ĐỀ SỐ 1 I Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1 Sau khi đánh đuổi được quân xâm lược, Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở A Mê Linh (H[.]
Trang 1ĐỀ SỐ 1 I Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1: Sau khi đánh đuổi được quân xâm lược, Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương),
đóng đơ ở
A Mê Linh (Hà Nội) B Phong Châu (Phú Thọ)
C Cổ Loa (Hà Nội) D Luy Lâu (Bắc Ninh)
Câu 2: Nội dung nào không phản ánh đúng về chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương
Bắc đối với Việt Nam trong những thế kỉ I – V?
A Đồng hóa về văn hóa B Vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân cơng C Nắm độc quyền về sắt D Cho người Việt cai trị ở cấp huyện Câu 3: Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?
“Đố ai cũng khách thoa quần Đạp luồng sóng dữ đuổi quân giặc thù
Cửu Chân nức tiếng ngàn thu Vì dân quyết phá ngục tù lầm than?”
A Trưng Trắc B Triệu Thị Trinh C Trưng Nhị D Lê Chân Câu 4: Lý Bí đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, nhằm thể hiện mong ước về
A sự lan tỏa mạnh mẽ của văn hóa Việt B một đất nước yên bình, an vui C một đất nước hùng cường, trường tồn D sức sống mãnh liệt của người Việt
Câu 5: Sau thất bại ở hồ Điển Triệt, Lý Nam Đế đã trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân
Lương cho
A Triệu Quang Phục B Lý Phật Tử C Triệu Túc D Lý Thiên Bảo Câu 6: Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành
A An Đông đô hộ phủ B An Tây đô hộ phủ
C An Bắc đô hộ phủ D An Nam đô hộ phủ
Câu 7: Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của sự kiện: “năm 906, vua Đường buộc phải
phong cho Khúc Thừa Dụ làm tiết độ sứ An Nam đô hộ phủ”?
Trang 2D Cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc của người Việt đã thắng lợi bước đầu
Câu 8: Nét nổi bật trong cách chỉ huy quân sự của Ngô Quyền ở trận Bạch Đằng (938) là gì? A Tiến cơng thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng
B Dựa vào địa thế hiểm trở để tổ chức trận địa mai phục C Chủ động tấn công để chặn trước thế mạnh của giặc D Kết hợp linh hoạt giữa tiến cơng và hịa hỗn với kẻ thù II Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Trình bày những nét lớn về tình hình hình kinh tế và văn hóa của Cham-pa từ thế kỉ
II đến thế kỉ X
Câu 2 (3,0 điểm): Hãy nêu những đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Khúc Thừa
Dụ và Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm
Bảng đáp án:
1 - A 2 - D 3 - B 4 - C 5 - A 6 - D 7 - B 8 - B
Hướng dẫn trả lời câu hỏi khó: Câu 7:
- Sự kiện: năm 906, vua Đường buộc phải phong cho Khúc Thừa Dụ làm tiết độ sứ An Nam đô hộ phủ” đã chứng tỏ:
+ Nhà Đường đã lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng; không thể tiếp tục cai trị Việt Nam như trước nữa, nên đã buộc phải thừa nhận quyền tự chủ của người Việt
+ Người Việt đã giành được quyền tự chủ => cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân Việt Nam đã bước đầu giành được thắng lợi Thắng lợi này đã “đặt nền móng”, tạo điều kiện cho nhân dân Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn vào năm 938
- Nội dung đáp án B khơng phản ánh đúng về sự kiện, vì: cuộc đấu tranh giành độc lập của người Việt giành được thắng lợi hoàn toàn gắn với chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền
Câu 8:
Trang 3- Sông Bạch Đằng là cửa ngõ phía Đơng Bắc của Việt Nam, nơi có đường giao thông quan trọng từ Biển Đông vào nội địa; cửa sơng rộng, có nhiều nhánh sơng đổ về, hai bên là núi cao, cây cối um tùm, che lấp bờ sơng - một địa hình hiểm trở Nghiên cứu nắm chắc địa hình, sơng nước và các cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù phương Bắc trước đây, Ngơ Quyền tiên đốn rằng: đồn thuyền chiến của quân Nam Hán do Hoằng Tháo chỉ huy sẽ vượt biển tiến vào cửa sông Bạch Đằng rồi vào sâu nội địa Việt Nam Vì thế, Ngơ Quyền đặt quyết tâm: lợi dụng địa hình hiểm trở của rừng núi, sông nước vùng Đông Bắc để bày binh, bố trận tại vùng hạ lưu và cửa biển Bạch Đằng nhằm diệt gọn toàn bộ quân xâm lược
- Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng đặt ra là, làm thế nào hãm được địch ở trên sông để tập trung lực lượng tiêu diệt, trong khi chúng có thuyền lớn, quân đông và thành thạo thủy chiến? Để giải quyết vấn đề này, Ngô Quyền chủ trương: phải thiết lập các bãi cọc ngầm, kiên cố, ở giữa lòng sông, nơi hiểm yếu và được vận hành theo quy luật con nước thủy triều để chặn giặc
- Thực hiện kế hoạch đề ra, Ngô Quyền huy động quân và dân vào rừng chặt gỗ, vận chuyển ra khu tập kết, động viên nhân dân tích cực rèn mũi sắt, vát nhọn đầu cọc, làm tốt mọi công tác chuẩn bị
=> Thực tiễn trận Bạch Đằng cho thấy, việc lợi dụng thủy triều và địa thế tự nhiên hiểm trở để tổ chức trận địa cọc ngầm ở dưới lịng sơng của Ngơ Quyền đã khiến cho quân Nam Hán rơi vào thế bị động, lúng túng và nhanh chóng bị tiêu diệt
II Tự luận (6,0 điểm)
Câu Nội dung Biểu
điểm 1 Trình bày những nét lớn về tình hình hình kinh tế và văn hóa của Cham-pa từ
thế kỉ II đến thế kỉ X
3,0
* Tình hình kinh tế:
- Nơng nghiệp
+ Nơng nghiệp trồng lúa nước giữ vai trị chủ đạo + Biết sử dụng công cụ bằng sắt và trâu, bò để kéo cày
+ Sáng tạo xe guồng nước để đưa nước từ sông, suối lên ruộng và dẫn nước từ ruộng thấp lên ruộng cao
+ Ngoài trồng lúa, cư dân Cham-pa còn trồng các loại cây ăn quả (cau, dừa, mít…) và các loại cây khác (bơng, gai…)
Trang 4- Nghề khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi, sừng tê…), làm đồ gốm khá phát triển
- Thương nghiệp:
+ Buôn bán, trao đổi với nhân dân các quận ở Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ + Một số lái bn Chăm cịn kiêm nghề cướp biển và bn bán nơ lệ
* Tình hình văn hóa:
- Chữ viết: Người Chăm có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ - Tôn giáo: Nhân dân Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật
- Đời sống sinh hoạt:
+ Có tục hỏa táng người chết + Ở nhà sàn và ăn trầu cau
+ Có quan hệ gần gũi với người Việt
- Nghệ thuật, kiến trúc: tháp chàm, đền, tượng, các bức chạm nổi…
0,25 0,5 0,25 0,25 0,5 0,25
2 Hãy nêu những đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Khúc Thừa Dụ và Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc
3,0
- Hai Bà Trưng: lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống quân xâm lược Đông Hán;
mở đầu cho phong trào đấu tranh giải phóng, giành lại nền độc lập dân tộc, tự chủ của nhân dân Việt Nam chống ách đơ hộ của phong kiến phương Bắc
- Lý Bí: liên kết với các hào kiệt nổi dậy khởi nghĩa chống quân nhà Lương, lập ra
nhà nước Vạn Xuân => khẳng định sự trưởng thành về ý thức dân tộc, lịng tự tin vào năng lực quản lí, làm chủ đất nước của nhân dân Việt Nam
- Triệu Quang Phục: kế tục sự nghiệp của Lý Bí tổ chức cuộc kháng chiến chống
quân xâm lược nhà Lương giành được quyền tự chủ trong thời gian ngắn
- Khúc Thừa Dụ: lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền, đánh đổ ách
thống trị của nhà Đường; xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ => đánh dấu sự thắng lợi về cơ bản của cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc, đặt nền móng để nhân dân Việt Nam tiến tới thắng lợi hồn tồn
- Ngơ Quyền: làm nên chiến công vĩ đại ở trận Bạch Đằng (938); đập tan ý chí
xâm lược của quân Nam Hán => chấm dứt hoàn tồn thời kì đơ hộ, thống trị của các triều đại phương Bắc (kéo dài hơn một ngàn năm) ở Việt Nam; mở ra thời đại
0,5
0,5
0,5
0,75