1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HÀ NỘI.doc

90 708 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 673,5 KB

Nội dung

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HÀ NỘI.

Trang 1

HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1 Khái quát về nguồn vốn của Ngân hàng thương mại 3

1.1.1 Vốn chủ sở hữu 3

1.1.1.1 Nguồn vốn hình thành ban đầu 4

1.1.1.2 Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động 4

1.1.1.3 Các quỹ 4

1.1.1.4 Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần 5

1.1.2 Vốn nợ 5

1.1.2.1 Nguồn tiền gửi 5

1.1.2.2 Nguồn đi vay 6

1.1.2.3 Các nguồn khác 7

1.2 Hoạt động huy động vốn của NHTM 7

1.2.1 Sự cần thiết phải huy động vốn của NHTM 7

1.2.1.1 Vốn huy động là cơ sở tài chính trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của NHTM 7

1.2.1.2 Vốn huy động quyết định quy mô tín dụng và các hoạt động khác.8 1.2.1.3 Vốn quyết định khả năng thanh toán và bảo đảm uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính 8

1.2.1.4 Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng 9

1.2.2 Các hình thức huy động vốn của NHTM 10

1.2.2.1 Phân loại theo đối tượng huy động 10

1.2.2.2 Phân loại theo phương thức huy động 12

1.2.2.3 Phân loại theo thời gian huy động 14

1.2.2.4 Phân theo loại tiền huy động 15

1.2.3 Hiệu quả huy động vốn và các tiêu chí đánh giá 15

1.2.3.1 Hiệu quả huy động vốn 15

1.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá 17

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng 19

1.3.1 Nhóm nhân tố khách quan 19

Trang 2

1.3.2 Nhóm nhân tố chủ quan 22

1.3.2.1 Chiến lược kinh doanh của ngân hàng 22

1.3.2.2 Uy tín của ngân hàng 22

1.3.2.3 Lãi suất huy động vốn 23

1.3.2.4 Các hình thức huy động vốn 23

1.3.2.5 Mạng lưới 23

1.3.2.6 Trình độ và thái độ phục vụ của cán bộ ngân hàng 24

1.3.2.7 Trình độ công nghệ ngân hàng 24

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 26

2.1 Khái quát về chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội 26

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 26

2.1.2 Cơ cấu tổ chức 28

2.1.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh của NH 30

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn 30

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng 32

2.1.3.3 Hoạt động Kinh doanh đối ngoại 34

2.1.3.4 Về tài chính thanh toán – Ngân quỹ và dịch vụ 35

2.1.3.5 Kết quả kinh doanh 38

2.2 Thực trạng huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội 39

2.2.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động 40

2.2.2 Cơ cấu vốn của Chi nhánh 41

2.2.2.1 Cơ cấu vốn theo đối tượng 41

2.2.2.2 Cơ cấu vốn theo kỳ hạn 44

2.2.2.3 Cơ cấu vốn theo loại tiền 49

2.2.3 Các nghiệp vụ huy động vốn của Ngân hàng 51

2.2.3.1 Huy động tiền gửi 51

2.2.3.2 Tiền vay 52

2.2.4 Chi phí huy động vốn 54

Trang 3

2.3.1 Những kết quả đạt được 55

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 58

2.3.2.1 Hạn chế 58

2.3.2.2 Nguyên nhân 59

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HÀ NỘI 63

3.1 Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT Hà Nội 63

3.1.1 Định hướng phát triển chung của Ngân hàng 63

3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn 65

3.2 Các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn 66

3.2.1 Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn 66

3.2.2 Sử dụng linh hoạt lãi suất huy động vốn 69

3.2.3 Mở rộng và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ 70

3.2.4 Mở rộng mạng lưới kinh doanh và nâng cao chất lượng phục vụ 71

3.2.5 Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay 72

3.2.6 Áp dụng nhanh chóng và hiệu quả công nghệ Ngân hàng hiện đại 73

3.2.7 Tăng cường hoạt động Marketing ngân hàng 74

3.2.8 Nâng cao chất lượng nguồn lực và thái độ phục vụ 76

3.3 Kiến nghị 78

3.3.1 Đối với Chính phủ 78

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 80

3.3.3 Đối với NHNo&PTNT Việt Nam 81

KẾT LUẬN 84

Trang 4

NHTM :Ngân hàng thương mại

NHNo&PTNT :Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Trang 5

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CHI NHÁNH NHo&PTNT HÀ NỘI 29

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của NH No&PTNT Hà Nội 30

Bảng 2.2 Tình hình dư nợ của NHNo&PTNT Hà Nội 32

Bảng 2.3 Tình hình nợ xấu của NHNo&PTNT Hà Nội 33

Bảng 2.4: Kết quả tài chính của NHNo Hà Nội giai đoạn 2006- 2008 38

Bảng 2.5 Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của NHNo 40

Biểu đồ 2.1: Quy mô tổng nguồn vốn ( Tỷ đồng) 40

Bảng 2.6: Cơ cấu vốn theo đối tượng huy động của NHNo Hà Nội giai đoạn 2006- 2008 41

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn theo đối tượng 42

Bảng 2.7 : Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của NHNo Hà Nội 44

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn 47

Bảng 2.8: Hoạt động sử dụng vốn của NHNo&PTNT 2007 – 2008 48

Biểu đồ 2.4 : Cơ cấu vốn theo loại tiền 49

Bảng 2.9 : Vốn huy động nội tệ giai đoạn 2006- 2008 49

Bảng 2.10 : Vốn huy động ngoại tệ giai đoạn 2006 – 2008 50

Bảng 2.11: Phát hành giấy tờ có giá tại Chi nhánh 2007 – 2008 53

Bảng 2.12 : Chi phí huy động vốn 54

Bảng 2.13: Lãi suất chênh lệch năm 2006- 2008 55

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra cho đến năm 2020 là hoàn thànhnhiệm vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, đưa Việt Nam từ một nước nôngnghiệp cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại

Để thực hiện được mục tiêu này thì vốn là một trong những yếu tố đầu vào rấtquan trọng Vốn là tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tếphụ thuộc vào qui mô và hiệu quả của vốn đầu tư Vì vậy để đứng vững và nâng caonăng lực cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải được mở rộng, pháttriển với quy mô ngày càng lớn, hiện đại hóa máy móc dây chuyền công nghệ, nângcao chất lượng hàng hoá, dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh với các nước khác trongkhu vực và trên thế giới Cho nên để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì cần phải cóvốn đầu tư

Vốn cho đầu tư phát triển có thể được tạo thành từ nhiều nguồn Tuy nhiên,trong điều kiện hiện nay ở nước ta, vốn tự có của doanh nghiệp và người kinhdoanh có hạn, vốn đầu tư của Ngân sách Nhà nước cũng có nhiều khó khăn thì vốnđầu tư cho tăng trưởng kinh tế chủ yếu là vốn tín dụng ngân hàng Ngân hàngthương mại là doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ Với vai tròtrung gian tài chính, ngân hàng thương mại tập trung mọi nguồn vốn tạm thời nhànrỗi trong nền kinh tế và thực hiện cho vay đối với các nhà đầu tư, các cá nhân và tổchức trong xã hội

Nước ta đang trong tiến trình hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới,

do đó, nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế là rất lớn.Chính vì vậy, để phát huy hơn nữa vai trò của mình và đáp ứng vốn nhanh chóngkịp thời cho sự phát triển của nền kinh tế cũng như cho chính hệ thống ngân hàngthì công tác huy động vốn cần phải được đặt lên hàng đầu đối với các ngân hàngthương mại Và NHNo&PTNT Hà Nội cũng không là ngoại lệ Vấn đề tìm ra nhữnggiải pháp để hoàn thiện công tác huy động vốn là rất thiết thực và cấp bách

Trang 7

Nhận thức được tầm quan trọng đó, với kiến thức đã học được ở trường cùngvới những kiến thức thu nhận được trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, em đã chọn đề tài: “Tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội”

làm chuyên đề thực tập

Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận về huy động vốn của NHTM

Chương II: Thực trạng huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội.Chương III: Giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường huy động vốn tại Chinhánh NHNo&PTNT Hà Nội

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thạc sỹ Phan Hữu Nghị đã hết sức tậntình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này Đồng thời emcũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị trong Phòng Kế toán – NgânQuỹ cùng toàn thể cán bộ Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn Hà Nội đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại đơn vị

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 8

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.1 Khái quát về nguồn vốn của Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là một loại định chế tài chính trung gian cực kỳ quantrọng trong nền kinh tế thị trường, là loại hình doanh nghiệp hoạt động kinh doanhtrong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian này

mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội được huy động, tập trung lạivới số lượng đủ lớn để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân nhằm mục đíchsản xuất kinh doanh, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội Chính vì vậy, ngân hàngđóng một vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế thị trường: Ngân hàng thươngmại là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế, NHTM là cầu nối doanh nghiệp với thịtrường, là công cụ để nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô, là cầu nối nền tài chínhquốc gia và nền tài chính quốc tế Việc tạo lập, tổ chức và quản lý vốn của NHTM

là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu không chỉ vì lợi ích riêng củabản thân các NHTM mà còn vì sự phát triển chung của nền kinh tế

Nguồn vốn của NHTM là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng huy độngđược để cấp tín dụng, đầu tư và cung cấp các dịch vụ ngân hàng Nguồn vốn củaNHTM bao gồm: vốn chủ sở hữu, vốn nợ Trong đó vốn nợ gồm vốn huy động, vốn

đi vay và một số vốn nợ khác

1.1.1 Vốn chủ sở hữu

Ngân hàng cũng như các doanh nghiệp khác, để bắt đầu hoạt động của mìnhphải có một lượng vốn nhất định Đây là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của chínhngân hàng, ngân hàng có quyền sử dụng lâu dài, hình thành nên tài sản cố định nhưtrụ sở, văn phòng, máy móc, trang thiết bị… Tùy theo tính chất sở hữu, năng lực tàichính của chủ ngân hàng, yêu cầu và sự phát triển của thị trường mà nguồn hìnhthành và nghiệp vụ hình thành loại vốn này rất đa dạng

Trang 9

1.1.1.1 Nguồn vốn hình thành ban đầu

Theo quy định của pháp luật về điều kiện thành lập thì ngân hàng phải cómột lượng vốn nhất định, đó là vốn pháp định (vốn điều lệ) Đây là lượng vốn tốithiểu mà ngân hàng cần có để đáp ứng điều kiện thành lập cũng như hoạt động kinhdoanh Tùy theo tính chất của mỗi ngân hàng mà nguồn gốc hình thành vốn ban đầu

là khác nhau Cụ thể, VCSH của ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước do ngân sáchnhà nước cấp, VCSH của ngân hàng tư nhân do cá nhân tự bỏ vốn ra, VCSH củangân hàng Cổ phần do các cổ đông góp cổ phần, VCSH của ngân hàng liên doanhthì do các bên tham gia liên doanh góp vốn

Loại vốn này phải tuân thủ các quy định của NHNN về số vốn tối thiểu – vốnpháp định mà chủ ngân hàng cần phải có khi bắt đầu hoạt động Vốn pháp địnhđược quy định cho từng loại ngân hàng trong từng điều kiện cụ thể Đặc điểm củavốn chủ sở hữu là không phải hoàn trả, chủ ngân hàng có thể tăng, giảm hoặc thayđổi cơ cấu VCSH, quyết định chính sách phân phối lợi nhuận

1.1.1.2 Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động

Vốn chủ của ngân hàng không ngừng được tăng lên trong quá trình hoạtđộng nhờ có nguồn vốn bổ sung Nguồn vốn bổ sung này có thể từ lợi nhuận, từviệc phát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm…Nguồn vốn bổ sung này có đặcđiểm không thường xuyên song giúp cho ngân hàng có được lượng vốn khi cầnthiết

1.1.1.3 Các quỹ

Hàng năm, sau khi tổng kết kết quả kinh doanh, dựa trên lợi nhuận thu được,ngân hàng đều tiến hành trích lập các quỹ Mỗi quỹ được sử dụng vào một mục đíchnhất định tùy thuộc vào tình hình kinh doanh của ngân hàng Các quỹ của ngânhàng bao gồm: quỹ dự phòng tổn thất, quỹ đầu tư phát triển, quỹ thặng dư, quỹ bảotoàn vốn, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi,…Các quỹ của ngân hàng thuộc quyền sởhữu của ngân hàng

Trang 10

1.1.1.4 Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần

Những khoản vay trung và dài hạn của ngân hàng thương mại mà có khảnăng chuyển đổi thành vốn cổ phần có thể được xem là một bộ phận vốn sở hữu củangân hàng Đây là nguồn vốn bổ sung mà ngân hàng có thể sử dụng lâu dài (đầu tưvào nhà cửa, đất đai,…) và có thể không phải hoàn trả khi đến hạn

Như vậy, tuy vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn song

nó lại có vai trò rất quan trọng VCSH đóng vai trò là một tấm đệm giúp chống lạirủi ro phá sản, là điều kiện bắt buộc để ngân hàng có được giấp phép tổ chức vàhoạt động Bên cạnh đó, VCSH tạo niềm tin cho công chúng và là sự đảm bảo đốivới chủ nợ về sức mạnh tài chính của ngân hàng, cung cấp năng lực tài chính cho sựtăng trưởng và phát triển các hình thức dịch vụ mới Và cuối cùng, vốn được xemnhư một phương tiện điều tiết sự tăng trưởng, giúp đảm bảo rằng sự tăng trưởng củamột ngân hàng có thể được duy trì ổn định và lâu dài

1.1.2 Vốn nợ

Đặc trưng hoạt động của ngân hàng là đi vay để cho vay, vốn nợ của NHTMchiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với vốn chủ Chính vì vậy, để thực hiện hoạt độngkinh doanh như tín dụng, đầu tư và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác thì ngânhàng cần phải chú trọng phát triển nguồn vốn , đặc biệt là nguồn vốn nợ, bao gồmnguồn tiền gửi, nguồn đi vay và nguồn khác

1.1.2.1 Nguồn tiền gửi

Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiềncủa ngân hàng Chính vì vậy, để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh, cácngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động nhằm thu hút một cáchtối đa và hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và trong xã hội Các hình thứchuy động vốn tiền gửi bao gồm tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm của dân cư,tiền gửi có kì hạn của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội, tiền gửi của các ngânhàng khác

Đặc điểm chung của nguồn tiền gửi là chúng phải được thanh toán khi kháchhàng yêu cầu ngay cả khi đó là tiền gửi có kì hạn nhưng chưa đến hạn Tuy nhiên,

Trang 11

quy mô tiền gửi rất lớn so với các nguồn khác, chiếm hơn 50% tổng nguồn Đâyđược xem là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của các ngân hàng trong công tác huyđộng vốn.

Quy mô và cấu trúc của nguồn tiền gửi biến động tùy thuộc vào nhiều yếu tốnhư lãi suất huy động, địa điểm ngân hàng, các hình thức huy động vốn, các dịch vụcủa ngân hàng, tâm lý của người gửi tiền,…Do vậy, ngân hàng cần nghiên cứu cácnhân tố ảnh hưởng đến tiền gửi tùy vào từng đối tượng khách hàng để xây dựngchính sách huy động vốn linh hoạt và đạt hiệu quả cao

1.1.2.2 Nguồn đi vay

Tuy nguồn tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn của ngân hàngnhưng trong trường hợp gặp khó khăn tài chính, thiếu hụt dự trữ, thiếu hụt thanhkhoản… thì NHTM vẫn phải vay mượn thêm để đáp ứng nhu cầu chi trả Khoảnvay này đã trở thành nguồn vốn quan trọng do sự biến động thường xuyên giữa việchuy động và sử dụng vốn NHTM có thể vay vốn ở NHNN, các tổ chức tín dụngkhác và vay trên thị trường vốn

Đây là loại vốn mà ngân hàng chủ động đi vay với mục đích, thời hạn và quy

mô xác định trước do vậy tạo thành nguồn ổn định cho ngân hàng Khác với tiền gửi

là nguồn huy động thường xuyên thì các khoản đi vay chỉ được thực hiện lúc cầnthiết, ngân hàng hoàn toàn chủ động quyết định khối lượng vay phù hợp với nhucầu sử dụng

Các khoản vay NHNN và vay ngân hàng khác có thời hạn ngắn, nhằm đảmbảo khả năng thanh toán tức thời của ngân hàng hoặc đáp ứng nhu cầu về dự trữ bắtbuộc trong một thời điểm nào đó Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào ngân hàngmuốn vay thì đều có thể vay được Bởi, vay NHNN phụ thuộc rất lớn vào chínhsách tiền tệ mà NHNN theo đuổi trong từng thời kì, vay các ngân hàng khác trêncùng địa bàn sẽ gặp khó khăn khi nhiều ngân hàng đang thiếu phương tiện thanhtoán Vì vậy, muốn mở rộng quan hệ vay mượn trên thị trường liên ngân hàng thìngân hàng cần vươn tới thị trường liên ngân hàng quốc tế

Trang 12

Ngân hàng vay trên thị trường vốn bằng cách phát hành các giấy nợ như kỳphiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi,…Lãi suất của hình thức huy động này cao hơncác nguồn khác nhưng ngân hàng vẫn sử dụng khi nguồn tiền gửi không đáp ứngđược những yêu cầu như ổn định, quy mô vốn đủ lớn trong khoảng thời gian xácđịnh Thông qua việc phát hành các giấy nợ trung và dài hạn, ngân hàng có khảnăng tập trung một khối lượng vốn lớn trong thời gian ngắn và tạo lập được cácnguồn trung, dài hạn có tính ổn định cao Từ đó, ngân hàng có thể cho vay các dự

án lớn, tài trợ cho trang thiết bị và bất động sản của doanh nghiệp

1.1.2.3 Các nguồn khác

Nguồn ủy thác

Thông qua các dịch vụ ủy thác mà ngân hàng thương mại thực hiện như ủythác đầu tư, ủy thác cho vay, ủy thác giải ngân và thu hộ, ủy thác cấp phát NHTMcũng đã thu hút được lượng vốn bổ sung và làm tăng nguồn vốn Do việc giải ngântheo tiến độ nên thường xuyên có một bộ phận vốn kết dư trên tài khoản, ngân hàng

có thể sử dụng tạm thời nguồn vốn đó vào kinh doanh

Nguồn trong thanh toán

Các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ( séc trong quá trình chi trả,tiền kí quỹ để mở L/C) có thể hình thành nguồn trong thanh toán

Nhìn chung, đối với những nguồn này ngân hàng không phải trả lãi và quy

mô nguồn không lớn Tuy vậy, chi phí để có và duy trì chúng là rất đáng kể Để giatăng các nguồn này, NHTM cần không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng củacác loại hình dịch vụ, tối đa hóa tiện ích cũng như lợi ích của khách hàng khi sửdụng các dịch vụ của ngân hàng

1.2 Hoạt động huy động vốn của NHTM

1.2.1 Sự cần thiết phải huy động vốn của NHTM

1.2.1.1 Vốn huy động là cơ sở tài chính trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của NHTM

Ngân hàng cũng như bất kỳ một doanh nghiệp nào, muốn tiến hành hoạtđộng kinh doanh thì phải có vốn Vốn điều lệ là điều kiện bắt buộc để ngân hàng có

Trang 13

được giấy phép hoạt động, đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập thì sau khi

đi vào hoạt động, vốn huy động quyết định tới quy mô đầu tư, cho vay nên sẽ ảnhhưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh và thu nhập của ngân hàng Một ngân hàng

có lượng vốn huy động lớn thì ngân hàng đó có thế mạnh trong kinh doanh Tronghoạt động của ngân hàng, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh mà còn là đốitượng kinh doanh chủ yếu Do đó, để thực hiện các hoạt động của mình thì ngânhàng cần có các giải pháp thu hút một cách hiệu quả yếu tố đầu vào quan trọng này

1.2.1.2 Vốn huy động quyết định quy mô tín dụng và các hoạt động khác

Quy mô các hoạt động của ngân hàng phụ thuộc vào vốn của ngân hàng đó.Một ngân hàng có khả năng về vốn dồi dào thì ngân hàng đó có thể mở rộng đượccác hoạt động kinh doanh và đáp ứng được nhu cầu đa dạng về vốn của khách hàngtrong cho vay, bảo lãnh, đầu tư Vốn lớn, ngân hàng có thể cho vay với mọi thànhphần kinh tế, cho vay với số lượng lớn mà vẫn đảm bảo được khả năng thanhkhoản Điều này, làm cho quan hệ tín dụng của ngân hàng được mở rộng, quy môtín dụng tăng lên Nguồn vốn lớn còn giúp ngân hàng hoạt động kinh doanh vớinhiều loại hình khác nhau như: liên doanh liên kết, kinh doanh chứng khoán, thuêmua tài sản, Như vậy, vốn huy động giúp ngân hàng chủ động trong kinh doanh,

mở rộng và đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh nhằm phân tán rủi ro và tăng thunhập

1.2.1.3 Vốn quyết định khả năng thanh toán và bảo đảm uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính

Uy tín đối với một ngân hàng là vấn đề sống còn, quyết định tới sự tồn tại vàphát triển của ngân hàng đó Chính vì vậy, các ngân hàng luôn quan tâm và chútrọng nâng cao uy tín của mình trên thị trường tài chính Uy tín đó được thể hiện ởkhả năng sẵn sàng thanh toán cho khách hàng, ở khả năng cho vay và đầu tư đối vớinhững dự án lớn có thời hạn dài Để có thể đáp ứng được thì ngân hàng cần có mộtlượng vốn lớn, mà chủ yếu là vốn huy động Với tiềm năng vốn lớn và khả nănghuy động vốn lớn, ngân hàng có thể yên tâm cho vay mà vẫn bảo đảm tính thanhkhoản cao, tạo tâm lý yên tâm và thoải mái cho khách hàng Đồng thời, ngân hàng

Trang 14

có thể kinh doanh đa năng, tham gia vào các lĩnh vực như đầu tư chứng khoán, kinhdoanh góp vốn, đồng tài trợ các dự án giúp ngân hàng phân tán rủi ro trên cơ sởmột nguồn vốn dồi dào, nhằm tăng sức cạnh tranh và uy tín của ngân hàng trên thịtrường.

1.2.1.4 Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng

Năng lực cạnh tranh của ngân hàng là khả năng duy trì và mở rộng thị phần,thu lợi nhuận trong môi trường cạnh tranh trong và ngoài nước Cạnh tranh trongNHTM là sự tranh đua, giành giật khách hàng dựa trên tất cả những khả năng màngân hàng có được để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về việc cung cấp những sảnphẩm dịch vụ có chất lượng cao, có sự đặc trưng riêng của mình so với các NHTMkhác trên thị trường, tạo ra lợi thế cạnh tranh, làm tăng lợi nhuận ngân hàng, tạođược uy tín, thương hiệu và vị thế trên thị trường Và vốn là điều kiện không thểthiếu để các ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình Những ngân hànghoạt động không hiệu quả, quy mô vốn bé tất yếu sẽ bị giải thể hoặc sát nhập.Những ngân hàng có nguồn vốn lớn sẽ có điều kiện thuận lợi trong việc mở rộngquan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế xét cả về quy mô, khối lượng tín dụng,chủ động về thời gian, thời hạn vay, linh hoạt về lãi suất,…Các dịch vụ của ngânhàng sẽ ngày càng phong phú, hiện đại và tiện ích hơn đối với khách hàng Điều này

sẽ thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến, giao dịch và sử dụng các sản phẩm dịch

vụ của ngân hàng

Đồng thời, nguồn vốn của ngân hàng lớn cũng là cơ sở để ngân hàng liêndoanh liên kết, kinh doanh dịch vụ thuê mua, mua bán nợ, Các hình thức kinhdoanh đa năng này sẽ góp phần phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh và tạothêm vốn cho ngân hàng, tăng sức cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường

Như vậy, vốn có vai trò then chốt trong hoạt động kinh doanh của NHTM

Mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả của vốn là tiền đề quan trọng quyết định sự tồntại và phát triển hoạt động của ngân hàng, đáp ứng vốn cho nền kinh tế Do đó, nângcao hiệu quả huy động vốn là sự cần thiết trong quá trình hoạt động của bất cứ

Trang 15

NHTM nào, đòi hỏi ngân hàng phải cực kỳ nhanh nhạy trong việc huy động và điềuhành vốn.

1.2.2 Các hình thức huy động vốn của NHTM

Hoạt động huy động vốn góp phần giải quyết “ đầu vào” của ngân hàng.Không có hoạt động huy động vốn, NHTM sẽ không có đủ nguồn vốn tài trợ chocác hoạt động của mình Ngoài ra, NHTM có thể đo lường được uy tín cũng như sựtín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng thông qua hoạt động huy động vốn.Bởi vậy, các NHTM đã đưa ra các hình thức huy động đa dạng và linh hoạt nhằmhuy động tối đa nguồn vốn trong nền kinh tế

1.2.2.1 Phân loại theo đối tượng huy động

a Huy động vốn từ dân cư

Tiền gửi của dân cư là một bộ phận thu nhập bằng tiền của các tầng lớp dân

cư trong xã hội gửi vào ngân hàng nhằm mục đích tiết kiệm, kiếm lời và để thanhtoán Mỗi cá nhân và gia đình trong xã hội đều có những khoản tiền nhàn rỗi, dựphòng để chi tiêu trong tương lai Xã hội càng phát triển, thu nhập của người dâncàng tăng lên thì các khoản dự phòng này càng cao Vì vậy, các NHTM đã tìm mọihình thức nhằm huy động tối đa các khoản tiết kiệm này Từ đó đã tạo ra một nguồnvốn không nhỏ để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, đồng thời thu được lợinhuận cho chính ngân hàng Tiền gửi của dân cư bao gồm tiền gửi tiết kiệm và tiềngửi thanh toán

Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửitiết kiệm, được xác nhận trên sổ tiền gửi tiết kiệm, được hưởng lãi và được bảohiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi Đây được xem là hình thứchuy động vốn truyền thống của ngân hàng

Tiền gửi thanh toán là tiền gửi của cá nhân gửi vào tài khoản thanh toán vớimục đích gửi, giữ tiền hoặc thực hiện các giao dịch thanh toán qua Ngân hàng bằngcác phương tiện thanh toán

b Huy động vốn từ các Tổ chức tín dụng và NHNN

Trang 16

- Vay các TCTD: Các NHTM có thể vay mượn lẫn nhau và vay của các tổ

chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng Với các ngân hàng đang có dựtrữ vượt yêu cầu do có có kết dư gia tăng bất ngờ về các khoản tiền huy động hoặcgiảm cho vay sẽ sẵn lòng cho các ngân hàng khác vay để tìm kiếm lãi suất cao hơn

Và ngược lại, các ngân hàng thiếu hụt dự trữ có nhu cầu vay mượn tức thời để đảmbảo thanh khoản Đây là khoản vay dùng để đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấpbách và trong nhiều trường hợp nó có thể bổ sung hoặc thay thế cho nguồn vaymượn từ NHNN

- Vay NHNN: Ngân hàng Trung ương là ngân hàng của các ngân hàng, đóng

vai trò là người cho vay cuối cùng trong nền kinh tế Đây là khoản vay nhằm giảiquyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của NHTM như thiếu hụt dự trữ bắt buộc, dựtrữ thanh toán,… Ở Việt Nam hiện nay, NHNN cho các NHTM vay vốn dưới cáchình thức:

+ Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạnkhác

+ Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắnhạn khác

Ngoài ra, NHNN còn cho NHTM vay bổ sung vốn thiếu hụt trong thanh toán

bù trừ Trong trường hợp đặc biệt, khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận,NHNN còn chi vay đối với các NHTM tạm thời mất khả năng chi trả, có nguy cơgây mất an toàn cho hệ thống Nhìn chung, NHNN điều hành vay mượn một cáchchặt chẽ và NHTM phải thực hiện các điều kiện đảm bảo và kiểm soát nhất định

Tuy vốn vay các tổ chức tín dụng và vay NHNN thường chiếm tỷ trọng nhỏtrong tổng vốn kinh doanh của NHTM nhưng khoản vay này có tác dụng góp phầngia tăng nguồn vốn, mở rộng kinh doanh của ngân hàng Mặt khác, nó còn có ýnghĩa trong việc đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên và nâng cao hiệu suất

sử dụng vốn của NHTM

c Huy động vốn từ các Tổ chức kinh tế

Trang 17

Các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội gửi tiền vào ngân hàng với mục đíchthanh toán Song nhiều khoản thu bằng tiền sẽ được chi trả sau một thời gian xácđịnh Dó đó, trên cơ sở nắm bắt được chu kì sản xuất kinh doanh của các doanhnghiệp, chu kì hoạt động của các tổ chức mà ngân hàng đưa ra các hình thức huyđộng hợp lý, linh hoạt để thu hút các nguồn tiền này Tiền gửi từ các Tổ chức kinh

tế bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kì hạn

d Huy động từ các Tổ chức tài chính

Khoản tiền gửi của các tổ chức này thường mang tính chất thanh toán, chitrả, lưu thông tiền tệ và cung cấp thêm vốn cho ngân hàng

1.2.2.2 Phân loại theo phương thức huy động

a Tiền gửi thanh toán ( tiền gửi không kì hạn)

Là loại tiền gửi của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng nhằm mụcđích giao dịch thanh toán, chi trả các hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ và cáckhoản chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh Ngân hàng mở tài khoản thanhtoán (tài khoản có thể phát séc) cho khách hàng Không phải lúc nào khách hàngcũng sử dụng số dư trong tài khoản Vì vậy, đôi khi số dư này tạm thời nhàn rỗi vàtrở thành nguồn vốn của ngân hàng Do đó, ngân hàng có thể sử dụng nguồn tiềnnày cho hoạt động của mình Tuy nhiên, đặc tính cơ bản của loại tiền này là không

ổn định, khách hàng có thể rút bất cứ lúc nào mà không cần bao trước cho ngânhàng Cho nên đối với loại tiền gửi này, ngân hàng thường trả lãi suất thấp hoặcthậm chí không trả lãi cho khách hàng Chính vì vậy, khách hàng thường duy trì số

dư tài khoản tiền gửi không nhiều, vừa đủ đáp ứng nhu cầu chi trả hàng ngày của

họ Mặc dù số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của từng khách hàng là không lớn.Nhưng ngân hàng là trung tâm tập trung tiền tệ và cung cấp các dịch vụ thanh toánnên số lượng khách hàng rất đông khiến cho tổng vốn huy động qua tiền gửi thanhtoán của tất cả khách hàng trở nên lớn đáng kể

b Tiền gửi có kì hạn của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thường có một bộphận vốn tạm thời nhàn rỗi như: tiền thu bán hàng chưa phải mua nguyên liệu, trả

Trang 18

lương; các quỹ đầu tư phát triển; quỹ phúc lợi; quỹ khen thưởng đã trích nhưngchưa sử dụng đến,…Để đảm bảo an toàn tài sản và đồng vốn vẫn sinh lời, các doanhnghiệp có thể gửi số vốn này vào tài khoản tiền gửi có kì hạn ở các ngân hàng,hưởng lãi suất cao hơn tùy theo độ dài của kì hạn Đặc điểm của loại tiền gửi này là

có sự thỏa thuận về thời gian rút tiền, người gửi tiền chỉ có thể rút tiền ra theo thờihạn đã thỏa thuận Nhưng trên thực tế để thu hút loại tiền gửi này với kỳ hạn dài,các ngân hàng thường cho phép rút tiền trước thời hạn nhưng khách hàng chỉ đượchưởng lãi suất không kì hạn hoặc hưởng mức lãi suất tươn ứng theo loại kì hạn nhấtđịnh do ngân hàng quy định

c Tiền gửi tiết kiệm của dân cư

Loại hình tiền gửi này được thiết kế dành cho khách hàng là các tầng lớp dân

cư trong xã hội có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an toàn, sinh lợi và thiết lập được kếhoạch sử dụng tiền trong tương lai Tiền gửi tiết kiệm của dân cư luôn chiếm một tỷtrọng khá lớn trong tổng vốn huy động của ngân hàng Nguồn này vừa có tính ổnđịnh cao, thời hạn chủ yếu là trung và dài hạn Các khoản chi phí cho giao dịch đốivới nguồn này thường thấp, khách hàng mang tính ổn định cao, ít biến động, thuậnlợi cho việc hoạch định chính sách hoạt động của ngân hàng nói chung và chínhsách huy động vốn nói riêng

d Huy động vốn bằng cách phát hành các công cụ nợ

Ngân hàng có thể huy động vốn thông qua việc phát hành các giấy tờ có giánhư kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi,…Giấy tờ có giá là chứng nhận củaTCTD phát hành để huy động vốn, trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoảntiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khácgiữa TCTD và người mua Đối tượng mua các giấy tờ có giá là các tổ chức, cánhân Ngoài việc dùng số vốn nhàn rỗi hay phần thu nhập tạm thời chưa sử dụngđến để mua, trên thực tế đây còn là một kênh đầu tư của người có vốn trong xã hộikhi họ không có khả năng và cơ hội đầu tư trực tiếp Đặc điểm của các kỳ phiếu, tráiphiếu này là có khả năng chuyển đổi dễ dàng ra tiền khi cần thiết bằng cách bán,chuyển nhượng trên thị trường vốn hoặc chiết khấu tại ngân hàng

Trang 19

- Trái phiếu ngân hàng là một cam kết xác nhận nghĩa vụ trả nợ của ngânhàng phát hành đối với chủ sở hữu trái phiếu Ngân hàng phát hành trái phiếu nhằmhuy động vốn trung và dài hạn Việc phát hành trái phiếu, ngân hàng chịu sự quản

lý của NHNN, của các cơ quan quản lý trên thị trường chứng khoán và có thể bị chiphối bởi uy tín của ngân hàng

- Kỳ phiếu ngân hàng là một loại giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành đểhuy động vốn ngắn hạn Ngân hàng cam kết sẽ trả lãi được hưởng và vốn gốc chonhà đầu tư khi kỳ phiếu đến hạn

- Chứng chỉ tiền gửi là những giấy tờ xác nhận tiền gửi định kỳ ở một ngânhàng Người sở hữu giấy này sẽ được thanh toán lãi định kỳ và nhận vốn gốc khi hếthạn

Với hình thức huy động vốn này, các ngân hàng có khả năng tập trung mộtkhối lượng vốn lớn trong thời gian ngắn và hoàn toàn chủ động trong sử dụng

1.2.2.3 Phân loại theo thời gian huy động

a Huy động vốn ngắn hạn

Việc mở các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi ngắn hạn và phát hànhcác công cụ nợ ngắn hạn trên thị trường tiền tệ đã tạo ra nguồn vốn ngắn hạn trongNHTM Phần lớn số vốn này để thực hiện cho vay ngắn hạn hoặc được chuyển hoán

kỳ hạn để thực hiện cho vay trung và dài hạn Đây là hình thức huy động vốn chủyếu của NHTM Do có thời hạn ngắn hay không có thời hạn nên lãi suất huy độngngắn hạn thường thấp và tính ổn định kém

b Huy động vốn trung hạn

Là nguồn vốn huy động có thời hạn từ 1 đến 5 năm, có lãi suất huy động caohơn nguồn ngắn hạn Các NHTM sử dụng nguồn vốn này để cho các doanh nghiệpvay trung, dài hạn để đầu tư có chiều sâu vào các dự án mở rộng sản xuất, thay đổicông nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cho doanhnghiệp

c Huy động vốn dài hạn

Trang 20

Hoạt động này tạo ra nguồn vốn dài hạn ( từ 5 năm trở lên) trong ngân hàng.Đây là nguồn có tính ổn định cao và được các NHTM sử dụng đầu tư vào các dự ánphục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội như : đầu tư vào các dự án quốc tế dânsinh, xây dựng các nhà máy,… Lãi suất mà ngân hàng phải trả để huy động nguồnnày thường rất cao Tuy nhiên tỷ trọng vốn dài hạn trong tổng nguồn vốn của ngânhàng thường chiếm tỷ trọng không cao.

1.2.2.4 Phân theo loại tiền huy động

a Vốn huy động bằng nội tệ

Đây là nguồn vốn chủ yếu trong các NHTM và giữ vai trò quan trọng để duytrì hoạt các hoạt động của ngân hàng Quy mô của nguồn này phụ thuộc vào thunhập trong nước và công tác huy động vốn của NHTM

b Vốn huy động bằng ngoại tệ

Vốn ngoại tệ bao gồm nguồn vốn huy động từ các loại ngoại tệ như USD,EURO, GBP, Lãi suất của các loại tiền gửi là ngoại tệ thường cao hơn lãi suất củatiền gửi nội tệ có cùng kỳ hạn Các ngân hàng thu hút nguồn ngoại tệ nhằm phục vụcho hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ xuất khẩu, kinh doanh ngoại tệ trongnước,

1.2.3 Hiệu quả huy động vốn và các tiêu chí đánh giá

1.2.3.1 Hiệu quả huy động vốn

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn được thể hiện ở quy mô, cơ cấuvốn, chi phí huy động của ngân hàng

a Quy mô và tính ổn định của nguồn vốn

Quy mô là chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động huy động vốn của ngânhàng Quy mô nguồn vốn phải không ngừng tăng trưởng để đáp ứng nhu cầu sửdụng vốn ngày càng tăng của nền kinh tế, tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng hoạtđộng, nâng cao tính thanh khoản và tính ổn định của nguồn vốn Một khi nguồn vốntăng trưởng không ổn định sẽ gây khó khăn cho NHTM trong việc hoạch định chínhsách sử dụng vốn, cản trở hoạt động cho vay và đầu tư của NHTM với các thànhphần kinh tế Từ đó, làm giảm hiệu quả hoạt động của NHTM, giảm lợi nhuận và uy

Trang 21

tín của ngân hàng Vì vậy, các NHTM đều đa dạng hóa các hình thức huy động vốn

để tăng quy mô đồng thời chú trọng hơn vào nguồn vốn có tính ổn định cao để đảmbảo quy mô nguồn vốn tăng trưởng ổn định Tiền gửi của dân cư là nguồn vốn ổnđịnh nhất Do đó, khi nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn thì nguồnvốn của ngân hàng đó được xem là ổn định Bên cạnh tiền gửi dân cư thì tiền gửigiao dịch của các tổ chức kinh tế tuy có tính ổn định không cao nhưng nó lại đemđến cho ngân hàng một nguồn vốn với chi phí rẻ và lợi nhuận lớn hơn Nếu biết tínhtoán hợp lý chu kỳ kinh doanh của các doanh nghiệp thì ngân hàng sẽ chủ động hơntrong việc sử dụng hợp lý và linh hoạt nguồn vốn này

Như vậy, hoạt động huy động vốn thực sự có hiệu quả khi quy mô nguồn vốn

có sự tăng trưởng ổn định

b Cơ cấu nguồn vốn

Cơ cấu nguồn vốn có ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản và quyết định chi chí củangân hàng Cơ cấu huy động và cơ cấu sử dụng vốn phải có sự phù hợp với nhau.Nếu cơ cấu nguồn vốn không phù hợp với yêu cầu sử dụng vốn thì sẽ không tối đađược dư nợ tín dụng và đầu tư Ngược lại, huy động nhiều nhưng sử dụng không hếtthì hoạt động không hiệu quả, ngân hàng vẫn phải chịu lãi suất trên phần vốn huyđộng thừa, làm tăng chi phí của ngân hàng Cơ cấu nguồn vốn được xem là hợp lýnếu các thành phần của nó đáp ứng được kế hoạch sử dụng vốn và chi phí huy độngthấp nhất

- Cơ cấu vốn theo kỳ hạn

Kỳ hạn của nguồn vốn là cơ sở để xây dựng kế hoạch sử dụng vốn Khi nóiđến kì hạn của nguồn chúng ta quan tâm đến kì hạn danh nghĩa, kì hạn thực tế vàkhả năng chuyển hoán kì hạn của nguồn Các khoản nợ của ngân hàng thường gắnliền với kì hạn nhất định, đó là kì hạn danh nghĩa của nguồn Các kì hạn danh nghĩathường gắn với một mức lãi suất nhất định, nguồn có kì hạn danh nghĩa càng dài thìlãi suất càng cao Khi gửi tiền vào ngân hàng, người gửi tiền đều cố gắng duy trì kìhạn danh nghĩa để hưởng mức lãi suất cao nhất Cho nên, kì hạn danh nghĩa là một

Trang 22

chỉ tiêu phản ánh tính ổn định của nguồn vốn Để cho vay và đầu tư dài hạn, cácngân hàng cần duy trì tính ổn định của nguồn tiền.

Kì hạn danh nghĩa tạo cơ sở để ngân hàng đưa ra kì hạn huy động phù hợpvới thị trường Tuy nhiên, ngân hàng quan tâm hơn tới kì hạn thực tế của nguồn tiềnbởi vì nó liên quan chặt chẽ đến kì hạn của các khoản cho vay và đầu tư Kì hạnthực tế của nguồn tiền là thời gian mà khoản tiền tồn tại liên tục tại một ngân hàng

Sự thay đổi lãi suất sẽ gây ra sự dịch chuyển giữa các loại tiền gửi trong một ngânhàng, tiền gửi từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, từ loại tiền này sang loại tiềnkhác, từ kì hạn này sang kì hạn khác Điều đó làm thay đổi kì hạn thực tế của cáckhoản tiền gửi

Một nguồn tiền nào đó trong ngân hàng được tạo ra bởi sự tiếp nối liên tụccủa các khoản huy động và đi vay Chẳng hạn, khoản gửi tiết kiệm với kì hạn danhnghĩa trong 9 tháng nhưng người gửi tiền không rút ra mà duy trì nhiều lần 9 thángthì sẽ trở thành khoản tiền gửi trung và dài hạn Như vậy, một nguồn vốn với kì hạndanh nghĩa là ngắn hạn, có thể tồn tại liên tục trong nhiều năm, tức là thành nguồn

có kì hạn thực tế trung và dài hạn Việc phân tích, đo lường kì hạn thực tế củanguồn tiền là cơ sở để ngân hàng quản lý thanh khoản, chuyển hoán kì hạn củanguồn, sử dụng các nguồn có kì hạn ngắn để cho vay với kì hạn dài hơn

- Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền

Cơ cấu vốn theo loại tiền của ngân hàng bao gồm vốn nội tệ và ngoại tệ Vốnnội tệ phục vụ cho nhu cầu tín dụng trong nội địa, còn vốn ngoại tệ thì chỉ nhữngdoanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu mới được ngân hàng chovay, thanh toán hộ Ngân hàng chỉ có thể chuyển đổi 15% số vốn ngoại tệ huy độngđược sang VNĐ để cho vay Một khi nhu cầu vốn nội tệ tăng lên nhưng không đủđáp ứng, trong khi nguồn ngoại tệ lại dư thừa, vẫn phải trả lãi sẽ làm tăng chi phícủa ngân hàng Như vậy, chính nhu cầu sử dụng vốn nội tệ hay ngoại tệ sẽ ảnhhưởng đến chính sách huy động vốn nội tệ, ngoại tệ của ngân hàng

1.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá

a Chỉ tiêu đánh giá tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động

Trang 23

Chênh lệch năm sau so với năm trước = Số tiền năm sau – Số tiền năm trước

Giá trị tuyệt đối của chỉ tiêu này mà nhỏ thì tốc độ tăng trưởng nguồn vốnhuy động của ngân hàng ổn định và ngược lại thì không ổn định

Chênh lệch % số tiền năm

sau so với năm trước =

Số tiền năm sau – Số tiền năm trước

Số tiền năm trướcGiá tri tuyệt đối của chỉ tiêu này càng lớn thì tốc độ tăng trưởng nguồn vốnhuy động nhanh và ngược lại thì chậm

b Chỉ tiêu cơ cấu nguồn vốn huy động

Từng loại tiền gửi/ Tổng nguồn vốn huy động: các loại tiền ở đây là sự phântheo các tiêu chí như đối tượng, loại tiền, kỳ hạn, để phản ánh cơ cấu tiền gửi theocác tiêu chí đó

c Chi phí huy động

- Chi phí trả lãi ( lãi suất huy động)

Đối với những người gửi tiền lãi suất huy động là thu nhập có được khi họphải tạm thời từ bỏ khoản vốn của mình khi gửi tiền vào ngân hàng Nhưng đối vớingân hàng, lãi suất huy động là chi phí để ngân hàng thu hút được nguồn vốn từ cácthành phần trong xã hội Lãi suất chi trả ( lãi suất huy động) càng cao thì khả nănghuy động và vay mượn được càng lớn Từ đó, mở rộng hoạt động cho vay và đầu

tư Tuy nhiên, lãi suất cao sẽ gây khó khăn trong hoạt động tín dụng do lãi suất huyđộng quá cao kéo theo lãi suất cho vay phải cao, gây áp lực cho nhà đầu từ khi vayvốn của Ngân hàng Đồng thời làm tăng chi phí của ngân hàng và nếu doanh thukhông tăng kịp chi phí thì sẽ làm giảm lợi nhuận Vì vậy, các NHTM cần phải xemxét chi phí lãi phải trả cho nguồn vốn huy động và sự biến động của chi phí này

- Chi phí khác

Trong quá trình huy động còn có các chi phí khác như chi phí tiền lương, chiphí giao dịch, quảng cáo, chi phí duy trì hoạt động của trụ sở như điện, nước,… Tuychi phí này chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ nhưng nếu tiết kiệm được cũng gópphần làm giảm chi phí của ngân hàng

Trang 24

Ngoài ra, còn quan tâm chỉ tiêu Hệ số sử dụng vốn và chênh lệch lãi suất đểđánh giá hiệu quả sử dụng vốn.

Hệ số sử dụng vốn = Tổng dư nợTổng nguồn vốn huy động

= Tổng chi phí huy động vốn / Tổng nguồn vốn

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng

Ngân hàng là một chủ thể kinh tế hoạt động trong môi trường kinh tế - xãhội Do đó, hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nóiriêng đều bị chi phối bởi các yếu tố khách quan và chủ quan

1.3.1 Nhóm nhân tố khách quan

Nhóm nhân tố này có tác động lớn đến tình hình hoạt động và kết quả kinhdoanh của NHTM Tuy nhiên, ngân hàng không thể kiểm soát hay tránh được màchỉ có thể dự báo và tìm cách giảm thiểu các rủi ro khi nó xảy ra

1.3.1.1 Môi trường kinh tế - xã hội

Tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước có tác động không nhỏ đếnviệc huy động vốn của NHTM Môi trường kinh tế quyết định đến thu nhập củangười dân, nhu cầu đầu tư, tiết kiệm và tiêu dùng Khi nền kinh tế tăng trưởng, sảnxuất phát triển thì thu nhập dân cư cao và ổn định Từ đó, tạo điều kiện tích lũynhiều hơn làm cho số vốn huy động vào ngân hàng dồi dào và nhu cầu đầu tư mởrộng Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, thu nhập của người dân giảm Lúc này,người dân không gửi tiền vào ngân hàng mà giữ tiền để mua hàng hóa và trang trảicuộc sống Do đó, ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn

Trang 25

Khi nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao làm giảm sức mua của đồng tiền Điềunày làm cho lợi ích của người gửi tiền giảm do lãi suất thực giảm xuống, người dân

có xu hướng tích trữ vàng, USD hoặc các dạng tài sản khác thay vì đem số tiền đógửi vào NHTM nên lượng vốn huy động của ngân hàng giảm

1.3.1.2 Môi trường chính trị, pháp luật

Một quốc gia có sự ổn định về chính trị sẽ khiến cho người dân yên tâm gửitiền vào ngân hàng với mục tiêu an toàn và sinh lợi.Việc thu hút một cách dễ dàng

và hiệu quả nguồn tiền gửi này sẽ làm tăng quy mô vốn của ngân hàng

Ngoài các yếu tố chính trị, hoạt động của các ngân hàng còn chịu sự điềuchỉnh của pháp luật Hoạt động của ngân hàng có ảnh hưởng sâu rộng tới toàn bộnền kinh tế và các thành phần kinh tế Sự sụp đổ của một ngân hàng có thể kéo theo

sự sụp đổ của toàn hệ thống ngân hàng gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế,dẫn tới khủng hoảng kinh tế Vì vậy, Chính phủ và NHNN ở mỗi quốc gia cần phảigiám sát chặt chẽ, nghiêm ngặt hoạt động của các ngân hàng Ngoài việc cụ thể hóacác quy định của ngành ngân hàng trong luật, nghị định, thông tư thì còn phải tùythuộc vào tình hình thực tế để đưa ra các chính sách về tiền tệ, lãi suất, dự trữ,…nhằm đảm bảo mức độ an toàn cần thiết cho các ngân hàng, ngăn ngừa ngân hàngtham gia vào các vụ đầu tư mạo hiểm có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của kháchhàng và quan trọng nhất là để phục vụ những mục đích mà Chính phủ ban hành hayNHNN để ra Một môi trường pháp lý thông thoáng sẽ tạo điều kiện cho các ngânhàng kinh doanh hiệu quả và thực hiện tốt các chức năng của mình Vì vậy, sự thayđổi trong các chính sách của NHNN và Chính phủ về tài chính, tiền tệ, tín dụng haycác chính sách về đầu tư, ưu đãi,… sẽ ảnh hướng đến khả năng thu hút vốn củaNHTM Chính vì vậy, khi cần huy động vốn đòi hỏi các NHTM đều phải xem xétcác quy định của pháp luật

1.3.2.3 Khách hàng

Khách hàng của ngân hàng là các tổ chức, cá nhân sử dụng các sản phẩmdịch vụ của ngân hàng để thỏa mãn các mục tiêu khác nhau như thanh toán, tíndụng, ký quỹ, chuyển tiền Đây là đối tượng mà bất cứ ngân hàng nào cũng hướng

Trang 26

tới Với những khách hàng là người gửi vốn tại ngân hàng có hai yếu tố quan trọngtác động vào là thu nhập và tâm lý Thu nhập ảnh hưởng tới nguồn vốn tiềm tàng

mà doanh nghiệp có thể huy động được trong tương lai Và tâm lý ảnh hưởng đến

sự biến động ra vào của các nguồn tiền Khách hàng càng tin tưởng vào ngân hàngthì nguồn tiền ra, vào ngân hàng càng ổn định, tạo điều kiện huy động vốn tốt hơncho ngân hàng

Ngoài ra, tập quán thói quen tiêu dùng của người dân có tầm ảnh hưởng quantrọng trong việc huy động vốn của ngân hàng Cụ thể, ở những vùng người dân cóthói quen gửi tiền vào ngân hàng thì việc huy động vốn sẽ dễ dàng hơn ở nhữngvùng người dân có thói quen cất trữ tiền, vàng trong nhà Ở những nước phát triển,người dân thường xuyên sử dụng tài khoản cá nhân để thanh toán Trong khi đó, ởmột số nước, người dân vẫn chưa có thói quen thanh toán không dùng tiền mặt.Điều này làm cho công tác huy động vốn của ngân hàng gặp khó khăn hơn Vì vậy,các ngân hàng cần phải tích cực tuyên truyền sâu rộng về các hoạt động của mình

và các lợi ích của người gửi tiền cũng như các thủ tục cần thiết để tạo tâm lý thoảimái cho khách hàng khi đến gửi tiền tại ngân hàng

1.3.1.4 Đối thủ cạnh tranh của ngân hàng

Sự cạnh tranh của các ngân hàng khác trên địa bàn sẽ ảnh hưởng trực tiếpđến hoạt động của ngân hàng Trong môi trường mà các đối thủ cạnh tranh càngnhiều đòi hỏi ngân hàng phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh Ngânhàng tìm đủ mọi biện pháp để cung cấp sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao vớinhiều lợi ích cho khách hàng, với mức giá và chi phí cạnh tranh nhất Bên cạnh sựđảm bảo về tính chính xác, độ tin cậy và sự tiện lợi nhất nhằm thu hút khách hàng,

mở rộng thị phần để đạt được lợi nhuận cao nhất Ngân hàng có năng lực cạnh tranhcao thì khả năng huy động vốn của ngân hàng đó dễ hơn so với các đối thủ cạnhtranh Như vậy, cạnh tranh vừa là thách thức vừa là một nhân tố thúc đẩy sự pháttriển chất lượng các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong đó có hoạt độnghuy động vốn

Trang 27

1.3.2 Nhóm nhân tố chủ quan

Đây là nhóm nhân tố nội tại bên trong ngân hàng Do vậy, ngân hàng có thểtác động vào từng yếu tố chủ quan, điều chỉnh từng yếu tố phù hợp với tình hìnhthực tế hoạt động nhằm đạt kết quả huy động vốn và kết quả kinh doanh tốt nhất

1.3.2.1 Chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Các ngân hàng thường xây dựng cho mình các chiến lược kinh doanh khácnhau tùy thuộc vào tình hình thực tế và những mục tiêu của từng ngân hàng Chiếnlược kinh doanh được xây dựng dựa trên cơ sở ngân hàng xác định vị trí hiện tại củamình trong hệ thống, thấy được thế mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đồng thời

dự đoán được sự thay đổi của môi trường kinh doanh trong tương lai Theo đó, ngânhàng có thể quyết định thu hẹp hay mở rộng quy mô huy động vốn, thay đổi cơ cấucác loại nguồn, tăng hay giảm chi phí huy động vốn Với một chiến lược kinh doanhđúng đắn, ngân hàng sẽ thu hút được tối đa các nguồn vốn trong xã hội

Trong chiến lược kinh doanh, chiến lược khách hàng đóng vai trò quantrọng, có tác động trực tiếp trong công tác huy động vốn của ngân hàng Dựa trênđặc điểm riêng của từng đối tượng, thói quen, tâm lý, mong muốn của người gửitiền để đưa ra chính sách giá cả hợp lý, nâng cao chất lượng phục vụ và giao tiếp tạotâm lý thoải mái cho khách hàng giao dịch Từ đó, thu hút được số lượng lớn kháchhàng đến với ngân hàng, sẽ tạo thuận lợi hơn cho công tác huy động vốn

1.3.2.2 Uy tín của ngân hàng

Uy tín của một ngân hàng được xây dựng nên sau nhiều năm hoạt động ổnđịnh, đạt kết quả kinh doanh cao Ngân hàng vừa có quy mô lớn, vừa có uy tín sẽ cóđược lợi thế hơn trong công tác huy động vốn Sự tin tưởng của khách hàng là tiền

đề cho việc ngân hàng huy động được những nguồn vốn lớn với chi phí rẻ hơn vàtiết kiệm được thời gian Thực tế cho thấy, mặc dù lãi suất tiền gửi tại ngân hàngthấp hơn đôi chút nhưng những người có tiền vẫn lựa chọn ngân hàng có uy tín hơn

để gửi mà không gửi vào những nơi có lãi suất cao hơn Vì họ tin rằng, tại đó đồngvốn của mình được tuyệt đối an toàn

Trang 28

1.3.2.3 Lãi suất huy động vốn

Lãi suất là một trong những mối quan tâm hàng đầu của người gửi tiền khimuốn gửi tiền vào ngân hàng Trước khi quyết định gửi tiền vào một ngân hàng, họthường xem xét uy tín của ngân hàng, địa điểm, chất lượng phục vụ và so sánh lãisuất huy động giữa các ngân hàng Nếu khách hàng đánh giá các ngân hàng có cùng

hệ số an toàn và các dịch vụ tiện ích thì họ sẽ gửi tiền vào ngân hàng có lãi suất huyđộng cao hơn

Lãi suất là yếu tố nhạy cảm và thường xuyên thay đổi, gắn liền với sự thayđổi của quan hệ cung cầu vốn trên thị trường Vì vậy, việc xây dựng chính sách lãisuất hợp lý, linh hoạt là điều kiện giúp ngân hàng có được nguồn vốn hợp lý về quy

mô và cơ cấu, đảm bảo cho ngân hàng thu hút được nhiều vốn, đồng thời vẫn kinhdoanh có lãi

1.3.2.4 Các hình thức huy động vốn

Nhu cầu và mục đích của khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng rất đa dạng

Do đó, để huy động được nhiều vốn từ dân cư và các thành phần trong xã hội, cácngân hàng đưa ra các hình thức huy động vốn đa dạng, đáp ứng được các nhu cầucủa khách hàng Khi áp dụng nhiều hình thức huy động vốn, người gửi sẽ có cơ hộilựa chọn hình thức gửi phù hợp với nhu cầu của họ Các ngân hàng đều tìm chomình những hình thức huy động vốn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, tâm lýdân cư tại vùng ngân hàng đặt địa điểm và phù hợp với yêu cầu sử dụng cũng như

dễ dàng quản lý có hiệu quả nguồn vốn huy động Khi đó, số lượng người sử dụngcác sản phẩm tiền gửi của ngân hàng tăng lên đồng nghĩa với số tiền huy động đượccũng tăng lên

1.3.2.5 Mạng lưới

Ngoài việc quan tâm đến lãi suất và các dịch vụ tiện ích có được khi gửi tiềnvào ngân hàng, các tầng lớp dân cư còn quan tâm đến vấn đề thuận tiện khi đếnngân hàng đó Các khoản tiết kiệm của dân cư thường là những khoản không lớnnên họ thường sẽ lựa chọn những ngân hàng gần nơi họ sinh sống hoặc cất giữ tiền

ở nhà Vì vậy, để huy động được khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư thì nhất thiết các

Trang 29

ngân hàng phải mở rộng mạng lưới chi nhánh và nâng cao chất lượng mạng lướiphục vụ Mặt khác, khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu của khách hàngkhi giao dịch tại ngân hàng càng cao Những ngân hàng có mạng lưới chi nhánhrộng, cung ứng các dịch vụ tiện ích nhanh chóng, kịp thời thì sẽ càng thu hút đượcnhiều khách hàng đến với ngân hàng.

1.3.2.6 Trình độ và thái độ phục vụ của cán bộ ngân hàng

Các nhân viên ngân hàng là những người mang hình ảnh cho cả ngân hàng

Do đó, phong cách làm việc, thái độ phục vụ và trình độ của cán bộ ngân hàng cóảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và hiệu quả ngân hàng Khi tiếp xúc với nhân viênngân hàng có thái độ nhã nhặn, nhiệt tình tư vấn cho khách hàng và thực hiện cácthao tác nghiệp vụ nhanh chóng sẽ tạo cho khách hàng một tâm lý thoải mái, tintưởng Điều đó không chỉ giúp ngân hàng có một khối lượng lớn khách hàng truyềnthống, trung thành mà còn thu hút thêm nhiều khách hàng mới đến với ngân hàng.Trong môi trường cạnh tranh gay gắt thì cán bộ ngân hàng không chỉ cần có đạođức nghề nghiệp, trách nhiệm với công việc, hết lòng phục vụ khách hàng mà còncần phải trang bị cho mình trình độ nghiệp vụ vững vàng, phong cách làm việcchuyên nghiệp, nhạy bén, sẵn sàng tiếp cận với phương thức kinh doanh hiện đạiđáp ứng nhu cầu cạnh tranh và phát triển kinh tế

1.3.2.7 Trình độ công nghệ ngân hàng

Hoạt động huy động vốn ngân hàng ngày càng có sự cạnh tranh mạnh mẽkhông chỉ với các NHTM trong nước mà còn với các ngân hàng nước ngoài Trongbối cảnh nền kinh tế hội nhập, khi mà khoa học công nghệ đang ngày càng pháttriển, đòi hỏi hệ thống công nghệ thông tin ngân hàng không ngừng được đổi mới

để bắt kịp với sự phát triển của mạng lưới ngân hàng quốc tế Ngân hàng có trình độcông nghệ cao không chỉ thực hiện các giao dịch, các nhu cầu của khách hàng mộtcách nhanh chóng, chính xác mà còn cung cấp các dịch vụ tiện ích hơn, hiện đạihơn Đây là một yếu tố phi lãi suất rất quan trọng trong cạnh tranh vì khách hàngkhông chỉ quan tâm đến lãi suất mà còn quan tâm đến chất lượng phục vụ và tiệních khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng Các sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng

Trang 30

công nghệ thông tin ngày càng đa dạng, hướng đến việc tối đa hóa tiện ích và lợi íchcủa khách hàng Vì vậy, ngân hàng nào hiện đại hơn, có chất lượng phục vụ tốt hơnthì sẽ khiến cho khách hàng tin tưởng và giành ưu thế Do đó, sẽ giảm được chi phíhuy động vốn, chi phí quản lý và tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Trang 31

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN HÀ NỘI

2.1 Khái quát về chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 26 tháng 3 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Chính phủ) banhành Nghị định số 53/ HĐBT thành lập các Ngân hàng chuyên doanh, trong đó cóNgân hàng Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam (nay là Ngân hàng nôngnghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam) Để mở rộng mạng lưới hoạt động củamình, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đã thành lập các chi nhánh, vàcác phòng giao dịch trên phạm vi cả nước

Theo tinh thần đó, Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông Nghiệp Thành phố

Hà Nội (nay là NHNo&PTNT Hà Nội) đã được thành lập theo quyết định số QĐ/NH/QĐ ngày 27/6/1988 của Tổng Giám đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam(nay là Thống đốc NHNN Việt Nam)

51-Từ những ngày đầu mới thành lập Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Hà Nội

đã gặp không ít khó khăn, luôn trong tình trạng thiếu vốn thiếu tiền mặt và sớm phảihoạt động trong môi trường cạnh tranh với các Ngân hàng đã có bề dày hoạt động

và lợi thế hơn hẳn Tuy nhiên, Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Hà Nội đã nhanhchóng khai thác nguồn vốn để đầu tư cho các thành phần kinh tế mà trước hết là đầu

tư cho Nông nghiệp Và chỉ sau hơn hai năm hoạt động, từ năm 1990 trở đi, Ngânhàng đã có đủ nguồn vốn và tiền mặt thỏa mãn cơ bản các nhu cầu tín dụng và tiềnmặt cho khách hàng

Để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường NHNo&PTNT Hà Nội đã chủđộng mở rộng màng lưới để huy động vốn và đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của cácthành phần kinh tế trên địa bàn Hà Nội Đến nay, NHNo&PTNT Hà Nội có 17phòng giao dịch trực thuộc

Trang 32

Bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế NHNo&PTNT Hà Nội

đã từng bước hiện đại hóa hoạt động Ngân hàng mà trọng tâm là công tác thanhtoán, chuyển tiền điện tử cho khách hàng Đến nay mọi nhu cầu chuyển tiền chokhách hàng trong và ngoài hệ thống được thực hiện nhanh chóng với độ an toàn vàchính xác cao

Sau 20 năm phấn đấu, NHNo&PTNT Hà Nội đã có những bước tiến vữngchắc với sự phát triển toàn diện trên các mặt huy động nguồn vốn, tăng trưởng đầu

tư và nâng cao chất lượng tín dụng, thu chi tiền mặt, mở rộng quan hệ kinh tế đốingoại, phát triển đa dạng hóa các dịch vụ Ngoài ra, Chi nhánh cũng đã quan tâm vàphát triển các sản phẩm dịch vụ tiện ích như: chuyển tiền, bảo lãnh dự thầu, bàolãnh thực hiện hợp đồng, mở LC nhập khẩu, Phone - banking, thẻ ATM, thẻ tíndụng nội địa, thẻ ghi nợ, tư vấn trong thanh toán Quốc tế, mở mang nhiều tiện lợicho khách hàng và tăng thu từ dịch vụ cho Ngân hàng

Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, NHNo&PTNT Hà Nội luôn luônlấy đoàn kết nội bộ làm trọng tâm, phát huy sức mạnh của các tổ chức quần chúngnhư Công đoàn cơ sở, Đoàn Thanh niên Công sản Hồ Chí Minh, Ban nữ công…Cán bộ viên chức NHNo&PTNT Hà Nội đã tích cực hưởng ứng các công tác xã hộinhư ủng hộ đồng bào bị thiên tai, bão lụt, ủng hộ người nghèo, xây dựng quỹ đền ơnđáp nghĩa, tổ chức thăm hỏi và tặng quà các gia đình thương binh, liệt sỹ với trên

300 triệu, nuôi dưỡng 1 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, ủng hộ xây nhà tình nghĩa chocác gia đình chính sách với 152 triệu đồng

Với những công hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế Thủ đôcũng như với sự phát triển của ngành Ngân hàng, Đảng Bộ NHNo&PTNT Hà Nộiluôn đạt danh hiệu Đảng Bộ trong sạch vững mạnh, được Nhà nước tặng thưởng 1Huân chương Lao động hạng Ba, 1 Huân chương Chiến công hạng Ba, 2 Bằng khencủa Thủ tướng Chính phụ, 37 Bằng khen của Thống đốc NHNN Việt Nam, 33 bằngkhen của Chủ tích UBND thành phố Hà Nội, 39 Chiến sỹ thi đua, 1266 lượt laođộng giỏi cấp cơ sở

Trang 33

Hai mươi năm, một chặng đường chứa đựng những thay đổi to lớn, đánh dấu

sự phát triển và trưởng thành của một ngân hàng chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nộiluôn là lá cờ đầu vững mạnh trong hệ thống ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam nóiriêng và hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung Tin rằng trước yêucầu của nền kinh tế trong quá trình hội nhập NHNo&PTNT Hà Nội sẽ phát triểnbền vững và giành được nhiều thành tích to lớn hơn nữa

Giới thiệu chung về NHNo&PTNT Hà Nội:

- Tên chính thức: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội

- Tên tiếng anh: Agriculture and rural development Ha Noi bank

- Trụ sở chính : Số 77 Lạc Trung, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

 Phòng Hành chính và Nhân sự

 Phòng Kiểm tra, Kiểm soát nội bộ

 Phòng Kế toán – Ngân quỹ

Trang 34

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CHI NHÁNH NHo&PTNT HÀ NỘI

Trang 35

2.1.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh của NH

Trong những năm qua, đặc biệt là năm 2008 - năm thứ ba thực hiện Đề ánphát triển hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006 – 2010 của chi nhánh NHNo HàNội và hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp trên địa bàn Thủ đô đã đạt được những kếtquả nhất định, góp phần vào sự nghiệp CNH – HĐH theo định hướng phát triểnkinh tế

II Phân theo đối tượng

1 Tiền gửi dân cư 3632 +22,9 2536

( Nguồn: Báo cáo tài chính NHNo&PTNT Hà Nội)

Nhìn chung tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng đều có sự tăng trưởngqua các năm Năm 2008 đạt 15322 tỷ, tăng 1500 tỷ so với năm 2007

Theo bảng tổng hợp về cơ cấu nguồn vốn huy động cho thấy tỷ trọng nguồnvốn huy động theo dân cư và tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng cao

Trang 36

Chi nhánh trong ba năm qua Năm 2008 đạt 6063 tỷ, tăng 15,7% so với năm 2007.Đây là nguồn vốn có chi phí rẻ và ít chịu tác động rút tiền trước hạn do thay đổi lãisuất Đặc biệt, ở khoản mục tiền gửi từ dân cư có sự tăng trưởng cao, đạt 5587 tỷ,tăng 1,2 lần so với năm 2007.

Phân theo loại tiền có thể thấy nguồn vốn huy động chủ yếu của Chi nhánh lànội tệ, chiếm tỷ trọng cao (trên 89% ) trong tổng nguồn vốn Nguồn ngoại tệ tuytăng 27,1% so với năm 2007 nhưng chiếm tỷ trọng không đáng kể

Những kết quả trên có được là do NHNo Hà Nội đã thực hiện áp dụng cáchình thức huy động vốn với nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích đối với khách hàng gửitiền: huy động tiết kiệm bậc thang, tiết dự thưởng, tiết kiệm dự thưởng bằng vàng,tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm lũy tiến số dư theo lãi suất… Các hình thức tiết kiệm đadạng với nhiều hình thức trả lãi tháng, quý, năm, lãi trước, lãi sau linh hoạt, phù hợpvới lãi suất và mặt bằng chung của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, đặc biệt là việcđiều chỉnh lãi suất huy động vốn nội, ngoại tệ linh hoạt kịp thời đã góp phần nângcao chất lượng, số lượng huy động vốn từ các thành phần kinh tế và dân cư Bêncạnh đó, cơ sở vật chất, trụ sở làm việc được chỉnh trang, thay đổi, trang thiết bị làmviệc được bổ sung thay mới và phong cách giao dịch được ngày một tốt hơn nhằmtạo điều kiện thuận lợi nhất trong giao dịch với khách hàng đã thu hút một lượnglớn khách hàng đến với ngân hàng

Năm 2008, năm mà sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng ngày càng gay gắthơn ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là việcnâng lãi suất huy động vốn nội, ngoại tệ của các NHTM Cổ phần tạo thêm nhiều áplực trong hoạt động kinh doanh năm 2008 của NHNo Hà Nội Tuy nhiên, khắc phụcnhững khó khăn đó, NHNo Hà Nội đã liên tục đảm bảo khả năng tự cân đối nguồnvốn để đáp ứng nhu cầu tín dụng và nhu cầu thanh toán đối với các thành phần kinh

tế trên địa bàn

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng

Trang 37

Bảng 2.2 Tình hình dư nợ của NHNo&PTNT Hà Nội

( Nguồn: Báo cáo tài chính NHNo&PTNT Hà Nội)

Hoạt động tín dụng của NHNo Hà Nội năm 2008 đã tập trung đầu tư cho cácthành phần kinh tế sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nhất là các doanh nghiệp vừa

và nhỏ Do vậy, mặc dù hệ thống ngân hàng đang khó khăn về vốn đầu tư tín dụng,song tổng dư nợ của chi nhánh đạt 3438 tỷ, tăng 25,6% so với năm 2007 Đặc biệttrong năm 2008 Chi nhánh đã đầu tư dây chuyền thiết bị cho một số tổng công tylớn như: Tổng công ty Rượu Bia nước giải khát, Công ty Cổ phần Cồn rượu HàNội… để mở rộng thêm nhà máy sản xuất tại các tỉnh Hưng Yên, Vĩnh Phúc… vớidoanh số hàng trăm tỷ đồng Ngoài ra, Chi nhánh tiếp tục đầu tư với các doanhnghiệp vừa và nhỏ nhằm tháo gỡ khó khăn trong hoạt động kinh doanh

Xét về loại tiền, dư nợ bằng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ:

Năm 2006 là 2044 tỷ, chiếm 81,19%; năm 2008 đạt 2606 tỷ, chiếm 75,8% Có đượcđiều này là do các dự án mà chi nhánh cho vay chủ yếu là các dự án của các doanhnghiệp hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam Dư nợ về ngoại tệ chưa chiếm tỷ trọngcao song đã có mức tăng trưởng cao qua các năm Đặc biệt năm 2007, dư nợ ngoại

Trang 38

tệ có mức tăng trưởng là 76,7% so với năm 2006 Năm 2008 đạt 832 tỷ, tăng 13,9%

so với năm 2007

Xét về kỳ hạn, năm 2006 Chi nhánh chủ yếu cho vay các dự án ngắn hạn, với

tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm trên 54,38% Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập,khi mà các doanh nghiệp có nhu cầu nhiều hơn về vay vốn trung và dài hạn thì Chinhánh đã có sự điều chỉnh kịp thời Điều này được thể hiện ở tỷ trọng dư nợ tíndụng trung và dài hạn của doanh nghiệp trong ba năm qua đều có tăng trưởng: Năm

2006 tăng 18,9% so với năm 2005, năm 2007 tăng 15,1% so với năm 2006, và tăngmạnh vào năm 2008, tăng 63,8% so với năm 2007 Đây là môt dấu hiệu tốt trongviệc tăng thêm doanh thu từ lãi và cho thấy khả năng đáp ứng vốn cho tín dụngngày càng cao của ngân hàng

( Nguồn: Báo cáo tài chính NHNo&PTNT Hà Nội)

Chi nhánh luôn chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, từng bước lànhmạnh hóa công tác tín dụng nhằm ổn định và phát triển Chính vì vậy, công tácthẩm định dự án, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay được thực hiện nghiêmtúc, chặt chẽ Đồng thời chi nhánh kiên quyết thực hiện quyết định 493 về việc tríchlập & phân loại nợ và Quyết định 18 của NHNN Theo đó, đẩy mạnh thu nợ, thườngxuyên rà soát các khoản cho vay, tình hình dư nợ và đưa ra các giải pháp xử lý rủi

ro, nợ xấu một cách kịp thời và linh hoạt Do vậy, chất lượng tín dụng đã được nânglên rõ rệt, nợ xấu chỉ còn dưới 1%, tỷ lệ thu lãi đạt trên 98% Điều này cho thấy cácdoanh nghiệp đầu tư đã phát huy hiệu quả đồng vốn đảm bảo trả nợ tốt cho ngân

Trang 39

hàng Đây là một tín hiệu đáng mừng chứng tỏ công tác tín dụng, quản lý nợ và chấtlượng tín dụng của ngân hàng đang được nâng cao và có hiệu quả hơn.

2.1.3.3 Hoạt động Kinh doanh đối ngoại

Ngân hàng luôn chú trọng công tác thanh toán quốc tế Hoạt động này khôngnhững làm tăng nguồn thu cho ngân hàng mà còn khẳng định vị thế của ngân hàngtrong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Bởi lẽ, sau khi gia nhập WTO, kí kết cáchiệp định thương mại, việc các doanh nghiệp trong nước mở rộng giao lưu buônbán, xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa với các nước khác đã tạo nên cầu và cung ngoại

tệ ngày càng lớn Nếu như ngân hàng không chú trọng phát triển hoạt động thanhtoán quốc tế sẽ làm mất đi một số lượng lớn khách hàng là các doanh nghiệp cóhoạt động xuất nhập khẩu Đồng thời làm giảm thu nhập của ngân hàng, làm giảmkhả năng thanh toán đồng ngoại tệ và nhất là làm thu hẹp thị phần của ngân hàngtrên thị trường

Trong ba năm qua, chi nhánh đã mở hàng ngàn L/C nhập khẩu với giá trịhàng trăm triệu USD, hàng chục triệu EUR và các loại ngoại tệ khác Đồng thời,Ngân hàng đã tập trung mở rộng phục vụ các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu vớikim ngạch hàng trăm triệu USD Bên cạnh đó, để làm tốt công tác thanh toán quốc

tế Chi nhánh đã chủ động khai thác được các loại ngoại tệ mạnh như USD để phục

vụ cho khách hàng, đồng thời triển khai thu đổi các loại ngoại tệ mạnh nhất là CNYtại các trung tâm thương mại

Năm 2008 nền kinh tế có nhiều biến động phức tạp, lạm phát tăng cao đã ảnhhưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh ngoại hối Song công tác thanh toánquốc tế tiếp tục ổn định đảm bảo đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu thanh toán, vay vốnngoại tệ của các thành phần kinh tế Doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế năm

2008 tăng 23% so với 2007 Huy động các loại ngoại tệ mạnh như USD, EUR, JPYtrong năm 2008 đạt gần 240 triệu USD, trên 1.230 triệu JPY, gần 70 triệu EUR.Cùng với việc triển khai thanh toán quốc tế chi nhánh tiếp tục đẩy mạnh công tácthanh toán biên mậu như: chuyển tiền thương mại và phi thương mại, thanh toánbằng hối phiếu, thanh toán bằng chứng từ chuyên dùng biên mậu, thanh toán bằng

Trang 40

thư ủy thác, thanh toán bằng thư tín dụng bằng đồng bản tệ doanh số đạt hàng chụctriệu CNY, tăng 10% so với năm 2007

2.1.3.4 Về tài chính thanh toán – Ngân quỹ và dịch vụ

a Về công tác thanh toán

Các giao dịch của các thành phần kinh tế trên địa bàn và trên phạm vi cảnước đòi hỏi một khối lượng vốn thanh toán lớn Do vậy, công tác thanh toán vốnngày càng phức tạp và khẩn trương hơn Tuy nhiên, NHNo Hà Nội đã tổ chức tốtcông tác thanh toán đặc biệt thời điểm cuối năm 2008 đối với các doanh nghiệpkhông để chậm trễ hoặc sai sót, đảm bảo uy tín của Chi nhánh đối với khách hàng.NHNo Hà Nội đã và đang áp dụng triển khai chương trình giao dịch một cửa trựctiếp tại 100% các Chi nhánh, Phòng giao dịch trực thuộc với khách hàng nhằm nângcao công tác quản lý hoạt động kinh doanh, quản lý tài chính của ngân hàng nóiriêng và đối với khách hàng nói chung được chuẩn xác, nhanh chóng và thuận lợi.Chính vì vậy đã tạo được lòng tin cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ thanhtoán của ngân hàng

2008 tăng trên 61% so với năm 2007 Điều này đã góp phần tạo thêm nguồn nhânlực về tài chính đảm bảo đủ quỹ thu nhập để chi lương cho cán bộ công nhân viêntheo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam

c Ngân quỹ

Công tác Ngân quỹ luôn được ngân hàng chú trọng và thực hiện tốt với mụctiêu vừa đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời tiền mặt với các thành phần kinh tế và

Ngày đăng: 03/09/2012, 10:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế quốc dân Khác
2. Nguyễn Thị Mùi ( 2006), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính Khác
3. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê 4. Peter S.Rose (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính 2004 Khác
7. Các báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết năm của NHNo Hà Nội ( 2006- 2008) Khác
8. Các trang web: www.agribank.com www.vietnamnet.com www.cpv.org.vnwww.DOANHNHAN360.com.vn www.VNBA.org.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CHI NHÁNH NHo&PTNT HÀ NỘI - GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HÀ NỘI.doc
o &PTNT HÀ NỘI (Trang 33)
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của NH No&PTNT Hà Nội - GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HÀ NỘI.doc
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của NH No&PTNT Hà Nội (Trang 34)
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của NH No&PTNT Hà Nội - GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HÀ NỘI.doc
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của NH No&PTNT Hà Nội (Trang 34)
Bảng 2.3 Tình hình nợ xấu của NHNo&PTNT Hà Nội - GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HÀ NỘI.doc
Bảng 2.3 Tình hình nợ xấu của NHNo&PTNT Hà Nội (Trang 37)
Bảng 2.3 Tình hình nợ xấu của NHNo&PTNT Hà Nội - GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HÀ NỘI.doc
Bảng 2.3 Tình hình nợ xấu của NHNo&PTNT Hà Nội (Trang 37)
Bảng 2.5 Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của NHNo - GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HÀ NỘI.doc
Bảng 2.5 Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của NHNo (Trang 43)
Bảng 2.6: Cơ cấu vốn theo đối tượng huy động của NHNo Hà Nội giai đoạn 2006- 2008 - GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HÀ NỘI.doc
Bảng 2.6 Cơ cấu vốn theo đối tượng huy động của NHNo Hà Nội giai đoạn 2006- 2008 (Trang 44)
2.2.2. Cơ cấu vốn của Chi nhánh - GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HÀ NỘI.doc
2.2.2. Cơ cấu vốn của Chi nhánh (Trang 44)
Bảng 2.6: Cơ cấu vốn theo đối tượng huy động của NHNo Hà Nội giai đoạn 2006- 2008 - GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HÀ NỘI.doc
Bảng 2.6 Cơ cấu vốn theo đối tượng huy động của NHNo Hà Nội giai đoạn 2006- 2008 (Trang 44)
Huy động vốn từ dân cư là hình thức huy động vốn truyền thống và chủ yếu của các NHTM - GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HÀ NỘI.doc
uy động vốn từ dân cư là hình thức huy động vốn truyền thống và chủ yếu của các NHTM (Trang 45)
Bảng 2.7 : Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của NHNo Hà Nội - GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HÀ NỘI.doc
Bảng 2.7 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của NHNo Hà Nội (Trang 48)
Bảng 2.7 : Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của NHNo Hà Nội - GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HÀ NỘI.doc
Bảng 2.7 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của NHNo Hà Nội (Trang 48)
Bảng 2.9 :Vốn huy động nội tệ giai đoạn 2006- 2008 - GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HÀ NỘI.doc
Bảng 2.9 Vốn huy động nội tệ giai đoạn 2006- 2008 (Trang 53)
Bảng 2.9 : Vốn huy động nội tệ giai đoạn 2006- 2008 - GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HÀ NỘI.doc
Bảng 2.9 Vốn huy động nội tệ giai đoạn 2006- 2008 (Trang 53)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w