1. Trang chủ
  2. » Tất cả

(Luận văn tốt nghiệp tmu) nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty cổ phần dệt vĩnh phus

52 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

TÓM LƯỢC 1 Tên đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú 2 Sinh viên thực hiện Phạm Thị Ngân Hằng Lớp K48U1 – Mã SV 12D210014 3 Giáo viên hướng dẫn TS Chu Thị Thủy 4 T[.]

Trang 1

TÓM LƯỢC

1 Tên đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú2 Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Ngân Hằng

Lớp: K48U1 – Mã SV: 12D210014

3 Giáo viên hướng dẫn: TS Chu Thị Thủy

4 Thời gian nghiên cứu đề tài: Từ ngày 26/02/2016 đến ngày 29/04/20165 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu một số lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty đểthấy được tầm quan trọng của sử dụng lao động trong Công ty.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động.

Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Cổ phần Dệt Vĩnh Phú.Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Cổ phầnDệt Vĩnh Phú.

6 Nội dung chính

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài

Chương 2: Một số lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Cổphần Dệt Vĩnh Phú

Chương 3: Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Cổ phầnDệt Vĩnh Phú

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng laođộng tại Công ty Cổ phần Dệt Vĩnh Phú ”, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân quaquá trình học tập, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn nhiệttình từ phía nhà trường, các thầy cô giáo và cán bộ nhân viên của Công ty Cổ phần DệtVĩnh Phú.

Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà trường, các thầy côkhoa Quản trị nhân lực, các thầy cô bộ môn Quản trị nhân lực doanh nghiệp cùng tồnthể các thầy cơ giáo của trường Đại học Thương mại đã giảng dạy và giúp đỡ em rất

nhiều Đặc biệt, em vô cùng cảm ơn cô giáo TS Chu Thị Thủy, cơ đã tận tình chỉ bảo,

hướng dẫn em những kiến thức quý báu và những lời khuyên bổ ích để em có thể hồnthành tốt khóa luận tốt nghiệp này.

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo, phịng Tổ chức hành chínhcùng tồn thể cán bộ nhân viên trong Công ty Cổ phần Dệt Vĩnh Phú đã tạo mọi điềukiện thuận lợi giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập.

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài .1

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài 2

1.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những cơng trình nghiên cứunăm trước 2

1.4 Các mục tiêu nghiên cứu 3

1.5 Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 3

1.6 Phương pháp nghiên cứu 3

1.6.1 Phương pháp định tính .3

1.6.2 Phương pháp định lượng 4

1.7 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp .4

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAOĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP 5

2.1 Một số định nghĩa, khái niệm về hiệu quả sử dụng lao động 5

2.1.1 Khái niệm lao động 5

2.1.2 Khái niệm hiệu quả 5

2.1.3 Khái niệm hiệu quả sử dụng lao động 6

2.2 Nội dung hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp .7

2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 7

2.2.2 Sự cần thiết phải sử dụng lao động một cách hiệu quả 10

2.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng lao động tại doanh nghiệp 112.3.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp .11

2.3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp .12

Trang 4

3.1 Đánh giá tổng quan tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Cơng ty Cổ

phần Dệt Vĩnh Phú từ năm 2013- 1015 16

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Cơng ty 16

3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Dệt Vĩnh Phú 16

3.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Dệt Vĩnh Phú 17

3.1.4 Khái quát về nguồn lực của Công ty Cổ phần Dệt Vĩnh Phú giai đoạn 2013-2015 18

3.1.5 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dệt VĩnhPhú từ năm 2013- 1015 20

3.2 Phân tích sự ảnh hưởng của nhân tố mơi trường quản trị nhân lực đến hiệuquả sử dụng lao động tại Công ty Cổ phần Dệt Vĩnh Phú 21

3.2.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp .21

3.2.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp .22

3.3.Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp về hiệu quả sử dụng lao động tạiCông ty Cổ phần Dệt Vĩnh Phú từ năm 2013 – 2015 .24

3.3.1 Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp về hiệu quả sử dụng lao động tại Công tyCổ phần Dệt Vĩnh Phú từ năm 2013 – 2015 24

3.3.2 Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp về hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Cổphần Dệt Vĩnh Phú từ năm 2013 – 2015 27

3.4 Đánh giá chung thực trạng hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Cổ phầnDệt Vĩnh Phú 30

3.4.1 Thành công và nguyên nhân 30

3.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 32

CHƯƠNG 4 : ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNGTẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT VĨNH PHÚ 35

4.1 Định hướng và mục tiêu về nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công tyCổ phần Dệt Vĩnh Phú .35

4.1.1 Định hướng để về hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Cổ phần Dệt Vĩnh Phú 354.1.2 Mục tiêu về hiệu quả sử dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Dệt Vĩnh Phú 36

Trang 5

4.2.1 Nhóm giải pháp về năng suất lao động 37

4.2.2 Nhóm giải pháp về tổ chức và quản lý lao động 38

4.2.4 Các giải pháp về chi phí tiền lương .39

4.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Cổphần Dệt Vĩnh Phú 39

4.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 39

4.3.2 Kiến nghị đối với Bộ, ban, ngành 40

KẾT LUẬN 41

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần Dệt Vĩnh Phú 17

Bảng 3.1 Tình hình nhân lực của Cơng ty CP Dệt Vĩnh Phú giai đoạn 2013-2015 18

Bảng 3.2 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty CP Dệt Vĩnh Phú .19

Bảng 3.3 Kết quả kinh doanh Công ty CP Dệt Vĩnh Phú giai đọan 2013 – 2015 .20

Bảng 3.4 : Năng suât lao động của Công ty trong giai đoạn 2013- 2015 25

Bảng 3.5 : Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương 26

Bảng 4.1 : Mục tiêu hiệu quả sử dụng lao động tại Cơng ty Cổ phần Dệt Vĩnh Phú .36

Hình 3.1: Kết quả điều tra trình độ học vấn của Công ty Cổ Phần Dệt Vĩnh Phú .28

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ cái ký hiệuCụm từ đầy đủ

CP Cổ phần

BHYT Bảo hiểm y tế

Trang 8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời đại ngày nay, với môi trường cạnh tranh gay gắt và khốc liệt thì conngười được coi là tài sản vơ giá, là yếu tố cơ bản nhất quyết định đến sự tồn tại vàphát triển của doanh nghiệp Muốn phát triển nhanh và bền vững, bên cạnh việc trangbị các máy móc hiện đại thì doanh nghiệp cần phải có nguồn lao động chất lượng caovà có các chính sách phát huy tối đa nguồn lao động đó để có thể quản lý và sử dụnghiệu quả Trong phạm vi một doanh nghiệp, sử dụng lao động được coi là vấn đềquan trọng hàng đầu vì lao động là một trong ba yếu tố đầu vào của quá trình sảnxuất Mặt khác, biết được đặc điểm lao động trong doanh nghiệp sẽ giúp doanhnghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian và cơng sức, qua đó giúp doanh nghiệp dễ dàngđạt được mục tiêu đã đề ra.

Trong công tác quản lý, nhân tố con người được các nhà quản lý đặc biệt coitrọng và ln đặt ở vị trí trọng tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh doanh.Chính sách con người là một trong bốn chính sách lớn của doanh nghiệp: Con người,tài chính, kỹ thuật và cơng nghệ Mặc dù có sự phát triển như vũ bão của khoa học vàcơng nghệ, q trình tự động hóa ngày càng tăng, việc sử dụng máy móc thay thế conngười trong công tác quản lý ngày càng rộng rãi, tuy nhiên vai trò của con người trongkinh doanh ngày càng được đề cao Hơn nữa mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp vẫnlà hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận.Để đạt được các mục tiêu đó, các doanh nghiệpln phải có các biện pháp nâng cao giá thành sản phẩm, giảm chi phí kinh doanh đếnmức thấp nhất có thể Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động sẽ giúp tiết kiệm chi phí laođộng sống, tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng cường kỹ thuật lao động, do đó sẽ giảmđược giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận.

Đây cũng chính là cơ sở để nâng cao tiền lương, cải thiện đời sống cho cơngnhân, giúp doanh nghiệp có bước tiến lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đemlại lợi nhuận và uy tín lớn cho doanh nghiệp

Trang 9

Cổ phần Dệt Vĩnh Phú đặt lên hàng đầu.

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài

Trong q trình thực tập tại Cơng ty Cổ phần Dệt Vĩnh Phú, em nhận thấyrằng bên cạnh những thành công mà doanh nghiệp đã đạt được trong thời gian quathì vẫn tồn tại những hạn chế có liên quan đến nhu cầu sử dụng lao động trong cơngty Có thể thấy đây là vấn đề cần thiết đối với cơng ty em đang thực tập và chưa cóthực tập sinh nào tại công ty làm đề tài này, do vậy em quyết định lựa chọn đề tài“Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Cổ phần Dệt Vĩnh Phú” làm tên đềtài khóa luận tốt nghiệp.

1.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những cơng trình nghiên cứu năm trước

Trần Phương Thảo, 2013, “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của Công tyTNHH Thương mại và Dịch vụ Huy Nguyên”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Thươngmại Đề tài đã phân tích được thực trạng quản lý và sử dụng lao động trong cơng ty, từquy trình tuyển dụng nhân lực mà đề tài đưa ra đã áp dụng thành công tại cơng ty, giúpnâng cao chất lượng tuyển dụng, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.

Nguyễn Khánh Phương, 2013, “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của côngnhân dệt may tại Công ty Cổ phần May Sơn Hà”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại họcThương mại Đề tài đã phân tích được tình hình sử dụng lao động trong công ty từ baoquát đến chi tiết, nêu ra được các giải pháp hữu hiệu giải quyết được việc sử dụng laođộng chưa có hiệu quả của cơng ty.

Ngơ Thị Tuyết Trinh, 2014, “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của Công tyCổ phần Công nghiệp May Vĩnh Tường”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Thương mại.Bên cạnh việc đã tìm ra được nguyên nhân của vấn đề sử dụng lao động khơng hiệuquả, đề tài cịn đưa ra được những số liệu và dẫn chứng rất cụ thể và chi tiết, từ đógiúp đưa ra những giải pháp phù hợp với thực tế của công ty, giúp cơng ty có thể khắcphục được thực trạng đang xảy ra một cách hiệu quả.

Trang 10

xuất khá tiêu biểu đối với nhà nước, bộ ban ngành, giúp nâng cao năng suất lao động,từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong Công ty.

Lê Thị Thu Thảo, 2013, “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Cơng tyTNHH Phúc Tiến, Hải Phịng”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Thương mại Đề tài đãđi từ các công tác quản trị nhân lực trong Công ty để thấy được tính hiệu quả haykhơng hiệu quả trong công tác quản lý, những thành công mà Công ty đã đạt được hayhạn chế đang gặp phải để có những bước điều chỉnh, từ đó giúp cho cơng tác quản trịtốt hơn, nâng cao được hiệu quả sử dụng lao động trong công ty.

Đề tài nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu cụ thể, phạm vi nghiên cứu rõràng và phương pháp nghiên cứu phù hợp, là một cơng trình nghiên cứu độc lập,khơng trùng lặp với những đề tài đã được nghiên cứu trước đó.

1.4 Các mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp.- Phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Cổ phầnDệt Vĩnh Phú

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Côngty Cổ phần Dệt Vĩnh Phú trong thời gian tới

1.5 Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Cổphần Dệt Vĩnh Phú.

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

+ Không gian: nghiên cứu hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Cổ phần DệtVĩnh Phú.

+Thời gian: nghiên cứu trong giai đoạn từ 2013 – 2015 và hình thành hệ thốnggiải pháp trong giai đoạn từ 2016 – 2018.

1.6 Phương pháp nghiên cứu

1.6.1 Phương pháp định tính

- Quan sát: Quan sát q trình làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần DệtVĩnh Phú; cách làm việc, thói quen của họ để từ đó nêu ra thực trạng đưa ra các giảipháp tăng hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty.

Trang 11

trao đổi, tham khảo ý kiến của các nhân sự tại Cơng ty, trưởng phịng, lãnh đạo cơngty để từ đó thu thập được tình hình hiệu quả sử dụng lao động.

1.6.2 Phương pháp định lượng

- Sử dụng phiếu điều tra với những câu hỏi để điều tra một số nhân viên và mộtsố cấp quản lí về vấn đề được điều tra.

- Với một số dữ liệu không thu thập được, tiến hành phỏng vấn một số người cóliên quan, chịu trách nhiệm để điều tra, thăm dò ý kiến, thái độ của người phỏng vấnvề vấn đề.

- Dựa trên những dữ liệu đã thu thập được như cơ cấu nhân lực, báo cáo nhânsự hàng năm, tiến hành phân tích để làm rõ vấn đề.

1.7 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

Ngồi phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu thamkhảo, phụ lục, nội dung của khóa luận được kết cấu gồm 04 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài

Chương 2: Một số lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng lao động tại Cơng ty Cổphần Dệt Vĩnh Phú

Chương 3: Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Cổ phầnDệt Vĩnh Phú

Trang 12

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAOĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP

2.1 Một số định nghĩa, khái niệm về hiệu quả sử dụng lao động

2.1.1 Khái niệm lao động

Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm biến đổi các vật chất tựnhiên thành của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội Trong quá trình sảnxuất, con người sử dụng công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm tạo rasản phẩm phục vụ cho lợi ích của con người Lao động là điều kiện chủ yếu cho tồn tạicủa xã hội loài người, là cơ sở của sự tiến bộ về kinh tế, văn hố và xã hội Lao độngcó năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định đến sự phát triển củađất nước, xã hội, gia đình và bản thân mỗi người lao động Bất cứ một chế độ xã hộinào, lao động của con người cũng là một trong những yếu tố quyết định nhất, năngđộng nhất trong sản xuất

Theo C.Mác, lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực Lao động làhoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụcho các nhu cầu của đời sống xã hội Lao động là hoạt động đặc trưng nhất, là hoạtđộng sáng tạo của con người Lao động sản xuất có tính chất hai mặt, vừa mang tínhcụ thể, vừa mang tính trừu tượng.

Theo PGS.TS Phạm Cơng Đồn (2012) trong “Giáo trình kinh tế doanh nghiệpthương mại” thì: Lao động trong doanh nghiệp thương mại là bộ phận lao động xã hộicần thiết được phân cơng thực hiện q trình lưu thơng hàng hóa Bao gồm lao độngthực hiện q trình mua bán, vận chuyển, đóng gói, chọn lọc, bảo quản và quản lý hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Mục đích lao động của họ là nhằm đưa hàng hóatừ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng.

Tóm lại, lao động là hoạt động có mục đích, ý thức của con người nhằm tạo racác sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội Lao động là hoạt độngđặc trưng nhất, là hoạt động sáng tạo của con người.

2.1.2 Khái niệm hiệu quả

Hiệu quả là quan hệ giữa kết quả đạt được và nguồn lực được sử dụng.

Trang 13

Hiệu quả của doanh nghiêp bao gồm hai bộ phận: Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.

Hiệu quả kinh tế: Là hiệu quả chỉ xét trên trên phương diện kinh tế của một hoạtđộng kinh doanh Nó mơ tả mối tương quan giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đạt được với chi phí đã bỏ ra để đạt được lợi ích đó Chúng ta có thể khái quát tương quan giữa lợi ích kinh tế và chi phí bỏ ra để có lợi ích đó bằng hai cơng thức:

Một là: Hiệu quả là hiệu số giữa kết quả và chi phí (Hiệu quả tuyệt đối)HQ = KQ – CF

Trong đó: HQ là hiệu quả đạt được trong một thời kỳ nhất địnhKQ là kết quả đạt được trong thời kỳ đó

CF là chi phí bỏ ra để đạt kết quả

Hai là: Hiệu quả là tỷ lệ so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó (Hiệu quả tương đối)

Mối tương quan giữa hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế: Hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế có mối quan hệ hữa cơ với nhau, là hai mặt của một vấn đề Bởi vậy khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như khi đánh giá hiệu quả của các hoạt động này cần xem xét cả hai mặt này một cách đồng bộ Hiệu quả kinh tế không đơn thuần chỉ là các thành quả kinh tế, vì trong kết quả và chi phí kinh tế có cácyếu tố nhằm đạt kết quả xã hội Tương tự hiệu quả xã hội tồn tại phụ thuộc vào kết quảvà chi phí nảy sinh trong hoạt động kinh tế Khơng thể có hiệu quả kinh tế mà khơng có hiệu quả xã hội, ngược lại hiệu quả kinh tế là cơ sở, là nền tảng của hiệu quả xã hội.

Hiệu quả là mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt được theo mục tiêu đã được xác định với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Để hoạt động, doanh nghiệp phải có các mục tiêu hành động của mình trong từng thời kỳ, đó có thể là các mục tiêuxã hội cũng có thể là các mục tiêu kinh tế của chủ thể doanh nghiệp và doanh nghiệp ln tìm cách đạt các mục tiêu đó với chi phí thấp nhất Đó là hiệu quả

2.1.3 Khái niệm hiệu quả sử dụng lao động

Theo quan điểm của Mac-Lenin, hiệu quả sử dụng lao động là sự so sánh kếtquả đạt được với chi phí bỏ ra một số lao động ít hơn để đạt được kết quả lao độngnhiều hơn.

Trang 14

hiệu quả, đó là nguyên tắc của liên hiệp sản xuất Ông đã viết: “Lao động có hiệu quảnó cần có một phương thức sản xuất và nhấn mạnh rằng hiệu quả lao động giữ vai tròquyết định, phát triển sản xuất là để giảm chi phí của con người, tất cả các tiến bộ khoahọc đều nhằm đạt được mục tiêu đó”.

Theo quan niệm của F.W.Taylor thì “ Con người là một cơng cụ lao động”.Quan điểm này cho rằng: về bản chất con người đa số không làm việc, họ quan tâmnhiều đến cái họ kiếm được chứ không phải công việc mà họ làm, ít người muốn vàlàm được những cơng việc địi hỏi tính sáng tạo, độc lập và tự kiểm sốt Vì thế để sửdụng lao động một cách có hiệu quả thì phải đánh giá chính xác thực trạng lao động tạidoanh nghiệp mình, phải giám sát và kiểm tra chặt chẽ những người giúp việc, phảiphân chia công việc ra từng bộ phận đơn giản lặp đi, lặp lại, dễ dàng học được.

Theo nghĩa hẹp: hiệu quả sử dụng lao động là kết quả mang lại từ các mơ hình,các chính sách quản lý và sử dụng lao động Kết quả lao động đạt được là doanh thu,lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể đạt được từ kinh doanh và việc tổ chức, quản lý laođộng, có thể là khả năng tạo việc làm của mỗi doanh nghiệp.

Theo nghĩa rộng: hiệu quả sử dụng lao động còn bao hàm thêm khả năng sử dụnglao động đúng ngành, đúng nghề, đảm bảo sức khỏe, đảm bảo an toàn cho người laođộng, là mức độ chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động, khả năng sáng kiến cải tiến kỹthuật ở mỗi người lao động, đó là khả năng đảm bảo cơng bằng cho người lao động.

Tóm lại, hiệu quả sử dụng lao động được hiểu là chỉ tiêu biểu hiện trình độ sửdụng lao động thơng qua quan hệ so sánh giữa kết quả hoạt động sản xuất kinh doanhvới chi phí lao động để đạt được kết quả Muốn sử dụng lao động có hiệu quả thìngười quản lý phải tự biết đánh giá chính xác thực trạng tại doanh nghiệp mình, từ đócó những biện pháp, chính sách đối với người lao động thì mới nâng cao được năngsuất lao động, việc sử dụng lao động mới thực sự có hiệu quả

2.2 Nội dung hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp

2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

2.2.1.1 Yêu cầu của hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Tính chính xác: hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo chính xác để phản ánh một

Trang 15

ra các giải pháp hoàn thiện những mặt chưa tốt.

+ Tính khoa học: Các chỉ tiêu phải được hình thành trên cơ sở nguyên tắc chungcủa phạm trù hiệu quả kinh tế Nó phải phản ánh được tình hình sử dụng lao động sốngthơng qua quan hệ so sánh về kết quả kinh doanh với chi phí lao động.

+ Tính thực tiễn: hệ thống chỉ tiêu đưa ra phải phù hợp và có thể áp dụng đượcvới doanh nghiệp, mang tính thực tế cao.

+ Tính hệ thống: hệ thống chỉ tiêu phải có mối quan hệ khăng khít để qua đódoanh nghiệp có thể rút ra những kết luận đúng đắn về tình hình sử dụng lao động.

+ Tính tồn diện: hệ thống chỉ tiêu phải cho phép đánh giá một cách chung vàbao quát nhất về hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp.

+ Tính so sánh: hệ thống các chỉ tiêu phải thống nhất với nhau để đảm bảo tínhchất so sánh được hiệu quả sử dụng lao động giữa các bộ phận trong một doanh nghiệphoặc giữa các doanh nghiệp trong ngành với nhau

2.2.1.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao độngChỉ tiêu về thời gian và cường độ lao động

 Chỉ tiêu về thời gian lao động

Thời gian lao động là khoảng thời giờ lao động cần phải tiêu tốn để sản xuất ramột hàng hóa nào đó cho doanh nghiệp.

Cơng thức tính thời gian lao động:

K= x100%

K là hệ số sử dụng thời gian làm việc Chỉ số này định hướng đúng việc tổ chứclao động của từng loại lao động trong thời gian lao động, của từng bộ phận trongdoanh nghiệp để tận dụng được thời gian lao động cũng như chi phí lao động màdoanh nghiệp phải bỏ ra.

 Chỉ tiêu về cường độ lao động

Trang 16

Nếu cường độ lao động tăng lên thì số lượng (hoặc khối lượng) hàng hóa sản xuấtra tăng lên và sức hao phí lao động cũng tăng lên tương ứng, vì vậy giá trị của một đơn vịhàng hóa vẫn khơng đổi vì thực chất giá trị hàng hóa tăng lên khi tăng cường độ lao độngtỷ lệ thuận với tổng mức hao phí lao động bỏ ra để sản xuất hàng hóa đó.

Chỉ tiêu về năng suất lao động

Năng suất lao động là phạm trù kinh tế phản ánh sức sản xuất của lao động vàđược đo lường bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gianhoặc là lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm Năng suất laođộng là một chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, phản ánh mối tương quan giữa kết quả đạt đượcvới chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.

Cơng thức tính năng suất lao động:

Năng suất lao động = Doanh thu thuần/Tổng số lao động

Chỉ tiêu năng suất lao động phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh của một laođộng, một lao động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần Nếu doanhthu thuần tăng và số nhân viên bình qn trong kỳ tăng ít hơn thì năng suất lao độngbình quân của một lao động trong kỳ sẽ tăng Nếu tốc độ tăng của doanh thu thuầnnhỏ hơn tốc độ tăng của lao động bình quân thì năng suất lao động giảm Vì vậy doanhnghiệp cần sắp xếp, bố trí, sử dụng lao động hợp lý sao cho số nhân viên là đủ, tránhthừa

Chỉ tiêu này có ưu điểm là dễ tính tốn, phản ánh tổng hợp năng suất lao độngcủa toàn thể doanh nghiệp và xác định năng suất dễ dàng Chỉ tiêu này có thể so sánhhiệu quả sử dụng lao động giữa các doanh nghiệp

Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương

Tiền lương là giá cả của sức lao động, được hình thành trên cơ sở thỏa thuậngiữa người lao động và người sử dụng lao động dựa trên năng suất, chất lượng, hiệuquả lao động mà người lao động tạo ra tính đến quan hệ cung cầu về lao động trên thịtrường và tuân thủ Pháp luật của Nhà nước.

Trang 17

ta sử dụng hình thức trả lương.

Cơng thức tính chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương:

Trong đó: : hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương

M: Doanh thu thuần trong kỳ QL: Tổng quỹ lương

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết để thực hiện một đồng doanh thu bán hàng thìcần chi bao nhiêu đồng tiền lương, phản ánh mức doanh thu đạt được trên một đồngchi phí lương Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng lao động càng cao

Ngồi ra có thể sử dụng cơng thức tính tỷ suất chi phí tiền lương:Tỷ suất tiền lương = x 100

Chỉ tiêu về khả năng sinh lời của một lao động

Khả năng sinh lời là thước đo hiệu quả bằng tiền, là kết quả của việc sử dụngtập hợp các tài sản vật chất và tài sản tài chính, tức là vốn kinh tế mà doanh nghiệpnắm giữ.

Khả năng sinh lời của một người lao động trong doanh nghiệp thương mại làmột trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanhnghiệp Một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay khơng căn cứ vào mức doanh thu,lợi nhn mà doanh nghiệp đó tạo ra.

Cơng thức xác định chỉ tiêu khả năng sinh lời của một người lao động

Trong đó: : khả năng sinh lời của một nhân viên

LN : lợi nhuận thuần của doanh nghiệp

: số nhân viên bình quân

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanhnghiệp, chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng lao động càng cao và ngược lại.

2.2.2 Sự cần thiết phải sử dụng lao động một cách hiệu quả

Trang 18

sự phát triển như vũ bão của khoa học và cơng nghệ, q trình quản lý tự động hóangày càng tăng, việc sử dụng máy móc thay thế con người trong công tác quản lý ngàycàng rộng rãi, tuy nhiên vai trị của con người trong kinh doanh khơng thể bị coi nhẹmà ngày càng được đề cao Hơn nữa mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp vẫn là hiệuquả kinh doanh, là lợi nhuận Để đạt được mục tiêu đó, các doanh nghiệp ln phảinghĩ đến các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời phải hạ giá thành sảnphẩm, giảm chi phí kinh doanh hết mức có thể Do các yếu tố kinh doanh như nguyênvật liệu, vốn, tài nguyên… là hữu hạn nên buộc các doanh nghiệp phải chú trọng đếnnhân tố con người Sử dụng lao động một cách hiệu quả sẽ tiết kiệm được chi phí laođộng sống, tiết kiệm được nguyên vật liệu, tăng cường kỹ thuật lao động, do đó sẽgiảm được giá thành sản phẩm để đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là lợinhuận Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động chính là góp phần củng cố và phát triển uythế của doanh nghiệp trên thị trường.

Mặt khác, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động là điều kiện đảm bảo khôngngừng cải thiện và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện nângcao trình độ tay nghề, khuyến khích năng lực sáng tạo của người lao động, thúc đẩyngười lao động cả về mặt vật chất và tinh thần Con người là bộ phận chủ yếu để thựchiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh suy chocùng cũng là để phục vụ lợi ích của con người Trong các doanh nghiệp hiện nay, yếutố con người đóng vai trị quyết định đối với sự thành bại của doanh nghiệp Chính vìvậy, đào tạo, phát triển và sử dụng lao động có hiệu quả chính là yếu tố sống cịn củamọi doanh nghiệp.

Tóm lại, việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động là việc làm hết sức quan trọng vàcần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp Bởi vì sử dụng lao động có hiệu quả sẽ giúpdoanh nghiệp kinh doanh tốt, giảm chi phí sản xuất, khấu hao nhanh tài sản cố định…quađó giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường, mở rộng thị phần của mình.

2.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng lao động tại doanh nghiệp

2.3.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

2.3.1.1 Thị trường lao động

Trang 19

cùng với sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp sản xuất với nhau về nguồnnhân lực chất lượng cao, đòi hỏi cán bộ phụ trách nhân sự phải có các hoạt độngtruyền thơng tuyển dụng, chính sách đãi ngộ để thu hút, giữ chân nhân tài và xây dựngcác chương trình đào tạo, phát triển được đội ngũ lao động lành nghề phục vụ cho hoạtđộng của công ty.

Thị trường lao động cung cấp lao động để doanh nghiệp tuyển được nguồn nhânlực phù hợp và có chất lượng tốt Vì vậy sự biến đơng của thị trường ảnh hưởng đếnchi phí phải bỏ ra để trả lương, thưởng cho người lao động Giá cả biến động theo thờigian, vì vậy nó cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động của các doanh nghiệp.

2.3.1.2 Sự phát triển khoa học, công nghệ

Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ về khoa học kỹ thuật, công nghệthông tin Để đủ sức cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp phải luôn quan tâmtới việc cải tiến kỹ thuật, thay đổi cơng nghệ, nâng cao trình độ cơ giới hóa, tự độnghóa, thay đổi quy trình sản xuất, chế tạo sản phẩm Điều đó địi hỏi số lượng, chấtlượng, kinh nghiệm và kỹ năng lao động của đội ngũ nhân sự cũng phải có sự thay đổi,điều chỉnh, hay nói khác đi là chương trình phát triển nhân lực của doanh nghiệp cũngphải có sự thay đổi cho phù hợp với cơng nghệ đã được lựa chọn.

2.3.1.3 Chính trị, luật pháp

Luật pháp của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển nguồn nhân lựccủa doanh nghiệp, đặc biệt là Bộ Luật lao động Các bộ luật này đòi hỏi doanh nghiệpphải quan tâm đến các lợi ích chính đáng của người lao động, trong đó có nhu cầu pháttriển nghề nghiệp chun mơn, cơ hội thăng tiến Các doanh nghiệp khi chịu sự ràngbuộc của bộ luật này địi hỏi phải có chương trình đào tạo và phát triển nhân lực phùhợp về thời gian, điều kiện làm việc theo quy định của Pháp luật.

2.3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

2.3.2.1 Trình độ của nhân lực

- Kĩ năng: có ảnh hưởng đến khả năng làm việc, năng suất lao động Nếu ngườilao động có trình độ lành nghề, chun mơn cao thì cơng việc sẽ được thực hiện dễdàng hơn, qua đó hiệu quả công việc đạt được sẽ cao hơn hoặc ngược lại.

Trang 20

tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệphoặc ngược lại.

- Kiến thức: người lao động có trình độ hiểu biết, kiến thức trong lĩnh vực cơngviệc của mình là yếu tố rất quan trọng khơng những giúp cho việc thực hiện công việcnhanh và tốt hơn mà cịn có thể sáng tạo hoặc cải tiến cơng việc, qua đó làm tăng năngsuất và hiệu quả cơng việc.

2.3.2.2 Tổ chức và quản lý nhân lực trong doanh nghiệp

Tổ chức và quản lý nhân lực trong doanh nghiệp là yếu tố có ảnh hưởng quantrọng tới hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp Tổ chức và quản lý nhân lựclà yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp bao gồm:

+ Quan hệ lao động: Quan hệ lao động thể hiện mối quan hệ lao động giữangười sử dụng lao động với người lao động,trong đó đại diện cho người lao động là tổchức cơng đồn Cơng đồn góp phần vào việc chăm lo đời sống, đảm bảo lợi ích chongười lao động, giúp họ có tinh thần làm việc thoải mái Mối quan hệ giữa người quảnlý và nhân viên có tốt có hài hịa thì họ sẽ có tâm lý thoải mái để làm việc từ đó gópphần giúp cho hiệu quả cơng việc của người lao động được cải thiện.

+ Tổ chức lao động: Tổ chức lao động là phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụthể, phù hợp với năng lực chuyên môn của người lao động, người lao động đượchướng dẫn, thực hiện nội quy lao động, được phổ biến quy chế làm việc, thời gian làmviệc và các quy định khác liên quan tới quyền lợi, trách nhiệm của mình Việc phânchia lao động dựa vào mức độ phức tạp của cơng việc tương ứng với trình độ của mỗingười lao động Nếu tổ chức lao động được thực hiện khoa học phù hợp đúng việcđúng người thì sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động Ngược lại, tổ chức lao độnglỏng lẻo qua loa thì khơng những hao tổn nguồn nhân lực mà còn tốn kém thời gian vàtiền bạc của doanh nghiệp

Trang 21

cần đạt được trong một khoảng thời gian nhất định Nhờ định mức người lao động sẽcố gắng phấn đấu để hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra, từ đó góp phần nâng cao hiệuquả sử dụng lao động trong doanh nghiệp.

+ Hoạch định nhân lực: Việc hoạch định nhân lực sẽ dựa vào tình hình nhân lựccủa các phòng ban và bộ phận khác trên cơ sở của chiến lược, chính sách nguồn nhânlực và cơng tác xây dựng kế hoạch Các trưởng bộ phận sẽ xác định nhu cầu nhân lựctrong ngắn hạn và dài hạn, sau đó bộ phận tổ chức cán bộ sẽ xác định cung nhân lực ởbên trong và bên ngoài doanh nghiệp và trình lên ban giám đốc xét duyệt để từ đó cókế hoạch tuyển dụng nhân sự Hoạch định nhân lực giúp cho việc tuyển dụng lao độngđược diễn ra kịp thời đúng lúc và tìm ra được ứng viên phù hợp với cơng việc, bổ sungcác vị trí cịn trống tránh tình trạng thiếu nhân lực hay cơng việc dư thừa Hoạch địnhnhân lực được thực hiện tốt góp phần lớn trong việc nâng cao năng suất lao động cũngnhư nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp.

+ Phân tích cơng việc: Phân tích cơng việc được thể hiện ở bản mô tả công việc,tiêu chuẩn công việc Bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc luôn được cậpnhật kịp thời cho phù hợp với tình hình hoạt động và chiến lược của ngân hàng, đồngthời làm cơ sở cho các hoạt động tuyển dụng, đào tạo, đánh giá và đãi ngộ trong hệthống Phân tích cơng việc tốt giúp cho các hoạt động quản trị khác dễ dàng hơn vàgián tiếp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại doanh nghiệp.

+ Tuyển dụng nhân lực: Tuyển dụng nhân lực giúp cho doanh nghiệp tìm chomình những ứng viên đảm nhận các vị trí cơng việc cịn thiếu nhân lực Tuyển dụngcó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng lao động bởi nếu ứng viên được tuyểnkhơng có đủ năng lực làm việc thì năng suất sẽ giảm đi và ngược lại Cho nên côngtác tuyển dụng cần được chú trọng nhiều hơn để góp phần nâng cao hiệu quả sửdụng lao động.

Trang 22

+ Đánh giá và trả công lao động: Đánh giá lao động là việc đánh giá mức độhồn thành cơng việc của người lao động từ đó đưa ra các biện pháp giải quyết vớitừng trường hợp để cải thiện tình hình cũng như có hình thức thưởng phạt với họ.Việcđánh giá có ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, đến tâm lý và năng suất lao độngcủa họ Vì vậy, để nâng cao năng suất lao động việc đánh giá cần phải đặt trên nhiềukhía cạnh khác nhau.

+ Trả cơng lao động: Tiền lương là vấn đề luôn được người lao động quan tâmhàng đầu.Tiền lương đáp ứng đúng nhu cầu cũng như công sức mà người lao động bỏra họ sẽ thấy thỏa mãn với công việc hiện tại và hăng say làm việc hơn Nên đây là yếutố có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp.

Trang 23

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNGTẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT VĨNH PHÚ

3.1 Đánh giá tổng quan tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dệt Vĩnh Phú từ năm 2013- 1015

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

- Công ty được xây dựng từ tháng 9/1971

- 19/10/1977: chính thức đi vào hoạt động với tên gọi ban đầu là Nhà máyDệt

Vĩnh Phú.

- 2/6/1994 : Nhà máy dệt Vĩnh Phú được đổi tên thành Công ty Dệt Vĩnh Phú

- Tháng 4/ 2006 : Công ty chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Dệt Vĩnh phú với

số vốn điều lệ 55 tỷ trong đó vốn Nhà nước chiếm 81.1%, vốn cổ đông chiếm 18,9%.- 29/4/2010 : Công ty được cổ phần tiếp đưa tỉ lệ vốn Nhà nước cịn chiếm giữ 10%- Tháng 4/2013 : Cơng ty tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ đồng, tỷ lệ vốn Nhà nướccịn chiếm 7.8%.

Tên: Cơng ty Cổ phần Dệt Vĩnh Phú Tên viết tắt: VIFUTEX.

Trụ sở chính: Số 09 đường Đại Nải - Nơng Trang - Việt Trì - Phú ThọTel : 0210 3846 409

Fax : 0210 3846 676Websit : Vifutex.com.vnE-mail : vifutex@gmail.com

3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Dệt VĩnhPhú

3.1.2.1 Chức năng của Công ty Cổ phần Dệt Vĩnh Phú

- Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc, sợi

- Sản xuất, bán buôn hàng may mặc sẵn (Trừ trang phục)

- Bán bn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy dệt, may, da giầy- Dạy nghề dệt, may

3.1.2.2 Nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Dệt Vĩnh Phú

- Nghiên cứu, tìm hiểu, điều tra thị trường trong và ngoài nước để lập kế hoạch sảnxuất kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu trong và ngồi nước.

Trang 24

hóa cơ sở vật chất kỹ thuật cho phép phù hợp với yêu cầu phát triển của doanh nghiệp,phát triển thị trường và bảo vệ mơi trường.

- Thực hiện nghiêm túc hạch tốn kế toán kinh tế nhằm sử dụng hợp lý tài sản,vật tư, tiền vốn đảm bảo hiệu quả cao trong kinh doanh.

- Thực hiện chế độ tiền lương và Bảo hiểm xã hội, an toàn và bảo hộ lao độngđối với cán bộ công nhân viên.

3.1.3 Cơ cấu tổ chứcbộ máy của Công ty Cổ phần Dệt Vĩnh Phú

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần Dệt Vĩnh Phú

( Nguồn : Phòng tổ chức hành chính Cơng ty CP Dệt Vĩnh Phú)- Hội đồng quản trị: có trách nhiệm quyết định chiến lược phát triển của Công ty, các

phương án đầu tư, xem xét, phê duyệt và giám sát việc thực hiện các phương án sảnxuất kinh doanh của Công ty, giúp Công ty tồn tại và phát triển.

- Giám đốc: có trách nhiệm tổ chức quản lý, sử dụng vốn, tài sản của Cơng ty đúng

Hội đồng quản trị

Tổng giám đốc

Ban kiểm sốt

Trang 25

mục đích, đạt mục tiêu có hiệu quả; xây dựng kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng nămcủa Công ty; điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Cơng ty.

- Phịng Tổ chức hành chính: có trách nhiệm thực hiện các vấn đề liên quan đến nhân

sự, thực hiện tốt chính sách về lương, thưởng, bảo hiểm, phúc lợi cho người lao độngđể giúp lãnh đạo có những thơng tin kịp thời và chính xác.

- Phịng kế tốn tài chính : có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thu chi tài chính, đảm

bảo cho việc hạch tốn được chính xác.

- Nhà máy sợi, dệt : gồm các lao động thực hiện việc sản xuất sản phẩm của Công ty.

3.1.4 Khái quát về nguồn lực của Công ty Cổ phần Dệt VĩnhPhú giai đoạn 2013- 2015

 Về nhân lực:

Bảng 3.1 Tình hình nhân lực của Công ty CP Dệt Vĩnh Phú giai đoạn 2013-2015

Chỉ tiêu 2013 2014 2015So sánh2014/2013 2015/2014ChênhlệchTỷ lệ (%)ChênhlệchTỷ lệ (%)Giới tính Nam 308 349 352 41 13.3 3 0.9Nữ 285 307 310 22 7.7 3 1Trình độĐại học trở lên 30 32 32 2 25 0 0Cao đẳng 40 42 45 2 6.7 3 7.1Trung cấp 52 54 56 2 3.8 2 3.7Sơ cấp - - - - - - -CNKT - - - - - - -LĐ phổ thông 471 528 529 57 12.1 1 0.2Tổng số lao động 593 656 662 63 10.6 6 0.9 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Cơng ty CP Dệt Vĩnh Phú ) Qua bảng số liệu : Số lượng lao động của Công ty năm 2013 là 593 người, năm

Trang 26

cạnh đó cũng chỉ tuyển thêm một lượng lao động nhỏ ( không đáng kể) Do dân sốhiện nay thì nam thường nhiều hơn nữ giới nên số lao động nam cũng chiếm nhiều hơnsố lao động nữ trong công ty Do đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp là hoạt độngsản xuất kinh doanh nên số lượng lao động phổ thông chiếm ưu thế hơn hẳn so với laođộng có trình độ cao hơn như đại học, cao đẳng, trung cấp.

 Về nguồn vốn

Bảng 3.2 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty CP Dệt Vĩnh Phú

Đơn vị: Tỷ đồngChỉ tiêu 2013 2014 2015So sánh2014/2013 2015/2014ChênhlệchTỷ lệ(%)ChênhlệchTỷ lệ(%)Nợ phải trả 180.3 198.2 201.3 17.9 9.9 3.1 1.6Vốn chủ sởhữu 71.2 76.4 79.8 5.2 7.3 3.4 4.5Tổng nguồn vốn 251.5 274.6 281.1 23.1 9.2 6.5 2.4

(Nguồn : Phịng Kế tốn- Tài chính cơng ty CP Dệt Vĩnh Phú)

Qua bảng số liệu trên , nhận thấy rằng số vốn mà Công ty đầu tư vào hoạt độngsản xuất của doanh nghiệp khá lớn Để phục vụ cho nhu cầu sản xuất , Công ty đã đầutư mua các máy móc thiết bị hiện đại với chi phí khá cao Nguồn vốn chưa thực sựvững mạnh , chính vì vậy mà Công ty cần chú trọng đến các khoản đầu tư của mìnhhơn, để làm sao có thế cân đối với tiêu chí là “ vừa tiết kiêm, vùa hiệu quả”.

 Về cơ sở vật chất kỹ thuật

- Có đầy đủ các phòng ban hoạt động riêng, các trang thiết bị cho khối văn phòngđược trang bị đầy đủ, máy tính, máy chiếu, thiết bị khác …

Trang 27

- Cơ sở vật chật đầy đủ, hiện đại, tạo điều kiện tốt nhất phục vụ quá trình làmviệc, đem lại hiệu quả, năng suất cao

3.1.5 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dệt Vĩnh Phú từ năm 2013- 1015

Bảng 3.3 Kết quả kinh doanh Công ty CP Dệt Vĩnh Phú giai đọan 2013 – 2015

Đơn vị: tỷ đồngChỉ tiêuNăm So sánh2013 2014 20152014/2013 2015/2014ChênhlệchTỷ lệ(%)ChênhlệchTỷ lệ(%)Doanh thu 374 408 420 32 8.5 15 3.7

Doanh thu thuần 374 408 420 34 9.1 12 2.9

Giá vốn hàng bán 350.4 379.7 387.9 29.3 8.4 8.2 2.2Lợi nhuận gộp 23.6 28.3 32.1 4.7 19.9 3.8 13.4Chi phí hoạt động kinh doanh 345.5 377.1 388.9 31.6 9.1 11.8 3.1Chi phí bán hàng 1.8 3.4 5.1 1.6 88.9 1.7 50Chi phí quản lí doanh nghiệp 11.3 13.5 14.8 2.2 19.5 1.3 9.6

Lợi nhuận trước thuế 28.5 30.9 31.1 2.4 8.4 0.2 0.6

Chi phí thuế 6.8 7.3 7.4 0.5 7.4 0.1 1.4

Lợi nhuận sau thuế 21.7 23.6 23.7 1.9 8.8 0.1 0.4

(Nguồn: Phịng Kế tốn – Tài chính Cơng ty CP Dệt Vĩnh Phú,)

Về doanh thu: Qua bảng trên có thể thấy doanh thu tăng qua các năm, cụ thể

năm 2014 tăng 8,5% so với năm 2013 và năm 2015 tăng 3.7% so với năm 2014.

Về chi phí: mặc dù doanh thu tăng nhưng do biến động của nền kinh tế thị

trường khiến đồng tiền ngày càng mất giá, từ đó làm cho các khoản chi phí đầu vàotăng, với năm 2015 tốc độ tăng chi phí là 9.1% so với năm 2014

Về lợi nhuận trước thuế: Năm 2014, với sự hồi phục của nền kinh tế khiến cho

Trang 28

lợi nhuận chỉ tăng 0.6%

3.2 Phân tích sự ảnh hưởng của nhân tố môi trường quản trị nhân lực đến hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Cổ phần Dệt Vĩnh Phú

3.2.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

3.2.1.1 Thị trường lao động

Đối với một doanh nghiệp sản xuất yếu tố con người là yếu tố quan trọng bậcnhất, ảnh hưởng tới khả năng hoạt động sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp,yếu tố lao động cũng sẽ quyết định liệu tổ chức có cần tới bộ phận chuyên trách quảntrị nhân lực hay không Trên thị trường lao động hiện nay, đất nước ta đang trong thờikỳ dân số vàng nên lượng lao động là rất dồi dào, nguồn cung lao động lớn hơn so vớicầu lao động Các doanh nghiệp có thể dễ dàng thuê được lượng lao động cần thiết chohoạt động sản xuất Biểu hiện rõ nét nhất đó chính là khơng có những biện pháp nhằmthu hút lao động của đối thủ cạnh tranh về Cơng ty của mình, chính vì vậy đối vớiCông ty Cổ phần Dệt Vĩnh Phú có những lý do cụ thể như sau giúp Cơng ty tránhđược tình trạng bỏ việc của người lao động.

Thứ nhất, Công ty Cổ phần Dệt Vĩnh Phú cũng khơng nằm ngồi sự cạnh tranh

trên thị trường, tuy nhiên do làm tốt công tác bảo đảm chất lượng các sản phẩm, ổnđịnh được số lượng bán sản phẩm, chính vì vậy Cơng ty ln có tài chính ổn định đểcó thể đảm bảo cho đời sống của người lao động, giúp họ ni sống bản thân và giađình, tạo ra tâm lý thoải mái khi làm việc, gắn bó với Cơng ty Ngồi ra, Cơng ty cịncó những chế độ đối với người lao động như cấp đất cho người lao động có thâm niênlàm việc trong Cơng ty, có các thành tích xuất sắc, đây là một trong những chính sáchnhằm giữ chân người lao động tại Công ty.

Thứ hai, Trên địa bàn Công ty đang hoạt động chính thì khơng có nhiều các

doanh nghiệp, các Cơng ty có chung các loại sản phẩm có thể cạnh tranh với Cơng ty,chính vì vậy cũng khơng thể cạnh tranh lao động đối với Công ty được.

Thứ ba, do chính sách tuyển dụng, tuyển mộ lao động của Cơng ty đó là lựa

Trang 29

thêm một khoản chi phí nào khác như tiền thuê nhà trọ, khi họ đi làm xa nhà chính vìthế khi lựa chọn ra quyết định họ sẽ cân nhắc rất kỹ khi phải quyết định lựa chọn.

3.2.1.2 Sự phát triển khoa học, công nghệ

Với quy mô doanh nghiệp thuộc loại vừa ,Công ty đang sử dụng cách quản lýchủ yếu bằng máy chấm công và hệ thống các bảng biểu mẫu đã được quy định, lưuhành trong nội bộ Công ty kết hợp với việc sử dụng các phần mềm quản trị, điều nàyđã góp phần làm tăng khả năng quản lý của cán bộ chuyên trách, giúp cán bộ chuntrách có thể thực hiện cơng việc đơn giản hơn, giúp cán bộ quản trị nhân lực dễ dàngphát hiện những thời gian lao động hao phí của người lao động và có những biện phápđiều chỉnh nhanh chóng đảm bảo cho hoạt động sản xuất của người lao động đượcdiễn ra liên tục và ổn định, góp phần tạo điều kiện để làm những công việc khác trongphịng Đây cũng chính là một yếu tố để khơng tách rời bộ phận đảm nhiệm công tácquản trị nhân lực ra thành bộ phận riêng mà gộp chung vào phịng tổ chức hành chính.

3.2.1.3 Chính trị - luật pháp

Đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước chính là hành lang pháp

lý cho hoạt động quản trị nhân lực đặc biệt là Bộ luật lao động Công ty phải thườngxuyên cập nhật và điều chỉnh các chính sách về đào tạo, tiền lương, trợ cấp, phụ cấp,các chế độ ốm đau, thai sản, quan hệ lao động… cho phù hợp Ví dụ điển hình nhưmức lương tối thiểu vùng và chế độ thai sản cho lao động nữ thay đổi áp dụng từ1/1/2016, Công ty đã cập nhật nhanh chóng và áp dụng vào chính sách nhân sự củamình, đảm bảo quyền và lợi ích cho lao động.

3.2.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

3.2.2.1 Trình độ của nhân lực

Người lao động trong Công ty Cổ phần Dệt Vĩnh Phú có vai trị vơ cùng quantrọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng lao động trong Công ty Với độingũ lao động trẻ, có trình độ học vấn, chun mơn và tay nghề ngày càng cao đã giúpcho quá trình quản lý, điều hành, sử dụng lao động diễn ra dễ dàng và có hiệu quả hơn.- Về kỹ năng: phần lớn nhân viên trong Cơng ty có các kỹ năng cơ bản để thựchiện cơng việc của mình như kỹ năng vận hành các máy móc sản xuất đối với cơngnhân sản xuất hay kỹ năng thương lượng

Trang 30

chỉnh nội quy, quy định làm việc của Công ty, các thỏa thuận trong hợp đồng lao động.- Về sức khỏe, khả năng chịu áp lực cơng việc: vì là doanh nghiệp sản xuất nênkhả năng chịu áp lực trong công việc được ban lãnh đạo hết sức coi trọng và theo đánhgiá thì sức chịu đựng của nhân viên trong Công ty Cổ phần Dệt Vĩnh Phú được đánhgiá cao vì ở những đơn hàng lớn với thời gian hồn thành gấp thì họ thực hiện khá tốttrong cơng việc.

Trình độ nhân lực của tổ chức cũng có ảnh hưởng đến việc hình thành bộ phậnquản trị nhân lực tại Cơng ty, người lao động càng có trình độ cao thì tính độc lập, tựgiác khi làm việc càng cao, như vậy không cần quá nhiều cán bộ làm công tác quản lýnữa Đối với người lao động tại Công ty Cổ phần Dệt Vĩnh Phú thì đa số đều là nhữngngười lao động có trình độ chun mơn , biết việc, cùng với đó là chính sách nhân lựcvới người lao động tốt nên người lao động tại Công ty ln có tinh thần tự giác làmviệc vì lợi ích của Cơng ty và cũng vì lợi ích của họ, chính vì thế đội ngũ cán bộ nhânviên đảm nhiệm công tác quản trị nhân lực của Công ty khá dễ dàng và nhanh chóng,những cán bộ này có thể có thời gian dành cho những cơng việc khác tại phịng Tổchức hành chính.

3.2.2.2 Tổ chức và quản lý nhân lực trong doanh nghiệp

Trình độ quản lý có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp Những người quản lý không ngừng phấn đấu để đạo tạo và quản lý đội ngũ nhân viên của Cơng ty cịn yếu kếm về kinh nghiệm, trình độ chun mơn để đạt đượckết quả như ngày nay.

Từ khâu tuyển dụng và đào tạo nhân lực, Cơng ty Cổ phần Dệt Vĩnh Phú có được nguồn nhân lực có chất lượng có trình độ chun mơn sâu để hồn thành tốt các nhiệm vụ được giao Công tác trả công và đãi ngộ của Công ty hiện tại khiến người laođộng tương đối thỏa mãn, từ đó họ sẽ có tâm lý tốt để làm việc và thêm gắn bó với nơi mình làm việc.

Ngồi việc tạo mơi trường làm việc chun nghiệp an tồn, đội ngũ quản lý tại Công ty luôn giúp cho nhân viên cảm giác làm việc thoải mái như ở nhà Đa số nhân viên hài lòng về việc tạo động lực cho người lao động tại Công ty Đây là cơ sở giúp cho năng suất lao động ngày càng được cải thiện hơn.

Trang 31

đúng người đúng việc, đúng trình độ chun mơn Điều này không những giúp cho Công ty tiết kiệm được nguồn nhân lực, vật lực mà đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.

Tuy nhiên, thời gian làm việc tại Công ty với một số bộ phận còn quá dài, hầu hết đều hơn 8 tiếng/ ngày do đặc thù của ngành Khiến nhân viên cản thấy mệt mỏi, áp lực khi làm việc Gây hiệu quả lao động kém đi.

Nhìn chung cơng tác tổ chức quản lý cần được quan tâm đúng mực bởi nó có ảnh hưởng lớn tới kết quả hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp Nhận thức về điều này Công ty Cổ phần Dệt vĩnh Phú ln nỗ lực hết sức mình trong từng khâu hoạch định, tuyển dụng, đạo tạo phát triển nhân lực… cho đến các vấn đề về trả công và đãi ngộ để đem lại cho nhân viên một môt trường làm việc tốt, phát huy hết khả năng sáng tạo và cống hiến hết mình vì mục tiêu chung của Cơng ty.

3.3.Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp về hiệu quả sử dụng lao động tạiCông ty Cổ phần Dệt Vĩnh Phú từ năm 2013 – 2015

3.3.1 Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp về hiệu quả sử dụng lao động tại Công tyCổ phần Dệt Vĩnh Phú từ năm 2013 – 2015

3.3.1.1 Chỉ tiêu về thời gian và cường độ lao động

Quản lý ngày công, giờ công là việc sử dụng thời gian lao động, nó ảnh hưởngtrực tiếp đến năng suất lao động của người lao động Việc sử dụng không đúng thờigian sẽ làm giảm hiệu suất lao động Nếu người lao động làm việc với cường độ lớntrong một thời gian dài thì họ sẽ cảm thấy mệt mỏi, suy giảm sức lực, thần kinh, giảmkhả năng làm việc, từ đó cũng giảm năng suất lao động Ngược lại nếu người lao độnglàm việc với cường độ thấp thì hiệu quả mang lại cho Cơng ty là khơng cao Chính vìvậy, các chỉ tiêu thời gian và cường độ lao động phải luôn được đảm bảo phù hợp thìmới đem lại hiệu quả sử dụng lao động Ở Công ty Cổ phần Dệt Vĩnh Phú, thời gianlao động được tính như sau:

Số ngày làm việc trong năm: 6 x 52 = 312 ngàySố ngày nghỉ lễ và phép theo quy định: 28 ngàySố ngày làm việc theo chế độ: 312 – 28 = 284 ngàySố giờ làm việc trong ngày: 8 tiếng

Trang 32

Số giờ làm việc trong năm: 284 x 48 = 13632 giờHệ số sử dụng thời gian lao động: k= 284 : 312 = 0,91

Đúng như tính chất cơng việc của một Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu, cáccông nhân luôn phải làm việc khẩn trương, nhanh chóng với những đơn hàng lớn hoặcthời gian hồn thành gấp, điều này đòi hỏi người lao động phải tăng cường thời gianlàm việc, làm việc chăm chỉ, đòi hỏi sự tập trung cao độ,dẫn đến một số công nhâncảm thấy căng thẳng và mệt mỏi Vì vậy, Cơng ty cần chú ý và tổ chức lao động hợplý, tránh để công nhân làm việc quá sức, không những gây ảnh hưởng đến uy tín củaCơng ty mà cịn gây những ảnh hưởng không tốt đến người lao động Bên cạnh đó, đểbù đắp cho những ngày làm việc mệt mỏi, vất vả thì Cơng ty có thể tổ chức các buổigặp mặt, hay là tổ chức các buổi tham quan du lịch để mọi người có thể thoải mái, thưgiãn, bớt căng thẳng để có thể tiếp tục làm việc có hiệu quả, năng suất hơn.

3.3.1.2 Chỉ tiêu về năng suất lao động

Bảng 3.4 : Năng suât lao động của Công ty trong giai đoạn 2013- 2015

Đơn vị tỷ đồngChỉ tiêu 2013 2014 2015So sánh2014/2013 2015/2014ChênhlệchTỷ lệ(%)Chênhlệch Tỷ lệ (%)

Doanh thu thuần 374 408 420 34 9.1 12 2.9

Lợi nhuận sau thuế 21.7 23.6 23.7 1.9 8.8 0.1 0.4

Số lượng lao động( người) 593 656 662 63 10.6 6 0.9NSLĐ bình quân ( tỷ đồng/người) 0.63 0.62 0.63 -0.01 -1.5 0.01 1.6Mức lợi nhuận bình quân( triệu đồng/người)36.6 35.9 35.8 -0.7 -1.9 -0.1 -0.28

(Nguồn: Phịng Kế tốn- Tài chính cơng ty CP Dệt Vĩnh Phú )

Trang 33

sản xuất, hỗ trợ cho lao động trong quá trình làm việc Bên cạnh đó người lao động đãđược đào tạo bài bản hơn, đã quen dần với máy móc thiết bị nên làm việc đạt năngsuất và hiệu quả.

Khả năng sinh lời từ một người lao động cũng giảm qua các năm Từ năm 2013-2014 giảm từ 36.6 triệu đồng xuống còn 35.9 triệu đồng Đến năm 2015, mức này lạitiếp tục giảm xuống còn 35.8 triệu đồng, điều này là do công ty tuyển thêm một sốlượng lớn nhân lực kéo theo gánh nặng về chi phí cao trong khi hiệu quả họ mang lạikhơng tương xứng với những gì bỏ ra Điều này cho thấy, hiệu quả sử dụng lao độngtại công ty chưa tốt, theo xu hướng giảm dần và không mang lại hiệu quả kinh tế cao

3.3.1.3 Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương

Tiền lương luôn là một vấn đề quan trọng mà cả người lao động và cả người sửdụng lao động quan tâm bởi xét theo 2 khía cạnh thì nó khơng chỉ ảnh hưởng đến cuộcsống của chính bản thân người lao động mà còn ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanhnghiệp, của tổ chức.

Bảng 3.5 : Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương

Chỉ tiêu 2013 2014 2015So sánh2014/2013 2015/2014ChênhlệchTỷ lệ(%)Chênhlệch Tỷ lệ (%)Doanh thu( tỷ đồng) 374 408 420 34 9.1 12 2.9

Lợi nhuận sau thuế

( tỷ đồng) 21.7 23.6 23.7 1.9 8.8 0.1 0.4

Số lượng lao động 593 656 662 63 10.6 6 0.9

Tổng chi phí tiền

lương(triệu đồng) 1798 2099 2300 301 16.7 201 9.6

Chi phí tiền lươngbình quân( triệu đồng)3.0 3.2 3.5 0.2 6.7 0.3 9.4Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương/DT0.0048 0.0051 0.0055 0.0003 6.3 0.0004 7.8

Trang 34

(Nguồn : Phịng Kế tốn - Tài chính Cơng ty CP Dệt Vĩnh Phú)

Chi phí tiền lương khơng có thay đổi gì nhiều trong giai đoạn 2013-2015 Tuy lương cho người lao động cịn khá thấp nhưng Cơng ty vẫn đang cố gắngđiều chỉnh, từng bước cải thiện để làm sao cho xứng đáng với công sức người laođộng bỏ ra Bên cạnh đó cịn có các chính sách tăng lương, thưởng , cho người laođộng tùy vào năng suất lao động của từng cá nhân Chính sách tiền lương chưađược sử dụng có hiệu quả.

3.3.2 Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp về hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Cổ phần Dệt Vĩnh Phú từ năm 2013 – 2015

3.3.2.1 Kết quả phân tích và tổng hợp phiếu điều tra

- Mục đích điều tra: Nhằm thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến công

việc và các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng để đánh giá và phân tích nhu cầu đào tạo củađội ngũ cán bộ,công chức, viên chức Trên cơ sở đó để nâng cao hiệu quả sử dụng laođộng, góp phần nâng cao chất lượng cơng tác chun mơn.

- Kết quả điều tra : Em đã phát ra 90 phiếu điều tra về hiệu quả sử dụng laođộng của Công ty, số phiếu hợp lệ thu về là 90 phiếu, với kết quả tổng hợp như sau:

 Về trình độ học vấn hiện tại, đa số nhân viên của Công ty tốt nghiệp phổ thôngvới 53%, trung cấp và cao đẳng tỷ lệ 36 % số nhân viên tốt nghiệp đại học chiếm tỷ lệthấp với 11% -

Trang 35

( Nguồn : Sinh viên điều tra)

Hình 3.1: Kết quả điều tra trình độ học vấn của Công ty Cổ Phần Dệt Vĩnh Phú

 Đánh giá về môi trường làm việc của Công ty

(Nguồn: Sinh viên điều tra)

Hình 3.2: Kết quả điều tra điều kiện và môi truờng làm việc của Công ty Cổ Phần Dệt Vĩnh Phú

Trang 36

ứng nhu cầu của người lao động.

 Về việc đào tạo nhân viên và phát triển nhân viên trong Cơng ty trong đó có10% là khơng đồng ý cịn lại 90% là đồng ý hồn tồn Qua đó cho thấy cơng tác đàotạo rất được Cơng ty chú trọng, thường xuyên mở các lớp nhằm đào tạo nhân viên đểnâng cao trình độ tay nghề, đi sâu vào chun mơn, giúp nhân viên có đủ kinh nghiệm,phát huy năng lực của bản thân để đem lại hiệu quả trong cơng việc.

 Đánh giá về sự hài lịng của người lao động về tiền lương với năng suất lao độngbỏ ra

Về mức lương, khi được hỏi có đến 60% nhân viên hài lịng với mức lương màcơng ty trả cho, có nghĩa là mức lương đủ để ni sống gia đình , bản thân cịn 40%cho rằng không đủ tiêu Kết quả này cho thấy công ty cần thay đổi , điều chỉnh mứclương sao cho phù hợp với công sức người lao động bỏ ra, mức lương cũng là mộttrong những yêu cầu mà có thể giữ chân người lao động và tạo nên sự gắn bó lâu dàicủa họ với Cơng ty.

 Về các chính sách lương, thưởng và phúc lợi

Theo nhận định : “Cách thức trả lương của Cơng ty là hồn tồn hợp lý; Tiềnlương được trả đúng thời hạn; Tiền lương làm việc ngoài giờ anh/chị nhận được là hợplý với sức đóng góp của mình cho cơng ty; Khi nghỉ phép, nghỉ ốm đau, nghỉ chờ việcanh/chị vẫn nhận được tiền lương; Anh/chị nhận được tiền thưởng trong các dịp lễ, tết;Anh/chị được đóng bảo hiểm đầy đủ” thì 79.2% rất đồng ý và đồng ý với nhận địnhtrên, chiếm 12.5 % tạm đồng ý với nhận định trên, chiếm 8.3% khơng đồng ý với nhậnđịnh trên.

 Về việc bố trí, sử dụng lao động của Công ty theo nhận định : “ Phân côngđúng người, đúng việc, nhiệm vụ phân cơng rõ ràng, có kế hoạch cụ thể, rõ ràng”.

80% số phiếu cho rằng nhà quản trị có các chính sách, chiến lược đúng đắntrong kinh doanh, và 20% số phiếu cịn lại cho rằng nhà quản trị có nhiều hạn chếtrong công tác quản lý, điều hành.

3.3.2.2 Kết quả phân tích và tổng hợp phỏng vấn các đối tượng

Trang 37

những kế hoạch cụ thể, rõ ràng Cơng ty cịn mở ra các lớp học, khóa học học đào tạođể nâng cao trình độ chun mơn cũng như tay nghề của nhân viên, bồi dưỡng nhữngkiến thức cần thiết giúp nhân viên có thể làm việc đạt năng suất hiệu quả cao Điềukiện làm việc tốt, tạo điều kiện cho nhân viên trong Công ty làm việc, tinh thần làmviệc hăng say, ln đồn kết, giúp đỡ nhau trong quá tình làm việc, nhân viên mới làmviệc ln được quan tâm, giúp đỡ tận tình, giúp họ tự tin hơn trong công việc.

Theo ông Khuất Đăng Bình – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám ĐốcCông ty Cổ phần Dệt Vĩnh Phú cho biết: Hàng năm , trong Cơng ty vẫn tồn tại tìnhtrạng nhân viên nghỉ việc do mức lương chưa thỏa đáng, bên ngồi thì có q nhiềuCơng ty thu hút họ về làm việc và đảm bảo sẽ trả mức lương phù hợp với cơng sức củahọ bỏ ra Chính vì vậy , sau mỗi đợi như vậy Công ty lại phải mở ra các đợt tuyểndụng nhằm lấp đầy những chỗ trống Cơng ty thường tìm kiếm đối tượng ở các trườngcao đẳng, trung cấp, đại học, đăng tin trên các phương tiện thơng tin đại chúng, tìmkiếm, thu hút lao động về làm việc cho Công ty Công ty ưu tiên những người có kinhnghiệm, sau đó mới đến các lao động tự do và sinh viên Biết đặc thù của nghề, chínhvì vậy Cơng ty có những chế độ đãi ngộ, chính sách giúp nhân viên có thể yên tâm làmviệc như chế độ nghỉ ngơi, nghỉ lễ, nghỉ phép, tiền hoa hồng hay tất cả chế độ BHYT,BHXH, nghỉ mát đều được Công ty đảm bảo Giúp nhân viên có thể thoải mái làmviệc , tạo môi trường làm việc tốt để đem lại hiệu quả, năng suất cao cho Cơng ty.Theo ơng Khuất Đăng Bình thì cơng ty sẽ tích cực chú trọng, quan tâm , đưa ra cácchính sách nhằm cải thiện, thay đổi theo chiều hướng tích cực để làm sao tạo điều kiệntốt nhất cho nhân viên làm việc, giữ chân và giúp nhân viên trung thành, gắn bó lâu dàivới Cơng ty.

3.4 Đánh giá chung thực trạng hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Cổ phầnDệt Vĩnh Phú

3.4.1 Thành công và nguyên nhân

3.4.1.1 Thành công

- Tổ chức và quản lý lao động: Nhờ có sự dày dặn về mặt kinh nghiệm của ban

Trang 38

Người lao động trong Cơng ty làm việc với tinh thần đồn kết, tương trợ lẫn nhau trong công việc cũng giúp cho tiến trình thực hiện cơng việc diễn ra nhanh hơn, đem lại hiệu quả lao động cao.

- Tạo động lực cho người lao động: Khi người lao động làm việc tốt, có tinhthần cố gắng trong cơng việc cũng được cơng ty quan tâm và có các chính sách khenthưởng kịp thời Bên cạnh đó trong những giai đoạn khó khăn, Cơng ty đều thực hiệntốt chế độ trả cơng cho người lao động mà khơng có tình trạng nợ lương như ở nhiềudoanh nghiệp khác.

- Năng lực người lao động: Đội ngũ lao động trong Công ty ngày càng được cảithiện về chất lượng và với độ tuổi lao động cịn khác trẻ nên có khả năng đổi mới, tưduy sáng tạo để đem lại hiệu quả cao trong công việc.

- Điều kiện và môi trường làm việc: Môi trường làm việc của người lao độngtrong Công ty luôn được các nhà quản lý quan tâm và cải thiện nhằm giúp cho ngườilao động yên tâm làm việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm với công việc của mình - Năng suất lao động theo doanh thu của Cơng ty có xu hướng tăng Cơng tyđã áp dụng khoa học kỹ thuật và cải tiến dây truyền máy móc cũng như nâng cao trìnhđộ người lao động để tăng năng suất lao động.

- Hiệu quả sử dụng lao động: Nhìn chung hiệu quả sử dụng lao động của Côngty qua các năm có sự chuyển biến rõ rệt, cụ thể:

+ Thời gian và cường độ lao động: thời gian lao động và nghỉ ngơi của người laođộng được sắp xếp tương đối hợp lý, vào các ngày lễ, tết họ đều được nghỉ theo đúngquy định của Nhà nước Điều này thể hiện sự quan tâm của ban lãnh đạo đối với cơngnhân viên, vì trước đây, vào những ngày lễ, người lao động trong Công ty thườngxuyên phải làm việc tăng ca, dẫn đến khơng được nghỉ ngơi đúng mức Chính thờigian lao động hợp lý không những giúp cho người lao động phục hồi thể lực mà cịnphục hồi tinh thần, trí óc, qua đó nâng cao năng suất, chất lượng cơng việc.

+ Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương: qua đánh giá thực tế, có thể thấy chỉ tiêunày tăng lên rõ rệt trong hai năm trở lại đây, điều này thể hiện sự quan tâm đúng mứccủa các nhà quản trị cấp cao đối với người lao động cũng như công việc của họ.

Trang 39

vào công việc chuyên môn, tạo ra một đội ngũ lao động có trình độ, hăng say làm việcdẫn đến hiệu quả thực hiện công việc cao.

- Công tác đãi ngộ được công ty khá chú trọng về cả đãi ngộ tài chính và phi tài chính.Chế độ lương, thưởng, phụ cấp, trợ cấp cho người lao động đã có tác dụng khuyến khíchhọ thực hiện tốt cơng việc để đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.

3.4.1.2 Nguyên nhân

Những thành công mà Công ty Cổ phần Dệt Vĩnh Phú đạt được là do sự cốgắng, nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ, công nhân viên trong Cơng ty,qua đó góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn Công ty cóchương trình đào tạo bài bản, phù hợp với lao động Bên cạnh đó Cơng ty cũng chútrọng đến đào tạo và phát triển nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên thể hiện bảnthân, cống hiến hết sự sáng tạo, giúp công ty đạt được các mục tiêu đã đề ra, tạo mộtsự phát triển vững mạnh, phấn đấu trở thành một trong những doanh nghiệp nổi tiếngvề lĩnh vực may mặc trong nước cũng như ngoài nước.

3.4.2 Hạn chế và nguyên nhân

3.4.2.1 Hạn chế

- Cường độ lao động kéo dài dẫn đến gây căng thẳng, mệt mỏi cho người lao

động, khiến cho chất lượng sản phẩm bị giảm sút, qua đó làm tăng chi phí sản xuất,giảm lợi nhuận.

- Năng suất lao động của các công nhân trong cơng ty cịn thấp, so với mặt bằng

chung của các công ty đối thủ trên thị trường may mặc thì chỉ bằng 70-80%

- Vấn đề tiền lương trả cho nhân viên trong Công ty cũng chưa thực sự hiệuquả, chưa đáp ứng được nhu cầu trang trải cuộc sống, do đó khơng thu hút và giữ chânđược lao động giỏi.Thường có hiện tượng nhân viên bỏ việc, để tìm kiếm một cơngviệc khác tốt hơn, lương cao hơn.

- Chế độ nghỉ ngơi của Công ty vẫn bị đánh giá là chưa hợp lý, làm việc vớikhối lượng công việc lớn nên công nhân bị mệt mỏi, căng thẳng nhiều, họ cần phảinghỉ ngơi nhiều hơn, chế độ hợp lý hơn để có thể hồi sức, để có thể tiếp tục công việchiệu quả,đem lại năng suất cao.

Trang 40

năng lực, trình độ, điều này cũng dẫn tới vấn đề sử dụng lao động không hiệu quả.- Quá trình xây dựng tiêu chuẩn xếp loại cho lao động chưa được cụ thể, cáchđánh giá chỉ mang tính thủ tục, cào bằng gây sự lãng phí cho mỗi kỳ đánh giá Ngoàira, với cách đánh giá như vậy dễ gây sự bất mãn giữa các thành viên trong Cơng ty, dođó tinh thần làm việc giảm sút, điều này dễ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh chungcủa tồn Cơng ty

- Do nhân viên tuyển dụng vào làm ở cơng ty cịn thiếu kinh nghiệm làm việc, làmviệc trái ngành nghề, bên cạnh đó chất lượng thấp cịn do do Cơng ty thường tuyển chọncon em trong ngành, hoặc thông qua quen biết giới thiệu… cho nên chất lượng lao độngchưa thực sự tốt Công ty lại mất thời gian, kinh phí để đạo tạo laị nhân viên.

- Nhân viên của Công ty chủ yếu là các lao động trẻ tuổi, ít kinh nghiệm, chưa cónhiều kỹ năng trong nghề dẫn đến số nhân viên hoàn thành chỉ tiêu là tương đối thấp

- Công tác đào tạo chưa bám sát nhu cầu của công việc và cịn mang tính hìnhthức Nội dung đào tạo của cơng ty chưa phù hợp, cách trình bày chưa lơi cuốn ngườilao động, hoạt động đào tạo cịn mang tính hình thức và chưa áp dụng vào thực tiễnsản xuất kinh doanh.

- Cơng ty mở ra các khóa học đào tạo nhân viên để nhằm nâng cao trình độchun mơn thì nhân viên thực hiện một cách chống đối, đi muộn về sớm, thái độ họctập, thực hiện không nghiêm túc khiến kết quả đạt được không cao

- Công tác đánh giá còn chưa thực sự tốt, chưa bám sát, theo dõi quá trình làmviệc của nhân viên, nhân viên đánh giá thì chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa đi sâu, đisát người lao động Hệ thống chấm điểm đánh giá nhân viên là hệ thống mới, Cơng tychưa có kinh nghiệm vận hành, do đó chưa phát huy hết hiệu hiệu quả của hệ thống.

3.4.2.2 Nguyên nhân

- Do nhân viên tuyển dụng vào làm ở Cơng ty cịn thiếu kinh nghiệm làm việc, làmviệc trái ngành nghề, bên cạnh đó chất lượng thấp cịn do do Cơng ty thường tuyển chọncon em trong ngành, hoặc thông qua quen biết giới thiệu… cho nên chất lượng lao độngchưa thực sự tốt Công ty lại mất thời gian, kinh phí để đạo tạo laị nhân viên

Ngày đăng: 16/02/2023, 09:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w