1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Phân tích 12 câu thơ tiếp (1)

13 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 358,32 KB

Nội dung

 Tài liệu khóa học 2K4 – LUYỆN VIẾT CHUYÊN SÂU (Cô Trần Thùy Dương)   Lưu hành nội bộ | Trang 1  Khóa học 2K4 – LUYỆN VIẾT CHUYÊN SÂU Giai đoạn 2 – PHÂN TÍCH TÁC PHẨM ( tháng 9 2021 – tháng 2 2022[.]

Trang 1

Khóa học 2K4 – LUYỆN VIẾT CHUYÊN SÂU

Giai đoạn 2 – PHÂN TÍCH TÁC PHẨM ( tháng 9.2021 – tháng 2.2022)

Livestream lúc 21 giờ 00, thứ 3 & thứ 6, hằng tuần

——————————

PHÂN TÍCH 12 CÂU THƠ TIẾP

Các luận điểm và ý chính cần đảm bảo:

Nội dung 2: Lời gợi nhắc và cũng là lời tâm tình của Việt Bắc về những ngày kháng chiến đã đồng cam cộng khổ cùng cán bộ trong suốt mười lăm năm

- Luận điểm 1 Kỷ niệm kháng chiến gian khổ đã trải qua cùng nhau suốt 15 năm

- Luận điểm 2 Sự gắn bó tình nghĩa giữa thiên nhiên và con người với cán bộ về xuôi

- Luận điểm 3 Các sự kiện lịch sử gắn với từng địa danh ở chiến khu Việt Bắc

Bố cục bài phân tích:

Phần mở: Có thể viết chung, nhưng khuyến khích tách riêng - Đoạn văn: Mở bài, nêu yêu cầu của đề

- Đoạn văn: Tác giả + Tác phẩm Phần thân

- Đoạn dẫn dắt vào bài viết

- Chỉ ra đặc sắc nghệ thuật:

+ Đại từng xưng hơ “mình” – “ta”, “ta” – “mình”

+ Kết câu theo lối đối đáp giao duyên của ca dao, dân ca (hát quan họ của các liền anh, liền chị)

Vào nội dung phân tích:

- Luận điểm 1 4 câu thơ đầu: kỷ niệm kháng chiến gian khổ

- Luận điểm 2 4 câu thơ sau: sự gắn bó tình nghĩa giữa thiên nhiên và con người Việt Bắc với cán bộ về xuôi - Luận điểm 3 4 câu thơ sau: Các sự kiện lịch sử

Phần kết

- Đánh giá nghệ thuật

Trang 2

[Đoạn dắt dắt vào nội dung phân tích]

Có thể nói, Việt Bắc là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về ân tình sâu nặng, thủy chung, son sắt của nhà thơ đối với khu căn cứ địa Cách mạng cả nước Điều này càng được khắc họa rõ nét qua lời tâm tình của người dân Việt Bắc về những ngày tháng kháng chiến, đã đồng cam cộng khổ cùng cán bộ trong suốt mười lăm năm Bao trùm cả đoạn thơ là một niềm hoài niệm nhớ thương về những năm tháng ở chiến khu Việt Bắc, là nỗi nhớ da diết, là tâm trạng bâng khuâng, lưu luyến giữa kẻ ở, người đi – giữa miền xuôi, miền ngược

- Đây là lời của người ở lại: Chúng ta có nhận định của Hồng Trung Thơng về hình ảnh người ở lại: “Người bộ đội chiếm một vị trí quan trọng trong tập thơ Việt Bắc, chính là người nơng dân nghèo khổ”

Sau lời hỏi – đáp đầy chan chứa nghĩa tình giữa người ở và người đi trong bốn câu thơ đầu, người dân Việt Bắc tiếp tục khắc ghi vào lòng người ra đi những kỷ niệm kháng chiến gian khổ đã trải qua cùng nhau Những con người trong màu “áo chàm” hắt hiu lau xám ấy chiếm một vị trí vơ cùng quan trong trọng, như lời Hồng Trung Thơng nhận xét: ““Người bộ đội chiếm một vị trí quan trọng trong tập thơ Việt Bắc, chính là người nơng dân nghèo khổ”

Nhận định: “Thơ Tố Hữu không tô vẽ lên nhân vật quần chúng những nét sơn hào

nhống, giả tạo Tình cảm của nhân vật thơ anh biểu hiện lên từ bản chất giai cấp, từ

đời sống thực” – Hồng Trung Thơng

Trang 3

Kết hợp thêm nhận định thơ (để phục vụ việc lý luận văn học): “Thơ là nhịp cầu nối giữa trái tim với trái tim”

Nguyễn Đình Thi: “Thơ vừa là kết tinh từ tâm hồn người viết, vừa là sợi dây truyền

sự sống đến người đọc”

“Thơ là nhịp cầu nối giữa trái tim với trái tim”, nó “vừa là kết tinh từ tâm hồn người viết, vừa là sợi dây truyền sự sống đến người đọc” Ta hiểu rằng, một phần đời của Tố Hữu gắn với mảnh đất chiến khu này, với những con người “hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son” nên thật khó có thể dùng ngơn từ để diễn tả Quan trọng hơn, những con người tình nghĩa ấy trong thơ Tố Hữu cũng hiện lên một cách thật chân thật Như Hồng Trung Thơng từng nhận xét: “Thơ Tố Hữu không tô vẽ lên nhân vật quần chúng những nét sơn hào nhống, giả tạo Tình cảm của nhân vật thơ anh biểu hiện lên từ bản chất giai cấp, từ đời sống thực” Để rồi, khi kháng chiến vè xuôi, người dân Việt Bắc lại càng đau đáu khắc ghi kỷ niệm hơn:

Mình đi, có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù

Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

Hoặc có thể viết từ “khung cảnh chia ki đầy ngậm ngùi, thương mền giữa kẻ ở và người đi” để dẫn dắt đến việc người dân Việt Bắc “gợi nhắc những kỉ niệm trong kháng chiến gian khổ”

Kết một với một nhận định về thơ: “Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình u”, đó là tình u của Tố Hữu dành cho thơ, cho nhân dân, cho cách mạng

Trang 4

Luận điểm 1 (4 câu thơ đầu): Là lời gợi nhắc kỷ niệm kháng chiến gian khổ mà cán bộ và nhân dân Việt Bắc đã cùng nhau trải qua

Mình đi, có nhớ những ngày

Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù

Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

+ Điệp từ “nhớ” được lặp đi lặp lại 2 lần, với hai câu hỏi tu từ: “Có nhớ những ngày”, “có nhớ chiến khu” đã khơi gợi những kỷ niệm gian khổ nhưng vơ cùng tình nghĩa

+ Mình cịn nhớ hay khơng những ngày tháng gian khổ khi thiên nhiên, thời tiết khắc nghiệt: “Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù”

+ Đây cũng là hình ảnh ẩn dụ để chỉ cảnh “ăn tuyết nằm sương”, “nằm gai nếm mật” mà cán bộ và nhân dân phải chịu đựng

Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

nỗi nhớ về mảnh đất gắn bó như máu thịt đã đan dệt trong Tố Hữu để ông không chỉ vẽ ra khung cảnh chia li đầy ngậm ngùi, thương mến giữa kẻ ở người đi mà còn gợi nhắc những kỉ niệm kháng chiến gian khổ:

Mình đi, có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù

Mình về có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai Vào phân tích:

Trang 5

+ Mình cịn nhớ hay không những cảnh sinh hoạt thiếu thốn nhưng tinh thần ln lạc quan, u đời: Gian khổ vì thiếu thốn vật chất “miếng cơm chấm muối” Chính sự gian khổ đã gắn kết “ta” và “mình” có phúc cùng hưởng, có họa cùng chia

+ Gạt đi những khó khăn “ta” và “mình” cùng gánh lên vai nhiệm vụ chung – nhiệm vụ giải phóng dân tộc, đó là “mối thù nặng vai” – mối thù giặc Pháp đang đè nặng Ở đây, cái chung luôn đặt trên cái riêng, đó là tinh thần của thời đại

hơi ấm niềm tin, sự lạc quan Ta nghe như có tiếng cười “Rũ sạch bụi trường chinh” nơi tấm áo bào trên vai người chiến chiến sĩ

Với lời thơ nghẹn ngào, kết hợp với cách ngắt nhịp 2-2-2/4-4 đều đặn, đại từ nhân xưng “Mình” cùng hàng hoạt các hình ảnh gợi tả đặc sắc, Tố Hữu đã tái hiện sinh động những năm tháng kháng chiến gian lao đầy mất mát, hi sinh quân và dân bền bì cùng nhau chúng sức chung lòng đẩy lùi tất cả Đúng như lời mà Bác Hồ căn dặn: “Khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng phải đánh thắng”

Nhận định: “Thơ Tố Hữu không tô vẽ lên nhân vật quần chúng những nét sơn hào nhoáng, giả tạo Tình cảm của nhân vật thơ anh biểu hiện lên từ bản chất giai cấp, từ đời sống thực” – Hồng Trung Thơng

Nhận định: “Sức mạnh của thơ Tố Hữu trong những ngày đen tối ấy chính là vì nó nói với trái tim, chính là bởi người cách mạng ấy là một thi sĩ chính cống, thật sự” Nhận định Chế Lan Viên: “Tả cảnh hay tả tình, kể chuyện mình hay kể chuyện người, Tố Hữu chỉ nhằm để nói lý tưởng ấy mà thơi”

Lời tâm sự của Tố Hữu: “Cảnh vật và tinh thần Việt Bắc đã nhập vào hồn tôi; máu thịt tôi, Việt Bắc như đã ở trong tôi”

Trang 6

mạng lên Việt Bắc Mảnh đất chiến khu tưởng chừng như đầy đủ trang thiết bị vật tư nhưng lại thiếu thốn trăm bề, vật dụng còn thơ sơ, lương thực thì càng hạn chế Bốn chữ “Miếng cơm chấm muối” như quặn thắt lòng ta, cái nghèo cái đói xâm chiếm đến từng bữa ăn, giấc ngủ Tuy nhiên, Tố Hữu viết ra không phải để kể khó, kể khổ, viết về những khó khăn, thử thách thực tại làm đòn bẩy “họa mây lẩy trăng” làm bật lên

vẻ đẹp tinh thần của người lính Bởi: “Sức mạnh của thơ Tố Hữu trong những ngày

đen tối ấy chính là vì nó nói với trái tim, chính là bởi người cách mạng ấy là một thi sĩ chính cống, thật sự” [Hoặc nhận định khác: “Thơ Tố Hữu không tô vẽ lên nhân vật quần chúng những nét sơn hào nhống, giả tạo Tình cảm của nhân vật thơ anh biểu

hiện lên từ bản chất giai cấp, từ đời sống thực” Hoàng Trung Thơng] “Mặc kệ” những

khó khăn, qn đi nó họ còn đang gánh vác trên vai một nhiệm vụ nặng nề và to lớn hơn Mối thù giặc Pháp đang đè nặng lên đơi vai của dân tộc Người lính quên đi đau đớn cá nhân để hòa vào cái ta chung, cái cộng đồng rộng lớn Họ dùng tiếng cười động viên nhau, truyền cho nhau hơi ấm niềm tin, sự lạc quan Ta nghe như có tiếng cười “Rũ sạch bụi trường chinh” nơi tấm áo bào trên vai người chiến chiến sĩ Như nhà thơ Chế Lan Viên khẳng định, dù “Tả cảnh hay tả tình, kể chuyện mình hay kể chuyện người, Tố Hữu chỉ nhằm để nói lý tưởng ấy mà thơi”

Với lời thơ nghẹn ngào, kết hợp với cách ngắt nhịp 2-2-2/4-4 đều đặn, đại từ nhân xưng “Mình” cùng hàng hoạt các hình ảnh gợi tả đặc sắc, Tố Hữu đã tái hiện sinh động những năm tháng kháng chiến gian lao đầy mất mát, hi sinh quân và dân bền bì cùng nhau chúng sức chung lòng đẩy lùi tất cả Đúng như lời mà Bác Hồ căn dặn: “Khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng phải đánh thắng”

Trang 7

Luận điểm 2 4 câu thơ tiếp theo: Người Việt Bắc tiếp tục khắc ghi vào lòng người đi những câu hỏi tu từ, khơi gợi những kỷ niệm gắn bó với thiên nhiên núi rừng kháng chiến và con người nặng nghĩa, nặng tình

Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng, măng mai để già

Mình đi, có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son

+ Hỏi người ra đi còn chưa thỏa mãn, người dân Việt Bắc cịn hỏi chính lịng mình để từ đó những kỷ niệm cứ đua nhau hiện lên

Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng, măng mai để già

+ Biện pháp nghệ thuật “hoán dụ”: “rừng núi” để chỉ người dân Việt Bắc

- Kỷ niệm với thiên nhiên: “Mình về, rừng núi nhớ ai?” vừa là câu hỏi người ra đi, vừa là để hỏi chính mình Cách nói: “Trám bùi để rụng, măng mai để già” toát lên nỗi bùi ngùi, thương nhớ

tình cảm lưu luyến với cán bộ về xi, khơi gợi những kỷ niệm gắn bó với thiên nhiên, núi rừng, kháng chiến và con người nặng nghĩa, nặng tình

Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng, măng mai để già

Mình đi, có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

Ẩn sau bốn câu thơ , người Việt Bắc hỏi người ra đi như còn chưa thỏa mãn, họ cịn hỏi chính lịng mình Để từ đó, những kỷ niệm cứ đua nhau hiện lên Trước tiên, là gợi nhắc kỷ niệm với thiên nhiên:

Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng, măng mai để già

Trang 8

+ “Mình về” khiến núi rừng Việt Bắc bỗng trở nên trống vắng, buồn bã đến lạ thường, ngay cả khi “trám bùi” – “măng mai” mà cũng không ai thu hái

+ Ở đây, không chỉ con người mang nỗi nhớ mà thiên nhiên cũng rất nặng nghĩa, nặng tình

Mình đi có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son

- Kỷ niệm với con người: Nhà thơ hướng nỗi nhớ của mình về con người Việt Bắc trong câu thơ: “Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”

+ Câu thơ sử dụng phép đảo đưa “hắt hiu” lên đầu câu, tạo thành hai vế tương phản: “hắt hiu lau xám” là để chỉ những ngôi nhà của những người áo chàm dân dã, bình dị; Những ngơi nhà nghèo khổ của đồng bào Việt Bắc

+ Nhưng bên trong những căn nhà ấy, lại chứa đựng tấm lịng nhân dân thủy chung, son sắt ln hướng về cách mạng Luận điểm 3 4 câu thơ cuối: người Việt Bắc gợi nhắc những sự kiện lịch sử gắn liền với những địa danh, những tên gọi đã trở thành điểm mốc:

[Nhận định Chế Lan Viên: “Tả cảnh hay tả tình, kể chuyện mình hay kể chuyện người, Tố Hữu chỉ nhằm để nói lý tưởng ấy mà thôi”]

Không chỉ gợi kỷ niệm với thiên nhiên, người dân Việt Bắc còn gợi kỷ niệm với con người, làm cho mạch cảm xúc đã bâng khuâng lại còn dâng lên đến đỉnh điểm của sự lưu luyến Vẫn tinh tế, linh hoạt trong cách sử dụng biện pháp hoán dụ“nhớ những nhà”, gợi cho ta cảm nhận được tâm trạng lo lắng không biết rằng: Cán bộ có nhớ những người dân Việt Bắc hay không? Chứ nhân dân Việt Bắc nhớ cán bộ nhiều lắm, nhớ đến nỗi “hắt hiu lau xám” Từ láy “hắt hiu” kết hợp với hình ảnh đặc trưng của thiên nhiên Việt Bắc “lau xám” càng làm nổi bật hơn khung cảnh hoang vắng, đơn sơ, im lặng nơi núi rừng Đối lập với khung cảnh ấy là “tấm lòng son”, tấm lòng ấm áp và chân thành của con người Việt Bắc Câu thơ sử dụng phép đảo ngữ: Đưa “hắt hiu” lên đầu câu, tạo thành hai vế tương phản, “hắt hiu lau xám” là để chỉ những người áo chàm dân dã, bình dị; những ngôi nhà nghèo khổ của đồng bào Việt Bắc, nhưng bên trong những căn nhà “hắt hiu” ấy lại chứa đựng tấm lòng nhân dân thủy chung, son sắt luôn hướng về cách mạng

[Nhận định: Với Việt Bắc, hồn thơ cũng như nghề thơ Tố Hữu chín rộ…, không phải là một cây bút trong tay Tố Hữu nữa mà là nhiều ngọn bút nở cùng một lúc, bút tả tình, bút tả cảnh Người ta thấy văn chương cách mạng chí nghĩa chí tình, cái văn chưởng nên thơ nên nhạc… (Xuân Diệu)]

Trang 9

Mình về, cịn nhớ núi non

Nhớ khi kháng Nhật, thuở cịn Việt Minh Mình đi, mình có nhớ mình Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?

+ Hai câu thơ đầu có sự liệt kê sự kiện: “núi non”, “khi kháng Nhật, thuở cịn Việt Minh”

Mình về, cịn nhớ núi non

Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh

+ Nhắc nhở người về xuôi, cán bộ Cách mạng rằng: Việt Bắc là nơi có mặt trận Việt Minh lãnh đạo cách mạng đánh Pháp, đuổi Nhật; Việt Bắc là khu căn cứ quan trọng của cách mạng giải phóng dân tộc thời kì 1940 - 1945

Mình đi mình có nhớ mình Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa

+ Kết thúc đoạn thơ là một câu hỏi lạ: “Mình đi mình có nhớ mình”, đây là một cách nói sâu sắc

+ Từ “mình” thứ nhất và thứ hai chỉ người cán bộ về xi, từ “mình” thứ ba chỉ người Việt Bắc Giữa người Việt Bắc và cán

Mình về cịn nhớ núi non

Nhớ khi kháng Nhật thuở cịn Việt Minh Mình đi mình có nhớ mình Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?

Chính nghĩa tình của đồng bào Việt Bắc đối với bộ đội, với Cách Mạng; Sự đồng cảm cùng san sẻ mọi gian khổ, niềm vui, cùng gánh vác nhiệm vụ nặng nề, khó khăn làm cho Việt Bắc - cái nôi của Cách mạng, cội nguồn nuôi dưỡng cho Cách mạng càng thêm ngời sáng trong tâm trí nhà thơ nói riêng và trong lịng người đọc nói chung

Mình về, cịn nhớ núi non

Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh

Hai câu thơ đầu có sự liệt kê “núi non”, khi “kháng Nhật”, thuở cịn “Việt Minh”, để nhắc nhở người về xi rằng: Việt Bắc là nơi có mặt trận Việt Minh lãnh đạo cách mạng đánh Pháp, đuổi Nhật; Việt Bắc còn là khu căn cứ quan trọng của cách mạng giải phóng dân tộc thời kì 1940 - 1945

Kết lại đoạn thơ là nỗi nhớ về các địa danh lịch sử: mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào - hai địa danh gắn với hai sự kiện quan trọng trước cách mạng tháng Tám, nhằm khẳng định Việt Bắc chính là cái nơi cách mạng, là cội nguồn giải phóng dân tộc

Mình đi, mình có nhớ mình Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa

Trang 10

bộ như đã có sự gắn bó mật thiết, hịa nhập vào nhau tuy hai mà lại là một

+ Liệt kê: mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào chỉ hai địa danh gắn với hai sự kiện quan trọng trước Cách mạng tháng Tám, nhằm khẳng định Việt Bắc chính là cái nơi cách mạng, là cội nguồn giải phóng dân tộc

Lưu ý địa danh: cây đa Tân Trào và mái đình Hồng Thái + Địa điểm thứ nhất: “cây đa Tân Trào” (12/1944), đây là nơi đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân làm lễ xuất phát, 0sau đó lớn mạnh trở thành Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay

+ Địa điểm thứ hai: Tại mái đình “Hồng Thái”, nơi Bác đã chủ trì cuộc họp Quốc dân Đại hội (8/1945) quyết định làm cuộc Cách mạng tháng Tám Chính nhờ quyết định sáng suốt này mà cuộc kháng chiến chống Pháp đã thành công vang dội

Cả đoạn thơ có 8 chữ “mình”, trong đó 7 chữ chỉ người

đi, một chữ “mình” chỉ người ở lại Khi thì “mình đi”, “mình về” rồi lại “mình về”, “mình đi” rồi “mình đi, mình có nhớ” tạo nên một giai điệu trữ tình lưu như khắc vào sâu vào tâm hồn người đi

hàm ý: Cán bộ về xuôi, về Hà Nội, khơng biết cán bộ có cịn nhớ đến nhân dân Việt Bắc, nhớ đến người ở lại khơng? Ở nghĩa hẹp hơn, “mình” chính là cán bộ về xuôi – đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, khiến cho câu thơ được hiểu theo một nghĩa khác: Cán bộ về xi có nhớ chính mình hay khơng? Có cịn nhớ đến q khứ, nhớ những năm tháng chiến đấu gian khổ, vì lí tưởng cao đẹp, vì độc lập tự do của dân tộc hay không? Với cách hiểu thứ hai này, người ở lại đã đặt ra một vấn đề có tính thời sự, sợ rằng mọi người sẽ ngủ quên trên chiến thắng, quên đi q khứ hào hùng của mình, thậm chí sẽ phản bội lại lí tưởng cao đẹp của bản thân Nhà thơ Tố Hữu đã hình dung trước được diễn biến tâm lý của con người sau chiến thắng, đây quả là câu thơ mang tính trừu tượng và triết lý sâu sắc

Ở câu thơ cuối: “Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”, người ở lại nhắc đến hai địa danh nổi tiếng gắn liền với hai sự kiện quan trọng đã từng diễn ra ở Việt Bắc Địa điểm thứ nhất: sự kiện “cây đa Tân Trào” (12/1944), đây là nơi đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân làm lễ xuất phát, lúc đầu chỉ với mấy chục thành viên nhưng sau lớn mạnh trở thành Quân đội nhân dân ngày nay Cịn địa điểm thứ hai là tại đình “Hồng Thái”, nơi Bác đã chủ trì cuộc họp Quốc dân Đại hội (8/1945) quyết định làm cuộc Cách mạng Tháng 8, chính nhờ quyết định sáng suốt này mà cuộc kháng chiến chống Pháp đã thành công vang dội giành lại độc lập, tự do cho nước nhà Tố Hữu lồng hai địa danh lịch sử vào trong một câu thơ nhằm nhấn mạnh câu hỏi của người ở lại Đồng thời cịn là lời nhắc nhở nhẹ nhàng: Khơng biết cán bộ về xi có cịn nhớ, Việt Bắc chính là cái nơi của Cách mạng, là nguồn ni dưỡng Cách mạng hay không? Và liệu rằng cán bộ về xi có cịn thủy chung, son sắt, gắn bó với Việt Bắc như xưa không?

Trang 11

Tác giả, dùng từ “mình” kết hợp hai từ “đi – về” biến hóa linh hoạt gợi ra một cuộc chia tay đầy lưu luyến Điệp từ “có nhớ ” là tâm tình của người đi với Việt Bắc Thể thơ lục bát với âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng góp phần diễn tả thành cơng tình cảm tha thiết của con người Việt Nam trong kháng chiến

Thể thơ lục bát với âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng góp phần diễn tả tình cảm tha thiết của kẻ ở với người đi, của Việt Bắc với cách mạng

Viết theo cách khác:

Nhà thơ Sóng Hồng từng khẳng định: “Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp” Để làm nên chiến cơng hiển hách đó, tấm lịng tình cảm thơi chưa đủ, Tố Hữu cịn thổi vào đó hơi thở của thời đại mình Việt Bắc gợi nhắc tới những sự kiện lịch sử gắn liền với những địa danh, những tên gọi đã trở thành điểm mốc của chiến khu:

Mình về cịn nhớ núi rừng

Nhớ khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh

Một lời nhắc nhở người đi hãy nhớ về núi rừng Việt Bắc nơi căn cứ địa của cuộc kháng chiến cùng với hai sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc Năm 1940 khi Nhật vào xâm lược nước ta, nước ta bắt đầu vào cuộc chiến đấu kháng Nhật Đến năm 1941 Việt Nam độc lập đồng minh được thành lập và trở thành phong trào lớn mạnh đã tạo thành một mặt trận vũ trang góp phần làm nên chiến thắng của cuộc cách mạng tháng Tám Nơi đã trở thành nguồn cơn mấu chốt cho những thắng lợi sau này:

Mình đi mình có nhớ mình Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa

Trang 12

sử in dấu chân trưởng thành và lớn mạnh của lực lượng kháng chiến Nơi đã hun đúc nên ngọn lửa, rèn chí luyện gan cho người chiến sĩ cách mạng Những con người mang theo chí khí của thời đại “Từ trong chân lí sinh ra” Và chính từ mái đình Hồng Thái, Đảng và Bác Hồ kính u đã phát động khởi nghĩa trong cả nước Đó là những ngày tháng: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị” Là ngày cả dân tộc sống trong ngày vui đại thắng:

Nước Việt Nam từ trong máu lửa Rũ bùn đứng dậy sáng lòa

(Nguyễn Đình Thi)

Độc đáo nhất là cách Tố Hữu viết hai câu thơ cuối Hai câu thơ có 14 tiếng nhưng "mình" chiếm đến 3 tiếng đã cho thấy được sự hoà quyện giữa nhân dân với cán bộ Dường như khơng cịn là sự phân biệt rạch rịi "mình" - "ta" nữa mà là sự thấu hiểu, hài hồ vào nhau Mình - người đi, mình - người ở lại, có cịn nhớ chăng những nơi đã cùng nhau chiến đấu, còn nhớ chăng những địa danh nơi diễn ra những bước ngoặt kháng chiến của cách mạng như "Tân Trào"; "Hồng Thái" khơng? Đó là câu hỏi nhưng cũng hàm chứa một lời nhắc nhở ân tình rằng đừng bao giờ lãng quên đi quá khứ nghĩa tình, những tình cảm thủy chung đã từng gắn bó Đừng bao giờ quên nhắc nhở những hy sinh, mất mát đã trải qua để sống có trách nhiệm với hôm nay, không được ngủ quên trên chiến thắng, phải tập trung cảnh giác, vừa bảo vệ đất nước vừa dựng xây đời Đừng bao giờ phản bội quá khứ hào hùng của lịch sử chúng ta

Trang 13

thơ trở thành một điệp khúc tâm trạng, một nỗi nhớ nhung da diễt khắc khoải, mong muốn người đi hãy nhớ về cội nguồn cách mạng, quá khứ gian khó nhưng hào hùng và những kỉ niệm nghĩa tình giữa nhân dân và cách mạng

“Thơ đối với cuộc sống quý như con gái đối với gia đình, cái để cho người ta làm quen là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau lâu dài là đức hạnh” Đọc mỗi bài thơ, cái khiến ta bị hấp dẫn trước hết đó chính là hình thức nghệ thuật Nếu thơ là cánh diều, cuộc đời làm nên hình hài cho thơ thì nghệ thuật lại là cơn gió nâng cánh diều ấy tung bay Là một nhà thơ tài năng, Tố Hữu hiểu điều đó hơn ai hết Vậy nên, trong mỗi thi phẩm của mình, Tố Hữu ln thể hiện trọn vẹn tình cảm của người cách mạng, và cũng khơng qn chăm chút tính đặc sắc trong nghệ thuật cho thơ

Ngày đăng: 16/02/2023, 13:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w