Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
1,28 MB
Nội dung
PhươngpháptạoGoldenRice
Trang 1
MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU CHUNG 2
1. Gạo (Rice) 2
2. Nguồn gốc 2
3. Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam 2
4. Gạo vàng (Golden Rice) 3
5. Tình hình phát triển của gạo vàng trên thế giới. 3
6. Ý nghĩa của việc tạo ra Gạo vàng (Golden Rice) 4
II. PHƯƠNGPHÁPTẠOGOLDENRICE 4
1. Đối tượng nghiên cứu: 4
2. Phươngpháp nghiên cứu 5
3. Quy trình kỹ thuật chuyển gen Gạo vàng (Golden Rice) 5
3.1. Cơ chế tạo Gạo vàng (Golden Rice) 5
3.2. Quy trình kỹ thuật 6
3.3. Thuyết minh quy trình 7
4. Kiểm tra kết quả chuyển gen β-caroten 14
4.1. Kiểm tra bằng cảm quan 14
4.2. Kiểm tra bằng kỹ thuật phân tích phân tử 14
a. Sử dụng kỹ thuật PCR phát hiện sự có mặt của các gene: psy, crt, lcy. 14
b. Hỗn hợp dùng trong phản ứng PCR và một sô dụng cụ cần thiết 14
c. Tiến hành PCR 15
d. Trích DNA và phân tích Southern 15
III. KẾT LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁC CỦA GOLDEN RICE: 16
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Phương pháptạoGoldenRice
Trang 2
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Gạo (Rice)
Gạo là một sản phẩm lương thực thu từ cây lúa. Hạt gạo thường có màu trắng, nâu
hoặc đỏ thẫm, chứa nhiều dinh dưỡng. Hạt gạo chính là nhân của thóc sau khi tách bỏ vỏ
trấu và cám. Gạo là lương thực phổ biển của gần một nửa dân số thế giới.
2. Nguồn gốc
Cây lúa hiện nay được nông dân gieo trồng là kết quả xử lý trong phòng thí nghiệm và
lai tạo tự nhiên cũng như nhân tạo của nhiều thế kỷ từ cây lúa dại.
Hình 1 – Cây lúa của nông dân, kết quả của các nhà khoa học
Vì quỹ đất có giới hạn, các nhà khoa học đang nghiên cứu biến đổi gene của cây lúa để
tạo ra giống lúa mới có năng suất cao, chống được bệnh tật và thời tiết khắc nghiệt, đồng
thời rút ngắn thời gian chăm bón và sớm cho thu hoạch. Những thành công ban đầu của
lúa biến đổi gen đã được ghi nhận, song hiện các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất được
liệu loại lúa này có tác động xấu đến sức khỏe con người hay không.
3. Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Việt Nam có hai vùng trồng lúa chính là đồng bằng sông Hồng ở phía Bắc và đồng
bằng sông Cửu Long ở miền Nam. Hàng năm sản lượng của cả nước đạt 33-34 triệu
tấn thóc, trong đó chỉ sử dụng khoảng 8 triệu tấn (tương đương 4 triệu tấn gạo sau khi
xay xát) cho xuất khẩu, còn lại là tiêu thụ trong nước và bổ sung dự trữ quốc gia.
- Ở miền Bắc một năm có hai vụ lúa chính: vụ chiêm và vụ mùa.
- Ở miền Nam, nông dân trồng ba vụ một năm: vụ đông xuân (có sản lượng cao nhất
và thóc cũng đạt chất lượng tốt nhất cho xuất khẩu), vụ hè thu và vụ ba. Do lũ hàng
năm ở đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây ảnh hưởng đến sản xuất,
một phần nữa người dân có thể kiếm lời ổn định hơn từ việc nuôi thủy sản (tôm) hay
Phương pháptạoGoldenRice
Trang 3
trồng cây ăn quả, chính quyền đã khuyến cáo nông dân giảm và chuyển đổi một phần
đất trồng lúa vụ ba. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là bộ chủ quản, quản lý
việc sản xuất lúa gạo của Việt Nam.
4. Gạo vàng (Golden Rice)
Hình 2 – Hạt gạo vàng giàu β-caroten
"Golden rice" là loại gạo được biến đổi gene nhằm tạo ra nhiều tiền tố vitamin A
(β- caroten ) cho người dùng. Hạt gạo vàng còn gọi là “Hạt Hy Vọng” là một khám phá
lớn của ngành nghiên cứu lúa gạo thế giới vào đầu thế kỷ 21. Trong năm 2000, công
nghệ này đã gây ra tiếng vang lớn trong nghiên cứu về dinh dưỡng thế giới - một loại
gạo biến đổi di truyền màu vàng có chứa tiền vitamin A và một số lượng lớn chất
sắt được phát minh. Từ năm 2000 và đến nay các viện nghiên cứu trên thế giới đã tạo
được hai loại là GR1 và GR2.
- GR1 được tạo ra khi chuyển gene sinh tiền tố Vitamin A từ cây hoa thủy tiên và
Erwinia uredovora vào giống lúa Indica.
- GR2 được cải tiến từ GR1 bằng cách thay gene sinh tiền tố Vitamin A từ cây hoa thủy
tiên bằng gene từ cây bắp. GR2 sản xuất ra lượng tiền tố vitamin A cao gấp 23 lần so với
GR1.
5. Tình hình phát triển của gạo vàng trên thế giới.
Gạo vàng được bắt đấu tiến hành nghiên cứu từ năm 1999. Đến năm 2000 thì GR1 ra
đời. Vào ngày 27-3-2005, một đội ngũ khoa học gia của công ty Hạt Giống Syngenta ở
Cambridge, Anh Quốc, đã tuyên bố khám phá được loại gạo vàng mới (GR 2) chứa lượng
β-caroten gấp 23 lần lớn hơn gạo vàng cũ (GR 1) được khám phá vào năm 2000.
Ngày 14-10-2008, Rockefeller Foundation tuyên bố sẽ tài trợ Viện Thí Nghiệm Lúa
Quốc Tế (IRRI) ở Philippines để hỗ trợ dự án “Hạt gạo vàng”, nhằm tăng tốc quy trình
kiểm tra chấp thuận loại lương thực GM này tại các nước đông dân: Ấn Độ, Bangladesh,
Phương pháptạoGoldenRice
Trang 4
Indonesia và Philippines. Cơ quan Rockefeller hy vọng tài trợ nêu trên sẽ giúp Hạt gạo
vàng đến tay nông dân sớm hơn để họ có thể sản xuất đại trà.
6. Ý nghĩa của việc tạo ra Gạo vàng (Golden Rice)
- Người ta dự tính khoảng 100 đến 140
triệu trẻ em trên thế giới đang bị thiếu
vitamin A, gây ra mù mắt, bệnh sởi và tử
vong.Việc nghiên cứu tạo thành công giống lúa
cho Gạo vàng có thể cứu hàng trăm ngàn trẻ
em bị mù hàng năm vì thiếu vitamin
A.
- Gạo Vàng là sự kiện lớn nhất là khi mà
giá lương thực ngày một cao, trên thị trường
giống gạo này đã xuất hiện ở Iran 2005, đang
khảo nghiệm ở Trung Quốc, Philipin và nhiều
nước Châu Á khác. Theo dự báo Gạo vàng sẽ
được thương mại hóa vào năm 2011 là một sản
phẩm dinh dưỡng mới có tiềm năng lớn về mặt
kinh tế. Hứa hẹn mang lại một
nguồn thu nhập khổng lồ cho các
Quốc gia đang đầu tư nghiên cứu
và đang dần thành công trong đề tài
“Golden rice” này.
- Gạo chuyển gen góp phần đảm
bảo an ninh lương thực và xóa bỏ
nạn đói.
- Gạo vàng ra đời mang ý nghĩa to
lớn cho thấy sức mạnh và giá trị
ứng dụng của công nghệ sinh học
đối với đời sống con người.
II. PHƯƠNGPHÁPTẠOGOLDENRICE
1. Đối tượng nghiên cứu:
Sử dụng Phôi non và hạt gạo các giống lúa Taipei 309, IR64 và MTL 250 (Indica) có
Phương pháptạoGoldenRice
Trang 5
đặc điểm tốt về nông học, chất lượng để thực hiện biến đổi gene.
Các Viện nghiên cứu đã sử dụng công nghệ biến đổi gen đưa một gen của cây thủy tiên
hoa vàng hoặc từ cây ngô và vi khuẩn Erwinia uredovora vào bộ gen của lúa, tạo ra
giống lúa mới có hàm lượng beta-caroten.
Sử dụng hai loại vector chuyển gen gồm hai plasmid là pCaCar và pFun3 để
chuyển gen vào vi khuẩn Agrobacterium tumefactien.
Dùng vi khuẩn A. tumefactien đã được gắn plasmid nói trên để chuyển đoạn DNA
mong muốn vào trong phôi của các giống lúa được chọn lọc.
2. Phươngpháp nghiên cứu
Hạt gạo vàng là một thành quả lớn trong chương trình nghiên cứu của đội ngũ khoa học
gia Thụy Sĩ và Đức, được cơ quan Rockerfeller Foundation của Mỹ tài trợ 100 triệu
USD trong 10 năm. Đội ngũ này được hướng dẫn bởi Giáo sư Ingo Potrykus, Viện Kỹ
Thuật Liên Bang ở Thụy Sĩ, và Tiến Sĩ Peter Beyer, Đại học Freiburg ở Đức. Các
nhà khoa học đã sử dụng phôi của hạt lúa nuôi cấy mô tái sinh cây lúa phòng thí nghiệm
rồi chuyển gene bằng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens để đưa tất cả các gene lạ vào
phôi hạt lúa sau đó. Kiểm tra biểu hiện của gene qua kiểm tra kiểu hình (hạt gạo có màu
vàng), kiểm tra theo phươngpháp đánh giá cảm quan bằng mắt thường. Kiểm tra sự xuất
hiện của các gen chuyển trong cây lúa chuyển gen bằng phươngpháp điện di và PCR.
3. Quy trình kỹ thuật chuyển gen Gạo vàng (Golden Rice)
3.1. Cơ chế tạo Gạo vàng (Golden Rice)
Hình 3 – cơ chế tạo gạo vàng
Phương pháptạoGoldenRice
Trang 6
Chuyển gene vào
Plasmid pFun3
Bản thân hạt gạo có chứa Geranyl geranyl diphosphate (GGPP) một tiền chất quan
trọng trong tiến trình sinh tổng hợp β-caroten. Nhưng cây lúa thường thì lại không hề
chứa β-caroten, bằng chứng là hạt gạo thường có màu trong suốt mà không hề có màu
vàng đặc trưng của β-caroten. Để GGPP chuyển hóa thành các chất trung gian rồi
chuyển thành β-caroten thì cần có các Enzyme xúc tác tương ứng, nhưng bản thân cây lúa
lại không có chứa các gene có nhiệm vụ sinh tổng hợp ra các enzyme cần thiết để xúc tác
cho các phản ứng chuyển hóa GGPP thành β-caroten. Khi chuyển các đoạn gene psy,
crtI, lcy vào trong cây lúa thì sẽ tạo ra một sự thay đổi rất lớn. Khi đó, gen psy là gene
mã hóa để sinh tổng hợp ra enzyme phytoen synthase có nhiệm vụ xúc tác để chuyển
hóa GGPP (20C) thành phytoen (40C). Tiếp theo đoạn gen crtI mã hóa để sinh tổng hợp
enzyme phytoene desaturase có nhiệm vụ chuyển hóa phytoen thành ζ-Caroten ( zeta-
Caroten) rồi chuyển hóa tiếp thành Lycopen. Cuối cùng gen lcy mã hóa để sinh tổng hợp
enzyme Lycopen β-Cyclase có nhiệm vụ xúc tác chuyển hóa Lycopen thành β-caroten. Và
kết quả là hạt gạo chuyển gen thể hiện kiểu hình có màu vàng đặc trưng của β-caroten và
chứa một lượng tiền vitamin A rất lớn so với hạt gạo bình thường.
3.2. Quy trình kỹ thuật
Hình 4 – Sơ đồ quy trình chuyển gene gạo vàng
Chuẩn bị hạt giống Taipei
309, IR64 và MTL 250
(Indica)
Tách chiết gene ctrI từ
vi khuẩn đất Erwinia -
uredovora
Tách chiết gene psy và
gene lyc từ cây Daffodil
hoặc từ cây ngô
Chọn hạt giống có phôi tốt
Chuyển gene vào
Plasmid pCaCar
Nuôi cấy mô tái sinh từ phôi
hạt giống
Chuyển Plasmid vào
A.tumefactien và nuôi tăng
sinh vi khuẩn
Nuôi cấy
A.tumefactien trên
đĩa có chứa mầm tái
sinh từ phôi
Nuôi tăng sinh và
tái tạo cây con từ
mầm tái sinh đã
chuyển gene
Trồng lúa chuyển
gene và cho lai với
giống lúa địa
phương
Trồng đại trà
và cho sản
phẩm gạo
vàng
Phương pháptạoGoldenRice
Trang 7
3.3. Thuyết minh quy trình
Trong cây lúa biến đổi gen người ta đưa vào để biểu hiện hai gene mã hóa,
phytoene synthase (psy) và lycopene cyclase (lcy) từ cây hoa thủy tiên vàng và
gen mã hóa carotoene synthetase 1 (crtI) từ vi khuẩn đất Erwinia uredovora.
Nhưng người ta thấy rằng loại lúa này không cho nhiều tiền tố vitamin A như
mong đợi vì psy làm giảm hiệu quả tích tụ β-caroten trong nội nhũ của hạt gạo.
Vì thế gen psy từ cây hoa thủy tiên vàng được thay thế bằng gen psy từ ngô.
Bước 1: Giống lúa Taipei 309, IR64 và MTL 250 (Indica) được trồng trong
nhà kính với các điều kiện môi trường tối ưu, được sinh trưởng phát triển tốt, đảm
bảo sạch bệnh. Người ta chọn những cây lúa có đặc điểm tốt, chọn hạt chắc mẩy,
bóc vỏ để chọn phôi tốt rồi tiến hành bảo quản trong môi trường vô trùng.
Hình 5 – Cây lúa được trồng trong các điều kiện nhân tạo tối ưu
để lấy nguyên liệu chuyển gene
Bước 2: Tiến hành nuôi cấy mô từ phôi đã chọn lọc ở Bước 1 để chuẩn bị nguyên
liệu cho giai đoạn chuyển gen. Quá trình nuôi cấy sử dụng môi trường MS có thành
phần như sau:
Phương pháptạoGoldenRice
Trang 8
A.Đa lượng (g/l)
KNO
3
19.0
NH
4
NO
3
16.5
CaCl
4
.2H
2
O 4.4
MgSO
4
.7H
2
O 3.7
B.Phosphat (g/l)
KH
2
PO
4
1.7
NaH
2
PO
4
1.7
C.Vi lượng1 (g/l)
H
3
BO
3
0.62
MnSO
4
.H2O 1.69
ZnSO
4
.2H
2
O 0.86
D.Vi lượng 2 (g/l)
KI (Kali iodua) 0.83
Na
2
MoO
4
.2H O 0.25
E.Vi lượng 3 (g/l)
CuSO
4
.5H
2
O 0.25
CoCl
2
.6H
2
O 0.25
F.Sắt/EDTA (g/100ml)
Na
2
EDTA 0.372
FeSO4.7H
2
O 0.278
G.Vitamin (mg/100ml)
Glycin 200
Nicotinic acid 50
Pyridoxin-HCl 50
Thiamin-HCl 10
Myo-inositol 10.000
* Muốn có 1 lít môi trường làm việc MS:
- Chuẩn bị một bình dung tích 2 lít, chứa sẵn 400ml nước cất
-Thêm 100ml A và 100ml B
-Thêm 10ml C và 10ml F
Phương pháptạoGoldenRice
Trang 9
-Thêm 1ml D và 1ml G
-Thêm 0,1ml E
-Thêm nước cất cho đủ 1 lít.
Bước 3: Tách chiết DNA từ vi khuẩn đất Erwinia uredovora, sau đó tiến hành cắt
bằng enzyme EcoRI và Kpnl để thu nhận đoạn gen ctrI.
Quá trình tách chiết gen ctrI được tiến hành như sau:
Lấy 1 ml nước cho và một ít giống vi sinh vật (vi khuẩn Erwinia uredovora) trên
ống thạch nghiêng cho vào ống eppendorf rồi đem cân. Lấy thêm một ống eppendorf
khác, thêm nước vào sao cho có khối lượng bằng với khối lượng của ống thí nghiệm
và đem hai ống đi ly tâm.
Đưa hai ống vào máy ly tâm, đặt sao cho 2 ống ở vị trí đối xứng tâm với nhau qua
trục quay của máy ly tâm. Đóng cửa của máy và đặt chế độ ly tâm cho máy như sau:
- Tốc độ quay: 10000 vòng/phút
- Thời gian ly tâm : 1 phút
- Nhiệt độ ly tâm: 10
0
C
Sau khi ly tâm, lấy ống thí nghiệm ra, thấy hỗn hợp phân thành 2 lớp. Ta loại bỏ
lớp nước nổi ở phía trên đi, chỉ giữ lại phần lắng (Phần sinh khối vi sinh vật). Tiếp tục
ta thêm vào ống thí nghiệm vừa loại bỏ phần nổi 200 microlit InstaGene (InstaGene là
hỗn hợp các chất – là bộ kid để test nhanh), rồi đem ủ ở 56
0
C trong máy ổn nhiệt
trong 30 phút để hoạt hóa enzim. Bấm đồng hồ để canh thời gian.
Sau 30 phút lấy ống thí nghiệm ra khỏi máy ổn nhiệt và đem ống đi lắc mạnh trong
10 giây bằng máy vortex. Sau đó tiếp tục đưa ống vào đặt trong bể ổn nhiệt ở 95
0
C
hoặc nước sôi trong 8 phút. Bấm đồng hồ để canh thời gian.
Sau 8 phút, lại lấy ống ra đem lắc mạnh bằng vortex trong 10 giây. Rồi đem ly tâm
với chế độ ly tâm được cài đặt là:
- Tốc độ: 11000 vòng/phút
- Thời gian ly tâm: 2-3 phút
- Nhiệt độ ly tâm: 10
0
C
Sau khi ly tâm, lấy ống nghiệm ra quan sát thấy hỗn hợp phân thành 3 lớp. Lớp trên
cùng chính là DNA có khối lượng nhỏ nhất nên nổi lên trên sau khi ly tâm.
Phương pháptạoGoldenRice
Trang 10
Phần DNA sau khi tách ra được tiến hành cắt đoạn gen cần (đoạn gen ctrI) bằng
enzyme EcoRI. Ta thu nhận được đoạn gen ctrI để sử dụng trong chuyển gen ở các
bước sau.
Bước 4: Hoa thủy tiên (hoặc ngô) được trồng trong nhà kính với các điều kiện
môi trường tối ưu, đảm bảo sạch bệnh, được chọn lọc với điều kiện cây sinh trưởng
phát triển tốt, cho hoa có màu vàng tươi. Người ta chọn những bông hoa (quả ngô)
đang trong thời gian phát triển mạnh để chiết xuất gen. Gene psy và gene lyc của các
bông hoa (quả) này được tiến hành theo các giai đoạn như sau:
- Bỏ 10 g đá khô vào xay nhuyễn, sau đó cho 8 g hoa thủy tiên (hoặc hạt ngô), xay
cho đến khi thành bột mịn.
- Chuyển bột này vào cốc đã được làm lạnh trên nitơ lỏng trước rồi cho vào cốc 50
ml nitơ lỏng. Đặt ở -20 độ trong vòng 6 tiếng.
- Cho 20 ml dung dịch đệm đã được đun sôi vào mẫu bột đã được xử lí trên rồi tiến
hành lắc nhẹ.
- Ngâm trong bể ổn nhiệt ở 56 độ trong vòng 20 phút.
- Cho 20 ml Chloroform: isoamylalcohol (24:1) vào rồi lắc đều ở nhiệt độ phòng.
Sau khi lắc chuyển dịch chiết tách trên qua ống dùng để quay li tâm và tiến hành quay
li tâm ở nhiệt độ phòng (2800 rpm, 20 phút)
- Chuyển lớp nước ở phía trên vào ống nghiệm mới sau đó cho 2 ml dung dịch
CTAB 10 % đã được hâm nóng ở 70
0
. Sau đó trộn đều.
- Cho 20 ml Chloroform: isoamylalcohol (24:1) vào rồi lắc đều ở nhiệt độ phòng.
Sau đó quay li tâm ở nhiệt độ phòng (2800 rpm, 20 phút).
- Cho 30 ml đệm kết tủa CTAB sau đó trộn đều cho tới khi có một màng DNA
màu trắng đục nổi lên.
- Quay li tâm ở nhiệt độ phòng (3000rpm, 20 phút). Loại bỏ phần dịch lỏng thu
phần kết tủa.
- Hòa tan kết tủa bằng 5ml dung dịch muối ở nhiệt độ 56
o
C NaCl 1M và cho vào
dung dịch 5µl enzyme RNase 10mg/ml để phân hủy RNA .
- Cho 10ml cồn lạnh nguyên chất và lắc đều để kết tủa DNA.
- Quay li tâm, lấy phần tủa.
- Cho 20ml cồn 70 %, quay li tâm, lấy phần tủa.
[...]... pháptạoGoldenRice Tài liệu từ internet: 1 Teratology 45(1): 65-74 Ho, M.W 2001 An exercise in how not to do science In The GoldenRice Report: All that Glitters is not Gold : http://www.indiatogether.org/r eports/goldenrice.htm 2 http://www.goldenrice.org/ 3 http://www.goldenrice.org/Content2-How/how1_sci.html 4 http://www.goldenrice.org/Content2-How/how8_tests.html 5 http://www.goldenrice.org/Content1-Who/who1_humbo.html... từ kết quả công bố của Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long) Trang 11 PhươngpháptạoGoldenRice Kết quả thực nghiệm của Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long cho biết trong số các môi trường được nghiên cứu nói trên thì môi trường MSReg3 là môi trường tối ưu nhất cho quá trình chuyển gene bằng A tumefactien Trang 12 PhươngpháptạoGoldenRice + Trong giai đoạn tiếp theo vi khuẩn mang gene chuyển được đưa... tạo ra thì được nghiên cứu (Schaub et al 2005) IV TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang, Chọn giống cây trồng – phươngpháp truyền thống và phân tử, NXB Nông nghiệp [2] Nguyễn Hoàng Lộc, Lê viết Dũng, Trần Quốc Dung, Công nghệ AND tái tổ hợp, NXB Đại học Quốc gia TPHCM [3] Beyer 2005 Why is GoldenRiceGolden (Yellow) Instead of Red? Plant Physiol 138(1):441-450 Trang 17 Phươngpháp tạo. .. Southern blot DNA được trích từ lá theo phươngpháp của McCouch và ctv (1988) Mười micrograms DNA được cắt đoạn với EcoRI (hai điểm cắt) để xác định sự hiện diện của gen psy hoặc crtI đối với dòng lúa chuyển nạp bằng vector pCaCar và cắt đoạn với KpnI (một điểm cắt) để xác định số bản (copy) Đối với DNA của các dòng lúa chuyển Trang 15 PhươngpháptạoGoldenRice nạp bằng vector pFun3 được cắt đoạn... sinh tạo cây con từ mầm tái sinh đã chuyển gene Hình 8 – Tế bào callus tái sinh từ phôi chuyển gen và cây lúa đang phát triển tốt Bước 10: Cây lúa chuyển gen sau tái sinh được nuôi tăng sinh, rồi chuyển ra môi trường đất và được cho tập thích nghi dần với các điều kiện môi trường ngoài phòng thí nghiệm n sau đó cho lai với giống lúa địa phương để tăng khả năng thích nghi với Trang 13 Phương pháptạo Golden. .. mửa, phồng thóp ở trẻ sơ sinh Mãn tính có thể gây ra đau xương và khớp, gai xương (hyperotosis), rụng tóc, khô và nứt môi, buồn nôn, tăng huyết áp, sốt nhẹ, và giảm cân (Shiva, 2001) Trang 16 Phương pháptạo Golden Rice Một lập luận chống lại Gạo Vàng là một người cần phải tiêu thụ nhiều hất là 9 kg Gạo Vàng mỗi ngày thì mới đáp ứng đủ liều lượng Vitamin A cần thiết (tổ chức Hòa bình Xanh, 2001) IRRI... của các gene: psy, crt, lcy Hình 10 – Kết quả chụp UV Hỗn hợp dùng trong phản ứng PCR và một sô dụng cụ cần thiết - Tag polymerase 0,025 U/µl (1,25U/50µl) - Tris-HCl (pH 8.8 ) 75mM Trang 14 Phương pháptạo Golden Rice - (NH4)2SO4 20mM - Tween 20 0,01% - dNTP (dATP, dCTP, dGTP, dTTP) 200µM mỗi loại - MgCl2 1,5mM - Các hóa chất dùng cho điện di DNA - Máy li tâm, Eppendorf 1.5ml, 0.2ml, 0.5ml, Micropipette.. .Phương pháptạo Golden Rice - Cho 20 ml cồn nguyên chất, quay li tâm lấy phần tủa - Quay phần tủa với nắp ống nghiệm được mở để làm khô DNA Lúc này DNA sẽ chuyến sang trong suốt không màu - Phần DNA sau khi tách... Amersham) Gen psy và crtI được đánh dấu bằng DIG (Boeheringer, Rotkreuz, Switzerl), được dùng làm mẫu dò (probe) Lai, rửa và phát hiện gene được thực hiện theo phươngpháp của Wiinn và ctv (1996) III KẾT LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁC CỦA GOLDEN RICE: Cây trồng chuyển gene đã mang lại nhiều lời ích cho con người và đặc biệt là sản phẩm gạo vàng, một lựa chọn mới cho các quốc gia nghèo Đây là một thành cồng... 13 Phương pháptạo Golden Rice điều kiện tự nhiên tại vùng sản xuất và được trồng với số lượng lớn ngoài tự nhiên để thu sản phẩm Các hạt lúa thu được sẽ được đưa đi kiểm tra kết quả chuyển gen và kiểm tra tính an toàn trước khi trở thành sản phẩm cho con người sử dụng 4 Kiểm tra kết quả chuyển gen β-caroten Để kiểm tra kết quả chuyển gen β-caroten người ta dùng hai phươngpháp sau: 4.1 Kiểm tra bằng . của việc tạo ra Gạo vàng (Golden Rice) 4 II. PHƯƠNG PHÁP TẠO GOLDEN RICE 4 1. Đối tượng nghiên cứu: 4 2. Phương pháp nghiên cứu 5 3. Quy trình kỹ thuật chuyển gen Gạo vàng (Golden Rice) 5. 3. Quy trình kỹ thuật chuyển gen Gạo vàng (Golden Rice) 3.1. Cơ chế tạo Gạo vàng (Golden Rice) Hình 3 – cơ chế tạo gạo vàng Phương pháp tạo Golden Rice Trang 6 Chuyển gene vào Plasmid. con người. II. PHƯƠNG PHÁP TẠO GOLDEN RICE 1. Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng Phôi non và hạt gạo các giống lúa Taipei 309, IR64 và MTL 250 (Indica) có Phương pháp tạo Golden Rice Trang