THỰC TRẠNG SỰ LIÊN HỆ GIỮA SẢN PHÂM DỊCH VỤ VÀ KINH DOANH DU LỊCH

Một phần của tài liệu Xây Dựng Hệ Thống Hỗ Trợ Kết Hợp Với Du Lịch Lữ Hành Tại Việt Nam (Trang 27 - 29)

2. khái niệm về hiệu quả kinh doanh.

THỰC TRẠNG SỰ LIÊN HỆ GIỮA SẢN PHÂM DỊCH VỤ VÀ KINH DOANH DU LỊCH

DỊCH VỤ VÀ KINH DOANH DU LỊCH

I/Những số liệu thể hiện hiệu quả của ngành du lịch Việt Nam:

Những năm gần đây số người nước ngoài vào Việt Nam tăng cao với số lượng ngày càng lớn. Có thể đưa ra một vài số liệu như sau: Số dự án vốn FDI đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đối với ngành du lịch tính từ năm 1988 đến năm 2006 là 164 dự án chiếm 2,64% số dự án được đầu tư nhưng số vốn đầu tư đã là 3289 tỷ USD chiếm 5.09% tổng số vốn đầu tư cho các ngành trong nước. Thêm nữa số vốn đầu tư thực hiện đạt 2,317 tỷ USD chiếm tỷ trọng 8.05 chỉ thua các ngành công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên đây là các ngành đặc thù nên nếu xét trên phương diện sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả thì ngành này cũng đứng ở vị trí cao. Xét qua khía cạnh lượng khách tham quan ta sẽ thấy rõ hơn vấn đề này. Năm 2006 số lượng khách đến vì mục đích du lịch là 2.068.875 người số người đến với việt nam với mục đích khác là 1.514.611 người. Như vậy tổng số lượng khách du lịch đạt 3.583.486. Năm 2007 lượng khách du lịch quốc tế tăng ước đạt 4,2 triệu lượt người tăng17,2 % so với năm 2006 và thu nhập do du lịch tạo ra là 56 nghìn tỷ đồng gấp 9.8% so với năm 2006. Và riêng hai tháng đầu năm 2008 khách du lịch đến Việt Nam tăng 15% so với cùng kỳ năm 2007. Cũng trong 2 tháng đầu năm nhiều hội chợ triển lãm và công tác xúc tiến quảng bá du lịch được triển khai rộng khắp ở các thành phố lớn như: Năm du lịch quốc gia Mekong - Cần thơ tại thành phố Cần Thơ; chương trình Du lịch về cội nguồn năm 2008 tại Yên Bái, Phú Thọ; khai hội Yên Tử ở Quảng Ninh và khai hội chùa Hương ở Hà Tây.

Về mặt giá cả, đại diện một số công ty du lịch ở Hà Nội cho biết mặc dù giá tour tăng 20% song lượng khách đi tour mùa lễ hội vẫn không giảm, thậm chí còn tăng 10% so với năm ngoái. Yên Tử, Chùa Hương là một trong những danh lam thắng cảnh thu hút đông đảo du khách trong cả nước. Các doanh nghiệp du lịch đều có cố gắng tăng cường phục vụ khách du lịch như thúc đẩy chương trình dịch vụ du lịch, mở rộng mạng lưới các điểm mua

sắm, ăn uống đạt chuẩn du lịch, hoàn chỉnh chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành du lịch với đề tài Chương trình quảng bá xúc tiến du lịch và Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh thành bạn.

Tất cả các số liệu và chính sách trên thể hiện một bước phát triển lớn trong ngành du lịch Việt Nam. Thể hiện một bước đi mới trong con người việt trong quá trình hội nhập. Nó cũng thể hiện chính phủ Việt Nam bước đầu đã đáng giá đúng tầm quan trọng của du lịch quốc tế trong quá trình phát triển đất nước .

 Những thay đổi của Việt Nam sau khi vào WTO:

Sau khi vào WTO chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều cam kết có lợi nhằm phát triển ngành du lịch nước nhà cụ thể là các cam kết sau:

- Phần lớn các điều khoản đều hướng tới việc mở cửa thị trường gồm dịch vụ khách sạn và nhà hàng, dịch vụ điều hành tour du lịch tuy nhiên không cam kết trong mục hướng dẫn viên du lịch.

- Đối với dịch vụ lữ hành và điều hành tour du lịch Việt Nam chỉ cho phép các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài thành lập liên doanh đối với đối tác Việt Nam, không hạn chế vốn nước ngoài trong liên doanh.

Đối xử quốc gia: Việt Nam không hạn chế ngoại trừ hướng dẫn Viên du lịch trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải là người Việt Nam.

- Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép cung cấp dịch vụ Inbound và lữ hành nội địa đối với khách vào du lịch Việt Nam như một phần của du lịch đưa khách vào du lịch Việt Nam .

 Một số lưu ý: +Mở cửa thị trường:

- Không cho phép doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài( phù hợp với Điều 51 luật du lịch)

- Không hạn chế vốn nước ngoài trong liên doanh (Luật du lịch Việt Nam-2005 chưa có)

- Chưa cam kết cho phép thành lập chi nhánh (Điều 42 Luật Du Lịch) - Không hạn chế đối tác Việt Nam trong liên doanh (Điều 51 Luật Du Lịch)

+ Đối xử quốc gia:

- Không cam kết cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cung cấp dịch vụ Outbound.

Như vậy Việt Nam cũng đã có một số thay đổi để mở cửa thị trường du lịch với vốn đầu tư nước ngoài. Điều này không những mở cửa được thị trường trong nước mà còn mở rộng thị trường vốn. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều đối với tình trạng khan hiếm vốn của nước ta hiện nay.

Như vậy thông qua phần tìm hiểu một vài nét về các thành tựu đạt được của Việt Nam về du lịch quốc tế ta có thể thấy rằng du lịch quốc tế là một lĩnh vực khai thác tiềm năng và đang được khai quật. Tuy vậy nó vẫn có những hạn chế nhất định trong quá trình thực hiện cụ thể là những vấn đề sau:

- Chưa phát huy được hết khả năng tiềm tàng của ngành du lịch.

- Hiện tượng người nước ngoài sau khi đến Việt Nam một lần mà không quy trở lại.Theo thống kê 80% số khách nước ngoài không quay lại Việt Nam.

- Vẫn có những khâu gây ấn tượng xấu trong lòng khách nước ngoài khi tham gia du lịch tại Việt Nam.

- Chưa có một sự thống nhất giữa những dịch vụ khác nhau trong một khu vực. Điều này gây ra hiện tượng dịch vụ vừa thừa vừa thiếu chưa đáp ứng được hết nhu cầu của khách du lịch.

Có những vấn đề trên là do những hạn chế của ngành du lịch cụ thể là:

Hạn chế về khách quan:

Một phần của tài liệu Xây Dựng Hệ Thống Hỗ Trợ Kết Hợp Với Du Lịch Lữ Hành Tại Việt Nam (Trang 27 - 29)