Nâng cao hiệu quả của các biện pháp phòng chống tham nhũng:

Một phần của tài liệu Nguồn lực cho sự tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc – Việt Nam (Trang 26 - 27)

III. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

2.2.3.Nâng cao hiệu quả của các biện pháp phòng chống tham nhũng:

1. So sánh tăng trưởng kinh tế của Việt nam với Hàn Quốc:

2.2.3.Nâng cao hiệu quả của các biện pháp phòng chống tham nhũng:

Trong công tác chống tham nhũng trước tiên phải nhằm vào những bộ ngành những bộ phận tham nhũng nhiều nhất.

Theo nguồn Ngân hàng Thế giới (WB) và Đảng cộng sản Việt Nam (năm 2005), thì những ngành có nguy cơ cao tại Việt Nam về tham nhũng là: quản lý nhà đất, hải quan, cảnh sát giao thông, cấp phép xây dựng, y tế, kế hoạch và đầu tư, giao thông công chính, cảnh sát kinh tế. Trong điều kiện nguồn lực có hạn, chống tham nhũng cần trước hết nhằm vào những ngành, bộ phận có tham nhũng, tránh dàn trải. Việc chống tham nhũng hiệu quả tại các ngành, các lĩnh vực này sẽ lan tỏa sang các lĩnh vực khác.

Từ kinh nghiệm của các nước trong đấu tranh chống tham nhũng:

Trước hết, có cơ chế phân quyền rõ ràng giữa cơ quan hành pháp, lập pháp và

tư pháp. Quốc hội được bầu theo nguyên tắc dân chủ, thực hiện quyền giám sát cần thiết, mạnh mẽ và tạo ra sự cân bằng giữa điều hành chính phủ và điều hành khối hành chính công. Để tăng cường chức năng kiểm soát, Quốc hội thành lập hệ thống kiểm toán nhà nước và thanh tra nhà nước. Riêng cơ quan thanh tra luôn tạo điều kiện để người dân gửi các thắc mắc, khiếu nại, kiến nghị của mình.

Thứ hai, cần thiết phải có bộ máy tư pháp độc lập. Tất cả các công dân, không

phân biệt giàu nghèo, khi đã ra đến tòa án đều được đảm bảo có sự công bằng trong xét xử và tòa án được nhân dân tin tưởng.

Thứ ba, có hệ thống truyền thông tự do đóng vai trò quyết định trong việc

đảm bảo quản trị một cách dân chủ. Các bộ luật về “Tự do thông tin” và “Bộ luật về quản lý công” đảm bảo tính minh bạch và khả năng tiếp cận các thông tin chung là một yếu tố quan trọng. Thông tin về ngân sách nhà nước được công khai và có thể dễ dàng nắm bắt.

Thứ tư, nền tảng pháp luật vững vàng được thể hiện qua hình thức lập pháp

với các quy chế và quy định rõ ràng đảm bảo tính ổn định của bộ máy hành chính công và chất lượng dịch vụ liên quan. Nhận định cá nhân cảm tính và việc sử dụng quyền lực tùy tiện được giảm thiểu tới mức tối đa có thể. Nếu phát hiện tham nhũng thì có những quy định pháp luật rõ ràng thuận lợi cho việc điều tra và xét xử sau đó.

Thứ năm, có đội ngũ công chức nhà nước chuyên nghiệp được hướng dẫn bởi

các quy tắc đạo đức rõ ràng về chống tham nhũng, đồng thời có hệ thống tiền lương đảm bảo cho các công chức nhà nước có thu nhập tốt và thỏa đáng để họ có thể yên tâm cống hiến thời gian và năng lực cho công việc.

Một phần của tài liệu Nguồn lực cho sự tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc – Việt Nam (Trang 26 - 27)