Bài soạn lớp 4 theo chuẩn KTKN và phân hóa đối tượng học sinh.
. Tuần 29 Thứ ba ngày 1 tháng 4 năm 2014 Tiết 1: Tập làm văn ÔN TẢ CÂY CỐI I. MỤC TIÊU : Giúp HS - Ôn tập củng cố văn tả cây cối: viết được bài văn với đủ ba phần: mở bài, thân bài và kết bài trong bài văn tả cây cối. - Luyện kĩ năng viết bài văn đủ nội dung, cách dùng từ đặt câu, cách diễn đạt… - HS ham thích học TLV. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Một số tranh về cây cối. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Giới thiệu bài: 2. Nội dung: HD HS ôn tập 1. Hướng dẫn HS nhắc lại kiến thức. + Nêu cấu tạo của bài văn tả cây cối? + Nội dung của phần mở bài là gì? + Nội dung của phần thân bài là gì? + Nội dung của phần kết bài là gì? - Gv chốt lại cấu tạo bài văn tả cây cối. 2. Thực hành . - GV hướng dẫn HS làm đề văn sau: Đề bài: Em hãy tả một cây cảnh mà em thích. - HDHS xác định yêu cầu của đề bài. + Đề bài yêu cầu làm gì? + Nội dung chính gồm mấy ý chính ? Là những ý nào? - Tả bao quát - Tả chi tiết từng bộ phận của cây hoặc tả sự phát triển của cây theo thời gian. - Ích lợi của cây… + Lưu ý sử dụng một số biện pháp tu từ. - HS tiến hành làm vào vở. - HS làm xong GV cho HS đọc bài của mình. - Cả lớp theo dõi, nhận xét. - GV nhận xét chung. 3-Củng cố - Dặn dò : - Nhắc lại cách làm bài văn tả cây cối. - Nhận xét giờ học. - HS nêu miệng, cả lớp theo dõi, bổ sung. - 1HS đọc đề, lớp đọc thầm - 1HS nêu y/c đề bài. - 1HS nêu miệng. - HS suy nghĩ, làm bài vào vở - Một số em đọc bài của mình trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét. Tiết 2: Toán TÌM HAI SỐ KHI BIẾT HIỆU VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ I. MỤC TIÊU - Học sinh biết cách giải bài toán " Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó". - Biết vận dụng vào giải bài tập. - Rèn kĩ năng giải toán cho học sinh. * Bài tập cần làm: Bài 1 ( Các bài còn lại nếu không còn thời gian chuyển sang tiết tăng) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK toán 4 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu bài giải bài 5/149. - Một số Hs nêu miệng, lớp nx, bổ sung. - Gv nx chữa bài, ghi điểm. 3. Bài mới. Bài toán 1: Gv chép bài toán lên bảng. - Hs đọc đề toán. - Gv hỏi Hs để vẽ được sơ đồ bài toán: Số bé: Số lớn: - Tổ chức Hs suy nghĩ tìm cách giải bài - HS trao đổi theo cặp. - Nêu các bước giải bài toán: - Gv tổ chức Hs nêu bài giải: - Hs nêu: Tìm hiệu số phần bằng nhau; tìm giá trị một phần; Tìm số bé, tìm số lớn. Bài toán 2. Gv ghi đề toán lên bảng: - Hs đọc đề. - Tổ chức Hs trao đổi cách giải bài toán: - Trao đổi theo nhóm 2. - Nêu cách giải bài toán: - Tìm hiệu số phần bằng nhau; Tìm chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật. - Giải bài toán vào nháp: - Cả lớp làm bài, 1 HS lên bảng giải bài. - Gv cùng HS chữa bài và trao đổi, tìm cách giải bài toán tìm hai số khi Bài giải Ta có sơ đồ: Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 7 - 4 = 3 (phần) Chiều dài hình chữ nhật là: 12 : 3 x 7 = 28 (m) Chiều rộng hình chữ nhật là: 28 - 12 = 16 (m). Đáp số: Chiều dài: 28 m Chiều rộng: 16m. *) Luyện tập Bài 1. - Hs đọc yêu cầu bài. - Gv tổ chức Hs trao đổi và đưa ra cách giải bài toán: - Hs trao đổi cả lớp. Bài giải Ta có sơ đồ: Số thứ nhất: 123 Số thứ hai: Hiệu số phần bằng nhau là: 5 - 2 = 3 (phần) Số bé là: 123 :3 x 2 = 82 Số lớn là: 123 + 82 = 205 Đáp số: Số bé: 82 Số lớn: 205 *Bài 2,3: Học sinh tự làm bài - Lớp làm bài vào vở, 2 Hs lên bảng chữa bài. - GV cùng Hs nx, chữa bài. 3. Củng cố - Dặn dò: - Nêu cách tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. - Nhận xét tiết học, Tiết 3: Chính tả AI NGHĨ RA CÁC CHỮ SỐ 1,2,3,4 ? I. MỤC TIÊU - HS nghe và viết đúng bài chính tả; trình bày đúng bài báo ngắn có các chữ số. - Làm đúng BT3 (kết hợp đọc lại các mẩu chuyện sau khi hoàn chỉnh BT). Viết đúng các chữ số có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: tr/ch; êt/êch. - GDHS có ý thức rèn chữ viết đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phiếu học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết. - Đọc bài chính tả: - 1 Hs đọc to. - Đọc thầm đoạn văn: - Cả lớp đọc thầm. - Mẩu chuyện có nội dung gì? - Mẩu chuyện nhằm giải thích các chữ số 1,2,3,4, không phải do người ả Rập nghĩ ra mà đó là do một nhà thiên văn học người ấn Độ khi sang Bát- đa đã ngẫu nhiên truyền bá 1 bảng thiên văn có các chữ số ấn Độ. - Tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết bài? - Hs tìm và nêu, lớp viết : VD: ả - rập, Bát - đa, dâng tặng, truyền bá rộng rãi, - Viết chính tả: Gv đọc cho HS viết: - HS viết bài. - Gv đọc toàn bài. - HS soát lỗi. - Gv thu chấm một số bài: - HS đổi chéo vở soát lỗi. - Gv cùng HS nx chung, ghi điểm. Bài tập. Bài 2a. - Hs đọc yêu cầu bài. - Tổ chức HS thi làm bài tập nhanh theo nhóm 4: - Các nhóm thi làm bài vào phiếu. - Trình bày: - Đại diện các nhóm lên dán phiếu và trình bày. Lớp nx bổ sung, trao đổi. - Gv nhận xét chung, ghi điểm, khen nhóm làm bài tốt. 3. Củng cố - Dặn dò: - Nêu cách viết một bài chính tả thể loại văn xuôi? - Ghi nhớ các từ khó viết để viết đúng chính tả. - VD: Chai, trai, chàm, chan, trâu, trăng, chân.