1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Nội dung ôn tập môn nguyên lý bảo hiểm- chi tiet

20 997 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 37,43 KB

Nội dung

A. Những con số BH cần nhớ !B. Nội dung chính từng chương

Trang 1

A Những con số BH cần nhớ !

1 Mức đóng BHXH bắt buộc

Luật BHXH

năm 2006 Đóng 15% trong đó :- 3% vào quỹ ốm đau, thai sản

- 1% quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

- 11% vào quỹ hưu trí, tử tuất Từ năm 2010

cứ 2 năm trăng 1% cho đến khi đạt 14%

5% từ năm 2010, cứ 2 năm tăng 1% cho đến khi đạt 8%

2 Chi tiết mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động

Hằng năm người sử dụng lao động đóng trên mức lương, tiền công đóng BBXH của người lao động

Năm

Người sử dụng lao động đóng Quỹ ốm đau thai

sản

Quỹ TNLĐ, BNN

Quỹ hưu trí, tử

3.BHXH tự nguyện

chế độ ốm đau

 Làm việc trong điều kiện bình thường

- Đã đóng BHXH <15 năm: 30 ngày

- Đã đóng BHXH >=15 năm, < 30 năm: 40 ngày

- Đã đóng BHXH >=30 năm: 60 ngày

 Làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; có phụ cấp KV từ 0.7 trở lên

- Đã đóng BHXH <15 năm: 40 ngày

- Đã đóng BHXH >=15 năm, < 30 năm: 50 ngày

- Đã đóng BHXH >=30 năm: 60 ngày

Trang 2

 Thời gian hưởng khi con ốm đau:

- <=20 ngày/năm nếu con <3 tuổi

- <=15 ngày/na9m nếu con 3-7 tuổi

Chế độ thai sàn

 Khi sinh con

- Nghỉ 4 tháng ( làm việc bình thường)

- Nghỉ 5 tháng ( làm công việc nặng nhọc độc hại, làm việc 3 ca, làm việc ở nơi có trợ cầp khu vực hệ số 0.7 trở lên, nữ quân nhân)

- Nghỉ 6 tháng (người tàn tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 21% tở lên)

Trường hợp sinh đô, sinh 3: cứ mỗi con sinh thêm mẹ được nghỉ thêm 1 tháng

 Khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu

- 10 ngày nếu thai <1 tháng

- 20 ngày nếu thai từ 1 - <3 tháng

- 40 ngày nếu thai từ 3 - <6 tháng

- 50 ngày nếu thai >= 6 tháng

4 BH thất nghiệp

- 3 tháng, nếu đóng đủ từ 1 năm đến dưới 3 năm

- 6 tháng, nếu đóng đủ từ 3 năm đến dưới 6 năm

- 9 tháng, nếu đóng đủ từ 6 năm đến dưới 12 năm

- 12 tháng, nếu đóng đủ từ 12 năm trở lên

Trang 3

B Nội dung chính từng chương

Chương 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM

I SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM

1 Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm

- Rủi ro xảy ra sẽ làm cho con người gặp phải những khó khăn nhất định trong cuộc sống

như mất hoặc giảm thu nhập, thiệt hại tài sản, đình trệ sản xuất kinh doanh làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội nói chung

- Để đối phó với các rủi ro, con người đã sử dụng hai nhóm biện pháp nhằm đề phòng, ngăn chặn rủi ro xảy ra và hạn chế, giải quyết hậu quả của rủi ro

- Bảo hiểm là công cụ đối phó với hậu quả tổn thất do rủi ro gây ra có hiệu quả nhất

2 Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm

- Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm trên thế giới

- Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm ở Việt Nam

II BẢN CHẤT, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM

1 Bản chất của bảo hiểm

- Bảo hiểm phản ánh những quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình hình thành, phân phối

và sử dụng các quỹ tiền tệ tập trung (quỹ bảo hiểm) nhằm xử lý các rủi ro, các biến cố bảo hiểm, bảo đảm cho quá trình tái sản xuất và đời sống của xã hội được diễn ra bình thường

2 Đối tượng nghiên cứu của bảo hiểm

Đối tượng nghiên cứu của bảo hiểm là các mối quan hệ kinh tế - xã hội giữa người tham gia với các tổ chức bảo hiểm (người bảo hiểm) cũng như quan hệ giữa các tổ chức bảo hiểm với nhau

3 Vai trò của bảo hiểm

Bảo hiểm có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân trên các nội dung như:

- Góp phần bảo vệ tài sản, bảo vệ con người, phòng tránh rủi ro của xã hội, mang lại sự an toàn cho xã hội;

Trang 4

- Thúc đẩy hoạt động tiết kiệm, tập trung vốn, góp phần đáp ứng các nhu cầu về vốn trong

xã hội;

- Thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước thông qua hoạt động tái bảo hiểm và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động

III Các loại hình bảo hiểm

1 Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ, từ đó góp phần duy trì an toàn xã hội

2 Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi

họ gặp phải những biến cố như ốm đau, bệnh tật,…ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ

3 Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp là bảo hiểm bồi thường cho người lao động bị thiệt hại về thu nhập do bị mất việc làm để họ ổn định cuộc sống và có điều kiện tham gia vào thị trường lao động

4 Bảo hiểm thương mại

Bảo hiểm thương mại là biện pháp chia nhỏ tổn thất của một hay một số ít người có khả năng cùng gặp một loại rủi ro dựa vào một quỹ chung bằng tiền được lập bởi sự đóng góp của nhiều người cũng có khả năng cùng gặp tổn thất đó thông qua hoạt động của công ty bảo hiểm

IV MỐI QUAN HỆ GIỮA BẢO HIỂM VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

1 Sự phát triển của kinh tế - xã hội tác động đến bảo hiểm

Kinh tế phát triển: Thu nhập của doanh nghiệp, của người lao động tăng lên, nguồn thu của NSNN ngày càng lớn, chính trị ổn định, môi trường pháp lý dần hoàn thiện, khoa học kỹ thuật phát triển, mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế Như vậy, sự phát triển kinh tế – xã hội là điều kiện quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của bảo hiểm

2 Bảo hiểm cũng tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội

Ngược lại, khi bảo hiểm phát triển sẽ tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội như bảo

vệ tài sản, bảo vệ con người, ổn định cuộc sống và hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần hạn

Trang 5

chế tai nạn rủi ro; giúp doanh nghiệp yên tâm, ổn định, mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển kinh

tế - xã hội; góp phần thực hành tiết kiệm, chống lạm phát, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, tạo ra thu nhập cho nền kinh tế, tức là góp phần kích thích tăng trưởng và phát triển kinh tế

Chương 2

BẢO HIỂM XÃ HỘI

I BẢO HIỂM XÃ HỘI

1 Bản chất, đối tượng, chức năng và tính chất của BHXH

1.1 Bản chất của BHXH

Bảo hiểm xã hội phản ánh các quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng

quỹ tiền tệ tập trung, được hình thành từ sự đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động, nhằm bảo đảm quyền lợi vật chất cho người lao động và gia đình họ, khi gặp phải các biến

cố làm giảm hoặc mất khả năng thanh toán từ thu nhập theo lao động

1.2 Đối tượng BHXH

Đối tượng của BHXH là thu nhập của người lao động

1.3 Chức năng của BHXH

- Thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động tham gia bảo hiểm khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do mất khả năng lao động hoặc mất việc làm

- Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH

- Góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội

- Gắn bó lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động, giữa người lao động với

xã hội

1.4 Tính chất của BHXH

- Tính tất yếu khách quan trong đời sống xã hội

- BHXH có tính ngẫu nhiên, phát sinh không đồng đều theo thời gian và không gian

- BHXH vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội, đồng thời còn có tính dịch vụ

Trang 6

2 Những quan điểm cơ bản về BHXH và hệ thống các chế độ BHXH

2.1 Những quan điểm cơ bản về BHXH

- Chính sách BHXH là một bộ phận cấu thành và là bộ phận quan trọng nhất trong chính sách xã hội

- Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ và trách nhiệm BHXH cho người lao động

- Người lao động được bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi đối với BHXH

- Mức trợ cấp BHXH phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

- Nhà nước quản lý thống nhất chính sách BHXH, tổ chức bộ máy thực hiện chính sách BHXH

2.2 Hệ thống các chế độ BHXH

Theo khuyến nghị của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã nêu trong Công ước số 102 tháng 6/1952 tại Giơnevơ, hệ thống các chế độ BHXH bao gồm: Chăm sóc y tế; Trợ cấp ốm đau; Trợ cấp thất nghiệp; Trợ cấp tuổi già; Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; Trợ cấp gia đình; Trợ cấp sinh đẻ; Trợ cấp khi tàn phế và Trợ cấp cho người còn sống (trợ cấp mất người nuôi dưỡng)

3 Quỹ Bảo hiểm xã hội

Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài NSNN Quỹ có mục đích và chủ

thể riêng

3.1 Đặc điểm của quỹ BHXH

- Hoạt động của quỹ BHXH không nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời

- Phân phối quỹ BHXH vừa mang tính chất hoàn trả, vừa mang tính chất không hoàn trả

- Quá trình tích luỹ để bảo tồn giá trị và bảo đảm an toàn về tài chính đối với quỹ BHXH

là một vấn đề mang tính nguyên tắc

- Quỹ BHXH là hạt nhân, là nội dung vật chất của tài chính BHXH

- Sự ra đời, tồn tại và phát triển quỹ BHXH phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia và điều kiện lịch sử trong từng thời kỳ nhất định của đất nước

3.2 Nguồn hình thành quỹ BHXH

Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ những nguồn: người sử dụng lao động đóng góp, người lao động đóng góp, Nhà nước hỗ trợ thêm và các nguồn khác

3.3 Sử dụng quỹ BHXH

Trang 7

Quỹ BHXH được sử dụng cho các mục đích như chi trả trợ cấp cho các chế độ BHXH, chi cho bộ máy quản lý, chi đầu tư tăng trưởng quỹ và chi dự phòng

3.4 Đầu tư bảo toàn và phát triển quỹ

Để bảo toàn và phát triển quỹ BHXH, đối với phần quỹ BHXH chưa sử dụng đến có thể tạm thời sử dụng tham gia vào đầu tư với mục đích nhằm tăng khả năng thanh toán của quỹ

II BẢO HIỂM Y TẾ

1 Bản chất của bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế là phản ánh các quan hệ kinh tế gắn kiền với việc huy động các nguồn tài lực từ sự đóng góp của những người tham gia bảo hiểm để hình thành quỹ bảo hiểm và sử dụng quỹ để thanh toán các chi phí khám chữa bệnh cho người được bảo hiểm khi ốm đau BHYT có tác dụng khắc phục sự thiếu hụt về tài chính, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, đồng thời nâng cao chất lượng và thực hiện công bằng xã hội trong khám chữa bệnh cho nhân dân

2 Đối tượng, phạm vi, phương thức BHYT

2.1 Đối tượng của BHYT

Đối tượng BHYT là sức khỏe của người được bảo hiểm

2.2 Phạm vi BHYT

Vì hoạt động trên nguyên tắc cân bằng thu chi nên tuy mọi người dân trong xã hội đều có quyền tham gia BHYT nhưng BHYT không chịu trách nhiệm trong các trường hợp: những người mắc bệnh nan y, HIV, AIDS, ung thư nếu không có thoả thuận gì thêm; người tham gia cố tình tự huỷ hoại bản thân, trong tình trạng say rượu, vi phạm pháp luật; người được BHYT khám, chữa

những bệnh thuộc chương trình sức khoẻ quốc gia

2.3 Phương thức BHYT

BHYT thực hiện theo 3 phương thức: BHYT trọn gói, BHYT trọn gói trừ các đại phẫu thuật và BHYT thông thường

3 Quỹ BHYT

3.1 Nguồn hình thành quỹ BHYT

- Người tham gia đóng góp

- Sự hỗ trợ của NSNN

- Sự ủng hộ của các tổ chức từ thiện, lãi do đầu tư phần quỹ nhàn rỗi theo quy định của pháp luật nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ

Trang 8

3.2 Sử dụng quỹ BHYT

Quỹ BHYT được sử dụng cho các mục đích:

- Thanh toán chi phí y tế cho người được BHYT theo hệ thống định mức;

- Chi dự trữ, dự phòng; chi đề phòng hạn chế tổn thất,

- Chi cho hoạt động quản lý và chi trợ giúp cho hoạt động nâng cấp các cơ sở khám chữa bệnh

3.3 Đầu tư bảo toàn và phát triển quỹ

Để bảo toàn và tăng trưởng quỹ, số tiền tạm thời nhàn rỗi của quỹ BHYT có thể sử dụng

mua tín phiếu, trái phiếu do kho bạc nhà nước, các ngân hàng thương mại phát hành

III BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

1 Đối tượng tham gia

Theo quy định của Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ và theo Quyết định số 722/QĐ-BHXH ngày 26/05/2003 của Tổng giám đốc bảo hiểm xã hội Việt nam

2 Nguồn hình thành quỹ BHXH

- Mức đóng góp cho quỹ BHXH: người lao động đóng bằng 5% tiền lương tháng, người sử dụng lao động đóng bằng 15% tổng quỹ tiền lương của những người tham gia bảo hiểm xã hội trong đơn vị

- Mức đóng góp cho chế độ bảo hiểm y tế bắt buộc: người lao động đang làm việc đóng phí bằng 1% tiền lương tháng, người sử dụng lao động đóng phí bằng 2% tổng quỹ tiền lương của những người tham gia bảo hiểm y tế trong đơn vị

- Tài trợ của Ngân sách Nhà nước

- Các nguồn khác như sự đóng góp và ủng hộ của các tổ chức từ thiện, lãi do đầu tư phần quỹ nhàn rỗi theo quy định của pháp luật

3 Hệ thống các chế độ BHXH

3.1 Chế độ trợ cấp ốm đau:

- Trợ cấp ốm đau là chế độ trợ cấp ngắn hạn, là hình thức trợ cấp bằng tiền, bù đắp thu nhập của người lao động tạm thời bị gián đoạn khi nghỉ việc có thời hạn do ốm đau

3.2 Chế độ trợ cấp thai sản:

Trang 9

- Chế độ trợ cấp thai sản giúp lao động nữ có được khoản trợ cấp thay thế cho phần thu nhập bị mất do không làm việc vì sinh con hoặc người lao động (không kể nam hay nữ) nếu nuôi con nuôi sơ sinh theo quy định của luật Hôn nhân và gia đình

3.3 Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp:

- Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp nhằm đảm bảo thu nhập và ổn định cuộc sống cho người lao động không may bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp

3.4 Chế độ bảo hiểm y tế:

- Người có Phiếu khám chữa bệnh được khám chữa bệnh theo đúng tuyến chuyên môn kỹ thuật

do Bộ Y tế quy định được cơ quan BHXH thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo giá viện phí hiện hành tại cơ sở khám chữa bệnh

3.5 Chế độ trợ cấp hưu trí:

- Chế độ trợ cấp hưu trí nhằm cung cấp một khoản trợ cấp thay thế cho phần thu nhập không được nhận nữa từ nghề nghiệp do nghỉ hưu

3.6 Chế độ tử tuất:

- Chế độ tử tuất giúp cho thân nhân người chết có được khoản trợ cấp bù đắp một phần thiếu hụt thu nhập của gia đình do người lao động bị chết

Chương 3

BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI

I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI

1 Quan niệm về bảo hiểm thương mại (BHTM)

Bảo hiểm thương mại là phương sách xử lý rủi ro, nhờ đó việc chuyển giao, phân tán rủi ro trong từng nhóm người được thực hiện qua hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm

2 Đặc điểm của bảo hiểm thương mại

- Bảo hiểm thương mại là hoạt động thoả thuận nhằm mang lại lợi ích kinh tế cho cả hai

bên: bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm

- Bảo hiểm thương mại vừa mang tính chất bồi hoàn vừa mang tính chất không bồi hoàn

- Bảo hiểm thương mại thực hiện trong một "cộng đồng có giới hạn", một "nhóm đóng"

Trang 10

- Bảo hiểm thương mại không chỉ đảm bảo các rủi ro về con người mà còn đảm bảo các rủi

ro về tài sản và trách nhiệm dân sự

3 Những nguyên tắc chung trong hoạt động kinh doanh BHTM

- Nguyên tắc1: Số đông bù số ít

- Nguyên tắc 2: Rủi ro có thể được bảo hiểm

- Nguyên tắc 3: Phân tán rủi ro

- Nguyên tắc 4: Trung thực tuyệt đối

- Nguyên tắc 5: Quyền lợi có thể được bảo hiểm

4 Phân loại BHTM

- Phân loại theo đối tượng bảo hiểm

- Phân loại theo phương thức triển khai

II NHỮNG KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ CƠ BẢN TRONG BẢO HIỂM

1 Rủi ro

Rủi ro là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng xảy ra biến cố bất thường với hậu quả thiệt hại hoặc mang lại kết quả không như dự tính

2 Tổn thất

Tổn thất là thuật ngữ chỉ trạng thái đã bị thiệt hại, ảnh hưởng của đối tượng sau tác động

của rủi ro.

3 Bên bảo hiểm

Bên bảo hiểm chính là người bảo hiểm Người bảo hiểm là thuật ngữ dùng để chỉ tổ chức được pháp luật Nhà nước cho phép tiến hành hoạt động bảo hiểm

4 Bên được bảo hiểm

Bên được bảo hiểm tồn tại dưới ba tư cách pháp lý khác nhau:

- Người tham gia bảo hiểm

- Người được bảo hiểm

- Người thụ hưởng (người hưởng quyền lợi bảo hiểm)

5 Đối tượng bảo hiểm

Ngày đăng: 01/04/2014, 15:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w