1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá Luận Công Nhận Sự Thỏa Thuận Của Các Đương Sự Trong Giai Đoạn Chuẩn Bị Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Dân Sự.doc

92 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công Nhận Sự Thỏa Thuận Của Các Đương Sự Trong Giai Đoạn Chuẩn Bị Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Dân Sự
Tác giả Nguyễn Minh Quân
Người hướng dẫn Thạc Sĩ Huỳnh Quang Thuận
Trường học Trường Đại Học Luật Tp Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Dân Sự
Thể loại khóa luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Tp Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 1,58 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG NHẬN SỰ THỎA THUẬN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ (15)
    • 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa việc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (16)
      • 1.1.1. Khái niệm công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (16)
      • 1.1.2. Đặc điểm công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (19)
      • 1.1.3. Ý nghĩa công nhận sự thỏa thuận của các đương sự thỏa thuận trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (23)
    • 1.2. Quá trình hoàn thiện, phát triển chế định về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (25)
    • 1.3. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (28)
      • 1.3.1. Nguyên tắc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (28)
      • 1.3.2. Phạm vi thỏa thuận (31)
      • 1.3.3. Thủ tục ra quyết định công nhận (33)
      • 1.3.4. Giá trị pháp lý (36)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ CÔNG NHẬN THỎA THUẬN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ XÉT XỬ VỤ ÁN DÂN SỰ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT (15)
    • 2.1. Quyền thay đổi ý kiến của đương sự sau hòa giải thành (39)
      • 2.1.1. Bản chất của thỏa thuận giải quyết vụ án (39)
      • 2.1.2. Các quy định của pháp luật liên quan (40)
      • 2.1.3. Kinh nghiệm từ pháp luật nước ngoài (42)
      • 2.1.4. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật (43)
    • 2.2. Điều kiện phải thỏa thuận toàn bộ vụ án (43)
      • 2.2.1. Bản chất của thỏa thuận giải quyết một phần vụ án (44)
      • 2.2.2. Tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự (45)
      • 2.2.3. Kinh nghiệm của pháp luật liên quan (46)
      • 2.2.4. Kinh nghiệm rút từ thực tiễn (47)
      • 2.2.5. Kinh nghiệm từ pháp luật nước ngoài (49)
      • 2.2.6. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật (49)
    • 2.3. Trường hợp có đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải (51)
      • 2.3.1. Thỏa thuận về việc giải quyết toàn bộ vụ án không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt (51)
      • 2.3.2. Việc tiến hành hòa giải khi có đương sự vắng mặt (56)
    • 2.4. Kháng nghị theo theo tục tái thẩm quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (58)
      • 2.4.1. Tính chất của tái thẩm (58)
      • 2.4.2. Quy định của pháp luật về đối tượng kháng nghị tái thẩm (59)
      • 2.4.3. Thực tiễn xét xử (60)
      • 2.4.4. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật (62)

Nội dung

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG NHẬN SỰ THỎA THUẬN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ

Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa việc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự

sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

Có nhiều phương thức để giải quyết các tranh chấp, bất đồng trong đời sống xã hội, trong đó, hòa giải được đánh giá là phương thức văn minh, nhiều ưu điểm, được hầu hết các nước trên thế giới khuyến khích áp dụng 1 Tại Việt Nam, phương thức giải quyết tranh chấp dân sự thông qua hòa giải được chú trọng, trên cơ sở đó, nhiều đạo luật liên quan đã được ban hành Trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS), thiết chế hòa giải gồm hòa giải trong Tòa án và hòa giải ngoài Tòa án. Nếu tại thiết chế hòa giải ngoài Tòa án, kết quả hòa giải được Tòa án xem xét công nhận khi đương sự có yêu cầu thì tại thiết chế hòa giải trong Tòa án, pháp luật quy định, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm (CBXXST) mà các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội thì Tòa án xem xét công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (CNSTTCCĐS) Để làm rõ những quy định trên, trong phần này ta sẽ tìm hiểu những vấn đề chung về CNSTTCCĐS trong giai đoạn CBXXST VADS.

1.1.1 Khái niệm công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

BLTTDS quy định hòa giải là một nguyên tắc trong tố tụng dân sự (TTDS), theo đó, Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án 2 Cụ thể hóa nguyên tắc trên, tuy BLTTDS dành nhiều điều luật, ở nhiều giai đoạn tố tụng khác nhau, bao gồm giai đoạn CBXXST, để tạo điều kiện tối đa cho các bên thỏa thuận và CNSTTCCĐS, nhưng vẫn chưa có một quy định nào định nghĩa rõ ràng về thuật

1Nguyễn Hòa Bình (2018), “Đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong quá trình giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 13, tr 1.

2Điều 10 BLTTDS. ngữ CNSTTCCĐS, cũng như định nghĩa về việc CNSTTCCĐS trong giai đoạn CBXXST vụ án dân sự (VADS) Do đó, việc rút ra khái niệm này là cần thiết.

 Dưới góc độ ngữ nghĩa tiếng Việt

Trong từ điển tiếng Việt thì: công nhận có nghĩa cho là phải, là đúng, là hợp lý 3 Trong ngữ cảnh này có thể hiểu: cho là có nghĩa là thừa nhận 4 ; phải được hiểu là đúng, là phù hợp 5 ; đúng được hiểu là phù hợp với điều có thật, phù hợp với phép tắc, những điều quy định 6 ; hợp lý là đúng với lẽ phải 7 Vậy, công nhận là thừa nhận một điều gì đó là có thật, phù hợp với phép tắc, những điều quy định và phù hợp với lẽ phải.

Thỏa thuận là đi tới thống nhất sau khi cân nhắc, thảo luận 8 ; thống nhất là làm cho phù hợp với nhau, nhất trí với nhau, không mâu thuẫn nhau 9 Do đó, thỏa thuận là đã đi tới sự nhất trí với nhau, không mâu thuẫn nhau sau khi cân nhắc, thảo luận.

Từ đó, ta rút ra được công nhận sự thống nhất ý chí giữa các bên là có thật, phù và phù hợp với lẽ phải Các bên thống nhất không mâu thuẫn nhau. thỏa thuận có nghĩa là thừa nhận sự hợp với phép tắc, những điều quy định ý chí là các bên đã nhất trí với nhau,

Cũng theo từ điển tiếng Việt, đương sự là người, là đối tượng trong một sự việc nào đó được đưa ra giải quyết 10 Theo từ điển Luật học của Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) thì đương sự được hiểu là: “cá nhân, pháp nhân tham gia tố tụng dân sự với tư cách là nguyên đơn hoặc bị đơn, hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Đương sự là một trong nhóm người tham gia tố tụng dân sự tại Tòa

3 “Từ điển Tiếng Việt”, https://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/Dict/, truy cập ngày 11/5/2021.

4 “Từ điển Tiếng Việt”, https://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/Dict/, truy cập ngày 11/5/2021.

5 “Từ điển Tiếng Việt”, https://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/Dict/, truy cập ngày 11/5/2021.

6 “Từ điển Tiếng Việt”, https://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/Dict/, truy cập ngày 11/5/2021.

7 “Từ điển Tiếng Việt”, https://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/Dict/, truy cập ngày 11/5/2021.

8 “Từ điển Tiếng Việt”, https://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/Dict/, truy cập ngày 11/5/2021.

9 “Từ điển Tiếng Việt”, https://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/Dict/, truy cập ngày 11/5/2021.

10 http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/%C4%90%C6%B0%C6%A1ng_s%E1%BB%B1 , truy cập ngày 08/6/2021. án nhân dân trong các vụ kiện về dân sự, kinh doanh, thương mại, hôn nhân gia đình và lao động” 11

Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự là một giai đoạn của quá trình tiến hành tố tụng, bao gồm nhiều hoạt động như thông báo thụ lý vụ án; xác minh thu thập chứng cứ; mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải; giải quyết các yêu cầu về thủ tục tố tụng của đương sự; tống đạt văn bản tố tụng; ra các quyết định tố tụng.

Từ những cơ sở trên, về mặt ngữ nghĩa tiếng Việt thì công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự là thừa nhận sự thống nhất ý chí, không còn mâu thuẫn nhau giữa các đương sự là có thật, phù hợp với phép tắc, những điều quy định và phù hợp với lẽ phải Các bên thống nhất ý chí là các bên đã nhất trí với nhau, không mâu thuẫn nhau Việc công nhận này phải được tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự.

 Dưới góc độ khoa học pháp lý

Không giống với việc công nhận sự thỏa thuận khác, CNSTTCCĐS có những đặc điểm riêng biệt: thứ nhất, đây phải là sự thỏa thuận của các đương sự trong VADS 12 ; thứ hai, việc công nhận phải do Tòa án thực hiện và phải theo những trình tự nhất định; thứ ba, quyết định công nhận phải được đảm bảo thi hành bởi quyền lực nhà nước 13 Từ đó, tác giả Lương Thị Thu Hà đã đưa ra định nghĩa CNSTTCCĐS nói chung như sau: “công nhận sự thỏa thuận của các đương sự vụ án dân sự là hoạt động do Tòa án tiến hành nhằm thừa nhận việc thống nhất ý chí của các đương sự về việc giải quyết vụ án dân sự Việc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự phải được thể hiện bằng một văn bản pháp lý có giá trị bắt buộc,

11 Bộ Tư pháp - Viện Khoa học pháp lý (2005), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp, tr 278.

12 Các đương sự trong VADS tồn tại sự tranh chấp nên trong quá trình giải quyết vụ án Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết VADS theo quy định để không còn tranh chấp nữa.

13 Bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành (Điều 19 BLTTDS). theo thủ tục luật định, được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước” 14

Có thể thấy, quan điểm nêu trên phù hợp về mặt ngữ nghĩa tiếng Việt như nêu ra được việc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự vụ án dân sự là việc thừa nhận thống nhất, nhất trí, không mâu thuẫn nhau giữa các đương sự, sự thỏa thuận này phù hợp với các phép tắc, quy định, và lẽ phải Đồng thời, quan điểm trên cũng tương đồng với một số quy định của pháp luật liên quan như việc công nhận phải do Tòa án thực hiện theo trình tự, thủ tục luật định, cũng như việc đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước Do đó, định nghĩa này có giá trị tham khảo rất cao.

Quá trình hoàn thiện, phát triển chế định về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

Nhìn chung, quá trình hoàn thiện và phát triển quy định về CNSTTCCĐS trong giai đoạn CBXXST VADS Việt Nam trải qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989 , nền tư pháp của chế độ dân chủ nhân dân được hình thành và từng bước phát triển Tại Sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945 quy định “cho đến khi ban hành được các bộ luật cho toàn cõi Việt Nam, các luật lệ tiến hành ở Bắc, Trung, Nam vẫn được giữ nguyên như cũ với điều kiện là những quy phạm pháp luật chỉ được thi hành nếu không trái với những nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể cộng hòa” 24 Như vậy, các luật lệ liên quan đến CNSTTCCĐS trước đó được sử dụng cho toàn Việt Nam nếu thỏa mãn quy định trên.

Thời gian sau đó, liên tiếp các sắc lệnh quy định về việc CNSTTCCĐS được ban hành, như Sắc lệch số 13/SL ngày 24/01/1946 về tổ chức Tòa án, quy định:

23 Xem thêm Nguyễn Hòa Bình (2018), “Đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong quá trình giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 13, tr 3-4.

24 Trần Văn Quảng (2004), Chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Cơ sở lý luận và thực tiễn, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học luật Hà Nội, tr 62.

“ban tư pháp xã có quyền hòa giải tất cả các việc dân sự và thương sự Nếu hòa giải thành sẽ lập biên bản hòa giải, có các ủy viên và những người đương sự ký” 25 Tại Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 về thẩm quyền của Tòa án và sự phân công giữa các nhân viên trong Tòa án quy định: “khi nhận được đơn khởi kiện về dân sự hay thương sự, ông Thẩm phán sơ cấp phải đòi hỏi hai bên đến để thử làm hòa giải.

Biên bản hòa giải có hiệu lực công chứng thư” 26 và “những việc kiện dân sự và thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án đệ nhị cấp đều phải giao trước về ông Thẩm phán sơ cấp thử hòa giải” 27 Tại Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng quy định “Tòa án nhân dân huyện họp thành hội đồng hòa giải để thử hòa giải tất cả các vụ kiện về dân sự và thương sự, kể cả việc xin ly dị, trừ những vụ kiện mà đương sự không có quyền điều đình” 28 và “Biên bản hòa giải là một công chứng thư, có thể đem chấp hành ngay Tuy nhiên cho đến lúc biên bản hòa giải được chấp hành xong, nếu Biện lý xét thấy biên bản ấy xâm phạm đến trật tự chung thì có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền sửa đổi hoặc bác bỏ điều hai bên đã thỏa thuận Hạn kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày phòng Biện lý nhận được biên bản hòa giải thành.” 29 Đến khi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960 được ban hành đã quy định tại Điều 16 rằng “Toà án nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã hoặc đơn vị hành chính tương đương có nhiệm vụ hoà giải những vụ tranh chấp về dân sự, phân xử những việc hình sự nhỏ không phải mở phiên toà và hướng dẫn công tác hoà giải ở xã và khu phố” Tại Thông tư số 25-TATC ngày 30/11/1974 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc hòa giải trong TTDS quy định các quyết định công nhận việc hòa giải thành đều có hiệu lực như bản án 30 Từ năm 1975, miền Nam được giải phóng, về việc công nhận sự thỏa thuận còn có các quy định tại

25 Nguyễn Phương Hạnh (2012), Tìm hiểu về Quyền định đoạt của đương sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, tr 32.

26 Điều 9 Sắc lệnh số 51/SL của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 17/4/1946 quy định thẩm quyền của Tòa án và sự phân công giữa các nhân viên trong Tòa án.

27 Điều 12 Sắc lệnh số 51/SL của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 17/4/1946 quy định thẩm quyền của Tòa án và sự phân công giữa các nhân viên trong Tòa án.

28 Điều 9 Sắc lệnh số 85/SL của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng.

29 Điều 10 Sắc lệnh số 85/SL của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng.

30 Lương Thị Thu Hà (2016), Công nhận sự thỏa thuận của đương sự trong tố tụng dân sự Việt

Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr 20. nhiều văn bản trong các tranh chấp về thừa kế, lao động, hay giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài 31

Giai đoạn từ năm 1990 đến trước khi BLTTDS ra đời, ngày 07/12/1989,

Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh số 27-LCT/HĐNN8 32 về thủ tục giải quyết các VADS, đây được coi là văn bản pháp luật đầu tiên pháp điển hóa những nội dung căn bản của pháp luật TTDS, trong đó có việc CNSTTCCĐS trong giai đoạn CBXXST được quy định tại Điều 44 rằng: “khi các đương sự thoả thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Toà án lập biên bản hoà giải thành Bản sao biên bản này được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung Nếu trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà có đương sự thay đổi ý kiến hoặc Viện kiểm sát, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung phản đối sự thoả thuận đó, thì Toà án đưa vụ án ra xét xử; nếu trong thời hạn đó không có sự thay đổi ý kiến hoặc phản đối thì Toà án ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự Quyết định này có hiệu lực pháp luật.”.

Cũng với tinh thần này, ngày 29/3/1994, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế được ban hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/1994, theo đó tại Điều

36 quy định rằng: “trước khi mở phiên toà, Toà án tiến hành hoà giải để các đương sự có thể thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án Khi các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, thì Toà án lập biên bản hoà giải thành và ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự và quyết định này có hiệu lực pháp luật” Tương tự, ngày 11/4/1996, Pháp lệnh thủ tục giải quyết tranh chấp lao động được ban hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/1996, theo đó tại Điều 38 quy định rằng: “trước khi quyết định mở phiên toà, Toà án tiến hành hoà giải để các đương sự có thể thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án Nếu qua việc hoà giải các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Toà án lập biên bản hoà giải thành và ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự; quyết định này có hiệu lực pháp luật”.

31 Xem thêm Lương Thị Thu Hà (2016), Công nhận sự thỏa thuận của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr 21-22.

32 Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1990.

Ngày 15/6/2004, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 được ban hành, những quy định về CNSTTCCĐS cũng được chú trọng, theo đó trong giai đoạn CBXXST, khoản 1 Điều 187 quy định rằng “hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thoả thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Toà án phân công ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự”.

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ CÔNG NHẬN THỎA THUẬN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ XÉT XỬ VỤ ÁN DÂN SỰ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

Quyền thay đổi ý kiến của đương sự sau hòa giải thành

Hiện nay, BLTTDS đã quy định quyền thay đổi ý kiến của các đương sự sau hòa giải thành Cụ thể tại khoản 1 Điều 212 Bộ luật này quy định “hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự” Sở dĩ pháp luật không quy định Tòa án ra ngay quyết định

CNSTTCCĐS mà hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mới ra quyết định là để các đương sự có thêm thời gian suy nghĩ, cân nhắc cẩn trọng về thỏa thuận của mình, tạo cho họ sửa chữa những sai lầm nếu có trong một thỏa thuận không đảm bảo quyền lợi chính đáng của bản thân do sự vội vàng, hấp tấp đem lại 67 Tuy nhiên, xét về nhiều khía cạnh thì quy định trên không thật sự hợp lý và tác giả cho rằng cần ra quyết định CNSTTCCĐS ngay sau khi lập biên bản hòa giải thành vì những lý do sau:

2.1.1 Bản chất của thỏa thuận giải quyết vụ án

Pháp luật tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự, cho phép các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án Bản chất của sự thỏa thuận về giải quyết vụ án của đương sự là một dạng giao dịch dân sự 68 và giao dịch dân sự này được ghi nhận trong biên bản hòa giải thành Theo nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, các giao dịch dân sự được giao kết hợp pháp sẽ có hiệu lực từ thời điểm giao kết 69 , mọi sự sửa đổi, chấm dứt phải tuân theo sự “thỏa thuận tiếp theo của các bên để thay thế thỏa thuận ban đầu” Nên việc pháp luật không quy định Tòa án ra ngay quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự mà

67 Xem thêm Trần Anh Tuấn (2016), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Tư pháp, tr 504.

68 Xem thêm Bùi Thị Huyền (2007), “Về sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa sơ thẩm dân sự”, Tạp chí Luật học, số 07, tr 25.

69 Trừ khi luật có quy định khác. hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành là trái với bản chất của sự thỏa thuận của các đương sự trong việc giải quyết vụ án.

Có quan điểm cho rằng thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mới ra quyết định là để các đương sự có thêm thời gian suy nghĩ, cân nhắc cẩn trọng về thỏa thuận của mình, tạo cho họ sửa chữa những sai lầm nếu có trong một thỏa thuận không đảm bảo quyền lợi chính đáng của bản thân do sự vội vàng, hấp tấp đem lại Tuy nhiên, giải thích này không hoàn toàn hợp lý Bởi lẽ, về phía

Tòa án, với trách nhiệm của mình, Tòa án đã tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trong trường hợp các bên đương sự còn sự phân vân, chưa thỏa thuận được với nhau thì Thẩm phán đã phải kiên trì tổ chức các phiên họp tiếp theo để các đương sự chắc chắn trong quyết định của mình 70 , nên việc tạo điều kiện cho các đương sự suy nghĩ chín chắn, cân nhắc thận trọng sau khi đã ra quyết định là không cần thiết Còn về phía đương sự, nếu pháp luật tạo điều kiện để họ có thêm thời gian suy nghĩ, cân nhắc cẩn trọng về thỏa thuận của mình sẽ tạo ra tâm lý vội vàng, hấp tấp, không nghiêm túc trong phiên hòa giải, bởi lẽ, dù gì thì họ vẫn còn “cơ hội” để sửa chữa những sai lầm, từ đó khó lòng nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác hòa giải trong TTDS.

Từ các phân tích trên, ta thấy không lý do hợp lý cho việc trì hoãn việc ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự như quy định của BLTTDS hiện hành.

2.1.2 Các quy định của pháp luật liên quan

Khi xét về các quy định của pháp luật liên quan đến việc thỏa thuận giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án, thể hiện bằng biên bản hòa giải thành ngoài Tòa án, tại Nghị định số 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hòa giải thương mại, cũng là biên bản hòa giải thành, nhưng Nghị định quy định: “khi đạt được kết quả hòa giải thành các bên lập văn bản về kết quả hòa giải thành Văn bản về kết quả hòa giải thành có hiệu lực thi hành đối với các bên theo quy định của pháp luật dân sự.” 71 Hiệu lực thi hành đối với các bên ở đây đã có ý nghĩa là “ràng buộc các

70 Xem thêm Chỉ thị số 04/2017/CT-CA của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ngày 03/10/2017 về việc tăng cường công tác hòa giải tại Tòa án nhân dân.

71 Điều 15 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2017 quy định về hòa giải thương mại. bên” như thỏa thuận hợp đồng Trường hợp một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng như kết quả hòa giải thành, thì bên đó sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý như đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng khác Văn bản về kết quả hòa giải thành được xem xét công nhận theo quy định của pháp luật TTDS 72 Điều kiện để công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án bao gồm các bên tham gia thỏa thuận hòa giải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, các bên tham gia thỏa thuận là người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận hòa giải, trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người thứ ba thì phải được người thứ ba đồng ý, một hoặc cả hai bên có đơn yêu cầu Tòa án công nhận, và nội dung thỏa thuận hòa giải thành của các bên là hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với Nhà nước hoặc người thứ ba 73 Từ các quy định trên, có thể thấy khi xét công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án, Tòa án sẽ không quan tâm đến việc các bên có thay đổi ý kiến của mình chưa, và Tòa án cũng không cho “cơ hội” để các đương sự “có ý kiến” về sự thỏa thuận của mình Nếu thỏa mãn các điều kiện quy định thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án, và quyết định này được thi hành theo pháp luật về thi hành án dân sự.

Vậy, cùng bản chất là biên bản hòa giải thành (cùng ghi nhận STTCCĐS), nhưng khi đã lập biên bản hòa giải thành ngoài Tòa án thì các bên không được thay đổi ý kiến, việc công nhận kết quả hòa giải thành chỉ mang tính chất giúp cho sự thỏa thuận đó được đảm bảo thi hành trên thực tế, còn biên bản hòa giải thành tại Tòa án, không có giá trị pháp lý, hơn nữa luật còn quy định quyền thay đổi ý kiến, cụ thể sau thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành, nếu không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Tòa án mới ra quyết định CNSTTCCĐS và từ đây mới có thể đảm bảo thi hành là một sự “không công bằng” cho việc thỏa thuận giải quyết vụ án tại Tòa án.

Khi nghiên cứu về pháp luật TTDS Việt Nam trong giai đoạn trước cũng có quy định biên bản hòa giải thành có hiệu lực pháp lý ngay Thật vậy, tại Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng quy định: “Tòa án nhân dân huyện họp thành hội đồng hòa giải để thử hòa giải tất cả các vụ kiện về

72 Điều 16 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/217 quy định về hòa giải thương mại.

73 Điều 417 BLTTDS dân sự và thương sự, kể cả việc xin ly dị, trừ những vụ kiện mà đương sự không có quyền điều đình.” 74 và “Biên bản hòa giải là một công chứng thư, có thể đem chấp hành ngay Tuy nhiên cho đến lúc biên bản hòa giải được chấp hành xong, nếu Biện lý xét thấy biên bản ấy xâm phạm đến trật tự chung thì có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền sửa đổi hoặc bác bỏ điều hai bên đã thỏa thuận Hạn kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày phòng Biện lý nhận được biên bản hòa giải thành.” 75 Đây là thời kỳ Việt Nam mới giành lại chính quyền từ thực dân Pháp, có lẽ những quy định trên đã học hỏi từ pháp luật Pháp 76 Tác giả không khẳng định chắc chắn điều đó, bởi lẽ tác giả không nắm rõ pháp luật Pháp vào thời kỳ bấy giờ Tuy nhiên, hoàn toàn có thể khẳng định quy định tại Sắc lệnh số 85/SL trên hoàn toàn tương đồng với pháp luật Pháp hiện hành được tác giả phân tích ở phần sau.

Tính hợp lý của Nghị định số 22/2017 và Sắc lệnh số 85/SL về giá trị pháp lý của biên bản hòa giải thành, BLTTDS cần phải “học hỏi” để hạn chế những bất cập như đã trình bày ở những luận điểm trên.

2.1.3 Kinh nghiệm từ pháp luật nước ngoài

Khi nghiên cứu về pháp luật các quốc gia khác như Nhật Bản, Điều 267 Luật TTDS Nhật Bản quy định về hiệu lực của biên bản hòa giải như sau: “khi ghi vào biên bản việc hủy bỏ hay chấp nhận hòa giải hoặc yêu cầu thì phần ghi chép đó có hiệu lực tương tự như phán quyết cuối cùng” Biên bản hòa giải có hiệu lực như bản án, có thể cưỡng chế thi hành Biên bản hòa giải có hiệu lực khi Thẩm phán đóng dấu của mình vào biên bản do Thư ký lập ra, không cần đương sự phải lập giấy thỏa thuận hòa giải hoặc bản án hòa giải hay quyết định công nhận thỏa thuận hòa giải. Trong điều khoản của Biên bản hòa giải ghi đầy đủ các điều khoản thi hành 77 Hoặc tại Điều 29 Luật Hòa giải tư pháp tranh chấp dân sự Hàn Quốc hiện hành cũng quy định tương tự rằng khi các đương sự đạt được thỏa thuận, nội dung đó được viết vào

74 Điều 9 Sắc lệnh số 85/SL của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng.

75 Điều 10 Sắc lệnh số 85/SL của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng.

76 Tại Sắc lệnh số 47/SL của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 10/10/1945 quy định:

Điều kiện phải thỏa thuận toàn bộ vụ án

78 Phan Thị Thu Hà, Hà Lệ Thủy (2019), “Chế định hòa giải gắn với Tòa án tại Hàn Quốc”, Tạp chí

Tòa án nhân dân, số 03, tr 41.

79 Các Điều 130, 131 Bộ luật Tố tụng dân sự Cộng hòa Pháp (1998) (Bộ luật Tố tụng dân sự của nước Cộng hòa Pháp, NXB Chính trị Quốc gia, tr 37).

80 BLTTDS quy định thủ tục GĐT để xem xét lại Quyết định CNSTTCCĐS nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.

Khoản 2 Điều 212 BLTTDS quy định “Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án” Điều này có nghĩa rằng nếu đương sự chỉ thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết một phần vụ án, còn phần khác không thỏa thuận được, thì Tòa án ghi những vấn đề mà các đương sự thỏa thuận được và những vấn đề không thỏa thuận được vào biên bản hòa giải và tiến hành ra quyết định đưa vụ án ra xét xử Có lẽ các nhà làm luật “không muốn” ban hành hai văn bản bao gồm Quyết định công nhận thỏa thuận của các đương sự và Bản án sơ thẩm giải quyết vụ án dân sự trong cùng một vụ án, bởi lẽ hai văn bản này “lệch pha” nhau về hiệu lực và cùng có ý nghĩa chấm dứt quy trình tố tụng giải quyết vụ án dân sự Tuy nhiên, tác giả cho rằng quy định này chưa thật sự thỏa đáng, đặc biệt là đối với những vụ án có nhiều phần hoặc nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp có tính độc lập tương đối Sau đây, tác giả phân tích một số khía cạnh để chứng minh rằng việc phải tạo ra cơ chế công nhận sự thỏa thuận giải quyết một phần vụ án là cần thiết.

2.2.1 Bản chất của thỏa thuận giải quyết một phần vụ án

Cũng như bản chất STTCCĐS trong việc giải quyết toàn bộ vụ án thì thỏa thuận giải quyết một phần vụ án cũng là một giao dịch dân sự, cụ thể hơn là một hợp đồng dân sự Theo nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, các hợp đồng dân sự được giao kết hợp pháp sẽ có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác Do đó, việc BLTTDS quy định rằng Tòa án sẽ không ra quyết định công nhận thỏa thuận một phần vụ án là trái lại với bản chất của sự thỏa thuận giải quyết một phần vụ án của các đương sự Dẫn đến hậu quả, nếu tại phiên tòa sơ thẩm, đương sự thay đổi ý kiến đã thỏa thuận trước đó của chính mình hoặc trong thời hạn kháng cáo, đương sự lại kháng cáo phần nội dung mà chính đương sự đã thỏa thuận thì lúc này nguyên tắc mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng 81 đã bị phá vỡ 82 Pháp luật tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự, cho phép các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết một phần vụ án Nhưng khi đã xác lập được sự thỏa thuận thì chính các bên sẽ phải tôn trọng thỏa thuận ấy Cũng như

81 Khoản 2 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015.

82 Xem thêm Phạm Thị Thúy (2018), “Giá trị pháp lý của thỏa thuận tiền tố tụng và thỏa thuận trong tố tụng”,

Tạp chí Tòa án nhân dân, số 23, tr 18. quyền được xác lập các giao dịch dân sự được nhà nước bảo vệ nhưng khi đã tồn tại một giao dịch dân sự có hiệu lực thì việc sửa đổi, chấm dứt nó phải tuân theo quy định luật định hoặc tuân theo sự “thỏa thuận tiếp theo của các bên thay thế thỏa thuận ban đầu” 83

Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng, nếu phần nội dung tranh chấp các đương sự thỏa thuận được và phần nội dung tranh chấp các đương sự không thỏa thuận được có liên quan chặt chẽ với nhau thì Tòa án không thể vừa công nhận sự thỏa thuận và vừa ra bản án để giải quyết một quan hệ pháp luật tranh chấp, trong khi hiệu lực của quyết định CNSTTCCĐS và hiệu lực của bản án sơ thẩm “lệch pha” nhau 84

Câu hỏi được đặt ra rằng: như thế nào là thỏa thuận giải quyết một phần vụ án? Theo tác giả, nếu những nội dung tranh chấp nào có liên quan chặt chẽ với nhau theo quan điểm nêu trên thì tất cả các nội dung ấy phải được coi là nằm chung trong một phần vụ án Do đó, trong trường hợp các đương sự không giải quyết được hết tất cả những nội dung liên quan chặt chẽ ấy thì Tòa án không ra quyết định công nhận là hợp lý Còn tại những trường hợp khác, khi các đương sự đã thật sự giải quyết một phần vụ án 85 thì chúng ta không có cơ sở hợp lý để quy định không công nhận những thỏa thuận này, dẫu những thỏa thuận này chỉ giải quyết một phần vụ án.

2.2.2 Tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự Để giải thích quy định này, một số ý kiến cho rằng, tuy không ra quyết định công nhận thỏa thuận giải quyết một phần vụ án, nhưng toàn bộ nội dung vụ án vẫn được Tòa án đưa ra xem xét tại phiên tòa sơ thẩm và việc thỏa thuận của các đương sự giải quyết một phần vụ án cũng sẽ được Tòa án ghi nhận trong bản án nếu các bên vẫn không thay đổi ý kiến tại phiên tòa, từ đó vẫn đảm bảo được nguyên tắc tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự 86 Tuy nhiên, ý kiến này

83 Điều này đã được dẫn tại mục 2.1 chương này.

84 Xem thêm Bùi Thị Huyền (2007), Về sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, Tạp chí Luật học, số 08, tr 27

85 Bao gồm luôn cả trường hợp trong vụ án có nhiều quan hệ tranh chấp độc lập với nhau, các đương sự đã thỏa thuận giải quyết được một quan hệ tranh chấp.

86 Xem thêm Bùi Thị Huyền (2007), “Về sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa sơ thẩm dân sự”, Tạp không thuyết phục, bởi lẽ, việc một số vấn đề của vụ án được giải quyết tại giai đoạn CBXXST và giải quyết tại phiên tòa sơ thẩm có hậu quả pháp lý khác nhau, từ việc trong một số trường hợp tiền án phí mà đương sự phải chịu sẽ gấp hai lần so với trường hợp đương sự thỏa thuận được với nhau về giải quyết tranh chấp trước khi Tòa án mở phiên tòa sơ thẩm 87 đến hiệu lực của văn bản công nhận Quyết định CNSTTCCĐS có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm còn bản án sơ thẩm không có hiệu lực ngay sau khi được ban hành, có thời gian để các đương sự kháng cáo, viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm Theo tác giả, nguyên tắc tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự còn được thể hiện thông qua quy định STTCCĐS được công nhận và có hiệu lực ngay, và điều này hoàn toàn không được đảm bảo khi CNSTTCCĐS thông qua bản án sơ thẩm, do đó không thể khẳng định việc giải quyết toàn bộ vụ án tại phiên tòa sơ thẩm vẫn đảm bảo được nguyên tắc tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự như quan điểm nêu trên.

2.2.3 Kinh nghiệm của pháp luật liên quan

Khi xem xét các quy định của pháp luật liên quan, khoản 6 Điều 32 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án năm 2020 quy định “trường hợp các bên thỏa thuận, thống nhất được một phần tranh chấp dân sự, một phần khiếu kiện hành chính thì chỉ được công nhận khi nội dung thỏa thuận, thống nhất không liên quan đến các phần khác của tranh chấp, khiếu kiện đó” Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự 88 Vậy, cùng bản chất là giải quyết vụ việc dân sự thông qua hòa giải tại Tòa án 89 , nhưng nếu giải quyết theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án thì Tòa án có thể ra quyết định công nhận thỏa thuận giải quyết một phần vụ án nếu phần nội dung này không liên quan đến các phần khác của tranh chấp, còn nếu giải quyết theo Bộ luật Tố tụng chí Luật học, số 08, tr 27 Tuy phần nội dung này viết về việc công nhận sự thỏa thuận giải quyết một phần vụ án của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm, nhưng giá trị của các lập luân có thể tham khảo trong việc công nhận thỏa thuận tại phiên hòa giải.

87 Xem thêm Trần Anh Tuấn (2016), Bình luận khoa học BLTTDS của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Tư pháp, tr 505.

88 Khoản 2 Điều 35 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án năm 2020.

89 Chỉ khác nhau ở chỗ là hòa giải theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án được thực hiện trước khi Tòa án thụ lý vụ án, hòa giải theo Bộ luật Tố tụng dân sự được thực hiện sau khi thụ lý vụ án. dân sự thì Tòa án không được ra quyết định công nhận thỏa thuận giải quyết một phần vụ án là một thiếu sót của BLTTDS.

Tính hợp lý của Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án năm 2020 về khả năng ra quyết định công nhận thỏa thuận giải quyết một phần vụ án, BLTTDS cần phải “học hỏi” để hạn chế những bất cập như đã trình bày ở những luận điểm trên.

2.2.4 Kinh nghiệm rút từ thực tiễn

Hiện nay, pháp luật không cho phép Tòa án ra quyết định công nhận thỏa thuận giải quyết một phần vụ án, nên thực tiễn không có vụ án nào Tòa án theo hướng công nhận sự thỏa thuận giải quyết một phần vụ án Tuy nhiên, không phải tất cả các vụ án, Tòa án đều ghi những vấn đề mà các đương sự thỏa thuận được và những vấn đề không thỏa thuận được vào biên bản hòa giải và tiến hành ra quyết định đưa vụ án ra xét xử Có nhiều trường hợp, Tòa án đã thực hiện việc tách vụ án và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận được, tiếp tục xét xử đối với phần mà các đương sự không thỏa thuận được 90 Để làm rõ thực tiễn xét xử này, ta thông qua một số ví dụ sau:

Ví dụ 1: A khởi kiện ly hôn B và chia tài sản chung của vợ chồng Khi biết A khởi kiện ly hôn B, C yêu cầu A, B trả nợ C 80 triệu đồng Tại phiên hòa giải, A và

B đã thỏa thuận trở về đoàn tụ nhưng C vẫn giữ nguyên yêu cầu đòi nợ 91

Ví dụ 2: D khởi kiện ly hôn E, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản chung của vợ chồng Sau hòa giải, D và E thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con chỉ còn tranh chấp về tài sản 92

Trường hợp có đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải

Khoản 3 Điều 212 BLTTDS quy định rằng: “trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 210 của Bộ luật này mà các đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thỏa thuận đó có giá trị đối với những người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt Trường hợp thỏa thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thỏa thuận này chỉ có giá trị và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu được đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bản” Quy định này có hai vấn đề được tác giả phân tích riêng biệt thành hai phần như sau:

2.3.1 Thỏa thuận về việc giải quyết toàn bộ vụ án không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt

Khoản 3 Điều 212 BLTTDS quy định “trong trường hợp quy định tại khoản

4 Điều 210 của Bộ luật này mà các đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thỏa thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt” Hiện tại, BLTTDS chưa có văn bản hướng dẫn trường hợp nào thì việc thỏa thuận giải quyết toàn bộ vụ án của đương sự có mặt sẽ “không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt”, nên trên thực tế có nhiều tranh cãi về vấn đề này.

Trong quá trình nghiên cứu và tham khảo những người làm công tác thực tiễn, tác giả đưa ra ba ví dụ điển hình để cùng phân tích trong các trường hợp này, việc thỏa thuận giải quyết vụ án của các đương sự có mặt có ảnh hưởng đến đương sự vắng mặt hay không, từ đó chứng minh việc có một văn bản hướng dẫn cho quy định này là hợp lý.

Ví dụ 1: trong một vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản, ông A và ông B có tranh chấp về tài sản thừa kế là căn nhà mà ba của hai ông để lại Tại đơn khởi kiện, ông A yêu cầu Tòa án cho ông được nhận hiện vật là căn nhà và sẽ trả lại phần giỏ trị ẵ căn nhà cho ụng B Căn nhà trờn C đang cư trỳ.

Tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải đầu tiên, C vắng mặt không lý do, A và B đề nghị hoãn phiên hòa giải; đến phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải thứ hai,

C vẫn tiếp tục vắng mặt Tòa án tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ mà không tiến hành hòa giải.

Trong quá trình kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ, A thay đổi yêu cầu khởi kiện từ yêu cầu chia cho A tài sản theo hiện vật, chia giá trị cho B thành yêu cầu Tòa án xác định di sản là tài sản chung, phần quyền sở hữu của từng người; đồng thời yêu cầu Tòa án tiến hành hòa giải ngay Tòa án đồng ý tiến hành hòa giải vắng mặt C, A và B thống nhất thỏa thuận được với nhau về việc xác định tài sản chung và phần sở hữu của mỗi người là ẵ căn nhà Sau đú, Tũa ỏn cụng nhận sự thỏa thuận của A và B theo đúng như nội dung thỏa thuận 98

Trong vụ án này, ban đầu, ông A yêu cầu Tòa án chia di sản thừa kế, cho ông nhận hiện vật và chia phần giá trị cho ông B Nếu Tòa án giải quyết yêu cầu trên thì có thể tài sản tranh chấp sẽ phải bị đem ra thi hành án, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến những người đang cư trú là C, nên khi thụ lý giải quyết vụ án này bắt buộc phải đưa C vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Theo đó, nếu C vắng mặt tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, đồng thời C cũng không có văn bản nêu ý kiến về việc giải quyết vụ án thì Tòa án không thể tổ chức phiên hòa giải theo khoản 3 Điều 209 BLTTDS vì việc tiến hành phiên họp ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt Lúc này, Tòa án hoãn phiên họp là đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, sau khi Tòa án mở lại phiên họp cho đương sự thì C lại tiếp tục vắng mặt và cũng không có văn bản nêu ý kiến, do đó, Tòa án căn cứ vào khoản 1 Điều 207 BLTTDS 99 chỉ tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ mà không tiến hành hòa giải.

Tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, A căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 210 BLTTDS để thay đổi yêu cầu khởi kiện, A thay đổi yêu cầu khởi kiện từ yêu cầu chia cho A tài sản theo hiện vật, chia giá trị cho B thành yêu cầu Tòa án xác định di sản là tài sản chung, phần quyền sở hữu của từng

98 Tình huống này được tác giả khảo sát tại Tòa án quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, tuy không tìm ra được số hiệu vụ án nhưng đây là một vụ án có thật, Thẩm phán đã ra quyết định CNSTTCCĐS.

99 Khoản 1 Điều 207 BLTTDS quy định những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được, “bị đơn,người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt”. người và sau đó yêu cầu Tòa án ghi vào biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, yêu cầu Tòa án tổ chức hòa giải ngay.

Xét việc thay đổi yêu cầu khởi kiện nằm trong phạm vi khởi kiện ban đầu nên Tòa án chấp nhận Đồng thời, việc thay đổi yêu cầu khởi kiện này làm cho quyền lợi, nghĩa vụ của C từ ảnh hưởng đến không ảnh hưởng trong việc giải quyết toàn bộ vụ án Bởi lẽ, khi Tòa án giải quyết toàn bộ yêu cầu khởi kiện mới của A sẽ không dẫn đến việc phát mãi tài sản để thi hành, điều này sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ của C nên nếu A và B thống nhất thỏa thuận được với nhau về việc xỏc định tài sản chung và phần sở hữu của mỗi người là ẵ căn nhà thỡ Tũa ỏn có thể ra quyết định CNSTTCCĐS Trong trường hợp C cảm thấy ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình thì có thể khởi kiện một vụ án khác.

Từ những phân tích trên, ta thấy rằng xuất phát từ việc thay đổi yêu cầu khởi kiện làm cho thỏa thuận của các đương sự có mặt không còn ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt nữa Từ đó chứng minh quy định tại khoản 3 Điều 212 BLTTDS có khả năng áp dụng trên thực tiễn.

Ví dụ 2: A cùng vay nợ B, C, D trong những thời điểm khác nhau, đều đã đến hạn trả nợ nhưng A không trả B, C, D cùng khởi kiện ra Tòa Tòa đã nhập ba vụ án này thành một vụ án để giải quyết.

Kháng nghị theo theo tục tái thẩm quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự

Theo tác giả, về lâu dài, khi có điều kiện sửa đổi, bổ sung BLTTDS năm

2015 thì vấn đề này cần được luật hóa.

2.4 Kháng nghị theo theo tục tái thẩm quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự

Khoản 2 Điều 213 BLTTDS quy định “quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội” Có thể thấy, theo quy định hiện hành thì thủ tục xét lại của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ được quy định là thủ tục GĐT mà không đề cập đến khả năng tái thẩm của quyết định này Do đó, ngay từ khi BLTTDS ra đời, đã tồn tại quan điểm trái chiều về khả năng tái thẩm của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự Tác giả cho rằng việc tái thẩm đối với quyết định này là hoàn toàn có thể, bởi những lý do như sau:

2.4.1 Tính chất của tái thẩm

Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó 105

Thủ tục tái thẩm phát sinh trên cơ sở có tình tiết mới 106 Đây phải là những tình tiết đã có từ trước nhưng Tòa án, các đương sự không biết được tình tiết này

106 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nhà khi Tòa án ra bản án, quyết định và đến nay mới được phát hiện Tình tiết này làm nội dung bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật không còn đúng nữa, cần thay đổi bản án, quyết định để đảm bảo phù hợp với tình tiết mới được phát hiện này, từ đó đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự 107 Theo tác giả, các vụ án được Tòa án giải quyết bằng quyết định CNSTTCCĐS hoàn toàn vẫn có thể xuất hiện những tình tiết mới như trên để quyết định này phải được xem xét lại theo thủ tục tái thẩm. Đồng quan điểm trên, tác giả Nguyễn Nam Hưng cho rằng mặc dù khoản 2 Điều 213 BLTTDS quy định “Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối…”; tuy nhiên, quyết định này có thể bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, bởi lẽ, đối với các trường hợp phát sinh tình tiết mới, như đương sự trong vụ kiện thừa kế sau nhiều năm kể từ khi có quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đồng thừa kế mới phát hiện mình không có tên trong quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ bị xâm hại nghiêm trọng, mà thời hạn để gửi đơn khiếu nại cũng như thời hạn kháng nghị theo thủ tục GĐT đã hết thì chỉ có thủ tục tái thẩm mới khôi phục lại được quyền lợi cho họ Đối với các thỏa thuận vi phạm điều cấm của luật và trái đạo đức xã hội thì không phải đương sự nào cũng có điều kiện để nhận biết viphạm và khiếu nại, do đó, dẫn tới việc rất lâu sau khi quyết định công nhận trên có hiệu lực thì mới phát sinh tranh chấp và không thi hành được Nên thủ tục tái thẩm có thể được coi là “cứu cánh” trong trường hợp này 108

2.4.2 Quy định của pháp luật về đối tượng kháng nghị tái thẩm

Khoản 2 Điều 213 BLTTDS không quy định rõ quyết định CNSTTCCĐS có thể bị xét lại theo thủ tục tái thẩm không, nhưng tại Điều 352 Bộ luật này đã có quy định đối tượng bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, mà quyết định CNSTTCCĐS là một quyết định của Tòa án nhằm giải quyết VADS Mặt khác, trong BLTTDS cũng không có quy định nào loại xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr 464.

107 Xem thêm Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt

Nam, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr 464.

108 Nguyễn Nam Hưng (2018), “Căn cứ kháng nghị GĐT đối với quyết định CNSTTCCĐS”, Tạp chí Luật học, số 21, tr 56. trừ quyết định CNSTTCCĐS ra khỏi phạm vi điều chỉnh của Điều luật này Do đó, có đủ cơ sở để cho rằng quyết định CNSTTCCĐS vẫn có thể bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm theo quy định tại Điều 352 BLTTDS như những bản án, quyết định khác của Tòa án.

Trong thực tiễn xét xử đã có nhiều trường hợp Tòa án đã thực hiện việc xét lại quyết định CNSTTCCĐS theo thủ tục tái thẩm Cụ thể tại Quyết định tái thẩm số 21/2020/DS-TT ngày 17/4/2020 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng về tranh chấp quyền sử dụng đất 109 , cụ thể Tòa án cho rằng Quyết định CNSTTCCĐS số 52/2014/DS-ST ngày 25/9/2014 của Tòa án nhân dân huyện Ph, tỉnh Phú Yên ban hành dựa trên Biên bản hòa giải và Biên bản hòa giải thành lập ngày 17/9/2014 không có chữ ký của nguyên đơn và tại hồ sơ vụ án cũng không có tài liệu, chứng cứ thể hiện Tòa án đã giao Biên bản hòa giải thành và Quyết định CNSTTCCĐS cho nguyên đơn và các đương sự khác; đây tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của vụ án Do đó, chấp nhận Quyết định kháng nghị tái thẩm số 05/2020/KN-DS ngày 16/01/2020 của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, hủy toàn bộ Quyết định CNSTTCCĐS số 52/2014/DS-ST ngày 25/9/2014 của Tòa án nhân dân huyện Ph.

109 Nội dung vụ án như sau: đất của nguyên đơn là Nguyễn Thị M liền kề với đất của Bị đơn Huỳnh Thị S Bà Nguyễn Thị M cho rằng, bà S đã lấn chiếm đất chiếm đất của bà để làm công trình phụ với diện tích khoảng 230m2 nên bà khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc bà S phải tháo dỡ các công trình trên đất trả lại diện tích đất lấn chiếm cho bà Quá trình giải quyết vụ án, do thửa đất bà S đăng ký, kê khai đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tách thành hai thửa riêng biệt, trong đó thửa đất ông Đ có 23,1m2 lấn chiếm của bà M nên nguyên đơn yêu cầu ông Đ trả lại 23,1m2 diện tích đất lấn chiếm hoặc thanh toán giá trị diện tích đất lấn chiếm cho nguyên đơn Đối với phần diện tích đất bà S lấn chiếm, nguyên đơn rút yêu cầu khởi kiện

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Trần Hữu Đ xác định: Qua đo đạc thể hiện diện tích đất ông lấn chiếm của bà M là 23,1m2, ông đồng ý thanh toán giá trị quyền sử dụng đất lấn chiếm cho bà M với số tiền là

15 000.000 đồng Quyết định CNSTTCCĐS số 52/2014/DS-ST ngày 25/9/2014, Tòa án nhân dân huyện Ph, tỉnh

Phú Yên đã công nhận sự thỏa thuận của bà M và ông Đ như sau: “ Vợ chồng ông Trần Hữu Đ và bà

Nguyễn Thị Xuân Ng được quyền quản lý, sử dụng 213,1m2 (trong đó có 23,1m2 đất vườn của bà Nguyễn Thị M)…Ông Trần Hữu Đ tự nguyện thanh toán giá trị tiền quyền sử dụng đất cho bà M số tiền

15.000.000 đồng do bà Hồ Thị Hoàng Anh đại diện nhận Hai bên đã giao nhận đủ số tiền trên” Quyết định kháng nghị tái thẩm số 05/2020/KN-DS ngày 16/01/2020, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại ĐàNẵng đề nghị Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xét xử tái thẩm; hủy toàn bộ Quyết định CNSTTCCĐS số 52/2014/DS-ST ngày 25/9/2014 của Tòa án nhân dân huyện Ph, tỉnh Phú Yên vìQuyết định này ban hành dựa trên Biên bản hòa giải và Biên bản hòa giải thành lập ngày 17/9/2014 không có chữ ký của nguyên đơn và tại hồ sơ vụ án cũng không có tài liệu, chứng cứ thể hiện Tòa án đã giao Biên bản hòa giải thành và Quyết định CNSTTCCĐS cho nguyên đơn và các đương sự khác; đây tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của vụ án [Quyết định này được đính kèm ở Phần phụ lục].

Tại Quyết định tái thẩm số 91/2018/DS-TT ngày 29/11/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng về tranh chấp quyền sử dụng đất 110 , Tòa án cho rằng Quá trình giải quyết tranh chấp giữa ông C và tộc Phan, Tòa án đã không biết có sự chồng lấn một phần diện tích đất tại thửa 456 nên đã công nhận sự thỏa thuận giữa ông C và tộc Phan đối với diện tích 1.575 m2 tại thửa đất số 457, tờ bản đồ số 7 (theo hồ sơ cở sở dữ liệu đất đai làm cơ sở cho việc cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã T1 được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam phê duyệt ngày 30/10/2015 thì thửa đất 456 là thửa 132, thửa 457 là hai thửa 114 và

124 tờ bản đồ số 19) Việc công nhận chuyển nhượng diện tích đất nêu trên giữa tộc Phan và ông Lê Quang C đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cụ Ước và cụ Say Đây là tình tiết mới mà Tòa án, đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án Vì vậy cần chấp nhận Quyết định kháng nghị tái thẩm số 67/2018/KN-DS ngày 10/9/2018 của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, hủy quyết định công nhận sự thỏa thuận nêu trên để giải quyết sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, thủ tục tái thẩm đối với quyết định CNSTTCCĐS tuy không được ghi nhận một cách minh thị như thủ tục GĐT, tuy nhiên qua thực tiễn xét xử các

110 Nội dung vụ án : nguyên đơn là cụ Phan Bá P cho rằng Thửa đất số 457, tờ bản đồ số 7, diện tích 3.575 m2 tọa lạc tại thôn An Tây, xã T1, huyện N, tỉnh Quảng Nam do ông Phan Quang C đang quản lý, sử dụng là của tộc Phan Khi cụ Phan Q1 là cha của ông C cưới vợ, do không có nơi ở nên tộc Phan đồng thuận cho cụ Q1 làm nhà để ở và trông nom nhà thờ Ngày 10/9/1972, cụ P là trưởng tộc nên đại diện cho tộc Phan giao hai bản trích lục thửa đất trên, có số hiệu 28, diện tích 05 sào 01 thước 06 tấc và số hiệu 19, diện tích 02 sào

Ngày đăng: 08/03/2023, 11:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w