1. Trang chủ
  2. » Tất cả

De va dap an thi giua hoc ki 2 mon lich su lop 6 nam 2021 de so 2

5 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

ĐỀ SỐ 2 I Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1 Những nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây? “Đố ai nêu lá quốc kì Mê Linh đấ[.]

Trang 1

ĐỀ SỐ 2 I Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1: Những nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Đố ai nêu lá quốc kì Mê Linh đất cũ cịn ghi mn đời

Yếm, khăn đội đá vá trời

Giặc Tơ mất vóa rụng rời thốt thân?”

A Lê Chân và Triệu Thị Trinh B Trưng Trắc và Trưng Nhị C Phạm Thị Uyển và Bùi Thị Xuân D Lê Thị Hoa và Lê Chân

Câu 2: Viên tướng nào đã được nhà Hán cử sang đàn áp nghĩa quân của khởi nghĩa Hai Bà Trưng?

A Lưu Cung B Tô Định C Mã Viện D Triệu Tiết

Câu 3: Nội dung nào dưới đây khơng phản ánh đúng tình hình nơng nghiệp nước ta từ thế kỉ I đến thế

kỉ VI?

A Cây trồng và vật nuôi rất phong phú B Hệ thống thủy lợi khơng được chăm sóc C Việc sử dụng trâu bò để cày, bừa rất phổ biến D Một năm có hai vụ lúa: vụ chiêm và vụ mùa Câu 4: Sau những chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc, người Việt vẫn giữ

được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên, vì

A văn hóa của người Việt phát triển hơn văn hóa Hán B truyền thống yêu nước và lịng tự tơn dân tộc

C văn hóa Hán cịn lạc hậu, kém phát triển D chính quyền đơ hộ nới lỏng chính sách cai trị Câu 5: Sau khi lên ngơi, Lý Bí đặt quốc hiệu là gì?

A Đại Cồ Việt B Vạn Xuân C Đại Nam D An Nam

Câu 6: Khi không chống đỡ nổi cuộc đàn áp của nhà Lương vào năm 545, Lý Nam Đế đã có chủ

trương gì?

A Chủ động rút lui B Đầu hàng nhà Lương

C Chủ động giảng hịa D Tự tử để bảo tồn khí tiết

Câu 7: Nội dung nào dưới đây khơng phải chính sách cai trị của nhà Đường đối với An Nam đô hộ

Trang 2

A Siết chặt bộ máy thống trị B Tăng thêm đồn

trú, xây thành lũy

C Loại bỏ chính sách đồng hóa D Đặt thêm nhiều thứ thuế vơ lí Câu 8: Di sản nào của người Chăm-pa còn tồn tại cho đến ngày nay?

A Chùa Một Cột B Chùa Tây Phương C Thánh địa Mỹ Sơn D Cầu Tràng Tiền II Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

a Nhận xét về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà sử học Lê Văn Hưu có viết: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là phụ nữ, hơ một tiếng mà các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương.” Em có suy nghĩ gì về nhận xét của Lê Văn Hưu?

b Việc nhân dân Việt Nam lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi đã nói lên điều gì?

Câu 2 (3,0 điểm): Phân tích ngun nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Lương

do Triệu Quang Phục lãnh đạo

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 I Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm

Bảng đáp án:

1 - B 2 - C 3 - B 4 - B 5 - B 6 - A 7 - C 8 - C

Hướng dẫn trả lời câu hỏi khó:

Câu Nội dung Biểu

điểm 1 Nhận xét về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà sử học Lê Văn Hưu có viết:

“Trưng Trắc, Trưng Nhị là phụ nữ, hô một tiếng mà các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương.” Em có suy nghĩ gì về nhận xét của Lê Văn

Hưu?

1,0

Trang 3

- Nhân dân Việt Nam giàu lòng yêu nước, tinh thần đồn kết; ý chí kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm nên sẵn sàng nổi dậy, hưởng ứng các cuộc đấu

tranh vì độc lập tự do của bất kì hào kiệt nào (“Trưng trắc, Trưng Nhị là phụ nữ, hô một tiếng mà các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh ngoại đều hưởng ứng”)

0,5

- Nhân dân Việt Nam đủ sức giành và giữ nền độc lập của dân tộc; xây dựng đất

nước giàu mạnh, hùng cường, sánh ngang với Trung Hoa (“hình thế đất Việt ta đủ dựng nghiệp bá vương”)

Lưu ý: Học sinh có thể đưa ra các nhận xét, cảm nhận khác của bản thân về lời

nhận xét của nhà sử học Lê Văn Hưu, vì vậy, giáo viên cần linh hoạt khi chấm

điểm

0,5

Việc nhân dân Việt Nam lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi đã nói lên điều gì?

2,0

* Việc nhân dân Việt Nam lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi đã chứng tỏ:

- Nhân dân Việt Nam kính trọng và ghi nhớ cơng lao của Hai Bà Trưng và những vị tướng đã hi sinh vì độc lập, tự do của đất nước

0,5

- Việc phụng thờ Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh đã tiếp tục lưu truyền những trang sử vẻ vang, hào hùng của cha ông trong lịch sử dựng nước và giữ nước; thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn”; tạo nên sự cố kết cộng đồng bền vững; góp phần quan trọng vào việc giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ sau

1,0

- Cho thấy sự phong phú, đa dạng trong bức tranh tín ngưỡng – tâm linh (tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc), phong tục – tập quán của người Việt Nam

Lưu ý: Học sinh có thể đưa ra các ý kiến, suy nghĩ khác của bản thân, vì vậy, giáo viên cần linh hoạt khi chấm điểm

0,5

2 Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Lương do Triệu Quang Phục lãnh đạo

3,0

Trang 4

♦ Nguyên nhân chủ quan (nguyên nhân quyết định):

- Nhân dân Việt Nam giàu lòng yêu nước, tinh thần đồn kết; ý chí kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm

0,25

- Nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo:

 Tập hợp, đoàn kết sức mạnh của toàn dân đứng lên chống quân xâm lược 0,25  Căn cứ tình hình thực tiễn để đưa ra kế sách chiến đấu hợp lí:

+ Đầu năm 545, nhà Lương huy động đại binh, cử tướng tài là Trần Bá Tiên dồn sức mở cuộc tấn công, xâm lược Vạn Xuân

+ Xét thấy đây là cuộc chiến không cân sức, nếu tập trung lực lượng công khai dàn trận quyết đấu với kẻ địch vừa đông, vừa mạnh thì thất bại là điều khó tránh khỏi Do đó, Triệu Quang Phục và các tướng lĩnh đã quyết định thực hiện việc: rút lui chiến lược, “giữ đất hiểm, dùng kỳ binh”, tập trung phát triển lực lượng; triệt để thực hiện chiến tranh du kích

0,5

 Dựa vào địa thế hiểm trở của đầm Dạ Trạch để xây dựng căn cứ chiến đấu: + Dạ Trạch là một vùng đồng lầy rộng mênh mông, lau sậy um tùm Ở giữa có một bãi đất cao, khơ ráo, có thể ở được Đường vào bãi rất kín đáo, khó khăn, chỉ có thể dùng thuyền nhỏ, chống sào lướt nhẹ trên đám cỏ nước, theo mấy con lạch nhỏ mới tới được Nếu không thông thạo đường lối thì dễ bị lạc, khơng biết đường ra; hoặc lỡ rơi xuống nước có thể bị rắn độc cắn

+ Nhận thấy địa thế của đầm Dạ Trạch rất thuận lợi cho việc phòng thủ, Triệu Quang Phục đã quyết định đưa về Dạ Trạch Xây dựng nơi đây thành căn cứ chiến đấu

=> Sau gần 4 năm dựa vào đầm Dạ Trạch (giữ đất hiểm) cùng chiến thuật đánh du kích và được nhân dân hết lịng đùm bọc, che chở thì kế sách đánh địch lâu dài (dùng kỳ binh) mà Triệu Quang Phục vạch ra đã dần làm thay đổi tương quan lực lượng giữa quân dân Vạn Xuân với quân Lương, khiến quân Lương ngày càng suy yếu, mệt mỏi

0,5

 Chớp thời cơ để tổng phản công quân địch:

+ Năm 550, khi Trần Bá Tiên đang sa lầy ở đầm Dạ Trạch thì nội bộ triều đình nhà Lương có biến loạn, Trần Bá Tiên buộc phải về nước, ủy quyền cho

Trang 5

tì tướng là Dương Sàn ở lại Vạn Xuân

+ Chớp thời cơ đó, Triệu Quang Phục huy động lực lượng phản công đánh tan quân xâm lược, chiếm lại Long Biên => cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi

- Tài thao lược, sự lãnh đạo sáng suốt của Triệu Quang Phục và các tướng lĩnh tài giỏi

0,25

♦ Nguyên nhân khách quan:

- Quân Lương gặp nhiều khó khăn khi xâm lược Vạn Xn: khơng thơng thạo địa hình, khơng hợp khí hậu, thủy thổ,…

0,25

Ngày đăng: 16/02/2023, 09:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w