Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
130 KB
Nội dung
Để giúptrẻemcó«nguycơTựKỷ »
sử dụngvàpháthuyNgôn Ngữ
Mục đích của ngônngữ bao gồm 2 thể loại chính yếu.
- Mục đích thứ nhất là diễn tả ra ngoài cho kẻ khác hiểu biết những xúc
động và lối nhìn của mình đang được cưu mang trong nội tâm : « tôi CẦN
gì ? »và« tôi có Ý ĐỊNH làm gì ? ».
- Mục đích thứ hai là thông đạt và trao đổi với kẻ khác đang kết dệt quan hệ
với chúng ta. Nhờ tiếp xúc qua lại như vậy, một đàng tôi trình bày cho kẻ khác
biết tôi ghi nhận và hiểu biết ý kiến của họ thế nào. Đàng khác, sau khi nghe họ
phát biểu, tôi kiểm chứng cách họ hiểu biết về tôi có ăn khớp với thực tế và nhu
cầu cơ bản của tôi hay không.
Nói một cách vắn gọn, xuyên qua vai trò trung gian của ngôn ngữ, con
người có khả năng gọi ra vùng ánh sáng của ý thức, những nội dung đang hiện
hình vàcó mặt trong nội tâm, thuộc 2 lãnh vực Tư Duy và Xúc Động. Nhờ đó,
hai chủ thể đang tiếp xúc với nhau, có thể thiết lập và kết dệt qua lại những
quan hệ trao đổi, đồng cảm và đồng hành, nhằm bổ túc và kiện toàn cho nhau.
Không nắm vững hai mục đích nầy, khi sửdụngngôn ngữ, người nói chỉ
tác động giống như keo vẹt, lặp lại một cách máy móc, hay là giống như một
chiếc máy hoàn toàn vô tâm, vô trí, đang phát âm một cách tự động. Tệ hại hơn
nữa là chúng ta dùng lời nói để áp đặt, cưỡng chế, tố cáo, gây ra hận thù, bạo
động, chia rẽ vàkỳ thị.
Để có thể sửdụngngônngữ một cách có ý thức, trẻemtừ ngày ra khỏi
cung lòng của người mẹ, đã phải kinh qua một tiến trình học hỏi và tập luyện,
trong nhiều lãnh vực khác nhau, như : Bắt chước, Vận động Tinh và Thô, Phối
hợp các giác quan, Tư duy và nhất là Quan hệ với kẻ khác. Nói cách khác, ngôn
ngữ là thành quả, là hoa trái phát xuất từ nhiều điều kiện sinh hoạt, đang giao
thoa chằng chịt và tác động qua lại với nhau.
Chính vì những lý do vừa được trình bày, khi một trẻem bộc lộ những hiện
tượng chậm trể về ngôn ngữ, như trong trường hợp của các trẻemcónguycơ
« TựKỷ », nguyên nhân gây ra rối loạn không hẳn chỉ được thu hẹp trong lãnh
vực và giai đọan ngôn ngữ, từ lứa tuổi 15 đến 36 tháng (3 năm) mà thôi. Trái
lại, chúng ta cần phải trở lui về trước, củng cố tất cả những sinh hoạt nền tảng.
Trong tinh thần và lăng kính ấy, nhằm trang bị cho trẻem«cónguycơTự
Kỷ », những dụng cụ và điều kiện cần thiết để đi vào lãnh vực ngôn ngữ, bài
chia sẻ nầy sẽ lần lượt khảo sát vàđề nghị những bài học trong 3 chiều
hướng sau đây:
- Chiều hướng thứ nhất : Những bài học lắng nghe, tiếp thu và hiểu
biết ý nghĩa của một số tình huống trong cuộc sống hằng ngày,
- Chiều hướng thứ hai : Những bài học bắt chước kẻ khác, trong lãnh
vực điệu bộ, cử chỉ… còn mang tên là «ngônngữ không lời »
- Chiều hướng thứ ba : Những bài học chuẩn bị phát âm vàsửdụng
ngôn ngữ, nếu những cơ quan liên hệ đến vấn đềphát âm không bị thương tổn.
***
Phần thứ Nhất : Những bài học về nghe và hiểu biết
Để có thể khởi đầu những bài học nầy, trẻem cần được khám xét về mặt
chuyên môn y khoa, nhất là trong lãnh vực Tai-Mũi-Họng và Hệ Thần Kinh
trung ương.
Hẳn thực, đểcó thể biết nghe và hiểu,
- Trẻem không « khiếm thính » : những cơ quan và đường giây thần
kinh có liên hệ đến thính giác, vẫn nguyên vẹn.
- Trẻem không thuộc diện « bại não » : thùy Thái Dương thuộc hệ
thần kinh trung ương có liên hệ đến thính giác vẫn hoạt động bình thường.
Thùy Trán có phần vụ điều khiển những cử động và phản ứng không bị tổn
thương.
1 Bài học thứ nhất : Ghi nhận vàpháthuy những phản ứng đối với
những loại tiếng động và âm thanh, trong nhiều tình huống khác nhau.
Điều kiện làm việc : 2 người lớn, các loại dụng cụ như chuông, lúc lắc,
trống, thanh la, kèn…
Một người lớn ở phía sau trẻ em, trong một lúc bất ngờ, tạo nên những
tiếng động hay là những âm thanh khá mạnh.
Một người lớn quan sát trẻemvà ghi nhận kết quả. Nếu trẻemcó những
phản ứng như giật mình, bịt tai, la ó…Hãy lại gần giải thích sự kiện, tạo an
toàn và khen thưởng. Ví dụ ôm choàng trẻemvà nói : «Em nghe tiếng kèn rất
lớn do cô C tạo nên, em giật mình, run rẩy, em thét la vì sợ…Như vậy, cô biết
là emcó lỗ tai rất thính, nghe rõ ràng. Cô mừng. Hoan hô em. Cô sẽ báo tin
mừng cho cha mẹ của em…Để thưởng em, cô cho phép em chơi trò chơi nầy
trong 5 phút, hay là ra chơi cầu tuột ».
2 Bài học thứ hai : Phát hiện nguồn gốc của tiếng động và âm thanh.
Điều kiện làm việc vẫn giống như trong bài học một.
Người gây ra tiếng động hoặc âm thanh, sau khi ghi nhận phản ứng của trẻ
em, lùi lại với những khoảng cách càng lúc càng xa, đối với vị trị hiện tại của
trẻ em.
Người lớn có nhiệm vụ ghi nhận phản ứng của trẻ em, cần quan sát thêm :
sau mỗi lần tiếng động xuất hiện, trẻemcó phản ứng quay đầu nhìn về phía
tiếng động không. Phản ứng phát hiện nguồn gốc của tiếng động như vậy bắt
đầu từ vị trí nào và chấm dứt ở vị trí nào, với âm thanh của dụng cụ nào.
Trong mỗi bài học, sau khi trẻemcó phản ứng, người lớn luôn luôn khen
thưởng trẻ em, bằng cách phản ảnh hoàn cảnh đang xảy ra và bộc lộ cho trẻem
thấy nỗi niềm sung sướng và bằng lòng của mình. Tuyệt đối tránh xa những câu
khen sáo cưởng như : « hoan hô, em giỏi lắm… » không có khả năng phản hồi
cho trẻem về giá trị hiện thực của mình. Đàng khác, những thái độ hôn hít lung
tung, lộn xộn chỉ tạo nên cho trẻem tình trạng lệ thuộc. Mục tiêu chính yếu của
bài học bị đánh mất.
3 Bài học thứ ba : Phản ứng khi được gọi bằng tên riêng của mình.
Thoảng hoạt trong ngày, cô giáo hay là cha me gọi trẻem bằng tên riêng, từ
nhiều vị trí khác nhau, như khi ở trước mặt, khi ở bên cạnh, khi ra xa, khi lại
gần… Mỗi lần, ghi nhận phản ứng của trẻ em. Không quên khen thưởng, khi trẻ
em bộc lộ phản ứng tích cực.
4 Bài học thứ tư : « Hãy nhìn Mẹ (cô) đây này », và ghi nhận cách trẻ
em trả lời, đáp ứng.
Vừa nói, vừa một tay giả bộ che mắt lại. Đưa ngón tay trỏ của tay kia chỉ
vào miệng của mình.
Với trẻemcónguycơTự Kỷ, chúng ta hãy tập cho trẻem bắt đầu nhìn
miệng, trước khi emcó thể nhìn thẳng vào mắt.
5 Bài học thứ năm : Hiểu vàDừng lại khi người lớn nói « KHÔNG »
Khi trẻem vừa khởi đầu một hành vi « rối loạn », như đánh một em khác,
nhổ tóc…tức khắc nói « KHÔNG » một cách rõ ràng và nghiêm nghị.
Những cách làm :
- Khởi đầu càng sớm càng hữu hiệu, vừa khi hành vi mới « chớm nở,
ló lên »,
- Vừa nói Không, vừa lại gần trẻ em,
- Chúng ta vừa tiến lại gần, nếu trẻem còn tiếp tục, vừa đưa tay tách
rời và cản ngăn hành vi. Tách rời khỏi đối tượng của hành vi (như trẻ bị đánh,
đồ chơi bị ném xa…).
- Tuyệt đối không nói nhiều, để rồi trẻem không hiểu rõ chúng ta
muốn nói gì. Cho nên trong tình huống nầy, nhiều tác giả như Th. PEETERS đề
nghị dùngký hiệu « Cấm xe đi qua » (Bảng tròn đỏ có hình chủ nhật trắng ở
giữa).
- Vừa nói Không, vừa đưa ngón tay làm dấu « Không ».
- Nếu trẻem còn tiếp tục, cầm tay trẻemvà tách rời chính trẻem ra
khỏi đối tượng.
- Tuyệt đối không bảo ra ngoài, khỏi mặt chúng ta, hay là dùng kế
« đánh trống lảng », bằng cách trao một đồ chơi, vì đó là những hình thức củng
cố và tăng cường hành vi, thay vì giảm khinh, làm tan biến.
- Cách làm cuối cùng là cô lập trẻ em, trong vòng tay cứng rắn của
chúng ta.
Chúng ta làm tất cả và trải qua những giai đoạn trên đây, với một tâm hồn
tự tin, thanh thản, an bình, không một gợn ý đồ trừng phạt, áp chế và bạo động.
Theo lối nói của Spencer JOHNSON, đó là món quà Tình Yêu « loại cương »
( hard love ), mà chúng ta đang trao tặng cho trẻ em. Chính Tình yêu loại
cương nầy có khả năng tạo an toàn và cấu trúc hóa cho trẻ em. Nhờ đó, trẻem
có khả năng học được bài học phân biệt : « Tôi có thể làm được gì, và tôi
KHÔNG CÓ PHÉP làm những gì, trong đời sống làm người. Hành vi hiện tại
của tôi không được mẹ, cô chấp nhận. Tuy nhiên, mẹ vàcô vẫn thương và kính
trọng con người và giá trị của tôi ». Cũng nhờ vào ý thức nầy, sau khi làm
những điều nhằm « hạn chế »trẻ em, chúng ta « không trách mình, không có
mặc cảm tội lỗi, không lo buồn, trầm cảm ». Trong tiếng Anh, thuật ngữ
thường được dùng, để diễn tả tâm trạng nội tâm có xu thế « tố cáo và trừng phạt
mình, một cách lải nhải suốt ngày đêm » là « BURN-OUT », có nghĩa là bị
thiêu rụi, bị đốt cháy thành tro tàn ». Hẳn thực, không ai ác độc với mình, bằng
chính mình.
Một cách đặc biệt, bài học về từ« KHÔNG » cần được tổ chức thường
xuyên với những trẻemcó hành vi :
- tự hủy,
- tấn công trẻem khác,
- lặp đi lặp lại.
6 Bài học : « Thôi, dừng lại »
Song song với bài học về từ« KHÔNG », có giá trị rất quan trọng, trong
lãnh vực giáo dục và đời sống làm người, thoảng hoạt trong ngày, trong tuần,
chúng ta cần tổ chức những trò chơi hay bài học «Dừng lại ».
Bài học nầy cần được tổ chức một cách tập thể, để những trẻem đã tiến bộ
có thể tác động vàgiúp đỡ những trẻem bé dại.
Sau đây tôi xin giới thiệu một cách tổ chức « Ban Âm Nhạc », nhằm kích
thích hoặc xúc tác tài năng sáng tạo của mỗi cha mẹ và giáo viên :
Phát cho mổi trẻem một dụng cụ làm tiếng động, như gõ mõ, đánh trống,
thổi kèn, quay lúc lắc…Ban đầu thầy hay cô làm nhạc trưởng ra lệnh cho trẻ
em chơi, với bàn tay ra hiệu hay là dùng một bảng hiệu với một bên đèn xanh,
bên kia dèn đỏ. Giải thích cho trẻem hiểu về ý nghĩa của bảng hiệu hay là 2 cử
chỉ « Bắt đầu »và«Dừng lại ». Một cô khác làm giám thị, có phần vụ trịch thu
dụng cụ và loại ra ngoài vòng, khi trẻem nào không thi hành đúng hiệu lệnh
« Dừng lại ».
Sau khi mọi người đều hiểu trò chơi và biết chơi, lần lượt một em được gọi
lên bệ cao làm nhạc trưởng, một em khác cũng đứng trên bệ làm giám thị.
Trò chơi nầy cần được tổ chức nhiều lần, với tất cả mọi trẻ em, nhất là với
trẻ emcónguycơTự Kỷ, cho đến khi mổi em thành tựu những khả năng sau
đây :
- Biết dừng lại khi có hiệu lệnh,
- Biết điều khiển ban nhạc, với 2 mệnh lệnh « Bắt Đầu »và«Dừng
Lại ».
- Biết phát hiện nhạc sĩ tí hon nào không tuân lệnh của nhạc trưởng.
7 Bài học : « Hãy cho… »
Chuẩn bị vàđể sẵn trên bàn, gần trẻ em, những vật dụng như đồ chơi quen
thuộc, con búp-bê, khối vuông, vòng tròn… Và gần chỗ của cô giáo, cũng có
những vật dụng giống y hệt như vậy.
Để cho trẻem làm quen và chơi với các vật dụng, trong một chốc lát. Sau
đó, một tay đưa ra trước, làm cử chỉ XIN, cô giáo nói : « (Xuân) hãy cho cô con
búp-bê ».
Đợi xem phản ứng của trẻ em.
Trường hợp trẻem không hiểu, cô giáo cầm lên con búp-bê, với tay trái, và
tay mặt đưa ra trước : « Xuân ơi, hãy cho cô con búp-bê ở gần bên cạnh của
em ».
Nếu trẻem vẫn chưa cho, chính cô giáo làm động tác cho : «Cô cho Xuân
con búp-bê của cô … Và bây giờ, Xuân cho cô con búp-bê của Xuân đi ».
Với những trẻem còn bé dại, một cô giáo hay người trợ tá ở đằng sau,
hướng dẫn trẻem bằng tay. Sau 2 hoặc 3 lần, chỉ hướng dẫn bằng ngón tay trỏ.
Sau khi tổ chức bài học nầy trong vòng 2-3 phút, dù có kết quả tích cực
hay không, chúng ta dừng lại ca hát, làm việc khác. Nhiều lần trong ngày và
nhiều lần trong tuần, chúng ta lặp lại bài học, cho đền khi trẻem biết cách làm.
Từ khi đó, chúng ta thay đổi các vật dụng, mỗi khi lặp lại bài học.
8 Bài học : « Hãy để xuống… »
Cách tổ chức bài học nầy cũng tương tự như trong bài học số 7.
Tiến trình :
- cô làm, trẻem bắt chước.
- vừa ra lệnh bằng lời nói, vừa làm cử điệu bằng tay.
- Cô giáo ra lệnh, người phụ tá hướng dẫn trẻem làm động tác «ĐỂ
xuống ». Hướng dẫn bằng tay, cho đến khi trẻem hiểu cần phải làm gì. Sau đó
chỉ hướng dẫn bằng bộ điệu.
- Khi trẻem đã biết làm, không còn hướng dẫn.
- Cô giáo hãy biết chờ đợi, đừng quá thúc giục một cách vội vàng, hối
hả.
- Cô giáo hãy biết nhìn, quan sát, khích lệ bằng ánh mắt và điệu bộ,
thay vì nói quá nhiều.
- Trước mỗi bài học, chuẩn bị người phụ tá về cách hướng dẫn.
9 Bài học : « Hãy đến đây… »
Sau khi trẻem đã biết đi, biết đứng, biết ngồi về mặt vận động, cô giáo dạy
thêm bài học : « Hãy đến đây… ».
- Ban đầu, giữa côvàtrẻem chỉ có khoảng cách 2-3 mét, trẻem nhìn
thấy cô.
- Càng ngày càng kéo dài thêm khoảng cách, từ đầu phòng đến cuối
phòng.
- Cuối cùng trẻem không nhìn thấy cô, chỉ nghe tiếng cô gọi, từ một
nơi khác : « Thu ơi, đến đây với cô ».
10 Bài học : « Hãy Đứng lên, hãy Ngồi xuống… »
- Ban đầu vừa dùng lời nói, vừa làm dấu hiệu «Đứng»và« Ngồi ».
Cô giáo ở trường và cha mẹ ở nhà cần thống nhất với nhau, trong cuốn sổ liên
lạc tùy thân, về những cử điệu cơ bản nầy.
- Tổ chức bài học, với một người phụ tá ở bên cạnh trẻ em. Lúc đầu,
sau khi nghe lệnh của cô giáo, cô phụ tá hãy làm, không cần chờ trẻ em. Sau
khi trẻem đã biết làm, làm sau trẻem một chốc lát. Giả vờ quên làm một đôi
khi, để xem trẻemcó nhắc cho mình hay không.
- Nếu trẻem vẫn không làm theo, cô trợ tá hướng dẫn bằng tay, lần lần
chuyển qua bằng cử điệu mà thôi.
- Vào giai đoạn cuối cùng, khi trẻem đã hiểu và biết làm, cô giáo gọi
trẻ em ra xa, tại nơi không có ghế ngồi, đoạn ra lệnh : « Hãy ngồi xuống », và
quan sát phản ứng của trẻemcó biết tìm về chỗ ngồi của mình hay không ( hay
là tìm một chỗ ngồi khác).
11 Bài học : « Nhận biết những phần khác nhau của thân thể »
Cô giáo bảo trẻem : « Đông ơi, đưa tay chỉ lỗ mũi nằm đâu ». Vừa nói, cô
giáo vừa chỉ mũi của mình.
Nếu cần, nhờ người phụ tá ngồi bên cạnh trẻemvà hướng dẫn.
Từ từ giảm đi những điệu bộ và cách hướng dẫn.
Sau đây là những phần thân thể quan trọng :
- chân,
- cánh tay,
- tay,
- ngón tay,
- đầu gối,
- bụng,
- ngực,
- ngón tay cái,
- ngón tay trỏ
Cuối cùng tập cho trẻem làm động tác CHỈ, với ngón tay trỏ mà thôi.
12 Bài học : « Nhận biết và thực thi những động tác với các phần khác
nhau của thân thể ».
Thể thức tổ chức bài học nầy hoàn toàn giống như các bài học trước : vừa
nói, vừa làm, dùng thêm người hướng dẫn, cuối cùng cô giáo chỉ dùng lời nói
mà thôi…
Sau đây là những động tác, mà trẻem cần thu hóa và nhuần nhuyễn :
- đưa 2 cánh tay lên trên cao,
- đưa tay mặt vẫy qua vẫy lại,
- vỗ tay vào bàn,
- vòng tay lại,
- vỗ hai tay với nhau,
- đưa chân lên cao,
- khi ngồi, đưa chân nầy đụng chân kia,
- nắm tay lại thật chặt,
- mở tay ra,
- há miệng ra to, ngậm kín miệng lại,
- mở mắt ra, nhắm mắt lại…
13 Bài học: “Nhận biết, phân biệt, cầm lấy và trao cho người khác,
những dụng cụ, đồ vật quen thuộc, nhưng có hình thức khác nhau.
Để gần trẻem một số dụng cụ, ban đầu sắp thành hàng 4-5 đồ vật tối đa.
Dần dần tăng số lượng và đặt để các vật liệu tách rời khỏi nhau, nhưng không
sắp xếp theo thứ tự.
Cách làm:
- “Em Châu, tìm và đưa cho cô trái banh”.
- Khen thưởng, khi trẻem làm đúng.
- Nói “Không phải, đây là chiếc vòng. Em hãy nhìn và tìm trái banh”,
khi trẻem làm sai.
- Khi trẻem làm sai nhiều lần (hơn 2 lần), chỉ giữ lại 2 dụng cụ rất
quen thuộc mà thôi. Sau mỗi lần, thay đổi 2 dụng cụ nầy với 2 dụng cụ khác.
- Từtừ đi lên 3 rồi 4…
- Nguyên tắc cần thực hiện: tạo mọi điều để cho trẻem thành tựu. Nếu
cần, hãy trở lui với những giai đoạn mà trẻem đã thành tựu một cách dễ dàng
trước đây. Có thành tựu, trẻem mới pháthuy lòng tự tin, vui thích và hứng thú.
- Nguyên tắc thứ hai cần tôn trọng là không bao giờ quá kéo dài thì giờ
làm việc và tăng lên độ khó quá nhanh chóng. Một cách vắn gọn, DỪNG LẬI,
trước khi trẻem bước qua NGƯỠNG CHỊU ĐỰNG.
- Nguyên tắc thứ ba là vừa làm vừa chơi, làm một cách hứng thứ như
chơi. Và chính cô giáo hay là cha mẹ là trò chơi lớn lao nhất, có khả năng tạo
vui thú cho trẻ em. Nhờ vậy trẻem mới thích học để biết, như lòng mong đợi
của cha mẹ và giáo viên…
14 Bài học: “Kết hợp hai vật dụng lại với nhau”
- “ Em hãy bỏ chiếc banh vào TRONG hộp”…
- Đặt búp mê nằm TRÊN trên giường,
- Bỏ hạt cườm vào TRONG ly nhựa,
- Để cuốn sách lên TRÊN bàn viết,
- Xếp hình khối vào TRONG hộp nhựa…
Về cách tổ chức bài học, hãy đi theo những tiến trình như trước đây.
15 Bài học: “Biết phân biệt để chọn lựa”
Trong bài học số 14 vừa qua, chỉ có 2 đồ vật cần liên kết lại với nhau.
Trong bài học nầy, có thêm một đồ vật thứ ba, đểtrẻem học phân biệt
trước khi chọn lựa, không thể làm theo thói quen.
- (con búp-bê, trái banh, cái hộp) : “Em hãy bỏ CHIẾC BANH vào
trong hộp”.
- (hạt cườm, chiếc ly, cái thau): chiếc ly trong cái thau.
- (con gà, con bò, chiếc xách tay): con gà trong xách tay.
Trong bài 14, chú trọng vào vị trí.
Trong bài 15, chú trọng vào việc chọn lựa.
16 Bài học: “Thay đổi những động tác…”
- ném xa trái banh,
- đưa chân đẩy trái banh ra trước,
- bỏ tờ giấy vào giỏ rác,
- há miệng ra,
- để cuốn sách trên bàn của cô,
- đi đóng cửa lại.
Lặp lại mỗi động tác 3-4 lần,
Tổ chức bài học nầy nhiều lần trong ngày và trong tuần, cho đến khi trẻem
không còn do dự.
17 Bài học: “Sơ đồ Thân Thể”
Bài nầy tiếp nối các bài số 11 và 12. Ở đây, chúng ta chú trọng vào những
thành phần thoát khỏi tầm mắt của trẻ em. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu,
chúng ta vừa ra lệnh, vừa làm trên mình chúng ta, đểgiúptrẻem vừa nghe, vừa
nhìn, vừa bắt chước.
Sau khi trẻem đã quen thuộc với cách làm, chúng ta chỉ dùng lời nói mà
thôi.
“Em hãy lấy tay chỉ cho thầy… ”
- đầu,
- mắt,
- miệng,
- mũi,
- tóc,
- răng,
- lưỡi,
- lưng,
- ót.
[...]... khuyến khích trẻem kéo dài thêm, một cách vui thú Bắt chước nhưng tiếng mèo kêu, chó sủa, chim hót, em bé khóc… Tổ chức trò chơi với một vài trẻem khác, để trẻem bắt chước nhau, như giả bộ khóc hu hu, cười ha ha, thút thít Phần thứ hai: Những bài học Bắt Chước Trong phần thứ nhất vừa qua, cũng như trong 2 cuốn sách TrẻemTựKỷ (2005) vàNguycơTựKỷ (2006), tôi đã trình bày và giới thiệu nhiều... biệt, tôi đã nhấn mạnh rằng: trẻem chỉ bắt chước những người mà các emcó quan hệ thương yêu và gắn bó với mình Thay vì lặp lại những điều đã được đề cập với đầy đủ mọi chi tiết, ở đây tôi chỉ nhắc lại một số bài học cơ bản 21.-Bài học: “Hãy nhìn …” Xem lại bài học số 4 trên đây Một trong những triệu chứng cần phát hiện, nơi trẻ emcó nguy cơTự Kỷ, là những trẻem nầy không có “liếc nhìn thẳng mặt,... xe, để cho trẻ nhìn vàphát âm Cách tổ chức bài học: Chúng ta đưa ra 1 trong 4 tấm ảnh và hỏi: Ai? Cái gì? Khi trẻem đã học vàcó khả năng phát âm một cách dễ dàng với mỗi hình ảnh trên đây, chúng ta ghép lại hai hình với nhau, để trẻem nhìn, đưa tay chỉ vàphát âm, như: Ba Má, Xe Mì 29.- Bài học: “Gọi tên những đồ dùng, con vật và người quen thuộc, trước mổi hình ảnh” Mỗi ngày làm việc với trẻ em. .. nơi và mang về một đồ vật từ nơi ấy” Ví dụ: Em đi qua phòng ăn, lấy mang về cho cô một cái muỗng Em ra chỗ treo áo, lấy chiếc mũ của emem về đây Em qua lớp của cô C, mời cô qua đây… Con ra ngoài vườn, mời ba vào ăn cơm, Con vào phòng khách, lấy cái ly cho mẹ… 20.- Bài học: Phát âm, bắt chước các con vật quen thuộc…” Khi trẻem líu lo, bập bẹ một cách tự phát, người lớn bắt chước và khuyến khích trẻ. .. chuyển từ nơi nầy đến nơi khác…” Trong giai đoạn đầu, có người phụ tá hướng dẫn Sau khi trẻem đã làm quen với những nơi khác nhau trong lớp và gần lớp, chúng ta bảo trẻem đến những nơi khác như phòng ăn, phòng tắm, lớp học của cô A, thầy B… Một vài ví dụ: Em hãy đi đến cửa ra vào…” đến cửa sổ, đến bàn viết của cô, đến phòng tắm, đến hồ bơi, đến nhà bếp… Khi trẻem di chuyển, người lớn đưa mắt xem... ghi trẻem trả lời một cách dễ dàng 2 câu hỏi, trước mỗi tấn hình: “Ai đây? Cái gì đây?” Từ những bài học nầy, trẻem sẽ ngày ngày mở rộng thêm những chân trời ngônngữ của mình Cách trình bày bài học và cách hướng dẫn trẻem vẫn đi theo những giai đoạn, mà tôi đã nhắc lui nhắc tới trong các bài học từ trước đến giờ 30.- Sau khi trẻem đã nhuần nhuyễn bài học số 29, chứng ta trở về với những bài học Phát. .. nhè nhẹ vào vùng ngônngữ số I” - le lưỡi như… há miệng ra to như… thổi tắt ngọn nến như… chu hú miệng như… gây tiếng bập bập với đôi môi như… đưa lưỡi liếm môi trên, liếm môi dưới, liếm môi dưới, le lưỡi qua mặt và qua trái… 25.- Bài học: “Bước nhè nhẹ vào vùng ngônngữ số II” - Phát âm “A, A…” như… Phát âm “Ô, Ô…”như… I, I, I… Mơ, Mơ, Mơ… Pờ… Bờ… Cờ… 26.- Bài học: “Bước nhè nhẹ vào vùng ngônngữ số... gồm có những âm thanh mà trẻemphát ra một mình, khi được yêu cầu Giai đoạn Bốn: Liên tục trong một thời gian, yêu cầu trẻemphát ra lại các âm thanh, cho đến lúc nhuần nhuyển, với từng âm thanh trong bản số 2 28.- Bài học: “Ghép lại các âm thanh, theo từng cặp thành một từcó ý nghĩa” Ví dụ: BA- MÁ, XE-MÌ… Dựa vào những kết quả ấy, chụp những tấm ảnh của Ba và Má, tìm ra những hình của bánh mì và. .. giúp con đẩy chiếc xe trả về cho mẹ, Đẩy trái banh tròn, Đưa tay vỗ vào mặt trống, Rung chuông nho nhỏ, Quay lúc lắc… Khi trẻem đã bắt đầu biết làm, người giúp trẻem chỉ dùng lời để khuyến khích 23.- Bài học: “ Học làm những động tác như…” mở cuốn sách ra, thả rơi một hạt đậu và ly nhựa, đưa tay vào hộp lấy trái banh, vỗ hay gõ vào mặt bàn, mặt trống, ngồi trong lòng ba, lòng mẹ, lòng cô…tập chồng... bài học về diễn tả và thông đạt 27.- Bài học: Phát âm theo lời yêu cầu” Suốt một ngày hay một tuần, tập trung vào việc lắng nghe, quan sát và ghi nhận tất cả mọi âm thanh mà trẻ emcó thể phát ra khi chơi một mình, cũng như khi trao đổi với người lớn cũng như với bạn bè Liệt kê một cách đầy đủ mọi âm thanh, vào một cuốn tập, ghi thêm đầy đủ những điều kiện và hoàn cảnh xuất hiện Dựa vào đó, chúng ta . Để giúp trẻ em có « nguy cơ Tự Kỷ » sử dụng và phát huy Ngôn Ngữ Mục đích của ngôn ngữ bao gồm 2 thể loại chính yếu. - Mục đích thứ nhất. lăng kính ấy, nhằm trang bị cho trẻ em « có nguy cơ Tự Kỷ », những dụng cụ và điều kiện cần thiết để đi vào lãnh vực ngôn ngữ, bài chia sẻ nầy sẽ lần lượt khảo sát và đề nghị những bài học trong. một trẻ em bộc lộ những hiện tượng chậm trể về ngôn ngữ, như trong trường hợp của các trẻ em có nguy cơ « Tự Kỷ », nguy n nhân gây ra rối loạn không hẳn chỉ được thu hẹp trong lãnh vực và giai