1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân

26 928 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 7,21 MB

Nội dung

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân

Trang 1

BÀI THẢO LUẬN

ĐỀ TÀI: NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU        

Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới đối với nước ta- kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Cách mạng tháng Tám thành công đã xóa bỏ chính quyền thực dân phong kiến, lập ra Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, là Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Những ngày đầu thành lập nước, Đảng và nhân dân ta đứng trước bao khó khăn chồng chất, phải chiến thắng giặc đói, giặc dốt và nhất là giặc ngoại xâm Để xây dựng và củng cố bộ máy Nhà nước, bảo vệ thành quả cách mạng, chỉ 11 ngày sau khi Hồ Chủ Tịch đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà - ngày 13/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký và ban hành sắc lệnh số 33c/SL thiết lập các Tòa án quân sự trên toàn lãnh thổ Việt Nam với nhiệm vụ “xét xử tất cả những người nào phạm vào một việc gì đó có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” Đó là mốc son đánh dấu sự ra đời của ngành Tòa án Việt Nam.

Trang 4

Hệ thống Tòa án Việt Nam ra đời ngay sau khi Nhà nước

ta ra đời và từng bước hoàn thiện trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trong thời kỳ đổi mới hiện nay Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống Tòa án Việt Nam gắn liền với lịch sử xây dựng, củng cố và hoàn thiện bộ máy Nhà nước ta nói chung, các cơ quan tư pháp nói riêng Cho đến nay, ngành Tòa án Việt Nam bao gồm hệ thống Tòa án nhân dân được tổ chức từ Trung ương đến cấp huyện và hệ thống Tòa án quân sự từ Tòa án quân sự Trung ương đến các Tòa án quân sự khu vực.

Trang 5

CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT

TRIỂN NGÀNH TOÀ ÁN NHÂN DÂN Dưới cái nhìn chung, tòa án là cơ quan thuộc hệ thống bộ máy Nhà nước, đảm nhiệm chức năng xét xử Nhưng tùy từng thời kì lịch sử, tùy mỗi giai đoạn mà những quy định về tòa án lại khác nhau.

Dưới chế độ phong kiến, vua là người đứng đầu nhà nước nắm trọn trong tay các quyền lập pháp, thi hành pháp luật và tư pháp Quan cai trị cấp dưới vừa là người thi hành pháp luật đồng thời cũng là người xét xử.

Đến Nhà nước tư sản, Moongtexkiơ – một triết gia người Pháp, kiến trúc sư của học thuyết về nhà nước tư bản đã đề ra thuyết tam quyền phân lập Ông cho rằng “ mọi thứ sẽ bị biến mất cả nếu chính một người hay chính một tập đoàn dù thân hào hay quý tộc hoặc bình dân hành xử cả ba quyền: quyền làm luật, quyền thi hành luật và quyền xét xử…” Cả ba quyền tập trung vào tay một người thì đó là chế độ độc tài vô hạn độ, vậy nên dưới chế độ tư bản, việc xét xử sẽ do một hê thống cơ quan có chức năng riêng biệt và do các quan tòa là những công chức chỉ làm nhiệm vụ xét xử thực hiện.

NỘI DUNG

Trang 6

Ở Việt Nam, từ khi có chính quyền cách mạng, các tòa án là những cơ quan thuộc hệ thống bộ máy nhà nước được đảm nhiệm chức năng là xét xử Điều 127 – Hiến pháp

1992 quy định rằng: “ tòa án nhân dân tối cao, các tòa án nhân dân địa phương, các tòa

án quân sự và các tòa án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Hệ thống các tóa án nhân dân của nước ta hiện có: tòa án nhân dân tối cao, toà án nhân dân cấp tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, các tòa án nhân dân cấp quận, huyện

và các tòa án quân sự

Trang 7

Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miểm nhiệm, cách chức theo đề nghị của hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Thẩm phán tòa án nhân dân cấp tỉnh , Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện do chánh án hân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện.

Thẩm phán Tòa án quân sự cấp Quân khu, Tòa án quân sự cấp khu vực do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm,miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán Tòa án quân sự khu vực.

Với quy định này của Hiến pháp, Luật tổ chức Tòa án nhân dân đã quy định tại

khoản 3, điều 40 là: “Thẩm phán các Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực do Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán” Như vậy theo quy định trên thì Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao chỉ có

thẩm quyền bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân địa phương.

CHƯƠNG II: NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT

ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN

4.1 Thực hiện chế độ bầu nhiệm thẩm phán , chế độ bầu cử Hội thẩm

nhân dân và cử Hội thẩm nhân dân.

4.1.1 Thực hiện chế độ bổ nhiệm thẩm phán

Make by anhtai204law@gmail.com

Trang 8

Điều 31

1 Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Chánh án, Phó Chánh án Toà án quân sự trung ương do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo

đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.

2 Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân địa phương do Chánh án Toà

án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân địa phương cùng cấp.

3 Chánh án, Phó Chánh án Toà án quân sự cấp quân khu, Toà án quân sự khu vực do Chánh án Toà án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm,

cách chức sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

4 Trước khi đề nghị Chủ tịch nước, Chánh án Toà án nhân dân tối cao cách chức các chức vụ Chánh án, Phó Chánh án theo quy định tại khoản 1, khoản

2 hoặc khoản 3 của Điều này, nếu người đó thuộc một trong các trường hợp

có thể bị cách chức chức danh Thẩm phán thì phải có ý kiến của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán có thẩm quyền tuyển chọn Thẩm phán đó.

5 Nhiệm kỳ của Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Chánh án,

Phó Chánh án Toà án nhân dân địa phương, Toà án quân sự là năm năm, kể

từ ngày được bổ nhiệm.

Nhiệm kì của Thẩm phán là 5 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm

Trang 9

Điều 38 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân

1 Hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu theo sự giới thiệu của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và do Hội đồng nhân dân cùng cấp miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân cùng cấp sau khi thống nhất với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.

2 Hội thẩm quân nhân Toà án quân sự cấp quân khu do Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương và do Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chánh án Toà án quân sự cấp quân khu sau khi thống nhất với cơ quan chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương.

3 Hội thẩm quân nhân Toà án quân sự khu vực do Chủ nhiệm chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị sư đoàn hoặc cấp tương đương và do Chủ nhiệm chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chánh án Toà án quân sự khu vực sau khi thống nhất với cơ quan chính trị sư đoàn hoặc cấp tương đương.

4.1.2 Thực hiện, chế độ bầu Hội thẩm nhân dân và cử Hội thẩm quân

nhân

Trang 10

4.2 Nguyên tắc việc xét xử của Tòa án nhân

dân có Hội Thẩm nhân dân tham gia

Pháp luật không chỉ quy định khi xét xử Hội đồng xét xử phải

có Hội thẩm nhân dân tham gia mà còn quy định khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán, tức là Hội thẩm nhân dân cùng Thẩm phán quyết định giải quyết mọi vấn đề của vụ

án không kể về nội dung hay thủ tục tố tụng Mặc dù Hội thẩm không phải là cán bộ trong biên chế Tòa án mà là người của cơ quan, tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bầu hoặc cử làm đại diện cho nhân dân tham gia vào hoạt động xét

xử của Tòa án, nhưng khi tham gia xét xử Hội thẩm lại ngang quyền với Thẩm phán, từ việc đọc hồ sơ vụ án, nghiên cứu chứng cứ, cho đến việc ra quyết định giải quyết vụ án Đây là điều quan trọng để Hội thẩm nhân dân thực sự pháp huy được vai trò là đại diện cho quần chúng nhân dân của mình.

Trang 11

2.2 Nghiên cứu nhà nước Phong kiến và sự vận dụng

tư tưởng lấy dân làm gốc

Thời nào cũng vậy, muốn quốc gia hưng thịnh, các nhà lãnh

đạo phải dựa vào nhân dân, lấy dân làm gốc, hành động theo ý

dân, vì tương lai dân tộc Đó cũng chính là tư tưởng đặt căn

bản trên tinh thần quốc gia, dựa vào lập trường dân tộc và

quyền tự do bình đẳng của người dân

Mạnh Tử đã có câu nói lịch sử: “Dân là quý, sau mới đến xã

tắc, vua thì xem nhẹ” Tuân Tử cũng có câu nói rất nổi tiếng:

“Vua là thuyền, dân là nước, nước chở thuyền, nước cũng lật

thuyền” Từ đó, Nho gia thấy được một điểm hết sức quan

trọng là: “Dân là gốc nước, gốc vững, nước yên” Chủ tịch Hồ

Chí Minh của chúng ta cũng có quan điểm tương tự như Nho

gia, khi Người nói: “Trong bầu trời không có gì quý hơn bằng

nhân dân Trong thế gian không gì mạnh bằng lực lượng đoàn

kết của nhân dân” Tuy nhiên tư tưởng lấy dân làm gốc của

Người đã vượt qua những hạn chế còn tồn tai trong tư tưởng

Nho giáo phong kiến.

4.3 Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và

chỉ tuân theo pháp luật

Nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, nhằm đảm bảo tính khách quan trong quá trình xét xử để áp dụng thống nhất pháp luật ở tất cả các Tòa án Nguyên tắc này đòi hỏi:

Khi xét xử, các Thẩm phán và Hội thẩm trên cở sở nghiên cứu hồ sơ vụ án để xác định chứng cứ, quy phạm pháp luật cần áp dụng để có quyết định cụ thể cho phù hợp, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của bất cứ cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào.

Khi xét xử các thành viên trong Hội đồng xét xử cũng độc lập với nhau trong việc xác định chứng cứ, phân tích, lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp để áp dụng.

Giữa các Tòa án cũng độc lập với nhau khi xét xử theo các thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm Các Hội đồng xét xử phải tự mình xác định lại chứng cứ, quy phạm pháp luật phù hợp để áp dụng chứ không phải chịu ảnh hưởng của các quyết định, bản án của Tòa án đã xét xử trước đó.

Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm phải tuân thủ pháp luật, phải dựa vào các quy

định của pháp luật để giải quyết các vụ án chứ không được tùy tiện, chủ quan trong việc áp dụng pháp luật.

Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm không bị ràng buộc bởi kết luận của Viện kiểm sát, không bị chi phối bởi ý kiến của nhau Thẩm phán, Hội thẩm phải chịu trách nhiệm đối với ý kiến của mình về từng vấn đề của vụ án.

Trang 12

4.4 Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số

Hội đồng xét xử các vụ án phải có ít nhất là 3 người do Chánh án Tòa án quyết định Trong hội đồng xét xử có một thẩm phán được Chánh án cử làm chủ tọa phiên tòa Các bản án, quyết định của Tòa án phải được đa

số các thành viên của Hội đồng xét xử biểu quyết tán thành.

Tòa án xét xử tập thể có nghĩa là việc xét xử bất cứ một vu án nào, trình

tự nào cũng do một Hội đồng thực hiện Thành phần hội đồng xét xử ở mỗi cấp xét xử đối với từng loại vụ án được qui định tại các điều tương ứng của Luật Tố tụng, cụ thể như sau:

Đối với vụ án Hình sự:

+Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm;

+ Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm;

+ Thành phần Hội đồng Giám đốc thẩm, tái thẩm.

Đối với vụ án Dân sự (các vụ tranh chấp về Dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động):

+ Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm

+ Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm

+ Thành phần Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm.

Trang 13

Đối với vụ án hành chính:

+ Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm;

+ Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm;

+ Thành phần Hội đồng Giám đốc thẩm, tái thẩm

Hội đồng xét xử chia thành 2 cấp xét xử: xét xử sơ thấm là 1 trong những giai đoạn tố tụng của vụ án Xét xử sơ thẩm là xét

xử các vụ án lần thứ nhất Bản án quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thời hạn pháp luật qui định thì có hiệu lực pháp luậ Nếu bị cáo không chấp nhận với bản án đã tuyên thì có thể kháng án lên tòa án cấp trên cao hơn Tòa án cấp trên cao hơn tiếp tục xem xét giải quyết vụ án ( xét xử phúc thẩm).Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật Đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét lại theo trình tự Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm do pháp luật tố tụng quy định.

Trang 14

Hội đồng xét xử phúc thẩm các vụ án có 3 người, chỉ bao gồm các Thẩm phán trừ một số trường hợp đặc biệt Hội đồng xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự có

5 người, gồm 3 Thẩm phán và 2 Hội Thẩm Thực tiễn xét xử phúc thẩm trong những năm qua cho thấy trong các trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm chỉ gồm 3 Thẩm phán Tuy nhiên, trong quá trinh nghiên cứa hồ sơ vụ án, xét xử thấy vụ án phức tạp hoặc đối với vụ án đối với người chưa thành niên phạm tội cần

có them ý kiến của Hội thẩm thì báo cáo Chánh án hoăch người được Chánh án ủy quyền quyết định thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm 3 Thẩm phán và 2 Hội thẩm Cần chú ý là trường hợp này không thực hiện đối với các tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án quân sự trung ương vì TANDTC và TAQSTW không có Hội thẩm.

Trang 15

4.5 Tòa án xét xử công khai trừ trường hợp do luật định

Công khai là một trong những thuộc tính quan trọng của xã hội dân chủ

Trong xã hội dân chủ công khai được xem như một tư tưởng xuyên suốt quá trình tổ chức và vận hành bộ máy nhà nước Trong hoạt động tư pháp tư

tưởng này cũng được ghi nhận một cách rất cụ thể trong Hiến pháp và pháp luật tố tụng.

Hiến pháp 1946, Điều 67: “Các phiên tòa phải công khai, trừ trường hợp đặc biệt”.

Hiến pháp 1959, Điều 101: “Việc xét xử tại các tòa án nhân dân đều công khai, trừ trường hợp Luật định”.

Hiến pháp 1980, Điều 133: “Tòa án nhân dân xét xử công khai, trừ trường hợp Luật định”.

Hiến pháp 1992, Điều 131: “Tòa án nhân dân xét xử công khai, trừ trường hợp Luật định”.

Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự (năm 2003) đã cụ thể hóa tư tưởng này tại Điều 18:

Xét xử công khai “Việc xét xử của Tòa án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này qui định.

Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Tòa án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai.”

Trang 16

4.6 Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật

Cần nắm vững nguyên tắc chung là tố tụng hình sự tiến hành theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, nam nữ, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử

lý theo pháp luật (Điều 5 BLTTHS).Cần nắm vững nguyên tắc xử lý quy định tại Điều 3 BLHS Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.

Ngày đăng: 21/08/2016, 18:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w