1. Trang chủ
  2. » Tất cả

(Luận văn tốt nghiệp tmu) pháp luật về giao kết hợp đồng thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần sohaco việt nam

41 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

TÓM LƯỢC Hoạt động mua bán hàng hóa là hoạt động đã được hình thành từ ngàn đời nay Nó xuất phát từ nhu cầu trao đổi để thỏa mãn những mong muốn cá nhân của con người Ngày nay, khi nền kinh tế càng ph[.]

Trang 1

TÓM LƯỢC

Hoạt động mua bán hàng hóa là hoạt động đã được hình thành từ ngàn đời nay.Nó xuất phát từ nhu cầu trao đổi để thỏa mãn những mong muốn cá nhân của conngười Ngày nay, khi nền kinh tế càng phát triển, hoạt động mua bán hàng hóa diễn racàng phổ biến và phức tạp hơn Đặc biệt, kể từ khi nước ta ra nhập WTO, các hoạtđộng trao đổi hàng hóa, giao thương trong nước cũng như nước ngoài ngày càng phổbiến và phát triển mạnh mẽ thì quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa lại càng trở nênvơ cùng quan trọng.

Trong phạm vi bài khóa luận, em sẽ tập trung đi sâu làm rõ một số vấn đề pháplý về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, và thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phầnSohaco Việt Nam Bài khóa luận của em gồm có 3 chương chính:

Chương 1: Tập trung đi vào các vấn đề pháp lý cơ bản của pháp luật về giao kếthợp đồng mua bán hàng hóa Làm rõ một số vấn đề như hợp đồng mua bán hàng hóalà gì? Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa ra sao? Q trình, thủ tục giao kếthợp đồng mua bán hàng hóa diễn ra như thế nào? Từ việc nêu ra những lý luận cơ bảnsẽ là nền tảng để em thực hiện các chương tiếp theo của bài khóa luận.

Chương 2: Tập trung đi vào phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnhvấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa hiện nay và thực tiễn thực hiện tại Côngty Cổ phần Sohaco Việt Nam

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập tại Trường đại học Thương Mại nói chung và qtrình thực hiện khóa luận tốt nghiệp nói riêng, em đã nhận được sự chỉ bảo rất tận tìnhtừ các thầy cô trong chuyên ngành Luật Thương mại thuộc Khoa Kinh tế - Luật trườngĐại học Thương Mại.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban giám hiệu trường Đại họcThương Mại, các thầy cô trong khoa Kinh tế - Luật đã tận tâm dạy bảo và dìu dắtchúng em trong suốt bốn năm học vừa qua, giúp chúng em có được những kiến thứcnền tảng vững chắc nhất trước khi bước vào một môi trường mới Và tạo điều kiện đểchúng em có thể hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn tới Tiến sĩ Trần Thị Thu Phương – bộ môn luậtchuyên ngành đã rất tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hồn thành bài khóa luận Em cũngxin gửi lời cảm ơn tới cán bộ nhân viên Công ty Cổ phần Sohaco Việt Nam đã tạo điềukiện cho em có thể hồn thành khóa luận tốt nghiệp.

Do thời gian có hạn và kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài làm của em khơngkhó tránh khỏi những sai sót Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cơđể bài khóa luận được hồn chỉnh và giúp em có thể trau dồi được thêm vốn kiến thứcvề pháp luật thương mại

Môt lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2016

Trang 3

MỤC LỤCTÓM LƯỢC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận 1

2 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan 2

3.Xác lập và tun bố vấn đề nghiên cứu 3

4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA .7

1.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hoá 7

1.1.1 Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa .7

1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa 7

1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh vấn đề về giao kết hợp đồng 8

1.2.1 Cơ sở ban hành pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa 8

1.2.1.1 Cơ sở thực tiễn xã hội 8

1.2.1.2 Cơ sở pháp luật .9

1.2.2 Nội dung pháp luật điều chỉnh vấn đề về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 10

1.2.2.1 Chủ thể 10

1.2.2.2 Hình thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa .11

1.2.2.3 Nguyên tắc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa .12

1.2.2.4 Thủ tục giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 12

1.2.2.5 Thời điểm hình thành hợp đồng mua bán hàng hóa 13

Trang 4

1.3.1 Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội

14

1.3.2 Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng 14

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HĨA TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN SOHACO VIỆT NAM .17

2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề giao kết hợp đồng của doanh nghiệp .17

2.1.1 Tổng quan tình hình tại Công ty Cổ phần Sohaco Việt Nam 17

2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề giao kết hợp đồng của doanh nghiệp 18

2.2 Phân tích thực trạng pháp luật điều chỉnh về vấn đề giao kết hợp đồng .18

2.2.1 Đề nghị giao kết .18

2.2.2 Chấp nhận đề nghị giao kết 20

2.2.3 Thời điểm đề nghị giao kết HĐ có hiệu lực: 21

2.3 Thực trạng thực hiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng tại Công ty Cổ phần Sohaco Việt Nam 22

2.3.1 Chủ thể giao kết hợp đồng .22

2.3.2 Trình tự thủ tục của giao kết hợp đồng: .23

2.3.3 Hình thức của đề nghị giao kết hợp đồng: 23

2.3.4 Nội dung của đề nghị giao kết 24

2.4 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu .24

2.4.1 Các kết quả đạt được 24

2.4.1.1 Từ phía pháp luật 24

2.4.1.2 Từ phía Doanh nghiệp 25

2.4.2 Những khó khăn .25

2.4.2.1 Từ phía pháp luật 25

2.4.2.2 Từ phía Doanh nghiệp 26

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLDS Bộ Luật Dân sự

LTM Luật Thương mại

CTCP Công ty Cổ phần

HĐMBHH Hợp đồng mua bán hàng hóa

ĐKKD Đăng ký kinh doanh

WTO Tổ chức thương mại thế giới

NĐ- CP Nghị định – Chính phủ

TT-BTC Thơng tư Bộ Tài chính

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận

Ngày nay, hoạt động mua bán hàng hoá trong nước đã trở thành lĩnh vực kinhdoanh chủ đạo và đem lại nguồn doanh thu lớn cho các Công ty Tuy nhiên, để hoạtđộng mua bán hàng hố của Cơng ty đi vào chiều sâu thì địi hỏi doanh nghiệp phảitìm hiểu, tiếp cận và nhận thức đúng đắn các hoạt động thương mại theo đúng luật,nhằm hạn chế những tổn hại kinh tế khơng đáng có Hợp đồng mua bán hàng hoá rấtphong phú, được điều chỉnh bởi nhiều nguồn luật và khá phổ biến trong hoạt độngkinh doanh của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào Trong hệ thống pháp luật nước ta đãcó những quy định cụ thể về sự điều chỉnh quan hệ hợp đồng ngay từ Pháp lệnh hợpđồng kinh tế 1989, tiếp đến là Bộ luật Dân sự 1995, Luật Thương mại 1997… và chođến nay là hai văn bản pháp luật mới được ban hành: Bộ luật Dân sự 2005 và LuậtThương mại 2005.

Việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các thương nhân, giữa cácDoanh nghiệp với nhau ngày càng tăng về số lượng Vấn đề đặt ra trong việc nâng caohiệu quả của việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, là liệu các doanh nghiệp cóđược sự chủ động trong vấn đề giao kết, làm thế nào để hợp đồng được xác lập nhanhchóng, đảm bảo hợp đồng được thực hiện một cách nghiêm túc đưa đến lợi nhuận tốiưu, tránh các thiệt hại khơng đáng có Điều này phụ thuộc trước hết vào hệ thống phápluật hiện hành, đồng thời phụ thuộc nhiều vào khả năng nhận biết cũng như trình độ ápdụng pháp luật của từng Doanh nghiệp Thực tiễn cho thấy, sự hiểu biết về pháp luậtcủa các doanh nghiệp còn bộc lộ nhiều hạn chế Hiện nay pháp luật về hợp đồng đangngày càng được hoàn thiện theo hướng phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế và phápluật hợp đồng của thế giới Nhưng còn rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu và hồn thiện.

Nhận thức được vai trị to lớn của hợp đồng mua bán hàng hóa, nên việc tìmhiểu pháp luật hợp đồng là điều cần thiết đối với Công ty Hơn nữa việc nghiên cứu ápdụng pháp luật hợp đồng trên khía cạnh giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại Cơngty Cổ phần Sohaco Việt Nam là một vấn đề khơng chỉ có ý nghĩa với riêng cơng ty màcịn đối với nhiều doanh nghiệp khác

Bởi vậy em đã chọn đề tài “Pháp luật về giao kết hợp đồng- Thực tiễn thựchiện tại Công ty Cổ phần Sohaco Việt Nam” để phần nào thấy rõ đươc tầm quan

Trang 8

những vấn đề pháp lý và thực tiễn liên quan đến vấn đề giao kết hợp đồng mua bánhàng hoá trong nước.

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

Những vấn đề pháp lý về hoạt động mua bán hàng hóa nói chung và hợp đồngmua bán hàng hóa nói riêng đã được đề cập trong Giáo trình Luật Thương mại của mộtsố trường như Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội…hay Giáo trình pháp luật kinh tế (2005), của khoa Luật kinh tế, Đại học Kinh tế Quốcdân nhưng nó mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp các kiến thức cơ bản Ngoài ra, vấn đềhợp đồng mua bán hàng hóa cũng được nghiên cứu theo khía cạnh hợp đồng trongthương mại với nhiều cách tiếp cận khác nhau Trong đó có thể kể đến các cơng trìnhnghiên cứu tiêu biểu như:

- “Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam” của Lê Minh

Hùng, luận án Tiến sĩ Đại học Luật - Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 đã nghiêncứu các vấn đề lý luận, khảo sát thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật vềhiệu lực hợp đồng ở Việt Nam.

- “Pháp luật về hợp đồng trong thương mại” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Dung, nhà

xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2009 đã nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ vềcác loại hợp đồng trong thương mại, trong đó có hợp đồng mua bán hàng hóa.

- “Pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nướcngồi - Kinh nghiệm so sánh với luật Trung Quốc và những định hướng hoàn thiệncho pháp luật Việt Nam” của Trương Thị Bích, luận văn Thạc sỹ năm 2012 đã luận

giải những vấn đề lý luận và pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa vớithương nhân nước ngồi và phân tích một cách có hệ thống về thực trạng và thực tiễnáp dụng pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhânnước ngoài So sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật Trung Quốc về giao kết hợpđồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngồi và đề xuất các kiến nghị nhữngđịnh hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hànghóa với thương nhân nước ngoài.

- “Tự do giao kết hợp đồng - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Nguyễn

Thị Hường, luận văn Thạc sỹ năm 2010 đã nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận vềquyền tự do giao kết hợp đồng Bên cạnh đó, luận văn cịn phân tích những khía cạnhcơ bản của ngun tắc quyền tự do giao kết hợp đồng và các trường hợp ngoại lệ củanguyên tắc này và đề xuất những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về tự dogiao kết hợp đồng ở Việt Nam.

- “Một số bất cập của chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự 2005” của Trần

Trang 9

cứu, chỉ rõ một số bất cấp về vấn đề hợp đồng trong Bộ luật Dân sự và đưa ra một sốđề xuất hồn thiện chúng.

- Khóa luận: “Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công tyTNHH Nhất Nước” Tác giả Mai Thị Thương, lớp luật kinh doanh 48, trường Đại học

Kinh tế Quốc Dân Tác giả trong tiểu luận này tập trung nghiên cứu một số vấn đềpháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Cơng ty Từ đó, tìm ranhững vấn đề cịn tồn tại và đề xuất các giải pháp nhằm góp phần vào việc hoàn thiệnpháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa, đồng thời đưa ra một số đề xuất giúp Cơng tynâng cao hiệu quả trong q trình giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa.

http://123doc.org/document/317931-giao-ket-va-thuc-hien-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-tai-cong-ty-tnhh-nhat-nuoc.htm

- Luận văn: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đàm phán, kí kết và thực hiệnhợp đồng nhập khẩu thiết bị tại Công ty Cổ phần vật tư bưu điện” Tác giả: Nguyễn

Thị Hồng Oanh Trong luận văn này tác giả tập trung nghiên cứu các hoạt động kinhdoanh nhập khẩu của Cơng ty sau đó phân tích q trình đàm phán, kí kết và thực hiệnhợp đồng nhập khẩu thiết bị của Cơng ty để tìm ra những mặt phù hợp và mặt chưaphù hợp của Công ty.

http://123doc.org/document/28451-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-dam-phan-ky-ket-va-

thuc-hien-hop-dong-nhap-khau-thiet-bi-tai-cong-ty-co-phan-vat-tu-buu-dien-potmasco-pdf.htm

Những công trình khoa học trên là tài liệu vơ cùng q báu giúp em có thêmnhiều thơng tin quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu bài khóa luận tốt nghiệp,nhưng các cơng trình kể trên khơng nghiên cứu riêng và tồn diện về giao kết hợpđồng mua bán hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam Bởi vậy, việc lựa chọn

đề tài “Pháp luật về giao kết hợp đồng - Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phầnSohaco Việt Nam ” sẽ đi sâu phân tích cụ thể vấn đề giao kết hợp đồng theo luật hiện

hành và áp dụng cụ thể vào Công ty Cổ phần Sohaco Việt Nam Từ đó, chỉ ra các bấtcập và đưa ra giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về giaokết hợp đồng.

3.Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu

Sau khi nghiên cứu phân tích một số đề tài thì em thấy đây là một đề tài khôngmới, đã được nhiều người nghiên cứu nhưng nó cũng là một vấn đề đang rất đượcquan tâm.

Trang 10

thống pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là điều tất yếu Do đó mộttrong những điểm thành cơng trong các đề tài nghiên cứu đó là phát hiện ra đượcnhững bất cập cịn thiếu sót, những mặt cịn hạn chế Từ đó đưa ra những giải phápnhằm hồn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa Tuy nhiên, các đềtài nghiên cứu trên cịn mang nặng tính lý thuyết Nhận thấy được vai trị quan trọngtrong việc giao kết hợp đồng trong hoạt động mua bán hàng hóa nên em đã chọn đề tài

“Pháp luật về giao kết hợp đồng - Thực tiễn thực hiện tại Cơng ty Cổ phần SohacoViệt Nam” để tìm hiểu và nghiên cứu

4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những quy định về hợp đồng mua bánhàng hóa được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự 2005, Luật Thương mại 2005… và thựctiễn áp dụng những quy định này tại Công ty Cổ phần Sohaco Việt Nam Từ đó, đưa ramột số giải pháp nhằm hồn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và nângcao hiệu quả của việc áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa vào thực tiễn.Việc xác định đối tượng nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong việc triển khai nghiêncứu, đảm bảo cho bài luận đi đúng hướng.

4.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là dựa trên sự phân tích, đánh giá thực trạngcác hợp đồng mua bán hàng hóa của Công ty Cổ phần Sohaco Việt Nam trong sự sosánh, đối chiếu với các quy định của pháp luật để thấy được rằng thực tiễn triển khaiáp dụng có đảm bảo thực hiện đầy đủ, đúng với những quy định của pháp luật haykhơng nhằm hệ thống hóa được các quy định của pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực hợpđồng thương mại, làm rõ những bất cập, những hạn chế còn tồn tại trong thực tiễn vàchỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế đó để từ đó đề xuất những phương hướng vàgiải pháp để hoàn thiện các quy định của pháp luật cũng như khắc phục những hạn chếtrên Để đạt được các mục tiêu nêu trên, khóa luận tập trung vào các nhiệm vụ cụ thểnhư sau:

- Hệ thống hóa được những lý luận cơ bản về vấn đề giao kết hợp đồng muabán hàng hóa.

- Phân tích và đánh giá được thực trạng pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kếthợp đồng mua bán hàng hóa tại Cơng ty Cổ phần Sohaco Việt Nam theo quy định củapháp luật hiện hành.

Trang 11

4.3 Phạm vi nghiên cứu

Vì giới hạn về thời gian nên phạm vi nghiên cứu khóa luận chỉ tập trung làm sángtỏ một số vấn đề chính Cụ thể phạm vi nghiên cứu của khóa luận giới hạn như sau:

- Về nguồn tư liệu: Khóa luận sẽ nghiên cứu pháp luật về giao kết hợp đồngmua bán hàng hóa trong thương mại kể từ khi Bộ luật Dân sự năm 2005 và LuậtThương mại năm 2005 và các văn bản pháp luật liên quan khác.

- Về khơng gian: Khóa luận tập trung làm rõ vấn đề giao kết hợp đồng mua bánhàng hóa tại Việt Nam, nghiên cứu điển hình tại Cơng ty Cổ phần Sohaco Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích: dựa vào các khái niệm nêu trong bài để hiểu rõ hơn vềgiao kết hợp đồng mua bán hàng hóa Từ đó đánh giá các kết quả đạt được và hạn chếđể đưa ra các giải pháp giải quyết.

- Phương pháp liệt kê: liệt kê các hệ thống và các văn bản có liên quan để làmcăn cứ cho lý luận

- Phương pháp so sánh: phương pháp so sánh giúp bài nghiên cứu được rõ rànghơn, dựa trên việc nghiên cứu các tài liệu các văn bản luật để tiến hành so sánh vàphương pháp này được sử dụng tại chương 1 nhằm cho người đọc hiểu rõ được sựkhác biệt về sự quy định các điều luật điều chỉnh mối quan hệ khi tham gia giao kếthợp đồng mua bán hàng hóa thương mại ở các văn bản pháp luật khác nhau.

- Phương pháp quan sát: xem xét quá trình làm việc của các nhân viên trongCông ty.

Trang 12

6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Ngồi phần mở đầu và kết luận kết cấu khóa luận tốt nghiệp trên bao gồm 3 phần chính:

Chương 1: Những lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh giao kết hợp đồngmua bán hàng hóa.

Chương 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng muabán hàng hóa tại Cơng ty Cổ phần Sohaco Việt Nam

Trang 13

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ GIAO KẾTHỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

1.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hoá1.1.1 Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng mua bán hàng hóa là một phương tiện quan trọng phục vụ cho nhucầu tiêu dùng cũng như sản xuất kinh doanh, trao đổi vật tư, sản phẩm giữa các chủ thểthuộc các thành phần kinh tế khác nhau.

Hiện nay, hoạt động mua bán hàng hoá được điều chỉnh chủ yếu bởi hai vănbản pháp luật quan trọng là Bộ luật Dân sự (sau đây viết tắt là BLDS) 2005 và LuậtThương mại (sau đây viết tắt là LTM) 2005 Hoạt động mua bán hàng hố có thể đượcxem là một dạng cụ thể của hoạt động mua bán tài sản Theo quy định của Điều 428BLDS 2005 về hợp đồng mua bán tài sản thì: Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏathuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền,cịn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán Theo Điều 163 BLDS2005 thì tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.

Luật Thương mại 2005 không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóamà chỉ đưa ra khái niệm về hoạt động mua bán hàng hoá Mua bán hàng hóa được địnhnghĩa theo Khoản 8 Điều 3 LTM 2005 là hoạt động thương mại, theo đó bên bán cónghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh tốn,bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóatheo thỏa thuận Hàng hóa theo quy định của LTM 2005 có thể là hàng hóa hiện đangtồn tại hoặc hàng hóa sẽ có trong tương lai; hàng hóa có thể là động sản hoặc bất độngsản được phép lưu thông thương mại Từ hai định nghĩa trên có thể thấy hợp đồng muabán hàng hóa theo quy định của LTM 2005 là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bántài sản.

Căn cứ các điều khoản trên, có thể kết luận rằng “ Hợp đồng mua bán hàng hốlà sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên muavà nhận tiền, cịn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền cho bên bán theo thời hạn,số lượng và phương thức thanh toán mà các bên đã thỏa thuận”.

1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa

Trang 14

Thứ nhất, về chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa chủ yếu là thương nhân.

Ngoài thương nhân chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể khơng phải làthương nhân Điều đó có nghĩa là thương nhân phải là một bên chủ thể của hợp đồngmua bán hàng hóa Chủ thể cịn lại của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể là thươngnhân hoặc không phải là thương nhân.

Thứ hai, đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa Theo quy định

tại khoản 2 Điều 3 LTM 2005, hàng hóa bao gồm:

“ a, Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;b, Những vật gắn liền với đất đai.”

Như vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại có thể hướng tới việcgiao và nhận hàng hóa ở một thời điểm trong tương lai Hàng hóa trong các giao dịchnày khơng phải là những hàng hóa thương mại thơng thường mà phải là những hànghóa nằm trong giao dịch tại Sở giao dịch do Bộ Công thương quy định

Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ là động sản và những vật gắnliền với đất đai Theo Điều 429 BLDS 2005, đối tượng của hợp đồng mua bán tài sảnlà tài sản được phép giao dịch Khái niệm tài sản tại Điều 163 BLDS 2005 bao gồmvật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản rộng hơn khái niệm hàng hóa Như vậy, cácloại tài sản là quyền tài sản như giấy tờ có giá (cổ phiếu, trái phiếu) không được đưavào phạm vi điều chỉnh LTM 2005.

Thứ ba, mục đích chủ yếu của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa là

sinh lợi Đặc điểm này xuất phát và gắn liền với đặc điểm về chủ thể chủ yếu của hợpđồng mua bán hàng hóa là thương nhân Trong thực tiễn, thương nhân thường xuyênthực hiện hoạt động thương mại (trong đó có hoạt động mua bán hàng hóa) với mụcđích sinh lợi Tuy nhiên, trong một số trường hợp, một bên của hợp đồng mua bánhàng hóa khơng có mục đích sinh lợi Những hợp đồng được thiết lập giữa bên khôngnhằm mục đích sinh lợi với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, về nguyêntắc không chịu sự điều chỉnh của LTM trừ khi bên khơng nhằm mục đích sinh lợi đólựa chọn áp dụng LTM.

Thứ tư, hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói,

bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể Đối với hợp đồng mua bán hàng hóamà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tn theo các quy định đó

1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh vấn đề về giao kết hợp đồng1.2.1 Cơ sở ban hành pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa

1.2.1.1 Cơ sở thực tiễn xã hội

Trang 15

trao đổi, để bán trên thị trường Mục đích của sản xuất trong kinh tế hàng hóa khơngphải để thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của người sản xuất ra sản phẩm mà nhằm để bán,tức để thỏa mãn nhu cầu của người mua, đáp ứng nhu cầu của xã hội

Trong nền kinh tế thị trường nào thì các quy luật kinh tế của sản xuất và lưuthông hàng hóa đều được phản ánh và tác động một cách khách quan thông qua cơ chếthị trường Cơ chế thị trường chính là một tổ chức kinh tế, trong đó người sản xuất vàngười tiêu dùng chịu sự tác động chi phối lẫn nhau của nền kinh tế thị trường Thôngqua các hoạt động trao đổi mua bán, thị trường có vai trị to lớn đối với sự phát triểncủa nền kinh tế Thị trường cung cấp thông tin cần thiết cho nhà kinh doanh và tạo yếutố cạnh tranh làm động lực cho sự phát triển sản xuất, giảm chi phí, hạ giá thành, nângcao chất lượng sản phẩm Một trong những đặc điểm cơ bản của nền kinh tế thị trườnglà tự do trao đổi các sản phẩm hàng hóa giữa người mua và người bán Người bán baogiờ cũng muốn bán giá cao, người mua muốn mua giá thấp Như vậy, hợp đồng về bảnchất là sự thỏa thuận, thống nhất ý chị giữa các bên tham gia ký kết hợp đồng theonguyên tắc tự do, tự nguyện và bình đẳng, khơng trái pháp luật.

Quan hệ mua bán hàng hóa được xác lập và thực hiện thơng qua hình thức pháplý là hợp đồng mua bán hàng hóa Hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất chung củahợp đồng, là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩavụ trong quan hệ mua bán hàng hóa Quyền và nghĩa vụ của các bên được xác lập bởihợp đồng giữa các bên và quy định của pháp luật Hợp đồng mua bán hàng hóa có bảnchất chung của hợp đồng, nó là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt cácquyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán Để đảm bảo lợi ích của cả người bán vàngười mua việc xác lập những quy tắc chung trong quá trình mua bán giao kết hợp đồnglà yếu tố rất quan trọng Do vậy việc thiết lập luật về hợp đồng mua bán trở thành yếu tốtiên quyết nhằm tạo điều kiện cho nền kinh tế được phát triển ổn định và bền vững.

1.2.1.2 Cơ sở pháp luật

Hợp đồng mua bán hàng hóa là một loại hợp đồng trong thương mại nên đối vớicác hoạt động mua bán hàng hóa trong nước, trước hết nó chịu sự điều chỉnh trực tiếpcủa luật chuyên ngành là LTM 2005 Nhưng để xác định bản chất pháp lý về hợp đồngmua bán hàng hóa trong thương mại thì đều cần dựa trên cơ sở quy định của BLDS2005 về hợp đồng mua bán tài sản, nên hợp đồng mua bán hàng hóa cịn chịu sự điềuchỉnh của BLDS 2005

Trang 16

quan thì sẽ áp dụng đến luật chung tức là áp dụng LTM trước, khi LTM khơng quyđịnh những vấn đề có liên quan thì mới áp dụng BLDS.

Bên cạnh LTM và BLDS là hai văn bản pháp luật chính điều chỉnh hoạt độngmua bán hàng hóa trong nước thì hợp đồng mua bán hàng hóa cịn chịu sự điều chỉnhcủa nhiều Nghị định, Thông tư như là:

- Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 7/5/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổsung danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị định 59/2006/NĐ-CP

- Nghị định số 54/2009/NĐ-CP ngày 05/06/2009 của Chính phủ Quy định vềxử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sảnphẩm, hàng hoá

- Nghị định 187/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại muabán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán gia cơng và q cảnh hàng hóavới nước ngồi.

1.2.2 Nội dung pháp luật điều chỉnh vấn đề về giao kết hợp đồng mua bánhàng hóa

Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa (sau đây viết tắt là HĐMBHH) có thể hiểulà q trình bày tỏ, thống nhất ý chí giữa các bên theo hình thức, nội dung, nguyên tắc,trình tự nhất định được pháp luật thừa nhận nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ giữa cácbên tham gia trong quá trình mua bán trao đổi hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu của cácchủ thể tham gia.

Giao kết hợp đồng mua bán hàng hố khơng có đặc thù riêng so với giao kết hợpđồng dân sự Vì vậy, khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, các bên chủ thể phảituân thủ nguyên tắc chung về giao kết hợp đồng, thủ tục giao kết hợp đồng, xác địnhthời điểm giao kết hợp đồng theo quy định tại BLDS 2005.

1.2.2.1 Chủ thể

Hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thươngnhân hoặc một trong hai bên là thương nhân Các chủ thể tham gia vào hợp đồng cầnphải có năng lực chủ thể Đối với chủ thể là thương nhân cần phải năng lực pháp luậtvà năng lực hành vi thương mại, cịn chủ thể khác khơng phải là thương nhân phải cónăng lực hành vi dân sự.

Trang 17

hoặc thương nhân nước ngoài Ngoài chủ thể là thương nhân, các tổ chức, cá nhânkhông phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán hànghóa Khác với bên là thương nhân, bên khơng phải là thương nhân có thể là mọi chủthể có đủ năng lực hành vi để tham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa theo quyđịnh của pháp luật Hoạt động của bên chủ thể không phải là thương nhân và khơngnhằm mục đích sinh lợi trong quan hệ mua bán hàng hóa phải tuân theo LTM khi chủthể này lựa chọn áp dụng LTM.

Trong việc giao kết hợp đồng, nếu các bên khơng tự mình thực hiện có thể cử đạidiện giao kết Tuy nhiên, người đại diện phải thực hiện đúng thẩm quyền nghĩa vụthực hiện trong phạm vi phần cơng việc mà mình được ủy quyền Giao kết hợp đồngkhông đúng thẩm quyền sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trừtrường hợp người đại diện hợp pháp của bên đại diện chấp nhận.

1.2.2.2 Hình thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Hình thức của hợp đồng là phương thức để ghi nhận nội dung mà các bên chủthể đã xác định Tùy thuộc vào nội dung, tính chất của hợp đồng cũng như tùy thuộcvào độ tin tưởng lẫn nhau mà các bên có thể lựa chọn một hình thức nhất định trongviệc giao kết hợp đồng cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể Tại Điều 24 LTM2005, quy định:

“1 Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặcđược xác lập bằng hành vi cụ thể

2 Đối với loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải đượclập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.”

Như vậy, hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa tương đối đa dạng tạo điềukiện cho các chủ thể giao kết thuận tiện Đối với những hợp đồng mua bán hàng hóamà pháp luật buộc phải giao kết trong một hình thức nhất định thì các bên phải theocác hình thức đó Ví dụ như, theo quy định tại khoản 2 Điều 27 LTM 2005:

“2 Mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằngvăn bản hoặc bằng hình thức có giá trị pháp lý tương đương.”

Ngồi ra, đối với những hợp đồng khác các bên có thể lựa chọn một trongnhững hình thức sau đây để giao kết:

- Hình thức miệng (bằng lời nói)

Trang 18

- Hình thức viết (hình thức bằng văn bản)

Nhằm nâng cao độ xác thực về những nội dung được cam kết, các bên có thể ghinhận nội dung giao kết hợp đồng bằng một văn bản Trong văn bản đó các bên phảighi đầy đủ những nội dung cơ bản của hợp đồng và cùng kí tên xác nhận vào một vănbản Khi có tranh chấp hợp đồng được giao kết bằng hình thức văn bản tạo ra chứngcứ pháp lí chắc chắn hơn so với hình thức miệng Căn cứ vào văn bản của hợp đồng,các bên dễ dàng thực hiện quyền yêu cầu của mình đối với bên kia Vì vậy, đối vớinhững hợp đồng mà việc thực hiện khơng cùng lúc với việc giao kết thì các bênthường chọn hình thức này Thơng thường hợp đồng được tạo thành nhiều bản và mỗibên giữ một bản.

1.2.2.3 Nguyên tắc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Theo Điều 389 BLDS 2005, việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo cácnguyên tắc sau đây:

Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đứcxã hội:

Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng

1.2.2.4 Thủ tục giao kết hợp đồng mua bán hàng hóaĐề nghị giao kết hợp đồng

Đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là hành vi pháp lý đơn phương của bênbán hoặc bên mua Căn cứ vào quy định tại Điều 390 BLDS 2005 có thể định nghĩa:Đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợpđồng mua bán và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đãđược xác định cụ thể.

Đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được gửi đến một hoặc nhiềuchủ thể xác định Hình thức của đề nghị giao kết hợp đồng có thể được xác định tương tựnhư hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quy định tại Điều 24 LTM 2005.

Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng mua bán thông thường được bên đề nghịấn định Trường hợp bên đề nghị không ấn định thời điểm có hiệu lực của đề nghị giaokết hợp đồng thì đề nghị có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó.Căn cứ xác định bên được đề nghị đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng là cáctrường hợp quy định tại khoản 2 Điều 391 BLDS 2005.

Trang 19

Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị giao kết hợpđồng trong các trường hợp quy định tại Điều 392 BLDS 2005 Khi bên đề nghị thayđổi nội dung của đề nghị thì đề nghị đó được coi là đề nghị mới Trong trường hợp bênđề nghị giao kết hợp đồng thực hiện quyền hủy bỏ đề nghị do đã nêu rõ đề nghị thìphải thơng báo cho bên được đề nghị và thơng báo này chỉ có hiệu lực khi bên được đềnghị nhận được thông báo trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giaokết hợp đồng Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp quyđịnh tại Điều 394 BLDS 2005.

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với

bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị Thời hạn trả lời chấpnhận giao kết hợp đồng được xác định theo các trường hợp sau:

- Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ cóhiệu lực khi được thực hiện trong thời gian đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồngnhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mớicủa bên chậm trả lời Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đếnchậm vì lí do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết vì lí do khách quan nàythì thơng báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghịtrả lời ngay khơng đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị.

- Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoạihoặc các phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặckhơng chấp nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận về thời hạn trả lời

Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kếthợp đồng nếu thông báo này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận đượctrả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.

1.2.2.5 Thời điểm hình thành hợp đồng mua bán hàng hóa

Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa được áp dụng quy định chungvề thời điểm giao kết hợp đồng tại Điều 404 BLDS 2005:

Hợp đồng được giao kết bằng lời nói thì thời điểm giao kết hợp đồng là thờiđiểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng

Hợp đồng được giao kết gián tiếp bằng văn bản thì thời điểm hợp đồng đượcgiao kết là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng

Trang 20

Hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp các bên có thỏathuận khác hoặc pháp luật các bên có quy định khác

1.3 Nguyên tắc của pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng muabán hàng hóa

1.3.1 Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đứcxã hội

Bộ luật Dân sự quy định cho các chủ thể được tự do giao kết hợp đồng nhằmtạo điều kiện cho các chủ thể có thể thoả mãn nhu cầu vật chất cũng như tinh thần.Dựa trên nguyên tắc này, mọi cá nhân, tổ chức khi có đủ các điều kiện tư cách chủ thểđều có thể tham gia giao kết bất kỳ một hợp đồng nào, nếu muốn Tuy nhiên, hợp đồngchỉ có hiệu lực pháp luật, được pháp luật cơng nhận và bảo vệ khi ý chí của các bêngiao kết hợp đồng phù hợp với ý chí của Nhà nước Hay nói cách khác, sự tự do ý chígiao kết hợp đồng của các chủ thể phải nằm trong khuôn khổ, giới hạn nhất định – giớihạn lợi ích của các cá nhân khác, lợi ích chung của xã hội và trật tự công cộng Nếu đểcác bên tự do vơ hạn, thì hợp đồng dân sự sẽ trở thành phương tiện để kẻ giàu bóc lộtngười nghèo và sẽ là nguy cơ đối với lợi ích chung của xã hội Vì vậy, phải đi xa hơnnữa trong vấn đề tăng cường sự can thiệp của Nhà nước vào các quan hệ pháp luật tư,các việc dân sự… không được bỏ qua một khả năng tối thiểu nào để mở rộng sự canthiệp của Nhà nước vào các quan hệ dân luật Chính vì vậy, trong xã hội ta – xã hội xãhội chủ nghĩa, lợi ích chung của tồn xã hội (lợi ích cộng đồng) và đạo đức xã hộikhông cho phép bất cứ cá nhân, tổ chức nào được lợi dụng ý chí tự do để biến nhữnghợp đồng thành phương tiện bóc lột Bên cạnh việc bảo đảm lợi ích của mình, các chủthể phải chú ý tới quyền, lợi ích của người khác, của tồn xã hội; tự do của mỗi chủ thểkhơng được trái pháp luật, đạo đức xã hội Lợi ích của cộng đồng, của toàn xã hộiđược quy định bởi pháp luật và đạo đức xã hội trở thành giới hạn cho sự tự do ý chícủa các chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng nói riêng, và trong mọi hành vi của chủthể nói chung.

1.3.2 Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng

Trang 21

bình đẳng và ý chí tự nguyện của một trong các bên chủ thể Tuy nhiên, trên thực tế thìviệc đánh giá một hợp đồng có được giao kết bảo đảm ý chí tự nguyện của các bên haychưa, trong một số trường hợp lại là một cơng việc hồn tồn khơng đơn giản và kháphức tạp bởi nhiều nguyên do chủ quan và khách quan khác nhau.

Như chúng ta đã biết, ý chí tự nguyện là sự thống nhất giữa ý chí chủ quan bêntrong và sự bày tỏ ý chí ra bên ngồi của chủ thể Chính vì vậy, sự thống nhất ý chí củachủ thể giao kết hợp đồng với sự bày tỏ ý chí đó trong nội dung hợp đồng mà chủ thểnày đã giao kết chính là cơ sở quan trọng để xác định một hợp đồng đã đảm bảonguyên tắc tự nguyện hay chưa Hay nói cách khác, việc giao kết hợp đồng chỉ đượccoi là tự nguyện khi hình thức của hợp đồng phản ánh một cách khách quan, trungthực mong muốn, nguyện vọng của các bên chủ thể tham gia hợp đồng.

Trang 22

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trang 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ VỀ GIAOKẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HĨA TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN

SOHACO VIỆT NAM

2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề giao kết hợpđồng của doanh nghiệp

2.1.1 Tổng quan tình hình tại Cơng ty Cổ phần Sohaco Việt Nam

 Tên cơng ty: CƠNG TY CỔ PHẦN SOHACO VIỆT NAM Tên giao dịch: SOHACOVIETNAM.,JSC

 Địa chỉ: Số 1, Lô 1, KĐT Đại Kim, P Định Công, Q Hoàng Mai, TP Hà Nội Số điện thoại: 84-4 667 265 25

 Fax: 84-4-35406011 Mã số thuế: 0103305726 Website: sohaco.com.vn

Công ty Cổ phần Sohaco Việt Nam được thành lập ngày 9/2/2009 theo giấy phépsố 0103305726 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.

Hiện nay Công ty đang cung cấp những sản phẩm và dịch vụ cao cấp trọn gói từThiết kế, Dự tốn và Thi cơng cho các ngành: Kiến trúc, Xây dựng, trang trí nội thất,sản xuất đồ nội thất, nghiên cứu ứng dụng, nhập khẩu & phát triển vật liệu, công nghệmới và thi cơng hồn thiện cơng trình nhằm đem lại sự hài lòng cho khách hàng Đểchủ động tạo thế mạnh cho các cơng tác hồn thiện, thiết bị, hệ thống kỹ thuật, Côngty tập trung chuyên sâu vào 3 ngành mũi nhọn:

 Cung cấp và lắp đặt hệ thống Sàn – Vách – Trần

 Cung cấp vật tư, thi cơng hồn thiện cơng trình bằng nhiều chất liệu

 Cung cấp dịch vụ tư vấn, thiết kế, nhập khẩu các thiết bị cho hệ thống M&ENhờ có các sản phẩm của Cơng ty đã khắc phục được các yếu điểm phổ thôngcủa cơng trình, rút ngắn thời gian thi cơng, tạo thuận lợi và đem lại sự tối ưu cho kháchhàng.Với hệ thống quản lý chất lượng theo các quy trình ISO - 9001, cùng với đội ngũcán bộ kỹ sư, công nhân kỹ thuật nhiều kinh nghiệm và sự lãnh đạo không ngừng củaban lãnh đạo với phương châm: “Đem lại những sản phẩm hồn hảo và sự hài lịng caonhất của khách hàng”

Trang 24

2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề giao kết hợp đồng của doanh nghiệp

Trong kinh doanh hiện đại, các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vơ cùng to lớn đếnkết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và việc giao kết đượchợp đồng hay không Các yếu tố kinh tế bao gồm một phạm vi rất rộng từ các yếu tốtác động đến hợp đồng mua bán hàng hóa Các yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng đếndoanh nghiệp kinh doanh là: tốc độ tăng trưởng GDP, lãi suất tiền vay, tiền gửi ngânhàng, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, mức độ thất nghiệp, cán cân thanh tốn, chínhsách tài chính, tín dụng, kiểm soát về giá cả, tiền lương tối thiểu….

Bên cạnh đó, tìm hiểu pháp luật và đối tác là cơng việc quan trọng khơng thểthiếu nhằm giúp phịng tránh rủi ro trong đàm phán, giao kết hợp đồng Việc tìm hiểucác thơng tin cần thiết về đối tác như đăng ký kinh doanh và ngành nghề kinh doanh,năng lực tài chính, người đại diện và giấy ủy quyền…là rất cần thiết để thiết lập quanhệ hợp đồng an toàn và đáp ứng mục tiêu lợi nhuận Khi tìm hiểu pháp luật và đối táccần lưu ý một số vấn đề như: Các chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực chủ thểđể thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng Chủ thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóachủ yếu là thương nhân Các hợp đồng được ký kết chủ yếu vì mục đích lợi nhuận, cácthương nhân phải đáp ứng điều kiện có đăng ký kinh doanh hợp pháp để thực hiệncông việc đã thỏa thuận theo hợp đồng Đối với việc mua bán hàng hóa có điều kiệnkinh doanh thì thương nhân cịn cần phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh đó theoquy định của pháp luật Như vậy, các bên cần phải tìm hiểu thông tin về tư cách pháplý, đăng ký kinh doanh và ngành nghề kinh doanh hợp pháp của đối tác Mặt khác,cũng cần phải lưu ý trong giao kết hợp đồng là đại diện của các bên giao kết hợp đồngphải đúng thẩm quyền Đại diện hợp pháp của chủ thể hợp đồng có thể là đại diện theopháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền Trong quá trình đàm phán và giao kết hợpđồng, các bên cần phải biết rõ người đại diện cho các đối tác là ai, chức vụ và thẩmquyền đại diện và thẩm quyền đại diện cho Doanh nghiệp của họ Mỗi loại hình Doanhnghiệp sẽ có người đại diện theo pháp luật khác nhau.

Hợp đồng thương mại được giao kết theo các nguyên tắc quy định cho hợpđồng dân sự nói chung Nguyên tắc giao kết hợp đồng được quy định nhằm đảm bảoquyền tự do hợp đồng của các thương nhân trong hoạt động kinh doanh thương mại

2.2 Phân tích thực trạng pháp luật điều chỉnh về vấn đề giao kết hợp đồng2.2.1 Đề nghị giao kết

BLDS 2005 quy định: “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định

Trang 25

Bên đề nghị giao kết hợp đồng phải đưa ra nội dung đề nghị giao kết vớinhững điều khoản của hợp đồng một cách cụ thể và rõ ràng để bên kia có thể hìnhdung ra được hợp đồng sẽ được giao kết với nội dung như thế nào, có thể tham giagiao kết hợp đồng đó được hay khơng ?

BLDS 2005 chưa có quy định cụ thể nội dung của đề nghị giao kết hợp đồngvà LTM 2005 cũng không quy định nội dung của “chào hàng là một đề nghị giao kếthợp đồng mua bán hàng hóa” Thực tế cho thấy, đề nghị giao kết hợp đồng và một sốhành vi như: lời mời làm chào hàng, báo giá, quảng cáo, trưng bày, giới thiệu hànghóa, dịch vụ… rất khó phân biệt mà hậu quả pháp lý của đề nghị giao kết hợp đồng cóý nghĩa rất quan trọng đối với bên đề nghị giao kết nên rất cần phải xác định nội dungcủa đề nghị giao kết hợp đồng Do đó, nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng (sauđây viết tắt là HĐ) cần có các yếu tố chính sau:

Thứ nhất, đề nghị giao kết HĐ phải thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng của

bên đề nghị giao kết HĐ

Thứ hai, đề nghị giao kết hợp đồng phải có các nội dung chủ yếu của loại HĐ

mà các bên muốn xác lập: Đề nghị giao kết HĐ do bên đề nghị chủ động đưa ra nội

dung (chưa phải là HĐ), nhưng đòi hỏi phải thể hiện rõ những nội dung chủ yếu của

HĐ mà bên đề nghị dự kiến sẽ giao kết để các chủ thể khác biết được và tham gia giao

kết hợp đồng (đề nghị giao kết hợp đồng chứa các nội dung của hợp đồng tương lai).

Yêu cầu này có nghĩa là đề nghị giao kết HĐ phải có đầy đủ nội dung chủ yếu của loạiHĐ để cho phép bên nhận được đề nghị biết được rằng, để giao kết hợp đồng chỉ cầnhọ thể hiện sự đồng ý của mình với đề nghị giao kết thì HĐ được giao kết.

Trang 26

Thứ ba, đề nghị giao kết HĐ phải hướng tới một hoặc một vài chủ thể khác đã

được xác định cụ thể: Đây là một nội dung quan trọng giúp phân biệt đề nghị giao kếtHĐ với một số hành vi tương tự như: Lời mời làm chào hàng, báo giá, quảng cáo,trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ … Trong nội dung đề nghị giao kết HĐ phải thểhiện rõ ý định của bên đề nghị giao kết với bên đã được xác định về việc giao kết mộtHĐ cụ thể và phải được “gửi” cho bên được đề nghị biết về đề nghị giao kết Bên đềnghị giao kết phải chịu sự ràng buộc về đề nghị này đối với bên đã được xác định cụthể trong giao kết.

Thứ tư, đề nghị giao kết HĐ có thể xác định thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị

giao kết: Nghiên cứu khoản 2 Điều 390 BLDS 2005 có thể nhận thấy pháp luật ViệtNam có quy định về trường hợp đề nghị giao kết có nêu rõ thời hạn trả lời và như vậycũng sẽ công nhận có trường hợp đề nghị giao kết khơng nêu rõ thời hạn trả lời trênthực tế Tuy nhiên, BLDS 2005 khơng có quy định bắt buộc phải nêu rõ thời hạn trảlời chấp nhận đề nghị giao kết trong đề nghị giao kết HĐ, nhưng cũng không quy địnhcụ thể cách thức xác định thời hạn trả lời chấp nhận giao kết HĐ trong trường hợp đềnghị giao kết HĐ không nêu rõ thời hạn trả lời chấp nhận giao kết và giá trị pháp lýcủa đề nghị giao kết này Đây là vấn đề phát sinh tranh chấp và rất khó giải quyết trênthực tế.

2.2.2 Chấp nhận đề nghị giao kết

BLDS 2005 có quy định: “Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của

bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị”

(Điều 396) Như vậy, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời đồng ý của bên

được đề nghị giao kết hợp đồng với toàn bộ nội dung được nêu trong đề nghị giao kếtcủa bên đề nghị giao kết HĐ

Theo khoản 2 Điều 404, BLDS 2005 có quy định: “Hợp đồng cũng được xemnhư được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếucó thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết” Như vậy, “im lặng” cũng cóthể được coi là hình thức chấp nhận đề nghị giao kết HĐ nếu các bên có thỏa thuậnhoặc bên đề nghị giao kết có nêu rõ trong đề nghị giao kết HĐ

BLDS 2005 không quy định về nội dung chấp nhận đề nghị giao kết HĐ, nhưngtrên tinh thần nội dung Điều 396 quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng,theo em, nội dung chấp nhận đề nghị giao kết HĐ thông thường phải đảm bảo hai yếutố sau:

Thứ nhất, đồng ý (chấp nhận) toàn bộ nội dung như đã nêu trong đề nghị giao

kết HĐ tức là chấp nhận đầy đủ và không thiếu nội dung nào.

Trang 27

Nội dung mà bên được đề nghị giao kết hợp đồng trả lời không thỏa mãn haiyếu tố như đã nêu trên sẽ được coi là đã đưa ra đề nghị mới (trong trường hợp bênđược đề nghị giao kết có sửa đổi, bổ sung, đồng ý một phần nội dung đề nghị giao kếthoặc có thể đồng ý việc giao kết hợp đồng nhưng không đồng ý với nội dung mà bên

đề nghị giao kết đưa ra), hoặc không chấp nhận đề nghị giao kết HĐ (trường hợp trả

lời không đồng ý việc giao kết HĐ với bên đề nghị giao kết) Do đó, trường hợp cácbên có sự trao đổi qua lại, sửa đổi, bổ sung nội dung điều khoản đã nêu trong quá tìnhgiao kết HĐ sẽ có sự hốn vị từ bên được đề nghị giao kết hợp đồng thành bên đề nghịgiao kết hợp đồng và ngược lại cho đến khi nào các bên thống nhất thỏa thuận đượcvới nhau đồng ý toàn bộ nội dung của hợp đồng thì sẽ đi đến chính thức giao kết HĐ.

BLDS 2005 quy định làm rõ hậu quả pháp lý của sự trả lời chấp nhận giao kếtHĐ trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vidân sự (Điều 398) và trường hợp bên được đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mấtnăng lực hành vi dân sự (Điều 399) Theo đó, trong trường hợp bên đề nghị giao kếthợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự sau khi bên được đề nghị giao kếthợp đồng trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì việc trả lời chấp nhận giao kết hợpđồng vẫn có giá trị Quy định này là rất cần thiết nhằm bảo đảm giá trị của HĐ đãđược giao kết

Tuy nhiên, các quy định này chỉ hợp lý khi yếu tố nhân thân của các chủ thểkhơng đóng vai trị quan trọng đối với việc thực hiện hợp đồng Còn đối với cáctrường hợp đề nghị hay chấp nhận mang tính nhân thân (yếu tố nhân thân của người đềnghị hay người được đề nghị có vai trị quyết định đối với giao kết, thì sẽ khơng hợp lývì khi ấy đề nghị (chấp nhận) sẽ hết hiệu lực nếu như bên đề nghị (bên trả lời chấpnhận) chết Do đó, BLDS 2005 cũng cần phải quy định cụ thể hơn về vấn đề này.

2.2.3 Thời điểm đề nghị giao kết HĐ có hiệu lực:

Việc xác định đề nghị giao kết HĐ có hiệu lực là quan trọng vì đó là thời điểmmà bên nhận đề nghị giao kết có thể chấp nhận lời đề nghị, do vậy ràng buộc bên đưara đề nghị về hợp đồng sẽ quyết định giao kết.

Theo pháp luật dân sự thì đề nghị giao kết HĐ chỉ phát sinh hiệu lực khi nó

được thơng báo (gửi) cho bên được đề nghị biết Điều 391 BLDS 2005 quy định về

thời điểm đề nghị giao kết HĐ có hiệu lực, cụ thể:

“1 Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:a) Do bên đề nghị ấn định;

Trang 28

Như vậy, pháp luật Việt Nam quy định thời điểm đề nghị giao kết HĐ có hiệulực theo hướng để cho bên đề nghị giao kết chủ động ấn định thời điểm trong đề nghịgiao kết HĐ, nhưng đồng thời cũng quy định cách xác định thời điểm trong trường hợpbên đề nghị giao kết không ấn định thời điểm đề nghị giao kết HĐ có hiệu lực (có hiệu

lực từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị) Quy định này bảo đảm phù hợp với

quan hệ HĐ vốn rất đa dạng, phong phú trên thực tế.

2.3 Thực trạng thực hiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kếthợp đồng tại Công ty Cổ phần Sohaco Việt Nam

2.3.1 Chủ thể giao kết hợp đồng

Chủ thể giao kết hợp đồng của Công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp2014, theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế của Công ty Cổ phần(sau đây viết tắt là CTCP) Sohaco Việt Nam là tổng giám đốc- ông Phan Văn Học vớitư cách là đại diện theo pháp luật thực hiện việc giao kết hợp đồng với công ty đối tác.Tuy nhiên với hợp đồng có giá trị nhỏ có thể ủy quyền cho giám đốc hoặc phó giámđốc thực hiện việc giao kết hợp đồng, người được ủy quyền chỉ được thực hiện nhiệmvụ quyền hạn của mình trong phạm vi cho phép Việc ủy quyền cho người khác khi kýhợp đồng phải được lập thành văn bản với những nội dung quy định một cách rõ ràngnhư: Tên, địa chỉ, chức vụ, nghề nghiệp hay được ủy quyền làm những việc gì, thờihạn ủy quyền.

Bên cạnh việc chấp hành quy định về chủ thể giao kết có đủ thẩm quyền, Công tycũng chú ý đến chủ thể của đối tác để đảm bảo cho chủ thể giao kết không bị vơ hiệu.Vì vậy khi tiến hành ký hợp đồng, người trực tiếp ký hợp đồng là người có tên tronggiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay người đó đã được người có tên trong giấychứng nhận đăng ký kinh doanh ủy quyền giao kết trong phạm vi được ủy quyền Hợpđồng ký kết vượt quá phạm vi vượt quá phạm vi ủy quyền sẽ bị vô hiệu, nếu ký kết vớinội dung sai với những điều được ủy quyền thì họ phải chịu trách nhiệm với mọi hậuquả pháp lý do việc đó mang lại

Trang 29

Để tìm hiểu về một khách hàng mà mình muốn đặt quan hệ làm ăn, thơng thườngCơng ty sẽ sử dụng đội ngũ nhân viên kinh doanh của mình xâm nhập vào thị trườngtìm hiểu đối tác mà mình muốn thiết lập quan hệ làm ăn.

Cơng ty chun cung cấp, phân phối lắp đặt các hệ thống Sàn- Vách- Trần chocác cơng trình trên tồn quốc Cơng ty đã ký kết nhiều khách hàng khác nhau, họ trởthành đối tác lâu dài điển hình như là :

- Cơng ty Cổ phần đầu tư Bicsun Việt Nam- Công ty Cổ phần đầu tư và xây lắp Phúc An- Bệnh viện 103 Hà Đông- Hà Nội

- Bệnh viện Nhi Trung Ương Đê La Thành- Hà Nội 2.3.2 Trình tự thủ tục của giao kết hợp đồng:

Hiện nay, Công ty thường giao kết hợp đồng bằng hai hình thức: giao kết trựctiếp và giao kết gián tiếp Với hình thức giao kết trực tiếp thì người đại diện có thẩmquyền của hai bên trực tiếp cùng gặp mặt, bàn bạc, thỏa thuận về nội dung của hợpđồng và cùng kí kết vào hợp đồng dưới sự chứng kiến của hai bên tại một địa điểmnhất định Còn giao kết gián tiếp được áp dụng trong trường hợp các bên khơng cùngcó mặt để giao kết, hai bên thỏa thuận với nhau về nội dung của hợp đồng bằng cáchgửi cho nhau dự thảo hợp đồng hoặc tài liệu cần thiết.

Trình tự giao kết theo phương thức này gồm hai giai đoạn là:

+ Đề nghị giao kết hợp đồng: công ty đưa ra những điều khoản chủ yếu của hợpđồng ( tên hàng hóa, số lượng, chất lượng, thời hạn, giá cả….), thời hạn trả lời và kýtrước vào bản dự thảo hợp đồng, sau đó gửi cho bên kia xem xét và có quyết định chấpthuận hợp đồng hay không.

+ Chấp nhận đề nghị: Bên được đề nghị có trách nhiệm trả lời bằng văn bảntrong đó ghi rõ nội dung chấp nhận, nội dung khơng chấp nhận và những đề nghị bổsung trong một khoảng thời gian nhất định.

2.3.3 Hình thức của đề nghị giao kết hợp đồng:

Tuỳ vào từng trường hợp, từng đối tác, từng khách hàng mà cơng ty có thể đềnghị giao kết hợp đồng dưới các hình thức: văn bản, fax, email hoặc chỉ thông quađiện thoại để giao kết.

Trang 30

ngồi (Nhật, Hàn, Singapore) nên q trình đàm phán chủ yếu diễn ra qua điện thoạihoặc email.

Đối với khách hàng, chủ yếu là khách hàng trong nước nên việc đàm phán diễnra dễ dàng hơn Cán bộ kinh doanh của từng nhóm mặt hàng sẽ trực tiếp liên hệ vớicác Cơng ty, chủ các cơng trình để tìm kiếm khách hàng cho mình và nếu Cơng ty haychủ các cơng trình đó có nhu cầu các mặt hàng Sàn - Vách - Trần mà Cơng ty có khảnăng đáp ứng nhu cầu đó thì nhân viên kinh doanh sẽ gửi đề nghị giao kết và bảng báogiá cho đối tác Nếu bên được đề nghị giao kết chấp nhận đề nghị thì cán bộ kinhdoanh sẽ trực tiếp soạn thảo hợp đồng dưới dạng văn bản để hai bên tiến hành giao kếthoặc có thể thơng qua fax, email…

Do hình thức hợp đồng Cơng ty giao kết rất đa dạng đã tạo điều kiện thuận lợimở rộng giao kết, từng số lượng hợp đồng.

2.3.4 Nội dung của đề nghị giao kết

Đề nghị giao kết do phía Cơng ty gửi bên đối tác thông thường trùng với tất cảnội dung của hợp đồng Khi phía đối tác nhận được đề nghị giao kết, nếu họ thể hiệnsự đồng ý của mình với đề nghị giao kết thì hợp đồng sẽ được hình thành

CTCP Sohaco Việt Nam thơng thường sử dụng những mẫu hợp đồng có sẵn, chỉthay đổi nội dung về số lượng, giá cả, đối tượng hàng hóa…Các điều khoản về quyềnvà nghĩa vụ thì khơng cần bổ sung thêm Việc giao kết như vậy giúp công ty cũng nhưkhách hàng không mất thời gian và công sức.

Mặt hàng mà công ty kinh doanh là thiết bị Sàn - Vách - Trần nên không nằmtrong danh mục hàng hoá cấm hoặc hạn chế kinh doanh của pháp luật Việt Nam cũngnhư các văn bản mà Việt Nam là thành viên Mặt khác, mục đích của hợp đồng là traođổi hàng hố nhằm tìm kiếm lợi nhuận nên khơng trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Nhìn chung, Công ty đã tuân thủ các quy định về quyền và nghĩa vụ trong quátrình thực hiện hợp đồng Tuy nhiên trong thực tiễn vẫn xảy ra các tranh chấp như hợpđồng được ký kết thiếu các điều khoản đảm bảo lợi ích cơng bằng tương đối cho haibên, nhiều hợp đồng ký kết cịn sơ sài, điều khoản khơng rõ ràng, khơng cụ thể, khơngchính xác, kết quả là khó khăn khi thực hiện hợp đồng.

2.4 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu2.4.1 Các kết quả đạt được

2.4.1.1 Từ phía pháp luật

Trang 31

luật trước đó gây ra Đó là, những quy định bất hợp lý trong pháp luật về hợp đồngkinh tế đã đóng khung các hoạt động kinh doanh vốn dĩ hết sức mềm dẻo, linh hoạt,năng động, và nhiều tính sáng tạo Bên cạnh đó, sự trùng lắp, thiếu nhất quán, và mâuthuẫn giữa các văn bản này đã gây ra nhiều khó khăn trong việc giao kết hợp đồng củaDoanh nghiệp Doanh nghiệp gặp rất nhiều vướng mắc không biết nên đưa những điềukhoản nào vào trong hợp đồng, khơng biết hợp đồng mình ký kết là loại hợp đồng nào,chịu sự điều chỉnh của luật nào Chính vì vậy, với những quy định mới về hợp đồng trongBLDS 2005 và LTM 2005 đã giúp Doanh nghiệp không những dễ dàng hơn trong khigiao kết hợp đồng, nâng cao khả năng kinh doanh và tài chính của Doanh nghiệp.

Việc Việt Nam gia nhập WTO cũng là một điều kiện thuận lợi cho Doanhnghiệp Với sự mở cửa cho các Doanh nghiệp nước ngoài vào kinh doanh tại mơitrường trong nước đã giúp cho Doanh nghiệp tìm kiếm thêm được nhiều bạn hàng mớicó uy tín, có nguồn vốn lớn

2.4.1.2 Từ phía Doanh nghiệp

Trước khi tiến hành giao kết hợp đồng, Doanh nghiệp ln tìm hiểu, nghiên cứu cẩnthận các điều khoản trong hợp đồng, để tìm ra những phương pháp hợp lý cho việc giaokết hợp đồng, tránh sai sót, rủi ro trong q trình đàm phán hợp đồng

Ngoài ra, trong khi thực hiện việc giao kết hợp đồng thì vấn đề đánh giá, xem xétnội dung và hình thức của hợp đồng cũng ln được Cơng ty coi trọng Bởi vì đây làyếu tố quyết định Cơng ty giao kết có phù hợp với quy định của pháp luật hay khơng,nếu có sự sai sót hoặc là chưa phù hợp thì Cơng ty sẽ bàn bạc với khách hàng thay đổiđiều khoản trong hợp đồng sao cho phù hợp với quy định của pháp luật, sau đó mớitiến hành giao kết hợp đồng.

Các hợp đồng mà Cơng ty ký kết ln có phụ lục đi kèm Nội dung của phụ lụcthường quy định cơng việc, phương thức cụ thể thực hiện Ngồi ra, trong một số hợpđồng quan trọng cịn có thể có kèm theo văn bản pháp luật

2.4.2 Những khó khăn 2.4.2.1 Từ phía pháp luật

Thứ nhất, về hình thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa:

Trang 32

đó, giá trị pháp lý của hình thức giao kết hợp đồng bằng miệng, bằng hành vi cịnkhơng được đảm bảo, gây khó khăn cho các bên cũng như cho cơ quan giải quyếttranh chấp (Tòa án, Trọng tài thương mại, ) khi tranh chấp xảy ra trong việc xác địnhcăn cứ pháp lý xác định quyền và nghĩa vụ của các bên.

Thứ hai, về nội dung giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa:

Nội dung giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là các điều khoản do các bên thỏathuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng mua bán hànghóa Trong thực tiễn, các bên thỏa thuận nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa càngchi tiết thì càng thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng

Việc pháp luật quy định nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa có ý nghĩahướng các bên tập trung vào thỏa thuận những nội dung quan trọng của hợp đồng muabán hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện, đồng thời phòng ngừa nhữngtranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng LTM 2005 khơng quy định bắtbuộc các bên phải thỏa thuận những nội dung cụ thể nào trong hợp đồng mua bán hànghóa là điều khoản cơ bản, điều khoản thông thường hay điều khoản tùy nghi nhưngtrong điều kiện nhận thức của nhà kinh doanh cịn nhiều hạn chế thì điều này tiềm ẩnnguy cơ dẫn đến những rủi ro pháp lý, những tranh chấp xảy ra trong quá trình hoạtđộng kinh doanh.

Thứ ba, về thời hạn trả lời chấp nhận giao kết HĐ quy định chưa đảm bảo tính

thống nhất:

Khoản 1 Điều 397 BLDS 2005 có quy định: “1 Khi bên đề nghị có ấn định thờihạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạnđó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thìchấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời ”.

Đây là điểm quy định không thống nhất, khi đồng thời quy định việc trả lời chấpnhận có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đã được ấn định – tức là khi trả lờichấp nhận được gửi đi đã có hiệu lực lại vừa quy định bên đề nghị giao kết hợp đồngnhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì lời chấp nhận này được coi là đề nghịmới của bên chậm trả lời – tức là trả lời chấp nhận đề nghị có hiệu lực và được côngnhận khi bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời trong thời hạn ấn định

Bên cạnh đó, cũng cần quy định cụ thể cách thức xác định thời hạn trả lời chấpnhận đề nghị giao kết khi không được ấn định rõ trong đề nghị để tránh gây khó khăntrong giao kết hợp đồng.

2.4.2.2 Từ phía Doanh nghiệp

Trang 33

tồn tại, cần phải được khắc phục ngay vì khi khơng hiểu rõ pháp luật thì áp dụng đểgiải quyết tranh chấp rất khó, và khơng thể thuyết phục được bên khách hàng.

Công ty và khách hàng thường thỏa thuận những điều khoản trong hợp đồng là :Điều khoản về hàng hóa, điều khoản về số lượng, chất lượng, điều khoản về đặt hàng,giao hàng, điều khoản về giá cả, thanh toán, điều khoản về tranh chấp và giải quyết tranhchấp…Những điều khoản trên trong hợp đồng mà công ty đã thỏa thuận thường được quyđịnh không rõ ràng mà đôi khi còn sơ sài, những điều khoản này do vậy mà không thểhiện được một cách rõ ràng nhất, chi tiết nhất ý chí của các bên trong hợp đồng

Trang 34

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trang 35

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢTHỰC HIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA

BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SOHACO VIỆT NAM3.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Việc hồn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa cần phù hợpvới đường lối xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

- Đổi mới trong cách tư duy và phong cách quản lý nền kinh tế, thiết lập các chếđịnh cần thiết cho sự vận hành của nền kinh tế thị trường.

- Tiếp thu những điểm tiến bộ của chủ nghĩa xã hội và nền kinh tế thị trườngđồng thời hạn chế những khuyết tật của nền kinh tế thị trường.

- Tiếp cận một cách phù hợp vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước,đảm bảo tính chất thị trường, hạn chế sự can thiệp của Nhà nước

Việc hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong kinhdoanh cần có sự thống nhất, nhất quán đối với với hệ thống pháp luật hợp đồng Tínhthống nhất thể hiện ở cả nội dung và hình thức của pháp luật hợp đồng.

- Nội dung của hợp đồng là các nguyên tắc, các chế định, các quy phạm phápluật phải được sắp xếp một cách khoa học, logic, cụ thể, không mâu thuẫn, khơngchồng chéo về nội dung.

- Về hình thức, các văn bản pháp luật phải được sắp xếp theo trật tự có hiệu lựccủa các văn bản , bởi nguyên tắc ưu tiên áp dụng văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệhợp đồng, bởi mối quan hệ luật chung và luật riêng (luật chuyên ngành).

Việc hoàn thiện pháp luật hợp đồng trong thương mại cần đáp ứng nhu cầu hộinhập quốc tế.

- Cần có những điều chỉnh phù hợp với pháp luật quốc tế

- Giao kết hợp đồng phải tuân thủ các cam kết, thay đổi và hoàn thiện theohướng tiếp thu những điểm tiến bộ phù hợp với các chuẩn mực, các thông lệ và tậpquán quốc tế.

Trang 36

3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luậtgiao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

3.2.1 Kiến nghị về hồn thiện pháp luật giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO, hoạt động muabán hàng hóa ngày càng trở nên sơi động Vì vậy sẽ khơng tránh khỏi những bất cậpphát sinh trong quá trình áp dụng pháp Luật Thương mại vào thực tiễn Trong thờibuổi nền kinh tế hội nhập với nền kinh tế thế giới, việc sửa đổi Luật là rất cần thiết đểđáp ứng nhu cầu thực tiễn.

+ Thứ nhất, về hình thức đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa: BLDS

năm 2005 và LTM 2005 đều không quy định cụ thể về hình thức của đề nghị giao kếthợp đồng Tuy nhiên, trên thực tế các bên tham gia giao kết hợp đồng đều lựa chọnhình thức đề nghị giao kết hợp đồng trùng với quy định tại Khoản 1 Điều 24 LTM2005-về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa.

Do đó, pháp luật Việt Nam nên quy định cụ thể, theo hướng khái quát sau: “Đề

nghị giao kết hợp đồng có thể thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vicụ thể, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác” Quy địnhnày vừa đảm bảo rõ ràng, thuận tiện cho các bên trong quan hệ hợp đồng, vừa đảm bảotính linh hoạt khi có các hình thức giao kết hợp đồng mới phát sinh trên thực tế.

+ Thứ hai, về thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng

Theo quy định tại Điều 397 BLDS 2005 -Thời hạn trả lời chấp nhận giao kếthợp đồng

“1 Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ cóhiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhậnđược trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới củabên chậm trả lời.

Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý dokhách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thơng báochấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngaykhông đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị.

2 Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điệnthoại hoặc qua phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhậnhoặc khơng chấp nhận, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn trả lời.”

Trang 37

trường hợp, hoặc theo hướng quy định rõ số ngày để các bên tham gia giao kết có thểchủ động, linh hoạt tránh xảy ra tranh chấp.

+ Thứ ba, về nội dung chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng: Các quy định về

hợp đồng trong BLDS là quy định chung nhất áp dụng được cho tất cả các loại hợpđồng trong đó có lĩnh vực kinh doanh, thương mại Do đó, cũng cần nghiên cứu và quyđịnh rõ đối với trường hợp trả lời có sửa đổi, bổ sung nhưng không ảnh hưởng nhiềuđến các nội dung trong đề nghị giao kết hợp đồng thì được coi là sự chấp nhận, trừ khibên đề nghị giao kết không đồng ý Theo em, trả lời đề nghị giao kết hợp đồng có sửađổi, bổ sung nhưng không ảnh hưởng nhiều đến các nội dung trong đề nghị giao kếthợp đồng như: Sửa đổi kết cấu điều khoản hợp đồng; nêu rõ pháp luật áp dụng khi cótranh chấp mà được bên đề nghị giao kết hợp đồng đồng ý thì có thể coi là chấp nhậnđề nghị giao kết Như vậy, sẽ phù hợp với quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực kinhdoanh, thương mại vốn rất năng động, linh hoạt và thông lệ quốc tế.

Do đó, theo em, cần bổ sung các trường hợp này cho phù hợp với thực tế, bảođảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

+ Thứ tư, quy định cụ thể nghĩa vụ cung cấp thông tin của các bên trong quátrình giao kết hợp đồng:

Theo em, Bộ luật Dân sự cần bổ sung một điều quy định về nghĩa vụ cung cấpthông tin của các bên giao kết hợp đồng Theo đó các bên có nghĩa vụ cung cấp thơngtin đầy đủ, chính xác, kịp thời trong q trình giao kết hợp đồng Cũng cần có quyđịnh bên đề nghị giao kết có nghĩa vụ thơng báo khơng chậm trễ cho bên được đề nghịbiết họ đã không nhận được trả lời chấp nhận đề nghị trong thời hạn nên đề nghị giaokết hợp đồng bị hủy bỏ; quy định bên được đề nghị giao kết có nghĩa vụ thông báo kịpthời bằng phương tiện truyền tin nhanh nhất để bên đề nghị giao kết hợp đồng biếttrước khi bên đề nghị giao kết nhận được văn bản chính thức

3.2.2 Kiến nghị nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật giao kết hợp đồngmua bán hàng hóa tại doanh nghiệp

Giao kết hợp đồng tại Công ty là một khâu rất quan trọng trong hoạt động sảnxuất kinh doanh Nó có thể đem lại lợi ích cho Cơng ty giúp Cơng ty tránh được nhữngrủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, đồng thời góp phần đảm bảolợi ích, tạo sự uy tín và vị thế của Công ty trên thương trường.

- Để việc ký kết hợp đồng đạt kết quả tốt, mất ít thời gian thì Cơng ty cần phảichuẩn bị nội dung hợp đồng rõ ràng, cụ thể và chi tiết nhất để hạn chế những tranhchấp có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Trang 38

hoạt động sản xuất kinh doanh, để tránh tình trạng khi hợp đồng được ký kết và đi vàothực hiện thì Cơng ty lại khơng được thanh tốn vì đối tác khơng có khả năng Thỏathuận rõ ràng những quy định về chất lượng, số lượng, phương thức thanh toán…càngchi tiết càng tốt.

- Lựa chọn Luật áp dụng cũng là một vấn đề công ty cần quan tâm Trong cáchợp đồng mà Công ty ký kết gần đây thì căn cứ pháp luật đều ghi là BLDS 2005, LTM2005 Tuy nhiên, một số hợp đồng mua bán hàng hóa giữa hai chủ thể đều là thươngnhân có tư cách pháp nhân nhưng trong căn cứ chọn Luật áp dụng chỉ ghi căn cứ làBLDS 2005 và căn cứ vào nhu cầu của các bên mà lại không ghi căn cứ vào LTM2005 Trong khi đó hợp đồng mua bán hàng hóa này chịu sự điều chỉnh của cả LTM2005 vì đó mới là luật chun ngành chứ không riêng BLDS LTM 2005 sẽ được ưutiên áp dụng trước cho hợp đồng mua bán hàng hóa.

3.3 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Kể từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thànhphần hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước, theo định hướngxã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi lớn Nền kinh tế thịtrường ngày càng được hình thành đồng bộ và rõ nét, quá trình hội nhập kinh tế cũngđã ngày càng đi vào thực chất và đặt ra những yêu cầu mới Để hoạt động thương mạinói chung và hoạt động mua bán hàng hóa nói riêng đi vào chiều sâu, địi hỏi mỗithành phần kinh tế, mỗi cá nhân cần phải tìm hiểu, tiếp cận và nhận thức đúng đắn cáchoạt động thương mại theo đúng luật, nhằm hạn chế những tổn hại kinh tế khơng đángcó, để các quy định của LTM thực sự có ích trong cuộc sống, tạo thuận lợi cho mọichủ thể của hoạt động thương mại Thông qua việc đánh giá pháp luật về hợp đồngmua bán hàng hóa tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại CTCP Sohaco Việt Nam,nhưng do hạn chế về thời gian, về kiến thức giới hạn trong khóa luận, đề tài mới chỉ đềcập đến vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa Tuy nhiên, trên thực tế còn nhiềuvấn đề liên quan đến hợp đồng cần tiếp tục nghiên cứu Do đó, em xin đề xuất một sốvấn đề cần tiếp tục nghiên cứu liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa như sau:

- Thực hiện hợp đồng

- Thời điểm có hiệu lực và thời hạn của hợp đồng

Trang 39

KẾT LUẬN

Qua một số vấn đề pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa chúng ta thấy phápluật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa đã đưa ra những tiêu chí căn bản nhất đểthể hiện cụ thể mối quan hệ giữa các bên, đồng thời cũng đưa ra những nghĩa vụ cơbản mà các bên phải thực hiện Qua đó đã giúp cho các thương nhân, các tổ chức vàcác cá nhân tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa có thể dễ dàng thực hiện, đưa ranhững điều kiện cho hợp đồng được giao kết hợp lý và có lợi nhất.

Tuy nhiên, trên cơ sở xem xét một cách khái quát lý luận về vấn đề giao kết hợpđồng mua bán hàng hóa ở Việt Nam và được nghiên cứu thực tiễn tại CTCP SohacoViệt Nam, em nhận thấy việc quy định pháp luật về giao kết hợp đồng hiện nay vẫncần thiết có những chỉnh sửa kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn

Việc hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng ở Việt Nam phải tạo ra bướcchuyển biến căn bản để điều chỉnh các quan hệ dân sự phát sinh trong quá trình giaokết hợp đồng giữa các chủ thể theo hướng tạo thuận lợi và bảo đảm sự an toàn pháp lýcho các chủ thể khi tham gia quan hệ hợp đồng Trong phạm vi bài viết của mình, emđã nêu ra một số kiến nghị, đề ra phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật vềgiao kết hợp đồng ở Việt Nam trong thời gian tới

Trên đây là toàn bộ ý kiến của em về đề tài: “Pháp luật về giao kết hợp đồng –Thực tiễn thực hiện tại Cơng ty Cổ phần Sohaco Việt Nam”, vì nhận thức còn hạn

Trang 40

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOI CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY

1.Bộ luật Dân sự 19952 Luật Thương mại 19973 Bộ luật Dân sự 20054 Luật Thương mại 20055 Luật Doanh nghiệp 2014

II SÁCH BÁO THAM KHẢO

1 Giáo trình Luật Kinh tế Việt Nam Khoa luật- ĐH QGHN, NXB: ĐH QGHNnăm 1997

2 Những quy định chung của luật hợp đồng ở Pháp, Đức, Anh, Mỹ Người dịch:Phạm Thái Việt, NXB: Chính Trị Quốc Gia

3 Giáo trình Luật thương mại Việt Nam Khoa luật- ĐH QGHN, Chủ biên: TS.Phan Duy Nghĩa, NXB: ĐH QGHN năm 2002

4 Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế, ĐH KTQD, NXB: Thống kê năm 20035 Giáo trình Luật kinh tế, ĐH KTQD, NXB: Thống kê năm 2005

Thống nhất pháp luật hợp đồng ở Việt Nam- Đinh Mai Phương, NXB: Tư phápHà Nội năm 2005

6 Nâng cao vai trò của hợp đồng kinh tế trong nền kinh tế thị trường và vấn đềhoàn thiện pháp luật hợp đồng kinh tế, PTS Nguyễn Văn Dũng

III TẠP CHÍ

1 Vấn đề điều chỉnh nguy cơ không thực hiện trong Bộ luật Dân sự Việt Nam-Đỗ Văn Đại- Nhà nước và pháp luật số 1/2005

2 Một số điểm mới về hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2005- Nguyễn Thị Thục-Nhà nước và pháp luật số 3/2005

3 Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) với vấn đề cải cách pháp luật hợp đồng-Phạm Hữu Nghị- Nhà nước và pháp luật số 4/2005

4 Hồn thiện chế định hợp đồng- Phan Chí Hiếu- Nhà nước và pháp luật số4/2005

5 Một số vấn đề hoàn thiện pháp luật hợp đồng ở Việt Nam- Bùi Ngọc Cường-Nhà nước và pháp luật số 5/2005

Ngày đăng: 16/02/2023, 09:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w