592 BLDS năm 2015) là còn quá thấp Trong nhiều trường hợp không thể bảo vệ được quyền lợi của người bị thiệt hại khi thiệt hại xảy ra là quá lớn Trong một vụ việc, cháu A bị xâm hại tình dục nhưng sức khỏe và tinh thần ổn định Người đại diện hợp pháp của A là bà Nhơn yêu cầu bị cáo bồi thường trinh tiết của con bà giá trị 100.000.000 đồng Tòa án đã xét rằng: hành vi của bị cáo thực tế đã xâm hại đến danh dự, nhân phẩm của cháu A thì phải bồi thường TTVTT theo quy định là trị giá 10 tháng lương cơ bản 69

Bản án số 68/2017/HSPT ngày 04/08/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang.

Bị cáo Vi Văn V phạm tội “Hiếp dâm” về trách nhiệm dân sự, Tòa sơ thẩm áp dụng khoản 2, Điều 42 BLHS, Điều 592 BLDS năm 2015 Buộc bị cáo Vi Văn V phải bồi thường cho cháu Vũ Thị T do chị Nguyễn Thị X là mẹ đẻ đại diện hợp pháp tổng số tiền là 23.600.000 đồng Tuy nhiên, trong phiên tòa phúc thẩm, về trách nhiệm dân sự yêu cầu bồi thường tổng cộng 150.000.000 đồng, trong đó “100.000.000 đồng tiền tổn thất tinh thần, 50.000.000 đồng là tiền chi phí điều trị, thuê xe đi lại và thuê người trông nom bảo vệ bị hại sau khi sự việc xảy ra” Tòa phúc thẩm cho rằng: “Tiền

67 “Phúc long lên tiếng việc bị tố không thanh toán tiền thi công cho nhà thầu”, (xem tại: https://kenh14.vn/phuc-long-len-tieng-viec-bi-to-khong-thanh-toan-tien-thi-cong-cho-nha-thau-

20200619151925692 chn ) (truy cập lần cuối ngày 30/5/2021).

68 Đỗ Văn Đại, tlđd (53), tr 601.

69 Bản án số 2788/2009/HSST ngày 21/9/2009 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. tổn thất tinh thần đã áp dụng mức tối đa 10 tháng lương cơ sở cho người bị hại Như vậy mức bồi thường dân sự 23.600.000 đồng cấp sơ thẩm áp dụng là có căn cứ, đúng pháp luật” 70

Bản án số 13/2020/HS-ST ngày 21/07/2020 của Tòa án nhân dân huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang Bị cáo Lê Văn K phạm tội “Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi” về trách nhiệm dân sư, Tòa sơ thẩm áp dụng Điều 592 BLDS năm

2015 Buộc bị cáo Lê Văn K phải bồi thường cho cháu Thái Kiều D do chị Huỳnh Thị P là mẹ đẻ đại diện hợp pháp số tiền bồi thường danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm là mười lần mức lương cơ sở là 14.900.000 đồng Mức bồi thường dân sự 14.900.000 đồng cấp sơ thẩm áp dụng là có căn cứ đúng theo BLDS năm 2015. Thông qua một số bản án có thể thấy được Tòa án đã áp dụng đúng pháp luật số tiền được bồi thường TTVTT không quá mười lần mức lương cơ sở Tuy nhiên, trên thực tế thì mức bồi thường này thực sự là còn quá thấp và chưa thực sự phù hợp Theo báo thanh niên ngày 27/4/2020 có hơn 6000 trẻ em bị xâm hại tình dục trong vòng năm năm 71 Con số này thật sự đáng báo động hiện nay Hành vi xâm hại tình dục không những gây ra những thiệt hại về sức khỏe, mà hành vi này còn xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm của trẻ em, nó ảnh hưởng đến tâm sinh lý và sự phát triển bình thường của một đứa trẻ Không chỉ riêng về hành vi xâm hại tình dục, mà đối với các hành vi khác khi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín cũng có thể gây ra TTVTT vô cùng lớn Vụ án cô giáo Ng bị đánh ghen ngay trên giảng đường ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của gia đình của cô, gây cho gia đình Ng sự bất đồng chia rẽ, tẩy chay cô Hơn thế, chồng cô Ng còn viết đơn ly hôn và ép cô ký vào, cô Ng rơi vào khủng hoảng, hoang mang, đơn độc không giải thích được 72 Có thể thấy rằng, một khi danh dư, uy tín, nhân phẩm bị xâm phạm thì rất khó có thể khôi phục lại được như tình trạng ban đầu Tuy nhiên khoản tiền được bù đắp TTVTT khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm còn quá thấp so với thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm (năm mươi lần mức lương cơ sở), thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm (một trăm lần mức lương cơ sở) Từ những phân tích ở trên, tác giả kiến nghị

70 Nguyễn Tấn Hoàng Hải (2019), “Mức bồi thường tổn thất về tinh thần đối với trường hợp xâm hại tình dục”, Tạp chí Tòa án nhân dân số 7, tr 36 - 41.

71Lê Hiệp, “Hơn 6000 trẻ em bị xâm hại tình dục trong gần 5 năm”, (xem tại: https://thanhnien.vn/thoi-su/hon- 6000-tre-em-bi-xam-hai-tinh-duc-trong-gan-5-nam-1216347.html) (truy cập lần cuối ngày 30/5/2021).

72 Thùy Dung, “Bị đánh ghen trên lớp, cô giáo đang hoản loạn tinh thần”, (xem tại: https://datviet.trithuccuocsong.vn/phap-luat/tin-tuc-phap-luat/bi-danh-ghen-tren-lop-co-giao-dang-hoang- loan-tinh-than-3294550/) (truy cập lần cuối ngày 15/6/2021). nên sửa đổi khoản 2 Điều 592 BLDS năm 2015 như sau: “Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp TTVTT mà người đó gánh chịu Mức bồi thường bù đắp TTVTT do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một cá nhân có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá ba mươi lần mức lương cở sở; mức tối đa cho một pháp nhân có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.

Ngày đăng: 08/03/2023, 11:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w