Biến chứngdo tăng
huyết áp
Tăng huyếtáp (THA) làm tăng nguy cơ các tổn thương não do thiếu
máu não và thoái hóa, dẫn đến tử vong hoặc các biếnchứng nặng nề về
thể chất và hành vi ở các bệnh nhân.
Các biếnchứng não ở bệnh nhân THA rất đa dạng: Từ đột qụy (do tắc mạch
não hoặc xuất huyết não), đến xơ vữa mạch não, thiểu năng trí tuệ
Có tới một nửa số bệnh nhân bị đột qụy là do THA trực tiếp gây ra. Huyếtáp
càng cao thì nguy cơ đột qụy càng lớn. Tuy nhiên, báo cáo mới nhất của các
nhà khoa học Anh cho thấy, so với bệnh THA đơn thuần, sự biến động của
con số huyếtáp còn nguy hiểm hơn và rất dễ gây ra đột qụy. Vì vậy, các nhà
khoa học khuyến cáo rằng, trong quá trình điều trị bệnh THA, không chỉ chú
trọng đến việc giảm con số huyếtáp mà quan trọng hơn cần phải quan tâm
đến sự ổn định của các con số huyết áp.
Ở các nước công nghiệp, đột qụy là nguyên nhân của khoảng 12% số ca tử
vong, đặc biệt là ở người cao tuổi. Mỗi năm, ước tính có khoảng 150.000
người ở Anh bị đột qụy trong đó chủ yếu là ở độ tuổi dưới 65, phần lớn là
hậu quả của tai biến mạch máu não để lại. Ở các nước đang phát triển, tỉ lệ
này còn cao hơn nhiều, do số người bị THA rất cao, tỉ lệ bệnh nhân biết
mình bị THA và được điều trị lại thấp. Do vậy, với người trên 40 tuổi, mỗi
lần đi khám tổng quát đều cần được đohuyết áp, và nếu không THA, thì
hàng năm cũng nên đo lại ít nhất 1 lần. Nếu huyếtáp cao thì dự phòng đột
qụy bằng cách uống thuốc hạ huyếtáp theo hướng dẫn của bác sĩ, nên có
máy đohuyếtáp trong nhà để tự kiểm tra thường xuyên. Nhiều người Việt
Nam có thói quen tai hại là chỉ uống thuốc khi cảm thấy khó chịu, nếu trong
người thấy khỏe mạnh là tự ý bỏ thuốc không uống nữa. Nên nhớ bệnh THA
là bệnh mãn tính, phải uống thuốc hàng ngày, muốn bỏ thuốc phải đohuyết
áp cẩn thận và xin ý kiến bác sĩ. Có nhiều người huyếtáp rất cao nhưng
trong người cảm thấy bình thường, cơn đột qụy xảy ra giống như sét đánh
giữa lúc trời quang mây tạnh, là do mình chủ quan không theo dõi và dự
phòng từ trước.
Đột qụy thường xảy ra đột ngột với rất ít dấu hiệu báo trước. Những dấu
hiệu cảnh báo cơn đột qụy như gặp khó khăn trong việc nói hoặc hiểu người
khác; đột nhiên bị đau đầu dữ dội, choáng váng, mất tri giác, ngủ gà hoặc
hôn mê; bị yếu đột ngột ở một phần cơ thể; đột nhiên nhìn mờ hoặc nhìn
nhòe, có thể chỉ bị ở một bên mắt; tiểu tiện không tự chủ hoặc bí tiểu hoàn
toàn.
Khi thấy bất cứ dấu hiệu nào như kể trên, người nhà bệnh nhân phải gọi xe
cấp cứu ngay lập tức. Việc thăm khám và điều trị cần hết sức khẩn trương,
đặc biệt trong khoảng 3 giờ đầu tiên. Trong khi chờ xe cấp cứu, người nhà
cần để bệnh nhân nằm yên, nới rộng quần áo, theo dõi sắc mặt, nhịp thở.
Nếu bệnh nhân nôn cần để đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất
nôn từ mũi và miệng bệnh nhân. Nếu bệnh nhân co giật cũng cần để bệnh
nhân nằm nghiêng, đề phòng bệnh nhân cắn vào lưỡi bằng cách dùng khăn
vải quấn quanh một chiếc đũa hay cán muỗng đặt giữa hai hàm răng của
bệnh nhân.
. Biến chứng do tăng huyết áp Tăng huyết áp (THA) làm tăng nguy cơ các tổn thương não do thiếu máu não và thoái hóa, dẫn đến tử vong hoặc các biến chứng nặng nề về thể. đo huyết áp, và nếu không THA, thì hàng năm cũng nên đo lại ít nhất 1 lần. Nếu huyết áp cao thì dự phòng đột qụy bằng cách uống thuốc hạ huyết áp theo hướng dẫn của bác sĩ, nên có máy đo huyết. tiếp gây ra. Huyết áp càng cao thì nguy cơ đột qụy càng lớn. Tuy nhiên, báo cáo mới nhất của các nhà khoa học Anh cho thấy, so với bệnh THA đơn thuần, sự biến động của con số huyết áp còn nguy