1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận tìm hiểu công ty đa quốc gia

21 5,7K 44

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 486,79 KB

Nội dung

Lời mở đầu Hiện nay, quá trình toàn cầu hoá đã thúc đẩy sự phát triển và phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế quốc gia, đồng thời dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong mọi lĩnh vực của

Trang 1

Tiểu luận

Tìm hiểu công ty đa quốc gia

Trang 2

Lời mở đầu

Hiện nay, quá trình toàn cầu hoá đã thúc đẩy sự phát triển và phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế quốc gia, đồng thời dẫn đến những thay đổi sâu sắc

trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế thế giới.Các công ty đa quốc gia đã ngày

càng phát huy được vai trò to lớn của mình trong nền kinh tế thế giới Nói cách khác, trong quá trình toàn cầu hoá kinh tế, các công ty đa quốc gia đóng vai trò then chốt

Trong toàn cầu hoá kinh tế thế giới, công ty đa quốc gia là động lực quan

trọng cho sự phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá trên toàn thế giới nói chung

và cho từng quốc gia nói riêng Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia, chúng góp

phần nâng cao trình độ, phát triển kỹ thuật, làm biến đổi cơ cấu kinh tế ngành thông qua chuyển giao và nâng cao trình độ công nghệ, mở rộng thị trường,

nâng cao trình độ quản lý góp phần tăng trưởng cho các nền kinh tế Các công ty

đa quốc gia cũng có tác động tích cực đến các hoạt động thương mại, đầu tư trực tiếp, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cũng như phát triển các nguồn lực khác

Có thể nói rằng, hiện nay các công ty đa quốc gia là chủ thể kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế quốc tế, là đầu nối các nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế quốc tế Do đó, việc nghiên cứu về công ty đa quốc gia có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn Trong bài tiểu luận với chủ đề là “Công ty

đa quốc gia trong quan hệ kinh tế quốc tế” chúng tôi muốn đưa ra những hiểu biết chung nhất về công ty đa quốc gia, đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò của chủ thể đặc biệt này trong quan hệ kinh tế quốc tế

Trang 3

1 Khái quát chung về công ty đa quốc gia

1.1 Nguyên nhân ra đời của công ty đa quốc gia

Tiền thân của các công ty đa quốc gia là công ty quốc gia Công ty quốc gia này mang quốc tịch của một nước và vốn đầu tư vào công ty này thuộc quyền sở hữu của các nhà tư bản nước sở tại Việc kinh doanh của họ ngày càng phát

triển, hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra ngày càng nhiều và chất lượng cao hơn Từ thập niên 80, cùng với xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, các

công ty quốc gia tiến hành sáp nhập với nhau tạo thành công ty đa quốc gia,

nhằm mục đích:

Phục vụ mục tiêu lớn nhất là tối đa hóa giá trị tài sản công ty nhờ việc khai thác các tiềm năng tại chỗ như: không ngừng tìm kiếm các nguồn nguyên liệu và nhân công với giá cả so sánh, tìm kiếm những ưu đãi về thuế, bảo vệ tính độc quyền đối với công nghệ hay bí quyết sản xuất ở một ngành không muốn chuyển giao cũng là

lý do mở rộng khu vực sản xuất

Sự liên kết giữa các công ty quốc gia nhằm tăng khả năng bảo vệ trước những rủi ro Ví dụ, rủi ro trong mua bán hàng hóa như vận chuyển, bảo hiểm, chu kỳ cung cầu,… Rủi ro trong chuyển dịch tài chính như: rủi ro khi chính sách của

chính quyền địa phương thay đổi, các rủi ro về tỷ giá lạm phát, chính sách, quản lý ngoại hối, thuế, khủng hoảng nợ… Giảm thiểu sự không ổn định của chu kỳ kinh doanh nội địa, chống lại chính sách bảo hộ mậu dịch ở các nước, bảo vệ thị phần, giảm chi phí trung gian đáp ứng nhanh nhu cầu người tiêu dung

Cuối cùng là, các công ty đa quốc gia có thể sử dụng các công nghệ chế tạo trực tiếp sản xuất theo bằng sáng chế (một bên là nhà cung cấp cho phép sử

dụng bằng sáng chế, một bên trả phí định kỳ cố định và gia tăng theo sản xuất), điều này cho phép họ độc quyền sản xuất và trực tiếp bán sản phẩm ở nước

ngoài

Trang 4

Cạnh tranh gay gắt thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật, nhiều ngành kỹ nghệ mới ra đời như công nghệ sinh học, điện tử, người máy…đòi hỏi nhiều vốn, nhiều kỹ thuật cao cấp, công ty một quốc gia không thể đủ sức đáp ứng cho nên sự

ra đời của công ty đa quốc gia là cần thiết

1.2 Khái niệm công ty đa quốc gia

- KN1: MNC (Multinational Corporation)

Là khái niệm để chỉ các công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia Viết tắt là MNC, có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia Công ty đa quốc gia có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và các nền kinh tế của các quốc gia Các công ty đa quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa.1

- KN2: Công ty đa quốc gia là công ty có hoạt động sản xuất kinh doanh

hoặc cung cấp dịch vụ thông tin không chỉ nằm gói gọn trong lãnh thổ của một quốc gia mà hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ trải dài ít nhất ở hai quốc gia và có công ty có mặt lên đến hơn trăm quốc gia khác nhau2

- KN3: Các công ty đa quốc gia ( MNC) là các tổ chức sản xuất kinh doanh dịch

vụ và khoa học kỹ thuật được thành lập dựa trên các hiệp định Chính phủ hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các tổ chức tư nhân ở các nước khác nhau.3

1 http://www.saga.vn/Taichinh/Taichinhquocte/16283.saga

2

http://docs.google.com/viewer?a=v&q=cache:GSOOOLmDAkMJ:www.sdh.ueh.edu.vn/sdh/dat a/Luan_van_Huynh_Thien_Phu.pdf+kh%C3%A1i+ni%E1%BB%87m+c%C3%B4ng+ty+%C4%91a+ qu%E1%BB%91c+gia&hl=vi&gl=vn&pid=bl&srcid=ADGEEShlgNLpY6cW8ax1AL_g04xCT_L5LvCao C7iUy3gA9QpDhntPto4RucitUjcQOjVK_rvbXb1WiZpjEVjZleD5zw_U6j2HrLp2YkriAYU2Y3aqwApK DC1bSLXSMzUcS88D2ycCXTU&sig=AHIEtbTSdcnt3m31XmYLW4TNHkTQPq-lGA

3

Quan hệ kinh tế quốc tế - Học viện Ngoại Giao 2008 PGS-TS Dương Văn Quảng

Trang 5

1.3 Các loại hình công ty đa quốc gia (cấu trúc):

 Công ty đa quốc gia “theo chiều ngang” sản xuất các sản phẩm

cùng loại hoặc tương tự ở các quốc gia khác nhau (ví dụ: McDonalds)

 Công ty đa quốc gia “theo chiều dọc” có các cơ sở sản xuất ở một

số nước nào đó, sản xuất ra sản phẩm là đầu vào cho sản xuất của nó ở một số nước khác (ví dụ: Adidas)

 Công ty đa quốc gia “nhiều chiều” có các cơ sở sản xuất ở các nước khác nhau mà chúng hợp tác theo cả chiều ngang và chiều dọc (ví dụ:

Microsoft)

2 Đặc điểm công ty đa quốc gia

2.1 Quy mô, doanh thu và phạm vi hoạt động lớn

Sở hữu của các công ty đa quốc gia là sở hữu có tính chất đa chủ và đa quốc tịch thể hiện ở sự tham gia của nhiều chủ sở hữu ở các nước khác nhau đối với tài sản của công ty được phân bổ trên phạm vi toàn cầu

Sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong công ty đa quốc gia nhằm mục tiêu quan trọng nhất là giải quyết những khó khăn về vốn phục vụ kinh doanh Vì

vậy sau khi thành lập công ty đa quốc gia, các công ty thành viên phát triển

nhanh hơn, tài sản có quyền sở hữu cũng tăng lên khá nhanh, từ đó tổng tài sản cũng tăng lên đáng kể

Các công ty đa quốc gia thường sở hữu các yếu tố có tính cốt lõi và quyết

định đối với quy trình sản xuất: vốn đầu tư, bí quyết công nghệ, các kỹ năng

quản trị và mạng lưới hoạt động toàn cầu Do đó, tạo khả năng sinh lợi rất lớn và mang tính tiên phong nhằm tạo lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các đối thủ

Về lao động, các công ty đa quốc gia thường thu hút một lượng lớn lao động

ở chính quốc và các quốc gia khác Ví dụ, tập đoàn Air France ( Pháp) bao gồm

Trang 6

16 công ty con với 45000 lao động, tập đoàn Danone ( Pháp) có 81000 nhân

viên…

2.2.Các công ty đa quốc gia là công ty đa ngành, tức là hoạt động

trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực

Hoạt động trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, nghiên cứu ứng dụng về khoa học công nghệ…là xu hướng có tính

quy luật cùng với sự phát triển của các công ty đa quốc gia Ví dụ, Mitsubishi ban đầu chỉ hoạt động trong lĩnh vực cơ khí chế tạo nhưng nay đã hoạt động

trong các lĩnh vực như khai khoáng, luyện kim, hóa chất, luyện kim, ngân

2.3 Sự đa dạng về cơ cấu tổ chức và sở hữu vốn

Về cơ cấu tổ chức, được hình thành theo nguyên tắc tự nguyện và hiệp

thương Cần nhấn mạnh, công ty đa quốc gia không phải là một doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân độc lập Do đó các mệnh lệnh hành chính không

được sử dụng trong điều hành các công ty đa quốc gia Các doanh nghiệp là

thành viên của công ty đa quốc gia đều có pháp nhân độc lập, có cơ quan quyền lực cao nhất như hội đồng thành viên, đại hội cổ đông

Sở hữu vốn của công ty đa quốc gia cũng rất đa dạng Trước hết vốn trong công ty đa quốc gia là do các công ty thành viên làm chủ sở hữu, bao gồm cả

vốn tư nhân và vốn nhà nước Quyền sở hữu vốn trong công ty đa quốc gia cũng tùy thuộc vào mức độ phụ thuộc của các công ty thành viên vào công ty mẹ

Trang 7

2.4 Đặc điểm xu hướng phát triển:

Thay đổi trong lĩnh vực đầu tư: trong hoạt động đầu tư của mình có sự

chuyển dịch từ công nghiệp khai thác tài nguyên sang công nghiệp chế biến sản phẩm, đem lại giá trị cao hơn; từ công nghiệp thâm dụng lao động nhiều chuyển sang đầu tư vào các ngành sử dụng nhiều kĩ thuật và công nghệ mới và sang các ngành dịch vụ điện tử, dịch vụ thương mại, tài chính ngân hàng, y tế, giáo dục… Các công ty đa quốc gia ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong sự phát

triển của kinh tế thế giới: Hiện nay các công ty đa quốc gia chiếm đến 2/3 trị giá thương mại quốc tế, chiếm 4/5 tổng giá trị đầu tư FDI; 9/10 thành quả nghiên

cứu khoa học và chuyển giao kĩ thuật của thế giới; chiếm 95% hoạt động XNK lao động quốc tế… và các công ty đa quốc gia đóng vai trò trọng yếu trong đẩy nhanh quốc tế hóa đời sống kinh tế toàn cầu, biến mỗi nước trở thành một bộ

phận của kinh tế thế giới

Mở rộng các hình thức liên kết kinh tế để tăng cường khả năng cạnh tranh:

Để mở rộng phạm vi thế lực, tăng sức cạnh tranh phù hợp với bước phát triển

mới của kinh tế và kĩ thuật, cùng với chiến lược sáp nhập, các công ty đa quốc gia lớn còn đẩy mạnh hoạt động liên hợp Đó là sự thiết lập quan hệ hợp tác

giữa hai hoặc nhiều công ty đa quốc gia ngang sức cùng hoặc khác quốc tịch

nhằm thực hiện mục tiêu nào đó

Đa dạng hóa và chuyên môn hóa cao độ là một xu hướng chiến lược mới của mỗi công ty đa quốc gia: Các công ty thông qua sản xuất nhiều chủng loại sản phầm hoặc thỏa mãn nhiều lĩnh vực dịch vụ khác nhau để giảm bớt rủi ro, tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới, đối phó với tình trạng kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, nhu cầu thị trường giảm sút Một số khác lại “ thu hẹp chiến tuyến”, loại

bỏ các hoạt động sản xuất “ngoại vi”, dốc toàn lực phát huy thế mạnh chuyên

môn của mình

Trang 8

3 Vai trò của các công ty đa quốc gia

3.1.Vai trò tích cực của các công ty đa quốc gia

3.1.1 Thúc đẩy Thương mại quốc tế phát triển

Một trong những vai trò nổi bật của công ty đa quốc gia là thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển, thúc đẩy nhanh quá trình nhất thể hóa nền kinh tế thế giới.Công ty đa quốc gia chi phối hầu hết chu chuyển hàng hoá giữa các quốc gia bởi các kênh lưu thông xuyên quốc gia của mình Một đặc điểm nữa là trao đổi giữa các chi nhánh trong nội bộ công ty đa quốc gia của các nước ngày càng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị thương mại của nhiều nước Trong những năm gần đây, với chiến lược đa quốc gia và tạo ra các liên kết giữa thương mại và đầu tư giữa các nước với nhau

Các công ty đa quốc gia mở rộng và phát triển ra nước ngoài thông qua hoạt động FDI đã góp phần to lớn đối với thúc đẩy xuất khẩu của các nước đang phát triển Trong những năm gần đây các công ty đa quốc gia chiếm khoảng 40% giá trị nhập khẩu và 60% xuất khẩu của toàn thế giới Với các hoạt động hướng về xuất khẩu, các công ty đa quốc gia hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị xuất khẩu của các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển ở Châu Á Chẳng hạn xuất khẩu của các chi nhánh công ty đa quốc gia đã chiếm tới 50% tổng giá trị hàng hoá chế tạo tại một số quốc gia như Philippin, Srilanka, Malaysia

Như vậy vai trò của các công ty đa quốc gia có thể thấy được như sau:

- Tỷ trọng trao đổi của các công ty đa quốc gia ngày càng lớn trong tổng giá trị thương mại thế giới Sản phẩm trao đổi của các công ty đa quốc gia phần lớn

là hàng chế tạo và hướng vào xuất khẩu do các công ty đa quốc gia có tiềm lực

to lớn về vốn, công nghệ- khoa học Các nước đang phát triển cần tập trung thu

Trang 9

hút các công ty đa quốc gia đầu tư vào các ngành công nghiệp chế tạo và sản

phẩm xuất khẩu của mình

- Tăng cường kiểm soát để hạn chế các công ty đa quốc gia sử dụng các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh như giá chuyển giao và giá độc quyền

- Cần gắn các khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu với các khuyến khích đầu

tư và phát triển dịch vụ trong thu hút vốn đầu tư của các công ty đa quốc gia

3.1.2 Thúc đẩy đầu tư nước ngoài: thông qua việc các công ty đa quốc gia đầu tư vốn vào các nước đang phát triển

Trên thực tế, hầu hết các hoạt động đầu tư nước ngoài được thực hiện qua kênh đẩu tư nước ngoài của các công ty đa quốc gia Các công ty đa quốc gia

thúc đẩy nhanh quá trình tự do hóa đầu tư nước ngoài thông qua tham gia sâu rộng vào quá trình quốc tế hóa sản xuất Các cản trở về đẩy mạnh tự do hóa đầu

tư đã được tháo bỏ, để các nước trên thế giới cùng được tham gia vào quá trình

tự do hóa kinh tế quốc tế Với lợi thế của mình về nhiều vốn, kỹ thuật hiện đại, quản lý tiên tiến và mạng lưới thị trường rộng lớn, các công ty đa quốc gia luôn tích cực đầu tư ra nước ngoài nhằm tối đa hóa lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu

Xu hướng sát nhập, mua lại và thôn tính các công ty khác của các công ty đa

quốc gia tăng nhanh hơn là hình thức xây dựng doanh nghiệp mới để mở rộng đầu tư ra thị trường ngoài nước Chính xu thế gia tăng này là nguyên nhân quan trọng gây bùng nổ đầu tư nước ngoài

Cơ cấu dòng vốn đầu tư nước ngoài đã thay đổi lớn do điều chỉnh chiến

lược kinh doanh của các công ty đa quốc gia, hình thức FDI chiếm ưu thế trong tổng dòng lưu chuyển vốn quốc tế, các công ty đa quốc gia ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với thúc đẩy dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển.Hiện nay công ty đa quốc gia hoạt động ở phạm vi rất rộng không chỉ về tính chất

kinh doanh mà còn ở tính chất khu vực lãnh thổ.Thêm vào đó, cùng với sự phát

Trang 10

triển mạnh của thị trường tài chính quốc tế, hình thức đầu tư gián tiếp ngày càng gia tăng.Các ngành như công nghiệp chế tao, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm rất

đc chú ý phát triển.Các công ty đa quốc gia hiện chi phối trên 90% Tổng FDI

trên toàn thế giới Chỉ tính riêng công ty đa quốc gia của tam giác kinh tế (Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu) đã chiếm 1/3 lượng FDI toàn cầu Giá trị của lượng vốn FDI thực sự là thước đo vai trò to lớn của các công ty đa quốc gia trong nền kinh tế thế giới vì FDI là công cụ quan trọng nhất của các công ty đa quốc gia trong

việc thực hiện chiến lược toàn cầu của mình

Với tư cách là chủ thể của hoạt động đầu tư trên thế giới công ty đa quốc

gia là nhân tố đặc biệt quan trọng có ảnh hưởng mang tính quyết định tới toàn bộ hoạt động đầu tư quốc tế Vai trò điều tiết hoạt động đầu tư trên quy mô toàn cầu của các công ty đa quốc gia thể hiện như sau:

Vào thời kỳ suy thoái kinh tế năm 2001, hầu hết các ngành đều có tốc độ tăng trưởng chậm lại Các công ty đa quốc gia giảm hoạt động trên hầu hết các lĩnh vực Động thái đó ảnh hưởng trực tiếp tới dòng lưu chuyển FDI trên thế

giới Tổng đầu tư vào các nước giảm 51%, từ 1492 tỉ USD xuống còn 735 tỉ

USD Trong xu thế đó thì các nước phát triển lại bị ảnh hưởng nhiều nhất do hầu hết các hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) đều diễn ra tại các nước phát

triển Trong giai đoạn 1982-1994 dòng vốn FDI nước ngoài tăng lên 4 lần và đạt con số 3,2 nghìn tỉ USD vào năm 1996 Trong thời kỳ những năm 2004-2006

nguồn vốn FDI lại tăng lên Tổng vốn FDI trên toàn cầu năm 2005 tăng 29% và đạt 916 tỉ USD Nguyên nhân chủ yếu là do các vụ M&A tăng lên cả về số

lượng và giá trị Chủ yếu là từ các công ty đa quốc gia của Mỹ và Tây Âu

Trong thời kỳ này, giá trị của các vụ M&A tăng đến 16% (năm1996), chiếm

47% dòng vốn FDI toàn cầu Dòng vốn FDI tăng lên cả ở các nước phát triển và đang phát triển Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng giảm hơn so với cuối những năm

90

Ngày đăng: 29/03/2014, 15:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Tỷ trọng vốn FDI tại các khu vực giai đoạn 1978 - 2005 - tiểu luận tìm hiểu công ty đa quốc gia
Bảng 2 Tỷ trọng vốn FDI tại các khu vực giai đoạn 1978 - 2005 (Trang 11)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w