BÀI 51 52 THỰC HÀNH HỆ SINH THÁI (TIẾT 1) I Mục tiêu bài học 1 Kiến thức Qua bài thực hành HS nêu được các thành phần của HST, chuỗi thức ăn, lưới thức ăn 2 Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng thực hành theo n[.]
Trang 1BÀI 51- 52: THỰC HÀNH HỆ SINH THÁI (TIẾT 1)
I Mục tiêu bài học
1 Kiến thức: Qua bài thực hành HS nêu được các thành phần của HST, chuỗi thức ăn, lưới
thức ăn
2 Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng thực hành theo nhóm nhỏ
- Rèn kĩ năng quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình
3 Thái độ:
- Giáo dục học HS thêm yêu thiên nhiên và nâng cao ý thức BV MT, lòng say mê môn học - Giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ hệ sinh thái
4 Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp:
- Kĩ năng hợp tác trong nhóm và kĩ năng giao tiếp
- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu phương pháp thực hành , xây dựng mối quan hệ giữa sinh với sinh vật trong hệ sinh thái
- Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm được phân công
- Lồng ghép, liên hệ về ứng phó với BĐKH 5 Các năng lực hướng tới:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tư duy, sáng tạo - Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
* Năng lực chuyên biệt
- Năng lực nghiên cứu khoa học: Dự đoán, quan sát thiên nhiên: Thực vật động vật…, thu
thập, xử lí kết quả, đưa ra kết luận về các thành phần của HST, chuỗi thức ăn, lưới thức ăn
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, kiến thức sinh học
- Năng lực tìm mối liên hệ giữa các thành phần trong hệ sinh thái - Năng lực hình thành giả thuyết khoa học
II Chuẩn bị
Trang 2- Dao con; Dụng cụ đào đất, vợt bắt côn trùng - Túi nilon nhặt mẫu; Kính lúp, giấy, bút chì - Bảng phụ 1: Các thành phần của hệ sinh thái
Các nhân tố vô sinh Các nhân tố hữu sinh
- Những nhân tố tự nhiên
- Những nhân tố hoạt động của con người tạo ra
- Nhân tố tự nhiên - Do con người tạo ra - Bảng phụ 2: Thành phần thực vật trong hệ sinh thái:
Lồi có nhiều cá thể nhất Lồi có nhiều cá thể Lồi có ít cá thể Lồi rất ít cá thể
- Bảng phụ 3: Thành phần động vật trong khu sinh thái:
Lồi có nhiều cá thể nhất Lồi có nhiều cá thể Lồi có ít cá thể Lồi rất ít cá thể
* HS: - Nghiên cứu bài trước ở nhà; Chuẩn bị dụng cụ như GV - Mỗi nhóm 3 phiếu học tập; Ôn lại kiến thức về hệ sinh thái
III Phương pháp dạy học
- Khảo sát thực địa - Hoàn tất một nhiệm vụ - Thí nghiệm thực hành - Trực quan - Trình bày 1 phút - Giải quyết vấn đề
IV Tiến trình giờ dạy
1 Ổn định tổ chức lớp (1 phút):
Ngày giảng Lớp Sĩ số
9A2 9A4
Trang 3Hoạt động 1: Tổ chức thực hành (4 phút)
Yêu cầu HS chia 4 nhóm dưới sự điều khiển của các nhóm trưởng
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành (5 phút)
GV yêu cầu các nhóm HS dưới sự điều khiển của nhóm trưởng và GV quan sát hệ sinh thái, hoàn thành phiếu học tập
Cho HS quan sát thiên nhiên tiến hành các bước thực hành như SGK/156
GV định hướng quan sát cho HS:
+ Xác định các nhân tố sinh thái có trong hệ sinh thái + Xác định thành phần hệ sinh thái
=> Hoàn thành bảng 51.1 đến 51.3
Hoạt động 3: Học sinh tiến hành thực hành (20 phút)
GV: quan sát các nhóm => giúp đỡ nhóm yếu
* Chú ý: Yêu cầu HS đếm số lượng cá thể từng lồi, so sánh để tìm ra lồi có nhiều cá thể và ít cá thể
Trường hợp 1: Nếu số lượng lồi ít đếm số lượng lồi trong cả hệ sinh thái Trường hợp 2: Nếu số lượng loài nhiều chia nhỏ diện tích đếm xác định mật độ
+ Xác định thành phần động vật dùng các dụng cụ bắt động vật nhỏ, kính lúp quan sát động vật nhỏ
HS : Quan sát theo nhóm, điền thơng tin thu thập được vào phiếu học tập * Giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ hệ sinh thái
- Lưu ý học sinh:
+ Có những TV và động vật khơng biết rõ tên => có thể hỏi hoặc ghi lại các đặc điểm hình thái
+ Khơng bẻ cây, bắt động vật, giữ gìn vệ sinh khu vực sinh thái, giữ gìn an toàn cho cá nhân
Hoạt động 4 : Báo cáo kết quả thực hành (10 phút)
Các nhóm báo cáo, thảo luận thống nhất kết quả điều tra GV: Kiểm tra HS bằng cách thu bản thu hoạch của 1 số nhóm
4 Củng cố (4 phút):
Trang 4GV: Khen và phê bình những nhóm, những cá nhân rút kinh nghiệm cho những tiết thực hành sau
5 Hướng dẫn HS học ở nhà (1 phút):
- Hoàn thành thu hoạch dựa vào các phiêu học tập thu được
- Ôn lại chuỗi và lưới thức ăn chuẩn bị cho bài thực hành sau