UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN PHƢƠNG VINH HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH BÌNH DƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN MÃ SỐ[.]
Trang 1UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
NGUYỄN PHƯƠNG VINH
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TỈNH BÌNH DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ: 8340301
BÌNH DƯƠNG - NĂM 2018
Trang 2Lớp: CH16KT01
Bình Dương, Tháng 7 năm 2017
LỜI MỞ ĐẦU
UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
NGUYỄN PHƯƠNG VINH
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TỈNH BÌNH DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ: 8340301
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS TS HUỲNH ĐỨC LỘNG
BÌNH DƯƠNG - NĂM 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan số liệu trong luận văn này là thông tin xác thực, nguồn gốc trích dẫn rõ ràng và luận văn này chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào Đề tài
“Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương” được trình bày do chính tác giả nghiên cứu và thực hiện
Tác giả viết luận văn
Nguyễn Phương Vinh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương”, tác giả hy vọng những đóng góp
ý kiến của mình có thể giúp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương cải thiện và nâng cao hệ thống kiểm soát nội bộ, vận hành một cách hữu hiệu
Tác giả chân thành gửi lời cảm ơn tới Thầy, Cô Trường đại học Thủ Dầu Một
đã truyền đạt những kiến thức quý báo trong thời gian tác giả học tập tại Trường Đặc biệt, Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Thầy PGS TS Huỳnh Đức Lộng, người đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Sở, Lãnh đạo các Phòng, Ban và các anh, chị em đồng nghiệp trong ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương đã hỗ trợ cho tác giả rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong quý Thầy, Cô và đọc giả đóng góp để luận văn được hoàn thiện hơn, có thể đi sát với thực tế hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 5TÓM TẮT LUẬN VĂN
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương là đơn vị quản lý nhà nước trên các lĩnh vực Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Gia đình, trực thuộc Ủy ban nhân dân
(UBND) tỉnh Bình Dương Hiện nay một số thực trạng khá phổ biến còn tồn tại ở các
đơn vị hành chính quản lý nhà nước nói chung và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nói
riêng cần quan tâm đến như sau:
- Công tác Tổ chức và phương pháp quản lý còn mang tính chủ quan;
- Hoạt động thanh , kiểm tra phân bổ chưa hợp lý hoặc hoạt động chưa hiệu quả;
- Sự tuân thủ đúng giờ giấc làm việc của CBVC;
- Hiệu lực của văn bản vẫn còn chưa được khách quan;
- Đoàn kết nội bộ vẫn còn sự phân biệt, chia nhóm, chia rẽ…;
- Sự minh bạch trong báo cáo tài chính vẫn là vấn đề tranh luận;
Bên cạnh những mặt đạt được trong những năm qua, thì hệ thống kiểm soát nội
bộ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng gặp không ít những khó khăn và hạn chế
nhất định như đã nêu trên Vì vậy, Tác giả nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ
(KSNB) theo INTOSAI 1992 và cập nhật đến INTOSAI 2016, với đề tài “Hoàn thiện
hệ thống kiểm soát nội bộ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương”
Tác giả vận dụng cơ sở lý luận về KSNB theo INTOSAI để tìm hiểu thực trạng về
KSNB tại Sở, từ đó đánh giá thực trạng những mặt đã đạt được hay những mặt còn hạn
chế, tồn tại Từ những mặt còn hạn chế, tồn tại đó, tác giả mạnh dạn đề xuất những giải
pháp, kiến nghị, đề xuất để hoàn thiện hệ thống KSNB tại Sở, cụ thể:
- Hoàn thiện môi trường kiểm soát như: hoàn thiện cơ cấu tổ chức của đơn vị; nâng
cao năng lực đội ngũ cán bộ, bố trí sắp xếp công việc cho hợp lý; nâng cao nhận thức
về kiểm soát nội bộ cho đội ngũ cán bộ quản lý; nâng cao đạo đức lối sống cho đội ngũ
cán bộ công chức và cấp quản lý; …
- Hoàn thiện đánh giá rủi ro như nhận dạng rủi ro, đối phó rủi ro, …
- Hoàn thiện hoạt động kiểm soát như: hoàn thiện quy trình công tác luân chuyển,
điều động cán bộ công chức giữa các phòng ban, đơn vị theo định kỳ; Hoàn thiện quy
trình thanh toán; …
- Hoàn thiện hoạt động thông tin và truyền thông như kiểm soát vật chất, phân tích
rà soát, kiểm tra độc lập, …
- Hoàn thiện hoạt động giám sát như giám sát thường xuyên, giám sát định kỳ, …
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CBCCVC Cán bộ, công chức, viên chức
Association
Public Accountants
Procedure
Information and Related Technology
Organnization
Accountants
Supreme Audit Institutions
Professional Pronouncements
Trang 7DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU VÀ PHỤ LỤC
Bảng tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng Môi trường kiểm soát
giá rủi ro
50
động kiểm soát
51
tin và truyền thông
57
sát
58
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
quyền hạn của Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bình Dương
tỉnh Bình Dương năm 2016 và phương hướng, nhiệm
vụ trọng tâm năm 2017
tỉnh Bình Dương năm 2017 và phương hướng, nhiệm
vụ trọng tâm năm 2018
Trang 8MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU VÀ PHỤ LỤC v
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Sự cấp thiết của đề tài 1
2 Các nghiên cứu có liên quan 2
2.1 Các nghiên cứu nước ngoài 2
2.2 Các nghiên cứu trong nước 4
3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 5
4 Câu hỏi nghiên cứu 6
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
Phạm vi nghiên cứu 6
6 Phương pháp nghiên cứu 6
7 Ý nghĩa về mặt khoa học 6
8 Kết cấu đề tài 7
Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ trong khu vực công 8
1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của hệ thống kiểm soát nội bộ 8
1.2 Khái niệm kiểm soát nội bộ 12
1.2.1 Theo tài liệu hướng dẫn của INTOSAI (1992) 12
1.2.2 Theo hướng dẫn của INTOSAI 2004 13
1.2.3 Theo hướng dẫn của INTOSAI 2013 14
1.2.4 Theo hướng dẫn của INTOSAI 2016 14
1.3 Vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ 16
1.4 Các bộ phận hợp thành hệ thống kiểm soát nội bộ 17
1.4.1 Môi trường kiểm soát 17
1.4.2 Đánh giá rủi ro 19
1.4.3 Hoạt động kiểm soát 21
1.4.4 Thông tin và truyền thông 22
1.4.5 Giám sát 24
Trang 91.5 Lợi ích và hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB 24
1.5.1 Lợi ích của hệ thống kiểm soát nội bộ 24
1.5.2 Hạn chế tiềm tàng của hệ thống kiểm soát nội bộ 24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 26
Chương 2: Thực trạng kiểm soát nội bộ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương 27
2.1 Khái quát chung về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương 27
2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 27
2.1.2 Tình hình và kết quả hoạt động của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương năm 2017 29
2.1.2.1 Tình hình phương hướng, nhiệm vụ hoạt động 29
2.1.2.2 Kết quả hoạt động của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương năm 2017 31
2.1.3 Thuận lợi, khó khăn và định hướng sắp tới của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương 38
2.1.3.1 Thuận lợi 38
2.1.3.2 Khó khăn 39
2.1.3.3 Định hướng sắp tới 39
2.2 Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương 42
2.2.1 Giới thiệu quá trình khảo sát 42
2.2.1.1 Mục tiêu khảo sát 42
2.2.1.2 Đối trượng khảo sát và thu thập dữ liệu 42
2.2.1.3 Phương pháp khảo sát và thu thập dữ liệu 42
2.2.1.4 Đối tượng và số lượng người khảo sát 42
2.2.2 Thực trạng về hệ thống KSNB tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương 43
2.2.2.1 Thực trạng về môi trường kiểm soát 44
2.2.2.2 Thực trạng về hoạt động đánh giá rủi ro 50
2.2.2.3 Thực trạng về Hoạt động kiểm soát 51
2.2.2.4 Thực trạng về thông tin và Truyền thông 57
Trang 102.2.2.5 Thực trạng về hoạt động Giám sát 58
2.2.3 Những ưu điểm và hạn chế của Hệ thống KSNB tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương 59
2.2.3.1 Về môi trường kiểm soát 59
2.2.3.2 Về đánh giá rủi ro 62
2.2.3.3 Về hoạt động kiểm soát 62
2.2.3.4 Về thông tin và truyền thông 63
2.2.3.5 Về giám sát 63
2.2.4 Nguyên nhân chung của những tồn tại hạn chế: 63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 65
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương 66
3.1 Quan điểm và định hướng hoàn thiện 66
3.2 Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương 67
3.2.1 Hoàn thiện môi trường kiểm soát 67
3.2.1.1 Đối với sự liêm chính và giá trị đạo đức 67
3.2.1.2 Đối với năng lực cán bộ công chức, viên chức 67
3.2.1.3 Đối với triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo 68
3.2.1.4 Đối với cơ cấu tổ chức và chính sách nhân sự 69
3.2.2 Hoàn thiện hoạt động đánh giá rủi ro 71
3.2.2.1 Xây dựng lực lượng cán bộ nòng cốt để tư vấn về rủi ro cho Ban lãnh đạo 71 3.2.2.2 Đẩy mạnh công tác nhận diện rủi ro ảnh hưởng tới hoạt động của Sở 71
3.2.2.3 Đánh giá rủi ro quy trình công tác luân chuyển, điều động cán bộ công chức giữa các phòng ban, đơn vị theo định kỳ 73
3.2.2.4 Đánh giá rủi ro quy trình thanh toán 73
3.2.3 Hoàn thiện hoạt động kiểm soát 74
3.2.3.1 Hoàn thiện quy trình kiểm soát công tác luân chuyển, điều động cán bộ công chức giữa các phòng ban, đơn vị theo định kỳ 74
3.2.3.2 Hoàn thiện kiểm soát quy trình thanh toán 75
3.2.4 Hoàn thiện hoạt động thông tin và Truyền thông 79
3.2.5 Hoàn thiện hoạt động giám sát 80
Trang 113.3 Những kiến nghị để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ 80
3.3.1 Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 80
3.3.2 Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh 80
3.3.3 Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 81
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 82
KẾT LUẬN 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
Trang 12PHẦN MỞ ĐẦU
1 Sự cấp thiết của đề tài
ệ thống kiểm soát nội bộ là một quá trình xử lý được thực hiện bởi nhà quản
lý và các cá nhân trong tổ chức, quá trình này được thiết kế để phát hiện các rủi ro và cung cấp một sự đảm bảo hợp lý để đạt được nhiệm vụ của tổ chức
Hệ thống kiểm soát nội bộ là sự tích hợp các hoạt động, biện pháp, kế hoạch, quan điểm … của mọi thành viên trong tổ chức để đảm bảo cho tổ chức đó hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu đặt ra một cách hợp lý Chính vì thế HTKSNB đóng vai trò rất quan trọng trong tổ chức cụ thể là:
- Hệ thống kiểm soát nội bộ giúp nhà lãnh đạo tổ chức quản lý được vấn đề của
tổ chức, đảm bảo các hoạt động và mục tiêu của tổ chức cần đạt được
- Hệ thống kiểm soát nội bộ giúp giảm bớt các rủi ro, đặc biệt là các rủi ro về con người và tài sản
- Tạo môi trường kiểm soát trong sạch, lành mạnh, giúp nhà quản lý và nhân viên làm việc hiệu quả hơn
- Hệ thống kiểm soát nội bộ góp phần điều hòa hoạt động của tổ chức hợp lý theo mục tiêu của tổ chức, tối ưu các nguồn lực hiện có của tổ chức
- Một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả không những phát hiện và ngăn ngừa được các sai phạm mà còn đảm bảo độ tin cậy của các thông tin tài chính Chính vì vậy xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả là mục tiêu và nhiệm vụ cần kíp hàng đầu của mỗi đơn vị
Vì vậy, nhiệm vụ của các nhà quản lý trong cơ quan quản lý hành chính ngày càng nhiều, không chỉ làm về chuyên môn nghiệp vụ mà phải còn làm tốt công tác quản lý tài chính, biên chế Trong khi đó, các nhà quản lý này thường chỉ được đào tạo
về chuyên môn
Hơn 20 năm qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương liên tục là
lá cờ đầu của ngành trong mọi mặt hoạt động về các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, với sự phát triển to lớn cả về mặt chuyên môn nghiệp vụ lẫn trang thiết bị, cơ sở
H
Trang 13vật chất hiện đại Tuy nhiên đến thời điểm này, hệ thống kiểm soát nội bộ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoạt động chưa hiệu quả, bộ phận kiểm tra nội bộ bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập dẫn đến tình trạng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý của cấp trên điển hình như tác phong làm việc chưa tốt, công tác quản lý tài chính còn nhiều bất cập, công báo cáo, kiểm tra, giám sát còn chồng chéo, nhẫm chân lên nhau, các thiết văn hóa chưa hoạt động hiệu quả, xuống cấp…
Để có một hệ thống kiểm soát nội bộ hoàn chỉnh tốt hơn có thể khắc phục những sai sót, ngăn ngừa và phát hiện những sai phạm yếu kém, nâng cao hiệu quả hoạt động giúp cơ quan hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao nên tôi nghiên cứu và lựa
chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch tỉnh Bình Dương” với nghiên cứu thực trạng hệ thống kiểm soát nộ bộ tại Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương để chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong hệ thống kiểm soát nội bộ Từ đó, đề xuất một số giải pháp
để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương
2 Các nghiên cứu có liên quan
Cho đến nay, việc nghiên cứu ứng dụng hệ thống KSNB trong một đơn vị thuộc ngành, hoặc lĩnh vực cụ thể đã được nhiều tác giả quan tâm thực hiện ở các luận văn cao học Kết quả nghiên cứu của luận văn đều hệ thống hóa được các nguyên lý chung
về hệ thống KSNB Điểm riêng của các nghiên cứu này là quá trình phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống KSNB của từng đơn vị cụ thể, đã đưa ra được các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB phù hợp cho đơn vị của mình Có thể kể đến một số luận văn thạc sĩ như:
2.1 Các nghiên cứu nước ngoài
- Tác giả Angella Amudo & Eno L Inaga (2009), “Evaluation of Internal Control Systems”, A Case Study from Uganda
Nghiên cứu nhằm đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tồn tại trong những dự án khu vực công ở Uganda được hỗ trợ tài chính bởi Ngân hàng Phát triển Châu Phi Thông qua việc thu thập số liệu bằng bảng câu hỏi, phỏng vấn quan sát, phân tích tài liệu đồng thời xếp hạng các thành phần theo các biến độc lập, tác giả đã phân tích được mối quan hệ giữa các biến và đánh giá được thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ
Trang 14trong các dự án Tuy nhiên, bài nghiên cứu thực hiện bằng các hình thức quan sát, phân tích tài liệu, xếp hạng, chưa có sự phân tích định lượng về các con số thống kê để đưa ra kết luận mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
- Tác giả Sultana & Haque (2011) nghiên cứu đề tài “Đánh giá cấu trúc KSNB tại sáu ngân hàng niêm yết tại anglades” Theo quan điểm của tác giả, để hoạt động của đơn vị phù hợp với mục tiêu đề ra, cần tiến hành đánh giá cấu trúc KSNB Dựa trên khuôn khổ báo cáo COSO, nhóm tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu gồm 5 biến độc lập (môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin truyền thông, hoạt động kiểm soát, giám sát) Và 2 biến điều tiết (ủy quyền, mối quan hệ cộng tác) Hai tác giả sử dụng dữ liệu bảng trong việc nghiên cứu Kết quả của nghiên cứu cho thấy mô hình đề xuất có ý nghĩa khi các biến độc lập có mối quan hệ với từng mục tiêu kiểm soát của các ngân hàng Nếu từng thành phần trong HTKSNB hoạt động tốt sẽ đảm bảo hợp lý các mục tiêu kiểm soát Và tính hữu hiệu của HTKSN được đảm bảo
- Tác giả Badara M.S & Saidin S.Z (2013) nghiên cứu đề tài “Mối quan hệ giữa HTKSNB và Kiểm toán nội bộ tại khu vực công” Nghiên cứu đã đưa ra các cơ sở lý thuyết về tính hữu hiệu của HTKSNB và Kiểm toán nội bộ Bằng việc sử dụng bảng câu hỏi khảo sát, phân tích kết quả thu thập được bằng cách quan sát, xếp hạng Nhóm tác giả cho rằng: HTKSNB tốt sẽ dẫn đến sự hoạt động tốt của kiểm toán nội bộ dựa trên 5 thành phần tác động đến HTKSNB (Môi trường kiểm soát; ánh giá rủi ro; Các hoạt động kiểm soát; Thông tin và truyền thông; Giám sát)
- Tác giả Afiah N.N & Azwari P.C (2015), “The effect of the Implementation
of Government internal control system on the Quality of Financial reporting of The local Government and its impact on the Principles of good Governance”, A Research
in District, city, and Provincial Government in south Sumatera
Nhóm tác giả nghiên cứu sự ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đến chất lượng báo cáo tài chính và ảnh hưởng của nó đến việc quản lý tốt của khu vực công Nghiên cứu được tiến hành tại 18 tỉnh, quận, thành phố và đối tượng khảo sát là các lãnh đạo của phòng tài chính, quản lý tài sản và phòng thanh tra ở South Sumatra Biến độc lập gồm 05 biến là môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và giám sát Biến phụ thuộc là chất lượng báo cáo tài chính Với việc phân tích thông qua bảng khảo sát, kết quả chỉ ra rằng kiểm soát nội bộ có ảnh hưởng tốt hơn đến chất lượng báo cáo tài chính và chất lượng báo cáo tài chính tác động tích