CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HQSXKD CỦA DOANH NGHIỆP
KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
Có rất nhiều quan niệm của các chuyên gia kinh tế về HQSXKD Theo P. Samerelson và W Nordhaus (1991) thì: “HQSXKD diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hóa khác Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó”. Quan điểm này đã đề cập đến việc phân bổ các nguồn lực sản xuất của xã hội Theo đó, việc phân bổ các nguồn lực sản xuất sao cho đạt được tỷ lệ trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ đem lại hiệu quả cao cho nền kinh tế và đây cũng là mức hiệu quả lý tưởng nhất mà bất kì nền kinh tế nào cũng mong muốn đạt được.
Theo Manfred Kuhu (1990) thì: “Hiệu quả kinh doanh là đại lượng đo bằng hiệu số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó” Quan điểm này chỉ ra rằng hiệu quả được tính bằng tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Như vậy quan điểm này vẫn chưa đầy đủ khi chỉ đề cập đến hiệu quả kinh doanh, chỉ là một phần trong HQSXKD Để đánh giá được HQSXKD, ta cần xem xét một cách tổng thể hoạt động SXKD.
Theo Adam Smith (1776) thì: “Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, doanh thu tiêu thụ hàng hóa” Như vậy, Adam Smith đã coi hiệu quả kinh doanh và HQSXKD là một Nhưng vấn đề ở đây là HQSXKD có thể tăng lên do tăng cường các nguồn lực sản xuất hay là do chi phí sản xuất tăng Nếu cùng đạt được một mức SXKD nhưng lại có hai chi phí khác nhau thì quan niệm này cũng coi là đạt hiệu quả Quan niệm này chỉ đúng khi kết quả SXKD có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí đầu vào.
Như vậy, có rất nhiều những quan điểm khác nhau về HQSXKD Nhưng nhìn chung có thể khái quát như sau: “HQSXKD là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình SXKD trong doanh nghiệp nhằm thu được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất” Đây là thước đo quan trọng để doanh nghiệp đánh giá hoạt động kinh doanh trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của mình.
“Bản chất của HQSXKD chính là hiệu quả lao động xã hội, phản ánh chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh khả năng lợi dụng các yếu tố đầu vào của quá trình SXKD để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, và cũng là thước đo trình độ tiết kiệm các yếu tố đầu vào, nguồn lực xã hội Tiêu chuẩn hóa hiệu quả đặt ra là tối đa hóa kết quả hoặc tối thiểu hóa chi phí dựa trên nguồn lực sẵn có.
Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt sự khác nhau cũng như mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh và kết quả kinh doanh Kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh những cái thu được sau một quá trình SXKD nhất định Nó được biểu hiện bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị Hiệu quả là phạm trù phản ánh mối tương quan giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra, nó không thể đo bằng giá trị hiện vật hay giá trị mà chỉ là những phạm trù tương đối.
Bên cạnh đó, chi phí sử dụng các nguồn lực đầu vào cũng cần xem xét đến Do việc khan hiếm các nguồn lực đầu vào và việc sử dụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằm thỏa mãn các nhu cầu ngày càng tăng đã đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực.”
Có thể mô tả bằng công thức sau:
C: Chi phí sử dụng các nguồn lực đầu vào
Kết quả chỉ là điều kiện cần để phân tích và đánh giá hiệu quả Muốn đánh giá HQSXKD cần xem xét thêm các yếu tố cần thiết khác Và điều này hoàn toàn khác việc só sánh sự tăng lên của kết quả với sự tăng lên của các nguồn lực đầu vào.
1.1.3 Phân loại hiệu quả và HQSXKD
Trong công tác quản lý, mỗi dạng hiệu quả sẽ được mô tả bằng các phạm trù khác nhau Và việc phân chia HQSXKD theo các chỉ tiêu khác nhau có tác dụng rất lớn trong việc hỗ trợ công tác quản lý, là cơ sở để xác định bộ tiêu chuẩn đánh giá HQSXKD để từ đó có biện pháp nâng cao HQSXKD phù hợp.
1.1.4 Hiệu quả về kinh tế xã hội và HQSXKD a) Hiệu quả về kinh tế - xã hội
Hiệu quả về mặt kinh tế xã hội phản ánh khả năng tận dụng các nguồn lực của xã hội để đạt được các mục tiêu về kinh tế - xã hội Các mục tiêu về kinh tế xã hội được minh họa qua các chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ thất nghiệp, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện lao động,… Hiệu quả về kinh tế xã hội được xét trên toàn bộ nền kinh tế Hiệu quả về kinh tế xã hội mà doanh nghiệp mang lại cho nền kinh tế là sự đóng góp vào sự phát triển xã hội, nâng cao đời sống người lao động, thu ngân sách… b) HQSXKD
HQSXKD phản ánh trình độ khai thác, sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình SXKD trong doanh nghiệp nhằm thu được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất, là sự chênh lệch giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được với chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra khi khai thác, sử dụng nguồn lực xã hội Và đây là mối quan tâm của tất cả các doanh nghiệp và các nhà đầu tư. c) Mối quan hệ giữa HQSXKD và hiệu quả về kinh tế xã hội
HQSXKD và hiệu quả về kinh tế xã hội là hai khái niệm khác nhau song lại có mối liên quan mật thiết với nhau Hiệu quả về kinh tế xã hội đạt ở mức tối đa là mức mà thỏa mãn hiệu quả Pareto Trong thực tế, các doanh nghiệp luôn cố tình giảm chi phí SXKD biên cá nhân khiến cho nó thấp hơn chi phí SXKD biên xã hội nên có sự tách biệt.
Xã hội ngày càng tiến bộ nên nhận thức của con người với môi trường xung quanh cũng ngày càng thay đổi Người ta vẫn quan tâm đến các giá trị mà sản phẩm mang lại nhưng cũng lưu ý đến tác động tới môi trường xung quanh Các doanh nghiệp theo đó cũng nhận thức được trách nhiệm của mình với cộng đồng, điều này làm tăng uy tín của doanh nghiệp với cộng đồng, được cộng đồng tin tưởng chọn lựa sẽ làm tăng HQSXKD của doanh nghiệp Vì thế, doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến HQSXKD mà còn quan tâm rất nhiều tới hiệu quả xã hội Quan hệ giữa HQSXKD với hiệu quả về kinh tế xã hội là mối quan hệ giữa lợi tích bộ phận và lợi ích tổng thể Hiệu quả về kinh tế xã hội chỉ đạt được khi SXKD đạt hiệu quả cao, và muốn HQSXKD cao, các doanh nghiệp phải quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội.
SXKD là hoạt động kết hợp giữa yếu tố con người và yếu tố vật chất nhằm thực hiện các công việc nằm trong chiến lược và kế hoạch của công ty HQSXKD là một công cụ để các nhà quản trị doanh nghiệp có thể giám sát và đánh giá một cách toàn diện các hoạt động đó có thực hiện đúng và đạt hiệu quả có như kì vọng hay không Bên cạnh đó, HQSXKD còn cho phép các nhà quản trị doanh nghiệp xem xét các nhân tố tác động và mức độ tác động của các nhân tố đó đến HQSXKD để từ đó đưa ra các giải pháp hợp lý để giải quyết.
Trong bối cảnh thị trường trong nước đang bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ những biến động của thị trường thế giới, các rủi ro mới phát sinh, không chỉ có các rủi ro từ thị trường mà còn có cả rủi ro đến từ nhà cung cấp, nội bộ ngành và các đối thủ tiềm ẩn. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị phải linh hoạt trong cách điều hành doanh nghiệp phải có những phương án phản ứng lại các rủi ro để đưa doanh nghiệp đứng vững và phát triển Vì vậy điều tiên quyết đó chính là nội tại doanh nghiệp phải có những cải tổ để thích nghi với những biến động đó Nâng cao HQSXKD sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được năng suất lao động, giảm được chi phí đầu vào, nâng cao uy tín đối với người tiêu dùng, đối tác, chất lượng sản phẩm,… Đó là vấn đề rất quan trọng, là tất yếu với doanh nghiệp và nó cũng đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội Do đó, HQSXKD không chỉ là thước đo đánh giá trình độ quản lý, lợi dụng các nguồn lực trong sản xuất mà còn giúp đưa ra những giải pháp, kế hoạch, chiến lược phù hợp để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong nền kinh tế luôn vận động này.
1.2 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HQSXKD CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1 Các nhân tố bên ngoài
1.2.1.1 Nhân tố chính trị, pháp luật
Các nhân tố tác động đến HQSXKD của doanh nghiệp
IV – DỆT MAY NAM ĐỊNH
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY IV – DỆT MAY NAM ĐỊNH
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN MAY IV – DỆT MAY NAM ĐỊNH Tên giao dịch: VINATEXNAMDINH N04 Địa chỉ: Số 62 Trần Phú, phường Năng Tĩnh, Thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Nguyễn Văn Miêng
Giám đốc công ty: Ông Lê Ngọc Đông
Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp lần đầu số 0600773636 ngày 28/12/2010 và thay đổi lần thứ ba ngày 03/07/2017 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định cấp.
Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần May IV – Dệt May Nam Định được thành lập từ tháng 08/1994 tiền thân là xưởng may với quy mô ban đầu khoảng 30 lao động chuyên may các sản phẩm quần áo tơ tằm xuất khẩu, công đoạn cuối sản phẩm vải lụa của công ty Dệt Lụa Nam Định Quá trình đầu tư phát triển mở rộng từ năm 2000 đến năm 2003 chuyển thành Xí nghiệp May xuất khẩu thuộc công ty Dệt Lụa Nam Định với quy mô có 250 thiêt bị may công nghiệp các loại, tổ chức thành 5 chuyền may với 170 lao động.
Từ tháng 12/2003 Tổng Công ty Dệt May Việt Nam quyết định điều chuyển
Xí nghiệp May xuất khẩu Công ty Dệt Luạ Nam Định sang công ty Dệt Nam Định.
Từ tháng 01/2004 Công ty Dệt Nam Định quyết định thành lập Xí nghiệp May IV, đến tháng 12/2004 quy mô nâng lên thành 6 chuyền may với số lao động hơn 220 người.
Thực hiện chủ trương của Đảng ủy, cơ quan, Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Dệt May Nam Định về việc mở rộng sản xuất về các địa phương trong và ngoài tỉnh góp phần xây dựng nông thôn mới Từ quý 2/2010 Xí nghiệp May IV đã trực tiếp về xã Đại Thắng, xã Minh Tân huyệnVụ Bản và xã Yên Lương huyện Ý
TRẠNG HQSXKD CỦA CÔNG TY MAY IV – DỆT MAY
Tổng quan về công ty cổ phần May IV – Dệt may Nam Định
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN MAY IV – DỆT MAY NAM ĐỊNH Tên giao dịch: VINATEXNAMDINH N04 Địa chỉ: Số 62 Trần Phú, phường Năng Tĩnh, Thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Nguyễn Văn Miêng
Giám đốc công ty: Ông Lê Ngọc Đông
Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp lần đầu số 0600773636 ngày 28/12/2010 và thay đổi lần thứ ba ngày 03/07/2017 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định cấp.
Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần May IV – Dệt May Nam Định được thành lập từ tháng 08/1994 tiền thân là xưởng may với quy mô ban đầu khoảng 30 lao động chuyên may các sản phẩm quần áo tơ tằm xuất khẩu, công đoạn cuối sản phẩm vải lụa của công ty Dệt Lụa Nam Định Quá trình đầu tư phát triển mở rộng từ năm 2000 đến năm 2003 chuyển thành Xí nghiệp May xuất khẩu thuộc công ty Dệt Lụa Nam Định với quy mô có 250 thiêt bị may công nghiệp các loại, tổ chức thành 5 chuyền may với 170 lao động.
Từ tháng 12/2003 Tổng Công ty Dệt May Việt Nam quyết định điều chuyển
Xí nghiệp May xuất khẩu Công ty Dệt Luạ Nam Định sang công ty Dệt Nam Định.
Từ tháng 01/2004 Công ty Dệt Nam Định quyết định thành lập Xí nghiệp May IV, đến tháng 12/2004 quy mô nâng lên thành 6 chuyền may với số lao động hơn 220 người.
Thực hiện chủ trương của Đảng ủy, cơ quan, Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Dệt May Nam Định về việc mở rộng sản xuất về các địa phương trong và ngoài tỉnh góp phần xây dựng nông thôn mới Từ quý 2/2010 Xí nghiệp May IV đã trực tiếp về xã Đại Thắng, xã Minh Tân huyệnVụ Bản và xã Yên Lương huyện Ý
Yên làm việc thuê đất và tài sản trên đất các khu vực để mở các xưởng may tại địa phương.
Ngày 12/12/2010 Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định kí quyết định 106/2010/QĐ-HĐQT chuyển đổi Xí nghiệp May IV thành Công ty Cổ phần May IV – Dệt May Nam Định và đi vào họat động từ 01/01/2011 với quy mô 4 nhà máy bao gồm: ̵ Nhà máy May Trần Phú – Địa chỉ: Số 62 Trần Phú, phường Năng Tĩnh, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. ̵ Nhà máy May Đại Thắng – Địa chỉ: Khu Ba Bờ, xã Đại Thắng, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. ̵ Nhà máy May Minh Tân – Địa chỉ: Thôn Ngăm Hạ, xã Minh Tân, huyện
Vụ Bản, tỉnh Nam Định. ̵ Nhà máy May Yên Lương – Địa chỉ: Thôn Lương Đống, xã Yên Lương, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Đến tháng 08/2019, toàn Công ty có tổng số 525 lao động với 15 chuyền may bao gồm: ̵ Trụ sở chính: 25 người ̵ Nhà máy Trần Phú có 4 chuyền may với 160 lao động. ̵ Nhà máy Đại Thắng có 5 chuyền may với 140 lao động. ̵ Nhà máy Minh Tân có 4 chuyền may với 130 lao động. ̵ Nhà máy Yên Lương có 2 chuyền may với 70 lao động.
Tổng số thiết bị nhà máy hiện có gồm: 550 máy 1 kim và 250 máy chuyên dùng các loại.
Gia công sản phẩm may mặc.
Ngành nghề kinh doanh ̵ Sản phẩm hàng may sẵn ̵ Sản xuất quần áo các loại ̵ Giáo dục nghề nghiệp ̵ Mua bán các loại vải, các sản phẩm dệt may ̵ Bán buôn tổng hợp ̵ Dịch vụ cơm ca cho công nhân ̵ Cho thê máy móc, thiết bị ngành sợi, dệt, may ̵ Cho thuê ô tô các loại ̵ Mua bán máy móc, thiết bị, phụ tùng ngành dệt may.
Công ty Cổ phần May IV là một trong những đơn vị sản xuất hiệu quả và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước cũng như chế độ, chính sách đối với người lao động Công ty đã từng bước tạo lập được uy tín lớn mạnh xây dựng được niềm tin đối với khách hàng Công ty đã từng bước vươn lên đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh SXKD hiệu quả.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty
Bộ máy lãnh đạo của Công ty cổ phần May IV – Dệt May Nam Định gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát.
Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận:
-Đại hội đồng cổ đông
+ Cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty.
+ Có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên.
+ Thông qua định hướng phát triển công ty, quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty.
+ Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty.
+ Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty.
+ Quyết định mức cổ tức hằng năm của mỗi loại cổ phần.
+ Thông qua báo cáo tài chính hằng năm.
+ Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty.
+ Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ.
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Giám đốc, Trưởng phòng Tổ chức hành chính – Tài chính kế toán.
+ Chịu trách nhiệm trước cổ đông về tình hình hoạt động của công ty.
+ Tuân thủ đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ theo quy định của Điều lệ công ty,các bộ luật có liên quan.
+ Giám sát, chỉ đạo Giám đốc trong việc điều hành công việc kinh doanh hằng ngày.
+ Thẩm định, đánh giá, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, công tác kế toán thống kê và các hoạt động tài chính.
+ Người lãnh đạo cao nhất của công ty.
+ Người đại diện hợp pháp trong các giao dịch kinh doanh, thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước.
+ Có trách nhiệm lập báo cáo tài chính cho năm tài chính, phản ánh trung thực và hợp lý.
-Phòng Tổ chức hành chính – Tài chính kế toán
+ Đơn vị tổng hợp, vừa có chức năng quản lý nhân sự và nhiệm vụ phục vụ hành chính xã hội.
+ Có chức năng điều hành tổ chức toàn bộ họat động tài chính kế toán của công ty, nhằm sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm, đạt được mục tiêu về lợi ích kinh tế cũng như lợi ích về xã hội của công ty.
-Phòng chuẩn bị sản xuất
+ Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc và điều hành việc tổ chức kinh doanh tại công ty Quản lý công tác kế hoạch sản xuất, kí kết các hợp đồng kinh doanh. + Quản lý công tác kĩ thuật công nghệ và cơ điện Nghiên cứu ứng dụng phục vụ cho sản xuất các thiết bị hiện đại tiên tiến nhằm đáp ứng sự phát triển SXKD của công ty.
+ Có nhiệm vụ kiểm tra toàn bộ việc thực hiện quy trình công nghệ, ký công nhận sản phẩm đạt chất lượng trước khi đưa ra thị trường.
+ Kiểm tra, tiếp nhận, nhập – xuất nguyên phụ liệu vật tư cho các nhà máy phục vụ sản xuất.
-Các nhà máy thành viên
+ Đây là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm của công ty Các nhà máy này thực hiện các nghiệp vụ như nhập nguyên phụ liệu, tổ chức cắt, may, là, gấp đóng gói nhập thành phẩm vào kho Các nhà máy tổ chức khép kín từ khâu thiết kế mẫu, cắt may hoàn thành.
Nhà máy May Yên Lương
Nhà máy Minh Tân May
Nhà máy May Đại Thắng
Nhà máy May Trần Phú
Phòng Tổ chức hành chính – Tài chính kế toán
Ban kiểm soát Đại hội đồng cổ đông
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính – Tài chính kế toán)
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2014 – 2018
Nền kinh tế hội nhập mang đến cho doanh nghiệp không chỉ những cơ hội để phát triển mà còn có những thách thức, khó khăn Vượt qua tất cả, tình hình SXKD của công ty trong giai đoạn 2014 – 2018 đã có sự thay đổi rõ rệt, hiệu quả hoạt động của công ty ngày càng được nâng cao.
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014 – 2018
STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2 Các khoản giảmtrừ doanh thu - - - - -
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
6 Doanh thu hoạt động tài chính 65.707.406 77.302.831 81.371.401 181.691.527 302.527.318
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.218.937.67
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước 1.762.812.24
16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
3 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính – Tài chính kế toán)
2.2.1 Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Bảng 2.1 cho thấy, doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các năm
2014 – 2018 vừa qua liên tục tăng ta có thể thấy rõ trong biểu đồ trên
Kinh tế thế giới trong 5 năm trở lại đây trải qua rất nhiều biến động nên gây ra rất nhiều khó khăn thách thức cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp dệt may nói riêng Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn đó, kết quả Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty vẫn rất khả quan Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2015 đạt gần 56 tỷ đồng, tăng 5,5% so với năm 2014 Nhưng sang đến giai đoạn 2015 – 2017 chứng kiến một sự tăng trưởng chậm lại khi Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty chỉ dao động từ 2 – 3% so với năm trước Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm
2016 tăng 1,96% so với năm 2015 và con số năm 2017 tăng 3,4% so với năm 2016. Đó là mức tăng trưởng tương đối ổn định khi công ty chủ yếu chỉ duy trì hợp đồng với các bạn hàng quen thuộc với các hợp đồng gia công nhỏ lẻ và đơn giản.
Năm 2018 nền kinh tế Việt Nam chứng kiến mức tăng trưởng GDP đáng ghi nhận khi cao nhất trong vòng 8 năm trở lại đây Cùng với sự phát triển đó, năm
2018, Công ty đã kí kết được một loạt các hợp đồng về cung cấp quần áo may sẵn và gia công hàng may mặc với KumWoo, Pdtex, GateOne nên đã giúp Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty có bước tăng đáng kể khi đạt hơn 77 tỷ đồng tăng hơn 31% so với năm 2017 và là mức tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây.
Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ (đồng) Tốc độ tăng (%)
Hình 2.2: Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ giai đoạn 2014 – 2018
(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2014 – 2018)
2.2.2 Lợi nhuận sau thuế của công ty
Bảng 2.1 cho thấy, lợi nhuận sau thuế của công ty qua các năm 2014 – 2018 có sự biến động đáng kể, ta có thể thấy qua biểu đồ trên.
Năm 2014, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt gần 1,27 tỷ đồng thì sang đến năm 2015 con số này đã tăng 33.7%, đạt gần 1,7 tỷ đồng Giai đoạn 2015 –
2016, trước những khó khăn chung của nền kinh tế, lợi nhuận sau thuế của công ty có mức tăng nhẹ Năm 2016 tăng 4,2% so với năm 2015 Sang đến năm 2017, lợi nhuận sau thuế của công ty chứng kiến mức sụt giảm đáng kể khi giảm hơn 38% so với năm 2016, từ hơn 1,7 tỷ đồng năm 2016 xuống chỉ còn hơn 1 tỷ đồng năm 2017 Sự sụt giảm về lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2017 là do công ty chủ yếu duy trì các hợp đồng cũ với các đối tác quen thuộc, chưa có đột phá về các đơn hàng mới để làm tăng doanh thu, bên cạnh đó là hàng loạt các chính sách về điều chỉnh mức lương tối thiểu cho người lao động, tăng mức phí bảo hiểm xã hội và các chi phí khác khiến chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đáng kể và khiến lợi nhuận sau thuế của công ty giảm rõ rệt Năm 2018, cùng với mức tăng trưởng ngoạn mục của nền kinh tế Việt Nam, lợi nhuận sau thuế của công ty đã phục hồi mạnh mẽ và đạt con số cao nhất trong hơn 5 năm trở lại đây, đạt hơn 1,86 tỷ đồng. Tăng 44,1% so với năm 2017 và tăng 9,5% so với năm 2016.
Lợi nhuận sau thuế (đồng) Tốc độ tăng (%)
Hình 2.3: Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giai đoạn 2014 – 2018
(Nguồn:Báo cáo tài chính giai đoạn 2014 – 2018)
2.2.3 Tổng chi phí hoạt động của doanh nghiệp
Bảng 2.1 cho thấy, tổng chi phí hoạt động của doanh nghiệp luôn tăng qua từng năm Nếu như năm 2014, tổng chi phí hoạt động của doanh nghiệp chỉ là hơn 50,5 tỷ đồng, thì năm 2015, tổng chi phí của doanh nghiệp đã tăng 1 tỷ đồng lên mức 51,7 tỷ đồng và con số cho năm 2016 là 52,5 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 1,7% so với năm 2015 Bước sang năm 2017, tổng chi phí hoạt động của doanh nghiệp đã có mức tăng vọt khi đã tăng hơn 4 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 8,3%, đạt 56,86 tỷ đồng Năm 2018, chỉ số này đã tăng chậm lại và đạt mức 57,9 tỷ đồng.
Sự gia tăng của chỉ số này giai đoạn 2014 – 2016 chủ yếu là do sự tăng lên của mức lương tối thiểu cho người lao động qua từng năm mà chính phủ điều chỉnh, bên cạnh đó cũng có sự gia tăng của các chi phí hoạt động sản xuất Mức tăng các chi phí giai đoạn này là không lớn và khá đều qua các năm Năm 2017 có sự tăng vọt về tổng chi phí khi đây là năm mà doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền khá lớn để mua nguyên vật liệu và đầu tư máy móc để đáp ứng đơn hàng chất lượng cao của doanh nghiệp INTERCOM (GLOBAL FASHION RESOURCES INC), PEE TEE (TOPTHIS INC) Đây là các đơn hàng vừa phải nhưng khách hàng đòi hỏi nguyên liệu chất lượng cao để xuất đi thị trường nước ngoài Việc mua nguyên vật liệu với số lượng ít và đầu tư các máy móc chuyên dụng đã khiến chi phí hoạt động của doanh nghiệp tăng lên đáng kể Năm 2018, khi các hợp đồng đã được kí kết sớm và doanh nghiệp đã đáp ứng được các yêu cầu về máy móc, và nguồn nguyên liệu thì chi phí hoạt động của doanh nghiệp đã giảm đáng kể.
Tổng chi phí hoạt động của doanh nghiệp (đồng) Tốc độ tăng (%)
Hình 2.4: Tổng chi phí hoạt động của doanh nghiệp giai đoạn 2014 – 2018
(Nguồn:Báo cáo tài chính giai đoạn 2014 – 2018)
Thực trạng HQSXKD của công ty cổ phần May IV – Dệt may Nam Định giai đoạn 2014 – 2018
2.3.1 Đánh giá HQSXKD theo chỉ tiêu tổng hợp
Trên cơ sở các đặc điểm về SXKD của công ty và các báo cáo hoạt động SXKD của các phòng ban, việc phân tích HQSXKD của công ty được thực hiện trên các chỉ tiêu tổng hợp trên cơ sở so sánh dữ liệu qua các năm của giai đoạn 5 năm 2014 – 2018.
Bảng 2.2: Đánh giá HQSXKD theo chỉ tiêu tổng hợp giai đoạn 2014 – 2018
Vòng quay tổng tài sản
ROE Lần 0,165 0,207 0,195 0,12 0,21 Đòn bẩy tài chính Lần 3,59 3,86 3,78 3,3 3,29
Mức đảm nhiệm VLĐ Lần -0,24 -0,26 -0,27 -0,24 -0,17
Mức doanh lợi VLĐ Lần -0,100 -0,118 -0,110 -0,074 -0,144
Hiệu suất sử dụng VCĐ
KNTT hiện thời (1/3) Lần 0,368188214 0,364097234 0,360223859 0,311939871 0,383800906 KNTT nhanh Lần 0,26766723 0,26469315 0,261877265 0,195948011 0,24002941
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính – Tài chính kế toán)
2.3.1.1 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản là thước đo của việc chuyển hóa vốn đầu tư thành lợi nhuận Qua bảng 2.2 ta thấy, Năm 2014, khi bỏ ra một đồng tài sản, thì doanh nghiệp thu được 0,046 đồng lợi nhuận, năm 2015 là 0,054 đồng, năm 2016 là 0,052 đồng, năm 2017 là 0,036 đồng và năm 2018 là 0,062 đồng Như vậy chỉ số này đã có sự suy giảm rõ rệt trong giai đoạn 2015 – 2017 Hiện tượng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản giảm chứng tỏ hiệu quả hoạt động SXKD của công ty có chiều hưởng giảm Để làm rõ nguyên nhân của sự suy giảm này, ta xem xét các nhân tố ảnh hưởng qua hình sau:
ROA (lần) ROS (lần) Vòng quay tổng tài sản (vòng)
Hình 2.4: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của công ty giai đoạn 2014 – 2018
(Nguồn:Báo cáo tài chính giai đoạn 2014 – 2018)
Sức sinh lời trên tổng tài sản (ROA) năm 2015 tăng 0,007 lần do: sức sinh lời trên tổng doanh thu tăng 0.006 lần làm ROA tăng 0.0115 lần và sự giảm của vòng quay tổng tài sản từ 1.916 xuống 1.78 làm ROA giảm 0.004 lần.
Năm 2016, sức sinh lời của tổng tài sản giữ nguyên ở mức 0,03 so với năm 2015 làm ROA bằng 0 và Số vòng quay tổng tài sản giảm từ 1,78 xuống còn 1,724 vòng khiến ROA giảm 0.0021 lần Cả hai nhân tố khiến ROA giảm 0,002 lần.
Năm 2017, sức sinh lời trên tổng tài sản giảm từ 0,03 xuống 0,018 khiến ROA giảm 0.02 lần; Số vòng quay tổng tài sản tăng từ 1,724 lên 1,999 vòng khiến ROA tăng 0,004 lần Cả hai nhân tố khiến ROA giảm 0,016 lần.
Năm 2018, sức sinh lời trên tổng tài sản tăng từ 0,018 lên 0,024 lần khiên ROA tăng 0,013 lần; Số vòng quay tổng tài sản tăng từ 1,999 vòng lên 2,54 vòng khiến ROA tăng 0,013 lần Cả hai nhân tố khiến ROA tăng 0,026 lần.
Qua những phân tích trên ta có thể nhận ra rằng: Có hai nhân tố tác động trực tiếp đến tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA, đó là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) và Số vòng quay tổng tài sản Năm 2014, khi có được một đồng doanh thu, thì doanh nghiệp thu được 0,024 đồng lợi nhuận; năm 2015, với một đồng doanh thu, doanh nghiệp đã có được 0,03 đồng lợi nhuận tương ứng với mức tăng 25%. Sang đến năm 2016, thì tỷ số lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp giữ vững được con số 0,03 như năm 2015 Nhưng đến năm 2017 chứng kiến một sự giảm mạnh của lợi nhuận thu được theo doanh thu của công ty khi 1 đồng doanh thu chỉ đem lại 0,018 đồng lợi nhuận tương đương với mức giảm 40% so với năm 2016. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới việc ROA năm 2017 giảm tận 0,016 lần so với năm 2016 Bước sang năm 2018, tình hình đã có sự phục hồi khi 1 đồng doanh thu, doanh nghiệp có thể có 0,024 đồng lợi nhuận (bằng với năm 2014) tăng 33,33% so với năm 2018 và đã góp phần nâng ROA lên mức 0,026 lần.
Bên cạnh đó, có thể thấy Số vòng quay tổng tài sản của doanh nghiệp là không ổn định và tương đối thấp, trung bình chỉ đạt hơn 1,8 vòng Điều này là do công ty chuyên về gia công hàng may mặc, đây là khâu tạo ra giá trị gia tăng thấp nhất trong tổng thể quá trình sản xuất của ngành dệt may Nếu như năm 2014, Số vòng quay tổng tài sản của doanh nghiệp đạt là 1,916 vòng thì đến hai năm liên tiếp là
2015 và 2016 lại chứng kiến một sự giảm nhẹ khi chỉ đạt 1,78 vòng vào năm 2015 tương ứng giảm 7% so với năm 2014 và đạt 1,72 vòng vào năm 2016 tương ứng giảm 5% so với năm 2015 Giai đoạn 2014 – 2016, vòng quay tổng tài sản có xu hướng giảm nhẹ không chỉ vì giá trị hợp đồng với các bạn hàng quen thuộc vẫn được duy trì mà còn là do đây là giai đoạn mà miền Bắc và Bắc Trung bộ trải qua những đợt rét kỷ lục đã làm tăng vọt nhu cầu đặt hàng áo rét của khách hàng Các loại áo mùa đông như áo Jacket, áo lông vũ, măng tô cần các công đoạn chuyên biệt nên doanh nghiệp phải đầu tư thêm các loại máy móc để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Sự gia tăng tổng tài sản bình quân trong giai đoạn này trong khi doanh thu chỉ ở mức tăng nhẹ đã khiến vòng quay tổng tài sản có xu hướng giảm. Bước sang năm 2017 và 2018, số vòng quay tổng tài sản của doanh nghiệp đã tăng mạnh trở lại khi đạt 1,999 vòng vào năm 2017 tăng 15% so với năm 2016 và đạt 2,54 vòng vào năm 2018 tăng 27% so với năm 2017 Năm 2017 – 2018, bên cạnh việc thời tiết ấm vào mùa đông làm gia tăng nhu cầu sử dụng các loại áo đơn giản, dễ may với số lượng lớn thì việc doanh nghiệp kí kết được hợp đồng gia công với nhiều công ty FDI xuất khẩu đã giúp cho doanh thu của công ty tăng lên rõ rệt, từ đó đã kéo vòng quay tổng tài sản phục hồi và đạt mức cao nhất vào giai đoạn 2014 – 2018 (2,54 vòng) vào năm 2018 Đây là một tín hiệu khả quan cho việc quay vòng tài sản của doanh nghiệp nhưng cũng cho thấy rằng, giai đoạn 2014 – 2016 công tác sử dụng tài sản để SXKD của doanh nghiệp là chưa hiệu quả khi số vòng quay tài sản rất thấp và thậm chí còn giảm mạnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ số ROA.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cũng chứng kiến những biến động bất thường Năm 2017, chỉ số này đã sụt giảm 40% so với năm 2015 và 2016 Điều này được lý giải là do chi phí hoạt động của doanh nghiệp năm 2017 đã tăng vượt trội so với các năm trước đó Việc chi phí hoạt động tăng bên cạnh sự gia tăng về mức tiền lương tối thiểu, mức đóng bảo hiểm xã hội cho công nhân còn đến từ nguyên nhân chính là sự tăng lên về chi phí nguyên vật liệu Với việc ký kết được hàng loạt các hợp đồng gia công cho các doanh nghiệp FDI xuất đi nước ngoài, nhu cầu về nguồn nguyên vật liệu chất lượng đã tăng vọt Những nguyên vật liệu này hàng nội địa của Việt Nam chưa thể đáp ứng được nên doanh nghiệp phải mua hoàn toàn của nước ngoài Việc mua với số lượng nhỏ và gấp gáp đã khiến doanh nghiệp chịu một mức giá cao mà người bán đặt ra Sang năm 2018, khi các hợp đồng được kí kết ổn định, việc lập kế hoạch nguồn nguyên vật liệu đã được tính trước nên doanh nghiệp đã chủ động hơn trong việc lựa chọn nhà cung cấp, từ đó chi phí hoạt động đã giảm tốc độ tăng và chỉ còn tăng rất nhẹ, điều này góp phần phục hồi chỉ số tỷ số lợi nhuận trên tổng doanh thu.
2.3.1.2 Hiệu quả sử dụng vốn a) Đánh giá tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định nắm 51% vốn chủ sở hữu, còn lại là các thành viên công ty Theo bảng 2.2, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của công ty có sự biến động theo cả xu hướng tăng và giảm.
ROE (lần) Đòn bẩy tài chính (lần)
Vòng quay tổng tài sản (vòng) ROS (lần)
Hình 2.5: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu giai đoạn 2014 – 2018
(Nguồn:Báo cáo tài chính giai đoạn 2014 – 2018)
Năm 2014, 1 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào SXKD sẽ thu về được 0,16 đồng lợi nhuận, năm 2015 ROE là 0,21 đồng tăng 26,56% so với năm 2014 Điều này cho thấy HQSXKD của doanh nghiệp là khá tốt và rất có triển vọng Nhưng giai đoạn 2016 – 2017 chứng kiến tình hình không khả quan trong hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nếu như năm 2016, 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì chỉ thu về được 0,19 đồng lợi nhuận, giảm 7,6% so với năm 2016 thì bước sang năm
2017, ROE đã giảm rất mạnh khi 1 đồng vốn chủ sở hữu chỉ thu về được 0,12 đồng lợi nhuận, giảm 41% so với năm 2016 Như vậy, trong 2 năm 2016 – 2017, HQSXKD của công ty đã suy giảm một cách rõ rệt Năm 2018 là một năm khởi sắc với tình hình hoạt động của công ty khi với 1 đồng vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp thu được 0,2 đồng lợi nhuận Để phản ánh mối quan hệ giữa HQSXKD với ROE, ta xét phương trình Dupont như đã trình bày ở chương 1.
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu năm 2015 tăng lên 0,044 lần so với năm
2014 do: Một là, đòn bẩy tài chính tăng từ 3,59 lên 3,82 lần tương ứng tăng 7,03% làm tỷ suất sinh lời tăng 0,0124 lần Hai là, vòng quay tổng tài sản giảm từ 1,916 xuống 1,78 vòng tương ứng mức giảm 7,1% làm tỷ suất sinh lời giảm 0,0125 lần.Thứ 3 là sức sinh lời của doanh thu thuần tăng từ 0,024 lên 0,03 lần làm tỷ suất sinh lợi tăng 0,043 lần.
Năm 2016, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu giảm 0,0138 lần so với năm
2015 là do: Một là, đòn bẩy tài chính giảm từ 3,82 xuống còn 3,78 lần tương ứng với mức giảm 0,0813 lần làm tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu giảm -0,005 lần. Thứ hai, vòng quay tổng tài sản giảm từ 1,78 xuống còn 1,724 lần tương ứng với mức giảm 0,056 lần làm tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu giảm -0,0063 lần Thứ ba là, sức sinh lợi trên doanh thu thuần không thay đổi so với năm 2015 nên không tác động đến tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu.
Năm 2017, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu giảm 0,0784 lần so với năm
Các nhân tố ảnh hưởng đến HQSXKD của Công ty cổ phần may IV – Dệt
2.4.1.1 Tình hình quốc tế và khu vực
Tình hình thế giới hiện nay rất căng thẳng Ngày 17/10/2019, Tân thủ tướng anh Boris Johnson và Uỷ ban châu Âu Eu công bố đã đạt được thỏa thuận chung về sự kiện Brexit, và đây là bước ngoặc đánh dấu việc Anh quyết tâm rời khỏi Liên minh châu Âu EU; Hoa Kỳ có Tân tổng thống mới với thông điệp mạnh mẽ “ Make America great again” để đưa nước Mỹ trở lại với vị thế siêu cường làm đảo lộn hoàn toàn chính sách kinh tế Mỹ vốn được thống nhất từ nhiều đời tổng thống trước khiến nền tài chính thế giới chao đảo; căng thẳng leo thang giữa Liên minh châu Âu – Nga, Mỹ - Triều Tiên, đã dẫn đến sự bi quan của giới đầu tư tài chính, gây ra tổng cầu chung giảm, trong đó có tổng cầu dệt may thế giới Trước những căng thẳng chính trị đó, các quốc gia xuất khẩu dệt may nhìn chung đều bị tổn hại khi các đơn hàng ngày càng khan hiếm, yêu cầu từ phía khách hàng ngày càng cao, các rào cản thương mại như thuế nhập khẩu, kiểm định chất lượng vẫn là một trở ngại lớn và sẽ phải đàm phán lại với các đối tác Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP là một bước tiến quan trọng trong việc các quốc gia ven bờ Thái Bình Dương bắt tay nhau cùng phát triển nền kinh tế toàn cầu Nhưng đến tháng 01/2017, Hoa Kỳ đơn phương tuyên bố rút khỏi hiệp định khiến cho hiệp định không thể có đủ điều kiện để có thể có hiệu lực như ban đầu Tháng 11/2017, 11 nước còn lại thống nhất ra tuyên bố chung đổi TPP thành CPTPP và được 11 nước đồng tình kí vào tháng 3/2018 CPTPP sẽ chính thức có hiệu lực nếu được ít nhất 6 nước đồng ý phê chuẩn hiệp định này Đây là cơ hội rất lớn để dệt may Việt Nam tiếp cận với một thị trường khổng lồ với mức ưu đãi rất lớn về thuế quan.
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gây tổn hại không nhỏ đến nền kinh tế của thế giới khi đã gây thiệt hại hàng nghìn tỷ cho nền kinh tế toàn cầu, khiến cho các chỉ số về kinh tế, và các mặt hàng có giá trị lưu trữ biến động không thể dự báo được Đây là điểm đen của bức tranh kinh tế trong nhiều năm trở lại đây, và điều này tác động không nhỏ tới Việt Nam, vừa mang lại nhiều điều có lợi nhưng cũng bao hàm không ít rủi ro Tuy hàng dệt may không bị nằm trong danh mục đánh thuế mới vào hàng hóa Trung Quốc của tổng thống Donald Trump, nhưng không thể ngoại trừ khả năng những diễn biến khó lường trong mối quan hệ của hai cường quốc sẽ khiến Tổng thống Mỹ điều tên hàng dệt may vào danh sách áp thuế đặc biệt vì dù sao, Trung Quốc vẫn là nước dẫn đầu về xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ Khi đó là cơ hội cho hàng dệt may Việt Nam chớp lấy thị trường Mỹ mà Trung Quốc bị thất thế, và Mỹ sẽ phải tìm một nguồn cung mới cho nhu cầu hàng dệt may của mình Việt Nam với tư cách là 1 trong 4 nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới sẽ được hưởng lợi rất nhiều Bên cạnh đó, cơ hội cho chúng ta nhập nguyên phụ liệu với mức giá rẻ từ Trung Quốc là hoàn toàn khả thi Do đó, việc nâng cao HQSXKD là hoàn toàn tương đối thuận lợi Tuy nhiên, những tác động bất lợi cũng không hề nhỏ Nếu bị áp thuế, hàng dệt may của Trung Quốc sẽ gặp khó về đầu ra, và rất có thể họ sẽ đổ tràn hàng hóa sang các nước lân cận để tiêu thụ, điều này vừa ảnh hưởng nghiêm trọng tới hàng nội địa vì hàng Trung Quốc nổi tiếng giá rẻ mà chất lượng khá tốt, nhưng nguy hiểm hơn là các công ty Trung Quốc sẽ lấy thương hiệu Việt Nam để lách thuế của Mỹ và khiến cho chúng ta bị tổn hại không chỉ về kinh tế mà còn là danh tiếng và khiến đối tác mất niềm tin vào dệt may nước ta. Điều này là bất lợi lớn đối với chính các doanh nghiệp nội địa khi hoàn toàn có thể mất đi lợi thế sân nhà và bị đánh bật khỏi thị trường quốc tế vì những công ty mạo danh quốc tịch Việt Nam.
2.4.1.2 Tình hình của nền kinh tế quốc dân
Thứ nhất, về môi trường chính trị pháp luật Chính phủ đã ban hành được những hành lang pháp lý cần thiết và lộ trình tăng trưởng bài bản cho ngành dệt may Cải cách thủ tục hành chính luôn được các lãnh đạo quan tâm sát sao Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ Tướng, các bộ ban ngành đã cắt giảm đáng kể các thủ tục rườm rà, tiêu biểu là Bộ Công Thương với hơn 50% quy trình thủ tục được cắt giảm, điều này đã tạo đà thông thoáng cho doanh nghiệp để họ yên tâm phát triển Thuế thu nhập doanh nghiệp cũng được Chính Phủ ưu tiên xem xét Nếu như năm 2013, thuế thu nhập doanh nghiệp có doanh thu dưới 20 tỷ 1 năm là 25%,năm 2014 là 20% thì sang đến năm 2016 con số này là 20% cho tất cả các doanh nghiệp Đó là tin hiệu rất tích cực vì giảm thuế đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản tiền kha khá để tái đầu tư vào SXKD Song nhìn chung thì không phải là không có những thiếu sót nhất định Cụ thể, Chính phủ cùng các bộ ban ngành có liên quan cần đánh giá lại quy hoạch ngành dệt may đến năm 2020 vì quy hoạch này không bám sát thực tiễn và gây khó cho định hướng của các doanh nghiệp Theo quy hoạch đến năm 2020, ngành dệt may Việt Nam sẽ phấn đấu xuất khẩu được 20 – 25 tỷ USD Tuy nhiên, đến hết năm 2015, con số xuất khẩu của dệt may Việt Nam đã là hơn 27,5 tỷ USD Vì vậy cần một lộ trình mới cho sự phát triển của ngành, trước mắt là đến năm 2020, sau đó có thể là kế hoạch trung hạn 2020 – 2030 và kế hoạch dài hạn.
Thứ hai, về môi trường kinh tế Nền kinh tế Việt Nam trong những năm trở lại đây có những bước tiến đáng ghi nhận Tốc độ tăng trưởng của toàn nền kinh tế luôn giữ ổn định trên mức 6%, tiêu biểu là năm 2018 đạt mức tăng trưởng 7,08%. Đây là nền tảng rất quan trọng cho các doanh nghiệp, thể hiện tiềm lực của nền kinh tế quốc gia đang không ngừng lớn mạnh Chính phủ đã đặt ra mục tiêu đến năm
2020 có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp, năm 2025 đạt con số 1,5 triệu doanh nghiệp và đến năm 2030 con số sẽ là 2 triệu doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động.
Từ đó có thể thấy, nền kinh tế của nước ta có viễn cảnh rất lạc quan, quy mô thị trường ngày càng mở rộng, khách hàng tiềm năng sẽ ngày một gia tăng Đây chính là cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp nếu biết nắm bắt cơ hội Tuy nhiên, tăng trưởng sẽ đi đôi với lạm phát Chính phủ đã và đang làm rất tốt việc này khi vừa đảm bảo tăng trưởng cao, vừa có biện pháp giữ ổn định và kiểm soát lạm phát khi chỉ số lạm phát của nước ta giai đoạn 2014 – 2018 liên tục giảm và dưới 3%/năm Đây là một điểm sáng của nền kinh tế vì nó góp phần giúp cho doanh nghiệp không cần phải điều chỉnh giá lên quá cao để bù đắp chi phí dịch vụ, từ đó đem đến sự ổn định của hàng hóa.
Lãi suất ưu đãi cũng là một trong những nhân tố quan trọng của nền kinh tế tác động tới doanh nghiệp Không một doanh nghiệp SXKD nào mà không cần vay vốn để hoạt động, nhất lại là những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính yếu Qũy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Bộ Kế hoạch và đầu tư đã ban hành Quyết định 08/QĐ-HĐTV để quy định chung mức lãi suất tương đối “mềm” cho các doanh nghiệp khi vay vốn của Qũy và phối hợp với các ngân hàng thương mại để tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp khi tới vay vốn Sự ưu đãi về lãi suất là một phần rất quan trọng giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí để từ đó có động lực lớn để nâng cao HQSXKD.
2.4.1.3 Nhân tố môi trường ngành a) Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành
Hơn 100 năm trước, người Pháp đã quy hoạch Nam Định thành trung tâm của ngành dệt may Đông Dương Từ nhà máy Dệt Nam Định thủa ban đầu cho tới nay, tỉnh Nam Định có tổng cộng hơn 230 doanh nghiệp may lớn nhỏ, chiếm hơn 40% tổng giá trị công nghiệp toàn tỉnh Bởi vậy cho nên, bất kì một doanh nghiệp may mặc nào của tỉnh cũng chịu những áp lực rất lớn từ những doanh nghiệp cùng ngành trong nội bộ tỉnh chứ chưa kể tới áp lực của những “ông lớn” của các địa phương khác như May 10, Việt Tiến,… Sự đầu tư mạnh mẽ hàng trăm tỷ đồng của các tập đoàn nước ngoài như YoungOne (Hàn Quốc), YULUN Giang Tô (Trung Quốc) thu hút hàng vạn lao động trên địa bàn và sự lớn mạnh vượt bậc của May Sông Hồng, May Sơn Nam đã và đang đẩy những công ty khác xuống bờ vực phá sản Các công ty lớn đều là những bạn hàng thân thiết của các thương hiệu thời trang hàng đầu như The North Face, Nike, Adidas với các đơn hàng may gia công rất lớn; bên cạnh đó các doanh nghiệp mạnh đều không chỉ tập trung vào mỗi công đoạn gia công sản phẩm may mặc mà còn phát triển thương hiệu trên những lĩnh vực khác như chăn, ga, gối, đệm, túi xách…tạo ra những nguồn thu đa dạng góp phần làm gia tăng sức mạnh của công ty. b) Nhà cung cấp
Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định có các nhà máy và phân xưởng sản xuất vải vóc, sợi…là nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất hàng may mặc nên đây là điều kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp may là thành viên của Tổng công ty trong đó có Công ty cổ phần May IV Nguồn nguyên liệu luôn được đảm bảo, lại được hưởng nhiều ưu đãi khi nhập hàng do chính công ty mẹ sản xuất, các nhà máy sản xuất nguyên liệu với các nhà máy may lại cùng nằm trong cùng địa bàn nên tiết kiệm được chi phí vận chuyển Đây là những mặt rất tích cực, là động lực để doanh nghiệp nâng cao HQSXKD Tuy nhiên, sản phẩm dệt của Tổng công ty chỉ ở chất lượng bình thường, phù hợp với các mặt hàng bình dân, còn các sản phẩm đòi hỏi nguyên liệu chất lượng cao, Tổng công ty không thể đáp ứng được. Hơn thế nữa, Tổng công ty cũng đang trong quá trình khôi phục lại sản xuất sau khi trải qua một khoảng thời gian khá dài suy thoái nên sản lượng đáp ứng cho các công ty thành viên là không đủ. c) Khách hàng
Khi mà những thương hiệu hàng đầu của thời trang thế giới đã và đang là đối tác quen thuộc với các doanh nghiệp dệt may lớn của tỉnh thì khách hàng của công ty đa phần là những doanh nghiệp nhỏ, đơn vị nhỏ lẻ và các cá nhân Đây là các đối tượng quan tâm nhiều về chi phí bên cạnh chất lượng sản phẩm vì số lượng đặt hàng của họ là tương đối ít so với dây chuyền sản xuất hàng loạt của các công ty lớn. Nhưng đây cũng là phân khúc có số lượng khá đông vì đa phần các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, những bản hợp đồng may đồng phục cho công ty hay gia công sản phẩm cho những nhãn hàng thời trang mới nổi luôn có tiềm năng rất lớn để công ty khai thác Tuy nhiên những đối tượng này thì đa phần khó tiếp cận vì không được quảng bá và biết đến rộng rãi vì khá ít thông tin Để khai thác phân khúc thị trường này đòi hỏi ban lãnh đạo công ty phải có những chuyến công tác làm việc thực tế đến các địa phương khác để đem về những bản hợp đồng cho công ty vì chính công ty cổ phần May IV cũng là một doanh nghiệp nhỏ và ít được biết tới Những công ty đã và đang liên kết với Công ty cổ phần May
IV – Dệt may Nam Định là: Công ty cổ phần Gate 1, Công ty trách nhiệm hữu hạn PSVINA, KumWoo, Pdtex… Tuy nhiên để ngày càng phát triển không thể trông chờ vào những bản hợp đồng nhỏ lẻ trong nước mà cần có hợp tác với các bạn hàng nươc ngoài, những hợp đồng có giá trị lớn, cần phải tích cực mở rộng hướng sản xuất sang các sản phẩm cũng thuộc ngành may như: quần áo thiết kế, các sản phẩm chăn, ga, gối, đệm… d) Đối thủ tiềm ẩn
Rào cản để gia nhập ngành dệt may là không lớn, đây là ngành công nghiệp nhẹ, dễ học, dễ làm với đa số lao động phổ thông Bên cạnh đó máy móc ngành dệt may tương đối rẻ nên việc đầu tư máy móc để về sản xuất theo hộ gia đình là hoàn toàn trong khả năng tài chính của người dân Họ có thể đầu tư một máy để may đo quần áo tại nhà, hoặc đầu tư nhiều máy và thuê người đến làm tạo nên một cái xưởng may mặc ở giữa khu dân cư, sản xuất ra những bộ quần áo hàng chợ bán la liệt ở các chợ dân sinh, các mặt hàng này đều khá là rẻ, thiết kế bắt mắt nên được nhiều người ở vùng nông thôn chọn lựa nên phân khúc thị trường này bị đa phần những cơ sở sản xuất chiếm giữ Bên cạnh đó, với lợi thế nhân công dồi dào, giá rẻ lại có tay nghề cao, nên Việt Nam nói chung và Nam Định nói riêng vẫn có một sự thu hút rất lớn đối với các doanh nghiệp thời trang nước ngoài muốn tìm một nơi an toàn để tránh tác động từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Các tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc đầu tư xây các nhà máy dệt, may ở các khu công nghiệp Rạng Đông (Nghĩa, Bảo Minh những năm gần đây khi đi vào hoạt động sẽ không chỉ gây tổn hại đến thị phần của công ty cổ phần may IV đang hướng tới mà thậm chí có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chính hoạt động SXKD của công ty mẹ Phân khúc thị trường tiêu dùng thấp thì phải cạnh tranh với các cơ sở sản xuất manh mún, phân khúc thị trường thời trang cao cấp thì khó có thể cạnh tranh với các tên tuổi lớn trong tỉnh và các doanh nghiệp FDI, đây là bài toán tương đối khó đặt ra cho công ty để mở rộng thị trường và phát triển lớn mạnh trong thời gian tới.
2.4.2 Nhân tố nội tại của công ty
Hiện tại, vốn điều lệ của công ty là 7,5 tỷ đồng bằng 33,33% tổng tài sản của công ty, đây là lượng vốn tương đối ít so với các đối thủ nên cần phải có những biện pháp để huy động thêm Việc phân bổ cũng chưa có kế hoạch cụ thể nên có nhiều khó khăn để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn Bên cạnh đó, nợ phải trả vẫn chiếm một phần tương đối cao nên đây là một cản trở để thu xếp vốn tái đầu tư sản xuất, đổi mới công nghệ để giảm chi phí, nâng cao HQSXKD.
Nguồn nhân lực là đóng vai trò rất quan trong đối với ngành sản xuất hàng may mặc vì đây là ngành sản xuất khá thủ công, hàm lượng công nghệ chưa cao, các công đoạn cần sự khéo léo và tỉ mỉ ở mức cao của người lao động Do vậy cần phải xây dựng được nguồn lao động đông đảo về số lượng và chất lượng tay nghề cao nếu doanh nghiệp muốn nâng cao HQSXKD Hiện nay, với chính sách đưa nhà máy về với địa phương, công ty đã tận dụng được tương đối tốt nguồn lao động phổ thông của địa bàn Người lao động ứng tuyển vào doanh nghiệp nếu chưa biết về kỹ thuật may mặc sẽ được học các lớp đào tạo ngắn hạn do chính doanh nghiệp tổ chức, sau khi kết thúc khóa học, người lao động sẽ được nhà máy ở địa phương nhận vào làm trực tiếp, thực hiện đầy đủ các chính sách của Đảng vàNhà nước dành cho người lao động Tuy nhiên vì các nhà máy chuyển về các địa phương chưa lâu nên nhìn chung là mặt bằng kinh nghiệm và chất lượng kỹ thuật của lao động địa phương chưa cao, mới chỉ đáp ứng được các đơn hàng may mặc bình thường chứ chưa đáp ứng được các đơn hàng yêu cầu kĩ thuật cao của đối tác.Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến doanh nghiệp chưa dám đảm nhận những đơn hàng lớn Đây là nhân tố tác động lớn tới việc nâng cao HQSXKD của doanh nghiệp.
Hiện tại, hệ thống máy móc của công ty bao gồm 550 máy 1 kim và 250 máy chuyên dùng các loại, đây là hệ thống máy móc khá cơ bản cho bất kì doanh nghiệp may mặc nào, còn lại là phụ thuộc vào trình độ và công sức của người thợ
Đánh giá HQSXKD của công ty cổ phần May IV – Dệt May Nam Định
2.5.1 Những kết quả đạt được
Sau hơn 25 năm hình thành và phát triển, Công ty cổ phần May IV – Dệt may Nam Định đã và đang đạt được những thành tựu rất đang ghi nhận thể hiện qua hàng loạt các chỉ số về doanh thu, lợi nhuận, thu nhập của người lao động.
Các chỉ số kinh tế
Giai đoạn 2014 – 2018, doanh thu của công ty liên tục tăng và đạt mức khác cao bình quân trên 50 tỷ đồng/ năm Năm 2018 đạt mức doanh thu cao nhất khi có bước nhảy vọt lên gần 78 tỷ đồng Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng liên tục tăng qua các năm luôn đạt tốc độ tăng lớn như năm 2015 (hơn 33% so với 2014) hay năm 2018 (tăng hơn 78% so với 2017) Những chỉ số đó đã chứng minh được sự phát triển không ngừng của doanh nghiệp qua các năm và kiến tạo một tương lai tươi sáng cho các thành viên đã và đang gắn bó với công ty.
Năng suất lao động của công nhân đều tăng so với năm trước, mức tăng dao động từ 2 – 7%, thậm chí năm 2018, năng suất lao động còn tăng hơn 24% Năng suất lao động tăng kéo theo một loạt những chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận tăng theo, đặc biệt là tiền lương cho công nhân được cải thiện rất nhiều Đây là tín hiệu rất tốt để giữ người lao động ở lại với công ty và cùng với những chế độ đãi ngộ phù hợp là điều kiện để doanh nghiệp có thể hướng tới việc nâng cao HQSXKD trong tương lại.
Vốn chủ sở hữu của công ty cũng tăng qua từng năm do đó đã bảo vệ được vốn điều lệ và phát triển với tính an toàn tương đối cao Từ năm 2014 đến năm 2018 vốn chủ sở hữu của công ty đã tăng hơn 20% làm cho khả năng độc lập tài chính của doanh nghiệp tăng rõ rệt Đây là một chỉ tiêu quan trọng để doanh nghiệp chứng minh cho các nhà đầu tư tình hình tài chính đang có chiều hướng ngày càng tốt đẹp của công ty.
Trải qua các thời kỳ thăng trầm cùng lịch sử đất, các tượng đài của ngành dệt may Nam Định một thời đã và đang ở trên bờ vực suy thoái và bị các doanh nghiệp mới nổi chiếm lĩnh thị trường Nhà máy dệt Nam Định không còn tạo được sức hút như những ngày hoàng kim, nhưng bằng những nỗ lực không ngừng của tập thể công nhân viên và đường lối chỉ đạo của Hội đồng quản trị, Tổng công ty Dệt May Nam Định nói chung và các công ty thành viên trong đó có Công ty cổ phần May
IV – Dệt may Nam Định đã và đang bước sang một kỷ nguyên mới, từng bước khôi phục lại niềm tự hào của người dân Thành Nam Những bản hợp đồng ngày càng đến nhiều hơn với công ty cổ phần may IV nhờ những nỗ lực tìm kiếm thị trường không ngừng nghỉ của Ban giám đốc và khối văn phòng, bên cạnh đó là tâm huyết của tất cả công nhân viên của công ty luôn tích cực lao động, phát huy sáng kiến, cải tiến các phương án sản xuất để nâng cao năng suất lao động hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mà Ban giám đốc và Tổng công ty giao phó Công ty cổ phần May IV – Dệt May Nam Định là đơn vị hoạt động có hiệu quả đóng góp một phần không nhỏ vào sự phục hồi của Tổng công ty Dệt May Nam Định.
Tuy doanh thu giai đoạn 2014 – 2018 liên tục gia tăng nhưng các chỉ số đánh giá về năng lực và hiệu quả hoạt động của công ty luôn có những biến động bất thường
Công tác quản lý và xây dựng kế hoạch
Vì công ty có quy mô vừa phải nên hệ thống các phòng ban được bố trí gộp lại với nhau dẫn tới việc một số cán bộ phải kiêm nhiệm những phần việc không nằm trong chuyên môn của mình nên dẫn tới việc hệ thống quản lý của công ty chưa xây dựng được một quy trình quản lý cụ thể Việc lập kế hoạch chưa được các cán bộ tuân thủ theo đúng trình tự mà vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên không có một lộ trình rõ ràng và HQSXKD không đi đúng với những gì mong đợi Các tổ thiết kế của các nhà máy vẫn rất thụ động, chủ yếu là dựa vào những mẫu có sẵn mà bạn hàng chọn lựa rồi tiến hành may thử nghiệm chứ chưa có những phương án cụ thể để bắt kịp xu hướng thị trường, không đưa ra được những sáng tạo mang tính đột phá Động lực của đa số công nhân vẫn chủ yếu là lương, công việc nhàm chán, động lực phấn đấu không cao.
Nguồn lực của công ty vẫn chưa được khai thác tối đa, hiện tại các máy móc của công ty khá cũ và chưa hoạt động hết công suất, trung bình có khoảng hơn 40 máy móc các loại ở tất cả 4 nhà máy đang không có công nhân vận hành Đây là sự lãng phí lớn khi máy móc không vận hành sẽ không thể tạo ra giá trị cho công ty đồng thời sẽ tốn thêm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa Công ty đã nỗ lực tìm kiếm các hợp đồng nhưng có thể thấy rằng các hợp đồng của công ty đều là những hợp đồng nhỏ, giá trị gia tăng đem lại không cao, nên doanh nghiệp phải tích lũy từ những cái nhỏ nhất để thay đổi từng chút một.
VLĐ của công ty luôn ở mức âm, là điều tối kị với doanh nghiệp SXKD vì khi đến hạn phải thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, công ty có nguy cơ mất KNTT và có thể dẫn tới phá sản Tài sản của công ty ít trong khi cần một lượng vốn khá lớn để có thể duy trì sản xuất, điều này cũng gây trowe ngại cho công ty khi muốn kí kết những đơn hàng lớn Khi làm những đơn hàng lớn cần nhiều vốn và nhiều máy móc chuyên dụng Với tình hình tài chính hiện tại, các ngân hàng không dám cho công ty vay lượng vốn quá lớn để đầu tư sản xuất nên công ty chỉ có thể tìm kiếm những hợp đồng vừa phải, vừa hoạt động, vừa tích lũy dần dần để phát triên; bên cạnh đó công tác thu nợ của khách hàng còn kém nên khiến công tác hạch toán trở nên khá phức tạp.
Các chi phí của công ty tăng liên tục qua các năm, đặc biệt là các chi phí về nguyên vật liệu, quản lý doanh nghiệp, chi phí dịch vụ mua ngoài Trong đó năm 2017 là năm các chi phí này tăng cao bất thường đã kéo các chỉ số ROA, ROE, ROS lao dốc mạnh Đây là những hạn chế rất cần phải xem xét một cách nghiêm túc vì nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới HQSXKD, chi phí cao gây sụt giảm lợi nhuận rất nhiều Tổng doanh thu của công ty qua các năm là không hề nhỏ nhưng do những bất cập trong cong tác quản lý chi phí hoạt động nên khiến cho lợi nhuận sau thuế của công ty còn lại rất thấp gây khó khăn cho việc tái đầu tư sản xuất và hơn thế nữa là sự nhìn nhận của các nhà đầu tư khi muốn liên kết với công ty.
Lao động và tuyển dụng lao động
Hoạt động tuyển dụng nhân lực và đầu tư xây dựng cơ bản vẫn diễn ra thường xuyên qua các năm nhưng các sự bổ sung là mới mẻ, đa số là những người mới học việc nên những hoạt động đó chỉ đơn thuần là giữ cho sản lượng và năng suất lao động ổn định mà chưa thể làm tăng HQSXKD Điều này chứng tỏ một điều là công tác đầu tư chưa hiệu quả vì chưa thể làm tăng quy mô theo chiều rộng, cũng như chiều sâu Đa số tay nghề của công nhân vẫn còn hạn chế, chỉ quen may các sản phẩm có giá trị thấp như áo sơ mi, áo phông, còn các sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao như áo lông vũ, áo jacket thì tốc độ may khá chậm, các sản phẩm may xong còn nhiều lỗi nên không được bạn hàng đánh giá cao gây trở ngại cho công ty khi muốn kí kết những hợp đồng lớn.
2.5.3 Những nguyên nhân cơ bản
Công tác quản lý và xây dựng kế hoạch Đội ngũ lãnh đạo của công ty vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu về công tác quản lý nên những hoạt động của công ty vẫn chưa thực sự hiệu quả Hoạt động của cán bộ quản lý cần những kiến thức tổng hợp và cần các kĩ năng khác nhau chứ không đơn thuần là những người có kinh nghiệm và chuyên môn tốt về 1 lĩnh vực. Các cán bộ quản lý đều là những người chỉ có chuyên môn cao về lĩnh vực may mặc được thuyên chuyển sang công tác quản lý nên hiệu quả quản trị doanh nghiệp chưa thực sự rõ ràng.
Bên cạnh đó, công tác lập kế hoạch vẫn còn hời hợt và chưa làm đúng theo quy trình Các đơn hàng sau khi được kí kết sẽ được chuyển về cho phòng Chuẩn bị sản xuất để tiến hành chia việc cho các nhà máy Cán bộ quản lý ở các nhà máy tự sắp xếp việc cho các chuyền may, miễn sao đảm bảo được chất lượng và đúng thời gian yêu cầu của đơn hàng Các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm luôn áp dụng theo phương thức năm sau cộng thêm 5% giá trị so với năm trước nên khiến công ty chưa có động lực phát triển rõ ràng.
Nguồn vốn có hạn là nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực nhất tới HQSXKD của doanh nghiệp Vốn điều lệ thấp, tài sản công ty ít ỏi, tỷ lệ vay nợ rất cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn tài chính của công ty, và nếu có biến động từ bạn hàng hay từ thị trường công ty rất dễ rơi vào trạng thái khủng hoảng toàn diện. Thiếu vốn, doanh nghiệp không dám mạnh tay để đổi mới mà luôn cố gắng duy trì những gì đã có được và cố gắng tích lũy qua từng ngày. Áp lực cạnh tranh
Những cơ hội và thách thức đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty giai đoạn 2020 – 2030
3.1.1 Những cơ hội đối với công ty
Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam vào ngày 14/01/2019, đây là một hiệp đinh rất quan trọng thể hiện quyết tâm chung cùng nhau phát triển của 11 nước ven bờ Thái Bình Dương Khác với các hiệp định trước đó, CPTPP có hẳn một chương riêng về ngành dệt may với những quy định mang tính đặc thù về nguyên vật liệu, thuế quan và cơ chế tự vệ đặc biệt CPTPP sẽ xóa bỏ ngay hoặc có lộ trình đối với thuế nhập khẩu hàng dệt may có nguồn gốc từ Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường các đối tác trong khu vực Đối với những nước chúng ta chưa có FTA, điều này là vô cùng quan trọng vì thuế nhập khẩu đánh vào hàng dệt may luôn cao hơn rất nhiều so với các loại hàng hóa công nghiệp khác Tiêu biểu là thị trường Canada, tất cả hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào nước này sẽ được miễn thuế ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3 năm, 43% kim ngạch xuất khẩu vào nước này có thuế 0% năm đầu tiên và 57% kim ngạch có thuế 0% sau 3 năm Trong 11 nước CPTPP chỉ có Nhật Bản là thị trường truyền thống của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu trên 3,2 tỷ USD năm 2016 còn các thị trường khác đều dừng ở mức vài chục hoặc vài trăm triệu USD Bên cạnh đó, sự ra đi của nước Anh khỏi Cộng đồng chung châu Âu sẽ dẫn tới tình trạng các hiệp định thương mại của Việt Nam với châu Âu sẽ không thể áp dụng được với nước Anh và tất cả phải tiến hành đàm phán lại từ đầu Khi đàm phán thành công với thị trường Anh, sẽ mở ra một thị trường mới mới những mức ưu đãi thuận lợi cho các doanh nghiệp may mặc Việt Nam khi hợp tác.
Không chỉ có vậy, căng thẳng thương mại Mỹ Trung cũng mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích quý giá Tuy hàng dệt may của Trung Quốc chưa bị liệt vào danh sách đánh thuế mới, và tình hình căng thẳng đang có sự giảm nhiệt vì nước
Mỹ đang chuẩn bị bước vào cuộc bầu của nhiệm kì mới, nhưng sẽ không loại trừ khả năng khi Tổng thống Trump thắng cử nhiệm kỳ thứ 2, ông sẽ mạnh tay đánh thuế với hàng dệt may của Trung Quốc Lo sợ trước động thái đó các thương hiệu thời trang hàng đầu đã nhanh chóng tìm cách ra khỏi thị trường Trung Quốc và họ cần tìm một nơi đáp ứng đủ những tiêu chí cần thiết để thay thế thị trường Trung Quốc Với các hiệp định thương mại bao trùm hầu hết các thị trường lớn, kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vào Mỹ năm 2017 là hơn 12,5 tỷ USD (chiếm 40%), tiếp theo là châu Âu là 4 tỷ USD (xấp xỉ 13%), Nhật Bản (tỷ trọng 10,38%) Việt Nam đã và đang thực sự trở nên hấp dẫn để các tập đoàn thời trang dừng chân hợp tác Tháng 11/2019, Uniqlo thành lập Uniqlo Việt Nam dưới hình thức liên doanh 100% vốn nước ngoài, Zara Việt Nam cũng đang ngày càng phát triển với doanh thu gấp hơn 4 lần thị trường Thái Lan
Tất cả đã và đang mở ra một ở hội cực kì lớn cho dệt may Việt Nam nói chung và bản thân công ty cổ phần May IV – Dệt may Nam Định nói riêng Dư địa thị trường là vô cùng lớn cơ hội để hợp tác với các tập đoàn nước ngoài là hoàn toàn khả thi, công ty hoàn toàn có thể tận dụng để vươn tầm phát triển.
3.1.2 Những thách thức đặt ra
Chúng ta cũng cần phải nhận ra rằng, không có một nước nào chủ động nhường thị phần cho Việt Nam CPTPP đem lại mức thuế nhập khẩu trong mơ đối với các doanh nghiệp may mặc nhưng cũng cài cắm vào đó những điều khoản bắt buộc phải thi hành Để có mức thuế nhập khẩu vào các nước là 0%, CPTPP quy định tất cả ngành dệt may của các thành viên phải đảm bảo quy tắc xuất xứ “3 công đoạn” hay còn gọi là “từ sợi trở đi”, nghĩa là toàn bộ quy trình từ kéo sợi, dệt vải, nhuộm hóa chất, may thành phẩm phải được thực hiện trong nội khối CPTPP và các doanh nghiệp đáp ứng được điều kiện như trên thì hàng hóa mới được miễn thuế quan Đây là bài toán rất nan giải đặt ra cho toàn ngành dệt may vì công nghiệp phụ trợ của chúng ta khá là yếu Chúng ta đã nhập khẩu hơn 6,7 tỷ USD từ Trung Quốc bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại,…và có thể nói ngành dệt may đang phụ thuộc vào Trung Quốc rất nhiều, đáng nói hơn nữa là Trung Quốc không phải thành viên của CPTPP và nếu dùng nguyên liệu Trung Quốc, chúng ta không thể được hưởng ưu đãi thuế của các quốc gia thành viên Dệt kim của Công ty cổ phần May IV - Dệt may Nam Định là rất kém cỏi và công ty phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào từ công ty mẹ cung cấp Tuy nhiên, chất lượng vải của Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định là không quá xuất sắc, các loại vải chất lượng cao theo yêu cầu của bạn hàng thì công ty mẹ không thể cung cấp được cho nên công ty cổ phần may IV phải bỏ ra một số lượng tiền tương đối lớn để nhập nguyên vật liệu từ Trung Quốc để sản xuất Nguyên liệu của Trung Quốc rẻ, mẫu mã đẹp rất phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng bài toán đặt ra ở đây là nếu tiếp tục sử dụng nguyên liệu Trung Quốc, Công ty không thể chen chân vào thị trường CPTPP để hưởng ưu đãi, mà nếu sử dụng nguồn hàng từ các nước nội khối thì giá thành cao và công ty không thể cạnh tranh nổi với những doanh nghiệp có sẵn ngành dệt kim mạnh và tiềm lực tài chính vững vàng.
Bên cạnh đó, công ty chỉ quen làm ăn với các doanh nghiệp trong nước hoặc doanh nghiệp FDI, chưa có kinh nghiệm xuất khẩu quốc tế, chưa có bạn hàng nước ngoài, những khó khăn khi giao dịch quốc tế, sự cạnh tranh trong thị trường xuất khẩu sẽ khiến công ty gặp khó khăn trong quá trình hội nhập Dư địa thị trường còn rất lớn nhưng các bạn hàng cũng sẽ xem xét nghiêm túc tiềm lực của công ty, công ty chưa lên sàn chứng khoán, tài sản ít, chất lượng nhân công không cao, mới chỉ đảm nhận các đơn hàng vừa và nhỏ, không có thương hiệu thời trang riêng… đã và đang cản trở sự vươn mình ra thế giới của công ty.
Hơn thế nữa, việc chính phủ đồng ý cho các doanh nghiệp FDI vào đầu tư mạnh mẽ ở tỉnh Nam Định cũng đem đến nhiều rủi ro cho công ty Công ty Dệt Bảo Minh vừa khánh thành nhà máy hơn 1700 tỷ đồng tại Khu công nghiệp Bảo Minh,
Vụ Bản, đã đe dọa trực tiếp đến nguồn lao động của nhà máy Minh Tân đang đóng trên địa bàn huyện Với mức lương cao, đãi ngộ tốt của doanh nghiệp nước ngoài, không khó để nhìn thấy dòng lao động sẽ bỏ công ty để về với Dệt Bảo Minh, sự thiếu hụt nhân công có kinh nghiệm đã hiện ra trước mắt Và với dự án Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông (Nghĩa Hưng) trị giá hơn 400 triệu USD sẽ đi vào hoạt động trong 5 năm tới dự kiến thu hút tới hơn 200 nghìn lao động sẽ ngày càng gây áp lực cạnh tranh mạnh mẽ trên tất cả các mặt đối với công ty.
Định hướng và phát triển của công ty
Sau 25 năm hình thành và phát triển, Công ty cổ phần May IV – Dệt May Nam Định đã và đang đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận, tuy nhiên những kết quả đó vẫn chưa xứng đáng với khả năng còn khá nhiều của công ty. Công ty cổ phần May IV – Dệt may Nam Định may mắn được hình thành và phát triển và giai đoạn đất nước đang nỗ lực chuyển mình vươn lên để hòa nhập với nền kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế luôn ở mức cao, quốc tế sẵn sàng rót vốn đầu tư hỗ trợ phát triển Nền kinh tế quốc gia ngày càng sôi động, cơ chế thông thoáng, tự do cạnh tranh là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp vươn mình nhưng cũng đem lại những sự cạnh tranh vô cùng gay gắt vì công ty phát triển thì các đối thủ cũng không ngừng lớn mạnh Đó là tính hai mặt của vấn đề, và để tiếp tục vươn lên, công ty cần không ngừng tìm kiếm giải pháp, hướng đi hiệu quả để nâng cao HQSXKD của mình Định hướng của công ty trong giai đoạn 2020 - 2030 là:
“Phát triển ngành công nghiệp dệt may theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững, chuyển từ sản xuất gia công sang mua nguyên liệu bán thành phẩm; lấy xuất khẩu làm trung tâm, đảm bảo nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu; gắn phát triển với bảo vệ môi trường, chuyển dịch các nhà máy về nông thôn; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, công nhân lành nghề…”
-Đa dạng hóa các sản phẩm may mặc, tập trung nghiên cứu và phát triển mạnh sản phẩm có giá trị cao.
-Chuyển dịch phương thức sản xuất: từ gia công hoàn toàn (CMT) sang gia công từng phần (OEM), mua nguyên liệu bán thành phẩm (FOB) hoặc thiết kế - sản xuất – bán sản phẩm (ODM), dần dần phát triển thành thương hiệu thời trang riêng (OBM).
-Nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, thiết kế mẫu, nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại.
-Giữ ổn định tài chính, huy động vốn xã hội nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường
-Đến năm 2025 trở thành một thương hiệu may mặc mạnh của tỉnh
Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
-Giai đoạn 2019 – 2020, doanh nghiệp phấn đấu tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng mạn Năm 2019, tổng doanh thu đạt 85 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 2 tỷ đồng Năm 2020, tổng doanh thu phấn đấu đạt 100 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 3 tỷ đồng.
-Tăng cường bộ phận nghiên cứu thị trường, tiếp tục ưu tiên các khách hàng quen thuộc bên cạnh đó tích cực tìm kiếm các hợp đồng may gia công vừa đến lớn. Bắt đầu nghiên cứu và tìm cơ hội hợp tác với các hãng thời trang lớn mới vào thị trường Việt Nam như: Zara, H&M, Uniqlo, đồng thời tìm kiếm các bạn hàng nước ngoài ở các thị trường nội khối CPTPP.
-Tổ chức quản lý chi phí và sử dụng nguồn vốn hiệu quả nhằm đưa tình hình tài chính của công ty ngày cành trở nên lành mạnh hơn.
Bảng 3.1: Dự kiến tình hình SXKD của công ty giai đoạn 2019 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính – Tài chính kế toán)
Một số giải pháp nhằm nâng cao HQSXKD ở Công ty cổ phần may IV – Dệt
Trước hết, công nghệ sản xuất của công ty đã bốc lộ ra nhiều điểm bất cập, hệ thống máy móc đã ở thế hệ cũ đã xuất hiện hàng loạt lỗi khi sản xuất và tốn nhiều chi phí để bảo dưỡng.
Theo tính toán, để phục vụ cho 100 người may thì trung bình cần tới 15 công nhân tổ cắt mà trong khi đó, máy trải vải tự động và máy cắt tự động đã xuất hiện hơn 5 năm nay Nếu đầu tư được máy cắt và máy trải vải cho tất cả các nhà máy,công ty sẽ tiết kiệm được hơn 70 nhân công qua đó sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí về lương thưởng và các chế độ chính sách Hơn thế nữa còn đảm bảo an toàn cho người lao động vì tỷ lệ tai nạn lao động khi công nhân sử dụng máy cắt vải cầm tay lưỡi trần là rất cao Bên cạnh đó, các loại máy may của công ty là loại máy Juki thế hệ cũ với tốc độ chưa đạt 4000 mũi/phút lại rất kén chân vịt, chỉ được tích hợp 7 kiểu may cơ bản nên khi tiến hành may những sản phẩm phức tạp như áo Jacket, áo lông vũ thì tốc độ hoàn thành 1 cái áo tương đối lâu, trong khi đã xuất hiện máy may thế hệ mới với tốc độ 5000 mũi/ phút, được tích hợp 11 kiểu may hiện đại sẽ giúp cho công nhân đẩy nhanh được tốc độ hoàn thiện sản phẩm từ đó sẽ giúp nâng cao HQSXKD Hơn thế nữa, bắt kịp công nghệ mới cũng rất quan trọng nếu như muốn hợp tác với các bạn hàng nước ngoài, vì các sản phẩm của đối tác thời trang châu Âu và Mỹ có độ khó và độ hoàn thiện rất cao, nên nếu không có máy móc hiện đại rất khó đáp ứng được kĩ thuật đơn hàng Cập nhật công nghệ sẽ giúp công ty nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, nâng cao mức độ an toàn cho người lao động, nâng cao được năng suất lao động, từ đó có thể hạ giá thành sản phẩm và đạt được mục đích nâng cao hiệu qủa sản xuất kiinh doanh.
Tổ chức cải tiến công nghệ
Trước mắt trong thời gian tới, công ty vẫn cần tập trung vào sản xuất các đơn hàng đã được kí kết với đối tác, quản lý tốt dây chuyền sản xuất, đảm bảo sản phẩm xuất đi hạn chế đến mức tối đa lỗi không đáng có và đảm bảo an toàn lao động. Sang đến cuối năm 2020, chuẩn bị bước sang giai đoạn 2020 – 2030, công ty nên có động thái thay đổi dần dần các loại máy móc Vì 2020 – 2030 là giai đoạn quan trọng để thực hiện Quyết định số 3218/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc
“Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” Đầu tiên sẽ là máy cắt, trải vải, máy may, máy thêu, máy in thế hệ mới cho 1 chuyền may tiêu biểu của mỗi nhà máy để các công nhân làm quen với thiết bị, song song với đó là rút dần các thiết bị may đã cũ để bán lại cho các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình làm nghề may Việc thanh lý này sẽ giúp công ty thu hồi lại được một nguồn vừa phải để trang trải cho việc tái cấu trúc công nghệ và các máy may lúc đó vẫn hoàn toàn có thể sử dụng cho những thao tác đơn giản của các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ trong nhiều năm nữa.
3.3.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh
Vốn là yếu tố sống còn với bất kì doanh nghiệp SXKD nào Hiệu quả sử dụng vốn càng cao thì HQSXKD sẽ càng lớn Đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc nguồn vốn trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, vì nếu không có vốn hoặc không sử dụng vốn một cách hiệu quả công ty sẽ dễ dàng rơi ngay vào vòng xoáy khủng hoảng.
Mục tiêu hàng đầu của bất kì doanh nghiệp nào luôn là tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên vấn đề đặt ra cho công ty cổ phần may IV – Dệt may Nam Định là lấy vốn ở đâu để SXKD và quản lý nguồn vốn đó như thế nào để cho ra hiệu quả cao nhất vì chúng ta hoàn toàn thấy rằng, tuy hiệu quả sử dụng vốn của công ty là tương đối khả quan nhưng sự thiếu hụt về tài sản bảo đảm luôn đặt công ty vào trạng thái có thể mất KNTT nợ bất kì lúc nào.
Nghiên cứu và tổ chức thực hiện
VCĐ: Tập trung nhiều vào lượng TSCĐ, nguồn vốn cố đinh của công ty trong giai đoạn 2014 – 2018 vừa rồi là khá lớn, đảm bảo nguồn VCĐ tức là đảm bảo cho TSCĐ không bị tụt hậu Trong quá trình hoạt động SXKD cần luôn đảm bảo cho máy móc, trang thiết bị vật tư hoạt động hết công suất, tránh để tình trạng dư thừa đắp chiếu không hoạt động, vì máy móc nằm im thì không thể tạo ra được giá trị gia tăng Tuân thủ đúng quy định bảo dưỡng mãy móc vật tư để đảm bảo tốt nhất cho quá trình sản xuất Phải liên tục thực hiện đánh giá TSCĐ để nắm bắt được tình trạng khấu hao của máy móc, điều này vừa đảm bảo tính an toàn của vốn vừa hạn chế gây ra biến động mạnh trong giá thành sản phẩm.
VLĐ: Đây là mối lo ngại nhất của doanh nghiệp VLĐ của doanh nghiệp luôn âm trong giai đoạn 2014 – 2018, điều này ảnh hưởng rất mạnh đến an toàn tài chính của doanh nghiệp Để có khả năng sản xuất, doanh nghiệp phải đi vay rất nhiều để có thể vận hành được các dây chuyền Với một nền kinh tế ổn định thì điều này cũng không quá lo ngại khi thu được tiền từ việc bán hàng cho đối tác, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng thanh toán được nợ, nhưng trong trường hợp bạn hàng có những cú sốc bất ngờ, hay nền kinh tế có biến động thì doanh nghiệp sẽ ngay lập tức rơi vào tình trạng mất KNTT và sẽ sụp đổ rất nhanh Đây là điều mà toàn thể ban lãnh đạo cần nghiêm túc nghiên cứu.
Giao cho bộ phận chuẩn bị sản xuất đánh giá tổng thể giá trị thực tế của máy móc toàn công ty, cho phép thanh lý các máy móc đã hết hạn sử dụng hoặc không mang lại hiệu quả cao để thu hồi vốn đầu tư cho hạng mục khác Để bắt kịp xu thế của công nghệ và phát huy tối đa công suất máy móc, công ty cần có lộ trình cụ thể để thay thế máy móc hiệu quả, sao cho máy móc cũ hết hạn sử dựng là công ty có đủ tiềm lực thay dàn công nghê mới để bổ sung Tính toán này là rất cần thiết vì nó đảm bảo sự gối đầu công nghệ khiến cho HQSXKD luôn được duy trì ở mức cao, hơn thế nữa sẽ tránh được việc đầu tư dàn trải lãng phí VCĐ Tình trạng nhà xưởng cũng cần phải quan sát cẩn thận để có biện pháp thay thế phù hợp.
Quản lý chặt chẽ đến từng nhà máy, quy định quyền hạn và trách nhiệm của các cá nhân trong việc bảo quản TSCĐ để chúng luôn trong tình trạng hoạt động tốt nhất Giao cho phòng tổ chức nghiên cứu đào tạo cho các cá nhân phù hợp với trình độ máy móc để có thể vận hành ở mức tối đa, cần có những biện pháp khuyến khích các công nhân một cách hợp lý để họ tự chủ, tích cực sáng tạo trong công việc
Bộ phận lưu kho tăng cường công tác bảo quản kho nhằm giảm đến mức tối đa những thất thoát trong khâu dự trữ, đảm bảo thu hồi vốn ứ đọng hiệu quả Chủ động xác định được số lượng nguyên vật liệu cần thiết để phục vụ cho sản xuất và các chi phí khác có liên quan để từ đó tính được chính xác số VLĐ cần thiết Tính toán chi tiết nhu cầu vốn sản xuất dựa trên căn cứ chi phí sản xuất bình quân một ngày và độ dài chu kì sản xuất, tập trung giải quyết khúc mắc để đẩy mạnh tốc độ sản xuất, không để vốn ứ đọng ở công đoạn sản xuất dở dang.
Trong nền kinh tế cạnh tranh mạnh mẽ, việc có thể tạo ra sản phẩm chất lượng cao với một chi phí thấp nhất sẽ mang đến lợi thế cạnh tranh rất lớn cho doanh nghiệp và là điều bất kì doanh nghiệp nào cũng hướng đến Những căng thẳng chính trị làm nền kinh tế thế giới biến động khó lường, đã khiến các doanh nghiệp chịu nhiều áp lực: giá nguyên liệu tăng, tỷ giá hối đoái tăng, giá vàng biến động chóng mặt, lãi suất tăng,…đã đẩy giá thành sản phẩm lên cao gây khó cho việc hợp tác với bạn hàng và dần dần kéo theo lợi nhuận của công ty giảm.
Giống như các doanh nghiệp cùng ngành, chi phí sản xuất của Công ty cổ phần May IV – Dệt may Nam Định luôn tăng lên nhiều qua các năm do chi phí về nhân công và quản lý doanh nghiệp chiếm một phần lớn trong tổng chi phí vận hành Vì doanh nghiệp dệt may là loại hình cần một lượng nhân công rất lớn, những áp lực về đảm bảo đời sống người lao động mà chính phủ đặt ra khiến các doanh nghiệp chịu nhiều thiệt hại Thực tế đó là nguyên nhân tại sao các doanh nghiệp dệt may liên tục tuyển dụng nhân công mới, chấp nhận đào tạo từ đầu để có thể bớt đi chi phí trả lương cho họ so với việc giữ lại các lao động có kinh nghiệm lâu năm, và hơn thế nữa, các lao động trẻ khi qua một khóa đào tạo sẽ có thể tạo ra năng suất lao động cao hơn những lao động cao tuổi.
Tận dụng tối đa công suất máy móc, đảm bảo máy được bảo dưỡng định kì, tránh tình trạng hỏng mới bắt đầu sửa, từ đó có thể giảm được chi phí hao mòn của thiết bị và nâng cao được năng suất của máy Bên cạnh đó, công ty cũng đang nghiên cứu lộ trình phù hợp để thay thế hệ thống máy thế hệ cũ sang máy có công nghệ hiện đại để giảm được lỗi khi sản xuất sản phẩm và đạt được năng suất cao hơn.
Bên cạnh đó, công ty cũng cần nghiên cứu để tiết kiệm chi phí bằng cách nâng cao năng suất lao động, chuyển từ làm 2 ca một ngày sang làm 3 ca một ngày,tận dụng khoảng thời gian ban đêm để cho công nhân sản xuất Nếu sản xuất 3 ca một ngày, thì sẽ giảm được thời gian hoàn thành đơn hàng xuống rất nhiều, tiết kiệm được thời gian và chi phí cũng sẽ giảm đi vì đơn hàng không bị dềnh dang ra quá nhiều Nhanh chóng hoàn thiện đơn hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp có được niềm tin của đối tác, sẽ có đủ tự tin để nhận nhiều hợp đồng cùng một lúc và có thể đảm đương được những đơn hàng rất lớn.
Kiến nghị với các cơ quan quản lý có liên quan
Ngành công nghiệp dệt may bao nhiêu năm qua là ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn của cả nước, góp phần rất lớn vào việc phát triển kinh tế quốc gia, giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động, đảm bảo đời sống cho một bộ phận không nhỏ người lao động Việt Nam, vì vậy các cấp quản lý các đơn vị có liên quan cần quan tâm và tạo điều kiện cho ngành dệt may nói chung và Công ty cổ phần May IV – Dệt may Nam Định bằng các biện pháp cụ thể, quyết liệt để bảo vệ ngành dệt may nước nhà và tạo điều kiện để công ty yên tâm hoạt động.
Chính phủ cần có những biện pháp hỗ trợ về hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc bảo vệ sản phẩm cũng như hợp tác với nước ngoài Với các hiệp định mới có hiệu lực, chính phủ nên có cổng thông tin định hướng hợp tác, trên cổng thông tin đó có thể có những đánh giá chi tiết về năng lực thị trường nước bạn, những lưu ý về pháp lý, văn hóa khi hợp tác, những công ty, tập đoàn mong muốn hợp tác với công ty Việt Nam…để từ đó giảm thiểu đi rất nhiều công sức tìm kiếm thị trường cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp
Trước sự xâm nhập ồ ạt của các doanh nghiệp FDI sau thành công của các hiệp định FTA, các cơ quan quản lý cần kiểm soát kĩ lưỡng sự minh bạch giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội địa Phải kiểm soát được trong thực tế có bao nhiêu doanh nghiệp FDI báo lỗ ở Việt Nam nhưng báo lãi ở quốc gia bản địa Doanh nghiệp trong nước thì phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp 20% rồi mới bắt đầu được chia cổ tức còn doanh nghiệp FDI không cần phải làm như vậy, họ chỉ cần trả lương cho nhân công theo Luật Doanh Nghiệp Đây là việc bắt buộc phải làm ráo riết vì nó ảnh hưởng tới ngân sách của chính chúng ta, nếu không làm chặt khoản này chúng ta sẽ bị mất trắng và doanh nghiệp FDI sẽ ung dung hưởng lợi với giá nhân công rẻ, điện rẻ, giá thuê đất rẻ của Việt Nam
Kiểm soát chặt chẽ trách nhiệm đóng thuế của các doanh nghiệp, không để doanh nghiệp nào “lách thuế”, kể cả doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI,công khai danh tính các doanh nghiệp đó lên cổng thông tin điện tử quốc gia để khi các đối tác nghiên cứu thị trường để tìm kiếm cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, họ sẽ biết được rằng doanh nghiệp nào không có trách nhiệm, nghĩa vụ với đất nước Việt Nam, vi phạm môi trường, hủy hoại tài nguyên, không đóng thuế cho chính phủ Việt Nam.
Thu hút đầu tư vào ngành sợi cao cấp và dệt nhuộm
Kiến nghị các cơ quan quản lý tiếp tục thu hút đầu tư vào lĩnh vực cả ngành dệt may đang yếu là sợi cao cấp và dệt nhuộm Với đa số nguồn nguyên liệu được nhập khẩu từ Trung Quốc vì ngành dệt sợi và nhuộm cao cấp nội địa không thể đảm đương đã tạo ra rào cản rất phức tạp để các công ty có thể hưởng được mức thuế quan 0% của CPTPP và các hiệp định khác Rất cần các đơn vị mạnh đầu tư vào ngành sợi cao cấp và dệt nhuộm để giải cơn khát đầu vào cho các doanh nghiệp nội địa Tuy nhiên, kiến nghị các cơ quan quản lý không khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này mà để cho các doanh nghiệp Việt Nam có kinh nghiệm lâu năm về ngành sợi dệt làm như Tổng Công ty cổ phần Dệt may Nam Định
Các ngân hàng tư nhân và các quỹ phát triển doanh nghiệp tiếp tục có những ưu đãi hơn nữa về lãi suất và có những hỗ trợ vốn ưu đãi cho các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may, bởi đây là lĩnh vực kinh doanh yêu cầu nguồn vốn tương đối về trang thiết bị, dây chuyền, chi phí nhân công, nguyên vật liệu…nhưng nguồn vốn hiện tại của doanh là quá ít và không thể đủ đầu tư.
Tiền lương trong những năm gần đây cũng là vấn đề rất đáng quan tâm. Công ty cổ phần May IV hoàn toàn đồng ý với chính sách tăng lương tổi thiểu của Chính Phủ để đảm bảo cuộc sống cho người lao động tuy nhiên Chính phủ và các bộ ban ngành có liên quan cần kéo giãn lộ trình, cần quan tâm tới “sức khỏe” của doanh nghiệp vừa và nhỏ Bên cạnh đó, chính phủ cũng cần ổ định chính sách thuế, lao động, hải quan, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm lao động để doanh nghiệp yên tâm hoạt động, không phải suốt ngày đi chạy theo cơ chế chính sách thay đổi liên tục.
Về phía Tổng Công ty cổ phần Dệt may Nam Định
Hoàn thiện cơ chế chính sách, tinh giảm các đầu mối, hạn chế cạnh tranh nội bộ Tiếp tục đổi mới nâng cao hơn nữa chất lượng của các mặt hàng sợi dệt, nguyên liệu đầu vào cho các công ty con chuyên về may mặc để có nguyên liệu đảm bảo chất lượng bạn hàng yêu cầu, hạn chế phải đi mua ngoài.
Giao quyền hạn tối đa cho các công ty thành viên của Tổng Công ty, cho phép các công ty con được toàn quyền quyết định định hướng phát triển trong tương lai, tự điều chỉnh để phù hợp với tình hình thị trường, tự đảm bảo HQSXKD và lợi nhuận Tổng công ty nên thành lập ban cố vấn hỗ trợ phát triển để có thể tư vấn giúp công ty có lộ trình rõ ràng để đi lên và hỗ trợ ban lãnh đạo công ty trong việc thương thảo, tìm kiếm cơ hội hợp tác với đối tác nước ngoài.