Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 30 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
30
Dung lượng
1,11 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
Khoa Quản Trị Kinh Doanh
oo0oo
Bộ môn: KINH TẾLAO ĐỘNG
Đề tài:
SỰ TÁC ĐỘNG CỦA MỨC LƯƠNG TỐI
THIỂU LÊN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN THANH HUYỀN
Nhóm thực hiện : ĐẠI DƯƠNG XANH
Lớp : NL 91
"Nếu bạn muốn ngày mai tỏa sáng thì phải lấp lánh từ ngày hôm nay”
TP.HCM, tháng 12 năm 2011
1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 6
ĐẠI DƯƠNG XANH
2
Nguyễn Văn Hùng ( NT) 0954010172
Nguyễn Thị Như Ngọc 0954012303
Hồ Thị Phú 0954010353
Đoàn Thị Hoàng Uyên 0954012638
Đỗ Việt Hùng 0954010171
Nguyễn Thị Trúc Phương 0954012369
Cao Hoàng 0954010145
Đặng Thị Thu Hương 0954010180
Trần Thanh Trung 0954010567
Trần Khiết Anh 0954010020
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xã hội, bất kỳ lĩnh vực kinhtế - chính trị và xã hội của bất cứ một quốc gia nào,
tiền lương là một trong những yếu tố khá quan trọng và vô cùng nhạy cảm . Tiền lương
được hiểu là giá cả sức lao động của con người được đo lường bằng một số tiền lương cụ
thể. Nó có ý nghĩa thiết yếu đối với người bán sức lao động, vì nó xác định tình hình vật
chất của người lao động đó và gia đình của họ. Đối với người mua sức lao động, tiền
lương cũng có ý nghĩa không kém, có quan hệ trực tiếp và tác động nhân - quả đến lợi
nhuận của doanh nghiệp. Cùng với sự chuyển biến không ngừng của nền kinhtế Việt
Nam, các khu công nghiệp, các ngành nghề ngày càng thu hút nhiều lao động. Do đó,
chính sách tiền lương đang được mọi người quan tâm tích cực. Cùng với việc thay đổi
các chính sách kinhtế xã hội phù hợp với sự phát triển của đất nước thì Nhà Nước ta
cũng có các thay đổi về chính sách tiền lương phù hợp với từng thời kì, phù hợp với các
quan hệ lao động trong nền kinhtế thị trường.Tiền lương tối thiểu được tính toán dựa
trên các nhu cầu tối thiểu của người lao động, nó cũng là một trong những công cụ
bảo vệ người lao động. Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới muốn tính toán mức
lương tối thiểu cũng phải dựa trên điều kiện kinhtế - xã hội của nước mình. Tiền lương
tối thiểu cao hay thấp đều gây ra sự thiếu hụt hay dư thừa về lao động. Với giá cả các mặt
hàng hóa ngày càng gia tăng, liệu mức lương tối thiểu ở Việt Nam hiện nay có đáp ứng
được nhu cầu của người lao động hay không? Đó chính là câu hỏi khó cho người lao
động lẫn các cơ quan chức trách. Chính sách tiền lương này ảnh hưởng gì tới thị trường,
3
người lao động, doanh nghiệp, cung- cầu lao động tại Việt Nam?. Chính sách tiền lương
tối thiểu của khu vực trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có những đặc
điểm gì khác nhau?.
Chính vì vậy, sự cần thiết của việc nghiên cứu tiền lương nhất là về tiền lương tối thiểu
phải luôn luôn được xã hội quan tâm trao đổi thường xuyên và liên tục để có thể giúp các
nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà chức trách có được một cái nhìn đầy đủ,
toàn diện, chính xác và sâu sắc hơn nữa về “đòn bẩy” kinhtế đặc biệt quan trọng này.
4
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU 5
1.Các khái niệm liên quan 5
2.Khái niệm về mức lương tối thiểu 5
3.Đặt trưng của mức lương tối thiểu 5
4.Sự khác nhau giữa mức lương cơ bản và mức lương tối thiểu 6
5.Phương pháp luận xác định lương tối thiểu 6
6.Nguyên nhân đặt ra mức lương tối thiểu 6
7.Phân loại mức lương tối thiểu 6
7.1 Mức lương tối thiểu chung 6
7.2 Mức lương tối thiểu vùng 7
8.Phương pháp xác định tiền lương tối thiểu 7
9.Các chỉ tiêu cơ bản của mức lương tối thiểu 8
10.Cơ sở đặt ra mức lương tối thiểu 8
11.Vai trò của lương tối thiểu 8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ LƯƠNG TỐI THIỂU TẠI VIỆT NAM 9
Tiền lương tối thiểu tại Việt Nam 9
1.1. Mục đích lương tối thiểu tại Việt Nam: 9
1.2.Thực trạng của lương tối thiểu tại Việt Nam 9
a) So sánh sự thay đổi lương tối thiểu qua 6 năm ( 2006 – 2011 ) 10
b) Thực trạng MLTT của Việt Nam trong 3 năm gần đây (2010 – 2012) 12
c) Lý do điều chỉnh mức lương tối thiểu 13
1.3. Những hạn chế của lương tối thiểu tại Việt Nam hiện nay: 13
1.4 . Tác động của MLTT 14
1.4.1. Tác động mức lương tối thiểu đến thị trường 14
1.4.2. Tác động mức lương tối thiểu đến người lao động 15
1.4.3. Tác động của phân vùng lương tối thiểu đến sự cạnh tranh về việc làm giữa các
vùng 17
1.4.4. Tiền lương tối thiểu tác động đến cung và cầu lao động 18
a) Tác động đến cung lao động 18
b) Tác động đến cầu lao động 18
1.4.5. Tác động đến doanh nghiệp khi tăng lương tối thiểu 20
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA
CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU 22
KẾT LUẬN 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
Phụ lục 26
5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU
1. Các khái niệm liên quan
- Mức lương cơ bản : là mức lương do người sử dụng lao động đặt ra làm cơ sở để
tính tiền công, tiền lương của người lao động.
- Nhu cầu tối thiểu: được hiểu như là một sự đòi hỏi của người lao động về điều kiện
sinh hoạt tối thiểu về vật chất và tinh thần để tồn tại và làm việc, được phân chia thành
hai hệ thống là nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội học. Cùng với sự phát triển của nền
sản xuất xã hội thì nhu cầu của con người ngày càng tăng lên.
- Mức sống tối thiểu: là một mức độ thoả mãn những nhu cầu tối thiểu của người lao
động trong một thời kỳ nào đó được biểu hiện dưới hai dạng hiện vật và giá trị. Mức
sống tối thiểu bao gồm cơ cấu, chủng loại các tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất
sức lao động giản đơn. Về mặt giá trị, được biểu hiện giá trị của các tư liệu sinh hoạt
và công việc dịch vụ, nó liên quan chặt chẽ với lương tối thiểu.
2. Khái niệm về mức lương tối thiểu
Mức lương tối thiểu: là mức lương thấp nhất trả cho người lao động làm công việc
giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường. Mức lương tối thiểu được ấn
định theo giá sinh hoạt nhằm bảo đảm cho người lao động bù đắp sức lao động giản
đơn và một phần tích lũy tái sản xuất sức lao động mở rộng và được dùng làm căn cứ
để tính các mức lương cho các loại lao động khác,và không được thấp hơn mức sống
tối thiểu.
( Theo Điều 7 – Bộ luật lao động quy định “người lao động được trả lương trên
cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng không thấp hơn mức lương
tối thiểu do Nhà nước quy định”)
Mức lương tối thiểu được coi là yếu tố rất quan trọng của một chính sách tiền
lương, nó liên hệ chặt chẽ với 3 yếu tố:
* Mức sống trung bình của dân cư một nước
* Chỉ số giá cả hàng hoá sinh hoạt
* Loại lao động và điều kiện lao động
3. Đặt trưng của mức lương tối thiểu
• Được xác định ứng với trình độ lao động giản đơn nhất.
• Tương ứng với cường độ lao động nhẹ nhàng nhất trong điều kiện lao động bình
thường.
• Tương ứng với giá tư liệu sinh hoạt chủ yếu ở vùng có mức giá trung bình.
Mức lương tối thiểu là cơ sở là nền tảng để xác định mức lương trả cho các loại
lao động khác . Nó còn là công cụ để nhà nước quản lý và kiểm tra việc trao đổi
mua bán sức lao động. Tiền lương tối thiểu còn nhằm điều tiết thu nhập giữa các
thành phần kinh tế.
6
4. Sự khác nhau giữa mức lương cơ bản và mức lương tối thiểu
Mức lương cơ bản khác với mức lương tối thiểu ở chỗ:
5. Nguyên nhân đặt ra mức lương tối thiểu
• Do một số doanh nghiệp bóc lột sức lao động, ép lương NLĐ, trả lương quá thấp
so với sức lao động mà NLĐ bỏ ra.Việc trả lương giá rẻ được doanh nghiệp xem
như là một yếu tố để cạnh tranh. Thậm chí có doanh nghiệp đề nghị không tăng
LTT để không đánh mất lợi thế cạnh tranh! Thực chất doanh nghiệp không
muốn tăng LTT để có cơ sở “siết” tối đa các quyền lợi của NLĐ.
• Để đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho NLĐ, đồng thời bảo vệ quyền làm việc, lợi ích
và các quyền khác của người lao động (Với mức lương mà doanh nghiệp trả cho
NLĐ như hiện tại thì chỉ đạt 65% mức sống tối thiểu của người lao động. Trên
thực tế, mức chi trả của doanh nghiệp cho người lao động hiện nay là không đáp
ứng được mức sống tối thiểu)
• Để ngăn chặn việc ăn chặn thuế từ công ty vì lương tối thiểu là lưới an toàn chung
cho NLĐ, là cơ sở để tính mức đóng BHXH.
6. Phương pháp luận xác định lương tối thiểu
Với quan điểm tiền lương là giá cả sức lao động thì tiền lương tối thiểu là vấn đề then
chốt nhất, là nền thấp nhất để trả công cho lao động xã hội, là cơ sở xây dựng hệ
thống thang, bảng lương, quan hệ tiền lương, tính các mức lương cho các loại lao
động khác nhau ở các ngành, nghề, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trên thị
trường lao động; tạo ra lưới an toàn xã hội cho lao động trong cơ chế thị trường.
Đồng thời thiết lập mối quan hệ ràng buộc kinhtế hai bên giữa người sử dụng lao
động và người lao động trong thoả thuận kí kết hợp đồng lao động. Do vậy, tiền
lương tối thiểu phải trên cơ sở tính đúng, đủ về tiền tệ hoá các nhu cầu tối thiểu.
7. Phân loại mức lương tối thiểu
7.1 . Mức lương tối thiểu chung do Chính phủ công bố dùng để điều tiết chỉ số giá
sinh hoạt từng thời kỳ. Mức lương tối thiểu chung dùng để trả công đối với người
lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
Mức lương tối thiểu chung được dùng làm cơ sở:
7
Lương cơ bản Lương tối thiểu
- Do người sử dụng lao động đặt
ra
- Có thể thay đổi được theo ý chí
của người sử dụng lao động
- Là cơ sở để tính tiền công, tiền
lương thực lĩnh của người lao
động trong 1 đơn vị, doanh
nghiệp, có phạm vi áp dụng
trong một doanh nghiệp, đơn vị.
- Do nhà nước đặt ra.
- Chỉ có nhà nước mới có quyền
thay đổi.
- Là quy định của nhà nước, là
căn cứ pháp lý để dựa vào đó
đánh giá việc thực hiện đúng
luật của các đơn vị doanh
nghiệp, có phạm vi áp dụng trên
toàn quốc.
- Tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương
và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật ở các cơ quan, đơn
vị, tổ chức quy định như sau:
• Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội
• Đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội; đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được thành lập và hoạt
động theo quy định của pháp luật.
• Công ty được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp
nhà nước.
• Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn
điều lệ được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
- Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng tính theo lương tối thiểu chung.
7.2. Mức lương tối thiểu vùng quy định được dùng làm căn cứ tính các mức lương
trong thang lương, bảng lương, các loại phụ cấp lương, tính các mức lương ghi trong
hợp đồng lao động, thực hiện các chế độ khác do doanh nghiệp xây dựng và ban hành
theo thẩm quyền do pháp luật lao động quy định.
Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu theo vùng từng thời kỳ phải bảo đảm 3
nguyên tắc.
Thứ nhất, theo mức tăng trưởng kinh tế, bảo đảm cho tiền lương tối thiểu được ấn
định phù hợp với khả năng của nền kinh tế, giải quyết mối quan hệ giữa cống hiến và
hưởng thụ, giữa tích luỹ, và tiêu dùng, tái đầu tư trong cân đối vĩ mô.
Thứ hai, theo chỉ số giá sinh hoạt, bảo đảm cho tiền lương tối thiểu luôn giữ được
sức mua thực tế.
Thứ ba, theo cung cầu lao động, cụ thể là theo giá tiền công thực tế trả trên thị
trường. Với các nguyên tắc quy định trên, vấn đề tiền lương tối thiểu theo vùng đã
được đặt ra nghiên cứu cùng với việc nghiên cứu tiền lương tối thiểu chung.
8. Phương pháp xác định tiền lương tối thiểu:
Về nguyên tắc có thể xây dựng tiền lương tối thiểu cho vùng mức sống chuẩn (vùng
quy ước, vùng giả định, vùng trung bình, vùng bình quân) hoặc vùng có mức sống
thấp nhất. Vùng có mức sống thấp nhất là vùng cơ cấu chi dùng cơ bản của người lao
động đơn giản nhất; thị trường lao động kém phát triển, tiền công trả cho lao động tự
do và khả năng chi trả của các đơn vị kinhtế thấp; mức sống, thu nhập bình quân của
hộ gia đình thấp so với bình quân chung của cả nước. Như vậy, mức tiền lương tối
thiểu chung được xây dựng thông thường theo các phương pháp sau:
a) Xác định tiền lương tối thiểu trên cơ sở nhu cầu tiêu dùng tối thiểu cho bản thân
người lao động và có phần nuôi con:
b) Xác định tiền lương tối thiểu trên cơ sở tiền công trung bình trả cho lao động trên
thị trường lao động.
c) Xác định mức tiền lương tối thiểu trên cơ sở khả năng chi trả của doanh nghiệp.
d) Xác định mức tiền lương tối thiểu từ khả năng chi trả của nền kinhtế (GDP) và
quỹ tiêu dùng dân cư.
e) Xác định mức tiền lương tối thiểu theo tốc độ trượt giá so với lúc thiết kế tiền
lương lần trước.
8
Ngoài các phương pháp trên đây việc xác định tiền lương tối thiểu phải tính đến quan
hệ công - nông tức là so sánh tiền lương với mức thu nhập của người nông dân hiện
nay để không có sự cách biệt lớn về mức sống, tạo nên sự mâu thuẫn trong xã hội và
nước ta có đến 72% là nông dân. Người nông dân lại đan xen sinh hoạt và chung sống
với những người hưởng lương trong từng gia đình, từng thôn xóm.
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay có sự cạnh tranh rất lớn về sản xuất,
kinh doanh, sử dụng lao động. Do vậy, lương tối thiểu ở Việt Nam cần có sự tính toán
so sánh với mức tiền lương tối thiểu ở các nước trong khu vực như: Philippin,
Inđônêxia, Malaysia
9. Các chỉ tiêu cơ bản của mức lương tối thiểu
- GDP bình quân đầu người của địa phương đó so với toàn quốc.
- Tỉ lệ hộ nghèo trong tổng số hộ gia đình của từng địa phương.
- Tiền lương bình quân của các loại hình doanh nghiệp của địa phương so với toàn
quốc.
- Tỉ lệ lao động làm công ăn lương.
- Doanh thu bình quân của một doanh nghiệp.
- Chỉ số giá so sánh.
- Mức tiêu dùng các loại hàng hóa bình quân đầu người của từng địa phương.
10.Cơ sở đặt ra mức lương tối thiểu:
- Dựa vào nhu cầu người lao động và gia đình của họ.
- Mức lương trung bình đạt được.
- Mức tiền lương thực tế của lao động không có trình độ tay nghề.
- Khả năng của nền kinhtế quốc dân.
- Kinh nghiệm thế giới.
11.Vai trò của lương tối thiểu:
Việc quy định mức LTT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ đối với các
đơn vị sử dụng lao động mà còn đối với người lao động.
a) LTT là sự bảo đảm có tính pháp lý của Nhà nước đối với người lao động trong
mọi ngành nghề, khu vực có tồn tại quan hệ lao động. Tiền LTT bảo đảm
đời sống cho người lao động, phù hợp với khả năng của nền kinh tế.
b) Là công cụ điều tiết của Nhà nước trên phạm vi toàn xã hội và trong
từng cơ sở kinhtế nhằm :
• Loại bỏ sự bóc lột có thể xảy ra đối với người làm công ăn lương trước
sức ép của thị trường.
• Bảo vệ sức mua cho các mức tiền lương trước sự gia tăng của lạm phát và các
yếu tố kinhtế khác.
• Loại bỏ sự cạnh tranh không công bằng của thị trường lao động.
• Đảm bảo sự trả lương tương đương cho những công việc tương đương
c) LTT ở một mức độ nào đó là sự điều hòa tiền lương trong các nhóm người lao
động mà ở đó tiền lương không được tính đúng mức.
Thiết lập mối quan hệ ràng buộc kinhtế trong lĩnh vực sử dụng lao động, tăng
cường trách nhiệm của các bên trong quản lý và sử dụng lao động.
9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ LƯƠNG TỐI THIỂU TẠI VIỆT NAM
1. Tiền lương tối thiểu tại Việt Nam:
1.1 Mục đích lương tối thiểu tại Việt Nam:
LTT được định ra nhằm bảo vệ những người lao động yếu thế, những lao động
làm việc không qua đào tạo. Ngoài ra, LTT ổn định đời sống cho người lao
động, đảm bảo sức mua của tiền lương trong điều kiện các mức giá khác nhau
cho một lượng hàng hóa, điều này đảm bảo được mức sống tối thiểu.
Tăng các khoản phúc lợi xã hội: ở Việt Nam trợ cấp, lương hưu, BHXH đều
được tính dựa trên mức LTT
Mức lương = Mức LTT * Hệ số lương
Mức phụ cấp = Mức LTT * Hệ số phụ cấp
Điều tiết cung cầu lao động: khuyến khích sử dụng tại chỗ. LTT thấp ở những
địa phương kém phát triển sẽ giúp địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư của
doanh nghiệp, tạo ra nhiều việc làm cho địa phương hơn, giảm sức ép về lao
động tại các khu vực trung tâm.
Mục đích khác: Khi Việt Nam đã là thành viên của WTO thì tiền lương không
thể áp đặt mà phải thay dổi theo định hướng thị trường, LTT phải được hình
thành trên cơ sở cung cầu lao động, mức sống, giá cả…
1.2 . Thực trạng của lương tối thiểu tại Việt Nam
CÁC ĐỊA PHƯƠNG THUỘC VÙNG I, II, III, IV
Vùng I: Các quận và thành phố Hà Đông thuộc thành phố Hà Nội, các quận thuộc
thành phố Hồ Chí Minh.
Vùng II: Các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Thường
Tín, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai và Thành phố Sơn Tây (Hà Nội),
các huyện Thành phố Hồ Chí Minh, các quận và 2 huyện Thủy Nguyên, An Dương
(Hải Phòng), các quận huyện (Đà Nẵng); quận Ninh Kiều, Bình Thủy (Cần Thơ);
Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), TP Biên Hòa, thị xã Long Khánh và các huyện
Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom (Đồng Nai); thị xã Thủ Dầu Một,
các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên (Bình Dương); thành phố Vũng Tàu
và huyện Tân Thành (Bà Rịa - Vũng Tàu).
Vùng III: Các TP trực thuộc tỉnh, các huyện còn lại thuộc Hà Nội; thị xã Từ Sơn và
các huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong thuộc tỉnh Bắc Ninh; các huyện Việt Yên,
Yên Dũng thuộc Bắc Giang; huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh; thị xã Hưng Yên và các
huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên; các huyện Cẩm
Giàng, Nam Sách, Chí Linh, Kim Thành, Kinh Môn, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ
thuộc tỉnh Hải Dương; thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên thuộc Vĩnh Phúc; các
huyện còn lại thuộc TP Hải Phòng; các thị xã Uông Bí, Cẩm Phả thuộc Quảng Ninh;
các huyện Điện Bàn, Đại Lộc thuộc Quảng Nam; thị xã Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm
Đồng; thị xã Cam Ranh, Khánh Hòa; huyện Trảng Bàng, Tây Ninh; thị xã Đồng Xoài
và các huyện Chơn Thành, Đồng Phú thuộc tỉnh Bình Phước; các huyện còn lại thuộc
tỉnh Bình Dương; các huyện còn lại thuộc tỉnh Đồng Nai; TP Tân An và các huyện
10
[...]... cung và cầu lao động: a) Tác động đến cung lao động: - Mức lương tối thiểu tăng => Lực lượng lao động của cả nước ( cụ thể các vùng) từ năm 2005-2011 càng tăng Bảng: Mức lương tổi thiểu từ năm 2005-2010 Ngày tháng năm Mức lương tổi thiểu 01.10.2005 350.000 đồng/tháng 01.10.20 06 450.000đồng/tháng 01.01.2008 01.05.2009 01.05.2010 540.000 đồng/tháng 65 0.000 đồng/tháng 730.000 đồng/tháng Tỷ lệ lao động từ... đang làm việc trong nền kinhtế đã qua đào tạo phân theo vùng (%) 2005 CẢ NƯỚC Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi phía Bắc Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long 2007 2008 2009 Sơ bộ 2010 12.5 16. 3 10.1 13 .6 17.8 11.0 14.3 18.1 12.2 14.8 20.9 13.2 14 .6 20.7 13.3 11.0 11.0 19 .6 7.2 12.0 12.0 21.4 7.9 13.1 11.4 22.5 7.8 13.5 10.9 19 .6 7.9 12.7 10.4 19.5... http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=387&idmid=3&ItemID=11453 20 - Mức lương tổi thiểu tăng nhìn chung làm cho tỷ lệ thất nghiệp của cả nước ( các vùng cụ thể) cũng giảm theo qua các năm ( 2005-2010) Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị phân theo vùng % 2005 2007 2008 2009 Sơ bộ 2010 CẢ NƯỚC 5.31 4 .64 4 .65 4 .60 4.29 Đồng bằng sông Hồng 5 .61 5.74 5.35 4.59 3.73 Trung du và miền... chỉnh mức trượt giá) tại thời điểm hiện nay thấp hơn so với hồi đầu năm 20 06, chỉ bằng 96. 6% Chính vì thế những người sống bằng lương tối thiểu hoặc có thu nhập tính cố định theo lương tối thiểu hiện nay có cuộc sống tồi tệ hơn hồi 6 năm trước Đồng Áp dụng cho DNNN vùng I Áp dụng cho DNNN vùng II Áp dụng cho DNNN vùng III 20 06 2007 2008 2009 2010 2011 870.000 870.000 1.000.000 1.200.000 1.340.000 1.550.000... tăng giá bán sản phẩm 15 16 1.4.2 Tác động mức lương tối thiểu đến người lao động Mặt tích cực - Với cơ chế tính lương ở nước ta thì lương tối thiểu là một cơ sở thu nhập hết sức quan trọng với người lao động Mức lương tối thiểu cao sẽ dẫn đến lương thực tế cao Như vậy, nó có tác dụng cả về mặt vật chất và tinh thần đối với người lao động Về tinh thần là làm cho người lao động bằng lòng vui vẻ... được có thể sa thải lượng lớn lao động nữa và tỷ lệ thất nghiệp lại gia tăng 18 Công nhân đi chợ chiều (Ảnh: Lao động) Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất cơ quan ,doanh nghiệp phải trả cho người lao động do nhà nước quy định Nhà nước quy định như vậy để bảo vệ người lao động, nhưng mức lương đó có bảo vệ được hay không còn phụ thuộc vào giá trị thực tế mà người lao động được hưởng Ví dụ: trong... hưởng của người lao động, cắt giảm các trợ cấp, phí cấp, tiền thưởng…Đối với các doanh nghiệp đông công nhân thường hay xảy ra tranh chấp lao động thì cử cán bộ nắm tình hình hướng dẫn cho công đoàn cơ sở trong quá trình điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng cho phù hợp, không để xảy ra tình trạng tranh chấp lao động dẫn đến ngừng việc tập thể Tăng năng suất lao động và giảm chi phí kinh doanh vẫn là... làm việc ttrong môi trường độc hại…Tuy nhiên, làm như vậy là vi phạm pháp luật lao động và đạo đức kinh doanh, đây không thể coi là giải pháp đúng đắn và lâu dài được 27 Đối với người lao động : - Người lao động cần tìm hiểu và biết rõ về doanh nghiệp mình đang làm việc, về quy định tiền lương tối thiểu cũng như luật lao động để bảo vệ quyền lợi của bản thân cũng như hài hòa lợi ích của doanh nghiệp,... Mai Quốc Chánh, Trường Đại học KTQD 2008 • Giáo trình Kinh tếlao động, Thạc sĩ Tạ Đức Khánh, NXB Giáo dục VN • Giáo trình Kinh tế vĩ mô, Th.s Nguyễn Duyên Linh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Khoa KT • Giáo trình Kinhtế vi mô, Th.s Anh Thư, Trường Đại học Mở TP.HCM, Khoa KT 29 Phụ lục DANH SÁCH PHÂN CÔNG NGƯỜI CHUẨN BỊ VÀ KIỂM TRA THÔNG TIN NHÓM 06: ĐẠI DƯƠNG XANH HỌ VÀ TÊN MSSV NỘI DUNG Làm POWERPOINT... mức sống tối thiểu của NLĐ, cải thiện thu nhập nói chung của NLĐ trên toàn quốc - Tăng lượng cung lao động, khuyến khích người lao động tăng năng suất, giảm số người hưởng trợ cấp Mặt tiêu cực - Giá cả là kinhtế tổng hợp và bao giờ nó cũng đẩy lên trước Thử hỏi nếu giá cả tăng, lương không tăng thì người lao động sẽ như thế nào.Ở đây giá tăng là do nhiều yếu tố tổng hợp như hiện nay nhà nước tăng giá . mức lương tối thiểu 6 5.Phương pháp luận xác định lương tối thiểu 6 6.Nguyên nhân đặt ra mức lương tối thiểu 6 7.Phân loại mức lương tối thiểu 6 7.1 Mức lương tối thiểu chung 6 7.2 Mức lương tối. lao động và điều kiện lao động 3. Đặt trưng của mức lương tối thiểu • Được xác định ứng với trình độ lao động giản đơn nhất. • Tương ứng với cường độ lao động nhẹ nhàng nhất trong điều kiện lao. lao động hay không? Đó chính là câu hỏi khó cho người lao động lẫn các cơ quan chức trách. Chính sách tiền lương này ảnh hưởng gì tới thị trường, 3 người lao động, doanh nghiệp, cung- cầu lao