1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nguồn lực cho sự tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc – Việt Nam

32 1,7K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 650,5 KB

Nội dung

Nguồn lực cho sự tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc – Việt Nam

Nguồn lực cho sự tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc Việt Nam Nhóm 3 - K45E TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾKINH DOANH QUỐC TẾ ******************** ĐỀ TÀI: CÁC NGUỒN LỰC TẠO RA SỰ TĂNG TRƯỞNG: LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN HÀN QUỐC - VIỆT NAM Giảng viên: Th.s LƯƠNG THỊ NGỌC OANH Sinh viên: Nhóm 3 - K45E - KTDN 1. Nguyễn Thanh Tùng (Nhóm trưởng - A13) 2. Nguyễn Đăng Tùng (Nhóm phó - A13) 3. Nguyễn Thị Thanh Huyền (A13) 4. Đinh Thùy Hương (A13) 5. Trần Thị Phương Thảo (A13) 6. Nguyễn Thị Hằng Vân (A13) 7. Phạm Thị Lan (A13) 8. Ngô Thị Ngà (A13) 9. Đỗ Thị Minh Hằng (A13) 10.Nguyễn Thị Thu Trang (A13) 11.Nguyễn Đức Thịnh (A13) 12.Trần Tuấn Minh (A13) 13.Phạm Thanh Vũ (Nhật 3) Hà nội, tháng 3/2009 1 Nguồn lực cho sự tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc Việt Nam Nhóm 3 - K45E MỤC LỤC MỤC LỤC 2 LỜI MỞ ĐẦU 3 NỘI DUNG CHÍNH 5 I. Lý thuyết về các nguồn lực của tăng trưởng kinh tế: 5 1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại: 5 a. Vốn (K): 5 b. Lao động (L): 5 c. Tài nguyên thiên nhiên, đất đai (R): 6 d. Tiến bộ công nghệ kỹ thuật (T): 6 2. Những quan điểm mới hiện nay: 6 II. Thực trạng tăng trưởng Hàn Quốc: 8 1. Thành công của Hàn Quốc: 8 1.1. Thành tựu trong phát triển kinh tế: 8 1.2. Các nhân tố đến tăng trưởng cao của Hàn Quốc: 9 1.2.1. Các nhân tố kinh tế: 9 a. Yếu tố vốn: 9 b. Yếu tố lao động: 11 c. Yếu tố TFP: 11 1.2.2. Các nhân tố phi kinh tế: 13 a. Văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc: 12 b. Chính trị khá ổn định: 13 c. Môi trường xã hội công bằng: 13 1.3. Chiến lược tăng trưởng thành công của Hàn Quốc: 13 1.3.1. Kết hợp sử dụng nguồn vốn hiệu quả: 13 a. Những chính sách đầu tư vào nguồn nhân lực: 14 b. Vốn được sử dụng kết hợp với phát triển công nghệ: 14 1.3.2. Chính sách phát triển văn hóa: 15 1.3.3. Chính sách tăng trưởng nhờ chú trọng vào cải thiện MT CT-XH:. .15 2. Những vấn đề còn tồn tại trong chất lượng tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc: 16 III. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: 17 1. So sánh tăng trưởng kinh tế của Việt nam với Hàn Quốc: 17 1.1. So sánh về tốc độ tăng trưởng kinh tế: 17 1.2. So sánh về sự đóng góp của các nguồn lực vào tăng trưởng kinh tế: 21 2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: 23 2.1. Chất lượng tăng trưởng trong kinh tế: 23 2.1.1. Khoa học công nghệ: 23 2.1.2. Đầu tư cao hơn cho giáo dục đào tạo: 23 2.2. Nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước: 24 2.2.1. Nâng cao hiệu quả của các chính sách vĩ mô: 24 2.2.2. Kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu tăng trưởng và phát triển toàn diện và ổn định: 26 2.2.3. Nâng cao hiệu quả của các biện pháp phòng chống tham nhũng: 26 2.2.4. Xây dựng một chính phủ mạnh quản lý kinh tế: 27 2.2.5. Lựa chọn chiến lược tăng trưởng kinh tế: 28 2.3. Tăng trưởng đảm bảo môi trường bền vững: 28 2.4. Nâng cao phúc lợi, công bằng xã hội và xóa đói giảm nghèo: 29 KẾT LUẬN 31 2 Nguồn lực cho sự tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc Việt Nam Nhóm 3 - K45E LỜI MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất của kinh tế học có thể nói chính là tìm ra bản chất của phát triển kinh tế, từ đó định hướng và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện nền kinh tế ở cả các góc độ vi mô và vĩ mô. Và điều kiện đầu tiên, cơ bản nhất được xét đến của phát triển kinh tế chính là tăng trưởng kinh tế - là sự gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế một cách ổn định trong một thời gian dài. Kinh tế học đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển lý thuyết để có thể lý giải và theo kịp thực tiễn về tăng trưởng kinh tế, hay nhìn nhận vấn đề này dưới nhiều quan điểm khác nhau. Từ kinh tế học cổ điển và tân cổ điển chưa phân biệt rành mạch tăng trưởng kinh tế. Đến kinh tế học hiện đại giải thích nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế bằng các mô hình kinh tế tiêu biểu như: • Mô hình David Ricardo (1772-1823) với luận điểm cơ bản là đất đai sản xuất nông nghiệp (R, Resources) là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế; • Mô hình Harrod-Domar nguồn gốc tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn (yếu tố K, capital) đưa vào sản xuất tăng lên; • Mô hình Robert Solow (1956) với luận điểm cơ bản là việc tăng vốn sản xuất chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn mà không ảnh hưởng trong dài hạn, tăng trưởng sẽ đạt trạng thái dừng; • Mô hình Tân cổ điển nguồn gốc của tăng trưởng tùy thuộc vào cách thức kết hợp hai yếu tố đầu vào vốn (K) và lao động (L). • … Phân tích một cách hệ thống mô hình tăng trưởng kinh tế dưới sự ảnh hưởng của các nguồn lực tăng trưởng chính là lý do mà chúng tôi chọn đề tài này. Quá trình phân tích lý thuyết trong đề tài có mối liên hệ chặt chẽ với việc phân tích mô hình tăng trưởng kinh tế trong thực tiễn của nền Hàn Quốc đồng thời qua đó rút ra được những bài học cho nền kinh tế Việt nam. II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài này nghiên cứu về các ngùôn lực tăng trưởng kinh tế theo quan điểm kinh tế hiện đại: với 3 nguồn lực trực tiếp tác động đến tăng trưởng kinh tế là: Vốn (K), Lao động (L), và Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP). Đề tài sẽ phân tích mô hình tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc, chỉ ra những thành tựu thông qua các chỉ số về tăng trưởng kinh tế, đánh giá định lượng và định tính đóng góp và tác động của các nguồn lực tăng trưởng vào thành tựu này, đồng thời cũng chỉ ra những điều mà tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc còn chưa làm được. Những phân tích thực tiễn trên tiếp tục được đánh giá, so sánh tương quan với mô hình kinh tế Việt Nam, so sánh tăng trưởng của 2 nền kinh tế, GDP và mức độ ảnh hưởng của các nguồn lực tăng trưởng với từng nền kinh tế, từ đó rút ra được những bài học cho nền kinh tế Việt Nam. 3 Nguồn lực cho sự tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc Việt Nam Nhóm 3 - K45E III. Phương pháp nghiên cứu và kết cấu của đề tài: Đề tài này sử dụng phương pháp mô hình hóa, cụ thể là sử dụng mô hình kinh tế để định lượng đối tượng nghiên cứu là các nguồn lực tăng trưởng kinh tế. Trong đó, mô hình tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc sẽ thông qua các phương pháp nghiên cứu khoa học như: mô tả, thống kê, sơ đồ hóa, phân tích, tổng hợp, phân tích tương quan để chỉ ra ảnh hưởng của các nguồn lực tăng trưởng theo những chiều hướng nào, mức độ và biến động ra sao. Đề tài cũng sử dụng phương pháp so sánh về lượng giữa 2 mô hình kinh tế có nhiều nét tương đồng là Hàn QuốcViệt Nam nhằm phân tích rõ hơn bản chất của các nguồn lực trên thay đổi và vận động như thế nào đối với từng nền kinh tế. Với phương pháp nghiên cứu như vậy, đề tài có kết cấu về mặt nội dung như sau: • Phần 1 - Lý thuyết tăng trưởng kinh tế Đưa ra những quan điểm về mặt lý thuyết về tăng trưởng kinh tế được sử dụng trong đề tài. • Phần 2 - Thực tiễn tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc trong những năm qua: Sử dụng mô hình tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc, chỉ ra những thành tựu kinh tế, đánh giá ảnh hưởng đóng góp của các yếu tố tăng trưởng vào những thành tựu này, nhận định những điều chưa hòan thiện của nền kinh tế Hàn Quốc. • Phần 3 - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam So sánh tương quan giữa tăng trưởng kinh tế của Việt NamHàn Quốc dựa trên các chỉ số tăng trưởng, GDP, đồng thời so sánh mức độ khác nhau trong sự đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng của 2 quốc gia; rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. IV. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu: Tăng trưởng kinh tế luôn là vấn đề quan trọng nhất của phát triển kinh tế. Lịch sử phát triển kinh tế học - tức là mặt lý thuyết kinh tế - có thể nói chính là những nấc thang phát triển của quá trình nhận thức, phân tích bản chất của tăng trưởng kinh tế. Về mặt thực tiễn, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, quay trở lại nghiên cứu những giá trị cốt lõi, bản chất của tăng trưởng kinh tế chính là một cách hiệu quả và thông minh để nhìn nhận khách quan hơn, đúng đắn hơn những nguyên nhân thất bại hiện tại của nền kinh tế và tìm ra chiến lược khôi phục kinh tế đúng đắn nhất của mỗi quốc gia và của nền kinh tế toàn cầu. V. Acknowledgment: Chúng em xin chân thành cảm ơn cô giáo Lương Thị Ngọc Oanh đã giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình học tập bộ môn Kinh tế phát triển, cũng như những chỉ dẫn, gợi ý, giải đáp, phản hồi thông tin rất thiết thực và bổ ích để chúng em hoàn thành được đề tài này. 4 Nguồn lực cho sự tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc Việt Nam Nhóm 3 - K45E NỘI DUNG CHÍNH I. Lý thuyết về các nguồn lực của tăng trưởng kinh tế: 1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại: Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại thống nhất với lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái tân cổ điển, khi cùng cho rằng tổng mức cung của nền kinh tế được xác định bởi các yếu tố đầu vào của sản xuất, đó là lao động, vốn sản xuất, tài nguyên thiên nhiên, và khoa học và công nghệ (K, L, R, T): Y = f (L, K, R, T ) Đồng thời, 2 lý thuyết này cũng thống nhất với kiểu phân tích của hàm sản xuất Cobb-Douglas về sự tác động của các yếu tố đến tăng trưởng: Y = T . K α . L β . R γ a. Vốn (K): Là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Vốn sản xuất đứng trên góc độ vĩ mô có liên quan đến tăng trưởng kinh tế được đặt ra ở khía cạnh vốn vật chất chứ không phải dưới dạng tiền (giá trị), nó là toàn bộ tư liệu vật chất được tích lũy lại của nền kinh tế và bao gồm: nhà máy, thiết bị, máy móc, nhà xưởng và các trang thiết bị được sử dụng như những yếu tố đầu vào trong sản xuất. Ở các nước phát triển, sự đóng góp của vốn sản xuất vào tăng trưởng kinh tế thường chiếm tỷ trọng cao nhất. Đó là sự thể hiện của tính chất tăng trưởng theo chiều rộng. Tuy vậy tác động của yếu tố này đang có xu hướng giảm dần và được thay thế bằng các yếu tố khác. b. Lao động (L): Là 1 trong các yếu tố đầu vào của sản xuất. Trước đây, người ta chỉ quan niệm lao động là yếu tố vật chất đầu vào giống như yếu tố vốn, và được xác định bằng số lượng nguồn lao động của mỗi quốc gia (có thể tính bằng đầu người hay thời gian lao động). Tuy nhiên, những mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại gần đây đã nhấn mạnh đến khía cạnh phi vật chất của lao động gọi là vốn nhân lực - đó là các lao động có kỹ năng sản xuất, lao động có thể vận hành được máy móc thiết bị phức tạp, những lao động có sáng kiến và phương pháp mới trong hoạt động kinh tế. Hiện nay, tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển được đóng góp nhiều bởi quy mô, số lượng lao động, yếu tố vốn nhân lực còn có vị trí chưa cao do trình độ và chất lượng lao động ở các nước này còn thấp. 5 Nguồn lực cho sự tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc Việt Nam Nhóm 3 - K45E c. Tài nguyên thiên nhiên, đất đai (R): Là 1 trong các yếu tố đầu vào của sản xuất. Đất đai là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và là yếu tố không thể thiếu được trong việc thực hiện bố trí các cơ sở kinh tế thuộc các ngành công nghiệp, dịch vụ. Tài nguyên thiên nhiên từ trong lòng đất, không khí, từ rừng và biển được chia ra làm: tài nguyên vô hạn và không thể thay thế, tài nguyên có thể tái tạo và tài nguyên không thể tái tạo. Trong nền kinh tế hiện đại người ta đã tìm cách thay thế để khắc phục mức độ khan hiếm của tài nguyên và đất đai trong quá trình tăng trưởng kinh tế, hơn nữa sản phẩm quốc dân và mức tăng của nó không phụ thuộc nhiều vào dung lượng tài nguyên thiên nhiên và đất đai. Tuy vậy, tài nguyên thiên nhiên và đất đai vẫn là nhân tố không thể thiếu được của nhiều quá trình sản xuất, nhất là các nước đang phát triển. d. Tiến bộ công nghệ kỹ thuật (T): Công nghệ kỹ thuật được coi là nhân tố tác động ngày càng mạnh đến tăng trưởng trong điều kiện hiện đại. Yếu tố công nghệ kỹ thuật được hiểu đầy đủ theo 2 dạng: • Thứ nhất, đó là những thành tựu kiến thức, tức là nắm bắt kiến thức khoa học, nghiên cứu đưa ra những nguyên lý, thử nghiệm về cải tiến sản phẩm, quy trình công nghệ hay thiết bị kỹ thuật. • Thứ hai, là sự áp dụng phổ biến các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm và thực tế nhằm nâng cao trình độ phát triển chung của sản xuất. 2. Những quan điểm mới hiện nay về các nguồn lực của tăng trưởng kinh tế: Các quan điểm tăng trưởng kinh tế hiện nay thường không nói đến nhân tố tài nguyên đất đai với tư cách là biến số của hàm tăng trưởng kinh tế, với 2 lý do sau: • Họ cho rằng đất đai là yếu tố cố định, còn tài nguyên thì có xu hướng giảm dần trong quá trình khai thác. • Mặt khác, những yếu tố tài nguyên và đất đai đang được sử dụng có thể gia nhập dưới dạng yếu tố vốn sản xuất (K). Các quan điểm tăng trưởng kinh tế hiện nay nhấn mạnh rằng 3 nguồn lực trực tiếp tác động đến tăng trưởng kinh tế là: Vốn (K), Lao động (L), và Năng suất các nhân tố tổng hợp TFP (Total factor productivity), trong đó: • Vốn (K) và Lao động (L) được xem như là các yếu tố vật chất có thể lượng hóa được mức độ của nó đến tăng trưởng kinh tế, và được coi là những nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng. • Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP): là một chỉ tiêu phản ánh tổng hợp hiệu quả các nhân tố tham gia vào quá trình sản xuất và được đo lường bằng tỷ số giữa đầu ra (được tính theo giá so sánh) với mức kết hợp có quyền số giữa các đầu vào: 6 Nguồn lực cho sự tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc Việt Nam Nhóm 3 - K45E X Y TFP = Trong đó: Y: Tổng các đầu ra. X: Tổng có quyền số của tất cả đầu vào. Khi hàm sản xuất chỉ có 2 nhân tố vốn (K) và lao động (L) theo dạng: Y t = A t .f [K t , L t ] 2 , thì A t trong mô hình này chính là TFP. Trong hàm sản xuất Cobb-Douglas: Y = A . K α . L 1-α , thì A cũng chính là TFP hay: αα − == 1 LK Y ATFP TFP phản ánh hiệu quả của các nguồn lực được sử dụng vào sản xuất. Ngoài ra, TFP còn phản ánh hiệu quả do thay đổi công nghệ, trình độ tay nghề của công nhân, trình độ quản lý, thời tiết Nâng cao TFP tức là nâng cao hơn kết quả sản xuất với cùng đầu vào. Điều này là rất quan trọng đối với người lao động, doanh nghiệp và toàn nền kinh tế. Đối với người lao động, nâng cao TFP sẽ góp phần nâng lương, nâng thưởng, điều kiện lao động được cải thiện, công việc ổn định hơn. Đối với doanh nghiệp thì có khả năng mở rộng tái sản xuất. Còn đối với nền kinh tế sẽ nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế, nâng cao phúc lợi xã hội. Các nhân tố cơ bản của TFP: hiệu quả đầu tư (hay hiệu quả sử dụng vốn), chất lượng lao động (được thể hiện qua năng suất lao động xã hội), và tiến bộ khoa học công nghệ (T): • Hiệu quả đầu tư: được thể hiện thông qua Hệ số gia tăng vốn và đầu ra ICOR (Incremental Capital Output Ratio): tt tt t t YY KK Y K ICOR − − = ∆ ∆ = + + + + 1 1 1 1 (Trong đó: K là vốn, Y là sản lượng, (t+1) là kỳ báo cáo, t là kỳ trước)  ICOR càng nhỏ thì Hiệu quả đầu tư càng cao. • Năng suất lao động xã hội. • Tiến bộ khoa học kỹ thuật (T): đây chính là nhân tố cơ bản của TFP. Tiến bộ khoa học kỹ thuật có tác động tăng năng suất lao động xã hội và nâng cao hiệu quả đầu tư, thúc đẩy đóng góp của yếu tố TFP trong tăng trưởng. TFP thay đổi do một số nguyên nhân chủ yếu sau: • Thay đổi chất lượng lao động. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng lao động chính là việc đầu tư nguồn lực con người bằng chính sách giáo dục, đào tạo. 7 Nguồn lực cho sự tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc Việt Nam Nhóm 3 - K45E • Thay đổi cơ cấu vốn. • Thay đổi công nghệ. • Phân bố lại nguồn lực. • Trình độ quản lý • … TFP rất quan trọng trong phân tích kinh tế. Sự biến động TFP đã được Solow sử dụng đầu tiên nhằm phản ánh sự thay đổi công nghệ và giải thích sự tăng trưởng kinh tế. Từ đó về sau được các nhà kinh tế sử dụng rộng rãi và trở thành một chỉ tiêu không thể thiếu trong phân tích kinh tế.  Trong đề tài này, nhóm chúng tôi sẽ theo các quan điểm tăng trưởng kinh tế hiện nay, với 3 nguồn lực trực tiếp tác động đến tăng trưởng kinh tế là: Vốn (K), Lao động (L), và Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP). II. Thực trạng tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc: 1. Thành công của Hàn Quốc: Hàn Quốc từng là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Trong những năm sau cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 1953), Hàn Quốc đã nhanh chóng bắt tay vào quá trình phát triển kinh tế. Kết quả là, sau chưa đầy bốn thập kỷ, Hàn Quốc đã trở thành một trong những nước có nền kinh tế phát triển vượt bậc, trở thành một hiện tượng lạ được cả thế giới biết đến. Hiện nay, Hàn Quốc được biết đến là một trong bốn con rồng châu Á, là niềm tự hào và tương lai mà nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực luôn hướng tới. Tăng trưởng kinh tếHàn Quốc được phản ánh qua sự gia tăng không ngừng của GDP, cơ cấu kinh tế thay đổi về căn bản, chất lượng tăng trưởng được gắn liền với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Những vấn đề về môi trường, phúc lợi xã hội cũng được quan tâm ngay từ những thời kỳ đầu tiên của quá trình phát triển kinh tế. 1.1. Thành tựu trong phát triển kinh tế: Từ năm 1980 đến 2000, tốc độ tăng GDP của Hàn Quốc là tương đối cao và ổn định, dao động ở mức 6,5%/năm, mặc dù bị ảnh hưởng khá trầm trọng từ cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á. Sang giai đoạn 2001 - 2005, tốc độ tăng chững lại, nhưng vẫn duy trì ở mức từ 3 - 4%/năm. Bảng 1: Tốc độ tăng GDP của Hàn Quốc qua các thời kỳ: (%) Giai đoạn 1980-1984 1985-1989 1990-1994 1995-1999 2000-2005 Tốc độ tăng GDP 6,51 6,39 7,77 5,18 4,60 GDP tăng trưởng cao, kéo theo thu nhập bình quân đầu người cũng không ngừng được cải thiện. Năm 2005 GDP danh nghĩa của Hàn Quốc ước đạt khoảng 789 tỉ USD, GDP tính theo sức mua tương đương (PPP) ước đạt khoảng 1.097 tỉ USD. Thu 8 Nguồn lực cho sự tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc Việt Nam Nhóm 3 - K45E nhập bình quân đầu người tính theo GDP danh nghĩa và theo sức mua tương đương lần lượt là 16.270 USD và 22.620 USD (xếp thứ 33 và 34 thế giới). Sang đến năm 2008, tốc độ tăng trưởng của Hàn Quốc theo IMF chỉ đạt 4,1% và dự đoán năm 2009 con số này chỉ là 2% nhưng sự biến động này là biến động chung của thế giới. Nhìn chung nền kinh tế Hàn Quốc đã có những bước khởi sắc đáng kể trong những năm qua. Đó là sự cố gắng thành công của Hàn Quốc trong việc tìm ra hướng đi toàn diện nhất cho nền kinh tế nước nhà. Cụ thể hướng đi đó là gì? đi như thế nào? và kết quả ra sao? Các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc chính là câu trả lời. 1.2. Các nhân tố đến tăng trưởng cao của Hàn Quốc: 1.2.1. Các nhân tố kinh tế: Khi xét cơ cấu đầu tư các nguồn lực đầu vào cho tăng trưởng, Hàn Quốc được xem là nước có cơ cấu đầu tư cho các yếu tố tăng trưởng kinh tế bao gồm vốn vật chất, vốn con người (lao động), và năng suất các yếu tố tổng hợp (trong đó có khoa học công nghệ) khá cân bằng và hiệu quả. a. Yếu tố vốn: Trong vấn đề đầu tư vào tài sản vốn vật chất, mặc dù Hàn Quốcsự hỗ trợ khá lớn cho các nhà đầu tư, nhưng Hàn Quốc đã tiếp nhận có chọn lọc những sự hỗ trợ đó, với việc đã tập trung vốn vào một số ngành với thời hạn nhất định nhằm phát triển một số ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu. Các ngành được ưu tiên này đã trở thành đầu tàu của tăng trưởng và kéo theo sự phát triển của các ngành khác. Về đầu tư cho vốn con người, Hàn Quốc được xem là khá thành công. Chính phủ đã ưu tiên đầu tư nhiều cho giáo dục. Không chỉ thế, Hàn Quốc còn quan tâm đến vấn đề tăng chất lượng giáo dục, hay tăng hiệu quả của họat động đầu tư vào giáo dục. Theo các nhà kinh tế, trình độ đại học hoặc sau đại học mới đóng vai trò quan trọng cho việc phát triển công nghệ. Đặc điểm nổi bật là giáo dục đại học tạo ra năng lực đổi mới, cải tiến công nghệ cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể và tránh được các rủi ro từ sự thay đổi công nghệ ở bên ngoài. Ở Hàn Quốc, nhờ chất lượng bậc học phổ thông tốt nên tỷ lệ sinh viên đại học cao. Hiện tại, tỷ lệ học sinh vào đại học và cao đẳng của 9 Nguồn lực cho sự tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc Việt Nam Nhóm 3 - K45E Hàn Quốc cao nhất trong các nước Đông Á, với 60%. Ngoài ra, nhằm để công nghệ mới thâm nhập vào cuộc sống, đồng thời để đáp ứng yêu cầu đối với lao động kỹ năng cao trong thời đại công nghệ, Hàn Quốc tập trung nhiều hơn cho giáo dục đào tạo các lĩnh vực công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới. Tiếp đó, Chính phủ đã thành lập các viện nhà nước và các trung tâm nhà nước thực hiện chức năng đào tạo cán bộ khoa học - công nghệ. Hoạt động đầu tư như vậy được đánh giá là có hiệu quả khá tốt, đưa yếu tố khoa học công nghệ trở thành yếu tố đóng góp rất lớn vào tăng trưởng. Hàn Quốc thu được nhiều kết quả hơn và trình độ công nghệ ở mức cao hơn các quốc gia khác trong khu vực Đông Á (trừ Nhật Bản) là do các tập đoàn kinh tế lớn như Sam Sung, Deawoo, LG, Hyundai… đã đầu tư nguồn tài chính lớn cho R&D. Nhờ chất lượng lao động được nâng cao, đầu tư hiệu quả cho khoa học công nghệ mà yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp đang không ngừng đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng của Hàn Quốc. Ngoài ra, hiệu quả đầu tư khá cao của Hàn Quốc cũng là một nguyên nhân thúc đẩy TFP. Giai đoạn 1991 - 1995 ICOR bình quân của Hàn Quốc là 5,27, nhưng đến năm 1999 chỉ còn có 2,5. Nhờ những yếu tố trên, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Hàn Quốc trong thời gian gần đây cũng không ngừng nâng cao, thứ hạng năng lực cạnh tranh của Hàn Quốc trong bảng xếp hạng của WEF rất cao và liên tục tăng bậc. Năm 2004, xếp hạng năng lực cạnh tranh tăng trưởng là 29 (4,90 điểm) thì đến năm 2005 đã tăng 8 bậc lên vị trí 17 (5,07 điểm), với chỉ số công nghệ rất cao (năm 2004 ở vị trí thứ 9 - 5,18 điểm và năm 2005 ở vị trí thứ 7 - 5,26 điểm). Xếp hạng năng lực cạnh tranh kinh doanh của Hàn Quốc cũng khá khả quan với vị trí thứ 24 trong cả 2 năm 2004 và 2005. Về vấn đề tài nguyên thiên nhiên, tương tự như Nhật Bản, Hàn Quốc phụ thuộc vào các quốc gia khác về nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu lửa, quặng sắt, đồng, vàng, bạc và nhiều tài nguyên khác rất cần thiết cho quá trình công nghiệp hóa. Tài nguyên thiên nhiên của Hàn Quốc chỉ có các con sông lớn tiềm năng để phát triển năng lượng thủy điện. Diện tích đất trồng trọt chiếm 20,5% tổng diện tích của Hàn Quốc trong khi đó ở Nhật Bản là 13,3%. Nguồn đá vôi vô tận dùng để chế biến xi măng của Hàn Quốc đã giúp quốc gia này phát triển ngành xây dựng trong nước và bành trướng các công ty xây dựng của mình tới tận Trung Đông vào những năm 70. Doanh thu từ ngành xây dựng ở Trung Đông đã tạo điều kiện cho nền kinh tế Hàn Quốc thoát khỏi cú sốc dầu lửa đầu tiên và thanh toán phần lớn nợ nước ngoài của Hàn Quốc đầu thập kỷ 70. Cũng giống như nhiều quốc gia Châu Á nông nghiệp là một ngành quan trọng của Hàn Quốc thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa con người và đất đai. Nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của hơn 5 triệu người Hàn. Tuy vậy, các nông hộ của Hàn Quốc phải canh tác trên những mảnh đất nhỏ hẹp. Diện tích đất canh tác trung bình của các hộ nông dân Hàn Quốc là 1,28 héc-ta, thấp hơn rất nhiều lần so với diện tích đất canh tác của các nông hộ Mỹ. Nếu không tính các nước như Hồng Kông, Singapo, thì Hàn Quốc là quốc gia có diện tích đất canh tác theo hộ nhỏ nhất trên thế giới. Do diện tích đất trồng trọt hạn hẹp buộc nông dân Hàn Quốc phải canh tác đất đai của họ một cách có hiệu quả và tận dụng tăng năng suất nông nghiệp ở mức tối đa. 10 [...]... ẩn cho sự đổ vỡ của thị trường tài chính trong giai đoạn khủng hoảng tài chính - tiền tệ giai đoạn hiện nay III Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: 1 So sánh tăng trưởng kinh tế của Việt Nam với Hàn Quốc: 1.1 So sánh về tốc độ tăng trưởng kinh tế (thông qua tốc độ tăng trưởng GDP):  Việt Nam: 17 Nguồn lực cho sự tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc Việt Nam Nhóm 3 - K45E Bảng 4: Tốc độ tăng GDP của Việt Nam. .. Outlook (từ 2001 đến 2007) (cho các giai đoạn tương ứng) 19 Nguồn lực cho sự tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc Việt Nam  Nhận xét: 20 Nhóm 3 - K45E Nguồn lực cho sự tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc Việt Nam • • Nhóm 3 - K45E Năm 1986 đánh dấu quá trình đổi mới kinh tếViệt Nam, từ chỗ hầu như không có tăng trưởng trong giai đoạn 1976 1985, bước sang giai đoạn 1986 1990, nền kinh tế đã có dấu hiệu phục... Trên thực Hàn Quốc theo đuổi một nền kinh tế thị trườngsự điều chỉnh của chính phủ Mặc dù chính phủ Hàn Quốc can thiệp sâu vào nền kinh tế nhưng không hề gây ra sự cản trở nào, hay khu vực kinh tế yếu kém nào cần trợ cấp lớn của nền kinh tế 27 Nguồn lực cho sự tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc Việt Nam Nhóm 3 - K45E Chính phủ Hàn Quốc đã sử dụng quyền lực thực sự của mình để thúc đẩy nền kinh tế thị... điều kiện thuận lợi cho mở rộng sản xuất, xuất khẩu và phát triển kinh tế Chính phủ Hàn Quốc luôn ban hành và thực thi nhiều chính sách nhằm phát triển nguồn lực, tận dụng tối đa những nguồn vốn đầu tư tạo tiền đề và nền tảng vững chắc cho quá trình tăng trưởng kinh tế của mình a Những chính sách đầu tư vào nguồn nhân lực: 13 Nguồn lực cho sự tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc Việt Nam Nhóm 3 - K45E Trước... nhiều điều mà Hàn Quốc đã làm được và có thể thoát ra khỏi tình trạng kinh tế lạc hậu, kém phát triển và thoát ra khỏi danh sách các nước nghèo nhất thế giới 31 Nguồn lực cho sự tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc Việt Nam Nhóm 3 - K45E Tài liệu tham khảo 1 Giáo trình Kinh tế phát triển - Trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) NXB Lao động-Xã hội - 2006 2 Chất lượng tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc - Trung tâm... cho mọi người và tăng cường lợi ích kinh tế cho hầu hết dân chúng, tránh sự phân hóa lớn, gây mất ổn định xã hội Bộ mặt đất nước và mức sống của dân cư Hàn Quốc qua 3 thập kỷ tăng trưởng kinh tế cho thấy hiệu quả của việc thực hiện chính sách tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc với các mục tiêu công bằng xã hội 2 Những vấn đề còn tồn tại trong chất lượng tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc: Cùng với những thành... kinh tế cho việc duy trì trật tự và kỷ cương trong kinh tế Cải cách hành chính, làm trong sạch bộ máy nhà nước nhằm ngăn ngừa sự làm giàu bất hợp pháp; chống tham nhũng và phát huy dân chủ cũng là những giải pháp nhằm tạo lập cơ sở xã hội và thể chế tăng trưởng trong công bằng 30 Nguồn lực cho sự tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc Việt Nam Nhóm 3 - K45E KẾT LUẬN Với nhiều nét tương đồng với Việt Nam, Hàn. .. sử dụng nguồn vốn của mình một cách hợp lý và thực sự đã giúp Hàn Quốc tạo ra được nội lực cho sự phát triển của mình… c Môi trường xã hội công bằng: Nét nổi bật và cũng là một nguồn lực cho tăng trưởng kinh tếHàn Quốc về khía cạnh phi kinh tế chính là về đời sống xã hội của quốc gia này Hàn Quốc luôn được biết đến là một quốc gia có sự công bằng rất lớn trong xã hội, điều mà ít nền kinh tế thị trường... lực cơ bản cho tăng trưởng Trong khi đó, động lực cơ bản cho tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc là năng suất các yếu tố tổng hợp TFP 2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: 2.1 Chất lượng tăng trưởng trong kinh tế: Nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, đảm bảo tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, trong thời gian tới, định hướng cho tăng trưởng của nước ta là phải không ngừng nâng cao tỷ trọng... chỉ số này có sự suy giảm do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, tuy nhiên trung bình cho giai 11 Nguồn lực cho sự tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc Việt Nam Nhóm 3 - K45E đoạn 1980 2000, TFP vẫn chiếm 39,96% tăng trưởng của Hàn Quốc Mặc dù so với các nước phát triển, chỉ số TFP của Hàn Quốc vẫn là thấp, nhưng trong tương quan với các nước trong khu vực, chỉ số TFP của Hàn Quốc là khá khả . học kinh nghiệm cho Việt Nam: 1. So sánh tăng trưởng kinh tế của Việt Nam với Hàn Quốc: 1.1. So sánh về tốc độ tăng trưởng kinh tế (thông qua tốc độ tăng trưởng GDP):  Việt Nam: 17 Nguồn lực cho. Nguồn lực cho sự tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc – Việt Nam Nhóm 3 - K45E TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ******************** ĐỀ TÀI: CÁC NGUỒN LỰC TẠO RA SỰ TĂNG. trưởng kinh tế của Việt nam với Hàn Quốc: 17 1.1. So sánh về tốc độ tăng trưởng kinh tế: 17 1.2. So sánh về sự đóng góp của các nguồn lực vào tăng trưởng kinh tế: 21 2. Bài học kinh nghiệm cho Việt

Ngày đăng: 31/03/2014, 16:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w