1. Trang chủ
  2. » Tất cả

De va dap an thi cuoi hoc ki 2 mon lich su lop 6 nam 2021 de so 2

5 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 417,75 KB

Nội dung

ĐỀ SỐ 2 I Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng II Tự luận (6,0 điểm) Câu 1 Viên tướng nào được vua Hán phong làm Phục ba tướng quân, chỉ đạo hơn 2 vạn quân sang[.]

Trang 1

ĐỀ SỐ 2 I Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng

II Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1: Viên tướng nào được vua Hán phong làm Phục ba tướng quân, chỉ đạo hơn 2 vạn quân sang

xâm lược Âu Lạc vào năm 42?

A Mã Viện B Trần Bá Tiên C Cao Chính Bình D Dương Tư Húc Câu 2: Các chính quyền phong kiến phương Bắc đưa người Hán sang Giao Châu, bắt người Việt học

chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo luật Pháp và phong tục của người Hán nhằm mục đích gì?

A Làm phong phú thêm văn hóa của người Việt B Bảo vệ và phát triển văn hóa của người Việt C Nâng cao trình độ dân trí của người Việt D Đồng hóa người Việt về mặt văn hóa

Câu 3: Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Đầu voi phất ngon cờ vàng Làm cho nữ giới vẻ vang oai hùng

Quần thoa mà giỏi kiếm cung Đạp luồng sóng dữ theo cùng bào huynh”

A Trưng Trắc B Triệu Thị Trinh C Trưng Nhị D Lê Chân Câu 4: Việc Lý Bí lên ngơi, xưng đế (Lí Nam Đế) vào năm 544 đã thể hiện điều gì?

A Lý Bí đã bị đồng hóa bởi lễ giáo, phong tục tập quán của người Hán B Văn hóa Hán đã ảnh hưởng sâu sắc, chi phối đời sống người Việt C Vị thế của nước Việt độc lập, tự chủ, ngang hàng với Trung Hoa D Khát vọng thu phục, thống nhất non sơng đất Việt của Lý Bí

Câu 5: sau khi khởi nghĩa chống quân Lương kết thúc thắng lợi, Triệu Quang Phục đã

A tôn Lý Phật Tử lên làm vua B lên ngôi vua, tổ chức lại chính quyền C lên ngơi hồng đế, đặt lại quốc hiệu D tiến quân sang đánh chiếm Trung Hoa Câu 6: Năm 776, Phùng Hưng cùng em trai là Phùng Hải họp quân khởi nghĩa ở

A Mê Linh B Luy Lâu C Đường Lâm D Hoan Châu

Câu 7: Nội dung nào khơng phản ánh đúng chính sách cải cách nhằm củng cố chính quyền tự chủ của

Khúc Thừa Hạo?

Trang 2

Câu 8: Nội dung nào không phản ánh đúng nét nổi bật trong nghệ thuật quân sự của Ngô Quyền ở trận

Bạch Đằng (938)?

A Dựa vào địa thế hiểm trở để xây dựng trận địa mai phục B Tận dụng yếu tố khí tượng thủy văn để tổ chức chiến đấu C Thực hiện nghi binh, lừa địch vào trận địa mai phục D Chủ động tấn công để chặn trước thế mạnh của giặc II Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

a Nhà nước Lâm Ấp được thành lập trong hoàn cảnh nào?

b Em có nhận xét gì về q trình thành lập và mở rộng nước Cham-pa trong các thế kỉ II - X?

Câu 2 (4,0 điểm): Trình bày những nét khái quát về công cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc, giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 I Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm

Bảng đáp án:

1 - A 2 - D 3 - B 4 - C 5 - B 6 - C 7 - B 8 - D

Hướng dẫn trả lời câu hỏi khó: Câu 3:

- Câu đố dân gian trên cung cấp nhiều dữ liệu quan trọng về nữ anh hùng Triệu Thị Trinh (Bà Triệu) + Triệu Thị Trinh (Bà Triệu) là em gái của Triệu Quốc Đạt – một hào trưởng ở huyện Quan Yên, thuộc quân Cửu Chân (huyện Yên Định, Thanh Hóa) Bà là người có sức khỏe, có chí lớn và giàu mưu Trí + Năm 19 tuổi, Triệu Thị Trinh cùng anh trai tập hợp nhiều nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa, mài gươm

luyện võ, chuẩn bị khởi nghĩa (“theo cùng bào huynh” – “bào huynh” là từ cổ, có nghĩa là anh trai ruột)

+ Có người khuyên bà lấy chồng, bà khẳng khái đáp: “Tơi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom

lưng làm tì thiếp cho người!” ( “đạp luồng sóng dữ”)

+ Khi ra trận, Bà Triệu thường mặc áo giáp, cài trâm vàng, đi guốc ngà, dũng mãnh cưỡi voi một ngà,

phất cờ vàng chỉ huy quân sĩ chiến đấu ( “đầu voi phất ngọn cờ vàng”)

Trang 3

♦ Một số nét nổi bật trong nghệ thuật quân sự của Ngô Quyền ở trận Bạch Đằng (938): - Dựa vào địa thế hiểm trở để xây dựng trận địa mai phục (trận địa cọc ngầm):

+ Sông Bạch Đằng là cửa ngõ phía Đơng Bắc của Việt Nam, nơi có đường giao thông quan trọng từ Biển Đông vào nội địa; cửa sơng rộng, có nhiều nhánh sơng đổ về, hai bên là núi cao, cây cối um tùm, che lấp bờ sơng - một địa hình hiểm trở Nghiên cứu nắm chắc địa hình, sơng nước và các cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù phương Bắc trước đây, Ngơ Quyền tiên đốn rằng: đồn thuyền chiến của qn Nam Hán do Hoằng Tháo chỉ huy sẽ vượt biển tiến vào cửa sông Bạch Đằng rồi vào sâu nội địa Việt Nam Vì thế, Ngơ Quyền đặt quyết tâm: lợi dụng địa hình hiểm trở của rừng núi, sơng nước vùng Đông Bắc để bày binh, bố trận tại vùng hạ lưu và cửa biển Bạch Đằng nhằm diệt gọn toàn bộ quân xâm lược

+ Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng đặt ra là, làm thế nào hãm được địch ở trên sông để tập trung lực lượng tiêu diệt, trong khi chúng có thuyền lớn, quân đông và thành thạo thủy chiến? Để giải quyết vấn đề này, Ngô Quyền chủ trương: phải thiết lập các bãi cọc ngầm, kiên cố, ở giữa lịng sơng, nơi hiểm yếu và được vận hành theo quy luật con nước thủy triều để chặn giặc

- Tận dụng yếu tố khí tượng thủy văn (sự lên xuống của con nước lúc triều cường) để tổ chức chiến đấu

- Thực hiện nghi binh, lừa địch vào trận địa mai phục: khi nước triều đang lên, Ngô Quyền cho một đội binh thuyền nhẹ (được chuẩn bị trước) tiến ra khu vực cửa sơng chính làm nhiệm vụ nhử địch tiến sâu vào bên trong, vượt qua trận địa cọc

II Tự luận (6,0 điểm)

Câu Nội dung Biểu

điểm

1 Nhà nước Lâm Ấp được thành lập trong hoàn cảnh nào? 1,0

* Hoàn cảnh thành lập nước Lâm Ấp:

- Thời Hán, sau khi chiếm được Giao Chỉ và Cửu Chân, quân Hán đánh xuống phía nam chiếm cả đất của người Chăm cổ, sáp nhập vào Nhật Nam, đặt ra huyện Tượng Lâm

- Vào thế kỷ II nhà Hán suy yếu, không thể kiểm soát được các quận ở xa, lợi dụng cơ hội đó vào năm 192 - 193 nhân dân huyện Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy chống lại quân đô hộ của nhà Hán và giành được độc lập, Khu Liên

0,5

Trang 4

tự xưng là vua, đặt tên nước là Lâm ấp

Em có nhận xét gì về q trình thành lập và mở rộng nước Cham-pa trong các thế kỉ II - X?

1,0

* Nhận xét:

- Quá trình thành lập và mở rộng nước Cham-pa trong các thế kỉ II – X diễn ra trên cơ sở các hoạt động quân sự:

+ Sử dụng lực lượng quân sự để tiến hành khởi nghĩa vũ trang, lật đổ ách thống trị của nhà Hán, lập ra nhà nước Lâm Ấp (sau đổi tên thành Cham-pa)

+ Dựa trên cơ sở lực lượng quân sự mạnh (đạo quân thường trực gồm 4 – 5 vạn người), các vua Lâm Ấp đã hợp nhất bộ lạc Dừa với bộ lạc Cau ở phía Nam, tấn cơng các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ - về phía Bắc đến Hồnh Sơn (huyện

Tây Quyển), phía Nam đến Phan Rang, rồi đổi tên nước thành Cham-pa

0,5

0,5

2 Trình bày những nét khái quát về công cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc, giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam

4,0

♦ Chống đồng hóa về văn hóa

- Giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của người Việt: + Tiếng Việt được bảo tồn

+ Duy trì các tập quán: ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình, - Tiếp thu và “Việt hóa” các yếu tố tích cực của văn hóa Hán

♦ Đấu tranh giành độc lập, chủ quyền

- Nguyên nhân: ách đô hộ hà khắc, tàn bạo của các triều đại phong kiến phương

Bắc đã khiến chà đạp nghiêm trọng lên độc lập, chủ quyền dân tộc và khiến đời sống nhân dân Việt Nam lâm vào tình cảnh khốn khổ, bần cùng => mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Việt Nam với các chính quyền phong kiến phương Bắc ngày càng sâu sắc

- Mục tiêu đấu tranh: chống lại ách áp bức, bóc lột của các triều đại phong kiến

phương Bắc, giành lại nền độc lập

- Mang tính liên tục, quyết liệt, bền bỉ,… kéo dài suốt tất cả các triều đại phong kiến phương Bắc cai trị

- Quy mô: ban đầu bùng nổ ở từng địa phương, sau đó ngày càng lan rộng ra các địa

Trang 5

phương khác, tập trung chủ yếu ở vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Một số cuộc đấu tranh còn nhận được sự hưởng ứng của các quốc gia láng giềng

- Lực lượng lãnh đạo: chủ yếu là các quý tộc, hào trưởng người Việt hoặc quý tộc

gốc Hán đã Việt hóa (Lý Bí,…)

- Lực lượng tham gia: đơng đảo các tầng lớp nhân dân - Các cuộc đấu tranh tiêu biểu:

+ Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40 - 43) + Khởi nghĩa của Lí Bí (542 - 603) + Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ (905)

- Kết quả:

+ Hầu hết đều thất bại

+ Một số cuộc khởi nghĩa giành được quyền tự chủ trong thời gian ngắn

+ Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền (938) đã: chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc Việt Nam

0,25

0,25 0,5

Ngày đăng: 16/02/2023, 09:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w