§Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù 18 T¹p chÝ luËt häc Ths. NguyÔn ViÖt C−êng * ộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) có một chương (Chương III) với 14 điều quy định về thẩm quyền của toà án. Khác với các văn bản pháp luật tố tụng được ban hành trước đó, BLTTDS chia các việc thuộc thẩm quyền của toà án thành các tranh chấp, các yêu cầu về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và quy định liệt kê các tranh chấp, yêu cầu này thuộc thẩm quyền của toà án. Việc quy định này thuận lợi cho cơ quan, người tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng dễ dàng xác định được vụ việc dân sự nào thuộc thẩm quyền của toà án. Tuy nhiên, việc liệt kê cũng dẫn đến tình trạng không liệt kê hết được những quan hệ tranh chấp phát sinh trong thực tế. Do vậy, muốn xác định tranh chấp, yêu cầu nào khác thuộc thẩm quyền của toà án phải căn cứ vào các quy định ở văn bản pháp luật khác có quy định về vấn đề này. 1. Những tranh chấp, yêu cầu dân sự thuộc thẩm quyền của toà án Khác với quy định tại Điều 10 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, các điều 25, 26 BLTTDS đã quy định tách những tranh chấp, những yêu cầu về hôn nhân và gia đình trong những điều luật khác và loại những việc khiếu nại cơ quan hộ tịch về việc từ chối đăng ký hoặc không chấp nhận yêu cầu sửa đổi những điều ghi trong giấy tờ về hộ tịch, những khiếu nại về danh sách cử tri khỏi những tranh chấp, những yêu cầu về dân sự. Những loại việc này sẽ được giải quyết theo tố tụng hành chính. Điều 25 BLTTDS đã quy định cụ thể hơn về những tranh chấp về dân sự, trong đó có những tranh chấp mà Điều 10 Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án dân sự chưa quy định như tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam. Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam đã được Luật quốc tịch Việt Nam (LQTVN) quy định do toà án giải quyết theo thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (Điều 40 khoản 2 LQTVN). Song thực tế đến nay chưa có tranh chấp nào đưa đến toà án giải quyết. Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam là việc tranh chấp giữa người cha và người mẹ trong đó có một bên là người không có quốc tịch, người có quốc tịch nước ngoài với một bên là người có quốc tịch Việt Nam hay giữa người cha và người mẹ là người không có quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam về quốc tịch của người con (Điều 17 LQTVN). Đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Theo quy định của Luật đất đai năm 2003 thì thẩm quyền của toà án được mở rộng hơn so với quy định của Luật đất đai năm 1993. Toà án không những có thẩm quyền giải quyết các B * Chánh toà Toà lao động Toà án nhân dân tối cao §Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù T¹p chÝ luËt häc 19 tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật đất đai năm 1987, 1993, 2003 mà còn có thẩm quyền giải quyết cả những tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng đã có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2, 5 Điều 50 Luật đất đai năm 2003. Ngoài ra, Luật đất đai năm 2003 còn quy định đây là thẩm quyền giải quyết tranh chấp của toà án là có điều kiện. Theo Điều 136 Luật đất đai năm 2003 chỉ những tranh chấp về quyền sử dụng đất đã được ủy ban nhân dân cấp xã hoà giải nhưng các đương sự không nhất trí được với nhau mới có quyền khởi kiện ra toà án. Vì vậy, Công văn số 116/2004/KHXX ngày 22/7/2004 của Toà án nhân dân tối cao đã nêu: Các tranh chấp về quyền sử dụng đất chưa qua ủy ban nhân dân cấp xã hoà giải nếu đương sự khởi kiện tại toà án thì toà án phải trả lại đơn cho đương sự. Tuy nhiên, Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực từ ngày 1/7/2004 vì vậy những vụ việc tranh chấp đất đai toà án đã thụ lý trước ngày 1/7/2004 thì vẫn tiếp tục giải quyết không phải trả lại đơn cho đương sự. Một vấn đề đặt ra có phải tất cả các tranh chấp về đất đai như tranh chấp về hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng cho thuê đất, thừa kế về đất đai… đều phải qua ủy ban nhân dân cấp xã hoà giải hay chỉ có một số loại tranh chấp đất đai như tranh chấp ranh giới, tranh chấp về hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp mới phải qua ủy ban nhân dân cấp xã hoà giải trước khi khởi kiện ra toà án. Vấn đề này hiện có 2 loại ý kiến khác nhau. Ý kiến thứ nhất cho rằng Điều 135, 136 Luật đất đai năm 2003 và Nghị định số 181/2004/NĐ ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đất đai không chỉ rõ loại tranh chấp nào phải qua ủy ban nhân dân cấp xã hoà giải, hơn nữa hoà giải là cơ hội tốt để các bên tranh chấp có điều kiện thỏa thuận giải quyết việc tranh chấp, không những giải quyết được mâu thuẫn giữa các bên tranh chấp mà còn góp phần bảo đảm đoàn kết trong khu dân cư, góp phần giữ gìn trật tự an ninh xã hội, vì vậy tất cả các tranh chấp đất đai đều cần phải qua ủy ban nhân dân cấp xã hoà giải trước khi khởi kiện đến toà án. Ý kiến thứ hai cho rằng khoản 6 Điều 105 Luật đất đai năm 2003 quy định quyền của người sử dụng đất là “khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai” và Điều 135 Luật đất đai năm 2003 quy định: “Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai”. Với các quy định trên thì ủy ban nhân dân cấp xã chỉ hoà giải những tranh chấp liên quan đến quyền đối với đất đai như tranh chấp về mốc giới đất, về thừa kế đất còn các tranh chấp khác không liên quan đến việc phải xác định ranh giới đất như tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thế chấp quyền sử dụng đất, cho thuê quyền sử dụng đất… thì không nhất thiết phải qua ủy ban cấp xã hoà giải. Chúng tôi đồng tình với quan điểm thứ hai vì nếu theo quan điểm thứ §Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù 20 T¹p chÝ luËt häc nhất thì có những tranh chấp ủy ban cấp xã không thể hoà giải được. Ví dụ: Hai bên mua bán đất mà đất đó nằm trong quy hoạch, sau khi ký kết hợp đồng, người mua mới phát hiện ra nên yêu cầu hủy hợp đồng hay đất do lấn chiếm mà có, các bên mua bán với nhau, sau đó bị Nhà nước thu hồi, người mua yêu cầu hủy hợp đồng, lấy lại tiền… hay việc ly hôn trong đó có tranh chấp về quyền sử dụng đất, toà án chưa giải quyết quan hệ hôn nhân thì uỷ ban làm sao có thể hoà giải về tranh chấp quyền sử dụng đất. Đối với tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, trước khi có BLTTDS thì loại tranh chấp này là những tranh chấp dân sự vì Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế không quy định giải quyết loại tranh chấp này. Nay BLTTDS phân loại tranh chấp này thành hai loại tranh chấp về dân sự và tranh chấp về kinh doanh, thương mại. Những tranh chấp về sở hữu trí tuệ, bao gồm tranh chấp về quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp. Vì vậy, chỉ những tranh chấp về quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp mà các bên tranh chấp không cùng có mục đích lợi nhuận thì mới thuộc nhóm tranh chấp dân sự. Đối với những tranh chấp về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ mà cả hai bên đều có mục đích lợi nhuận thì không phải là tranh chấp dân sự. Thông tư liên tịch số 01/2001/TANDTC- VKSNDTC-BVHTT Ngày 25/12/2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ văn hóa thông tin hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền tác giả tại toà án nhân dân có liệt kê 6 loại tranh chấp được giải quyết theo thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Thông tư này có trước BLTTDS, vì vậy, có những loại tranh chấp được nêu trong Thông tư này cần phải xem xét lại như các tranh chấp về quyền tác giả đối với phần mềm máy tính giữa người cung cấp tài chính hoặc các điều kiện vật chất có tính quyết định cho việc xây dựng, phát triển phần mềm máy tính với người thiết kế, xây dựng phần mềm máy tính. Tranh chấp này theo chúng tôi chỉ khi người cung cấp tài chính cho người xây dựng phần mềm máy tính để nhận được một sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của họ, không dùng sản phẩm đó và mục đích kinh doanh thì tranh chấp này mới thuộc nhóm tranh chấp dân sự. Còn nếu người cung cấp tài chính dùng sản phẩm phần mềm máy tính vào phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh thì tranh chấp này không còn là tranh chấp dân sự. 2. Những tranh chấp, yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của toà án Kế thừa các quy định trong pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, Pháp lệnh công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của toà án nước ngoài, Điều 27, 28 BLTTDS đã liệt kê tất cả các tranh chấp, yêu cầu về hôn nhân và gia đình mà toà án đã và đang giải quyết. Trong đó có 5 loại tranh chấp và 6 loại yêu cầu cụ thể, ngoài ra còn có tranh chấp và yêu cầu khác do pháp luật quy định. Nhìn chung những quy định tại Điều 27, 28 BLTTDS khá rõ, chỉ còn một vài vấn đề không lớn hiện còn đang có những ý kiến khác nhau, đó là: - Việc xác nhận cha, mẹ cho con. §Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù T¹p chÝ luËt häc 21 Điều 65 Luật hôn nhân và gia đình quy định: “Con có quyền xin nhận cha, mẹ của mình kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết”. Trong trường hợp cha, mẹ còn sống nếu người con yêu cầu xin nhận cha, mẹ hoặc cha, mẹ yêu cầu nhận con nếu không có sự tranh chấp thì thuộc thẩm quyền của cơ quan hộ tịch giải quyết, nếu có sự tranh chấp sẽ do toà án giải quyết. Vấn đề đặt ra người con xin xác nhận cha, mẹ mà người cha, người mẹ họ đã chết thuộc thẩm quyền của toà án hay thuộc thẩm quyền của cơ quan hộ tịch. Theo chúng tôi điểm 5 Điều 27 BLTTDS đã quy định chỉ khi có tranh chấp về việc xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ mới thuộc thẩm quyền của toà án. Vì vậy, nếu việc người con xin xác nhận cha, mẹ mà cha, mẹ đã chết không có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền của cơ quan hộ tịch. Thông thường khi cha, mẹ còn sống, con xin nhận cha, mẹ hoặc ngược lại, nếu có tranh chấp thì là tranh chấp giữa người xin nhận với người có quyền đồng ý hay không đồng ý nhận, tức giữa con với cha, mẹ. Còn trong trường hợp cha, mẹ đã chết mà con xin nhận cha, mẹ, theo chúng tôi vẫn có thể xảy ra tranh chấp giữa người xin nhận cha, mẹ với những người có quyền lợi liên quan, do vậy, toà án vẫn có thẩm quyền giải quyết. Ví dụ: Tranh chấp giữa những người xin nhận cha, mẹ với những người của người được nhận là cha, mẹ đã chết. - Vợ chồng không đăng ký kết hôn, nay họ thỏa thuận được cả ba mối quan hệ hôn nhân, con cái, tài sản và yêu cầu toà án công nhận, đây là yêu cầu hay tranh chấp về hôn nhân và gia đình. Điểm 2 Điều 28 BLTTDS quy định: “Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn; nuôi con, chia tài sản khi ly hôn”. Việc công nhận thuận tình ly hôn là đối với hôn nhân phải có đăng ký kết hôn. Nam nữ sống với nhau như vợ chồng không có đăng ký kết hôn cần phân biệt, nếu quan hệ vợ chồng xác lập trước ngày 3/1/1987 mà không đăng ký kết hôn thì theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội khóa X không bắt buộc phải đăng ký kết hôn, do đó nếu họ đã thỏa thuận được cả ba quan hệ hôn nhân, con cái, tài sản và yêu cầu toà án công nhận thuận tình ly hôn thì đây là việc yêu cầu về hôn nhân gia đình. Nếu nam nữ sống chung như vợ chồng từ ngày 3/1/1987 đến nay vẫn chưa đăng ký kết hôn thì theo Luật hôn nhân gia đình năm 2000 và Nghị quyết số 35/2000/QH không được coi đó là quan hệ vợ chồng, vì vậy, phải coi trường hợp này là vụ án về hôn nhân gia đình bằng bản án toà án tuyên không công nhận quan hệ vợ chồng. 3. Những tranh chấp, yêu cầu kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền của toà án 3.1. Những tranh chấp về quan hệ tài sản Khác Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ an kinh tế, BLTTDS không dùng khái niệm tranh chấp hợp đồng kinh tế mà dùng khái niệm tranh chấp kinh doanh thương mại. Để phân biệt giữa tranh chấp về dân sự và tranh chấp về kinh doanh thương mại §Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù 22 T¹p chÝ luËt häc trong các quan hệ về tài sản, khoản 1 Điều 29 BLTTDS lấy tiêu chí về đặc điểm và mục đích của chủ thể tranh chấp. Đó là tranh chấp phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận thì đó là tranh chấp kinh doanh thương mại tương ứng với vụ án kinh tế được quy định trong Luật tổ chức toà án nhân dân năm 2002. Như vậy, nếu tranh chấp phát sinh từ các quan hệ tài sản được liệt kê từ điểm a đến điểm o khoản 1 Điều 29 BLTTDS nhưng không thỏa mãn tiêu chí về đặc điểm và mục đích của các chủ thể tranh chấp, tức nếu cả 2 bên hoặc 1 trong 2 bên tranh chấp đều có đăng ký kinh doanh nhưng không có mục đích lợi nhuận thì tranh chấp đó vẫn là tranh chấp dân sự. Đây là sự khác biệt giữa quy định của BLTTDS với quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế. Vì Pháp lệnh lấy tiêu chí “các tranh chấp hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh” để xác định thẩm quyền. Với quy định tại Điều 29 BLTTDS, các tranh chấp giữa cơ quan nhà nước với tổ chức có tư cách pháp nhân phát sinh từ các giao dịch trước đây được coi là hợp đồng kinh tế thì nay không thuộc nhóm tranh chấp kinh doanh, thương mại. Chính vì vậy trong khoản 1 Điều 29 BLTTDS đã loại chủ thể là cơ quan nhà nước. Mặt khác, khoản 1 Điều 29 BLTTDS lại mở rộng chủ thể tranh chấp hơn so với Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ở chỗ không đòi hỏi tổ chức phải là pháp nhân và cũng không đòi hỏi tranh chấp phải phát sinh giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh mà có thể giữa cá nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận. Cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh đòi hỏi phải do cơ quan có thẩm quyền cấp giấy đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Ví dụ: Hợp tác xã thì do uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi hợp tác xã dự định đặt trụ sở chính cấp giấy chứng nhận. Về nguyên tắc, các chủ thể chỉ được hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng trên thực tế nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng đến khi xảy ra tranh chấp họ đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Ngược lại, có trường hợp khi hoạt động các chủ thể đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng khi xảy ra tranh chấp thì họ bị thu hồi giấy chứng nhận đó. Cũng có trường hợp có chủ thể hoạt động ngoài phạm vi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tức là kinh doanh những ngành nghề mà doanh nghiệp đó không đăng ký kinh doanh nhưng đều có mục đích lợi nhuận, trong những trường hợp này nếu xảy ra tranh chấp theo chúng tôi những tranh chấp đó được coi là tranh chấp kinh doanh, thương mại. (1) Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của HĐTPTANDTC hướng dẫn: “Toà kinh tế có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết các tranh chấp và yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại Điều 29 và 30 BLTTDS; các tranh chấp về kinh doanh thương mại mà một bên hoặc các bên không có đăng ký kinh doanh nhưng đều có mục đích lợi nhuận”. Đây là sự quy định về thẩm §Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù T¹p chÝ luËt häc 23 quyền giải quyết cho toà kinh tế. Tuy nhiên, cần phải hiểu quy định trên là các bên đều có đăng ký kinh doanh nhưng tranh chấp xảy ra đối với hoạt động cụ thể nào đó mà một hoặc cả 2 bên đều không đăng ký kinh doanh với hoạt động đó. Ví dụ: Công ty nuôi trồng thủy sản không đăng ký kinh doanh mặt hàng phân bón nhưng công ty đó vẫn cứ nhận phân bón của công ty sản xuất phân bón về bán, nếu xảy ra tranh chấp thì được coi là tranh chấp kinh doanh thương mại. Còn nếu một bên hoặc các bên đều không có đăng ký kinh doanh nhưng cùng có mục đích lợi nhuận theo khoản 1 Điều 29 BLTTDS thì không phải là tranh chấp thương mại. Ví dụ: Một cá nhân không có đăng ký kinh doanh nhưng họ vẫn mua nhà của các công ty kinh doanh địa ốc về bán lại cho những người khác để kiếm lời. Nếu xảy ra tranh chấp giữa cá nhân đó với công ty kinh doanh địa ốc thì không thể coi đây là tranh chấp kinh doanh thương mại. Mục đích lợi nhuận của cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 29 BLTTDS là mục đích sinh lợi mà cá nhân, tổ chức mong muốn đạt được trong hoạt động kinh doanh, thương mại không phân biệt có thu được lợi nhuận hay không thu được lợi nhuận trong hoạt động đó. Theo Nghị quyết số 01/2005 NQ - HĐTP ngày 31/3/2005 của HĐTPTANDTC, “hoạt động kinh doanh, thương mại không chỉ là hoạt động trực tiếp theo đăng ký kinh doanh, thương mại mà còn bao gồm cả hoạt động khác phục vụ thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, thương mại”. Vì vậy, ngoài những hoạt động kinh doanh thương mại mang lại lợi nhuận trực tiếp như mua hàng về bán lấy lời thì có những hoạt động phục vụ cho nhu cầu kinh doanh, thương mại tuy không phát sinh lợi nhuận nhưng vẫn được coi là có mục đích lợi nhuận. Ví dụ: Để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh thương mại công ty X đã thuê văn phòng của công ty kinh doanh địa ốc Y, giao dịch trên của Công ty X không trực tiếp mang lại lợi nhuận nhưng vẫn được coi là có mục đích lợi nhuận vì nó phục vụ cho hoạt động kinh doanh, thương mại. Trên thực tế việc xác định mục đích lợi nhuận không phải đơn giản. Ví dụ: Một cá nhân có đăng ký kinh doanh ký hợp đồng với công ty vận chuyển hành khách chở toàn bộ gia đình họ đi nghỉ mát đồng thời trong thời gian nghỉ đó, họ có gặp đối tác để ký kết hợp đồng hay cá nhân có đăng ký kinh doanh thuê công ty xây dựng xây cho họ ngôi nhà để ở trong đó có một phòng dùng để kinh doanh. Những trường hợp trên khi xảy ra tranh chấp thì đó là tranh chấp dân sự hay kinh doanh, thương mại. Theo chúng tôi trong những trường hợp khó phân định được loại tranh chấp thì nên cho đó là tranh chấp dân sự, vì nguồn gốc đầu tiên của mọi tranh chấp là tranh chấp dân sự. Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP nêu trên cũng đã quy định trong những trường hợp khó xác định tranh chấp hoặc yêu cầu thuộc nhiệm vụ quyền hạn của toà chuyên trách nào thì chánh án toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định phân công cho một toà chuyên trách giải quyết theo thủ tục chung. §Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù 24 T¹p chÝ luËt häc 3.2. Những tranh chấp về sở hữu trí tuệ So với Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, BLTTDS đã quy định thêm các tranh chấp về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận thuộc tranh chấp về kinh doanh thương mại. Khác với các tranh chấp về tài sản, loại tranh chấp này BLTTDS chỉ lấy tiêu chí mục đích của các bên tranh chấp để phân biệt tranh chấp dân sự hay tranh chấp kinh doanh thương mại. Việc xác định khi nào các bên tranh chấp “đều có mục đích lợi nhuận”, Nghị quyết số 01/2005/NQHĐTP nêu trên chưa có hướng dẫn cho loại tranh chấp này. Theo chúng tôi, đối với các tranh chấp về sở hữu trí tuệ phát sinh giữa tác giả, chủ sở hữu tác phẩm với người sử dụng tác phẩm đó, hay giữa chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp với người sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó mà tác giả, chủ sở hữu tác phẩm hay chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp đã được người sử dụng trả một khoản tiền do các bên thỏa thuận, còn người sử dụng dùng tác phẩm, hay đối tượng sở hữu công nghiệp đó để khai thác kiếm lời với những điều kiện hai bên đã thỏa thuận. Ví dụ: Một tác giả chuyển kịch bản của mình cho xưởng phim để lấy một khoản tiền nhất định còn xưởng phim khai thác kịch bản đó để thu lợi nhuận. Với những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên, nếu xảy ra tranh chấp thì đây là tranh chấp kinh doanh, thương mại. Còn việc chuyển giao công nghệ theo chúng tôi các bên đều có mục đích lợi nhuận, vì theo Điều 2 Nghị định số 45/1998/NĐ-Chính phủ ngày 1/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ thì “chuyển giao công nghệ” là hình thức mua và bán công nghệ trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được thỏa thuận phù hợp với các quy định của pháp luật. Bên bán có nghĩa vụ chuyển giao các kiến thức tổng hợp của công nghệ hoặc cung cấp các máy móc, thiết bị, dịch vụ đào tạo… kèm theo các kiến thức công nghệ cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán để tiếp thu, sử dụng kiến thức công nghệ đó theo các điều kiện đã thỏa thuận và ghi nhận trong hợp đồng chuyển giao công nghệ. Giá thanh toán cho việc chuyển giao công nghệ là tổng số tiền bên nhận phải chuyển cho bên giao trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. 3.3. Những tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty Đối với các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty… so với các quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế thì BLTTDS chỉ bổ sung thêm các tranh chấp có liên quan đến việc sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi hình thức của công ty cho phù hợp với thực tế. Việc phân biệt cụ thể các trường hợp tranh chấp này đã được hướng dẫn cụ thể trong điểm 3.5 mục 3 Phần I của Nghị quyết số 01/2005/NQ - HĐTP nêu trên. 3.4. Những yêu cầu về kinh doanh thương mại Những yêu cầu kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền của toà án quy định tại Điều 30 BLTTDS. Tuy nhiên, những loại việc này đã được các văn bản pháp luật khác §Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù T¹p chÝ luËt häc 25 quy định như yêu cầu liên quan đến việc trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết các vụ tranh chấp, đã được quy định trong Pháp lệnh trọng tài thương mại và Nghị quyết số 05/2003 ngày 31/7/2003 của HĐTPTANDTC hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định kinh doanh thương mại của toà án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh thương mại của toà án nước ngoài đã được quy định trong Pháp lệnh công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài ngày 17/4/1993. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định kinh doanh thương mại của trọng tài nước ngoài đã được quy định tại Pháp lệnh công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài ngày 14/9/1995 nay được pháp điển hóa vào BLTTDS. 4. Các tranh chấp, yêu cầu lao động thuộc thẩm quyền của toà án Điều 31, 32 BLTTDS đã quy định liệt kê tất cả các tranh chấp và yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền của toà án. So với Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động thì BLTTDS đã mở rộng các loại tranh chấp lao động cá nhân không nhất thiết phải qua hoà giải cơ sở. Nếu Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động chỉ quy định 3 loại tranh chấp không phải qua hoà giải thì BLTTDS quy định 6 loại tranh chấp không phải qua hoà giải. Đối với loại tranh chấp lao động cá nhân trước đây không thuộc thẩm quyền của toà án nay được quy định thuộc thẩm quyền của toà án đó là tranh chấp giữa người lao động đã nghỉ việc với cơ quan bảo hiểm, giữa người sử dụng lao động với cơ quan bảo hiểm, tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Khác với Pháp lệnh, BLTTDS quy định những loại tranh chấp lao động cá nhân bắt buộc phải qua hoà giải cơ sở trước khi khởi kiện đến toà án, nếu các đương sự đã yêu cầu hội đồng hoà giải lao động cơ sở hay hoà giải viên lao động cấp huyện hoà giải nhưng nếu hội đồng hoà giải lao động cơ sở hay hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải trong thời hạn do pháp luật quy định thì họ cũng có quyền khởi kiện ra toà. Theo Điều 164 BLLĐ thì “thời hạn do pháp luật quy định” là 7 ngày kể từ ngày hội đồng hoà giải cơ sở hay hoà giải viên lao động nhận được đơn yêu cầu hoà giải. Theo Điều 31 BLTTDS thì “tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và doanh nghiệp xuất khẩu lao động” là tranh chấp lao động nhưng thực tế giữa người lao động và doanh nghiệp xuất khẩu lao động còn có nhiều tranh chấp khác như tranh chấp về thanh lý hợp đồng; tranh chấp tiền bảo hiểm xã hội… Những tranh chấp này là tranh chấp lao động hay tranh chấp dân sự. Theo chúng tôi, hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài không phải là hợp đồng lao động vì doanh nghiệp xuất khẩu lao động không phải là người sử dụng lao động. Mà người sử dụng lao động là người nước ngoài ký hợp đồng lao động trực tiếp với người lao động Việt Nam. Song việc tranh chấp giữa người lao động và §Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù 26 T¹p chÝ luËt häc doanh nghiệp xuất khẩu lao động có liên quan đến việc thực hiện quan hệ lao động giữa người lao động Việt Nam và người sử dụng lao động là người nước ngoài mà theo Nghị định số 81/2003/CP của Chính phủ thì doanh nghiệp xuất khẩu lao động có trách nhiệm giải quyết, vì vậy, các tranh chấp phát sinh giữa người lao động và doanh nghiệp xuất khẩu lao động là tranh chấp lao động. Đối với tranh chấp lao động tập thể “về quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn”, theo Điều 153 Bộ luật lao động năm 2002 (BLLĐ) thì “người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức công đoàn sớm được thành lập” và “nghiêm cấm hành vi cản trở việc thành lập và hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp”. Điều 154 BLLĐ quy định: “Người sử dụng lao động phải cộng tác chặt chẽ và tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn hoạt động theo các quy định của BLLĐ và Luật công đoàn”. Như vậy, trong những trường hợp người sử dụng lao động gây khó khăn, cản trở việc thành lập công đoàn, hoạt động của công đoàn thì tập thể người lao động thông qua đại diện của họ là ban chấp hành công đoàn lâm thời yêu cầu người sử dụng lao động phải chấm dứt những hành vi cản trở, gây khó khăn cho việc thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn của người lao động. Đối với những yêu cầu về lao động, đây là loại việc mới trước đây Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động chưa quy định. Hiện nay, những yêu cầu về lao động được quy định tại Điều 32 BLTTDS. 5. Thẩm quyền của toà án các cấp Điều 33, 34 BLTTDS quy định thẩm quyền của toà án các cấp khác với các văn bản pháp luật tố tụng trước đó. BLTTDS không lấy các tiêu chí đương sự là người nước ngoài hoặc là người Việt Nam ở nước ngoài hay “có nhân tố nước ngoài”, “có yếu tố nước ngoài” hay “giá trị tranh chấp” mà lấy tiêu chí các tranh chấp, yêu cầu “có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho toà án nước ngoài” (khoản 3 Điều 33 BLTTDS) để phân định thẩm quyền của toà án cấp huyện và toà án cấp tỉnh trong việc giải quyết tranh chấp, yêu cầu. Quy định như vậy của BLTTDS bảo đảm được sự bình đẳng giữa các đương sự là người Việt Nam, tổ chức Việt Nam với đương sự là người nước ngoài, tổ chức nước ngoài và phù hợp thực tế mở rộng quan hệ giao lưu, làm ăn kinh tế với nước ngoài của nước ta. Mặt khác, việc xác định một vụ án phức tạp hay không phức tạp không phải là giá trị tranh chấp mà phần lớn do chứng cứ, phạm vi tranh chấp, số lượng các chủ thể tham gia quan hệ tranh chấp đó. Hơn nữa, bỏ tiêu chí lấy giá trị tranh chấp để phân biệt thẩm quyền giải quyết các vụ án kinh tế để bảo đảm sự thống nhất trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự, kinh doanh, thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động. (xem tiếp trang 61) (1).Xem: Nghị quyết số 04/2003 NQ-HĐTP ngày 27/5/2003 của HĐTPTANDTC). . về thẩm quyền của toà án. Khác với các văn bản pháp luật tố tụng được ban hành trước đó, BLTTDS chia các việc thuộc thẩm quyền của toà án thành các tranh chấp, các yêu cầu về dân sự, hôn nhân. toà án được mở rộng hơn so với quy định của Luật đất đai năm 1993. Toà án không những có thẩm quyền giải quyết các B * Chánh toà Toà lao động Toà án nhân dân tối cao §Æc san vÒ bé luËt. qua hoà giải. Đối với loại tranh chấp lao động cá nhân trước đây không thuộc thẩm quyền của toà án nay được quy định thuộc thẩm quyền của toà án đó là tranh chấp giữa người lao động đã nghỉ