1. Trang chủ
  2. » Tất cả

De va dap an thi giua hoc ki 2 mon lich su lop 6 nam 2021 de so 1

4 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 479,61 KB

Nội dung

ĐỀ SỐ 1 I Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1 Những nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong đoạn thơ dưới đây? “Thù nước, nợ nhà oằn nặng gánh Chị em[.]

Trang 1

ĐỀ SỐ 1 I Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1: Những nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong đoạn thơ dưới đây?

“Thù nước, nợ nhà oằn nặng gánh Chị em siết chặt cán gươm thiêng Chí lớn như trăng trịn vành vạnh Tô Định cúi đầu trước thuyền quyên?”

A Lê Chân và Triệu Thị Trinh B Trưng Trắc và Trưng Nhị C Phạm Thị Uyển và Bùi Thị Xuân D Lê Thị Hoa và Lê Chân

Câu 2: Sau khi được suy tôn lên làm vua, Trưng Trắc đã chọn địa phương nào làm kinh đô?

A Mê Linh B Hoa Lư C Đại La D Cổ Loa

Câu 3: Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán A tăng cường bộ máy thống trị ở châu Giao

B sáp nhập châu Giao vào lãnh thổ châu Liêm C tách riêng Âu Lạc ra để cai quản

D gộp thêm 3 tỉnh của Trung Quốc vào châu Giao

Câu 4: Nguyên nhân sâu xa nào đã dẫn đến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248? A Nghĩa quân đã chuẩn bị đầy đủ lực lượng

B Anh trai của Triệu Thị Trinh bị giặc Ngơ sát hại C Chính sách áp bức, bóc lột của nhà Hán

D Nhà Ngơ rơi vào tình trạng khủng hoảng, chia cắt

Câu 5: Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Vua nào xưng “đế” đầu tiên Vạn Xuân tên nước vững an nhà nhà?”

A Lý Nam Đế B Mai Hắc Đế C Lý Phật Tử D Triệu Quang Phục

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến

chống Lương do Triệu Quang Phục lãnh đạo?

A Nhận được sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân

Trang 2

C Biết chớp thời cơ để tiến hành phản công quân địch

D Tương quan lực lượng chênh lệch, bất lợi cho quân Lương

Câu 7: Trước khi khởi nghĩa, Phùng Hưng đã giữ chức vụ gì ở An Nam đơ hộ phủ?

A Thái thú B Thái úy C Tiết độ sứ D Quan lang

Câu 8: Văn hóa Cham-pa chịu ảnh hưởng đậm nét của nền văn hóa nào trên thế giới?

A Trung Quốc B Ai Cập C Ấn Độ D Ả Rập

II Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (4,0 điểm): Trình bày những chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội ở Việt Nam thời Bắc

thuộc Tại sao có sự chuyển biến đó?

Câu 2 (2,0 điểm): Nhà nước Vạn Xuân ra đời trong hoàn cảnh nào? Em có suy nghĩ gì về việc Lý Bí

xưng đế (Lí Nam Đế) và đặt tên nước là Vạn Xuân?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm

Bảng đáp án:

1 - B 2 - A 3 - A 4 - C 5 - A 6 - D 7 - D 8 - C

II Tự luận (6,0 điểm)

Câu Nội dung Biểu

điểm 1 Trình bày những chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội ở Việt Nam thời Bắc

thuộc Tại sao có sự chuyển biến đó?

4,0

* Những chuyển biến kinh tế, văn hóa, xã hội ở Việt Nam thời Bắc thuộc:

- Về kinh tế:

+ Nông nghiệp: nhờ công cụ bằng sắt được sử dụng phổ biến nên diện tích trồng trọt được mở rộng và các cơng trình thuỷ lợi được xây dựng nên năng suất lúa cao hơn trước

+ Thủ công nghiệp: việc khai thác vàng, bạc được đẩy mạnh, các nghề truyền thống (rèn sắt, đúc đồng, ) phát triển; xuất hiện mội số nghề mới như làm giấy, thuỷ tinh + Thương mại: nhờ sự phát triển của thủ công nghiệp và hệ thống giao thông thuỷ, bộ

0,5

0,5

Trang 3

phát triển nên việc buôn bán được mở rộng và phái triển hơn

- Văn hóa: một mặt nhân dân ta đã tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hóa Trung Hoa, nhưng mặt khác vẫn bảo tồn nền văn hóa truyền thống dân tộc

0,5

- Xã hội: mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với các chính quyền đơ hộ phương Bắc ngày càng gay gắt; các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam diễn ra sôi nổi, liên tục, rộng khắp

0,5

* Nguyên nhân của sự chuyển biến:

- Sự phát triển nội tại cùng với việc nhân dân Việt Nam tiếp thu những tiến bộ về kĩ thuật sản xuất nông nghiệp , thủ công nghiệp của Trung Quốc => tạo ra những chuyên biến tích cực về kinh tế

0,5

- Việc tiếp thu có chọn lọc những nội dung mới của văn hóa Trung Hoa nhưng vẫn bảo tồn văn hóa truyền thống cũng đem lại những nét chuyển biến mới về văn hóa

0,5

- Hành động xâm lược rồi đặt ách cai trị của các chính quyền phong kiến phương Bắc đã chà đạp nghiêm trọng lên độc lập, chủ quyền đất nước; xô đẩy nhân dân Việt Nam vào tình cảnh đói khổ => mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với chính quyền đơ hộ phương Bắc và đây mâu thuẫn này cũng chính là nguyên

nhân sâu xa dẫn đến các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam

0,5

2 Nhà nước Vạn Xuân ra đời trong hồn cảnh nào? Em có suy nghĩ gì về việc Lý Bí xưng đế (Lí Nam Đế) và đặt tên nước là Vạn Xuân?

2,0

* Hoàn cảnh thành lập nước Vạn Xuân:

- Sau khi cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Lương thắng lợi, năm 544, Lý Bí lên ngơi hồng đế (Lí Nam Đế), lập ra nước Vạn Xuân, dựng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội)

0,5

* Nhận xét về việc Lý Bí xưng đế và đặt tên nước là Vạn Xuân:

♦ Việc xưng đế:

- Lý Bí là vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam xưng đế

- Việc Lí Bí xưng “đế” chứ khơng xưng “vương” đã thể hiện lịng tự hào, tự tơn dân tộc của Lí Bí; vị thế của nước Vạn Xuân là đối sánh, ngang hàng với Trung Hoa Vì: + Vương chỉ là danh xưng của những ông vua ở nước nhỏ, nước chưa hầu

+ Đế tuy cũng là vua nhưng nó ở vị trí cao hơn, vua của những nước lớn (đối sánh với

Trang 4

các hoàng đế Trung Hoa)

♦ Việc đặt tên nước là Vạn Xuân:

- Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân đã thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc với khát vọng xây dựng một đất nước thanh bình, dân tộc độc lập, thịnh vượng và trường tồn đến muôn đời sau (vạn mùa xuân)

Ngày đăng: 16/02/2023, 09:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w