1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Cuộc khủng hoảng kinh tế ở argentina năm 2018

18 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cuộc Khủng Hoảng Kinh Tế Ở Argentina Năm 2018
Tác giả Đinh Văn Quân
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 250,62 KB

Nội dung

Năm 2018 đã đánh dấu sự khủng hoảng của kinh tế Argentina trên nhiều lĩnh vực dưới thời Tổng thống Mauricio Macri sau giai đoạn 20162017 tăng trưởng ổn định với ba biểu hiện chính: Biểu hiện đầu tiên của tình trạng khủng hoảng kinh tế tại Argentina năm 2018 là ở mức lạm phát cao được thể hiện thông qua tỷ giá hối đoái của Argentina cao kỷ lục vào tháng 92018 ở mức 38.43%. Điều này đã khiến đồng peso Argentina mất giá nghiêm trọng và đồng đô la Mỹ tăng mạnh, từ đây khiến Argentina rơi vào một cuộc khủng hoảng tiền tệ và phải nhờ đến sự hỗ trợ từ khoản vay từ Qũy tiền tệ Quốc tế (IMF) để giảm bớt những gánh nặng về lạm phát và thâm hụt ngân sách.

Trang 1

Đinh Văn Quân

CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ Ở ARGENTINA NĂM 2018

HÀ NỘI 2020

Trang 2

Đinh Văn Quân

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TÊN TIẾNG

TẮT

TÊN TIẾNG TÂY BAN NHA

TÊN TIẾNG ANH

TÊN TIẾNG VIỆT

n General del Trabajo

General Confederation of Labour

Tổng liên đoàn Lao động Argentina

Trabajadores de la Economía Popular

Liên đoàn Lao động của nền kinh tế nhân dân

product Tổng sản phẩmnội địa

Monetary Fund

Qũy tiền tệ Quốc

tế

Trang 3

CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ Ở ARGENTINA NĂM 2018

1 Nguyên nhân xảy ra khủng hoảng

1.1 Nguyên nhân chủ quan

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế tại Argentina năm 2018 là do sự quản lý yếu kém của chính phủ trong lĩnh vực kinh

tế Những biểu hiện của cuộc khủng hoảng đã được bắt nguồn từ chính phủ do bà

Cristina Fernandez de Kirchner cầm quyền (2007-2015) Chính phủ dưới thời bà Cristina Kirchener đã theo đuổi chương trình nghị sự dân túy – xã hội chủ nghĩa,

để xoa dịu người dân và củng cố các cơ sở chính trị chính phủ dưới thời bà Cristina Kirchener đã vay nợ nước ngoài và chi tiêu một mất kiểm soát cho các chương trình xã hội và trợ cấp xã hội Bên cạnh đó chính phủ dới thời bà Cristina Kirchener đã vay ngân hàng trung ương nhằm tài trợ cho chi tiêu công, thậm chí chính phủ còn quốc hữu hóa các quỹ hữu trí tư nhân để trả nợ Điều đó đã khiến cho nợ của Argentina tăng vọt, đồng thời sự gia tăng chi tiêu được tài trợ bởi thâm hụt đã dẫn tới lãi suất và lạm pháp gia tăng

Vào tháng 12/2015, Tổng thống Mauricio Macri lên nắm quyền, ông đã tiến hành tự do hóa nền kinh tế bằng một số biện pháp như xóa bỏ quản lý vốn, thả nổi đồng peso, xóa bỏ quản lý xuất khẩu đối với một số hàng hóa, đàm phán trả nợ với các chủ nợ Kết quả là, trong hai năm 2016 và 2017, Argentina đã trở thành nơi thu hút đầu tư tài chính hấp dẫn Người dân bắt đầu tích lũy tiết kiệm bằng đồng peso, từng bước xuất hiện các khoản tín dụng thế chấp và việc mở tài khoản tín dụng trở nên đơn giản hơn trước Tuy vậỵ, do các vấn đề về lạm phát tăng cao, nợ nước ngoài quá nhiều và các chính sách chưa có hiệu quả rõ rệt đã gây ra khó khăn để chính phủ Tổng thống Mauricio Macri giải quyết trong thời gian ngắn. Thực tế, nợ nước ngoài của Argentina vẫn tiếp tục tăng cao dưới thời chính phủ Tổng thống Mauricio Macri. 

Lạm pháp ngày càng tăng cao cũng trở thành nguyên nhân khiến cuộc khủng hoảng tại Argentina trở nên nghiên trọng hơn Năm 2015 Argentina trở thành nước

có mức lạm phát cao ở mức 25% đứng thứ hai tại khu vực Mỹ Latinh chỉ sau Venezuela Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, GDP của Argentian năm 2015 là G1: 594.479 tỷ USD1 nhưng khi lạm phát là 25% thì GDP thực là:

G2 = G1 – (G1 x 25%) = 594.479 – (594.479 x 25%) = 445.859 tỷ USD

1 Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (Nguồn https://databank.worldbank.org/reports.aspx?

source=2&type=metadata&series=NY.GDP.MKTP.CD#, truy cập ngày 28/11/2020.)

Trang 4

Điều này cho thấy nền kinh tế Argentian đã bị mât 148.62 tỷ USD do lạm phát Đối mặt với lạm phát cao và sức mua đồng peso sụt giảm nhanh chóng, người dân Argentina đã đổi đồng peso Argentina thành đồng đô la Mỹ để tiết kiệm và đầu tư

ra nước ngoài, do đó gây cạn kiệt dự trữ ngoại hối của đất nước. Những biện pháp kiểm soát ngoại tệ được chính phủ Tổng thống Macri dỡ bỏ vào năm 2016 nhằm loại bỏ các hoạt động trao đổi tiền tệ bất hợp pháp và cải thiện khả năng thu hút vốn nước ngoài của Argentina. Trong bối cảnh lạm phát tăng cao và đồng peso suy yếu, người dân Argentina mất niềm tin vào đồng nội tệ. Điều này đã đẩy lạm phát lên cao và khiến cho giá trị đồng peso giảm mạnh hơn trước. 

Bên cạnh đó việc mất lòng tin của người dân đã góp phần khiến kinh tế Argentina rơi vào khủng hoảng Trong những thập kỷ qua, Argentina đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng tài chính và tiền tệ khiến người dân Argentina không còn tin tưởng vào chính sách của chính phủ và sự ổn định của đồng peso Argentina. Do

đó, mọi người thích giữ tiền của họ bằng đô la Mỹ để giữ các khoản tiết kiệm của

họ không bị mất giá

1.2 Nguyên nhân khách quan

Trước nguy cơ có thể diễn ra khủng hoảng bất cứ lúc nào, một đợt hạn hán nghiêm trọng đã diễn ra, bắt đầu từ tháng 11/2017 kéo dài qua năm 2018 khiến kinh tế của Argentina ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp Argentina được biết đến là nước xuất khẩu bột đậu nành và dầu đậu nành hàng đầu thế giới và là một trong những nhà cung cấp ngô và đậu nành thô hàng đầu Đậu nành chiếm hơn một phần ba tổng kim ngạch xuất khẩu của Argentina, hạn hán có tác động đến Argentina, một đất nước mà canh tác là động lực chính của nền kinh tế và giá đậu nành và các mặt hàng khác cao hay thấp có thể giúp duy trì hoặc phá vỡ các kế hoạch đầu tư của chính phủ Ước tính thu hoạch đậu nành đã giảm xuống còn 39.5 triệu tấn, giảm 31% so với giai đoạn 2016-2017, sản lượng ngô dự kiến sẽ đạt 32 triệu tấn, giảm 22% so với kỳ vọngcủa chính phủ vào đầu mùa2 Kéo theo đó là sự ảnh hưởng tới ngành công nghiệp thịt và sữa nổi tiếng của Argentina, phụ thuộc vào ngô và bột đậu nành để làm thức ăn chăn nuôi. Hạn hán cũng đã ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi gia cầm và thịt lợn cũng như các hầm chứa ngũ cốc và các công ty vận tải Để hỗ trợ người dân Tổng thống Macri đã thông báo rằng chính phủ của ông sẽ giảm nợ cho những nông dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán, bao gồm việc trì hoãn các khoản vay nông nghiệp đến hạn và mở rộng

2 Theo: Argentine farmers slammed by worst drought in years, nguồn:

https://nypost.com/2018/04/03/argentine-farmers-slammed-by-worst-drought-in-years/, truy vập ngày 29/11/2020.

Trang 5

hạn mức tín dụng mới với thời gian ân hạn dài hơn để người trồng có thể tiếp tục mua công cụ và thiết bị khác Nhìn chung, hạn hán đã có những tác động xấu tới hoạt động xuất khẩu và thu thuế của Argentina góp phần khiến nền kinh tế của nước này suy thoái

Đồng đô la Mỹ (USD) tiếp tục tăng giá mạnh đã góp phần khiến kinh tế Argentina rơi vào khủng hoảng. Chu kỳ tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ

đã làm cho nền kinh tế Mỹ mạnh lên nhưng khiến đồng peso Argentina sụt giá mạnh và nợ nước ngoài tăng cao Ngân hàng Trung ương Argentina đã nhiều lần tăng lãi suất trong nhằm cài thiện tình trạng mất giá của đồng nội tệ, tuy nhiên sự tăng lãi suất này lại chưa cho thấy hiệu quả khi mà tỷ giá hối đoái vẫn tăng cao Việc Mỹ tăng lãi suất khiến các nhà đầu tư rút tiền ra khỏi thị trường mới nổi như Argentina, do đó gây áp lực lên đồng peso của Argentina. Hơn nữa, đồng peso Argentina giảm giá rõ rệt đã đẩy chi phí nhập khẩu lên cao và làm tăng lạm phát trong nền kinh tế Argentina. Với những áp lực đó khiến việc trả nợ và thanh toán các khoản vay của Argentina trở nên khó khăn và làm cho tình trạng khủng hoảng trở nên nghiêm trọng hơn

2 Thực trạng của cuộc khủng hoảng

2.1 Tình trạng lạm phát

Kể từ khi chính thức lên nắm quyền điều hành đất nước vào tháng 12/2015, Tổng thống Argentina là Mauricio Macri đã thay đổi một loạt các chính sách điều hành kinh tế: Chính phủ Argentina đã quyết định mở cửa và điều chỉnh từng bước nền kinh tế để đạt được sự cân đối tài chính và thu hút sự trở lại của các nguồn đầu

tư sau hơn một thập kỷ theo đuổi chính sách bảo hộ kinh tế từ thời Tổng thống Cristina Fernandez de Kirchner Một trong những trọng tâm của kế hoạch điều chỉnh mà Chính phủ Tổng thống Macri là giải quyết tình trạng lạm phát luôn ở mức cao số trong nhiều năm qua là việc tăng lãi suất ở mức cao để khuyến khích việc gửi tiết kiệm và tạo sự cuốn hút của đồng peso Argentina Tuy nhiên, khi Chính phủ Argentina quyết định áp dụng mức thuế mới đối với trái phiếu của chính phủ vào quý I-2018 và việc Mỹ tăng lãi suất cơ bản cũng khiến cho nguồn vốn bị rút khỏi thị trường đã khiến kinh tế Argentina biến động Theo số liệu thông

kê của Ngân hàng Thế giới, trong năm 2018 lạm phát tại Argentina trong năm

2018 đạt ở mức cao 34.27% đã kéo theo hàng loạt hậu quả nghiêm trọng: Khi lạm phát tăng lên, giá trị của đồng peso Argentina giảm xuống, người đi vay sẽ có lợi trong việc vay vốn trả góp để đầu cơ kiếm lợi Do vậy càng tăng thêm nhu cầu tiền vay trong nền kinh tế, đẩy lãi suất lên cao Lạm phát tăng cao còn khiến những người thừa tiền và những người giàu có, dùng tiền vơ vét và thu gom hàng hoá, tài

Trang 6

sản, nạn đầu cơ xuất hiện, tình trạng này càng làm mất cân đối nghiêm trọng quan

hệ cung - cầu hàng hoá trên thị trường, giá cả hàng hoá cũng lên cao hơn Cuối cùng, xã hội mất cân đối giàu - nghèo Tình trạng lạm phát của Argentina gây rối

loạn trong nền kinh tế và tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập, về mức sống giữa người giàu và người nghèo

Hình 1: Tỷ giá hối đoái từ đô la Mỹ (USD) sang peso Argentina (ARS) qua các

tháng3 Qua hình 1 có thể thấy được trong giai đoạn 2016-2017 tỷ giá hối đoái từ đồng đô la Mỹ (USD) sang peso Argentina (ARS) cao nhất trong khoảng từ 14.94%(3/2016) đến 17.19%(7/2017) Tuy nhiên năm 2018 đã dánh dấu sự tăng vọt của tỷ giá hối đoái: Vào tháng 1/2018 tỷ giá hối đoái từ đô la Mỹ (USD) sang peso Argentina (ARS) ở mức 18.98%, sau đó bốn tháng tỷ giá hối đoái từ đô la Mỹ (USD) sang peso Argentina (ARS) đã tăng 4.69% lên mức 23.67% Tỷ giá hối đoái đạt mức cao kỷ lục vào tháng 9/2018 là 38.43%, đã tăng 19.45% so với tháng 1/2018 gấp hơn 2.02 lần Đến các tháng tiếp theo tỷ giá hối đoái từ đô la Mỹ (USD) sang peso Argentina (ARS) vẫn cao ở mức 37.73%(tháng 12/2018) và 37.28%(1/2019) Tỷ giá hối đoái tại Argentina tăng làm giá cả các mặt hàng xuất khẩu trở nên đắt đỏ khiến tỷ lệ lạm phát luôn tăng và ở mức cao Do lạm phát đã làm tỷ giá hối đoái tăng dẫn tới đồng tiền peso của Argentina trở nên mất giá

3 Nguồn: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, Chuyển đổi Tiền tệ: Tỷ giá đô la Mỹ: Tỷ giá trung bình hàng ngày: Đơn vị tiền tệ quốc gia: USD cho Argentina [ARGCCUSMA02STM], truy xuất từ FRED, Ngân hàng Dự trữ Liên

bang St Louis; https://fred.stlouisfed.org/series/ARGCCUSMA02STM, ngày 30/11/2020.

Trang 7

nhanh hơn so với đồng đô la Mỹ (USD) khiến Chính phủ Argentina khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ nước ngoài

Kể từ tháng 12/2017, Ngân hàng Trung ương Argentina đã nới lỏng mục tiêu lạm phát năm 2018 từ 12% lên 15%. Tiếp đó vào tháng 1/2018, Ngân hàng Trung ương Argentina đã cắt giảm 1.5% lãi suất chính sách từ 28.75%/năm xuống 27.25%/năm khi lạm phát thực tế hàng năm đang ở mức cao trên 20% Điều này cho thấy sự thiếu tin tưởng của Ngân hàng Trung ương Argentina trong việc kiềm chế lạm phát của Chính phủ Tổng thống Marci Vào cuối tháng 4/2018, Ngân hàng Trung ương Argentina tăng lãi suất từ 27.25%/năm lên 30.25%/năm, đến ngày 3/5/2018 Ngân hàng Trung ương Argentina tăng lãi suất lên 33.25%/năm, ngày 4/5/2018 Ngân hàng Trung ương Argentina tăng tiếp lên 40%/năm Như vậy, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, Argentina đã có 3 lần tăng lãi suất liên tiếp, với mức tăng 12.75%/năm Tuy nhiên sự can thiệp này chưa cho thấy hiệu quả, khi mà đồng peso của Argentina mất giá 22% trong tháng 5/2018, đã đẩy tốc độ mất giá đến hết tháng 5/2018 lên tới 34%4. Các hoạt động can thiệp thị trường của Ngân hàng Trung ương Argentina nhằm ổn định đồng peso Argentina và kiểm soát lạm phát nhưng khiến dự trữ ngoại tệ tại ngân hàng sụt giảm mạnh. Vào ngày 20/6/2018, IMF đã phê chuẩn khoản tài chính trị giá 50 tỷ USD cho Argentina với điều kiện Chính phủ Argentina thực hiện những cải cách kinh tế để giảm thâm hụt ngân sách giúp và khôi phục niềm kinh tế đang khủng hoảng nghiêm trọng5 Tháng 8/2018, Ngân hàng Trung ương Argentina đã tăng lãi suất chính sách thêm 5% từ 40%/năm lên 45%/năm, để hỗ trợ đồng peso Argentina. Tuy nhiên, việc tăng lãi suất đã không có hiệu quả đáng kể, đồng peso Argentina vẫn mất giá, tỷ giá hối đoái và lạm phát tăng cao. Vào ngày 29/8/2018, Chính phủ Tổng thống Macri thông báo rằng đã yêu cầu IMF đẩy nhanh việc giải ngân số tiền cứu trợ Ngày 26/9/2018, IMF đã quyết định đồng ý không chỉ đẩy nhanh tiến độ giải ngân mà còn tăng khoản vay tín dụng cho Argentina lên thành 57,1 tỷ USD, tăng 14% so với thỏa thuận hai bên đạt được hồi tháng 6/2018 là 50 tỷ USD Từ tháng 10/2018, Ngân hàng Trung ương Argentina đã bán các tín phiếu ngắn hạn lãi suất cao cho các tổ chức tài chính địa phương thông qua các cuộc đấu giá hàng ngày để thu hồi thanh khoản dư thừa của đồng peso Argentina từ hệ thống ngân hàng. Sự cạn kiệt

4

Theo: Kinh tế Argentina đối mặt nguy cơ khủng hoảng, nguồn:

http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/kinh-te-argentina-doi-mat-nguy-co-khung-hoang-139128.html, truy cập ngày 29/11/2020.

5 Theo đó, IMF sẽ ngay lập tức giải ngân 15 tỷ USD nhằm giúp nền kinh tế Argentina đối phó với các thách thức hiện tại như tỷ lệ lạm phát tăng cao, thâm hụt ngân sách lớn và đồng nội tệ mất giá 35 tỷ USD còn lại được sử dụng làm nguồn tài chính dự phòng Các khoản giải ngân tiếp theo sẽ phụ thuộc vào các báo cáo đánh giá tình hình sử dụng vốn vay của Argentina theo từng quý.

Trang 8

thanh khoản đã làm giảm đáng kể nguồn cung đồng peso Argentina trong lưu thông và điều đó đã giúp củng cố và ổn định tiền tệ. Tuy nhiên, chính sách mới của Ngân hàng Trung ương chỉ có thể giúp đồng peso giảm nhẹ trong một khoảng thời gian ngắn, giải pháp lâu dài hơn sẽ là Chính phủ kiểm soát thâm hụt tài khóa

Sự hỗ trợ từ Qũy tiền tệ Quốc tế (IMF) đã góp phần giúp kinh tế Argentina đối phó với cuộc khủng hoảng, nhưng việc phải phụ thuộc vào những khoản vay của IMF trở thành một mối lo ngại với Chính phủ Argentina khi có một khoản nợ lớn Sau ki được IMF hỗ trợ Argentina đã có những dấu hiệu cho thấy chương trình cải cách kinh tế và chính sách tiền tệ mới, mang lại kết quả tích cực Đồng peso Argentina đang dần ổn định, tỷ lệ lạm phát dù vẫn ở mức cao, nhưng bắt đầu giảm Tuy nhiên, nền kinh tế Argentina vẫn dễ rơi vào khủng hoảng nặng nề hơn trước những biến động của thị trường, đặc biệt là ki tỷ lệ lạm phát vẫn ở mức cao

và sự chênh lệch lơn về khoảng cách giữa đồng peso Argentina với đồng đô la Mỹ còn chưa có nhiều cải thiện

2.2 Tình trạng thất nghiệp

Hình 2: Tỷ lệ thất nghiệp của Argentina (2016-2019)6 Qua biểu đồ hình 2 có thể thấy được tỷ lệ thất nghiêp tại Argentina trong giai đoạn 2016-2019 liên tục tăng từ 7.98%(2016) lên 9.79%(2019), tăng 1.81% chỉ sau 3 năm, gấp1.23 lần Năm 2016 tỷ lệ thất nghiệp là 7.98% , đến năm 2017 tỷ

lệ thất nghiệp đã tăng lên 8.35% tăng 0.37% so với năm 2016 Đặc biệt, đến năm

6 Nguồn: Ngân hàng Thế giới, Tỷ lệ Thất nghiệp ở Argentina, truy xuất từ Macrotrends,

https://www.macrotrends.net/countries/ARG/argentina/unemploymentrate#:~:text=Argentina%20unemployment

%20rate%20for%202018,a%200.87%25%20increase%20from%202017, ngày 1/12/2020.

Trang 9

2018 tỷ lệ thất nghiệp tại Argentina tăng lên 9,22% nhanh nhất trong giai đoạn 2016-2019, tăng 0.87% so với năm 2017 và tăng 1.24% so với năm 2016 Đến năm

2019 tỷ lệ thất nghiệp vẫn tăng cao lên mức 9.79%, nhưng sự chênh lệch là 0.57%

đã nhỏ hơn so với sự chênh lệch giai đoạn 2017-2018 Tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao đang phản ảnh tình trạng khủng hoảng chung của nền kinh tế Argentina bắt đầu từ năm 2018 và thể hiện một thực tế là những người tham gia thị trường việc làm không thể có được một việc làm ổn định

Hình 3: Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong khoảng 15-24 tuổi của Argentina

(2015 – 2018)7 Đặc biệt ở hình 3 đã cho thấy trong độ tuổi từ 15-24 tỷ lệ thất nghiệp đã tăng 3.5% trong 4 năm liên tục từ 20.51%(2015) lên 24.01%(2018), gấp 1.17 lần Tỷ lệ thất nghiêp trong độ tuổi 15-24 đã tăng liên tục qua các năm, năm 2015 là 20.51% tới năm 2016 đã tăng 1.19% lên mức 21.70%, đến năm 2017 tỷ lệ thất nghiệp trong

độ tuối 15-24 tăng1.33% so với năm 2016 lên mức 23.03% Qua năm 2018 tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi 15-24 đã tăng lên mức 24.01%, gấp 1.04 lần so với năm

2017 Tình trạng thất nghiệp của Argentina luôn ở mức cao cho thấy lực lượng lao động đang bị lãng phí, đặc biệt là lực lượng lao động trong độ tuổi từ 15-24 tuổi không được sử dụng đúng cách, từ đây sẽ kéo theo thự suy giảm của nền kinh tế Argentina đang khủng hoảng nghiêm trọng Tình trạng thất nghiệp tăng cao là dấu hiệu của sự suy thoái kinh tế và là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình

7 Nguồn: Ngân hàng Thế giới, Tỷ lệ Thất nghiệp của Thanh niên ở Argentina [SLUEM1524ZSARG], truy xuất từ

FRED, Ngân hàng Dự trữ Liên bang St.Louis, https://fred.stlouisfed.org/series/SLUEM1524ZSARG, ngày 1/12/2020.

Trang 10

trạng lạm phát luôn ở mức cao của Argentina Bên cạnh đó, với tỷ lệ thất nghiệp cao đã khiến trật tự xã hội Argentina không ổn định, đặc biệt các hiện tượng bãi công, biểu tình đòi quyền làm việc, quyền sống… tăng lên Sự ủng hộ của người lao động đối với Chính phủ của Tổng thống Marci bị suy giảm nghiêm trọng, do

đó có thể có những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn đên biến động về chính trị

2.3 Nợ công và nợ nước ngoài

Hình 4: Tổng nợ chung của Chính phủ Argentina (2015 – 2018)8

Do chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, đặc biệt là mức

nợ của Argentina luôn ở mức cao đã khiến tình hình kinh tế của Argentina đối mặt với những khó khăn mặc dù đã có gói tín dụng hỗ trợ trị giá hơn 50 tỷ USD của Qũy tiền tệ Quốc tế (IMF) cho vay nhằm ổn định lại thị trường Theo như biểu đồ hình 4 có thể thấy rằng tổng nợ chung của Chính phủ Argentina trong giai đoạn 2015-2018 đã tăng nhanh và liên tục, đặc biệt là giai đoạn từ năm 2017 đến 2018

Cụ thể tổng nợ chung của Chính phủ đã tăng từ 52.56%(2015) lên 86.43%(2018), tăng 33.87% chỉ trong 4 năm liên tục và gấp 1.64 lần Giai đoạn 2015-2017 Tổng

nợ chung của Chính phủ có sự tăng nhẹ 0.5% từ 52.56%(2015) lên 53.06%(2016)

và tăng 3.96% lên 53.02%(2017) Đến năm 2018 sự biến động mạnh của tổng nợ chung của Chính phủ Argentina đã diễn ra, tổng nợ chung đã tăng 29.41% ở mức 86.43% gấp 1.51 lần so với năm 2017 và vẫn tiếp tục tăng cao trong giai đoạn sau

Nợ công của Argentina xuất phát từ nhu cầu chi tiêu của Chính phủ, khi chi tiêu của Chính phủ lớn hơn số thuế, phí, lệ phí thu được,…nhà nước phải đi vay,

8 Nguồn: Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Tổng nợ của chính phủ Argentina [GGGDTAARA188N], truy xuất từ FRED, Ngân

hàng Dự trữ Liên bang St.Louis; https://fred.stlouisfed.org/series/GGGDTAARA188N, ngày 1/12/2020.

Ngày đăng: 07/03/2023, 12:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w