Ở mỗi một cơ quan, đơn vị hành chính, văn hóa được đánh giá qua sựphát triển của đơn vị, qua hành vi ứng xử, giao tiếp, tu dưỡng rèn luyện hayđời sống văn hóa, tinh thần vật chất của đội
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA - BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
ĐẶNG VĂN CHIẾN
XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH THANH HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Trang 2ĐẶNG VĂN CHIẾN
XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ
DU LỊCH THANH HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
Chuyên ngành: Quản lý văn hóa
Mã số: 8.319.042 Người hướng dẫn khoa học: TS Tạ Thị Thủy
Trang 3học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa là công trình nghiên cứu của
tôi, dưới sự hướng dẫn của TS Tạ Thị Thủy.
Công trình này chưa được công bố và không trùng lặp với bất kỳ côngtrình nào trước đây Những ý kiến tham khảo, chú thích của tác giả đều có chúthích rõ ràng, đầy đủ Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dungthông tin trong luận văn
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 8 năm 2021
Tác giả luận văn
Đặng Văn Chiến
Trang 4MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG v
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 9
6 Những đóng góp của luận văn 10
7 Cấu trúc luận văn 10
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ VÀ TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA 12
1.1 Một số khái niệm cơ bản 12
1.1.1 Văn hóa 12
1.1.2 Công sở 13
1.1.3 Văn hóa công sở 14
1.1.4 Văn hóa công sở trong nhà trường 16
1.1.5 Xây dựng văn hóa công sở 17
1.2 Các văn bản liên quan đến công tác xây dựng văn hóa công sở 18
1.3 Nội dung xây dựng văn hóa công sở trong nhà trường 21
1.3.1 Văn hóa giao tiếp, ứng xử 22
1.3.2 Trang phục 26
1.3.3 Bài trí công sở 28
1.4 Vai trò của văn hóa công sở trong nhà trường 31
1.4.1 Văn hóa công sở trong nhà trường có vai trò tạo nên sự gắn kết các cá nhân trong nhà trường 31
Trang 51.4.2 Văn hóa công sở góp phần tạo ra động lực làm việc cho công sở
nhà trường 32
1.4.3 Văn hóa công sở giúp củng cố lòng trung thành và sự tận tâm của công chức, viên chức, người lao động 32
1.4.4 Văn hóa công sở khích lệ quy trình đổi mới và sáng tạo 33
1.5 Tổng quan về Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 33
1.5.1 Lịch sử hình thành và phát triển 33
1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ 35
1.5.3 Cơ cấu tổ chức 36
1.5.4 Đội ngũ cán bộ 37
1.5.5 Khen thưởng 38
Tiểu kết chương 1 39
Chương 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI TRƯỜNG ĐẠIHỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA 40
2.1 Công tác chỉ đạo và hướng dẫn xây dựng văn hóa công sở tại trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 40
2.2 Hoạt động xây dựng văn hóa công sở tại Trường Đại học VH, TT&DL Thanh Hóa 42
2.2.1 Nội quy, quy chế làm việc của Trường ĐH VH, TT&DL Thanh Hóa .42
2.2.2 Xây dựng văn hóa giao tiếp, ứng xử tại Trường ĐH VH, TT&DL Thanh Hóa 46
2.2.3 Quy định về trang phục công sở tại Trường ĐH VH, TT&DL Thanh Hóa 53
2.2.4 Bài trí công sở tại Trường ĐH VH, TT&DL Thanh Hóa 56
2.2.5 Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về xây dựng văn hóa công sở 62
2.2.6 Công tác thanh tra, kiểm tra và thi đua khen thưởng 64 2.3 Đánh giá về công tác xây dựng văn hóa công sở tại Trường Đại học
Trang 72.3.1 Những ưu điểm 66
2.3.3 Nguyên nhân 70
Tiểu kết chương 2 72
Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA 73
3.1 Các yếu tố tác động đến công tác xây dựng văn hóa công sở trong nhà trường 73
3.1.1 Các nhân tố môi trường bên ngoài 73
3.1.2 Các nhân tố môi trường bên trong 75
3.2 Phương hướng, mục tiêu xây dựng văn hóa công sở tại Trường Đại học VH, TT&DL Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay 77
3.2.1 Phương hướng 77
3.2.2 Mục tiêu 80
3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng văn hóa công sở tại Trường Đại học VH, TT&DL Thanh Hóa trong thời gian tới 82
3.3.1 Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách, ban hành văn bản 82
3.3.2 Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên, sinh viên về văn hóa công sở 87
3.3.3 Đầu tư cơ sở vật chất 89
Tiểu kết chương 3 92
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC 102
Trang 8Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịchThanh Hóa
Học sinh, sinh viênGiáo dục và đào tạoNhà xuất bản
Thành phố Thanh HóaTrang
Ủy ban nhân dânVăn hóa công sởVăn hóa dân tộcXây dựng văn hóa công sở
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Quy định giờ làm việc cho cán bộ, nhân viên trường ĐH
VHTT&DL Thanh Hóa 45Bảng 2.2 Bảng thống kê phương tiện làm việc lại tại trường ĐH
VHTTDL Thanh Hóa tính đến năm 2020 60Bảng 3.1 Mục tiêu tuyển sinh và lớp học trong giai đoạn 2021 - 2025 tại
trường ĐH VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa 80
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Xuất phát từ vị trí, tầm quan trọng của văn hóa công sở, Ngày 02 tháng
8 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg
về việc ban hành Quy chế Văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhànước Ở mỗi một cơ quan, đơn vị hành chính, văn hóa được đánh giá qua sựphát triển của đơn vị, qua hành vi ứng xử, giao tiếp, tu dưỡng rèn luyện hayđời sống văn hóa, tinh thần vật chất của đội ngũ, cán bộ, công chức, viên chức,người lao động tại đơn vị được thể hiện qua thái độ, tinh thần làm việc, cáchứng xử hay cách bài trí đến trang phục, ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công sở củacác nhân viên đang làm việc tại cơ quan, đơn vị
Văn hóa và giáo dục là hai mặt của cùng một vấn đề phát triển conngười, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau Với tính cách là một bộphận, một phương thức biểu hiện của văn hóa, văn hóa trong nhà trường là hệgiá trị mang tính nhân văn, có vai trò quan trọng trong việc định hướng và điềuchỉnh thái độ, hành vi của một cá nhân hay một tập thể Đồng thời là nền tảnglàm nên chất lượng, tạo ra thương hiệu của mỗi nhà trường và định hướng cho
sự phát triển tiến bộ của nhà trường, là động lực quan trọng để thực hiện đổimới giáo dục
Văn hóa công sở tại các trường đại học là tổng hợp hệ thống các giá trịvật chất và giá trị tinh thần được các thành viên trong nhà trường bảo tồn, duytrì và phát huy từ quá khứ đến hiện tại, là thành quả trí tuệ sáng tạo của conngười trải qua các giai đoạn khác nhau Xây dựng nền văn hoá công sở trongnhà trường là xây dựng nền nếp làm việc khoa học, kỷ cương, dân chủ, gópphần tạo nên sự đoàn kết, chống lại sự lệch lạc, quan liêu, hách dịch, tạo nênniềm tin của người học, của cộng đồng với nhà trường, góp phần nâng cao vaitrò, hiệu quả, thương hiệu của nhà trường
Trang 11Trường Đại học Văn hóa Thể Thao và Du Lịch Thanh Hóa là cơ quanchuyên môn giáo dục trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa và Bộ GD &ĐT Cóchức năng đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực các lĩnh vực văn hóa, nghệthuật, thể thao và du lịch cho địa phương và cho cả nước Trường Đại học Vănhóa Thể Thao và Du Lịch Thanh Hóa có số lượng viên chức, người lao độnglớn (trên 200 CBGV), có vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực choTỉnh và các địa phương khác Do đó, xây dựng văn hoá công sở trong nhàtrường là việc hết sức quan trọng, gắn liền với việc thực hiện quy chế dân chủ
cơ sở, phê bình các biểu hiện tiêu cực, đấu tranh với những hiện tượng lãng phícủa công, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác Góp phần chấn chỉnh tácphong, lề lối làm việc của đội ngũ CBGV nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạytrong nhà trường Tuy nhiên, việc thực hiện văn hóa công sở tại Trường Đạihọc văn hóa Thể Thao và Du lịch Thanh Hóa vẫn còn một số bất cập và chưaliên tục, bền vững Những điều này đặt ra cho công tác thực hiện văn hóa công
sở tại Trường Đại học Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch Thanh Hóa phải có mộtthiết chế văn hóa công sở thật sự phù hợp với đặc điểm hoạt động của nhàtrường, phù hợp với truyền thống tốt đẹp của địa phương và đảm bảo góp phầnnâng hiệu quả hoạt động giáo dục
Nhận thức được tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của vấn đề trên.Chúng tôi nhận thấy sự cần thiết phải đặt ra vấn đề nghiên cứu, từ đó có đượcnhững giải pháp thực tiễn, hiệu quả để nâng cao hiệu quả công tác xây dựngvăn hóa công sở tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
hiện nay Chính vì vậy, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Xây dựng văn hóa công sở tại trường Đại học Văn hóa Thể Thao và Du Lịch Thanh Hóa”
làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ Quản lý văn hóa của mình
Trang 122.1 Nghiên cứu chung về văn hóa và văn hóa công sở
Các vấn đề lý luận chung về văn hóa cũng như văn hóa công sở đã đượcnghiên cứu nhiều, dưới những phạm vi và góc độ khác nhau
Tác giả Đỗ Huy đã phân tích thế nào là môi trường văn hóa và đưa ra
các cách tiếp cận trong công trình Xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta hiện nay từ góc nhìn giá trị học nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin [24].
Cuốn sách Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở do Văn Đức Thanh chủ
biên đã khẳng định quan điểm của Đảng ta về xây dựng và phát triển nền vănhóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó, việc xây dựngVHCS tại các cơ quan đơn vị hành chính là điều rất cần thiết [55]
Thông qua việc nhấn mạnh vai trò của việc tổ chức xây dựng đời sống
văn hoá cơ sở, tác giả Hoàng Vinh trong công trình Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hoá ở nước ta hiện nay cho rằng, việc xây dựng đời sống
văn hóa tốt chính là bước đi ban đầu nhằm xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc [71]
Văn hoá công sở nói chung là một trong những yếu tố quan trọng và cầnthiết để góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng một nền hành chính trong sạch,vững mạnh, chuyên nghiệp và hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả nhằmđáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn mới Do vậy,
Trang 13văn hoá công sở là vấn đề được các nhà khoa học, các nhà văn hoá, các nhàquản lý hết sức quan tâm.
Tác giả Mai Hữu Khê, Đinh Văn Tiến, Chu Xuân Khánh, trong “Kỹ năng giao tiếp trong hành chính” Tác giả chủ yếu tập trung vào phân tích,
đưa ra những kiến thức cụ thể về một số kỹ năng quan trọng trong giao tiếphành chính như: kỹ năng nghe, kỹ năng nói, kỹ năng đọc, kỹ năng phản hồi, kỹnăng giao tiếp với đồng nghiệp trong môi trường công sở.…[38]
Công trình Kỹ năng giao tiếp của công chức trong tiến trình cải cách hành chính nhà nước của tác giả Đào Thị Ái Thi đã đưa ra những khái niệm cơ
bản về kỹ năng giao tiếp của đội ngũ công chức, vai trò của kỹ năng giao tiếptrong công cuộc cải cách hành chính, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả giao tiếp hành chính của cán bộ, công chức… [54]
Xuất phát từ các mối quan hệ ứng xử trong công sở hành chính, tác giả
Lê Thị Trúc Anh với bài viết Giao tiếp trong công sở hành chính từ văn hoá ứng xử đăng trên Tạp chí Phát triển nhân lực, số 2 (28) năm 2012 Bài viết nêu
ra những mối quan hệ ứng xử cơ bản trong công sở hành chính như: Ứng xửgiữa cán bộ lãnh đạo trong quan hệ với người dân, người dân với cán bộ, côngchức Qua đó đưa ra những phân tích khái quát về những mối quan hệ này,đồng thời chỉ rõ thực trạng của các mối quan hệ này[1]
Với bài viết Môi trường văn hóa nơi công sở, đăng trên tạp chí Văn hoá
nghệ thuật số 10 Tác giả Lê Như Hoa đã đề cập đến sự cần thiết trong việcxây dựng môi trường văn hóa nơi công sở, tác giả cũng khẳng định, đây chính
là điều kiện để cho các hoạt động công sở có thể đạt hiệu quả cao [21]
Cũng viết về môi trường văn hóa, tác giả Mai Hải Oanh với bài viết Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh đăng trên Tạp chí Cộng Sản Tác giả chỉ
ra chỉ ra cấu trúc của môi trường văn hóa và phân tích rõ mối quan hệ giữa môitrường văn hóa và sự ổn định phát triển tiến bộ xã hội [46]
Trang 14Vấn đề xây dựng văn hóa công sở cũng được các học viên dành nhiềuthời gian và tâm huyết để chọn là đề tài cho luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ.Tác giả Nguyễn Hoàng Linh Chi với luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật hành
chính, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam với đề tài: Văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay Trên cơ sở những
vấn đề lý luận và thực tiễn của việc thực hiện các quy định về văn hóa công sởtại các cơ quan hành chính Nhà nước Tác giả luận văn đã đưa ra những quanđiểm và giải pháp để nâng cao văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhànước [15]
Luận văn thạc sĩ của Văn Thị Xuân, Thực hiện văn hoá công sở tại các
cơ quan hành chính nhà nước trong giai đoạn 20110 - 2020, đã tập trung chỉ
rõ thực trạng văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước nói chung,đưa ra những ưu điểm, những hạn về và nguyên nhân của những hạn chế đó;đồng thời đưa ra những phương hướng và những giải pháp cụ thể để xây dựngVHCS tại các cơ quan hành chính nhà nước[73]
Với luận văn Thực hiện quy chế văn hoá công sở tại Uỷ ban nhân dân thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang Tác giả Vũ Hội Khành Hà đã hệ
thống hoá cơ sở lý luận về văn hoá công sở, nêu ra thực trạng thực hiện quychế văn hoá công sở tại Ủy ban nhân dân Thành phố Tuyên Quang trên cácmặt: về trang phục, về việc đeo thẻ, về giao tiếp và ứng xử của cán bộ, côngchức; về việc treo Quốc huy, Quốc kỳ; về bài trí khuôn viên công sở Đưa ranhững nhận xét, đánh giá về việc thực hiện các mặt nêu trên và đưa ra nhữnggiải pháp nâng cao hiệu quả thực hiên quy chế văn hoá công sở tại Ủy bannhân dân thành phố Tuyên Quang[33]
Năm 2016, tác giả Phạm Vũ Linh với luận văn Văn hóa công sở - lý luận và thực tiễn, tác giả làm rõ một số vấn đề về văn hóa công sở hiện nay và
đưa ra những bất cập trong quá trình quản lý văn hóa công sở, để đưa ra giải
Trang 15pháp góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và văn hóacông sở hành chính nói riêng.[42].
Luận văn thạc sĩ của tác giả Đỗ Thanh Tùng về Thực hiện văn hoá công
sở tại Uỷ ban nhân dân Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, ngoài việc phân tích,
đánh giá việc thực hiện văn hoá công sở tại Uỷ ban nhân dân Quận Tây Hồ,luận văn còn đưa ra nhiều bài học từ văn hoá công sở của Nhật Bản như: tôntrọng từ danh thiếp cá nhân; sống vì tập thể, làm việc vì tập thể; khuân mặtnghiêm khắc, làm việc nghiêm túc;….[58]
Bên cạnh đó, còn nhiều bài viết liên quan đến từng thành tố của văn hóacông sở như: Xây dựng lề lối, tác phong, mối quan hệ hài hòa, bài trí cảnhquan trong công sở… Tuy nhiên, để đề cập đến văn hóa công sở như một hệthống tổng thể, hoàn chỉnh thì chưa có nhiều công trình đề cập đến
2.2 Nghiên cứu về văn hóa công sở trong trường học
Văn hóa nhà trường là một trong những mảng quan trọng của văn hóacông sở nói chung, việc xây dựng VHNT được coi là một trong những yếu tốhàng đầu làm nên sự thành công trong việc nâng cao chất lượng giáo dục củanước ta nói chung và nhà trường nói riêng Có nhiều đề nghiên cứu đến xâydựng văn hóa nhà trường từ nhiều phương diện khác nhau:
Tác giả Nguyễn Vũ Bích Hiền, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn
Xuân Thanh với Giáo trình văn hóa tổ chức, vận dụng vào phân tích văn hóa nhà trường Trong công trình này, tác giả sử dụng nền tảng của văn hóa tổ
chức để nghiên cứu về văn hóa nhà trường ở một số nội dung cơ bản, đồngthời tác giả cũng xác định những ảnh hưởng của văn hóa truyền thống dân tộcđến văn hóa nhà trường và những xu hướng phát triển của văn hóa nhà trườngViệt Nam trong bối cảnh hiện nay[26]
Tác giả Đào Đăng Phượng (chủ biên) trong Một số giải pháp xây dựng nếp sống văn hóa ký túc xá sinh viên đã đưa ra và giải quyết một cách thấu đáo
các khái niệm về “nếp sống”, “lối sống”, “nếp sống văn hóa”…[49]
Trang 16Năm 2014, tác giả Lê Thị Ngọc Thúy với công trình Xây dựng văn hóa nhà trường phổ thông, được xuất bản trên cơ sở những nghiên cứu của Luận
án Tiến sĩ Quản lý Giáo dục được thực hiện tại Trường Đại học Giáo dục ĐHQGHN của chính tác giả Cuốn sách bao gồm 3 chương: Chương 1 - Một
-số vấn đề chung về văn hóa nhà trường phổ thông; Chương 2 - Xây dựng vănhóa nhà trường phổ thông Việt Nam trong bối cảnh hiện nay: Một số kiến giải;Chương 3 - Bộ công cụ đánh giá văn hóa nhà trường phổ thông Ưu điểm lớnnhất của công trình chuyên khảo này là không chỉ dừng lại ở lý thuyết, quanđiểm mà còn có hướng dẫn thực hành, đặc biệt xây dựng được bộ công cụđánh giá văn hóa nhà trường phổ thông, đi sâu vào nhà trường tiểu học ViệtNam với một bộ công cụ đánh giá cụ thể và có thể vận dụng cho các cơ sở giáodục đào tạo khác Tuy nhiên, bộ công cụ đánh giá này thiên về định tính, rấtkhó định lượng[62]
Nguyễn Thu Hoài với Luận văn về Xây dựng nếp sống văn hóa cho sinh viên Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội (2017) đã chỉ rõ việc xây
dựng lối sống, nếp sống văn hóa cho sinh viên, cán bộ công chức của trườngĐại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội là một việc làm rất cần thiết trong bốicảnh hiện nay Đồng thời xuất phát từ thực trạng nếp sống văn hóa của sinhviên tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, nếp sốngvăn hóa cho sinh viên Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội[34]
Nhìn lại quá trình nghiên cứu, giới thiệu về VHCS, chúng tôi nhận thấyrằng, các công trình nghiên cứu về VHCS rất nhiều, về VHCS trong trườnghọc cũng không hề ít Thông qua việc tìm hiểu các tài liệu nghiên cứu, chúngtôi nhận thấy tình hình nghiên cứu VHCS và VHCS trong nhà trường chủ yếutập trung vào những phương diện sau
Thứ nhất, về nghiên cứu VHCS đã có nhiều công trình đề cập, tuy nhiên
hầu hết đều gắn liền với công sở mang tính chất cơ quan hành chính nhà nước
Trang 17Thứ hai, về nghiên cứu VHCS trong trường học đã có một số công trình
nghiên cứu các khía cạnh của VHCS trong nhà trường như văn hóa giao tiếp,ứng xử, xây dựng nếp sống văn hóa,…
Thứ ba, hiện nay chưa có công trình chuyên khảo nào nghiên cứu một
cách đầy đủ, toàn diện và công phu về vấn đề xây dựng văn hóa công sở ởTrường ĐH VH, TT&DL Thanh Hóa
Vậy, việc xây dựng VHCS tại Trường ĐH VH, TT&DL Thanh Hóa cónhững đặc điểm gì, ý nghĩa ra sao, thực trạng của vấn đề xây dựng VHCS đónhư thế nào cũng như những giải pháp thiết thực nào được đề xuất để nâng caohiệu quả xây dựng VHCS của nhà trường sẽ là những vấn đề chính được trảlời trong Luận văn này
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu về vấn đề xây dựng VHCS ở Trường ĐH VH,TT&DL Thanh Hóa, luận văn đi vào phân tích, làm rõ thực trạng xây dựng vănhóa công sở tại nhà trường, từ đó đưa ra phương hướng, giải pháp nhằm nângcao hiệu quả xây dựng văn hóa công sở nơi đây trong giai đoạn hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu đã nêu ở trên, luận văn xác định cácnhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết về văn hóa công sở Đồng thời mô tả
và phân tích nội dung, vai trò của văn hóa công sở trong xã hội và trong nhàtrường
- Phân tích, làm rõ được thực trạng văn hóa công sở tại Trường ĐH
VH, TT&DL Thanh Hóa hiện nay
- Chỉ ra được những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc xây dựng văn hóa công sở ở Trường ĐH VH, TT&DL Thanh Hóa hiện nay
Trang 184 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu đặc điểm, vai trò, thực trạng của việc xây dựngVHCS ở Trường ĐH VH, TT&DL Thanh Hóa đồng thời tìm kiếm những giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả của VHCS nơi đây
Phạm vi không gian: Trường ĐH VH, TT&DL Thanh Hóa
Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu quá trình xây dựng VHCS tạiTrường ĐH VH, TT&DL Thanh Hóa từ năm 2011 đến nay (Kể từ khi trườngđược nâng cấp lên thành trường Đại học) Đây là giai đoạn mà Trường ĐHVHTT&DL Thanh Hóa có nhiều biến đổi để xây dựng văn hóa nhà trường
5 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nội dung chính của luận văn đã đề ra, luận văn sửdụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp thu thập số liệu
Tiếp cận hệ thống các công trình nghiên cứu về lý luận văn hóa nóichung và xây dựng văn hóa công sở nói riêng trên các sách tham khảo; kết quảnghiên cứu đề tài khoa học; bài viết đăng trên báo, tạp chí, giáo trình của cáctác giả trong nước và nước ngoài
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả thực hiện phỏng vấn trực tiếp
cán bộ, viên chức và học sinh sinh viên Trường ĐH Văn Hóa Thể Thao DuLịch Thanh Hóa để lấy ý kiến từng cá nhân về môi trường làm việc công sở,mối quan hệ trong nội bộ công sở, những tồn tại trong thực hiện các quy định
về văn hóa công sở,…
Trang 19Phỏng vấn học viên đã và đang học tập tại trường về thái độ phục vụ, kỹnăng giảng dạy, kỹ năng ứng xử, giao tiếp của viên chức, giảng viên…
- Phương pháp tiếp cận liên ngành: Luận văn sử dụng phương pháp của
nhiều ngành khoa học như: Quản lý văn hóa, Sử học, Văn hóa học, Nhân họcvăn hóa, Văn hóa dân gian… để nhìn nhận và giải quyết vấn đề xây dựng vănhóa công sở hiện nay
- Phương pháp thống kê, phân loại: Dùng để tập hợp tư liệu, phân tích
nghiên cứu, đánh giá
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu: Kế thừa các tài
liệu có sẵn qua các công trình đã công bố để tiến hành phân tích thực trạngVHCS ở Trường ĐH VH, TT&DL Thanh Hóa
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các thao tác kỹ thuật khác với mục tiêu chung là đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra
6 Những đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần khẳng định vai trò của VHCS trong sự phát triển của
xã hội nói chung và trong môi trường nhà trường nói riêng; Đồng thời đánh giáđược thực trạng xây dựng VHCS tại Trường ĐH VH, TT&DL Thanh Hóa từ
đó xác định các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng VHCStrong nhà trường Do vậy kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho các nhàquản lý ở các cơ quan trường học định hướng xây dựng nền văn hóa ở đơn vị
có tính thực tiễn, phù hợp với đặc điểm văn hoá Việt Nam đồng thời phù hợpvới điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội ở đơn vị mình
Kết quả nghiên cứu của luận văn còn có thể sử dụng làm tư liệu thamkhảo trong nghiên cứu giảng dạy các môn học văn hóa trong nhà trường
7 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luậnvăn được triển khai trong 3 chương
Trang 20Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa công sở và tổng quan về Trường ĐH
VH, TT&DL Thanh Hóa
Chương 2: Thực trạng xây dựng văn hóa công sở tại Trường ĐH VH, TT&DL Thanh Hóa
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng văn hóa công sở tại Trường ĐH VH, TT&DL Thanh Hóa
Trang 21Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ VÀ TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH THANH HÓA 1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Văn hóa
Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về văn hoá Nghĩa gốc của vănhóa là cái đẹp Theo cách nhìn phương Đông, hình thức đẹp đẽ biểu hiện trướchết là trong lễ, nhạc, cách lãnh đạo, quản lý,… đặc biệt trong ngôn ngữ, cáchứng xử lịch sự Nó biểu hiện thành một hệ thống các chuẩn mức, giá trị ứng xửđược mọi người chấp nhận và xem là đẹp đẽ [37]
Trong tuyên bố chung của UNESCO về tính đa dạng của văn hóa, kháiniệm văn hóa được định nghĩa như sau: Văn hóa nên được đề cập đến như làmột tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm củamột xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học
và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyềnthống và đức tin.” [68]
Ông F Mayor, nguyên Tổng giám đốc UNESCO đưa ra một khái niệm
về văn hóa vừa mang tính khái quát, vừa mang tính đặc thù:
“Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộckhác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tụctập quán, lối sống và lao động”[68, tr.798]
Nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết:
“Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn,bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến conngười trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch
sử cốt lõi của sức sống dân tộc là văn hóa với nghĩa bao quát và cao
Trang 22đẹp nhất của nó, bao gồm cả hệ thống giá trị: Tư tưởng và tình cảm, đạo đứcvới phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bênngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng
và sức chiến đấu để bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh”[25, tr.21]
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sángtạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn,
ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [18, tr.431 ]
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn hóa là toàn bộ những
gì do con người sáng tạo ra, là “thiên nhiên thứ hai”, ở đâu có con người, quan
hệ giữa con người với con người thì ở đó có văn hóa Bản chất của văn hóa cótính người và tính xã hội Dù là văn hóa vật chất hay văn hóa tinh thần cũngđều là sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp của con người, do con người sáng tạo
ra vì mục đích cuộc sống
Trong luận văn này, văn hóa được hiểu là toàn bộ những giá trị vật chất
và tinh thần do con người, một cộng đồng người tạo dựng nên, nhằm mục đích đáp ứng và thoả mãn những nhu cầu của con người và các cộng đồng người nhất định.
1.1.2 Công sở
Công sở là một tổ chức thực hiện cơ chế điều hành, kiểm soát công việchành chính, là nơi soạn thảo và xử lý các văn bản để thực hiện công vụ, đảmbảo thông tin cho hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước, nơi phối hợp hoạtđộng thực hiện một nhiệm vụ được Nhà nước giao Là nơi tiếp nhận đề nghị,yêu cầu, khiếu nại của dân Do đó, công sở là một bộ phận hợp thành thiết yếucủa thiết chế bộ máy quản lý nhà nước
Trang 23Trong cuốn thuật ngữ hành chính của Đinh Ngọc Hiện chủ biên, thuật ngữcông sở được thể hiện là: “Pháp nhân công quyền, chịu trách nhiệm tiến hành mộttrong các hoạt động của các đơn vị hành chính địa phương, thay mặt cho Nhànước, cho tỉnh, cho công xã nhưng chịu sự kiểm tra các cấp đó”.[23, tr.66].
Tại điều 70 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định: “Công sở là trụ
sở làm việc của cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chứcchính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, có tên gọi riêng, có địa chỉ cụ thể,bao gồm công trình xây dựng, các tài sản khác thuộc khuôn viên trụ sở làmviệc” [50] Theo quan niệm này, công sở là nơi hội tụ đầy đủ mọi điều kiện,phương tiện để cán bộ công chức thực thi công vụ
Như vậy, trong luận văn này chúng tôi hiểu công sở theo nghĩa thông thường nhất là trụ sở làm việc, là nơi diễn ra các hoạt động hành chính văn phòng của các cơ quan Công sở là nơi cán bộ, công chức viên chức hàng ngày tiếp xúc và giải quyết những công việc liên quan đến người dân Vì vậy, nói đến công sở là nói đến văn minh công sở, là nói đến nếp sống, đến ý thức
và bản lĩnh sống của cán bộ, công chức, viên chức Vì vậy, từ nề nếp đến phong cách làm việc và thái độ của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức đều ảnh hưởng đến hiệu quả công việc
1.1.3 Văn hóa công sở
Có thể hiểu, văn hóa công sở là tập hợp chung các tín ngưỡng, thông lệ,
hệ thống giá trị, quy chuẩn hành vi ứng xử và cách kinh doanh riêng của từng
tổ chức tạo nên sự khác biệt giữa các thành viên của tổ chức này với các thànhviên của tổ chức khác
Theo PGS TS Trịnh Đức Thảo: “Văn hóa công sở tại các cơ quan hànhchính nhà nước là tổng hợp các quy phạm pháp luật về trang phục, giao tiếp vàứng xử của cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ và bài trí vănhóa công sở tại cơ quan hành chính nhà nước do cơ quan nhà nước có
Trang 24thẩm quyền ban hành nhằm bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt độngcủa các cơ quan hành chính nhà nước; đồng thời, xây dựng phong cách ứng xửchuẩn mực của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt dộng công vụ hướngtới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạođức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.” [57, tr.11]
Theo TS Nguyễn Thị Thu Vân: “Nói đến văn hóa công sở tức là nói đếnvăn hóa của tổ chức đặc thù, có giới hạn không gian là cơ quan nhà nước vàđối tượng thực hành văn hóa công sở là cán bộ, công chức Văn hóa công sởđược hiểu là hệ thống các giá trị, quy tắc giao tiếp ứng xử, chuẩn mực đạo đứccủa cán bộ, công chức, các phương thức, cách thức quản lý gắn với việc tìmkiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công sở, những đặc trưngriêng trong hoạt động công vụ của cơ quan nhà nước nói chung và tại một công
sở nói riêng” [72, tr.28]
Theo Bộ Tài chính - Kho bạc Nhà nước, trích từ “Văn hóa công sở vàgiao tiếp hành chính: “Văn hóa công sở là một môi trường văn hóa đặc thù, vớinhững giá trị chuẩn mực chi phối mọi hoạt động, mọi quan hệ của công sởcũng như đối với công dân với tư cách là một cơ quan quyền lực của Nhà nướchay một cơ quan dịch vụ công” [5, tr.6]
Văn hóa công sở còn được cho là đồng nghĩa với văn hóa giao tiếp ứng
xử trong công sở: “Văn hóa công sở được hiểu là những quy tắc, các chuẩnmực ứng xử của cán bộ công chức nhà nước với nhau và với đối tượng giaotiếp là các công dân, nhằm phát huy tối đa năng lực của những người tham giagiao tiếp để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc công sở” [44, tr.12]
Từ các quan niệm trên, trong luận văn này, chúng tôi sử dụng khái niệm
văn hóa công sở của bộ tài chính năm 2011 như sau: Văn hóa công sở là một môi trường văn hóa đặc thù, với những giá trị chuẩn mực chi phối mọi hoạt động, mọi quan hệ của công sở cũng như đối với công dân với tư cách là một
cơ quan quyền lực của Nhà nước hay một cơ quan dịch vụ công.
Trang 251.1.4 Văn hóa công sở trong nhà trường
Văn hóa công sở trong nhà trường là tổng hợp hệ thống các giá trịđược các thành viên trong nhà trường bảo tồn, duy trì và phát huy từ thế hệ nàysang thế hệ khác nó biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ mạng, triết lý, mụctiêu, các giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lý, thái độ giao tiếp, ứng xử…không khí làm việc và được mỗi thành viên trong nhà trường chấp nhận Xâydựng nền văn hoá công sở trong nhà trường là xây dựng nền nếp làm việc khoahọc, kỷ cương, thực hiện các chuẩn mực đạo đức, tác phong nghề nghiệp gópphần tạo nên sự đoàn kết, chống lại sự lệch lạc, quan liêu, tạo nên niềm tin củangười học, của cộng đồng với nhà trường, góp phần nâng cao vai trò, hiệu quả,thương hiệu của nhà trường Nói cách khác văn hóa học đường giống như mộttảng băng trôi bao gồm bề nổi, phần hữu hình là các chuẩn mực được hiện hữuhóa và quy tắc hóa trong đời sống làm việc và phần chìm là giá trị, niềm tin, kỳvọng, khó nhìn thấy trực tiếp bằng mắt thường nhưng lại quyết định toàn bộphần nổi
Nhà trường là một tổ chức, do đó văn hoá nhà trường là văn hoá của một
tổ chức hành chính - sư phạm “Nói tới VHCS trong nhà trường là nói tới toàn
bộ đời sống vật chất, tinh thần của một nhà trường Nó biểu hiện trước hếttrong tầm nhìn, sứ mạng, triết lý, mục tiêu, các giá trị, phong cách lãnh đạo,quản lý, bầu không khí tâm lý Thể hiện thành hệ thống các chuẩn mực, cácgiá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử… được xem là tốt đẹp và được mỗi ngườitrong nhà trường chấp nhận”.[37]
Theo Eldrige và Crombie (1974): “Văn hóa tổ chức của một trường là
hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và truyền thống được tạo ratrong quá trình lịch sử, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làmtheo và in dấu ấn trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bảnsắc riêng cho mỗi thiết chế tổ chức sư phạm”.[61]
Trang 26Từ những phân tích trên, luận văn tiếp cận và sử dụng khái niệm văn
hóa công sở trong nhà trường như sau: Văn hóa công sở trong nhà trường là
hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực thói quen và truyền thống tạo ra trong quá trình lịch sử, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo
và in dấu ấn trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi thiết chế tổ chức sư phạm Nói cách khác, VHCS trong nhà trường là hệ thống những giá trị vật chất và tinh thần tồn tại trong nhà trường làm cho nhà trường có những nét riêng biệt, khác biệt nhằm tạo nên sự khác biệt giữa nhà trường này với nhà trường khác Nó bao gồm bầu không khí nhà trường, các giá trị tồn tại trong các hoạt động giảng dạy, giáo dục, môi trường cảnh quan, cơ sở vật chất đến niềm tin, sự kỳ vọng của người dạy, người học…
1.1.5 Xây dựng văn hóa công sở
Xây dựng VHCS chính là xây dựng lề lối và nền nếp làm việc một cáchkhoa học, tuân thủ theo những nội quy và quy định chung của chính cơ quan,đơn vị đó Trong quá trình làm việc, luôn đảm bảo được tính trật tự kỷ cươngnhưng không mất đi tính dân chủ Do văn hóa công sở là tập hợp tất cả nhữngyếu tố làm nên đặc trưng riêng biệt của công sở này so với công sở khác chonên các biểu hiện của văn hóa công sở luôn đặc biệt phong phú Khi tìm hiểu
về văn hóa công sở, các biểu hiện cụ thể thường được đề cập đến đó là: hiệuquả công việc, môi trường làm việc thân thiện, xây dựng nếp sống văn minhnơi công sở và văn hóa ứng xử của CBCCVC và người lao động với mọi ngườixung quanh hay với môi trường tự nhiên, nhất là không còn tình trạng quanliêu, cửa quyền, dân chủ và công bằng Như vậy, “xây dựng văn hóa công sở
là xây dựng một môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả, chuyên nghiệp vàhiện đại Khi thực hiện đầy đủ các yếu tố để xây dựng VHCS thì sẽ tạo đượchứng khởi và bầu không khí cởi mở cho CBCCVC hăng say công hiến, làmviệc đạt kết quả cao nhất” [28]
Trang 27Xây dựng văn hóa công sở là một quá trình, không chỉ đơn thuần là xâydựng những nội quy để mọi người thực hiện mà trong đó cần có công tác lãnhđạo, tuyên truyền từ các cấp lãnh đạo, sự nhiệt huyết chỉ đạo của các cán bộquản lý trong công tác xây dựng văn hóa tinh thần, vật chất Đồng thời mỗi cánhân trong một tập thể cũng cần xác định vị trí, vai trò của mình trong việc gópphần xây dựng VHCS chung tại cơ quan, đơn vị Với những biểu hiện rất đơngiản như biết chào, biết cười và biết nói lời cảm ơn hay lời xin lỗi, hòa đồngthân thiện, giúp đỡ mọi người xung quanh Các hoạt động cùng nhau xây dựng
lề lối, nề nếp làm việc một cách khoa học, có trật tự kỷ cương, tuân theo nhữngnội quy và quy định chung của cơ quan, đảm bảo được tính dân chủ, môitrường làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo và năng động
Như vậy, xây dựng VHCS có thể hiểu là việc xây dựng các quy tắc, các chuẩn mực trong ứng xử của mỗi CBCCVC, người lao động với nhau và với những người xung quanh, với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội nhằm phát huy tối đa năng lực của những người tham gia giao tiếp để đạt kết quả cao trong công việc Đồng thời, xây dựng những chuẩn mực trong lựa chọn trang phục đảm bảo lịch sự, kín đáo, công sở phải xanh, sạch, đẹp.
1.2 Các văn bản liên quan đến công tác xây dựng văn hóa công sở
Xây dựng văn hóa công sở là quá trình tác động có ý thức để tạo dựnghoặc cải biến văn hóa của công sở, thông qua việc xác định các giá trị cần đềcao, gây dựng niềm tin vào những giá trị đó, hướng các thành viên trong công
sở tới những chuẩn mực xử sự như mong muốn Xây dựng văn hóa công sởcòn là quá trình xây dựng niềm tin thông qua việc ban hành và áp dụng cácnguyên tắc và chính sách để những giá trị văn hóa cần có được định hình vàphát huy tác dụng trong thực tế Xây dựng văn hóa công sở luôn hướng tới kếtquả thiết thực cuối cùng: chuẩn mực hành vi của các thành viên thuộc công sở.Điều này được Đảng và Nhà nước quy định rõ tại các văn bản pháp luật, nghịquyết, thông tư về thực hiện văn hóa công sở:
Trang 28- Luật Cán bộ, Công chức tại Mục 3, Chương 2, trong các điều 15,16,17quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của CBCC Ngoài ra, tại Mục 4, Luậtnày còn có thêm Điều 18 quy định những việc CBCC không được làm liênquan đến đạo đức công vụ.[50]
- Luật Viên chức tại Mục 2, Chương 2 trong các điều từ 16, 17,18 19quy định về nghĩa vụ và quy tắc đạo đức trong hoạt động nghề nghiệp viênchức, những việc viên chức không được làm [50]
- Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ ngày 8/11/2011 về Chươngtrình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 và Nghịquyết số 76/NQ-CP ngày 13/6/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghịquyết số 30c/NQ-CP đã xác định nhiệm vụ: Xây dựng và nâng cao chất lượngđội ngũ cán bộ, công chức, trong đó có nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷcương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức; hiện đại hoá nềnhành chính;xây dựng trụ sở cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương hiệnđại [11]
- Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007, về việcban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước vàQuyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo ban hành quy định về đạo đức nhà giáo [64]
- Quyết định số 1847/QĐ/TTg ngày 27/12/2018 về phê duyệt Đề ánVăn hóa Công sở Trong đó, tinh thần của mục tiêu là: “Nâng cao văn hóacông vụ, góp phần hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mựccủa đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đảm bảo tính chuyên nghiệp, tráchnhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động thực thi nhiệm vụ,công vụ; đáp ứng yêu cầu phục vụ Nhân dân, xã hội” [65]
- Nghị định 149/2018/NĐ-CP quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc [14]
Trang 29- Quyết định số 733/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướngChính phủ về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua
“Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn
2019 - 2025 [66]
- Qua tìm hiểu về nội dung các thông tư, nghị định về văn hóa hóa công
sở, có thể thấy, hầu hết các Quy chế và Quy tắc giao tiếp, ứng xử đều quy địnhnhững vấn đề cơ bản sau đây: 1) Những việc CBCC phải làm và không đượclàm và 2) Các chuẩn mực hành vi giao tiếp, ứng xử của CBCC khi thi hànhcông vụ (bao gồm thái độ, tác phong, cử chỉ, hành vi, ngôn ngữ và trang phục)
Khi thực hiện xây dựng văn hóa công sở trong nhà trường, các đơn vịtrường học hầu hết đều tham khảo quy định về những việc CBCC phải làm vàkhông được làm trong Luật cán bộ, công chức (2008) và Luật Phòng, chốngtham nhũng (2005) để làm căn cứ xây dựng quy chế tại công sở Trong cácQuy tắc ứng xử, hầu hết các văn bản đều quy định những nguyên tắc cơ bảntrong giao tiếp, ứng xử (tôn trọng đối tượng giao tiếp, tuân thủ pháp luật…);quy định thái độ cần có khi giao tiếp (thân thiện, cởi mở, hợp tác…); quy định
về tác phong (nhanh nhẹn, tích cực…); quy định về cử chỉ, hành vi (cách bắttay, cách đi đứng…) và lời nói (lịch sự, rõ ràng…) Đồng thời quy định cáchành vi không được thể hiện tại công sở như:
- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công
- Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật; lợi dụng,lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn
- Sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi
- Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức
Trang 301.3 Nội dung xây dựng văn hóa công sở trong nhà trường
Quy chế văn hóa công sở của cơ quan hành chính nhà nước được banhành kèm theo quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 2/8/2007 của Thủ tướngChính phủ quy định thực hiện những nội dung của văn hóa công sở gồm:Trang phục, giao tiếp và ứng xử xã hội của cán bộ công chức, viên chức khi thihành nhiệm vụ, cách bài trí công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước Đây
là những nội dung quan trọng của văn hóa công sở và cũng là phạm vi điềuchỉnh của quy chế [64, tr.8]
Văn hóa công sở từ khi được hình thành và phát triển, theo thời giankhông ngừng được bổ sung và ngày càng hoàn thiện các nội dung nhằm đápứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại Do đó, xây dựng văn hóa công
sở thực chất là xây dựng con người mới, để từ đó, tạo ra nét văn hóa riêng vàphù hợp đối với mỗi công sở Trong môi trường đặc thù là nhà trường, việcxây dựng văn hóa công sở chính là xây dựng lề lối, nề nếp, tác phong làm việcmột cách khoa học, xây dựng môi trường giao tiếp, làm việc thân thiện, thoảimái, đoàn kết, có trật tự kỷ cương, tuân theo những nội quy và quy định chungcủa nhà trường nhưng vẫn đảm bảo được tính dân chủ Có thể nói văn hóacông sở trong nhà trường có nội hàm rất rộng, do đó khi tìm hiểu về những giátrị cốt lõi để phát triển văn hóa công sở trong nhà trường chúng tôi chỉ tậptrung tìm hiểu ở những khái cạnh nổi bật nhất như: văn hóa giao tiếp, ứng xử;văn hóa trang phục và cách bài trí cơ quan Từ đó, thấy được các giá trị vănhóa cốt lõi không thể thiếu khi xây dựng văn hóa công sở trong nhà trường đểtạo nên bản sắc riêng cho mỗi thiết chế tổ chức sư phạm Góp phần thực hiệntốt cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ
GD & ĐT đã đề ra và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo tinh thần Nghịquyết 29/NQTW (Trung ương 8) về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đàotạo hiện nay
Trang 311.3.1 Văn hóa giao tiếp, ứng xử
Theo Quyết định 129 của Thủ tướng Chính phủ:
Trong giao tiếp và ứng xử, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độlịch sự, tôn trọng Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc; không nói tục,nói tiếng lóng, quát nạt Trong giao tiếp và ứng xử với nhân dân, cán bộ, côngchức, viên chức phải nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng,
cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết công việc Cán bộ, công chức,viên chức không được có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền
hà khi thực hiện nhiệm vụ Trong giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp, cán bộ,công chức, viên chức phải có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác Khi giaotiếp qua điện thoại, cán bộ, công chức, viên chức phải xưng tên, cơ quan, đơn
vị nơi công tác; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công việc; khôngngắt điện thoại đột ngột [64; tr.2-3]
Giao tiếp là nhu cầu không thể thiếu trong xã hội loài người, trở thànhthói quen trong cuộc sống mỗi người Không có giao tiếp con người không thểbày tỏ được mong muốn, tình cảm, nguyện vọng của bản thân, cũng như traođổi các vấn đề về cuộc sống và công việc Trong môi trường đặc thù nhưtrường học thì văn hóa giao tiếp, ứng xử lại càng có ý nghĩa quan trọng Vănhóa giao tiếp, ứng xử được hiểu là tổng hòa các yếu tố của một cuộc tròchuyện của từng cá nhân trong xã hội Đó là thái độ thân thiện, chân thành, tôntrọng, cởi mở với người xung quanh, được tạo nên từ các hành vi, thái độ, lờinói và cách ứng xử… Trong văn hóa giao tiếp ứng sử ở trường học càng phảinói tới hai nội dung là giao tiếp sư phạm và văn hóa ứng sử
Giao tiếp sư phạm: Giao tiếp sư phạm là điều kiện đảm bảo hoạt động
sư phạm, không có giao tiếp sư phạm thì không đạt được mục đích giáo dục vàcác nhiệm vụ giảng dạy Với quan niệm đó thì giao tiếp sư phạm chính là sựtiếp xúc giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền đạt và lĩnh hội những tri
Trang 32thức khoa học kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, nghề nghiệp, xây dựng và pháttriển nhân cách toàn diện ở người học Có thể nói, tầm quan trọng của kỹ nănggiao tiếp nói chung và giao tiếp trong nhà trường nói riêng là không thể phủnhận, bởi dù là một giáo viên có kiến thức chuyên môn tốt nhưng nếu khôngbiết cách giao tiếp, truyền đạt ý tưởng cho học sinh, người giáo viên đó cũngkhông được đánh giá cao Như vậy, đánh giá giáo viên có giỏi hay không đượcnhận định dựa trên năng lực sư phạm của họ, trong đó giao tiếp sự phạm có vịtrí quan trọng.
Trong văn hóa giao tiếp, điều gây ấn tượng đầu tiên với người đối diệnchính là những biểu cảm của khuôn mặt Người giao tiếp với lời nói dễ nghecộng với cử chỉ nhã nhặn, nét mặt tươi vui, nụ cười thân thiện đảm bảo sẽchiếm được thiện cảm của người đối diện Chỉ cần một chút tinh tế chúng ta sẽnhận ra rằng chúng ta không chỉ giao tiếp bằng lời nói mà bằng cả ngôn ngữcủa cơ thể Ngôn ngữ của cơ thể phản ánh cảm xúc thực sự bên trong nên hiểuđược nó, chúng ta có thể sử dụng chúng một cách có lợi nhất Do đó, tronggiao tiếp sư phạm cần đặc biệt chú ý tới các yếu tố giao tiếp phi ngôn ngữ này
Ngày nay, khoảng cách giữa giáo viên và học sinh ngày càng được thuhẹp lại Quan hệ thầy trò cũng không còn mang tính chất một chiều người họcngày càng thể hiện việc tiếp thu tri thức một cách chủ động Bên cạnh đó vẫncòn một bộ phận người học chưa thực sự có ý thức tốt trong quan hệ giao tiếpnhư thiếu tôn trọng đối với giáo viên, cũng như thiếu lịch sự, thái độ tôn trọng
và lễ độ trong giao tiếp Do vậy, trong bối cảnh hiện nay cần hơn bao giờ hếtviệc thiết lập quy tắc ứng xử trong môi trường học đường để các giá trị, cácchuẩn mực truyền thống “tôn sư trọng đạo” vẫn được gìn ngữ và phát huy
Trường học là nơi truyền dạy những nét đẹp của văn hóa một cáchkhuôn mẫu và bài bản nhất Nên việc xây dựng chuẩn mực về lời nói, hành vitrong giao tiếp, ứng xử một cách mẫu mực trong các trường học nói chung và
Trang 33các trường sư phạm nói riêng là điều vô cùng cần thiết đòi hỏi phải đưa ranhững chuẩn mực trong chương trình giảng dạy để tạo nên nét đẹp văn hóatrong giao tiếp.
Văn hóa ứng xử: Trong nhà trường, có nhiều mối quan hệ đan chéo như
thầy thầy, nhà quản lý cán bộ và giáo viên, thầy trò, trò trò, nhà trường cộng đồng, nhà trường - cơ quan cấp trên chủ quản, Đó là cách thể hiện củamỗi thành viên nhà trường trong ứng xử hàng ngày Việc xây dựng văn hóaứng xử trong trường học có vai trò quan trọng nhằm “Điều chỉnh cách ứng xửcủa các thành viên trong cơ sở giáo dục theo chuẩn mực đạo đức xã hội vàthuần phong mỹ tục của dân tộc, phù hợp với đặc trưng văn hóa của địaphương và điều kiện thực tiễn của cơ sở giáo dục; ngăn ngừa, xử lý kịp thời,hiệu quả các hành vi tiêu cực, thiếu tính giáo dục trong cơ sở giáo dục” [8].Mối quan hệ ứng xử của các thành viên trong nhà trường bao gồm ba mối quan
-hệ chính đó là: Mối quan -hệ giữa người dạy và người học; giữa người lãnh đạo
và giáo viên; giữa các đồng nghiệp Xây dựng văn hóa ứng xử trong cáctrường học là xây dựng hệ giá trị, các chuẩn mực văn hóa giúp cho các thànhviên trong nhà trường có nhận thức đúng, suy nghĩ, tình cảm, hành vi tốt đẹp,thực hiện văn hóa ứng xử lành mạnh, xây dựng cơ sở để đảm bảo chất lượnggiáo dục của Nhà trường Trong đó mối quan hệ thầy - trò là mối quan hệ quantrọng nhất trong môi trường giáo dục, bởi vì thầy là người dạy, người trực tiếptruyền đạt kiến thức cho người học, là thước đo chuẩn xác nhất cho văn hóahọc đường Vì vậy theo thông tư 06 của Bộ GD&ĐT quy định ứng xử của giáoviên với người học: “Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phùhợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương;tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích
lệ người học; tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trườnggiáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện Không xúc phạm,
Trang 34gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ
ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của người học” [8] Mỗi tập thể
sư phạm sẽ có một phong cách ứng xử khác nhau nhưng dù là niềm nở, thânmật hay giữ khoảng cách; nghiêm túc hay vui nhộn, xuề xòa hay công thức,trang trọng thì cách ứng xử của người dạy với người học phải đảm bảo tínhnghiêm túc nhưng vẫn gần gũi, chuẩn mực, nghiêm khắc nhưng vẫn độ lượng,bao dung, như vậy sẽ tạo ra niềm tin yêu, sự say mê và hứng khởi cho cả ngườihọc và người dạy Từ đó, tính văn hóa và nhân văn được đề cao trong mốiquan hệ thầy - trò Trong bối cảnh giá dục hiện nay, khi học sinh, sinh viên cònmột số ít có lối sống thực dụng, buông thả, và những hành vi ứng xử chưa phùhợp thì việc tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học nhằm tạonên những chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, nhàgiáo, nhân viên, học sinh, sinh viên là việc làm vô cùng cần thiết nhằm pháttriển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa từ đó góp phần xâydựng văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện; nâng cao chất lượng giáo dụcđào tạo
Ngoài mối quan hệ ứng xử chủ đạo trên, giao tiếp trong nhà trường còntập trung nhiều mối quan hệ cả bên trong và bên ngoài như xây dựng môitrường ứng xử, giao tiếp với đồng nghiệp, giao tiếp với cấp trên và giao tiếpvới cấp dưới Dù ở vị trí làm việc nào nhưng đã cùng nhau làm việc trong mộtmôi trường, một tổ chức thì đó chính là đồng nghiệp Sự tôn trọng lẫn nhaukhiến cho các mối quan hệ sẽ trở nên hài hòa, nhẹ nhàng, và hơn hết là khi làmviệc trong không khí thoải mái, sẽ dẫn tới hiệu suất công việc được nâng cao.Đặc biệt, trong mỗi cơ quan đơn vị, việc ứng xử với cấp trên cũng cần phải chú
ý, trong mọi hoàn cảnh giao tiếp luôn phải lễ phép, giữ thái độ bình tĩnh và tựtin khi trình bày quan điểm của mình Khi được lãnh đạo giao việc, cần có thái
độ nhiệt tình làm việc trên tinh thần hợp tác và phát triển
Trang 35Trong mối quan hệ với cấp dưới, người lãnh đạo có cái nhìn khách quan làngười hiểu được nhân viên của mình, nhìn thấy được thế mạnh của họ, luônđộng viên, cổ cũ và hỗ trợ hết mình, tạo điều kiện cho nhân viên làm việc…Như vậy, việc xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện, thoải mái trong nhàtrường có vai trò quan trọng trong việc quyết định mối quan hệ giữa các thànhviên trong cơ quan được tốt đẹp và thân thiết Ngoài ra, tổ chức nhà trường còn
có mối quan hệ, giao tiếp với bên ngoài như với các đối tác khác, với chínhquyền địa phương, phụ huynh học sinh, các nhà tài trợ, hoặc chuyên gia nướcngoài… Do đó, văn hóa giao tiếp, ứng xử trong trường học có ảnh hưởng rấtlớn đối với môi trường sư phạm, góp phần điều chỉnh hành vi ứng xử hàngngày của cán bộ, giáo viên trong các mối tương tác đối với đồng nghiệp, đốivới xã hội và đặc biệt đối với người học để công việc đạt được kết quả nhưmong đợi
1.3.2 Trang phục
Tùy từng môi trường làm việc mà mỗi cán bộ, công nhân viên chức lựachọn trang phục cho phù hợp Tuy nhiên, những trang phục lịch sự, kín đáoluôn là sự lựa chọn hàng đầu đối với các cơ quan hành chính nhà nước Mặcđẹp, lịch sự chính là thể hiện sự tôn trọng đối với người đối diện…
Theo Quyết định 129 của Thủ tướng Chính phủ:
Khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải ăn mặc gọngàng, lịch sự Cán bộ, công chức, viên chức có trang phục riêng thì thực hiệntheo quy định của pháp luật Đối với lễ phục của cán bộ, công chức, viên chức
là trang phục chính thức được sử dụng trong những buổi lễ, cuộc họp trọng thể,các cuộc tiếp khách nước ngoài Lễ phục của nam cán bộ, công chức, viênchức: bộ comple, áo sơ mi, cravat Lễ phục của nữ cán bộ, công chức, viênchức: áo dài truyền thống, bộ comple nữ Đối với cán bộ, công chức, viên chức
là người dân tộc thiểu số, trang phục ngày hội dân tộc cũng coi là lễ phục [64;tr.4]
Trang 36Cách ăn mặc cũng là một trong những nội dung thuộc quy tắc ứng xửcủa cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước nói chung “Khi thực hiệnnhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự” [64].Tùy từng môi trường làm việc mà mỗi cán bộ, công nhân viên chức lựa chọntrang phục cho phù hợp Tuy nhiên, trong môi trường công sở cần chọn nhữngtrang phục lịch sự, kín đáo Mặc đẹp, lịch sự vừa là nhu cầu của bản thân chủthể vừa chính là thể hiện sự tôn trọng đối với người đối diện… “Cán bộ quản
lý, giáo viên phải sử dụng trang phục lịch sự, phù hợp với môi trường và hoạtđộng giáo dục; nhân viên phải sử dụng trang phục phù hợp với môi trườnggiáo dục và tính chất công việc… Không sử dụng trang phục gây phản cảm”
Trong môi trường sư phạm, trang phục không chỉ là thời trang mà còn làvăn hóa Địa vị xã hội của nhà giáo, của người “thầy” khiến giáo viên khôngthể tùy tiện, vượt ra ngoài chuẩn mực trong cách ăn mặc mà phải đảm bảo
“phù hợp với môi trường và hoạt động giáo dục” Người xưa có câu “Y phụcxứng kỳ đức” nghĩa là cách ăn mặc phải tương xứng với địa vị xã hội và đức
độ, đạo đức tư cách, phẩm giá của con người Do đó, trong môi trường giáodục giáo viên chọn cho mình một bộ trang phục thẩm mỹ, chỉnh tề phù hợp vớikhông gian sư phạm đặc thù, phù hợp với phong tục tập quán và bản sắc vănhóa vùng miền Theo đúng quy định về đạo đức nhà giáo đã đề ra” Trang phục,trang sức khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp vớinghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học”[4].Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay vấn đề trang phục sư phạm lại càngđặc biệt quan trọng
Bên cạnh đó, môi trường nhà trường là nơi cần có sự trang nghiêm vànhất thiết cần phải thực hiện theo những quy định chung Do đó, bên cạnhtrang phục của cán bộ giáo viên là trang phục của học sinh, sinh viên Dựa
Trang 37trên yếu tố văn hóa truyền thống, yếu tố thẩm mĩ và tính phù hợp với từng lứatuổi mà mỗi môi trường sư phạm sẽ đưa ra đồng phục phù hợp với người học.Bởi “Đồng phục là trang phục được sử dụng cho toàn bộ học sinh, sinh viêncủa một trường mặc khi đến trường nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, danh
dự, lòng tự hào với truyền thống của nhà trường, thể hiện sự bình đẳng giữacác học sinh, sinh viên góp phần xây dựng môi trường học tập, nếp sống vănhoá” Ngày xưa, thường quan niệm “cơm no áo ấm” nhưng ngày nay thì “ănngon mặc đẹp” Chính vì thế nhu cầu mặc đẹp ngày một nâng cao Bên cạnhnhững trang phục hết sức khoẻ khoắn khiến các bạn trở nên mạnh mẽ, tự tinhơn thì cũng xuất hiện hàng loạt các kiểu mốt kỳ quặc trong HSSV với phongcách thái quá, vượt qua giới hạn về văn hóa ăn mặc, làm mất đi tính văn hóatrong môi trường sư phạm Do đó, vấn đề thiết lập quy tắc trang phục họcđường là việc làm vô cùng quan trọng “Bảo đảm tính thẩm mỹ, phù hợp vớigiới tính, lứa tuổi của học sinh, sinh viên và bản sắc văn hóa của dân tộc, đặcđiểm của từng địa phương, đồng thời đảm bảo tính ổn định, thể hiện truyềnthống của nhà trường”
Có thể nói, trong môi trường giáo dục hiện nay, văn hóa trang phụccông sở được xem là nét đẹp của ngành sư phạm, tạo môi trường thân thiện,tích cực trong hoạt động dạy - học Chính vì vậy mà việc thực hiện văn hóacông sở trong trường học nói chung cũng như văn hóa trang phục nói riêng cầnđược phát huy một cách thường xuyên, liên tục
1.3.3 Bài trí công sở
Nói tới văn hóa công sở trong nhà trường không chỉ thể hiện qua phongcách ứng xử, giao tiếp, trang phục mà còn thể hiện cách bày trí, xây dựng cảnhquan môi trường học đường xanh, sạch, đẹp và an toàn Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các
cơ quan hành chính nhà nước nêu rõ: Việc thực hiện treo Quốc huy,
Trang 38Quốc kỳ theo đúng quy định về nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài…
Cơ quan phải có biển tên, các phòng làm việc phải có biển tên ghi rõ tên đơn vị,
họ và tên, chức danh cán bộ, công chức, viên chức Việc sắp xếp, bài trí phònglàm việc phải bảo đảm gọn gàng, ngăn nắp, khoa học, hợp lý….[64]
Về môi trường cảnh quan sư phạm: Môi trường sư phạm của nhà trường
phải là môi trường sống trong lành, sạch sẽ và không có tiếng ồn Môi trườngmang yếu tố thẩm mỹ không chỉ thể hiện qua cách ăn mặc của thầy cô, của họcsinh mà còn qua cảnh quan môi trường Công sở Nhà trường cần có môitrường cảnh quan xanh - sạch - đẹp và an toàn Đẻ đảm bảo tiêu chí xanh yêucầu trong khuôn viên có hệ thống cây xanh, thảm cỏ, bồn hoa, cây cảnh hàihòa và phù hợp với quy hoạch của nhà trường Trong đó, diện tích trồng câyxanh, sân chơi, sân tập thể thao, giao thông nội bộ phải đảm bảo theo quy định
Hệ thống cây xanh, cây bóng mát, thảm cỏ, bồn hoa, cây cảnh thường xuyênđược học sinh, cán bộ, giáo viên và nhân viên chăm sóc Để tạo những khônggian tiểu cảnh thiên nhiên đa dạng phù hợp với môi trường văn hóa, học tập,thư giãn của việc dạy và học, không gian trong nhà trường nên trồng nhiều câytạo bóng mát và trồng hoa kèm theo ghế đá dưới tán cây Trường học sạch làtoàn bộ khuôn viên của nhà trường, các khối công trình phục vụ dạy học, làmviệc, sinh hoạt của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đảm bảo luôn sạch
sẽ, thông thoáng Trường học đẹp là trường có quy hoạch hợp lý, khoa học đápứng được yêu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục Việc kiến trúc xây dựng vàcách bày trí nơi làm việc phản ánh các giá trị, tiềm lực của tổ chức Do vậy,kiến trúc của các công sở nói chung và trường học nói riêng cần tạo cảm giáctrang trọng, đảm bảo tính sư phạm với môi trường cảnh quan xanh - sạch - đẹp
và an toàn cho việc dạy và học Bên cạnh đó hệ thống cờ, phướn, pano, khẩuhiệu, hệ thống đèn chiếu sáng… luôn được duy trì hoặc cập nhật nội dung vàocác dịp lễ, tết hoặc sự kiện quan trọng, đặc biệt
Trang 39Về bài trí công sở nhà trường: Việc bài trí công sở nhà trường ngoài đáp
ứng đủ các yếu tố của bài trí công sở nói chung về: Tên biển cơ quan; sắp xếpbài trí phòng là việc; và bố trí khu vực để phương tiện giao thông của cán bộ,công chức, viên chức và của người đến giao dịch, làm việc [64] Mục đích củaviệc bài trí công sở trong nhà trường nhằm đảm bảo tính trang nghiêm, thểhiện sắc màu sư phạm cao Thông qua việc bố trí một cách khoa học nơi làmviệc sẽ tạo dựng nên một môi trường sư phạm với cảnh quan nhà trường lịch
sự, trang nhã, thẩm mỹ Cách bài trí công sở cần đảm bảo tính ích dụng, hiệnđại, mỹ quan, kinh tế, tạo lập môi trường làm việc thuận lợi cho công tác dạy -học Bố trí các bảng chỉ dẫn, bảng thông tin, thông báo ở những vị trí thuậntiện, dễ dàng cho cán bộ, giáo viên, học sinh và người ngoài đến liên hệ côngtác khi cần tìm hiểu Có thể nhận thấy không gian văn hóa trong trường họcbao gồm một tập hợp những mối quan hệ khăng khít, không thể tách rời nhưmôi trường, cảnh quan, cách bài trí nhà trường Nó không chỉ được hình thành
và thiết lập ở ngay trong lớp học, mà thể hiện ở mọi nơi như: khuân viên sântrường, thư viện, thể dục thể thao, những giờ nghỉ giải lao…là những nơi diễn
ra quá trình tương tác giữa người dạy với người học nhằm thực hiện quá trìnhtruyền thụ và tiếp thu kiến thức khoa học Do đó cần có sự bố trí, kết hợp khéoléo các yếu tố cảnh quan này để đạt được hiệu quả cao nhất trong môi trườnggiáo dục
Điều gì đã tạo ra sự khác biệt về giá trị, uy tín, chất lượng giáo dục giữacác nhà trường? Câu trả lời đó chính là văn hóa tổ chức công sở ở mỗi nhàtrường Như vậy, văn hóa công sở trong nhà trường là tập hợp tất cả những yếu
tố làm nên đặc trưng riêng biệt của nhà trường này so với nhà trường khác chonên các biểu hiện của văn hóa công sở nhà trường vô cùng phong phú Tuynhiên, khi tìm hiểu về văn hóa công sở nhà trường, chúng tôi nhận thấy dù làcấp học nào, loại hình đào tạo nào thì văn hóa công sở vẫn tập trung vào một
số nội dung đặc trưng nhất đã được chúng tôi trình bày ở trên
Trang 401.4 Vai trò của văn hóa công sở trong nhà trường
Văn hóa và giáo dục là hai mặt của vấn đề phát triển con người, chúng
có mối quan hệ biện chứng với nhau Với tư cách là một bộ phận, một phươngthức biểu hiện của văn hóa, văn hóa trong nhà trường là hệ giá trị mang tínhnhân văn, có vai trò quan trọng trong việc định hướng và điều chỉnh thái độ,hành vi của một cá nhân hay một tập thể Đồng thời là nền tảng làm nên chấtlượng, tạo ra thương hiệu của mỗi nhà trường và định hướng cho sự phát triểntiến bộ của nhà trường, là động lực quan trọng để thực hiện đổi mới giáo dục.Hơn bất cứ tổ chức nào trong xã hội, trường học phải là là nơi hội tụ, kết tinhvăn hoá, là tổ chức có “hàm lượng” văn hoá cao nhất để đào tạo ra nhữngchuẩn mực văn hoá cho xã hội Do đó việc xây dựng văn hóa công sở trongnhà trường là việc làm hết sức cần thiết
1.4.1 Văn hóa công sở trong nhà trường có vai trò tạo nên sự gắn kết các cá nhân trong nhà trường
Văn hóa công sở nhà trường giúp các thành viên thống nhất về cáchnhận thức vấn đề, cách đánh giá, lựa chọn, định hướng và hành động Nó tựanhư chất keo gắn kết các thành viên lại thành một khối, tạo ra những dư luậntích cực hạn chế những biểu hiện tiêu cực trái với quy tắc, chuẩn mực thôngthường của tổ chức Nó hạn chế những nguy cơ mâu thuẫn và xung đột và khixung đột là không thể tránh khỏi thì văn hóa nhà trường tạo ra hành lang pháp
lý, đạo lý phù hợp để góp phần khắc phục, giải quyết xung đột trên nguyên tắckhông để phá vỡ tính chỉnh thể của công sở nhà trường Từ sự gắn kết, làmviệc vì tinh thần trách nhiệm, điều phối kiểm soát và hạn chế những nguy cơlàm giảm sức mạnh của tổ chức, rõ ràng là văn hóa tổ chức trong nhà trường
đã làm tăng hiệu quả các hoạt động trong nhà trường, trên cơ sở đó mà dần dầntạo nên những phẩm chất đặc trưng cho công sở nhà trường Đó là cơ sở nângcao uy tín, “thương hiệu” của nhà trường, tạo đà cho các bước phát triển tốthơn