Thịtrườngcổphiếukhôngchính
thức -OTC(OverTheCounter
Stocks) :Cầnsựđiềuchỉnhcủaluật
Hiếm cóthịtrường chứng khoán nào mới ra trên thế giới lại có một Thị
trường cổphiếu không chínhthức(OverTheCounter Stocks– OTC ) hoạt
động thoải mái và thiếu kiểm soát như ở Việt Nam.
Các công ty cổ phần thoải mái phát hành cổphiếu vô tội vạ ra công chúng,
cho hàng ngàn nhà đầu tư cá nhân khôngcó một khái niệm lờ mờ về công
ty mà mình mua. Độ nóng củathịtrườngcổphiếukhôngchínhthức đang
ẩn chứa những rủi ro chờ ngày bùng phát khi mà người mua đang lờ đi
những phân tích lý trí.
Cơn say Thị trườngcổphiếu không chínhthức-OTC
Nhưng đây là chuyện đang diễn ra hàng ngày trên thịtrường chứng khoán
không chínhthứccủa Việt Nam, khi nguồn vốn trong dân đang tiếp tục ồ ạt
đổ vào những cổphiếucủa các công ty chưa niêm yết và chưa biết bao giờ
sẽ niêm yết.
Song song với việc người giữ cổphiếu bán cổphiếu ra ngoài là việc tung
các tin có lợi về công ty qua các kênh truyền thông chínhthức hoặc truyền
miệng khiến cho giá cổphiếu tăng mạnh. Với cách này, nhiều người đang
thu về mức lời trên vốn hàng chục lần, một mức lợi nhuận không tưởng nếu
dựa trên hoạt động kinh doanh đơn thuần.
Nhiều chuyên gia trên thịtrường chứng khoán trong vài ngày qua đã cảnh
báo về dấu hiệu lừa đảo của những “công ty vớ vẩn”, theo cách nói của ông
Dominic Scriven, giám đốc Quỹ đầu tư Dragon Capital.
Thực chất hoạt động kinh doanh của các công ty này ra sao? Tình hình tài
chính và chiến lược phát triển của họ như thế nào? Rất ít người nắm được
thực chất, nhưng trong không khí phấn khích chung củathịtrường đang
tăng giá hiện nay, nhà đầu tư đang lờ đi những phân tích có lý trí. Những
nhà đầu tư đang lao vào cuộc có ý thức hết được những rủi ro này không?
Một quan chức Ngân hàng Nhà nước nhận xét rằng trong cơn say chứng
khoán hiện nay, những người bỏ tiền đầu tư đều ý thức được mức rủi ro, và
sự thiệt hại khi những cổphiếukhôngthực chất sụt giá hoặc những công ty
mà họ mua sập tiệm là chi phí kỳ vọng mà họ sẽ phải trả.
Hầu hết những người mua bán OTC đang làm cái chuyện giống như truyền
lửa qua tay nhau, và ai cũng hy vọng rằng mình sẽ không phải là người cuối
cùng cầm lửa trong tay.
Vai trò của Nhà nước trong việc điềuchỉnh những hoạt động bất bình
thường trên thịtrườngOTC như thế nào? Cho đến nay, Uỷ ban Chứng
khoán nhà nước tiếp tục tỏ ra thận trọng trong việc đưa ra bất kỳ phát biểu
nào về thịtrường chứng khoán.
Phản ứng của các quan chức tại Uỷ ban Chứng khoán với những câu hỏi từ
giới báo chí xung quanh vấn đề này là lảng tránh. Ngay cả các nhà đầu tư
lớn, chuyên gia được coi là có uy tín trong giới đầu tư chứng khoán Việt
Nam cũng tránh bình luận đến những vấn đề trên thịtrường OTC.
Lý do dễ giải thích nhất là vì “tính nhạy cảm” của bất kỳ phát biểu nào
trong thời điểm hiện nay, nhưng còn một lý do khác cũng dễ giải thích
nhưng khó chứng minh hơn, (không tính đến các cơ quan có thẩm quyền) là
việc hầu hết các “đại gia” chứng khoán đều đang có phần trong sự sôi sục
của thịtrườngOTC hiện nay.
Có luậtkhông xài
Xung quanh vấn đề thịtrường OTC, Uỷ ban Chứng khoán chưa phát huy
được công cụ hành pháp mạnh nhất mà cơ quan này đang có trong tay, Luật
Chứng khoán vốn có hiệu lực từ đầu năm 2007.
Theo quy định củaLuật Chứng khoán, những công ty có trên 100 cổ đông
được coi là công ty đại chúng. Những công ty đại chúng bắt buộc phải công
bố bản cáo bạch và phải đăng ký với Uỷ ban Chứng khoán trước khi phát
hành cổ phiếu, huy động vốn.
“Phải cósự kết hợp với Ủy ban chứng khoán nhà nước và các địa phương
trong việc kiểm soát tình hình phát hành cổphiếu vô tội vạ của các công ty
cổ phần”, ông Tô Hải, giám đốc Công ty chứng khoán Bảo Việt nhận xét.
“Công ty đại chúng phải phát hành theo luật. Luật Chứng khoán đã có hiệu
lực từ năm 2007, nếu đảm bảo thi hành đúng luậtthì tình trạng đó sẽ khó tái
diễn được”.
Sự hấp dẫn củathịtrường chứng khoán đang kéo rất nhiều nhà đầu tư nhỏ
lẻ vào cuộc. Với hiểu biết hạn chế về kinh doanh cổphiếu và cùng với việc
thiếu thông tin đáng tin cậy, những nhà đầu tư này sẽ là những nạn nhân
không tránh khỏi của những cổphiếu dỏm.
Việc mua bán trao tay trên thịtrườngOTCkhôngcósự bảo trợ của pháp
luật càng làm cho khả năng này lớn hơn, và cóthể dẫn đến những hậu quả
xã hội chưa lường trước được.
Sự giám sát, điềuchỉnhcủa các cơ quan có chức năng như Uỷ ban Chứng
khoán và Bộ Tài chính trong lúc này là hết sức cấp thiết.
Nguyễn Lan Anh
Ông David Fernandez, Giám đốc điều hành JP Morgan: “Đáng lo ngại nhất
là thịtrường OTC”
JP Morgan là tập đoàn kinh tế đa quốc gia thường xuyên có những công
trình nghiên cứu và công bố các bản báo cáo mang tính toàn diện nhất về
tình hình kinh tế VN. Ngày 15-03-2007, tại một cuộc họp tại Hà Nội, JP
Morgan đã công bố một bản đánh giá mới về tình hình tăng trưởng GDP,
mức độ lạm phát, sự phát triển thịtrường vốn, thịtrường chứng khoán , thị
trường tài chính ở VN.
Trả lời báo chí quanh những vấn đề này, ông David Fernandez, Giám đốc
điều hành JP Morgan tại VN nói:
GDP trong 10 năm qua của VN rất cao. Điều đáng nói là trong khi các nước
ở châu Á thường phụ thuộc phần lớn vào các mặt hàng điện tử, thì nền kinh
tế VN không phụ thuộc nhiều vào mức tăng trưởng cũng như suy thoái của
mặt hàng điện tử, và đó là lý do tại sao nền kinh tế VN vừa tăng cao, nhưng
vẫn giữ được ổn định rất lớn.
Tốc độ tăng trưởngcủa VN là hết sức bền vững, đạt mức 7,8 %. Cá nhân
tôi còn muốn khẳng định rằng tốc độ này sẽ còn tăng nữa trong những năm
tới và hàng điện tử sẽ là mặt hàng chính trong cơ cấu hàng xuất khẩu của
VN.
Ông có đưa ra dự đoán là đồng VN sẽ tăng giá, liệu việc tăng giá đó có ảnh
hưởng gì đến xuất khẩu ở VN không ?
Tôi nghĩ rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn tương đối bền vững vì theo tôi
đồng nội tệ VN sẽ chỉ tăng giá 1% trong năm nay và khi người ta nói đến
tính cạnh tranh của đồng tiền, người ta hay nhắc đến giá trị dưới tỷ giá hối
đoái thực tế hơn là tỷ giá danh nghĩa. Với tốc độ tăng giá khoảng 1%, theo
tôi, tính cạnh tranh của đồng VN vẫn là rất lớn, nên có lẽ không ảnh hưởng
nhiều đến xuất khẩu cũng như đến tăng trưởng kinh tế.
Ông nhận định thế nào về sự phát triển củathịtrường chứng khoán VN
trong thời gian qua, những yếu tố rủi ro củathịtrường này trong bối cảnh
hiện nay, nhất là trong giai đoạn thịtrường chứng khoán VN đang được cho
là phát triển nóng ?
Ở VN hiện có 2 thị trườngcổphiếu , đó là thịtrườngchínhthức và thị
trường khôngchínhthức (OTC). Và ở cả hai thịtrường này tôi đều thấy có
sự mất cân đối khá lớn giữa cung và cầu, tôi nghĩ đây chính là vấn đề mà
Chính phủ VN cần giải quyết. Tôi có nói chuyện với các khách hàng của JP
Morgan thì mọi người đều thấy rằng nhu cầu về chứng khoán ở VN đều
đang rất lớn và đều đang tăng.
Đối với các nhà quản lý quỹ thìcó lẽ sẽ rất đơn giản vì chỉ việc đến Mỹ
hoặc châu Âu kêu gọi các nhà đầu tư gom tiền đầu tư chứng khoán ở thị
trường VN. Tôi có nói chuyện với khách hàng của JP Morgan ở Hồng
Kông, Singapore và Hàn Quốc thì hiện giờ họ đang gom tiền và mục đích
chính là để đầu tư vào VN. Hiện giờ số tiền họ gom được đã lên đến 1 tỉ
USD.
Tuy nhiên họ vẫn chưa đầu tư vào VN. Nếu nói về cáncân cung cầu trên
thị trường chứng khoán VN hiện giờ thì mặc dù trong những năm tới chúng
ta có thêm các công ty được cổ phần hóa, cũng như số hàng hóa sẽ nhiều
hơn nữa, thì nhu cầu vẫn còn cao và mức giá cổphiếu vẫn còn cao. Điều
mà tôi quan tâm cũng như lo ngại nhất - và tôi cho là có rủi ro -chính là thị
trường OTC. Bởi vì khi thịtrường này ngày càng được chuẩn hóa thì cũng
đồng nghĩa với việc nó ngày càng được mở rộng về mặt quy mô, sẽ có
nhiều công ty hơn, và khi đó tính thanh khoản củathịtrường lại giảm đi rất
nhiều.
Đây chính là thời điểm cóthể xảy ra các nguy cơ vì các nhà đầu tư , thường
là các nhà đầu tư cá nhân sẽ khôngthể ấn định được, nhận biết được mức
giá cổphiếucủa mình đang ở đâu nữa. Đó sẽ là lúc cần đến các nhà làm
luật vì người ta cần biết được các biện pháp cũng như những chính sách rõ
ràng để cóthể ấn định trước được điều sẽ xảy ra. Hiện giờ theo chúng tôi,
thị trường vẫn chưa có những dấu hiệu bất ổn lắm.
Hiện giờ các nhà làm luật cũng thấy đã đến lúc cần phải có biện pháp khi
các cổphiếucủa VN hiện đang được định giá rất cao và có lẽ còn tiếp tục
cao nữa. Để giải quyết sự mất cân đối củacáncân cung cầu thì theo chúng
tôi giải pháp căn bản nhất là tăng cung. Sẽ rất tốt nếu chúng ta cóthể đưa
thêm nhiều hàng hóa, cổphiếu vào thịtrườngchính thức.
Mạnh Quân
. Thị trường cổ phiếu không chính thức - OTC ( Over The Counter Stocks) : Cần sự điều chỉnh của luật Hiếm có thị trường chứng khoán nào mới ra trên thế giới lại có một Thị trường cổ phiếu không. những phân tích lý trí. Cơn say Thị trường cổ phiếu không chính thức - OTC Nhưng đây là chuyện đang diễn ra hàng ngày trên thị trường chứng khoán không chính thức của Việt Nam, khi nguồn vốn trong. chính thức và thị trường không chính thức (OTC) . Và ở cả hai thị trường này tôi đều thấy có sự mất cân đối khá lớn giữa cung và cầu, tôi nghĩ đây chính là vấn đề mà Chính phủ VN cần giải quyết.