Luận văn : Một số biện pháp nhằm tăng thị phần trong nước của Tổng Cty chè VN
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS Đỗ Đức BìnhTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNKHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ~~~~~~*~~~~~~CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬPĐỀ TÀIMỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - HAICATEXGiáo viên hướng dẫn : GS.TS. ĐỖ ĐỨC BÌNHSinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ HƯƠNGLớp : KINH TẾ QUỐC TẾ 48BHÀ NỘI - 2010PHẦN MỞ ĐẦUNguyễn Thị Hương Lớp KTQT48B1 Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS Đỗ Đức BìnhNgày nay, xu hướng quốc tế hóa đang là một trong những đặc trưng quan trọng của nền kinh tế thế giới. Để có thể theo kịp sự phát triển của nền kinh tế thế giới, mỗi quốc gia dù lớn hay nhỏ đều phải tham gia vào sự phân công lao động không chỉ trong từng khu vực mà là toàn thế giới. Với tình hình đó, không một đất nước nào có thể phát triển mà chỉ bằng tự lực cánh sinh. Đặc biệt đối với các nước đang trên đà phát triển như Việt Nam thì việc tham gia vào nền kinh tế thế giới có tầm quan trọng hơn bao giờ hết. Ở nước ta, khi xác định những quan điểm lớn về công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng đã khẳng định “kiên trì chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả, phát huy lợi thế so sánh của đất nước cũng như của từng vùng, từng nghành, từng lĩnh vực trong từng thời kỳ, không ngừng nâng cao sức mạnh cạnh tranh trên thị trường trong nước, thị trường khu vực và thị trường thế giới” .Bám sát chiến lược “đẩy mạnh xuất khẩu, thay thế nhập khẩu” của Đảng và Nhà Nước, trong những năm qua, thương mại Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần đổi mới sâu sắc nền kinh tế - xã hội nước ta, cũng như góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Việt Nam cũng đã thiết lập được mối quan hệ ngoại giao với nhiều nước, tiếp tục mở rộng hoạt động ngoại thương theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá, tích cực hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tham gia các tổ chức quốc tế như ASEAN, AFTA, APEC, WTO…Điều này đã làm cho các hoạt động ngoại thương, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng trở nên sôi động.Trong điều kiện đó, mỗi doanh nghiệp đều phải tìm cho mình những hướng đi thích hợp nhằm nâng cao được lợi thế của mình, tận dụng được những cơ hội do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, cũng như vượt qua những thách thức của nó. Một trong những hướng đi đó là nâng cao hiệu Nguyễn Thị Hương Lớp KTQT48B2 Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS Đỗ Đức Bìnhquả sản xuất trong nước nhằm chiếm lĩnh thị trường nội địa, đồng thời đẩy mạnh hướng xuất khẩu ra thị trường thế giới. Và, công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội cũng không phải là một ngoại lệ, bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất nhằm đáp ứng thị trường trong nước, việc tìm kiếm thị trường đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài cũng là một trong những chủ truơng quan trọng của công ty. Đó cũng chính là lý do tôi lựa chọn đề tài “ Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tại công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội – Haicatex” để nghiên cứu. Trong đề tài này, tôi chỉ tập trung phân tích tình hình thực tế hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội trong thời gian qua, tìm ra những thành công và những vấn đề còn tồn tại ở Công ty . Trên cơ sở đó, đưa ra một số biện pháp kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động và tăng cường hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của Công ty trong thời gian tới.Đề tài được chia làm 2 chương:Chương 1: Thực trạng hoạt động xuất khẩu tại công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội – Haicatex trong thời gian qua.Chương 2: Phương hướng giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tại Haicatex đến năm 2015.Do trình độ có hạn nên bài viết này không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo cũng như các cán bộ của Công ty để đề tài được hoàn thiện tốt hơn.Qua bài viết này em muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ của phòng sản xuất kinh doanh – xuất nhập khẩu Công ty Cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội và thầy GS.TS Đỗ Đức Bình đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian thực tập, nghiên cứu để hoàn thành bài viết nàyNguyễn Thị Hương Lớp KTQT48B3 Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS Đỗ Đức BìnhCHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI HAICATEX TRONG THỜI GIAN QUANguyễn Thị Hương Lớp KTQT48B4 Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS Đỗ Đức Bình1.1. Khái quát về công ty cổ phẩn dệt công nghiệp Hà Nội – Haicatex.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty- Tên công ty: Công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội- Trụ sở chính: 93 – Lĩnh Nam – Mai Động – Quận Hoàng Mai – Hà Nội- Tên giao dịch: HAICATEX ( Hanoi Industrial Canvas Textile Company).- Quyết định thành lập số 219/CNn ngày 24/3/1993 do Bộ công nghiệp cấp- Giấy phép đăng ký kinh doanh số 10051 do Ủy ban Kế hoạch đầu tư cấp ngày 24/3/1993.- Vốn điều lệ: 17,000,000,000 đồng ( Mười bảy tỷ đồng Việt Nam) - Tổng giám đốc: Phạm Hòa BìnhSự ra đời và phát triển của công ty Cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội có thể tóm lược qua các giai đoạn sau:+ Giai đoạn 1: 1967 – 1973: Giai đoạn đầu thành lập công ty. Đây là giai đoạn công ty gặp rất nhiều khó khăn. Chính thức thành lập vào tháng 4 năm 1967 trong bối cảnh đất nước đang trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, với tên gọi là Nhà máy Dệt chăn tại xã Vĩnh Tuy, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Giai đoạn này công ty gặp rất nhiều khó khăn cả về cơ sở vật chất và nguyên vật liệu. Sản phẩm chủ yếu của công ty là chăn chiên sản xuất từ phế liệu bông đay và sợi rối của nhà máy dệt Nam Định và phế liệu của một số nhà máy như nhà máy dệt 8/3 và nhà máy dệt kim Đông Xuân. Tuy nhiên, do công nghệ lạc hậu, nguồn nguyên vật liệu thiếu và không đều đặn nên sản phẩm chất lượng không tốt, giá thành cao. Do đó, thời gian này, xí nghiệp thua lỗ liên tục, nhà Nguyễn Thị Hương Lớp KTQT48B5 Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS Đỗ Đức Bìnhnước thường xuyên phải bù lỗ.Năm 1970, xí nghiệp lắp đặt dây chuyền sản xuất vải mành từ bông sợ do Trung Quốc giúp đỡ xây dựngNăm 1973, xí nghiệp trả lại dây chuyền dệt chăn cho nhà máy dệt Nam Định và nhận nhiệm vụ mới do nhà nước giao là lắp đặt dây chuyền sản xuất vải bạt song song hoạt động cùng dây chuyền sản xuất vải mành. Bắt đầu từ đây, hoạt động kinh doanh của công ty dần đi vào ổn định+ Giai đoạn 2: 1973 – 1896: Giai đoạn hoạt động tương đối ổn định. Tháng 10/1973, nhà máy đổi tên thành nhà máy Dệt vải Công nghiệp Hà Nội với nhiệm vụ chủ yếu là dệt các loại vải dùng trong công nghiệp như: vải mành, vải bạt, xe các loại sợi .Trong giai đoạn này, Nhà máy thực hiện kế hoạch sản xuất theo cơ chế bao cấp, đầu vào và đầu ra đều do Nhà nước chỉ định, doanh nghiệp lo tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tương đối ổn định và theo xu thế năm sau cao hơn năm trước, sản phẩm các loại làm ra đều được ưa chuộng và được tiêu thụ từ Bắc vào Nam.+ Giai đoạn 3: 1986 – 2002. Từ năm 1986, nhà nước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, hoạt động ngoại thương phát triển mạnh, sản phẩm của Nhà máy đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ của sản phẩm cùng loại trên thị trường từ các thành phần kinh tế khác nhau và sản phẩm nhập khẩu, thị phần tiêu thụ của Nhà máy bị giảm đáng kể, trước tình hình đó Nhà máy đã tìm cách nâng cao chất lương sản phẩm, thay thế nguyên liệu sản xuất vải mành từ 100% cotton sang sợi PC, đa dạng hoá sản phẩm, sản xuất thêm các loại vải bạt dân dụng như 6624, 3415 ., tìm biện pháp hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra, công ty còn đầu tư thêm 2 dây chuyền may áo Jacket với công suất thiết kế 500 ngàn SP/ năm . Năm 1993, Nhà máy liên doanh với đối tác Trung Quốc và Pháp mang tên Công ty Nylon Thăng Long, đầu tư dây chuyền nhúng keo vải mành Nguyễn Thị Hương Lớp KTQT48B6 Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS Đỗ Đức BìnhNylon 66.Năm 1994, Nhà máy được đổi tên thành Công ty Dệt vải công nghiệp Hà nội, với chức năng hoạt động đa dạng hơn, năm 1997 công ty tiếp tục đầu tư thêm một dây chuyền may.Những năm 90’, công ty dựa vào sản phẩm chủ lực là vải bạt dân dụng cho ngành giầy vải, vải mành từ sợi PC để sản xuất lốp xe đạp, năm 1997 sản phẩm vải bạt đạt doanh số cao nhất, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho trên 300 lao động sợi - dệtNăm 1998, công ty tiếp nhận lại liên doanh Nylon Thăng long, khôi phục và đầu tư từng bước bổ sung 18 chiếc Máy dệt Trung Quốc.+ Giai đoạn 4: Từ 2002 đến nay. Năm 2002, công ty quyết định đầu tư dây chuyền sản xuất vải không dệt đầu tiên ở Việt Nam, mở ra một hướng đi mới. Sự chuyển hướng này đã giúp công ty thoát khỏi sự cạnh tranh gay gắt ở phân khúc thị trường về sản phẩm phổ thông, tạo ra một bước tiến trong quá trình phát triển. Năm 2006 thực hiện đúng kế hoạch của nhà nước, công ty đã cổ phần hóa lấy tên là công ty cổ phần Dệt Công Nghiệp Hà Nội trong đó nhà nước chiếm 51% vốn điều lệ.Công ty hiện có 2 xí nghiệp Thành viên và 1 công ty con với 500 lao động, bao gồm nhiều công nhân lành nghề, kỹ sư, cán bộ quản lý có kiến thức chuyên sâu và giàu kinh nghiệm, công ty chú trọng tạo dựng vị thế vững chắc đối với hai ngành hàng chủ lực là vải mành làm lốp xe các loại và vải địa kỹ thuật cho kiến thiết hạ tầng kết hợp với hoạt động sản xuất- kinh doanh sản phẩm may, kinh doanh bất động sản, xăng dầu và kinh doanh tổng hợp. Trong hoạt động sản xuất – kinh doanh, HAICATEX luôn coi trọng và giữ chữ tín với khách hàng, coi chữ tín là yếu tố quan trọng hàng đầu. HAICATEX đã và đang tạo dựng được uy tín và thương hiệu của mình trên thị trường, được Nguyễn Thị Hương Lớp KTQT48B7 Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS Đỗ Đức Bìnhkhách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm, đánh giá cao để thiết lập sự hợp tác lâu dài trong kinh doanh trên tinh thần bình đẳng mà hai bên cùng có lợi1.1.2. Chức năng nhiệm vụ+ Chức năngCông ty Cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội có chức năng sản xuất các sản phẩm cung cấp cho công nghiệp như: vải mành, vải bạt, băng tải, vải địa kỹ thuật, vải không dệt, các sản phẩm phục vụ ngành may mặc. Thêm vào đó công ty còn thực hiện các hoạt động thương mại khác để có thể phát triển bền vững trong điều kiện nền kinh tế hội nhập như hiện nay.+ Nhiệm vụVới vai trò là một đơn vị kinh tế độc lập trong nền kinh tế quốc dân, công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội có những nhiệm vụ sau:Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, tổ chức kinh doanh trên các lĩnh vực đăng ký kinh doanh theo pháp luật.Tổ chức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Tổ chức thực hiện các phương án kinh doanh đạt hiệu quả cao.Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, quy định của Bộ Công thương và các ngành hữu quan. Thực hiện các chế độ chính sách quản lý sử dụng vốn, vật tư, tài sản, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng với các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước.Quản lý tốt đội ngũ cán bộ công nhân viên theo phân cấp quản lý. Thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động, phát huy vai trò Nguyễn Thị Hương Lớp KTQT48B8 Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS Đỗ Đức Bìnhchủ động sáng tạo của người lao động, không ngừng nâng cao bồi dưỡng chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, phát triển nguồn nhân lực. Phân phổi lợi nhuận công bằng hợp lý.1.1.3. Ngành nghề kinh doanhTheo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0103013133 ngày 21/12/2006 của sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội, Haicatex được phép kinh doanh các ngành nghề sau:- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm ngành dệt may;- Kinh doanh xăng dầu;- Kinh doanh bất động sản ( không bao gồm hoạt động tư vấn về giá đất);- Kinh doanh dịch vụ cho thuê kho bãi, nhà xưởng;- Kinh doanh nước sạch.1.1.4. Cơ cấu tổ chứcTheo quyết định số 180/Q Đ – DNC ngày 1/10/2006 của chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần dệt công nghiệp hà nội, mô hình tổ chức quản lý của công ty như sau:Nguyễn Thị Hương Lớp KTQT48B9 Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS Đỗ Đức BìnhHình1.1 : Mô hình tổ chức quản lýMỗi phòng ban đảm nhiệm chức năng khác nhau:Đại hội cổ đông: Đại hội cổ đông được tiến hành nhằm thông qua phương án và điều lệ hoạt động của công ty, bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, nhận các báo cáo của Hội đồng quản trị về việc thành lập, kết quả hoạt động kinh doanh của công tyHội đồng quản trị: Là bộ phận quản lý cao nhất của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định những vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty ngoại trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông.Ban kiểm soát: là những người thay mặt Đại hội cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh cũng như quản lý, điều hành công ty. Ban kiểm soát Nguyễn Thị Hương Lớp KTQT48B10 [...]... hình thị trường trong và ngoài nước biến động trong thời gian vừa qua, giá nguyên vật liệu đầu vào của công ty như: dầu mỏ, cao su, sợi… liên tục biến đổi tạo nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty - Phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các công ty mới xuất hiện trong nước và đặc biệt là sự cạnh tranh khốc liệt của hàng Trung Quốc trên cả hai thị trường trong và ngoài nước. .. không dệt của công ty ngày càng khẳng định được vị trí trên thị trường trong nước và nước ngoài Vì thế, kim ngạch xuất khẩu của công ty vẫn đạt 850,1 nghìn USD, tăng 111% so với năm 2005 Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của công ty là 1758.850 nghìn USD, tăng tuyệt đối là 908.75 nghìn USD, tăng 106,9% so với năm 2006 Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng mạnh lên mức 3250 nghìn USD, tăng 84,8%... gắt của Trung Quốc 1.2.2.3 Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường Hiện tại, các sản phẩm của công ty chủ yếu được xuất khẩu sang ba thị trường chính là Úc, Malaysia và Newzealand Trước năm 2007, thị trường xuất khẩu vải không dệt của công ty chủ yếu là thị trường Úc nhưng nay đã được mở rộng sang Malaysia, Newzealand và một số thị trường khác như: Indonesia, Bangladesh… Trong đó: Thị trường Úc là thị. .. rộng sản xuất, tạo việc làm và tăng thu nhập cho đội ngũ lao động trong và ngoài công ty Thứ hai, thị trường xuất khẩu của công ty ngày càng được mở rộng và phát triển Nếu trước năm 2007, thị trường xuất khẩu của công ty chủ yếu là thị trường Úc thì đến nay, thị trường xuất khẩu của công ty đã được mở rộng ở ba thị trường chính là: Úc, Malaysia, New Zealand và một số thị trường khác như: Philipines,... tại một số hạn chế sau: Khả năng cạnh tranh về mặt chất lượng của công ty chưa cao Nếu như đối với thị trường trong nước, chất lượng sản phẩm của công ty cơ bản là đáp ứng được nhu cầu, thì đối với thị trường nước ngoài, khả năng cạnh tranh về mặt chất lượng của công ty là chưa cao Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty còn phụ thuộc nhiều vào giá nguyên vật liệu chính ngoại nhập Sự biến động của thị. .. Đỗ Đức 2015 2.3.1 Tăng cường nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường là một việc làm hết sức cần thiết đối với bất kỳ một công ty kinh doanh nào, đặc biệt là công ty có hoạt động xuất khẩu Hiện tại, công tác nghiên cứu thị trường của công ty Haicatex còn khá yếu kém Vì thế, để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường trong thời gian tới, công ty cần thực hiện các biện pháp sau: - Tăng cường nhân... sản phẩm của công ty với sản phẩm của các công ty khác, nước khác trên thị trường thế giới mà còn là sự cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa khi thuế nhập khẩu được cắt giảm và hàng nhập khẩu đang tràn lan trong nước Đặc biệt là trong điều kiện, tính cạnh tranh về chất lượng của công ty còn yếu so với các đối thủ nước ngoài - Công ty còn thiếu đội ngũ Marketing, tìm kiếm và phát triển thị trường... của công ty bị ảnh hưởng không nhỏ Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến mức tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty giảm Năm 2009, tổng doanh thu đạt 320,2 tỷ, tăng 5.1% so với năm 2008 Lợi nhuận đạt 4.2 tỷ VND, tăng 32.2% so với năm 2008 1.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu tại Haicatex 1.2.1 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu của công ty Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như... viên và trang bị cho họ những hiểu biết về thị trường, sản phẩm và đối thủ cạnh tranh của công ty - Phân đoạn thị trường chi tiết hơn để khai thác tốt nhu cầu Hiện tại, thị trường trong nước của công ty mới chỉ dừng lại ở phân đoạn thị trường rộng theo tiêu thức địa lý là miền Bắc, miền Trung và miền Nam Còn ở thị trường ngoài nước, việc điều tra nghiên cứu thị trường còn nhiều hạn chế Vì vậy, công... Nguyễn Thị Hương KTQT48B Lớp Chuyên đề thực tập Bình 34 GVHD: GS.TS Đỗ Đức tốt nhất những nhu cầu của khách hàng - Xúc tiến các hoạt động mở văn phòng đại diện của công ty tại các thị trường được xem là trọng điểm của công ty nhằm thu thập thông tin về thị trường nước sở tại và giới thiệu với khách hàng nước ngoài về công ty - Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm được tổ chức trong và ngoài nước Đây . trên thị trường trong nước, thị trường khu vực và thị trường thế giới” .Bám sát chiến lược “đẩy mạnh xuất khẩu, thay thế nhập khẩu” của Đảng và Nhà Nước, trong. là một ngoại lệ, bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất nhằm đáp ứng thị trường trong nước, việc tìm kiếm thị trường đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài cũng là một