Nước thải hàng tuần của ao nuôi với lượng vật chất hữu cơ lơ lửng và chất thải rắn cao, nếu thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài sẽ gây ô nhiễm, dịch bệnh phát triển nhiều, làm mất cân
Trang 1bộ công nghiệp Viện công nghiệp thực phẩm
301 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
-
Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật Đề tài:
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học
trong xử lý môi trường nuôi tôm
công nghiệp năng suất cao
TS Nguyễn La Anh
6210
24/11/2006
Hà Nội 2006
Bản quyền 2006 thuộc về Viện Công nghiệp Thực phẩm
Đơn xin sao chép toàn bộ hoặc từng phần tài liệu này phải gửi đến Viện trưởng Viện Công nghiệp Thực phẩm, trừ trường hơp sử dụng với mục đích nghiên cứu
Trang 2Danh mục các chữ viết tắt
- ADN: Axit dezoxyribonucleic
- BOD: Biological Oxygen Demand
- CFU: Colony Forming Unit
- CMC: Carboxyl Methyl Cellulose
- COD: Chemical Oxygen Demand
- DMSO: Dimethyl sulfoxide
- ĐBSCL: đồng Bằng Sông Cửu Long
- EDTA: Disodium Ethylenediaminetetraacetate
- FAO: Food and Agriculture Organization
- FPLC: Fast protein liquid chromatography
- FCR: Feed Conversion Rate
- HPLC: High pressure liquid chromatography
- JCM: Japanese Collection of Microorganism, Japan
- MSG: Monosodium Glutamate
- NFRI: National Food Research Institute, Japan
- NA: Nutrient Agar
- NB: Nutrient Broth
- NTTS: Nuụi trồng thủy sản
- QC: Quảng canh
- QCCT: Quảng canh cải tiến
- RFLP: Restriction Fragment Length Polymophism
- SDS-PAGE: Sodium Dodecyl Sulphate Polyacrylamide Gel Electrophoresis
- SEMBV: Systemic Ectodermal and Mesodermal Baculovirus
- STG: Sưu tập giống vi sinh vật công nghiệp, Viện Công nghiệp Thực phẩm
- TC&BTC: Thõm canh và bỏn thõm canh
- TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
- WSSV: White - Spot Syndromevirus
Trang 3Danh sách những người tham gia thực hiện đề tài
17 TS Vũ Dũng
Trạm nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, Quý Kim, Hải phòng, thuộc Viện NC NTTS1 Trung tâm dạy nghề và chuyển giao Công nghệ thuỷ sản phía Bắc, Quý Kim, Hải phòng
21 KS Đào Vương Quân Trung tâm DN & CGCN Thuỷ sản phía Bắc
Trang 4MỤC LỤC
1.2 Tình trạng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản ở Việt Nam 5
1.2.3 Cỏc mụ hỡnh và cụng nghệ nuụi tụm sỳ chủ yếu ở Việt Nam 14
1.2.4 Những vấn đề còn tồn tại trong nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta 16
1.2.5.2 Nuụi tụm trờn cỏt làm cạn kiệt nguốn nước ngọt 18
1.2.5.3.1 Miền Bắc 21
1.2.5.4 Mụi trường nước trong ao nuụi tụm ( quỏ trỡnh tự ụ nhiễm) 30
1.3 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm vi sinh 46
1.3.1 Vai trò của vi khuẩn trong nuôi trồng thủy sản 48
1.3.1.2 Nghiên cứu về ứng dụng vi sinh vật trong nuôi thủy sản trên thế giới 50
1.3.2 Một số chế phẩm sinh học trong nuôi tôm có mặt tại Việt nam 52
1.4 Một số đặc điểm vi sinh vật có ứng dụng trong sản xuất chế
phẩm
58
1.4.1.3 ảnh hưởng của một số yếu tố đến sự kháng nhiệt của bào tử vi
khuẩn
65
1.4.1.3.2 ảnh hưởng của muối khoáng đến sự bền nhiệt của bào tử 65
Trang 51.4.1.3.3 ảnh hưởng của nhiệt độ tạo bào tử đến độ bền của bào tử 66
1.4.1.3.4 ảnh hưởng của muối khoáng đến sự kháng áp suất thuỷ tĩnh của
bào tử vi khuẩn
67
1.4.2.2 ảnh hưởng của một số yếu tố đến kết quả sấy vi khuẩn lactic 70
1.4.2.2.4 Tác dụng của việc tiền xử lý tế bào trước khi sấy 74
1.5 Một số công nghệ liên quan đến việc sản xuất chế phẩm 81
1.5.2.3.1 Một số phương phỏp sấy 92
1.5.2.3.2 Một số yếu tố bờn ngoài ảnh hưởng đến khả năng sống của vi
khuẩn trong quỏ trỡnh sấy và bảo quản chế phẩm
Trang 62.2.4 Nghiªn cøu trªn model 102
2.2.6 Ph−¬ng ph¸p chuÈn bÞ ®iÒu kiÖn xö lý n−íc nu«i t«m m« pháng 103
3.1.2.1 TuyÓn chän c¸c chñng cã kh¶ n¨ng sinh enzym h÷u c¬ 110
Trang 73.1.2.1.3 Tuyển chọn các chủng sinh xenlulaza 115 3.1.2.2 Tuyển chọn các chủng có khả năng phát triển tốt ở môi trường mặn 117 3.1.2.3 Tuyển chọn các chủng có khả năng khử nitrat và nitrit 117 3.1.2.4 Tuyển chọn các chủng có lợi đối với sự sinh trưởng của tôm nuôi 119
3.1.2.5.2 Nghiờn cứu khả năng sống của vi sinh vật trong mụi trường thuỷ
3.2 Nghiên cứu và định tên các chủng vi sinh vật tuyển chọn 139
3.2.3.1 Nghiờn cứu sự sinh hoạt chất kháng khuẩn của vi khuẩn lactic 148
3.3 Nghiờn cứu điều kiện lờn men phũng thớ nghiệm 154 3.3.1 Nghiờn cứu điều kiện lờn men phũng thớ nghiệm cỏc chủng hiếu khớ 154
Trang 8khuẩn lactic
3.3.2.2 Xác định điều kiện pH thích hợp cho vi khuẩn lactic 177
3.3.2.5 Nghiên cứu động học quá trình sinh trưởng các chủng vi khuẩn
lactic
180
3.4 Nghiên cứu lên men trên thiết bị quy mô 14 lít 180 3.4.1 Nghiên cứu lên men trên thiết bị lên men các chủng Bacillus 180 3.4.2 Nghiên cứu lên men trên thiết bị lên men các chủng vi khuẩn lactic 185
3.5.1 Nghiên cứu điều kiện tăng tỷ lệ sống sót của tế bào vi sinh vật 187
3.5.1.1 Nghiên cứu điều kiện thu hồi sinh khối các chủng vi khuẩn Bacillus 187
3.5.1.1.1 ảnh hưởng của các ion kim loại đến độ bền của bào tử 187 3.5.1.1.2 ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự hình thành và tính bền nhiệt của bào
tử
191
3.5.1.1.3 Nghiên cứu trên model sự dehydrat bào tử Bacillus 196
3.5.1.1.5 Lựa chọn chất độn và tỷ lệ phối trộn trước khi sấy 202 3.5.1.2 Nghiên cứu điều kiện thu hồi các chủng vi khuẩn lactic 204 3.5.1.2.1 Nghiên cứu trên model sự dehydrat tế bào vi khuẩn lactic 218
3.6 Tiến hành lên men và thu hồi quy mô thực nghiệm 223
Trang 93.6.3.1 Xác định điều kiện bảo quản chế phẩm từ vi khuẩn Bacillus 227
3.6.3.1.1 Ảnh hưởng của hàm ẩm đến chế phẩm từ vi khuẩn Bacillus 227
3.6.3.1.2 Ảnh hưởng của oxy khụng khớ đến chế phẩm từ vi khuẩn Bacillus 227 3.6.3.1.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản đến chế phẩm từ vi khuẩn
Bacillus
228 3.6.3.2 Xác định điều kiện bảo quản chế phẩm từ vi khuẩn lactic 229
3.6.3.2.1 ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản đến chế phẩm từ vi khuẩn lactic 229
3.6.3.2.2 ảnh hưởng của hàm ẩm đến chế phẩm từ vi khuẩn lactic 229
3.6.3.2.3 ảnh hưởng của oxy không khí đến chế phẩm từ vi khuẩn lactic 230
3.7 Quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm 231
3.8 Xây dựng quy trình áp dụng và tiêu chuẩn hoá chế phẩm 236
3.8.3.1.2 Thành phần động thực vật phù du trong các ao nuôi tôm 252
Trang 10Mở đầu
Nuôi tôm năng suất cao hiện đang phát triển mạnh, tạo bước đột phá trong ngành nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta và góp phần đáng kể cho kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Trong đó diện tích nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh không ngừng
được mở rộng và giữ vững vị trí quan trọng trong việc sản xuất mặt hàng xuất khẩu chủ lực Tuy vậy, với lượng thức ăn dư thừa, sản phẩm bài tiết hàng ngày của tôm,
sự rửa trôi từ bờ ao, sản phẩm hữu cơ theo nước vào ao và xác động thực vật phù du tàn lụi đã làm cho môi trường nước, đáy ao nuôi bị ô nhiễm trong những tháng cuối và sau mỗi chu kỳ nuôi tôm Nước thải hàng tuần của ao nuôi với lượng vật chất hữu cơ lơ lửng và chất thải rắn cao, nếu thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài
sẽ gây ô nhiễm, dịch bệnh phát triển nhiều, làm mất cân bằng sinh thái và thay đổi
đa dạng sinh học vùng nước ven bờ Nếu sử dụng các loại hoá chất, dược liệu để sử
lý môi trường ao nuôi, phòng trừ dịch bệnh thì sự tồn dư trong nước, đáy ao và trong sản phẩm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái và sức khoẻ của con người
Do vậy, nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học
để xử lý nguồn nước cấp, nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong ao nuôi và cải tạo đáy nuôi tôm là việc làm cần thiết và cấp bách, nhằm phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản bền vững, hạn chế rủi ro cho người lao động Sử dụng chế phẩm sinh học thay thế cho việc dựng húa chất và khỏng sinh, trỏnh để lại hậu quả lõu dài cho mụi trường và dư lượng khỏng sinh trong tụm
Cú thể phõn ra làm hai nhúm chế phẩm sinh học chớnh trong nuụi tụm Nhúm thứ nhất cú sử dụng cỏc vi khuẩn cú lợi cho hệ thống tiờu húa của tụm (vi khuẩn probiotic) Nhúm này cú khả năng tăng cường tiờu húa và sự hấp thụ thức ăn của tụm, giúp chúng tăng trưởng nhanh Nhúm thứ hai cú khả năng phõn hủy cỏc chất hữu cơ nhờ sự sinh tổng hợp cỏc enzym Người ta sử dụng đặc tớch này để sản xuất chế phẩm xử lý mụi trường nuụi trồng thủy sản
Để sản xuất chế phẩm sinh học này, nhiều chủng loại vi sinh được tuyển chọn theo tiờu chớ núi trờn, được nuụi cấy và thu hồi Một số chất dinh dưỡng nhằm tạo ra khả năng phục hồi cỏc loại vi sinh vật hữu ớch chứa trong chế phẩm và sinh khối cỏc chủng vi khuẩn được kết hợp lại dưới dạng khụ Sau khi chế phẩm được hoạt húa và
bổ sung vào đầm hồ nuụi tụm, cỏc nhúm vi khuẩn hữu ớch sẽ phỏt triển và thực hiện cỏc quỏ trỡnh chuyển húa cỏc chất thải hữu cơ, đồng thời giảm thiểu tối đa hàm lượng cỏc chất gõy độc hại cho mụi trường sinh thỏi
Trang 11Để tạo ra chế phẩm sinh học trong xử lý môi trường nuôi tôm công nghiệp năng suất cao, đề tài độc lập cấp nhà nước ĐTĐL 2004/28 đã thực hiện các nội dung sau:
- Phân lập các chủng vi sinh vật hữu ích
- Tuyển chọn các chủng có đặc tính phù hợp
- Kiểm tra khả năng sống trong quần thể của các chủng lựa chọn
- Nghiên cứu định tên và nghiên cứu đặc tính sinh lý và sinh hoá
- Nghiên cứu điều kiện thích hợp lên men quy mô phòng thí nghiệm vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí
- Nghiên cứu điều kiện lên men 10 lit
- Nghiên cứu điều kiện thu hồi
- Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình bảo quản đến chế phẩm vi sinh
- Tiến hành lên men quy mô thực nghiệm 200-300 lit/mẻ và thu hồi
- Thử nghiệm chế phẩm
- Xây dựng quy trình áp dụng chế phẩm và tiêu chuẩn hoá chế phẩm
Trang 12CHƯƠNG 1 tổng quan 1.1 Tình hình nuôi tôm ở trên thế giới
Nghề nuôi tôm nước lợ trên thế giới mà đặc biệt là ở các quốc gia thuộc Châu Á trong những năm gần đây phát triển rất mạnh và đạt đến trình độ kỹ thuật rất cao Đài Loan, Philippines, Thái Lan là những nước nổi tiếng về công nghệ này Từ mô hình nuôi tôm theo lối cổ truyền với năng suất khoảng vài trăm kg/ ha/ năm, nay họ đã đưa năng suất lên khoảng 10-15 tấn/ ha/ năm Trong mô hình nuôi tôm thâm canh, thậm chí đạt đến
30 tấn/ha/năm (trong mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong ao hay trong bể xi- măng ở Nhật Bản)
Cùng với thời gian tỷ trọng của phần khai thác giảm đi còn nuôi nhân tạo tăng lên
ở Trung quốc và nhiều nước châu á tỷ lệ phần nuôi nhân tạo là chủ yếu Ở các quốc gia châu Á với điều kiện tự nhiên ưu đãi và việc ứng dụng nhanh các kỹ thuật tiên tiến vào nuôi tôm, sản lượng tôm sản xuất chiếm tới 80 % sản lượng toàn cầu Tỷ lệ giữa khai thác
và nuôi nhân tạo có sự chênh lệch rất lớn tùy vào từng quốc gia và khu vực
Với tình hình phát triển chăn nuôi thủy sản như hiện nay, vấn đề sử dụng bền vững nguồn đất và nước luôn được các nước phát triển đặt lên hàng đầu (FAO, 1996)
Tuy nhiên vấn đề môi trường, trừ phi gây ảnh hưởng trực tiếp cho các trang trạị, thường bị bỏ quên do những lý do lợi nhuận trước mắt Tình hình này đang diễn ra ở các quốc gia mới bắt đầu kinh doanh trang trại nuôi tôm, mặc cho đã có những vấn đề về sự phá hoại phát triển bền vững đã được báo cáo ở các quốc gia đi trước Việc sản lượng nuôi trồng thâm canh dựa phần lớn vào cách cho thủy sản ăn Trong nuôi trồng quảng canh và bán thâm canh, đôi khi người ta cũng sử dụng loại thức ăn công nghiệp của nuôi trồng thâm canh Đây là loại thức ăn công nghiệp, được thiết kế cho những nơi rất ít hoặc hầu như không có thức ăn tự nhiên; do vậy việc sử dụng nó trong nuôi trồng ở quy mô không phải là thâm canh luôn gây ra nhiều phế thải và ô nhiễm môi trường Thức ăn và kỹ thuật cho ăn trong nuôi trồng thâm canh dựa chủ yếu vào kỹ thuật siêu dinh dưỡng, do vậy nguồn ô nhiễm chủ yếu chính là những chất dinh dưỡng Chỉ có 17% (trọng lượng khô) của tổng lượng thức ăn trong ao được chuyển thành sinh khối tôm Với FCR bằng 2:1, tức
là 2 tấn thức ăn bổ sung vào hồ nuôi tôm sẽ cho ra 1 tấn tôm, 900 kg thức ăn thừa, 28 kg nitơ và 72 kg photpho ở Thái Lan những trang trại nhỏ có diện tích ao nhỏ hơn 1.6 ha chiếm 70%, đây là những trang trại có kết quả FCR tốt nhất Đối với cá, thức ăn kiêng ít gây ô nhiễm đã bắt đầu xuất hiện Đấy là loại thức ăn giảm protein và nâng cao hàm lượng lipid để tăng năng lượng và giảm FCR Tuy nhiên nhiều nhà sản xuất cho rằng
Trang 13không cần thiết sản xuất loại thức ăn ít gây ô nhiễm cho tôm Nhiều công ty cho rằng với FCR thấp dẫn đến tình trạng giảm tốc độ phát triển, do vậy chất lượng thức ăn không đạt yêu cầu ở châu á, trong lĩnh vực nuôi tôm FCR là 1,5:1, ở Peru là 1,2:1 Theo thống kê thì FCR ở các trang trại nuôi thâm canh là 1,4- 2,7:1 (New, 1996) Giá trị FCR giảm và tốt hơn đồng nghĩa với mang lại lợi ích cho môi trường và mức ô nhiễm thấp thì gắn liền với sự ổn định nước có chất lượng tốt
ở một số trang trại nuôi cá ở Phần Lan, nước dư thừa dinh dưỡng đã làm tăng lượng thực vật phù du (Isotalo, 1985) Việc tăng cường sự sản xuất bậc một dẫn đến hậu quả không mong muốn, đó là nó có thể kích thích sự phát triển những loài sinh vật có hại cho thủy sản được nuôi trồng, chẳng hạn như một số loài tảo độc (Jones, 1982) Việc làm giầu dinh dưỡng nguồn nước cao có thể gây ra chua đất, dẫn đến tình trạng phải bỏ đất ở Pháp theo thống kê 30% các trang trại thường xuyên bị đóng cửa hoặc thay đổi địa điểm bởi sự tích tụ của chất thải sinh học (Sornin, 1979) Bài học kinh nghiệm từ các nước trong khu vực như Đài Loan, Thái Lan và ngay cả Nhật Bản cho thấy, nuôi thủy hải sản thâm canh càng cao thì càng có nguy cơ phát sinh dịch bệnh Kết quả là sau vài năm thành công thì liên tục bị thất bại, mà nguyên nhân chính là do ao bùn ô nhiễm gây ra (Phan Lương Tâm, 1994)
Ngoài ra, theo báo cáo của FAO việc thải ra các chất hữu cơ không tan cùng với các thành phần khác của thức ăn như một số vitamin có thể gây ra sự phát triển mạnh hoặc
đến một thái cực khác là gây nhiễm độc một sỗ loài thực vật phù du Các chất bổ xung khác trong nuôi trồng thủy sản cũng gây ô nhiễm như các chất kháng sinh Thông thường chất kháng sinh được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm bởi vì tôm có hệ thống miễn dịch không đặc trưng, do vậy việc tiêm chủng vacxin là không thực hiện được Việc thải chất kháng sinh vào nguồn nước, sau đấy chất kháng sinh truyền qua các sản phẩm hải sản có thể dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh ở các loại cá và ở người Theo tính toán nếu một trại nuôi thủy sản thải ra lượng nước là 50 tấn/ năm thì tương đương với lượng nước thải do 7000 người thải ra trong năm (FAO, 1991)
ở Thái Lan, Cục Nghề cá đã tiến hành nghiên cứu nhiều vấn đề không hợp lý trong việc cung cấp và xử lý nước, đã cho xây dựng hệ thống tưới tiêu nước biển, một biện pháp quản lý nước tiên tiến nhất, đồng thời nó hạn chế được việc sử dụng hóa chất trong quá trình xử lý Toàn bộ nước thải từ các ao nuôi tôm được thu gom, rồi xử lý bằng phương pháp lý học và sinh học trước khi thải ra biển (Thông tin KHCN, số 12/1999)
Trang 141.2 Tình trạng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản ở Việt Nam
Nước ta có tiềm năng lớn phát triển nuôi trồng thuỷ sản Theo tính toán tiềm năng mặt nước ta có khoảng 2 triệu ha trong đó có khoảng 300.000 ha là mặt nước hồ chứa, gần 300.000 ha mặt nước ao hồ nhỏ, 500.000 ha ruộng trũng, còn lại là diện tích vùng triều, vùng bãi cửa sông và eo vịnh Phần diện tích tiềm năng đó chỉ là phần nhỏ trong 2 triệu
khác nhau Do đất nước có chiều dài lớn, khí hậu phức tạp nên nguồn lợi thuỷ, hải sản của chúng ta rất phong phú đa dạng
Nuôi trồng thuỷ sản đã có những bước tiến vượt bậc và đóng góp quan trọng trong nền kinh tế của đất nước Nuôi trồng thuỷ sản đã góp phần thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ở khu vực nông thôn, cải thiện đời sống kinh tế xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo nguồn nguyên liệu tập trung đáng kể cho chế biến xuất khẩu Trong thập niên
90, mức tăng trưởng nuôi trồng thuỷ sản luôn đạt khoảng từ 5,0 - 6,5% Những năm đầu thiên niên kỷ thứ 3, nuôi trồng thuỷ sản có mức tăng trưởng vượt bậc đạt khoảng 950.000 tấn vào năm 2002 so với 537.870 tấn năm 1998 Hiện nay, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản chiếm khoảng 37% trong tổng sản lượng thuỷ hải sản so với 32% trong năm 1998 Năm
2002, tổng giá trị xuất khẩu của ngành thuỷ sản đạt 2,02 tỷ đô la, trong đó sản phẩm nuôi trồng đóng góp khoảng 55% Năm 2010, theo kế hoạch giá trị xuất khẩu của thuỷ sản sẽ
đạt 3,2 -3,5 tỷ đô la, trong đó nguồn nuôi trồng sẽ đóng góp tới 65% Do vậy, nuôi trồng thuỷ sản thực sự đã trở thành một hoạt động kinh tế quan trọng của đất nước
Bên cạnh đó, mặc dầu khai thác thuỷ sản trong nhiều thập niên qua giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra 2/3 sản lượng hàng hoá thuỷ sản nhưng trong vòng 10 năm gần đây có tốc độ tăng không đáng kể
Về xuất khẩu thì kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh Năm
2001 có sự biến đổi về cơ cấu thị trường và sản phẩm Thị trường Mỹ có bước đột biến trở thành thị trường lớn nhất nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam với thị phần 27,81%; thị trường Nhật Bản vẫn duy trì vị trí của mình 26,14%; thị trường Trung Quốc và Hồng Kông - 17,32%; EU - 6,06%, ngoài ra là các thị trường khác Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 19,07% so với năm 2000 đã cho thấy tiềm năng của xuất khẩu thuỷ sản
1.2.1 Diện tớch tiềm năng nuụi tụm ở Việt Nam
Theo số liệu điều tra chưa đầy đủ, hiện cú khoảng 200 loài ( trờn 50 loài tụm và hơn 100 loài cỏ cú giỏ trị kinh tế, trong đú cú nhiều loài cú thể phỏt triển nuụi thương mại trong mụi trường nuụi nước lợ và nước mặn
Trang 15Diện tích có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản vùng triều là 1.130.000 ha Diện tích có thể chuyển đổi từ cây lúa và cây cói, từ các cánh đồng muối hiệu quả thấp là 500.000 ha Diện tích đầm phá ven biển miền Trung có khả năng phát triển thủy sản là 12.000 ha Nhìn chung diện tích mặt nước có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) ven biển ở Việt nam chia làm 6 vùng sinh thái ở cả 3 miền Chúng khác nhau về tiềm năng và thế mạnh trong NTTS:
Miền Trung:
• Duyên hải bắc Trung bộ: khả năng phát triển NTTS vùng triều khoảng 51.977
ha và 37.638 ha vùng biển có thể nuôi bằng lồng ( cá mú, tôm hùm, nhuyễn thể, ngọc trai)
• Vùng duyên hải nam Trung bộ (Đà Nẵng-Bình Thuận): diện tích vùng triều có khả năng phát triển NTTS là 43.182 ha và khoảng 22.000 ha eo vịnh kín có độ mặn ổn định có thể phát triển nuôi biển
Miền Nam:
• Miền đông Nam bộ (Bà Rịa- Vũng Tàu, tp Hồ Chí Minh): có khoảng 19.010 ha vùng triều cho NTTS và hơn 10.900 ha vịnh nông phát triển nghề nuôi trên biển
• Đồng bằng sông Cửu Long (các tỉnh từ Tiền Giang- Kiên Giang) diện tích ngập mặn có khả năng nuôi tôm nước lợ khoảng 934.740 ha, chiếm 23,6% diện tích tự nhiên của vùng và bằng 78.8% diện tích có khả năng phát triển NTTS của cả nước
Tiềm năng có thể nuôi trên biển là lớn, khoảng 500.000 ha chiếm 0.05% diện tích vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam Tổng diện tích vùng cát ven biển miền Trung khoảng 111.730 ha ( từ Thanh Hóa đến Bình Thuận) nhưng chỉ khoảng 20.000 ha ( tức là khoảng 1/5) có khả năng qui hoạch và cải tạo để NTTS
Trang 16Đối tượng nuôi nước lợ, mặn phong phú Theo số liệu điều tra hiện có khoảng 200 loài, trong đó có trên 50 loài tôm và 100 loài cá có giá trị kinh tế cao, trong đó có nhiều loài có thể phát triển nuôi thương mại
Xem trên hình 1.1 có thể nhận thấy rằng đồng bằng sông Cửu Long là vùng giàu
tiềm năng nhất trong 6 vùng sinh thái Việt Nam về nuôi trồng thủy sản ( Chu Hồi và cs.,
2005) Đi sâu vào phân tích số liệu thống kê diện tích nuôi tôm của vùng đồng bằng sông cửu long (ĐBSCL) nhận thấy rằng diện tích (ha) nuôi tôm nước lợ của các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long tăng lên không ngừng từ năm 1999-2003 (Bảng 1.1, theo Nguyễn Minh Niền, 2005)
Tỉnh Cà Mau và Bến Tre là 2 tỉnh có diện tích nuôi tôm nước lợ lớn nhất theo số liệu thống kê đến năm 2003 là 224.000 ha và 109.258 ha, chiếm tương ứng là 46.7% và 22,8% trên tổng số 8 tỉnh vùng đống bằng sông Cửu Long (Bảng 1.1) Theo con số thống
kê này, tính đến năm 2003 thì 8 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bao gồm Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Trà Vinh, Long An, Bến Tre và Tiền Giang đã có 478.729 ha nuôi tôm, tăng 286.786 ha so với năm 1999 Tính trung bình cho toàn bộ các tỉnh thì diện tích tăng trung bình 37% một năm so với tổng số năm 1999 ( Bảng 1.2)
Diện tích nuôi tôm sú của một số tỉnh miền Bắc và miền Trung giai đoạn 1998 đến
2001 thể hiện trên bảng 1.2 (theo Vũ Dũng, 2005)
Trang 17Bảng 1.1 Diện tích nuôi tôm tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (1999-2003)
trong 5 năm
Tăng TB/ năm Tỉnh
Trang 18H×nh 1.1 Tiềm năng thủy sản vùng ngập triều ở Việt Nam
H×nh 1.2 Sản lượng thu hoạch tôm tại 8 tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long từ năm 1999-2003
Trang 191.2.2 Năng suất và sản lượng nuôi tôm nước lợ
Nhìn chung diện tích, sản lượng và năng suất nuôi tôm nước lợ ở các vùng và các tỉnh ven biển khác nhau Năng suất trung bình giao động từ 0.34 tấn/ha/vụ đến 0.82 tấn/ha/vụ Mặc dù một số vùng, một số nơi bị thất thu cục bộ do tôm chết vì bệnh dịch, nhưng nhìn tổng thể là nuôi tôm có lãi Theo con số thông kê thì lợi nhuận do nuôi tôm ngày càng tăng, và do đó diện tích nuôi tôm ngày càng phát triển
Nuôi tôm trên cát ngày càng phát triển khắp các tỉnh miền Trung Năng suất nuôi tôm trên cát ở các địa phương không giống nhau và không ổn định Có cơ sở đạt từ 5-6 tấn/ha/vụ, lãi hàng trăm triệu đồng Có cơ cở đạt năng suất thấp, có khi không có lãi
Về sản lượng tôm, theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Niền (2005) sản lượng tôm
của 8 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từ năm 1999-2003 thể hiện trên bảng 1.3
Bảng 1.3 Sản lượng tôm của 8 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (1999-2003)
1999 2000 2001 2002 2003 Tỉnh
Trang 20canh 1-2 tấn/ha còn nuôi quảng canh cải tiến năng suất tứ 0,2-0,45 tấn/ha Nguyên nhân sản lượng tôm trung bình thấp chủ yếu là tỷ lệ nuôi thâm canh và bán thâm canh còn nhỏ
và do dịch bệnh gây ra Một số địa phương có năng suất nuôi trung bình cao hơn như Tiền Giang 1,12 tấn/ha, Long An và Sóc Trăng 0,54 tấn/ha do có tỷ lệ diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh cao ( xem bảng 1.3)
Năng suất tôm trung bình tăng gần gấp đôi từ năm 1999 đến năm 2002 (0.22 tấn/ha và 0.41 tấn/ha) Năng suất năm 2003 có giảm đi so với năm 2002 ( 0.41tấn/ha và 0.40 tấn/ha) Tuy vậy năng suất tôm vẫn còn quá thấp so với năng suất nuôi tôm theo lối thâm canh công nghiệp ( > 4 tấn /ha), chứng tỏ ngành nuôi tôm phát triển không xứng đáng với tiềm năng thiên nhiên của vùng ĐB SCL
Bảng 1.4 Năng suất tôm nuôi tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (1999-2003)
1999 2000 2001 2002 2003 Tỉnh
Năng suất tôm (tấn/ha)
Trang 21H×nh 1.3 Sự phát triển về diện tích nuôi tôm tại 8 tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long, năm 1999-2003
H×nh 1.4 Năng suất nuôi tôm trung bình t¹i đồng bằng
sông Cửu Long, năm 1999-2003
Trang 22Thống kê năng suất và sản lượng tôm sú của các tỉnh miền Bắc và miền Trung được thể hiện trong bảng 1.5 và 1.6 (Vũ Dũng, 2005)
Bảng 1.5 Sản lượng tôm sú tại các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung bộ ( 1998-2001)
Trang 231.2.3 Các mô hình và công nghệ nuôi tôm sú chủ yếu ở Việt nam
Phương thức nuôi tôm chủ yếu là nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến, một phần nhỏ được nuôi theo phương thức bán thâm canh và thâm canh Mô hình nuôi thâm canh và bán thâm canh theo qui trình nuôi ít thay nước được áp dụng cho năng suất cao
và tương đối ổn định, đặc biệt là ở các tỉnh thuộc khu vực phía nam Trung Bộ Mô hình nuôi quảng canh cải tiến, nuôi sinh thái, nuôi tôm luân canh với trồng lúa phát triển mạnh
ở một số tỉnh thuộc tây Nam bộ
Nuôi quảng canh (QC): Đầm nuôi lớn hơn 10 ha, trong đầm ngoài giống tự nhiên
còn bổ sung nhiều đối tượng như rong câu chỉ vàng, tôm sú, cá rô phi đơn tính, tôm rảo
và cua Thức ăn chủ yếu là tự nhiên Nuôi theo hình thức này năng suất thấp, không khai thác đựợc triệt để diện tích vùng nước
Nuôi quảng canh cải tiến (QCCT): diện tích ao nuôi từ 1-10ha Mật độ giống
thấp chuyên một đối tượng Ngoài lợi dụng nguồn thức ăn tự nhiên còn bổ sung thêm thức ăn nhân tạo Năng suất có thể đạt từ 200 kg-1000 kg/ha tùy vào điều kiện tự nhiên của từng vùng
Nuôi thâm canh và bán thâm canh (TC & BTC ): Diện tích ao nuôi thường từ 0,5
ha –1,0 ha Mật độ thả giống cao (tôm sú có thể thả từ 10-60 P15/m2) Hoàn toàn chủ động về thức ăn và kiểm soát môi trường, dịch bệnh
Một trong những nguyên nhân gây ra năng suất thấp là trình độ nuôi trồng tôm chưa cao Phần lớn tôm được nuôi ở mô hình quảng canh cải tiến (QCCT) với các mô hình nuôi tôm kết hợp với rừng ngập mặn, nuôi tôm kết hợp với trồng lúa và mô hình QCCT ở các vùng chuyên nuôi tôm Tỷ lệ diện tích nuôi tôm cho năng suất cao theo mô hình TC và BTC rất ít ở đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) (xem bảng 1.7 và hình 1.5) Nhận thấy rằng ngay cả ở 2 tỉnh có tiềm năng nhất cũng như diện tích nuôi tôm nhiều nhất là Cà Mau và Bạc Liêu có diện tích đang nuôi theo số liệu thống kê năm 2003 là 224.000 ha và 109.258 ha, thì diện tích nuôi tôm năng suất cao (theo TC&BTC) rất ít chỉ chiếm 0,2 và 6,9 % tổng diện tích nuôi Ít nhất là Kiên Giang, diện tích này chiếm có 0,2% trên tổng số 51.044 ha nuôi tôm Tỷ lệ cao nhất là ở Tiền Giang, diện tích nuôi tôm năng suất cao (TC&BTC) chiếm 48,5% trên tổng diện tích đang nuôi tôm của tỉnh, nhưng diện tích chỉ có 3.124 ha Tính trung bình vùng đồng bằng sông Cửu Long chỉ có 3,9% diện tích được nuôi theo mô hình TC&BCT tính cho thời điểm năm 2003, một con số qua
bé so với vùng nuôi tôm tiềm năng nhất Việt nam
Trang 24Bảng 1.7 Diện tích nuôi tôm theo mô hình thâm canh (TC), bán thâm canh (BTC)
và mô hình quảng canh cải tiến (QCCT) tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
D.tích (ha) Sóc
Trăng
Bạc Liêu
Cà Mau
Kiên Giang
Trà Vinh
Long
An
Bến Tre
Tiền Giang
Tổng
số Tổng số 41.280 109.258 224.000 51.044 15.792 5.000 27.791 3.124 477.289
TC&BTC 5.241 7.535 406 472 641 600 2322 1515 18.732
CCT 36.039 99.839 222.594 50.572 50.572 4.400 25.469 1.609 456.673
H×nh 1.5 Tỷ lệ mô hình nuôi tôm giữa thâm canh (TC), bán thâm canh (BTC) và quảng canh (QC) ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
Trang 25Việc xử lý ao nuụi, sử dụng húa phẩm và cỏc chế phẩm sinh học, cỏc giải phỏp cải tạo và bảo vệ mụi trường, phũng trừ dịch bệnh được ỏp dụng đó mang lại hiệu quả rừ rệt Đó xuất hiện mụ hỡnh nuụi tụm sỳ thõm canh đạt năng suất từ 6-7 tấn/ha/vụ (Thỏi Bỡnh, Nghệ An), 4-6 tấn/ha/vụ ở nam Trung Bộ cỏ biệt cú hộ thu được 8-9 tấn/ha/vụ (Chu Hồi
và cs., 2005)
1.2.4 Những vấn đề còn tồn tại trong nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta
Trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng thuỷ sản phát triển với tốc độ nhanh, nhiều loại mặt nước được sử dụng, một số nơi đã nuôi tôm, nuôi cá lồng Do phát triển không có quy hoạch, kỹ thuật nuôi chưa đảm bảo, hoạt động nuôi trồng hiện nay chưa đi vào ổn định Một số vấn đề còn tồn tại như: mô hình nuôi chưa đạt được kết quả như mong muốn, chất lượng con giống, môi trường bị ô nhiễm, dịch bệnh trên quy mô rộng
… gây ra những khó khăn về vấn đề tài chính trong phát triển kinh tế của nông dân
Do nhiều tác động ngoại cảnh mà môi trường biển nói chung, môi trường nuôi trồng thuỷ sản nói riêng đã có những biến động khá sâu sắc Các sinh vật sống trong một môi trường sinh thái phức tạp như môi trường ven biển trở nên nhạy cảm với những biến đổi bất thường Sự biến đổi phức tạp của các yếu tố tự nhiên và môi trường ven biển, nhất là hiện tượng nhiễm mặn đều gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với công tác nuôi trồng thuỷ sản ven biển
ở nước ta, hiện nay những nghiên cứu đánh giá tác động môi trường đối với ngành thuỷ sản cũng như tác động của ngành thuỷ sản tới môi trường còn rất hạn chế Tuy vậy, việc tăng diện tích nuôi nước lợ trong bối cảnh thiếu quy hoạch chi tiết gây phương hại
đến một phần rừng ngập mặn đã gây những ảnh hưởng cục bộ đến khu hệ sinh thái trong từng khu vực Gần đây, một số địa phương đã phát triển mô hình nuôi thâm canh, nhưng chưa có các giải pháp kỹ thuật trong việc xử lý các chất phế thải, bùn đáy hữu cơ, nước khi thay, đã bắt đầu gây ra những tác động đối với môi trường Nói chung, do công nghệ nuôi trồng thuỷ sản của Việt Nam còn ở mức độ thấp so với các nước khác trong khu vực nên cũng đã góp phần không nhỏ vào việc làm biến đổi môi trường theo chiều hướng xấu Quá trình đô thị hoá và quá trình công nghiệp hoá diễn ra ngày càng nhanh nên môi trường sống cũng bị ảnh hưởng Các chất thải công nghiệp, thâm canh trong nông nghiệp (dùng nhiều hoá chất, thuốc trừ sâu), khai thác quá mức nguồn lợi đã gây tác động lớn tới khu hệ sinh thái nước ngọt cũng như ven biển, làm mất dần đi các loài cá bản địa và suy giảm đáng kể nguồn lợi thuỷ sinh Ngoài ra việc giao thông vận tải thuỷ và sử dụng các
Trang 26phương tiện cơ giới trong khai thác đã làm tăng lượng dầu thải trên biển và điều này đã có tác động đáng kể đến đời sống thuỷ sinh vật biển
Hàng hoá thuỷ sản là loại hàng hoá đặc biệt vì tính chất dinh dưỡng của mặt hàng này Lượng protein trong các mặt hàng thuỷ sản cao nhưng dễ bị phân huỷ khi không có chế độ bảo quản tốt Mặt khác, giá trị của sản phẩm thuỷ sản sẽ bị giảm sút hoặc thậm chí gây độc hại khi các đối tượng này được nuôi dưỡng trong môi trường không an toàn Trong thực tế, nhiều loài nhuyễn thể sống ở các vực nước có độ ô nhiễm cao đã trở nên
độc hại, có thể gây tác động xấu tới người tiêu dùng
Việc tạo ra một hệ thống các nội quy để kiểm soát tình hình sức khoẻ của động vật, thuỷ sản nuôi trồng, giảm thiểu những rủi ro dịch bệnh và sự lây lan là một trong các giải pháp hữu hiệu nhằm tăng hiệu quả thông qua việc đảm bảo chất lượng hàng hoá Nghề nuôi trồng thuỷ sản muốn phát triển có hiệu quả cao và bền vững, đáp ứng được nhu cầu thị trường thì cần phải giải quyết những vấn đề trở ngại trong quá trình sản xuất
Đó là vấn đề cung cấp nguồn giống sạch, sản xuất chế biến thức ăn công nghiệp, phòng chống ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến công tác nuôi trồng Cỏc loài thuỷ sản hết sức nhạy cảm với sự thay đổi bất thường của các yếu tố môi trường nước Do vậy trong phương hướng phát triển của ngành thuỷ sản đó coi trọng nhiệm vụ theo dõi chất lượng môi trường nước dùng để nuôi trồng thủy sản để tránh mọi rủi ro thiệt hại do nhân
1.2.5 Cỏc vấn đề về mụi trường trong nuụi tụm
Như đó núi ở trờn, nghề nuụi tụm mặc dự mang lại lợi nhưng cú những tỏc động to lớn đến mụi trường Đú là (1) tàn phỏ rừng ngập mặn, gõy mất cõn bằng sinh thỏi vựng duyờn hải ngập mặn; (2) Nuụi tụm trờn cỏt năng suất cao nhưng mang lại mang nhiều mối nguy cơ tiềm ẩn cho mụi trường ở miền Trung như cạn kiệt nguồn nước ngọt, mặn húa đất, thu hẹp diện tớch rừng phũng hộ; (3) nhiễm mụi trường nước
Cú 2 nguồn gõy ụ nhiễm cho mụi trường nước ao nuụi tụm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của tụm trong thời vụ Đú là (1) ụ nhiễm nguồn nước cấp từ bờn ngoài cho ao nuụi tụm, và (2) quá trỡnh tự ụ nhiễm trong ao do thức ăn thừa, phõn tụm và dịch của tụm, cỏc xỏc của phiờu sinh vật có trong ao
1.2.5.1 Tàn phỏ rừng ngập mặn để nuụi tụm
Song song với sự phỏt triển của ngành thủy sản là nguy cơ ụ nhiễm mụi trường Cỏc vựng nuụi tụm là một trong những mối nguy cơ lớn cho rừng ngập mặn Rừng ngập
Trang 27mặn với chức năng sinh thái đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo năng suất và
ổn định của ngành công nghiệp này Thêm vào đó là rừng ngập mặn đóng vai trò như là một hệ thống sinh thái hấp thụ các chất hữu cơ giảm thiểu ô nhiễm trong môi trường nước Phần lớn các văn bản pháp lý do Bộ Thủy sản ban hành nhằm bảo vệ và phát triển các nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của chúng bao gồm các rừng ngập mặn Theo các văn bản pháp lý trên, những trường hợp vi phạm các nguồn lợi thủy sản và phá hủy môi trường sống của chúng bao gồm cả rừng ngập mặn đều bị xử phạt Tuy vậy, việc chuyển đổi các nguồn tài nguyên có giá trị như rừng ngập mặn thành vùng nuôi tôm đã ở mức báo động, và đây là một nguyên nhân chính chặt phá phần lớn diện tích rừng ngập mặn Theo báo cáo của mạng các trung tâm thủy sản ở Châu Á Thái Bình Dương- Network of Aquaculture Centres in Pacific (NACA)- thì ở những nước có ngành nuôi tôm phát triển, các vùng nuôi tôm là nguyên nhân gây mất từ 20-50% rừng ngập mặn Việt Nam cũng nằm trong các nước đó Trước cánh mạng tháng 8 (1945), tổng diện tích rừng ngập mặn của Việt Nam là 408.500 ha, trong đó 329.000 nằm ở miền nam Việt Nam (Maurand, 1943) Rừng ngập mặn bao phủ ở tỉnh Bến Tre giảm từ 21.75% (48.000 ha) xuống chỉ còn 2%, ở tỉnh Trà Vinh từ 29,2% (65.000 ha) xuống 3%, ở tỉnh Sóc Trăng từ 12,72% (41.000 ha) xuống 3% và tỉnh Cà Mau từ 27% (140.000 ha) xuống còn 11% Ngoài những nguyên nhân như chất độc hóa học sử dụng trong chiến tranh, khai khẩn đất làm nông nghiệp, cánh đồng muối và các mục đích kinh tế khác thì các ao hồ nuôi tôm được coi là một nguyên nhân chính như đã kể trên Các hình thức nuôi tôm được phát triển mạnh dưới các dạng quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh đã hủy hoại rừng ngập nước một cách nghiêm trọng Người dân địa phương và người dân di cư từ nơi khác đến đã phá hủy rừng ngập nước để xây dựng ao hồ nuôi tôm cho lợi ích kinh tế trước mắt Các quan chức địa phương bị lôi kéo bởi các dự án và hợp đồng sử dụng diện tích rừng ngập mặn để nuôi tôm béo bở của các cá nhân giầu có hoặc của các công ty
mà hậu quả của nó là rừng ngập nước tiếp tục bị tàn phá
1.2.5.2 Nuôi tôm trên cát làm cạn kiệt nguốn nước ngọt
Phong trào nuôi tôm, đặc biệt là nuôi tôm sú, trong khoảng 10 năm trở lại đây đã có những bước phát triển đáng kể, góp phần nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo, ổn định đời sống nhân dân ven biển và mang một số lượng ngoại tệ lớn về cho đất nước Tại các tỉnh miền Trung hầu hết các diện tích đất và mặt nước có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nuôi tôm ao đất ở hình thức thông thường đều đã được khai thác hết Như là giải pháp cho vấn đề thiếu đất, nuôi tôm trên cát đã được thử nghiệm ở Ninh Thuận và
Trang 28một số tỉnh miền Trung bước đầu cho thấy có hiệu quả kinh tế rõ rệt Theo số liệu đến giữa năm 2002 thì diện tích đã được nuôi tôm trên cát tại một số tỉnh miền Trung như sau: 200 ha ở Ninh Thuận, 60 ha ở Quảng Ngãi, 16 ha ở Thừa Thiên Huế, 14 ha ở Quảng Bình và 6 ha ở Quảng Trị Năng suất bình quân mỗi vụ giao động từ 3tấn/ha (ở Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) đến 6 tấn/ha (Ninh Thuận) Việc thành công ban đầu của việc nuôi tôm trên cát có thể sẽ tạo ra một bước ngoặt mới trong quá trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại các tỉnh miền trung, nghèo nhưng có diện tích đất cát ven biển lớn (ước tính khoảng 100.000 ha) Các khu vực đất cát khô cằn, mấp mô, gò đồi hoang hoá với một thảm thực vật thưa thớt cây dại, một cảnh quan hoang mạc thiếu sức sống ven biển miền trung trở nên có một sức hấp dẫn mới lạ đối với các nhà đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt khi mà giá thuê đất tại các khu vực này rất rẻ, thường áp dụng mức giá thuê đất thấp nhất (chỉ 260.000 VND/1 ha/1 năm) Tuy vậy việc phát triển nuôi tôm trên cát trên một diện tích lớn có thể gây ra những tác động xấu đến môi trường như sau
Cạn kiệt nguồn nước ngọt (đặc biệt là nước ngầm)
Sự khác biệt lớn giữa nuôi tôm trên cát và nuôi tôm thông thường là ở chỗ nuôi tôm trên cát cần rất nhiều nước, cả nước biển và nước ngọt Các khu vực nuôi tôm trên cát đều nằm sát biển, nguồn nước mặn có thể nói là vô cùng dồi dào và được bơm trực tiếp từ biển vào Tuy nhiên vấn đề khó khăn nhất thực chất lại là nguồn nước ngọt Tính toán cho thấy nhu cầu nước ngọt cho 1 ha nuôi trong một vụ là từ 16.000 đến hơn 27.000 m3 nước
Trong khi đó các khu vực nuôi tôm trên cát thường là ở các bãi ngang ven biển, nơi
mà nguồn nước ngọt rất hạn chế so với các nơi khác Nhiều nơi nước ngọt thậm chí còn không đủ cung cấp cho sản xuất nông nghiệp Mặt khác mùa vụ nuôi chính chủ yếu lại là mùa khô, thời điểm khan hiếm nước ngọt trong năm Nếu việc khai thác nước ngầm cho việc nuôi tôm trên cát quá giới hạn cho phép có thể dẫn đến sụt lở địa tầng, cạn kiệt nguồn nước ngọt (nước ngầm) ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt của nhân dân và cho sản xuất nông nghiệp tại các khu vực lân cận
Ô nhiễm các vùng nước biển và nước ngầm do nước thải
Vấn đề chất thải từ nuôi tôm, dù nuôi bất kỳ ở đâu, vẫn là một vấn đề lớn cần quan tâm Các mô hình nuôi tôm trên cát hiện nay, việc xả nước thải còn tương đối tuỳ tiện, đa
số được thải trực tiếp ra biển Nếu ở quy mô nhỏ hoặc trong một vài năm đầu có thể chưa gây ra ảnh hưởng đáng kể, nhưng nếu diện tích nuôi lớn và việc thải trong thời gian dài
Trang 29nó có thể gây ô nhiễm môi trường nước ven biển, ảnh hưởng quá trình sinh trưởng và phát triển của nguồn lợi hải sản tự nhiên Nuôi ở hình thức công nghệ cao, diện tích lại lớn thì lượng chất thải nước và rắn cần xử lý hàng năm là rất lớn
Ngoài việc xả nước thải ra biển, nhiều hộ nuôi còn thải trực tiếp ngay trên khu vực đất cát cạnh bờ ao, đầm gây ô nhiễm và mặn hoá nguồn nước ngầm Dịch bệnh có thể lây lan qua các ao nuôi khác do sử dụng nước ngầm đã bị ảnh hưởng bởi nước thải xuống từ các ao nuôi bị nhiễm bệnh
Mặn hoá đất và nước ngầm
Việc lạm dụng quá mức nước ngầm cho nuôi tôm trên cát có thể sẽ dẫn đến tình trạng sụt lún địa tầng, nước ngầm bị cạn kiệt, tạo điều kiện cho nước mặn xâm nhập từ biển vào gây mặn hoá nước ngầm, ảnh hưởng trực tiếp tới việc phát triển cây nông nghiệp ở khu vực lân cận
Mặt khác nếu nuôi tôm ở quy mô lớn, việc thất thoát, thẩm thấu nước trong quá trình bơm nước từ biển vào, thải nước ra cũng như trong quá trình nuôi sẽ làm một lượng lớn nước mặn ngấm vào trong lòng đất, gây mặn hoá đất và nguồn nước ngầm
Thu hẹp diện tích rừng phòng hộ, làm tăng hoạt động cát bay và bão cát
Rừng phòng hộ (phi lao) ven biển có thể bị ảnh hưởng và chết do nguồn nước ngầm nuôi cây đã bị hút cạn kiệt phục vụ cho nuôi tôm Tại Ninh Thuận, thực tế đã quan sát thấy hiện tượng cây phi lao ven biển chết do thiếu nước, hậu quả của việc khai thác nước ngầm quá giới hạn
Quá trình làm ao, đắp bờ và mở đường đi lại đều phải đào xới cát đã được ổn định tương đối bởi cây hoang dại làm cho mức độ gắn kết của cát yếu đi, tạo điều kiện thêm cho hiện tượng cát bay, bão cát Nếu thiếu thận trọng trong quá trình chọn địa điểm xây dựng ao nuôi, việc phát triển ao nuôi không đi đôi với bảo vệ rừng phòng hộ hay trồng rừng che chắn, đặc biệt là các khu vực nhiều gió cát, dễ dẫn đến hiện tượng ao nuôi bị vùi lấp trong quá trình sản xuất
Như vậy bên cạnh hiệu quả kinh tế - xã hội đầy hứa hẹn, nuôi tôm trên cát cũng đã bộc lộ một số bất cập liên quan đến môi trường như: cạn kiệt và nhiễm mặn nguồn nước ngầm, ô nhiễm môi trường nước ven biển, nhiễm mặn đất, thu hẹp diện tích rừng phòng
hộ Hiện tại ở giai đoạn sơ khai, với diện tích nuôi còn tương đối nhỏ, lẻ, các hậu quả môi trường có thể chưa thực sự đáng kể Nếu việc quy hoạch và quản lý không tốt, khi mà việc nuôi tôm trên cát diễn ra ở quy mô lớn, trong một thời gian dài có thể đưa đến những
Trang 30vấn đề môi trường nghiêm trọng, trước mắt là ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả nuôi trồng và sau đó có thể ảnh hưởng đến những con người và các hoạt động kinh tế khác xung quanh
Việc xây dựng quy hoạch nuôi tôm trên cát phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong đó có phần đánh giá trữ lượng nước ngọt (đặc biệt là nước ngầm) để làm căn cứ cho việc đưa ra diện tích nuôi phù hợp Điều kiện tiên quyết đối với các dự án phát triển nuôi tôm trên cát tập trung là phải đảm bảo có đủ nguồn nước ngọt (từ các hồ chứa, sông suối và nước ngầm), phải chứng minh được rằng việc dùng nguồn nước ngọt
sẽ không ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt và nông nghiệp ở các khu vực lân cận Ngoài ra phải xây dựng hệ thống xử lý môi trường có hiệu quả, tránh tình trạng thải chất thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường đất nước
1.2.5.3 Môi trường nguồn nước cung cấp cho vùng nuôi tôm
Hàm lượng ô-xi hòa tan trong nước đầm nuôi còn nằm trong giới hạn cho phép >= 5 mg/l Ở miền Bắc, nhu cầu ô-xi hóa học COD biến động lớn, đặc biệt vào mùa mưa khi nguồn nước ngọt từ đồng nội đổ ra Khu vực miền Trung ít bị nhiễm bẩn hơn nên COD nằm trong giới hạn cho phép, tại khu vực miền Nam nước cũng bị ô nhiễm nhẹ Phần lớn
đồng bằng sông Cửu Long cao nhất là 8,5±1,97 mg/l, trong vùng đồng nội phần lớn
nước lợ của sông phần lớn nằm trong giới hạn cho phép, tuy vậy có nhiều nơi vượt quá giới hạn cho phép Các vùng khu vực ven biển cửa sông và nội đồng Việt nam không bị ô nhiễm nặng chất hữu cơ
1.2.5.3.1 Miền Bắc
Chưa có một nghiên cứu toàn diện về nguồn nước ven biển vùng nuôi tôm ở miền Bắc Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng trong môi trường ở mức cho phép Tuy vậy một số nghiên cứu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và kim lọai nặng tại lớp trầm tích ven bờ biển Việt nam và ở các cửa sông đã cảnh bảo nguyên nhân tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường nước phục vụ cho nuôi trồng thủy sản Theo báo cáo Nguyễn Đức Cự
và Nguyễn Mạnh Cường (2005) thì môi trường trầm tích ven biển và vùng cửa sông
phía bắc Việt nam bị ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật Các chất gây ô nhiễm nghiêm trọng
là 4,4’-DDT; 4,4’-DDE, Dieldrin và Lindan, trong số đó 4,4’-DDT; 4,4’-DDE là nghiêm trọng hơn cả Nguồn gây ô nhiễm thuóc bảo vệ thực vật đến từ 2 nguồn: (1) vùng đồng
Trang 31bằng châu thổ Bắc Bộ quanh năm do hoạt động nông nghiệp và (2) từ Trung quốc sang vào mùa khô khi dòng chảy ven bờ Vịnh Bắc Bộ đi theo hướng ngược chiều kim đồng hồ
từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật trong lớp trầm tích tác động to lớn đến nguồn lợi hải sản ven biển, suy thoái hệ sinh thái san hô, rừng ngập mặn,
cỏ biển đồng thời là nguyên nhân tiềm ẩn gây hậu quả môi trường kinh tế cho các hộ nuôi trồng thủy sản dọc ven bờ phía bắc
Theo Lưu Đức Hải và Chu Hồi (2005) thì nồng độ kim loại nặng trong nước biển
ven bờ ở nước ta còn thấp Tuy vậy hàm lượng kim loại nặng tích lũy trong trầm tích vùng cửa sông và ven biển đang ở mức ngưỡng ảnh hưởng ô nhiễm Nồng độ kim loại nặng trong động vật hai vỏ vùng cửa sông và ven biển bờ biển đang ở mức cao, nhiều kim loại nặng như Cu và Pb vượt giới hạn cho phép về thực phẩm Ví dụ nồng độ kẽm và đồng tại cửa sông Cái 42.4 ppm và 110.2 ppm Hàm lượng chì trong động vật hai vỏ ở vinh Hạ Long gấp 1,2-1,3 lần giới hạn cho phép là 2 µg/g khô Sự tích lũy kim loại nặng trong lớp trầm tích có thể gây ra ô nhiễm môi trường nước và đất ở vùng của sông ven biển trong đó có ô nhiễm môi trường nước mặt và đất vi phạm tiêu chuẩn vùng nuôi trồng thủy sản, ô nhiễm nước ngầm sử dụng trong sinh hoạt và chế biến thủy sản
1.2.5.3.2 Miền Trung
Theo nghiên cứu Hồ Công Hòa và Hồ Công Hường (2005) môi trường nước ven
biển miền Trung được đánh giá là tốt Kết quả của 8 trạm quan trắc (trạm Đèo Ngang, Đồng Hới, Cồn Cỏ, Thuận An, Đà Nẵng và Dung Quất) trong mạng lưới các trạm quan trắc môi trường của cục tài nguyên môi trường của bộ Tài nguyên và Môi trường từ năm
1996 với các chỉ số ôxy hòa tan (DO), pH, chất rắn lơ lửng (SS), nhu cầu ô xi sinh học
cadimi (Cd), asen (As), chì (Pb), dầu mỏ, hóa chất bảo vệ thực vật, tổng coliform được đánh giá bằng chỉ số CCME WQI cho thấy chất lượng nước biển miền Trung Việt nam đèu nằm trong ranh giới giữa “Tốt” và “Rất Tốt” (Hình 1.6) Chất lượng nước kém nhất
so với các trạm khác là Đà Nẵng, Qui Nhơn và Dung Quất do ảnh hưởng hoạt động các khu công nghiệp và thành phố nhưng vẫn nằm trong vùng tốt
Miền Trung Việt Nam có đặc điểm là khai thác hình thức nuôi tôm trên cát Khác với tôm nuôi bình thường, tôm nuôi trên trên cát cần một lượng rất lớn cả nước ngọt lẫn nước nước mặn Nhu cầu nước ngọt cho 01 ha nuôi là từ 16.000-27.000 m3, nếu thay
Trang 32nước 3 lần trong một vụ thì cần khoảng 50.000 m3/ha Theo tính toán của Chu Hồi (2005) thì để nuôi canh tác khoảng 2000 ha, mỗi năm tiến hành 2 vụ thì nhu cầu nước ngọt cần khoảng 100 triệu m3 một năm, một con số khổng lồ đối với miền Trung
1.2.5.3.3 Miền Nam
Theo báo cáo “Hiện trạng môi trường và tình hình bệnh trên tôm sú Penaeus monodon
năm 2004 khu vực nam sông Hậu” dựa trên kết quả khảo sát tại 19 điểm ở 250 hộ nuôi tôm trong 4 tỉnh phía nam sông Hậu là Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau và Bạc Liêu thì môi trường nước của các vùng nuôi tôm chịu ảnh hưởng của chất lượng nguồn nước (Nguyễn Thị Thanh Loan và Nguyễn Văn Trọng, 2005) Báo cáo đã tiến hành chọn lọc
và khảo sát trên 250 hộ nuôi tôm theo quảng canh cải tiến và bán thâm canh tại 4 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang, thời gian khảo sát kéo dài 01 năm từ tháng 11/2003 đến tháng 10/2004 Theo báo cáo thì các hộ thả giống vào tháng 12-1 và vào tháng 5 có tỷ lệ thiệt hại cao nhất
Tỉnh Sóc Trăng: Tập trung thả giống vào tháng 1, 2, 3 (chiếm 31%, 51%, 38%) và một đợt vào tháng 6 (31%) Tỷ lệ các hộ bị thiệt hại cao nhất là các hộ thả giống vào tháng 1 và tháng 4, chiếm 83% và 67%
Tỉnh Bạc Liêu: Tỷ lệ hộ thả giống đạt cao điểm vào tháng 2,3,4 (30%,57%, 30%) và tháng 6,7 (46%,47%) Tỷ lệ hộ bị thiệt hại khi thả giống vào tháng 5 (chiếm 81%)
Tỉnh Cà Mau: Tiến hành thả giống sớm vào tháng 1 (52%) Cao điểm nhất là vào tháng 2 (80%) Con giống được thả bù nhiều lần khoảng cách 0.5-1 tháng nên tỷ lệ thả giống các tháng rất cao, đạt trung bình khoảng 63% một tháng Giai đoạn cao nhất thả giống là tháng 2-3 và 6-7 Tỷ lệ bị thiệt hại cao là các hộ thả giống vào tháng 4 và tháng 5 ( 34% và 42% tương ứng)
Tỉnh Kiên Giang: Tập trung thả vào tháng 2-7 Tỷ lệ thiệt hại cao nhất ghi nhận ở các
hộ thả giống vào tháng 4 trong vụ chính (30%) và tháng 7 trong vụ phụ (56%)
Các trung tâm khuyến ngư các tỉnh ven biển ĐBSCL khuyến cáo các hộ không nên
với các hộ nuôi tôm quảng canh cải tiến ở vùng chuyển đổi tôm-lúa, vì mực nước ao rất cạn, tôm dễ bị ảnh hưởng của thay đổi nhiệt độ Các hộ thả tôm vào tháng 5 cũng có tỷ lệ thiệt hại cao vì đây là thời điểm giao mùa giữa mùa khô và mùa mưa làm thay đổi độ mặn
và giảm độ pH ở vùng chịu ảnh hưởng của phèn ( vùng nội đồng Bán đảo Cà Mau và Tứ giác Long Xuyên)
Trang 33Hình 1.6 Đánh giá môi trường nước biển vùng bờ biển miền Trung theo giá trị CWQI (Hồ Công Hòa và Hồ Công Hường, 2005 )
H×nh 1.7 Tỷ lệ các hộ thả giống tôm (1) và tỷ lệ các hộ bị thiệt hại (2) theo tháng Thời gian khảo sát 11/2003-10/2004 Số hộ khảo sát 250 hộ
(tổng hợp theo số liệu thông kê trung bình)
Trang 34Kết quả khảo sát mầm bệnh virus trên tôm nuôi như sau:
• Mầm bệnh MBV: tỷ lệ nhiễm MBV từ 0-42%, thấp hơn mức trung bình so với các năm trước cho thấy nguyên nhân tôm sú nuôi bị chậm lớn là do các nguyên nhân khác như chất lượng tôm giống, môi trường ao nuôi và nguồn thức ăn tự nhiên hơn
là mầm bệnh MBV
• Mầm bệnh WSSV: tỷ lệ nhiễm virus đốm trắng đạt cao từ 50-67% mẫu tôm bệnh thu tại Cà mau Tuy nhiên tôm sú nuôi tại đây không có dấu hiệu dịch bệnh chết trên diện rộng cho thấy mức độ gây chết cấp tính của virus đốm trắng đối với tôm
sú nuôi quảng canh cải tiến và bán thâm canh đã giảm nhiều Tại tỉnh Sóc trăng vẫn chịu tác hại của virus đốm trắng vào tháng 3/2004 và tháng 5/2004
• Mầm bệnh YHV: tỷ lệ nhiễm YHV cao nhất là vào tháng 3/2004 (74%) và giảm dần vào các đợt tháng 5, tháng 8 và tháng 10 (42-50%) Virus YHV hiện diện với
tỷ lệ cao trên 40% trong tất cả các đợt thu mẫu trong năm 2003-2004 là vấn đề cần được quan tâm
• Mầm bệnh HPV: virus gây hoại tử gan tụy làm tôm chậm lớn có khả năng gây chết cho tôm ở giai đoạn 2 tháng nuôi HPV được ghi nhận với tỷ lệ 17% trên mẫu tôm bị bệnh phân trắng thu ở khu vực nam sông Hậu tháng 8/2004
Các mẫu được khảo sát trên các chỉ tiêu (1) độ pH, (2) độ mặn , (3) độ kiềm, (4)
khuẩn cho tôm nuôi cũng được tiến hành Cụ thể là:
Độ pH
Nhìn chung tại các vùng ảnh hưởng mạnh của triều biển Đông, độ pH nguồn nước cấp dao động trong khoảng thích hợp hơn các vùng chịu ảnh hưởng triều biển Tây
(huyện Vĩnh Châu, Long Phú) của Sóc Trăng có pH ổn định vào mùa khô giảm vào mùa mưa Ở một số vùng như thị xã Bạc Liêu có pH=6.9-8.2; Sóc Trăng ph=6.9-7.1 không hoàn toàn thuận lợi cho tôm nuôi
- Vùng phía bắc quốc lộ 1A (huyện Giá Rai) của tỉnh Bạc Liêu và vùng nội động (huyện Mỹ Xuyên) của tỉnh Sóc Trăng có độ pH nguồn nước dao động thường xuyên ở mức thấp hơn các vùng khác Đầu mùa mưa pH từ 6,5-6,7 chịu ảnh hưởng của nước phèn nội đồng
Trang 35- Vùng ven biển Tây thuộc Kiên Giang có độ pH thấp và không thích hợp cho nuôi tôm sũ trong hầu hết các thời điểm trong năm (pH<7) Trong suốt mùa mưa pH giao động từ 3,5-6,5 do chịu ảnh hưởng mạnh của vũng trũng phèn tứ giác Long Xuyên
- Vùng ven biển Tây của tỉnh Cà Mau (huyện Trần Văn Thời) có pH thích hợp cho nuôi tôm vào mùa khô, nhưng giảm vào mùa mưa
- Vùng ven biển Tây Ninh, tỉnh Cà Mau và Kiên Giang có độ mặn thấp hơn 25%o vào mùa khô và 0-5%o vào mùa mưa
24 Vùng bắc quốc lộ 1A tỉnh Bạch Liêu có độ mặn thấp nhất so với các nơi khác vào
nguồn nước biển Đông và ngăn cách bởi hệ thống đê Quản Lộ Phụng Hiệp
- Vào mùa mưa (tháng 10/2004) hầu hết các nguồn nước bị ngọt hóa có độ mặn
Độ kiềm:
- Độ kiềm nguồn nước trên cả sông rạch có mối quan hệ và biến động tương ứng với độ mặn và nghịch với độ mặn Trong các vùng ven biển chịu ảnh hưởng triều biển Đông, độ kiềm luôn luôn cao hơn 60 mg/l vào các tháng mùa khô
- Vùng bắc quốc lộ 1A tỉnh Bạc Liêu và vùng nội đồng Sóc Trăng, độ kiềm trong nguồn nước duy trì ở mức thấp (48,8mg/l) cuối mùa khô và 36,6 –48,8 mg/l vào cuối mùa mưa
- Vùng chịu ảnh hưởng triều biển Tây thuộc Kiên Giang và Cà Mau ( huyện Trần Văn Thời) có độ kiềm thấp dưới 40 mg/l Vùng bán đảo Cà Mau tỉnh Kiên Giang hầu như có độ kiềm đạt 0 mg/l tương đương với pH=3.7-6.5
Trang 36Ô nhiễm amoni, nitrit, nitrat và COD
tăng trong các tháng mùa khô và đạt cao nhất vào cuối mùa khô và giảm dần trong mùa mưa Nồng độ amoni tổng giảm dưới 0.5 mg/l (tháng 1 năm 2005)
- Các thủy vực có nồng độ amoni tổng vượt quá giới hạn cho phép vào các tháng mùa khô là khu vực nội đồng gần thị xã như sông Nhu Gia-Sóc Trăng (0,895mg/l), kênh Quản Lộ Phụng Hiệp- Sóc Trăng 90,558mg/l, cống Năm Căn (Hưng Thành)-Bạc Liêu (0,567mg/l), sông Bảy Háp-Cà Mau (0,689mg/l), sông Gành Hào-Cà Mau (1308mg/l), Kênh Tri Tôn-Kiên Giang (0,725mg/l), Kênh Làng Thứ Bảy-Kiên Giang (0,989mg/l)
- Trong các tháng mùa khô một số thủy vưc trong tỉnh Cà Mau và Sóc Trăng có
Kiên Giang
điểm cuối mùa khô (tháng 5/2004) và vượt quá giới hạn cho phép đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản như Gành Hào (0,433 mg/l), cống Láng Trâm (0,221mg/l) và Quản Lộ Phụng Hiệp (0,196 mg/l)
- Trong khu vực nội đồng Sóc Trăng (Đại Hải) kết quả ghi nhận nồng độ nitrit
giới hạn cho phép
phép nuôi trồng thủy sản (1mg/l) vào đầu mùa mưa, giảm dần đến cuối mùa mưa
- Kết quả phân tích thành phần tảo chỉ thị ô nhiễm hữu cơ (ngành tảo mắt- Euglenophyta) trong các thủy vực này vào mùa mưa đều cao hơn mùa khô Nồng
độ nitrat ghi nhận là 3-4mg/l tại hầu hết các vùng vào các tháng mùa mưa chứng tỏ quá trình vô cơ hóa đạm xảy ra nhanh trong kinh rạch do khả năng đổi nước lớn và nồng độ nitrit trong nước thấp hơn trong cùng thời gian
- Nhu cầu ô-xy hóa học COD ở các thủy vực đều nằm trong giới hạn cho phép đối với tiều chuẩn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản (<20mg/l) Một số vùng có trị số COD vượt quá giới hạn cho phép như vùng phía bắc quốc lộ 1A- tỉnh Bạc Liêu (Vĩnh Hậu, Phước Long) nồng độ COD từ 27,6-28,4 mg/l, vùng bán đảo Cà Mau- Tỉnh Kiên Giang (Kênh Làng Thứ Bảy) ghi nhận COD là 20,8 mg/l vào cuối mùa
Trang 37khô Vùng tứ giác Long Xuyên- Kiên Giang (Tà Săn) có COD la 31,9 mg/l, vùng ven biển Sóc Trăng ( Mỏ ã) với COD là 22,68 mg/l vaò các tháng mùa mưa
- Đánh giá chung kết quả đo COD, amoni, nitrit, nitrat cho thấy sự ô nhiễm hữu cơ vào mùa khô trong một số thủy vực nội đồng và gần khu vực dân cư như Kênh Lang Thứ Bảy- Kiên Giang, sông Gành Hào- thị xã Cà Mau, kênh Quản Lộ Phụng Hiệp- Bạc Liêu, Cống Năm Căn (Hưng Thành)- Bạc Liêu, sông Nhu Gia- Sóc Trăng Ngoài ra, vào các tháng mùa mưa (từ tháng 6/2004-tháng 10/2004) một số thủy vực ở của biển cũng được ghi nhận có ô nhiễm hữu cơ như Nhà Mát- Bạc Liêu, Gành Hào-Bạc Liêu, Cửa Mỏ Ó- Sóc Trăng, Mỹ Thanh-Sóc Trăng, Tà Săn-Kiên Giang Điều này cho thấy tải lượng chất ô nhiễm vào các mùa mưa ở các thủy vực cửa sông ven biển là rất lớn Nguyên nhân chủ yếu là do các chất ô nhiễm sinh hoạt và sản suất tích tụ từ thượng nguồn và trong khu vực nội đồng trong mùa khô
Ô nhiễm photpho:
trong các tháng mùa mưa Kết quả khảo sát cho thấy nguồn ô nhiễm photphat chủ yếu
từ vùng nội đồng và các chất thải sinh hoạt do sinh hoạt
- Các thủy vực thuộc nội đồng Bạc Liêu và Sóc Trăng (Đại Hải, Đại Ngãi, Nhu Gia, Sóc Trăng và Phước Long, Ninh Quới - Bạc Liêu) đều được phát hiện thấy ô nhiễm
mg/l vào các tháng mùa khô ( tháng 4/2004 và tháng 5/2005)
- Các thủy vực gần cửa biển ( kênh Làng Thứ Bảy- Kiên Giang, Sông Đóc- Cà Mau, Sông Trẹm-Cà Mau, Đầm Cùng- Cà mau, Mỹ Thanh-Sóc Trăng, cửa Mỏ Ó- Sóc Trăng) đều có ô nhiễm photphat với nồng độ cao nhất là 0,481 mg/l ở sông Trem và 0,249 mg/l
ở sông Đốc vào các tháng mùa mưa
- Các thủy vực nội động đồng Sóc Trăng ( Đại Hải, Đại Ngãi, Nhu Gia) nồng độ photphat cao nhất trong các thời điểm khảo sát trong năm
Hàm lượng kim loại: Sắt (Fe2+), Đồng (Cu), Chì (Pb), Cadium (Cd), Thủy ngân (Hg), thuốc bảo vệ thực vật gốc Clo
Các yếu tố gây ô nhiễm như kim loại nặng như Đồng (Cu), Chì (Pb), Cadium (Cd), Thủy ngân (Hg), thuốc bảo vệ thực vật gốc Clo trong môi trường nước thuộc các vùng
Trang 38phía nam sông Hậu vẫn còn thấp hơn giới hạn cho phép Tuy nhiên có sự ô nhiễm về sắt
Tại các vùng ven biển Sóc Trăng và tứ giác Long Xuyên của Kiên Giang nồng độ
nhận vào cuối mùa mưa ( tháng 10/2004) ở nội đồng Sóc Trăng ( 0,266-1,388 mg/l) và
Tứ giác long Xuyên- Kiên Giang (0,121-0,774 mg/l)
Tảo độc
Qua các đợt khảo sát trong năm 2004, hiện tượng phát triển mạnh của một số loài tảo gây hại gọi tắt là HAB (Harmful Algae Bloom) đã được ghi nhận
Các loài xuất hiện ở mức định tính như Pseudonizschia spp., Ceratium furca,
Prorocetrum micans, Skeletonema costatum ở các vùng ven biển đông bán đảo Cà mau
và phía tây của Cà Mau Trong khi đó loài Procentrium micans có mật độ từ 100-200 cá
thể/lít tại vùng ven biển Bạc Liêu, Gành Hào, Năm Căn và Hà Tiên vào tháng 10/2004,
và Skelettonema costatum hiện diện với mật độ từ 100-1400 cá thể/lít tại các điểm khảo
sát như Nhà Mát, Sông Đốc, Hòn Đất chủ yếu là trong đợt 04/2004 và 05/2004
Ngoài ra, vào đợt khảo sát tháng 12/2003 loài tảo lam Trichodemidium eythraeum
đã được phát hiện trong thành phần định tính tại sông Đốc-Cà Mau Loài này khi nở hoa gây nên tình trạng thiếu hụt o-xy trong thủy vực Một loại tảo nữa cũng được ghi nhận trong thành phần định tính ở hầu hết các trạm ở Sóc Trăng ( trừ trạm Nhu Gia), đó là loài
Microcystics aerugionas Đây là loài tảo lam phổ biến trong thủy vực nước ngọt tiết độc
tố FDF làm chết vi sinh vật
Vi khuẩn
Kết quả khảo sát trong hệ thống cấp nước đầu nguồn của các thủy vực ghi nhận:
- Tổng số Vibrio spp và tổng số Aeromonas spp ở các thủy vực biến đổi một cách
ngẫu nhiên, không theo mùa và cung xkhông theo một qui luật nào
- Viobrio spp tổng đều thấp ở hầu hết các thủy vực, ngoại trừ khu vực Láng Chim, Gành Hào, Tà Xăng và Mỏ Ó có tổng số Viobrio spp cao hơn ngưỡng cho phép
- Ghi nhận tất cả thủy vực không có sự hiện diệ của nhóm Viobrio phát sáng, là
nhóm có khả năng gây bệnh cho ấu trùng tôm
Trang 39Do chưa có đủ cơ sở, nền tảng để nghiên cứu hoàn chỉnh tổng số Vibrio spp và tổng số Aeromonas spp nên chưa thể có những kết luận chính xác về nguyên nhân biến
đổi của các nhóm vi khuẩn trên
Tóm lại: kết quả nghiên cứu trên 4 tỉnh có tiềm năng nuôi tôm nhất Việt nam cho thấy các vùng nuôi tôm chịu ảnh hưởng của chất lượng nguồn nước
- Các vùng ở phía biển Đông có chất lượng nước thuận lợi hơn các vùng ở phía biển Tây Tuy nhiên độ pH của nước nguồn giao động mạnh không thuận lợi cho môi trường nuôi tôm Vào mùa mưa, nguồn nước ngọt nhiễm phèn làm giảm pH và chất lượng nước vùng nội đồng bán đảo Cà Mau, nước phèn từ vùng Tứ Giác Long Xuyên tác động xấu đến chất lượng nước cấp cho hoạt động tôm sú thuộc tỉnh Kiên Giang
- Trong mùa khô độ mặn các sông rạch bán đảo Cà Mau cao, 25-35%o ở các vùng
mưa
- Ô nhiễm nguồn nước nuôi tôm do các hoạt động sinh hoạt và sản xuất được ghi nhận với các kết quả đo COD, amoni, nitrit, nitrat Nhu cầu oxy hóa học COD nằm trong giới hạn cho phép (< 20 mg/l) đối với tiêu chuẩn nước phục vụ thủy sản Một số nơi có
nhiều nơi vượt quá chỉ tiêu
- Tảo gây hại cũng được ghi nhận ở mức độ dịnh tính hoặc mật độ thấp không gây ô nhiễm nguồn nước
- Tổng số Vibrio spp và tổng số Aeromonas spp ở các thủy vực biến đổi một cách
ngẫu nhiên, không theo một qui luật nào
- Nồng độ kim loại nặng nằm ở mức cho phép
1.2.5.4 Môi trường nước trong ao nuôi tôm (quá trình tự ô nhiễm)
Ô nhiễm hữu cơ ở trong ao nuôi tôm, không tính đến nguồn nước đầu vào là do quá trình tự ô nhiễm, mà nguyên nhân chủ yếu của nó là: (1) thức ăn thừa, (2) phân tôm
và (3) dịch thải của tôm Mức ô nhiễm của chúng, thời gian phân hủy phụ thuộc vào bản chất hữu cơ của chúng và môi trường nuôi tôm, tức là khả năng oxy hóa của ao nuôi tôm
Trang 40Theo nghiờn cứu cuả Trần Lưu Khanh (2005) tại vựng ven biển Hải Phũng -Quảng
Ninh trong vũng 2 năm (2000-2001) thỡ chất lượng mụi trường nước, trầm tớch, sinh vật phự du (SVPD) và động vật đỏy (ĐVĐ) khu vực nuụi tụm sỳ Đồ Sơn cú những đặc trưng sau:
lượng COD lớn nhất tại mương thải COD là 25,2mg/l (TCVN cho phộp là 10 mg/l) và
Nguyờn nhõn gõy nờn ụ nhiễm là nồng độ cỏc hợp chất như nitrat, nitrit, photphat, muối silicat Trong mụi trường thường xuyờn cao gấp nhiều lần giới hạn cho phộp (theo
Bảng 1.8 Biến động các chỉ số môi trường khu vực nuôi tôm sú
Quảng ninh- Đồ Sơn (2000-2001)
Trung bỡnh thỏng (mg/l) Gớa trị,
2001 4,352 0,550 0,61 0,89 0,99 3,29 3,04 2,5
( nguồn Trần Lưu Khanh, 2005)
Ninh: chất lượng trầm tớch xấu (vựng yếm khớ) thể hiện qua sự gia tăng cỏc chất hữu cơ
0,15-0,45 Đồng thời với quỏ trỡnh yếm khớ là quỏ trỡnh phỳ dưỡng (thụng qua chỉ số
(1,011-9,768mg/100g) Mặt khỏc quỏ trỡnh phốn húa trầm tớch đó giải phúng vào mụi