ĐỀ SỐ 3 I Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1 Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây? “Ai người quê ở Phong Châu Giận giặc t[.]
Trang 1ĐỀ SỐ 3 I Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1: Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?
“Ai người quê ở Phong Châu
Giận giặc tham bạo, thù chồng chẳng quên Hồng quần nhẹ bước chinh yên Đuổi ngay Tô Định dẹp yên biên thành?”
A Trưng Trắc B Triệu Thị Chinh C Lê Chân D Bùi Thị Xuân Câu 2: Nội dung nào không phản ánh đúng những biện pháp nhằm đồng hóa người Việt về văn hóa
của các chính quyền phong kiến phương Bắc?
A Đưa người Hán sang Giao Châu, cho ở lẫn với người Việt B Bắt người Việt học chữ Hán, tiếng Hán và tiếp thu Nho giáo C Buộc người Việt tuân theo luật pháp và phong tục của người Hán D Xây dựng nhiều trường học để mở mang tri thức cho người Việt
Câu 3: Ai là tác giả của câu nói sau đây: “Tơi muốn cưỡi con gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chám cá
kình ở biển khơi, đánh đuổi qn Ngơ giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người?”
A Trưng Trắc B Triệu Thị Chinh C Lê Chân D Bùi Thị Xuân Câu 4: Điểm tương đồng giữa khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khởi nghĩa Lý Bí là gì?
A Lãnh đạo khởi nghĩa là quý tộc gốc Hán đã Việt hóa B Giành và giữ được chính quyền trong thời gian ngắn C Đấu tranh chống lại ách đô hộ, xâm lược của nhà Lương D Thắng lợi, mở ra thời kì độc lập lâu dài trong lịch sử dân tộc Câu 5: Lý Phật Tử thối thác, khơng sang chầu nhà Tùy, vì
A nhà Tùy khơng có lời mời trang trọng B đường xá sang nhà Tùy xa xôi, hiểm trở C không chấp nhận thân phận là nước chư hầu D sức khỏe của Lý Phật Tử không tốt
Câu 6: Năm 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải đã họp quân khởi nghĩa, chống lại ách đô hộ của
A nhà Đường B nhà Lương C nhà Hán D nhà Ngô
Trang 2A Chôn cất người chết trong các lăng mộ B Sáng tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở chữ
Phạn
C Ở nhà sàn và có thói quen ăn trầu cau D Chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hóa Trung
Hoa
Câu 8: Cách chỉ huy quân sự của Triệu Quang Phục và Ngơ Quyền có điểm gì tương đồng? A Chủ động tấn công để chặn trước thế mạnh của quân giặc
B Tập trung lực lượng để thực hiện “đánh nhanh thắng nhanh” C Kết hợp linh hoạt giữa tiến cơng và hịa hỗn với kẻ thù D Triệt để tận dụng yếu tố địa hình để tổ chức chiến đấu II Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Quan sát các bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi:
a Những bức tranh trên gợi cho em liên tưởng tới chính sách cai trị nào của chính quyền phong kiến phương Bắc ở Việt Nam trong các thế kỉ II TCN – X?
b Theo em, những chính sách đó đã để lại hậu quả như thế nào?
Câu 2 (4,0 điểm): Trận đánh của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng diễn ra như thế nào? Phân tích
những nguyên nhân dẫn đến chiến thắng Bạch Đằng năm 938
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 I Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm
Bảng đáp án:
1 - A 2 - D 3 - A 4 - B 5 - C 6 - A 7 - B 8 - D
Trang 3- So với người Việt, đời sống văn hóa của cư dân Cham-pa có điểm khác biêt là: sáng tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ (khoảng thế kỉ XIII, người Việt sáng tạo ra chữ Nôm – chữ viết riêng của dân tộc cơ sở chữ Hán của Trung Quốc)
- Nội dung các đáp án A, C, D không phù hợp, vì:
+ Người Chăm khơng thực hiện chơn cất người chết trong các lăng mộ mà có tục hỏa táng người chết (đốt xác người chết thành tro), bỏ tro vào bình hoặc vị gốm rồi ném xuống sơng hay xuống biển
+ Cả người Việt và cư dân Cham-pa đều có tập quán ở nhà sàn, ăn trầu cau + Nền văn hóa của cư dân Cham-pa chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hóa Ấn Độ => Chọn đáp án B
Câu 8:
- Cách chỉ huy quân sự của Triệu Quang phục và Ngô Quyền có điểm tương đồng là: triệt để tận dụng yếu tố địa hình để tổ chức chiến đấu:
+ Triệu Quang Phục dựa vào đầm Dạ Trạch để xây dựng căn cứ chiến đấu và tổ chức đánh du kích để tiêu diệt từng bộ phận sinh lực địch và từng bước làm chuyển hóa tương quan lực lượng giữa quân dân Vạn Xuân và quân Lương
+ Ngô Quyền dựa vào địa thế hiểm trở của sông Bạch Đằng và điều kiện khí tượng thủy văn (thủy triều) để xây dựng trận địa cọc ngầm và tổ chức trận thủy chiến với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng
=> Chọn đáp án D
II Tự luận (6,0 điểm)
Câu Nội dung Biểu
Trang 4a Những bức tranh trên gợi cho em liên tưởng tới chính sách cai trị nào của chính quyền phong kiến phương Bắc ở Việt Nam trong các thế kỉ II TCN – X?
0,75
* Những chính sách cai trị của các chính quyền phong kiến phương Bắc được phản ánh qua bức tranh:
- Hình 1: cử quan lại người Hán tới cai trị ở Việt Nam
- Hình 2: vơ vét tài nguyên (vàng, bạc, các sản vật quý hiếm: ngọc trai, đồi mồi, trầm hương…), bóc lột nhân dân Việt Nam (nộp thuế, lao dịch,…)
- Hình 3: thực hiện đồng hóa về văn hóa (thơng qua các biện pháp: đưa người Hán sang Việt Nam và cho ở lẫn với người Việt; bắt người Việt học chữ Hán, học tiếng Hán, tuân theo luật pháp và phong tục tập quán của người Hán…)
0,25 0,25
0,25
b Theo em, những chính sách đó đã để lại hậu quả như thế nào? 1,25
* Hậu quả từ những chính sách cai trị cuả các triều đại phong kiến phương Bắc:
- Xâm phạm và chà đạp nghiêm trọng nền độc lập, chủ quyền của người Việt - Tài nguyên đất nước vơi cạn
- Nhân dân Việt Nam bị bóc lột đến kiệt quệ, lâm vào cảnh nghèo khổ, khốn cùng => Mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Việt Nam với các chính quyền phong kiến phương Bắc ngày càng sâu sắc, bao trùm trong xã hội => đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ hàng loạt các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam
0,25 0,25 0,25 0,5
2 Trận đánh của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng diễn ra như thế nào? Phân tích những nguyên nhân dẫn đến chiến thắng Bạch Đằng năm 938
4,0
* Diễn biến chính của trận Bạch Đằng (938)
- Năm 938, nghe tin quân Nam Hán chuẩn bị tiến vào xâm lược nước ta, Ngô Quyền kéo quân vào Đại La Sau khi tiêu diệt nội phản (KIều Công Tiễn), Ngô quyền lên kế hoạch và tổ chức quân dân ta chuẩn bị kháng chiến: xây dựng trận địa cọc ngầm trên sơng Bạch Đằng, có qn mai phục hai bên bờ
- Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta theo đường sông Bạch Đằng
0,5
Trang 5- Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân giặc vào cửa sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên Quân giặc đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm
- Khi nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền cho quân đánh quật trở lại Quân Nam Hán rút chạy ra biển Đúng lúc nước triều rút nhanh, bãi cọc nhô lên, quân ta từ hai bên bờ tiến đánh Thuyền giặc xô vào bãi cọc nhọn vỡ tan tành Quân Nam Hán rối loạn, thiệt hại quá nửa, Lưu Hoằng Tháo tử trận
- Chỉ trong một ngày, trận Bạch Đằng của quân và dân ta toàn thắng Vua Nam Hán buộc phải hạ lệnh thu quân về nước
* Nguyên nhân dẫn đến chiến thắng Bạch Đằng (938):
Nguyên nhân chủ quan (ngun nhân quyết định):
- Lịng u nước, ý chí đoàn kết chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam - Nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo:
+ Tập hợp, huy động được sức mạnh của toàn dân đứng lên chống quân xâm lược
+ Đề ra kế hoạch đánh giặc chủ động, độc đáo: chủ động tiêu diệt nội phản (Kiều Công Tiễn); chủ động xây dựng trận địa cho một trận quyết chiến chiến lược
+ Chỉ huy và tổ chức trận đánh một cách sáng tạo, phát huy được thế mạnh của quân ta: kết hợp chiến đấu giữa quân thủy và quân bộ; sử dụng lối đánh phục kích, mai phục; giả vờ khiêu chiến, nhử địch rồi phản công thần tốc khi thời cơ đến,…
- Tài thao lược, sự lãnh đạo sáng suốt của Ngô Quyền cùng các lướng lĩnh tài giỏi Nguyên nhân khách quan:
- Quân Nam Hán lực lượng tuy đông nhưng chủ quan, kiêu ngạo; lại khơng quen địa hình, địa vật,… nên sớm thất bại