Báo cáo thực tập: ODA nguồn vốn cho đầu tư phát triển ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp
Đề án môn học Lý thuyết tài chính tiền tệLời mở đầuSự nghiệp công nghiệp hoá(CNH), hiện đại hoá(HĐH) đất nước với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp đã đi được một chặng đường khá dài. Nhìn lại chặng đường đã qua chúng ta có thể thấy rằng chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng tự hào: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt trên 7%, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao và không những đạt được những thành tựu về mặt kinh tế mà các mặt của đời sống văn hoá- xã hội, giáo dục, y tế cũng được nâng cao rõ rệt, tình hình chính trị ổn định, an ninh- quốc phòng được giữ vững, các mối quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng. Đạt được những thành công đó bên cạnh sự khai thác hiệu quả các nguồn lực trong nước thì sự hỗ trợ từ bên ngoài cũng đóng một vai trò quan trọng và trong đó viện trợ phát triển chính thức(ODA) của các quốc gia và tổ chức quốc tế giữ vai trò chủ đạo. Thực tế tiếp nhận, sử dụng vốn và thực hiện các dự án ODA thời gian qua cho thấy ODA thực sự là một nguồn vốn quan trọng đối với phát triển đất nước, ODA đã giúp chúng ta tiếp cận, tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, phát triển nguồn nhân lực, điều chỉnh cơ cấu kinh tế và tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội tương đối hiện đại. Tuy vậy, để đạt được mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 chúng ta cần phải huy động và sử dụng hiệu quả hơn nữa các nguồn lực cho phát triển, trong đó ODA có một vai trò quan trọng. Do đó, một câu hỏi được đặt ra là liệu chúng ta có thể huy động được nhiều hơn và sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn ODA không? Có thể khẳng định ngay điều đó là hoàn toàn có thể. Vậy những giải pháp nào cần được xúc tiến thực hiện để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ODA?.Với mong muốn giải đáp được câu hỏi trên và có một cái nhìn sâu hơn, toàn 1 Đề án môn học Lý thuyết tài chính tiền tệdiện hơn về ODA. Vì vậy, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “ODA nguồn vốn cho đầu tư phát triển ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp” để thực hiện đề án môn học của mình. Đề an của em gồm 3 chương như sau:Chương 1: Tổng quan về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)Chương 2: Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt NamChương 3: Một số giải pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA ở Việt NamCh ương 12 Đề án môn học Lý thuyết tài chính tiền tệTỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNHTHỨC (ODA).1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ODA.1.1.1. Khái niệm.Theo cách hiểu chung nhất, ODA là tất cả các khoản hỗ trợ không hoàn lại và các khoản tín dụng ưu đãi (cho vay dài hạn và lãi suất thấp của các Chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liệp hợp quốc, các tổ chức phi Chính phủ (NGO), các tổ chức tài chính quốc tế (IMF, ADB, WB .) giành cho các nước nhận viện trợ. ODA được thực hiện thông qua việc cung cấp từ phía các nhà tài trợ các khoản viện trợ không hoàn lại, vay ưu đãi về lãi suất và thời hạn thanh toán (theo định nghĩa của OECD, nếu ODA là khoản vay ưu đãi thì yếu tố cho không phải đạt 25% trởlên). Về thực chất, ODA là sự chuyển giao một phần GNP từ bên ngoài vào một quốc gia, do vậy ODA được coi là một nguồn lực từ bên ngoài.ODA có các hình thức sau:Hỗ trợ cán cân thanh toán: Thường là tài trợ trực tiếp (chuyển giao tiền tệ. Nhưng đôi khi lại là hiện vật (hỗ trợ hàng hoá) như hỗ trợ nhập khẩu bằng hàng hoặc vận chuyển hàng hoá vào trong nước qua hình thức hỗ trợ cán cân thanh toán hoặc có thể chuyển hoá thành hỗ trợ ngân sách.Tín dụng thương mại: Với các điều khoản "mềm" (lãi suất thấp, hạn trả dài) trên thực tế là một dạng hỗ trợ hàng hoá có ràng buộc.Viện trợ chương trình (gọi tắt là viện trợ phi dự án): là viện trợ khi đạt được một hiệp định với đối tác viện trợ nhằm cung cấp một khối lượng ODA cho một mục đích tổng quát với thời hạn nhất định, mà không xác định một cách chính xác nó sẽ được sử dụng như thế nào.Hỗ trợ cơ bản chủ yếu là về xây dựng cơ sở hạ tầng. Thông thường, các dự án này có kèm theo một bộ phận không viện trợ kỹ thuật dưới 3 Đề án môn học Lý thuyết tài chính tiền tệdạng thuê chuyên gia nước ngoài để kiểm tra những hoạt động nhất định nào đó hoặc để soạn thảo, xác nhận các báo cáo cho đối tác viện trợ.Hỗ trợ kỹ thuật: chủ yếu tập trung vào chuyển giao tri thức hoặc tăng cường cơ sở lập kế hoạch, cố vấn nghiên cứu tình hình cơ bản, nghiên cứu khi đầu tư. Chuyển giao tri thức có thể là chuyển giao công nghệ như thường lệ nhưng quan trọng hơn là đào tạo về kỹ thuật, phân tích kinh tế, quản lý, thống kê, thương mại, hành chính nhà nước, các vấn đề xã hội.1.1.2. Phân loại ODA:Tuỳ theo phương thức phân loại mà ODAđược xem có mấy loại:a. Phân theo phương thức hoàn trả: ODA có 3 loại.- Viện trợ không hoàn lại: bên nước ngoài cung cấp viện trợ (mà bên nhận không phải hoàn lại) để bên nhận thực hiện các chương trình, dự án theo sự thoả thuận trước giữa các bên.Viện trợ không hoàn lại thường được thực hiện dưới các dạng:+ Hỗ trợ kỹ thuật.+ Viện trợ nhân đạo bằng hiện vật.- Viện trợ có hoàn lại: nhà tài trợ cho nước cần vốn vay một khoản tiền (tuỳ theo một quy mô và mục đích đầu tư) với mức lãi suất ưu đãi và thời gian trả nợ thích hợp.Những điều kiện ưu đãi thường là:+ Lãi suất thấp (tuỳ thuộc vào mục tiêu vay và nước vay).+ Thời hạn vay nợ dài (từ 20 - 30 năm)+ Có thời gian ân hạn (từ 10 - 12 năm)- ODA cho vay hỗn hợp: là các khoản ODA kết hợp một phần ODA không hoàn lại và một phần tín dụng thương mại theo các điều kiện của tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển.b. Nếu phân loại theo nguồn cung cấp, ODA có hai loại:- ODA song phương: Là các khoản viện trợ trực tiếp từ nước này đến nước kia thông qua hiệp định được ký kết giữa hai Chính phủ. 4 Đề án môn học Lý thuyết tài chính tiền tệODA đa phương: là viện trợ chính thức của một tổ chức quốc tế (IMF, WB1 .) hay tổ chức khu vực (ADB, EU, .) hoặc của một Chính phủ của một nước dành cho Chính phủ của một nước nào đó, nhưng có thể được thực hiện thông qua các tổ chức đa phương như UNDP (Chương trình phát triển Liên hiệp quốc), UNICEF (quĩ nhi đồng Liên Hiệp quốc) . có thể không.Các tổ chức tài chính quốc tế cung cấp ODA chủ yếu:+ Ngân hàng thế giới (WB).+ Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF).+ Ngân hàng phát triển Châu á (ADB)c. Phân loại theo mục tiêu sử dụng, ODA có 4 loại:Hỗ trợ cán cân thanh toán: gồm các khoản ODA cung cấp để hỗ trợ ngân sách của Chính phủ, thường được thực hiện thông qua các dạng: chuyển giao trực tiếp cho nước nhận ODA hay hỗ trợ nhập khẩu (viện trợ hàng hoá).Tín dụng thương nghiệp: tương tự như viện trợ hàng hoá nhưng có kèm theo điều kiện ràng buộc.Viện trợ chương trình (viện trợ phi dự án): Nước viện trợ và nước nhận viện trợ kế hiệp định cho một mục đích tổng quát mà không cần xác định tính chính xác khoản viện trợ sẽ được sử dụng như thế nào.Viện trợ dự án: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn thực hiện ODA. Điều kiện được nhận viện trợ dự án là "phải có dự án cụ thể, chi tiết về các hạng mục sẽ sử dụng ODA".1.1.3. Các nguồn cung cấp ODA chủ yếu:* Trong thời kỳ chiến tranh lạnh và đối đầu Đông Tây: Trên thế giới tồntại 3 nguồn ODA chủ yếu:- Liên xô cũ, Đông Âu.- Các nước thuộc tổ chức OECD.5 Đề án môn học Lý thuyết tài chính tiền tệ- Các tổ chức quốc tế và phi Chính phủ.* Hiện nay, trên thế giới có hai nguồn ODA chủ yếu: các nhà tài trợ đa phương, và các tổ chức viện trợ song phương.* Các nhà tài trợ đa phương gồm các tổ chức chính thức sau:- Các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hiệp Quốc bao gồm:+ Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP).+ Quĩ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF).+ Tổ chức Nông nghiệp và lương thực (FAO)+ Chương trình lương thực thế giới (WFP)+ Quĩ dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA)+ Tổ chức y tế thế giới (WHO)+ Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc (UNIDO)+ Quĩ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFDA).- Các tổ chức tài chính quốc tế:+ Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF)+ Ngân hàng thế giới (WB)+ Ngân hàng phát triển Châu á (ADB)- Liên minh Châu Âu (EU).- Các tổ chức phi Chính phủ (NGO)- Tổ chức xuất khẩu dầu mỡ (OPEC)- Quĩ Cô - Oét.* Các nước viện trợ song phương:- Các nước thành viên Uỷ ban Hỗ trợ phát triển (DAC) của tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).- Các nước đang phát triển.1.1.4. Quy trình thực hiện dự án ODA.Mỗi quốc gia có những quy định riêng đối với các cách quản lý và điều hành nguồn vốn này. Dưới đây là một số nội dung về quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến các vấn đề xung quanh các hoạt động thu hút và sử 6 Đề án môn học Lý thuyết tài chính tiền tệdụng nguồn vốn ODA.1.1.4.1. Quy hoạch ODA.Bộ kế hoạch - Đầu tư căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch tổng thể và kế hoạch hàng năm chủ trì việc điều phối với các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan để nghiên cứu chủ trương và phương hướng vận động ODA, soạn thảo quy hoạch ODA và lập các danh mục chương trình, dự án ưu tiên sử dụng ODa trình Chính phủ phê duyệt.1.1.4.2. Vận động ODA.Sau khi quy hoạch ODA và các danh mục các chương trình dự án ưu tiên sử dụng ODA được Chính phủ phê duyệt; Bộ Kế hoạch - Đầu tư phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị và tổ chức các hoạt động vận động ODA thông qua:- Hội nghị nhóm tư vấn hàng năm.- Các hội nghị điều phối viện trợ ngành.- Các cuộc trao đổi ý kiến về hợp tác phát triển với các nhà tài trợ.Trước khi tiến hành vận động ODA, các cơ quan, địa phương liên quan cần phải trao đổi ý kiến với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chính sách, khả năng và thế mạnh của các nhà tài trợ liên quan.1.1.4.3. Chuẩn bị nội dung các chương trình, dự án ODA.Sau khi đạt được sự cam kết hỗ trợ của các nhà tài trợ đối với các chương trình, dự án cụ thể, Bộ Kế hoạch - Đầu tư sẽ phối hợp cùng các đối tác tiến hành chuẩn bị nội dung các chương trình, dự án ODA bao gồm lập đề án, lập báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi .1.1.4.4. Thẩm định, phê duyệt chương trình, dự án ODA.Việc thẩm định và phê duyệt các dự án sử dụng nguồn ODA như sau:- Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản phải thực hiện theo quy định của Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản hiện hành (Nghị định 52/CP, 12/CP và các văn bản hướng dẫn thuộc lĩnh vực này).7 Đề án môn học Lý thuyết tài chính tiền tệ- Đối với các dự án hỗ trợ ngân sách, đào tạo, tăng cường thể chế . Bộ Kế hoạch - Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tiến hành thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Trong quá trình thẩm định có đề cập tới ý kiến tham gia của các bên cung cấp ODA.- Các dự án của các tổ chức phi Chính phủ thực hiện theo Quyết định số 80/CT ngày 28/3/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là thủ tướng Chính phủ).1.1.4.5. Đàm phán ký kết.Sau khi nội dung đàm phán với bên nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Kế hoạch - Đầu tư chủ trì với sự tham gia của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan tiến hành đàm phán với bên nước ngoài.Trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ chỉ định một cơ quan khác chủ trì đàm phán với các bên nước ngoài thì cơ quan này phải thống nhất ý kiến với Bộ Kế hoạch - Đầu tư về nội dung đàm phán và với Bộ Tài chính về hạn mức và điều kiện vay trả (nếu là ODA hoàn lại).Kết thúc đàm phán, nếu đạt được các thoả thuận với bên nước ngoài thì cơ quan chủ trì đàm phán phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ về nội dung làm việc, kết quả đàm phán và những ý kiến đề xuất có liên quan.Nếu văn bản ODA ký với bên nước ngoài là Nghị định thư, Hiệp định hoặc văn kiện khác về ODA cấp Chính phủ thì cơ quan được Thủ tướng Chính phủ chỉ định đàm phán phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ nội dung văn bản dự định ký kết và các đề xuất người thay mặt Chính phủ ký các văn bản đó. Văn bản trình Thủ tướng Chính phủ phải kèm theo ý kiến chính thức bằng văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trường hợp cơ quan khác trình Thủ tướng Chính phủ), Bộ ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính.Trong trường hợp Nghị định thư và Hiệp định hoặc các văn bản khác về ODA yêu cầu phải ký kết với danh nghĩa Nhà nước Công hoà xã 8 Đề án môn học Lý thuyết tài chính tiền tệhội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ Kế hoạch - Đầu tư (hoặc cơ quan khác với Chính phủ chỉ định đàm phán) phải báo cáo với văn phòng Chủ tịch nước ngay từ khi bắt đầu đàm phán với bên nước ngoài về nội dung các văn kiện dự định ký kết, đồng thời thực hiện các thủ tục Quy định tại điều 6 khoản 3, điều 7 và điều 8 của Nghị định 182/HĐBT ngày 28/5/1992 của Chính phủ.1.1.4.6. Quản lý thực hiện.Bộ Kế hoạch - Đầu tư phối hợp cùng với Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lập kế hoạch bố trí vốn đối ứng trong kế hoạch Ngân sách nhà nước và thực hiện cấp phát theo đúng cam kết tại các Điều ước Quốc tế về ODA đã ký và các quyết định phê duyệt chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA. Đồng thời có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện, xử lý những vấn đề liên quan thuộc thẩm quyền trong quá trình thực hiện và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định các biện pháp xử lý, báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA.Bộ Tài chính được xác định là đại diện chính thức cho "người vay" hoặc là Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các điều ước quốc tế cụ thể về ODA cho vay, có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế quản lý tài chính (cấp phát, cho vay lại, thu hồi vốn .) đối với các chương trình, dự án ODA.Trong quá trình thực hiện, Ngân hàng nhà nước có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính chỉ định các Ngân hàng Thương mại để uỷ quyền thực hiện việc cho vay lại từ vốn ODA như đã nêu tại điểm điều khoản 3 điều 14 của Quy chế về quản lý và sử dụng ODA ban hành kèm theo Nghị định 87/CP ngày 5/8/1997 của Chính phủ, thu hồi vốn trả nợ ngân sách, đồng thời tổng hợp theo định kỳ thông báo cho Bộ Tài chính và cơ quan liên quan tình hình thực tế về rút vốn, thanh toán . thông qua hệ thống tài khoản được mở tại ngân hàng của các chương trình, dự án sử 9 Đề án môn học Lý thuyết tài chính tiền tệdụng vốn ODA.Trong quá trình thực hiện chương trình, dự án ODA . tùy theo quy định và thoả thuận với bên nước ngoài, các chủ trương, dự án chịu trách nhiệm tổ chức các cuộc kiểm định kỳ hoặc đột xuất. Đại diện của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ ngoại giao, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, văn phòng Chính phủ là đại diện của Chính phủ tại các cuộc kiểm điểm này.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương và các chủ chương trình, dự án lập báo cáo 6 tháng và hàng năm về tình hình thực hiện các chương trình và dự án ODA gửi về Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ ngoại giao, và Văn phòng Chính phủ.1.1.4.7. Đánh giá.Sau khi kết thúc, giám đốc chương trình, dự án ODA phải làm báo cáo về tình hình thực hiện và có phân tích, đánh giá hiệu quả dự án với sự xác nhận của cơ quan chủ quản và gửi về Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Ngoại giao, và Văn phòng Chính phủ.1.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA ODA.1.2.1. Đặc điểm của ODA.Trong giai đoạn hiện nay đã xuất hiện một số đặc điểm quan trọng sau:Thứ nhất, tỉ trọng ODA song phương có xu thế tăng lên, ODA đa phương có xu thế giảm đi. Quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới và xu thế hội nhập đã tạo điều kiện cho các quan hệ kinh tế, chính trị . giữa các quốc gia ngày càng được đẩy mạnh và tăng cường. Hoạt động của một số tổ chức đa phương tỏ ra kém hiệu quả làm cho một số nhà tài trợ ngần ngại đóng góp cho các tổ chức này. Điều đó là nguyên nhân chính tạo nên sự chuyển dịch, tỉ trọng ODA song phương có xu thế tăng lên, ODA đa phương có xu hướng giảm đi. Điều đó đã được chứng minh trên thực tế là trong các năm 1980 - 1994 trong tổng số ODA của thế giới, tỉ 10 [...]... thiếu vốn trầm trọng nên thông qua ODA song phương có thêm vốn để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội ODA mang lại nguồn lực cho đất nước Thứ nữa, theo các nhà kinh tế, việc sử dụng viện trợ ở các nước đang phát triển nhằm loại bỏ sự thiếu vốn và ngoại tệ, tăng đầu tư vốn đến điểm mà ở đó sự tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cho các nước này đạt được đến quá trình tự duy trì và phát triển. .. 17/2001/NĐ-CP ngày 4/5/2001 Nghị định này được kỳ vọng sẽ tạo ra sự thống nhất trong các quy định quản lý ODA cũng như nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA Căn cứ vào nhu cầu, trong 5 năm 200 6-2 010 cần thực hiện được khoảng 10,9 tỷ ODA và nguồn vốn ODA cam kết khoảng 1 9-2 1 tỷ USD Trong những năm gần đây, Việt Nam liên tục đạt mức kỷ lục về thu hút vốn ODA Tổng mức cam kết ODA cho Việt Nam trong... giữa nước ta và cộng đồng các nhà tài trợ, tạo ra các cơ hội quan trọng để hỗ trợ Việt Nam tiến hành công cuộc phát triển nhanh và bền vững thành công của hội nghị thể hiện ở chỗ Việt Nam đã tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế vào công cuộc đổi mới phát triển của Việt Nam thông qua đối ngoại, bằng cách cam kết dành ODA cho Việt Nam Thu hút ODA qua các năm 1993 - 2005 (Đơn... lãng phí và tuỳ tiện dẫn đến góp phần làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA - Nhân sự và kĩ năng nhân sự trong công tác điều hành sử dụng vốn ODA ở những cấp khác nhau hiện đang thiếu về số lượng và yếu về chất lượng dẫn đến làm cho hiệu quả sử dụng vốn ODA 24 Đề án môn học Lý thuyết tài chính tiền tệ Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA Ở VIỆT NAM Những... chung và nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) nói riêng có tác dụng rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam Để phát triển kinh tế với tốc độ nhanh trong khi quy mô nền kinh tế nhỏ đang thiếu vốn nghiêm trọng và tiết kiệm trong nước còn quá thấp thì cần phải bổ sung vốn đầu tư bằng khối lượng lớn nguồn vốn nước ngoài rất cần thiết để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát. .. chương trình, dự án ODA đã thực hiện phương thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế, do đó cơ quan hưởng thụ Việt Nam đã lựa chọn được các công ty thực hiện dự án vừa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật và công nghệ, vừa tiết kiệm được vốn vay Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn ODA cung cấp cho Việt Nam năm 2010 có thể sẽ tăng lên, do sự xuất hiện của các kênh tín dụng mới Dự kiến, vốn ODA giải ngân năm 2010 dự... trình tiếp nhận và sử dụng vốn ODA đã diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới và cả ở Việt Nam từ nhiều năm trước, giúp các nhà hoạch định chiến lược có thêm điều kiện nghiên cứu, rút ra những bài học kinh nghiệm về thành công và vướng mắc khi tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA, từ đó kịp thời điều chỉnh để có kế hoạch tiếp nhận sát thực và hữu hiệu hơn b Khó khăn: - Mặc dù Việt Nam đã được nhận ODA từ những... tế ở các nước phát triển, nguồn vốn chuyển dịch vào các nước đang phát triển có thể sẽ giảm sút trong các năm tới, ODA là một khoản vốn mà các nước phát triển hỗ trợ cho các nước đang phát triển nó được thực hiện từ rất lâu, qua các giai đoạn nhất định, có những xu thế vận động riêng, nhìn chung lại, xu hướng vận động hiện nay hàm chứa cả các yếu tố thuận lợi lẫn khó khăn cho một số nước đang phát triển. .. giải ngân vốn ODA 2.2 Tình hình giải ngân vốn ODA Tình hình giải ngân qua các năm cụ thể như sau: Năm Vốn cam kết Vốn giải ngân 2000 2.40 1.65 2001 2.40 1.50 2002 2.50 1.53 2003 2.8 1.42 2004 3.4 1.65 2005 3.5 1.7 2006 3.75 1.8 2007 4.45 2.0 2008 5.4 2.2 2009 8.063 1.9 theo kế hoạch Kể từ khi các nhà tài trợ quốc tế nối lại viện trợ phát triển cho Việt Nam vào tháng 11/1993, Việt Nam đã tiếp nhận nguồn. .. Chính phủ và các cơ quan có liên quan trong việc lập hồ sơ dự án và các thủ tục xin viện trợ phù hợp với đối tư ng ưu tiên 3.2 Về sử dụng vốn: Việt Nam là một nước đang phát triển do đó nguồn vốn ODA có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước Đây sẽ là nguồn tài nguyên chủ yếu để Chính phủ đầu tư tái thiết cơ sở hạ tầng đang trên đà xuống cấp, lạc hậu nghiêm trọng và cần . tệdiện hơn về ODA. Vì vậy, em đã quyết định lựa chọn đề tài: ODA nguồn vốn cho đầu tư phát triển ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp để thực hiện đề. Tổng quan về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Chương 2: Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt NamChương 3: Một số giải pháp tăng