Tạp chí Khoa học 2012:23b 153-161 Trường Đại học Cần Thơ
153
NGUYÊN TẮCĐỘCLẬPTRONG HOẠT ĐỘNG
CỦA TÒA ÁN NHÂNDÂN
Đinh Thanh Phương
1
ABSTRACT
Under the Vietnamese Constitution and other related legislation, the courts must give
judgment independently. There have been many statutory provisions promulgated to help
the courts achieve this aim. However, in practice, the judges and jurors usually work
under many negative impacts including illegal intervention by other state-organs and non
state-organs as well as the limits of laws. These factors are actually significant influences
which can result on unfair judgments.
Keywords: Independence, the People’s court, intervention, judges, jurors
Title: The principle of independence in the operation of the People’s courts
TÓM TẮT
Theo quy định của Hiến pháp và các văn bản pháp luật có liên quan thì Tòaán cần phải
thực sự độclậptronghoạtđộng xét xử. Nhiều các quy định pháp luật đã được ban hành
trong thời gian qua nhằm giúp cho Tòaán thực hiện yêu cầu này. Tuy nhiên, trong thực
tế hoạtđộngcủa mình Tòaán vẫn còn phải chịu sự tácđộngcủa rất nhiều yếu tố, từ sự
can thiệp trái pháp luật của các cơ quan khác đến những b
ất cập trong quy định của
pháp luật khiến cho Tòaán đôi khi không thực sự khách quan khi xét xử.
Từ khóa: Độc lập, Tòaánnhân dân, can thiệp, thẩm phán, hội thẩm
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Một trong những tiêu chí hàng đầu được đặt ra tronghoạtđộng xét xử củaTòaán
nhân dân (TAND) là phải luôn đảm bảo tính khách quan, sự công minh của người
cầm cân nảy mực. Và để đạt được tiêu chí này thì đòi hỏi tronghoạtđộngcủa
mình TAND phải độc lập. Có thực sự độc lập, không lệ thuộc vào các cơ quan
khác thì TAND mới thực sự khách quan trong việc phán xét các vụ án theo đúng
quy định của pháp luật. Do đó, trong các nguyêntắc tổ chức và hoạt động của
TAND thì nguyêntắcđộclập luôn được đặt lên hàng đầu. Đây là nguyêntắc Hiến
định và được cụ thể hóa trong tất cả các văn bản luật có liên quan đến TAND
2
.
Ngoài nguyêntắc này thì cũng có rất nhiều những quy định khác được đặt ra nhằm
đảm bảo sự độclậpcủa TAND. Tuy nhiên bên cạnh đó thì vẫn tồn tại những hạn
chế trong cả tổ chức và hoạtđộngcủa TAND, mà những hạn chế này ít nhiều
khiến cho TAND không thực sự khách quan tronghoạtđộng xét xử.
Để phân tích những bất cập trong tổ chức và hoạtđộngcủa TAND liên quan đế
n
tính độclập người viết sẽ trình bày một số nội dung chính sau đây. Thứ nhất,
người viết sẽ xem xét nội dung của các quy định có liên quan đến nguyêntắcđộc
lập và những đảm bảo cho sự độclậpcủa TAND. Trên cơ sở đó, nội dung của
nguyên tắcđộclậptrong xét xử của TAND sẽ được xem xét dưới nhiều góc độ
1
Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ
2
Hiến pháp 1992, điều 130; Luật tổ chức Tòaánnhândân 2002, điều 5; Bộ luật tố tụng hình sự 2003, điều
16.
Tạp chí Khoa học 2012:23b 153-161 Trường Đại học Cần Thơ
154
khác nhau. Cuối cùng, bài viết sẽ phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến sự độc
lập tronghoạtđộng xét xử của TAND.
2 NGUYÊNTẮCĐỘCLẬPTRONGHOẠTĐỘNG XÉT XỬ CỦA TAND
2.1 Cơ sở pháp lý củanguyêntắc
Tính độclậptronghoạtđộngcủa TAND được quy định rất rành mạch trong các
văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, từ Hiến pháp 1992 được sửa đổ
i, bổ
sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội khóa 10
(Hiến pháp 1992) đến Luật tổ chức TAND 2002 và Bộ luật tố tụng hình sự 2003,
cụ thể như sau:
- Điều 130 Hiến pháp 1992 quy định: “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm
độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.”
- Tương tự, Luật tổ chức Tòaánnhândân năm 2002
1
, Bộ luật tố tụng hình
sự 2003
2
và Bộ luật tố tụng dân sự 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2011
(Bộ luật tố tụng dân sự 2005)
3
cũng yêu cầu Thẩm phán và Hội thẩm phải
độc lập và chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử.
2.2 Những quy định nhằm đảm bảo sự độclậpcủa TAND
Ngoài những quy định trực tiếp liên quan đến yêu cầu độclập khi xét xử thì trong
tổ chức và hoạtđộngcủa TAND cũng có những quy định nhằm góp phần giúp Tòa
án độc lập. Thứ nhất là quy định về việc bổ nhi
ệm các Thẩm phán của TAND.
Trước đây theo quy định của Hiến pháp 1980 thì Thẩm phán ở TAND các cấp sẽ
được cơ quan quyền lực cùng cấp bầu ra
4
. Và chính vì do một cơ quan khác bầu ra,
cụ thể là Thẩm phán của TAND tối cao do Quốc hội bầu ra và Thẩm phán của
TAND địa phương sẽ do do Hội đồngnhândân cùng cấp bầu ra, cho nên trong
hoạt độngcủa mình TAND khi giải quyết những vụ việc có liên quan đến cơ quan
đã bầu ra mình thì khó đảm bảo tính khách quan. Do đó, tronghoạtđộngcủa mình
thì các Thẩm phán ít nhiều bị áp lực từ các cơ quan đã bầu ra Thẩm phán. Chính vì
hạ
n chế đó, đến Hiến pháp 1992 thì nguyêntắc bầu thẩm phán bị thay thế bằng
nguyên tắc bổ nhiệm thẩm phán nhằm giúp Thẩm phán độclập và khách quan khi
xét xử.
5
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Thẩm phán TAND tối cao là do
Chủ tịch nước bổ nhiệm
6
và Thẩm phán của TAND địa phương là do Chánh án
TAND tối cao trực tiếp bổ nhiệm
7
. Quy định này đã giúp giảm thiểu sự lệ thuộc
của các thẩm phán vào các cơ quan khác, từ đó có thể có được những phán quyết
độc lập hơn khi xét xử.
Thứ hai là quy định có liên quan đến quy trình bổ nhiệm Phó chánh án và Thẩm
phán của TAND tối cao. Nếu chúng ta đặt quy trình hình thành các thành viên của
Chính phủ, cụ thể là Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ, với các thành viên của TAND tối cao thì sẽ có sự
khác biệt và chính sự
1
Luật tổ chức Tòaánnhândân 2002, điều 5.
2
Bộ luật tố tụng hình sự 2003, điều 16.
3
Bộ luật tố tụng dân sự 2005, điều 12.
4
Hiến pháp 1980, điều 129; Luật tổ chức Tòaánnhândân 1981, điều 3.
5
Hiến pháp 1992, điều 128.
6
Hiến pháp 1992, điều 83, khoản 8.
7
Luật tổ chức Tòaánnhândân 2002, điều 25.
Tạp chí Khoa học 2012:23b 153-161 Trường Đại học Cần Thơ
155
khác biệt này đã góp phần tạo nên sự độclậpcủa TAND. Theo đó, Phó thủ tướng,
Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ được Thủ tướng trình cho Quốc hội
phê chuẩn và trên cơ sở đó Chủ tịch nước bổ nhiệm
1
. Còn đối với Phó chánh án và
Thẩm phán TAND tối cao thì được Chủ tịch nước bổ nhiệm theo đề nghị của
Chánh ánTòaánnhândân tối cao
2
. Như vậy, đối với Chính phủ, một cơ quan về
mặt tính chất là cơ quan chấp hành của Quốc hội
3
thì các thành viên của Chính phủ
phải được Quốc hội phê chuẩn trước khi được Chủ tịch nước bổ nhiệm. Ngược lại,
TAND với chức năng xét xử đòi hỏi phải thực sự độclậptrong tổ chức và hoạt
động thì các thành viên của TAND tối cao, ngoại trừ Chánh án, không cần phải
được Quốc hội phê chuẩn trước khi Chủ tịch nước bổ nhiệm.
2.3 Nộ
i dung củanguyêntắcđộclập
Từ việc phân tích các quy định trên chúng ta sẽ thấy rằng TAND khi xét xử phải
hoàn toàn độclập và chỉ căn cứ vào các quy định của pháp luật để thực hiện chức
năng của mình. Nguyêntắcđộclậpcủa TAND có thể được phân chia thành ba nội
dung như sau:
- TAND xét xử độclập với các cơ quan khác;
- TAND xét xử độclập với cơ quan Tòaán cấp trên;
- Thành viên của Hội đồng xét xử phải độclập với nhau.
2.3.1 Trong xét xử Tòaánđộclập với các cơ quan khác
Trong hoạtđộng xét xử thì Tòaán phải không bị lệ thuộc, bị áp lực từ phía các cơ
quan khác kể cả cơ quan nhà nước và cơ quan Đảng. Kim chỉ nam duy nhất để Tòa
án căn cứ vào khi xét xử là các quy định của pháp luật có liên quan. Tòaán không
phải chịu sự chỉ đạo của bấ
t kì cơ quan nào khác.
Đối với các cơ quan nhà nước thì rõ ràng các cơ quan này không có trách nhiệm và
quyền hạn trong việc xét xử, đây là chức năng củaTòa án. Theo quy định tại điều
2 Hiến pháp 1992 thì mặc dù quyền lực nhà nước ở nước ta là thống nhất nhưng
đối với các cơ quan nhà nước thì về mặt chức năng có sự phân công một cách rõ
ràng. Mỗi cơ quan đều có một chức năng riêng tương ứng, và mối liên hệ
giữa các
cơ quan nhà nước là sự phối hợp với nhau để tạo nên sự đồng bộ nhằm thực hiên
các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Yêu cầu về sự phối hợp không có nghĩa
là các cơ quan nhà nước khác có quyền gây áp lực và tácđộng lên hoạtđộng xét
xử cả Tòa án. Mà ngược lại, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước khác là phải
thực hiện đúng và tốt chức năng, nhiệm vụ củ
a mình nhằm góp phần giúp Tòaán
thực hiện chức năng xét xử.
Đối với các cơ quan Đảng thì mặc dù, về nguyên tắc, tronghoạtđộngcủa mình
Tòa án phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng
4
, nhưng Nhà nước của chúng ta là Nhà
nước pháp quyền
5
hoạtđộng theo nguyêntắc pháp chế
6
và mọi hoạtđộngcủa
Đảng, kể cả hoạtđộng lãnh đạo, cũng phải nằm trong khuôn khổ pháp luật.
7
Vì lẽ
1
Luật tổ chức Chính phủ 2002, điều 3.
2
Luật tổ chức Tòaánnhândân 2002, điều 40.
3
Luật tổ chức Chính phủ 2002, điều 1.
4
Hiến pháp 1992 (2001), điều 4.
5
Hiến pháp 1992 (2001), điều 2.
6
Hiến pháp 1992 (2001), điều 12.
7
Hiến pháp 1992 (2001), điều 4.
Tạp chí Khoa học 2012:23b 153-161 Trường Đại học Cần Thơ
156
đó, tronghoạtđộng xét xử, Tòaán chỉ căn cứ vào pháp luật và làm đúng theo các
quy định của pháp luật; nghĩa là, Tòaán phải độclập với các cơ quan khác.
Bên cạnh đó, trong giải quyết các vụ án hình sự thì Tòaán còn phải thực sự độc
lập với các cơ quan tiến hành tố tụng khác, cụ thể là Cơ quan điều tra và Viện
kiểm sát.
1
Mặc dù hoạtđộng xét xử củaTòaán là dựa trên hồ sơ, chứng cứ của Cơ
quan điều tra cũng như cáo trạng của Viện kiểm sát nhưng Tòaán phải thực sự có
chính kiến, nhận định riêng trong việc đánh giá hồ sơ và cáo trạng; theo đó, Tòaán
phải phán xét cả sự đúng hay sai và đủ hay thiếu của hồ sơ, cáo trạng. Trên cơ sở
đó, căn cứ vào các quy đị
nh của pháp luật, Tòaán sẽ ra phán quyết một cách độc
lập và khách quan. Nguyêntắcđộclập đòi hỏi Tòaán phải thực sự là một trọng
tài, đứng giữa hai phía là Viện kiểm sát giữ chức năng buộc tội
2
và luật sư là người
bào chữa cho bị cáo
3
, không thiên vị bên nào, để xem xét lý lẽ, chứng cứ của bên
nào đưa ra thuyết phục và phù hợp với pháp luật hơn, từ đó đưa ra phán xét
công bằng.
2.3.2 Trong xét xử Tòaánđộclập với cơ quan Tòaán cấp trên
Theo yêu cầu củanguyêntắcđộclập thì Tòaán cấp dưới khi xét xử phải không lệ
thuộc vào sự chỉ đạo cũng như dựa dẫm vào ý kiến chỉ đạo của cơ quan Tòaán cấ
p
trên. Mặc dù về mặc tổ chức thì các tòaán địa phương
4
phải chịu sự quản lý của
TAND tối cao
5
, nhưng về mặt xét xử thì tòaán cấp dưới phải hoàn toàn độclập
với tòaán cấp trên. Theo quy định thì về mặt chuyên môn TAND tối cao có thẩm
quyền “[h]ướng dẫn các Tòaán áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh
nghiệm xét xử của các Toà án”
6
và TAND cấp tỉnh có thẩm quyền tổng kết kinh
nghiệm xét xử
7
. Trên cơ sở đó, các Tòaán cấp dưới sẽ vận dụng để giải quyết các
vụ án chính xác và đúng pháp luật hơn. Đối với từng vụ án cụ thể thì Tòaán phải
căn cứ vào các quy định của pháp luật và những gì diễn ra tại phiên tòa để ra phán
xét. Trong trường hợp [n]ếu thấy vướng mắc về vấn đề tố tụng, đánh giá chứng
cứ Tòaán cấp dưới có quyền làm văn bản xin ý kiến củaTòaán cấp trên để được
hướng dẫn. Trong thẩm quyền của mình, nếu thấy có sự xung đột pháp luật hay
mâu thuẫn trong văn bản áp dụng mà Tòaán cấp trên chưa hướng dẫn hoặc hướng
dẫn chưa đầy đủ thì Tòaán cấp trên phải hướng dẫn cho Tòaán cấp dưới cách áp
dụng pháp luật sao cho chuẩn xác nhất. Tuyệt đối, Tòaán cấp trên không được
phép ''chỉ đạo'' Tòa cấ
p dưới phải xử như thế này hoặc như thế kia
8
.
2.3.3 Thành viên của Hội đồng xét xử phải độclập với nhau
Một trong những nguyêntắctronghoạtđộngcủa TAND là Tòaán xét xử tập thể
và quyết định theo đa số; do đó, Hội đồng xét xử sẽ bao gồm nhiều người và có thể
1
Cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòaán (Bộ luật tố tụng hình sự
2003, điều 33).
2
Luật tổ chức Viện kiểm sát nhândân 2002, điều 1.
3
Trong trường hợp bị cáo nhờ luật sư bào chữa.
4
Kể cả các Tòaán quân sự cũng chịu sự quản lý của TAND tối cao về mặt tổ chức.
5
Luật tổ chức Tòaánnhândân 2002, điều 17.
6
Luật tổ chức Tòaánnhândân 2002, điều 19, khoản 1.
7
Cụ thể là thẩm quyền của Ủy ban thẩm phán thuộc TAND cấp tỉnh (Luật tổ chức Tòaánnhândân 2002,
điều 29, khoản 2, điểm c).
8
Ý kiến của thẩm phán Nguyễn Quang Lộc, Chánh văn phòng TAND tối cao, trích từ Án “thỉnh thị”, nên
hay không?, Báo điện tử Tuổi trẻ, 2005, http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/89380/An-thinh-thi-
nen-hay-khong.html, [ngày truy cập 10/10/2011].
Tạp chí Khoa học 2012:23b 153-161 Trường Đại học Cần Thơ
157
có nhiều thành phần khác nhau
1
. Về cơ bản thành phần của Hội đồng xét xử bao
gồm Thẩm phán và Hội thẩm
2
. Theo yêu cầu củanguyêntắc được quy định trong
Hiến pháp thì “[k]hi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độclập và chỉ tuân theo pháp
luật.”
3
Phân tích nội dung của những quy định có trên thì chúng ta sẽ thấy hai khía
cạnh liên quan đến Hội đồng xét xử:
Khía cạnh thứ nhất, các Thẩm phán và Hội thẩm cùng nhau làm việc và gắn kết
với nhau tạo thành một thể thống nhất là Hội đồng xét xử. Và, các thành viên của
Hội đồng xét xử phối hợp với nhau để tạo ra một “sản phẩm” chung đó là bản án
hoặc quyết định trên cơ s
ở biểu quyết theo đa số.
Khía cạnh thứ hai, Thẩm phán và Hội thẩm là những con người riêng biệt có suy
nghĩ và nhận định độclập với nhau trong quá trình xét xử vụ án. Tính độclậpcủa
các thành viên hội đồng xét xử được thể hiện ở một số quy định của pháp luật về tố
tụng. Theo quy định tại điều 222 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì khi ngh
ị án Hội
đồng xét xử sẽ “phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết
theo đa số về từng vấn đề một.” Trong trường hợp ý kiến của các thành viên Hội
đồng xét xử là không giống nhau thì “[n]gười có ý kiến thiểu số có quyền trình
bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án.”
4
Như vậy, rõ
ràng là mỗi cá nhân Thẩm phán và Hội thẩm đều phải tự chủ và có chính kiến
riêng của mình, dù đó là ý kiến thiểu số hay đa số đều được ghi nhận. Chứ không
phải trong trường hợp là ý kiến thiểu số thì sẽ bị che lấp bởi quyết định của đa số.
Quy định này góp phần khuyến khích sự tự chủ và độclậpcủa mỗi thành viên Hội
đồng xét xử. Thêm vào đó, Thẩm phán và Hội thẩm phải chịu trách nhiệm cá nhân
về những quyết định của riêng mình.
5
Chính trách nhiệm cá nhân này càng thực sự
là một đảm bảo cho Thẩm phán và Hội thẩm mạnh dạn có những quyết định độc
lập. Cá nhâncủa mỗi người khi tin tưởng ý kiến của mình, cho dù là thiểu số, là
đúng pháp luật thì mạnh dạn quyết định, không phải lệ thuộc vào ý kiến của đa số
những người khác. Bởi vì, nếu ý kiến của riêng mình là đúng thì không có lý do gì
phải e sợ trách nhiệm, cho dù bản án ho
ặc quyết định cuối cùng là theo ý kiến của
đa số.
3 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH ĐỘCLẬPCỦATÒAÁN
Những nguyênnhândẫn đến sự hoạtđộng thiếu tính độclậpcủa TAND dưới
những góc độ khác nhau có thể bao gồm rất nhiều, nhưng ở đây, trong phạm vi bài
viết chỉ liệt kê hai nhóm nguyênnhân chính, đó là:
- Những hành vi, hoạtđộng không đúng với quy định của pháp luật ảnh hưởng đến
sự độclậpcủa TAND;
- Những quy định của pháp luật ảnh hưởng đến tính độclậpcủa TAND.
3.1 Sự tácđộng trái pháp luật ảnh hưởng đến tính độclậpcủaTòaán
Trên thực tế hiện nay vẫn đang tồn tại thực trạng là có những cơ quan, tổ chức, cá
nhân dưới hình thức này hay hình thức khác có những hành vi, hoạt
động tácđộng
1
Luật tổ chức Tòaánnhândân 2002, điều 6.
2
Bộ luật tố tụng hình sự 2003, điều 185; Bộ luật tố tụng dân sự 2005, điều 52.
3
Hiến pháp 1992, điều 130.
4
Bộ luật tố tụng hình sự 2003, điều 222.
5
Bộ luật tố tụng hình sự 2003, điều 39, khoản 4 và điều 40, khoản 2.
Tạp chí Khoa học 2012:23b 153-161 Trường Đại học Cần Thơ
158
đến Tòaántrong quá trình xét xử. Nhưng chung quy lại, sự tácđộng này cũng chỉ
xuất phát từ hai nhóm cơ quan, đó là sự tácđộngcủa cơ quan có cùng chuyên môn
và sự tácđộngcủa những cơ quan không có chuyên môn liên quan đến hoạtđộng
xét xử củaTòa án.
Thực trạng “thỉnh thị án” – sự can thiệp của cơ quan có cùng chuyên môn trong
hoạt động xét xử. Đây là thực trạng một số Tòaán cấp dưới đã không căn cứ vào
các quy
định của pháp luật cũng như những gì diễn ra tại phiên tòa để ra phán
quyết đối với một vụ án cụ thể mà lại căn cứ vào ý kiến chỉ đạo củaTòaán cấp
trên, dưới hình thức trao đổi nghiệp vụ, để ra phán quyết. Ở đây chúng ta không
bàn đến vấn đề bản án được ban hành trên cơ sở ý kiến chỉ đạo củaTòaán cấp trên
là đúng hay sai. Bởi vì, ngay từ ban đầ
u, việc Tòaán cấp dưới xin ý kiến và Tòaán
cấp trên chỉ đạo việc xét xử đối với một vụ án cụ thể là hoàn toàn trái với các quy
định của pháp luật, vi phạm nguyêntắcđộclập khi xét xử củaTòa án. Một bản án
được ban hành trên cở sở những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về
mặt tố tụng thì rõ ràng là bản án sai. Do đó, về mặt nội dung, phán quyết cuối cùng
trong bản án có phù hợp hay không phù hợ
p với pháp luật thì bản án đó cũng là
một bản án trái pháp luật. Mà vấn đề đặt ra ở đây là giới hạn và thẩm quyền của cơ
quan Tòaán cấp trên trong việc trao đổi nghiệp vụ và hướng dẫn áp dụng pháp luật
đối với Tòaán cấp dưới. Tòaán cấp trên về mặt chuyên môn nghiệp vụ chỉ được
quyền hướng dẫn áp dụng các quy định của pháp luật có liên quan chứ không được
can thi
ệp và chỉ đạo đối với những vụ án cụ thể.
Ví dụ cho thực trạng “thỉnh thị án” có thể viện dẫn vụ án “Lạm dụng tín nhiệm,
chiếm đoạt tài sản” do TAND tỉnh Gia Lai xét xử ngày 31/3/2011.
1
Trong việc xét
xử vụ án này Tòa hình sự TAND tối cao đã ban hành công văn số 52/TA-HS để
hướng dẫn TAND tỉnh Gia Lai xét xử một cách cụ thể, kể cả việc kết án, mà không
dựa trên những diễn biến thực tế tại phiên tòa
2
. Điều này rõ ràng là trái pháp luật
và vi phạm nghiêm trọngnguyêntắcđộc lập.
Tình trạng can thiệp trái pháp luật của các cơ quan không có chức năng, nhiệm vụ
và quyền hạn liên quan đến hoạtđộng xét xử củaTòa án. Trường hợp vi phạm này
so với trường hợp thứ nhất, về mặt bản chất, rõ ràng là nặng nề hơn. Bởi vì, đối với
trường hợp thứ nhất, mặc dù c
ũng là can thiệp làm ảnh hưởng đến sự độclậpcủa
Tòa án nhưng đó là sự chỉ đạo về mặt chuyên môn, nghiệp vụ của một cơ quan có
cùng chuyên môn, cùng chức năng cấp trên đối với cơ quan cấp dưới; và mục đích
của cơ quan thực hiện sự can thiệp, nhìn chung, cũng chỉ xoay quanh vấn đề
chuyên môn. Ngược lại, đối với trường hợp này, cơ quan can thiệ
p, có thể là Ủy
ban nhândân hoặc là một cơ quan Đảng, lại không có chuyên môn, nghiệp vụ đối
với hoạtđộng xét xử. Do đó, mục đích của việc can thiệp rõ ràng là không liên
quan đến vấn đề chuyên môn mà phải là một mục đích khác. Chính vì vậy, về tính
chất, sự can thiệp này nghiêm trọng hơn và cần thiết phải có những biện pháp
quyết liệt để ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật này. Đ
iển hình cho tình trạng
này là vụ án tham nhũng đất đai tại thị xã Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng vào năm
1
Thiện Nhân: Tình tiết mới trong vụ án chiếm đoạt tài sản ở Pleiku: Tòa sơ thẩm xử kiểu “thỉnh thị án”?,
báo điện tử Thanh tra, 2011, http://thanhtra.com.vn/tabid/77/newsid/41163/temidclicked/1061/seo/Toa-so-
tham-xu-kieu-thinh-thi-an/Default.aspx, [ngày truy cập 20/7/2012].
2
Thiện Nhân: Tình tiết mới trong vụ án chiếm đoạt tài sản ở Pleiku: Tòa sơ thẩm xử kiểu “thỉnh thị án”?,
báo điện tử Thanh tra, 2011, http://thanhtra.com.vn/tabid/77/newsid/41163/temidclicked/1061/seo/Toa-so-
tham-xu-kieu-thinh-thi-an/Default.aspx, [ngày truy cập 20/7/2012].
Tạp chí Khoa học 2012:23b 153-161 Trường Đại học Cần Thơ
159
2006. Trong quá trình xét xử sơ thẩm vụ án này TAND thành phố Hải Phòng đã
chịu sự chỉ đạo của lãnh đạo thành ủy và Ủy ban nhândân thành phố Hải Phòng để
ra những phán quyết trái pháp luật
1
.
3.2 Những quy định của pháp luật ảnh hưởng đến tính độclậpcủa TAND
Mặc dù, như đã phân tích ở trên, có rất nhiều các quy định pháp luật được đặt ra
nhằm đảm bảo sự khách quan củaTòaántronghoạtđộng xét xử, tuy nhiên, bên
cạnh đó, trong rất nhiều các quy định của pháp luật cũng có một số quy định lại tác
động một cách tiêu cực đến tính độclậpcủa TAND. Các quy
định này bao gồm
các vấn đề liên quan đến nhiệm kì của Thẩm phán, giới hạn của việc xét xử và
trách nhiệm chứng minh tội phạm.
3.2.1 Nhiệm kì của Thẩm phán
Theo quy định của Luật tổ chức Tòaánnhândân 2002
2
và Pháp lệnh Thẩm phán
và Hội thẩm Tòaánnhândân 2002 được sửa đổi, bổ sung năm 2011 (Pháp lệnh
Thẩm phán và Hội thẩm Tòaánnhândân 2002)
3
thì nhiệm kì của Thẩm phán là
năm năm kể từ ngày được bổ nhiệm. Sau khi hết nhiệm kỳ các Thẩm phán sẽ được
tái bổ nhiệm nếu như được Hội đồng tuyển chọn thẩm phán tuyển chọn.
4
Ngược
lại, trong trường hợp sau khi kết thúc nhiệm kỳ mà không được tuyển chọn bởi Hội
đồng tuyển chọn những người đang là Thẩm phán sẽ không được bổ nhiệm lại và,
đương nhiên là họ phải chuyển sang làm một công tác khác hoặc một nghề khác.
Chính sự giới hạn nhiệm kỳ của Thẩm phán là năm năm sẽ dẫn đến tình trạng các
Thẩm phán sẽ không tận tâm làm hế
t khả năng của mình nhằm đảm bảo sự khách
quan, độclậpcủaTòa án. Mà ngược lại, các Thẩm phán sẽ làm mọi cách để đảm
bảo rằng mình sẽ được bổ nhiệm lại. Đã có rất nhiều ý kiến của các chuyên gia và
cả những người đang là Thẩm phán cho rằng “[năm] năm là quá ngắn để đảm bảo
sự độclậpcủa [T]hẩm phán. Bởi thay bằng xét x
ử một cách công minh, chỉ tuân
theo pháp luật, quan tòa đó có thể hành xử theo hướng có lợi nhất cho việc tái bổ
nhiệm của mình.”
5
3.2.2 Giới hạn của việc xét xử
Theo quy định tại điều 169 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì:
Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát
truy tố và Tòaán đã quyết định đưa ra xét xử.
Toà án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố
trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác b
ằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm
sát đã truy tố.
Như vậy theo quy định của điều luật trên thì tội danh mà Viện kiểm sát truy tố là
mức “trần” mà Tòaán khi xét xử thì không được vượt trần. Quy định này có sự
mâu thuẫn rất lớn đối với chức năng xét xử củaTòa án. Bởi vì xét xử, đối với vụ
1
Cầm Văn Kình: Để Tòaánđộclậptrong xét xử, báo điện tử Tuổi trẻ, 2006, http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-
hoi/Phap-luat/164655/De-toa-an-doc-lap-trong-xet-xu.html, [ngày truy cập 20/7/2012].
2
Điều 40, khoản 5.
3
Điều 24.
4
Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòaánnhândân 2002 , điều 20 – 31.
5
Nghĩa Nhân: Nhiều quy định hạn chế sự độclậpcủaTòa án, báo điện tử VnExpress, 2002,
http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2002/08/3b9bf659/, [ngày truy cập 10/10/2011].
Tạp chí Khoa học 2012:23b 153-161 Trường Đại học Cần Thơ
160
án hình sự, là việc mà Tòaán sẽ xem xét một hành vi là có tội hay vô tội, nếu có
tội là tội gì, nặng hay nhẹ và chịu hình phạt gì. Nhưng với quy định này thì Tòaán
lại bị bó hẹp phạm vi xét xử của mình trong giới hạn do Viện kiểm sát đặt ra. Như
vậy, suy cho cùng thì Viện kiểm sát cũng có chức năng xét xử
1
và thậm chí thẩm
quyền xét xử của Viện kiểm sát còn rộng và lớn hơn củaTòa án. Về mặt ý nghĩa
thì “độc lập là đứng một mình, không dựa vào ai, không nhờ cậy ai, không bị ai
kiềm chế.”
2
Theo đó, Tòaán xét xử độclập nghĩa là Tòaán không bị ai kiềm chế
khi xét xử mà chỉ tuân theo các quy định của pháp luật. Nhưng ở đây thì Tòaán lại
bị kiềm chế bởi quyết định truy tố của Viện kiểm sát, cho dù quyết định truy tố đó
là không đúng với các quy định của pháp luật
3
, khi xét xử. Rõ ràng, theo quy định
về giới hạn của việc xét xử, là Tòaán không độclập và bị lệ thuộc vào Viện
kiểm sát.
3.2.3 Trách nhiệm chứng minh tội phạm
Theo quy định của pháp luật thì trong giải quyết các vụ án hình sự thì Tòa án, cùng
với các cơ quan tiến hành tố tụng khác có trách nhiệm chứng minh tội phạm. Cụ
thể, “[t]rách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố
tụng.”
4
Chính quy định này ít nhiều tácđộng đến tính độclậpcủaTòaán khi xét
xử. Phân tích nội dung của quy định, chúng ta sẽ thấy hai ý nghĩa như sau:
Thứ nhất, quy định trên đã loại trừ trách nhiệm của bị can, bị cáo trong việc chứng
minh mình vô tội. Có thể nói đây là quy định cụ thể hóa nguyêntắc suy đoán vô
tội, “[k]hông ai bị xem là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội
của Tòaán đã có hi
ệu lực pháp luật.”
5
Rõ ràng, ngay tại thời điểm xét xử thì chưa
có bản án, do đó, bị cáo không thể bị xem là có tội. Vì vậy không có lí do gì một
người vô tội lại phải đi chứng minh mình không có tội. Kết luận này cũng chính là
nội dung của quy định “[b]ị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng
minh là mình vô tội.”
6
Thứ hai, quy định trên đã trực tiếp đặt trách nhiệm cho Tòa án, Viện kiểm sát và
Cơ quan điều tra là phải “chứng minh tội phạm”. Bởi vì đây là trách nhiệm nên
Tòa án phải có gắng để hoàn thành trách nhiệm. Do có cùng trách nhiệm, nên vô
hình trung Tòaán bị đẩy về cùng một phía với Viện kiểm sát, cơ quan có chức
năng buộc tội bị cáo. Điều này dẫn đến thực trạng là Tòaán sẽ không độclập mà
sẽ có xu h
ướng nghiêng về phía buộc tội. Đối với Tòa án, khi xét xử, không chỉ
dựa trên những chứng cứ, hồ sơ của các cơ quan tiến hành tố tụng khác cung cấp
để xem xét bị cáo có tội hay không mà, nếu như tòaán thực sự độclập không
mang trên vai trách nhiệm chứng minh tội phạm, còn phải xem xét xem những
chứng cứ đó có khách quan, đúng luật và đầy đủ để kết tội bị cáo hay không.
1
Lê Tiến Châu: Một số vấn đề về tranh tụng trong tố tụng hình sự, Tạp chí Khoa học pháp lý điện tử, số 1,
2003,
http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=article&id=210:tc2003so1
msvdttttths&catid=91:ctc20031&Itemid=106, [ngày truy cập 11/10/2011].
2
Từ điển tiếng Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994, tr. 316.
3
Lê Tiến Châu: Một số vấn đề về tranh tụng trong tố tụng hình sự, Tạp chí Khoa học pháp lý điện tử, số 1,
2003,
http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=article&id=210:tc2003so1
msvdttttths&catid=91:ctc20031&Itemid=106, [ngày truy cập 11/10/2011].
4
Bộ luật tố tụng hình sự 2003, điều 10, đoạn 2.
5
Hiến pháp 1992, điều 72.
6
Bộ luật tố tụng hình sự 2003, điều 10, đoạn 2.
Tạp chí Khoa học 2012:23b 153-161 Trường Đại học Cần Thơ
161
Nghĩa là tòaán phải phán xét cả hai phía, phán xét bị cáo và phán xét chứng cứ do
cơ quan điều tra cung cấp.
4 KẾT LUẬN
Độc lập là yếu tố quan trọng nhất giúp cho Tòaán xét xử khách quan và công
bằng. Tính độclậpcủaTòaán phải được đảm bảo trong tất cả các mối quan hệ có
liên quan bao gồm: quan hệ với các cơ quan khác, quan hệ với cơ quan Tòaán cấp
trên và quan hệ trong nội bộ Hội đồng xét xử. Tuy nhiên, trên thực tế
tính độclập
của Tòaán lại bị tácđộng bởi sự can thiệp trái pháp luật của những cơ quan có và
không có liên quan đến chức năng xét xử củaTòa án. Bên cạnh đó một số quy định
pháp luật có liên quan đến Tòaán cũng làm cho Tòaán không thực sự độclập khi
thực hiện chức năng của mình. Chính vì lí do đó, yêu cầu đặt ra là phải có những
giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn sự can thiệ
p trái pháp luật đến hoạtđộng xét xử
của TAND, đồng thời phải sửa đổi những quy định pháp luật có liên quan nhằm
đảm bảo sự độclập thực sự củaTòa án.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hiến pháp 1980.
Hiến pháp 1992 được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001
của Quốc hội khóa 10.
Luật tổ chức Tòaánnhândân 1981.
Luật tổ chức Chính phủ 2001.
Luật tổ chức Tòaánnhândân 2002.
Luật tổ chức Viện kiểm sát nhândân 2002.
Bộ luật tố tụng hình sự 2003.
Bộ luật tố tụng dân sự 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2011.
Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩ
m Tòaánnhândân 2002 được sửa đổi, bổ sung năm 2011
Án “thỉnh thị”, nên hay không?, Báo điện tử Tuổi trẻ, 2005, http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-
hoi/Phap-luat/89380/An-thinh-thi-nen-hay-khong.html, [ngày truy cập 10/10/2011]
Cầm Văn Kình: Để Tòaánđộclậptrong xét xử, báo điện tử Tuổi trẻ, 2006,
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/164655/De-toa-an-doc-lap-trong-xet-xu.html,
[ngày truy cập 20/7/2012]
Lê Tiến Châu: Một số vấn đề về tranh tụng trong tố tụng hình sự, Tạp chí Khoa học pháp lý
điện tử, số 1, 2003,
http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=article&id
=210:tc2003so1msvdttttths&catid=91:ctc20031&Itemid=106, [ngày truy cậ
p 11/10/2011]
Nghĩa Nhân: Nhiều quy định hạn chế sự độclậpcủaTòa án, báo điện tử VnExpress, 2002,
http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2002/08/3b9bf659/, [ngày truy cập 10/10/2011]
Thiện Nhân: Tình tiết mới trong vụ án chiếm đoạt tài sản ở Pleiku: Tòa sơ thẩm xử kiểu
“thỉnh thị án”?, báo điện tử Thanh tra, 2011,
http://thanhtra.com.vn/tabid/77/newsid/41163/temidclicked/1061/seo/Toa-so-tham-xu-
kieu-thinh-thi-an/Default.aspx, [ngày truy cập 20/7/2012].
Từ điển tiếng Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994.
. ảnh hưởng đến sự độc lập trong hoạt động xét xử của TAND. 2 NGUYÊN TẮC ĐỘC LẬP TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CỦA TAND 2.1 Cơ sở pháp lý của nguyên tắc Tính độc lập trong hoạt động của TAND được quy. xét xử độc lập với cơ quan Tòa án cấp trên; - Thành viên của Hội đồng xét xử phải độc lập với nhau. 2.3.1 Trong xét xử Tòa án độc lập với các cơ quan khác Trong hoạt động xét xử thì Tòa án phải. nguyên tắc, trong hoạt động của mình Tòa án phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng 4 , nhưng Nhà nước của chúng ta là Nhà nước pháp quyền 5 hoạt động theo nguyên tắc pháp chế 6 và mọi hoạt động của